Quyết định 123/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW ngày 29/8/05 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Đông Nam Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 định hướng đến 2020
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 123/2006/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 123/2006/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 29/05/2006 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | An ninh trật tự, Chính sách, An ninh quốc gia |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 123/2006/QĐ-TTg
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 123/2006/QĐ-TTg NGÀY 29 THÁNG 5 NĂM 2006
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT Số 53-NQ/TW NGÀY 29 THÁNG 8 NĂM 2005
CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI VÀ BẢO ĐẢM QUỐC PHÒNG,
AN NINH VÙNG ĐÔNG NAM BỘ VÀ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM
ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 53-NQ/TW ngày 29 tháng 8 năm 2005 của Bộ Chính trị;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW ngày 29 tháng 8 năm 2005 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Đông Nam Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố Vùng Đông Nam Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
THỦ TƯỚNG Phan Văn Khải
|
CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
__________________________
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW ngày 29 tháng 8 năm 2005 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội
và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Đông Nam Bộ
và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010
và định hướng đến năm 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 123/2006/QĐ-TTg
ngày 29 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)
____________
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm 8 tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang. Để triển khai thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW ngày 29 tháng 8 năm 2005 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Đông Nam Bộ (viết tắt là ĐNB) và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (viết tắt là KTTĐ) đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động để chỉ đạo và điều hành thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, làm căn cứ để các cấp, các ngành, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế định hướng các hoạt động của mình bảo đảm Vùng ĐNB và Vùng KTTĐ phía Nam phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; đồng thời, phát triển kinh tế phải gắn kết chặt chẽ với ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vững chắc với nội dung sau:
I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
Mục tiêu cơ bản của Chương trình hành động của Chính phủ là tạo ra cơ sở thống nhất để phối hợp hành động giữa các cấp, các ngành thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 53-NQ/TW ngày 29 tháng 8 năm 2005 của Bộ Chính trị, tạo ra sự phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội của Vùng; đóng góp xứng đáng vào quá trình phát triển chung của cả nước trong điều kiện toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế.
1. Mục tiêu chung
Tập trung đầu tư phát triển những ngành, lĩnh vực, sản phẩm có lợi thế so sánh của từng khu vực trong Vùng, huy động cao nhất các nguồn lực, chủ yếu là nội lực; trước hết, là nguồn lực tại chỗ để khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế của Vùng, tạo sự phát triển cân đối, hài hoà giữa các tỉnh trong Vùng và giữa các tiểu vùng trong mỗi địa phương để nhanh chóng đưa Vùng ĐNB và Vùng KTTĐ phía Nam trở thành Vùng động lực, đi đầu trong công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) của đất nước trên các lĩnh vực như công nghiệp, tài chính, ngân hàng, viễn thông, hàng không, thương mại, khoa học công nghệ, du lịch với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, các mặt văn hoá, xã hội phát triển vào loại tiêu biểu của cả nước; bảo đảm ổn định chính trị và an ninh, quốc phòng vững chắc; tạo động lực thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước và đặc biệt là khu vực phía Nam.
2. Các mục tiêu cụ thể
- GDP của Vùng năm 2010 đạt thấp nhất gấp 2,5 lần so với năm 2000 và năm 2020 ước gấp từ 2,3 đến 2,5 lần so với năm 2010.
- Giá trị xuất khẩu tăng gấp hơn 2 lần mức tăng GDP.
- Mức thu ngân sách tăng từ 16 - 18%/năm.
- Tỷ lệ lao động không có việc làm dưới 5%. Để đạt được những mục tiêu quan trọng đó cần tiếp tục đổi mới toàn diện, sâu rộng.
- Tốc độ đổi mới công nghệ (phấn đấu bình quân mỗi năm đổi mới 20 - 25%).
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo lên trên 50% vào năm 2010 và trên 70% vào năm 2020.
- Có biện pháp đồng bộ để xây dựng được cơ cấu kinh tế hiện đại, thu hút đầu tư trong 5 năm 2006 - 2010 gấp đôi giai đoạn 2001 - 2005.
Để đạt được những mục tiêu quan trọng đó cần tiếp tục đổi mới toàn diện, sâu rộng về: chỉ đạo, điều hành, cơ chế, chính sách phát huy nội lực, thu hút đầu tư, tổ chức thực hiện, cải cách thủ thục hành chính, cải cách bộ máy, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức... để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CỤ THỂ
1. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành và hoàn thành việc lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020
Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch sản phẩm chủ yếu đã có; các Bộ, ngành, các địa phương trong Vùng ĐNB và Vùng KTTĐ phía Nam tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch (trong đó, cần cụ thể hoá quy hoạch thành các chương trình, dự án, kế hoạch đầu tư) thuộc lĩnh vực quản lý theo chức năng của mình và trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2006. Đồng thời, triển khai lập Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020; trong đó, có bước đi đến năm 2010.
Yêu cầu đối với rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch là:
- Quán triệt và cụ thể hóa các nội dung của Nghị quyết số 53/NQ-TW; dựa trên Quyết định số 146/2004/QĐ-TTg ngày 13 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ tiến hành rà soát, cập nhật, bổ sung bảo đảm sự phát triển hài hòa giữa các ngành, các địa phương và phù hợp với yêu cầu phát triển trong điều kiện mới.
- Công tác quy hoạch phải coi trọng chất lượng, tính toán đầy đủ yếu tố thị trường và có tầm nhìn dài hạn hướng tới hiện đại (nhất là đối với quy hoạch kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật, quy hoạch đô thị).
- Thời gian của quy hoạch tổng thể là đến năm 2020, trong đó có các bước đi thích hợp và các công việc cụ thể cho từng giai đoạn, nêu rõ những lĩnh vực phải hoàn thành trong 5 năm tới (2006 - 2010). Kết hợp hài hòa giữa các quy hoạch kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (được hiểu là quy hoạch cứng) và quy hoạch phát triển các ngành dịch vụ và sản phẩm chủ yếu (được hiểu là quy hoạch mềm).
- Xác định rõ mục tiêu, các công trình trọng yếu đối với quy hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (giao thông, điện, thủy lợi, khu công nghiệp, trường học, cơ sở khám chữa bệnh, các công trình văn hóa...). Đối với các ngành sản xuất kinh doanh phải nêu rõ định hướng và xác định lĩnh vực ưu tiên tập trung đầu tư phát triển để làm căn cứ cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển.
- Xác định rõ các chương trình, dự án đầu tư trong 5 năm (2006 - 2010), nhu cầu về vốn và cơ chế, chính sách tài chính cho từng dự án, chương trình đầu tư. Lựa chọn, sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện các đề án, dự án quan trọng để đưa vào kế hoạch hàng năm.
2. Xây dựng kế hoạch thực hiện trong giai đoạn 2006 - 2010 của ngành và địa phương Vùng ĐNB và Vùng KTTĐ phía Nam trong lĩnh vực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
Để thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội; các Bộ, ngành và địa phương Vùng ĐNB và Vùng KTTĐ phía Nam cần tiến hành tổng hợp, đánh giá thành tựu, hiệu quả, khuyết điểm, yếu kém của việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng trong những năm qua. Tiếp tục đầu tư hoàn thành dứt điểm các dự án trọng điểm trong Vùng từ nay đến năm 2010; đồng thời, tiến hành các hoạt động chuẩn bị tiền đề cho đầu tư kết cấu hạ tầng quan trọng sau năm 2010; trong đó, ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông, hạ tầng khu công nghiệp, du lịch, cung cấp nước sạch, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường và nhà ở.
3. Xây dựng kế hoạch thực hiện trong giai đoạn 2006 - 2010 của ngành và địa phương trong lĩnh vực phát triển các ngành, sản phẩm chủ yếu
Chương trình đầu tư 5 năm 2006 - 2010 đối với Vùng ĐNB và Vùng KTTĐ phía Nam hướng vào mục tiêu thúc đẩy nhanh việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản phẩm để phát huy lợi thế so sánh của Vùng theo phương châm xây dựng cơ cấu kinh tế tiên tiến với các ngành được hiện đại hoá, sản xuất sản phẩm tạo khả năng đột phá, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, quốc tế, mang lại nhiều giá trị gia tăng nội địa và đạt hiệu quả cao.
- Đối với công nghiệp: coi trọng phát triển một số ngành công nghiệp chủ lực có ý nghĩa đột phá như: khai thác dầu khí, điện tử và công nghiệp sản xuất phần mềm; sản xuất điện, thép, phân bón, hóa chất, dầu khí; công nghiệp vật liệu xây dựng, sản xuất dược phẩm; đặc biệt, chú trọng phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghệ sinh học. Các tỉnh chưa có điều kiện phát triển công nghiệp với trình độ cao, cần tập trung đầu tư phát triển những ngành thu hút nhiều lao động như: chế biến nông, lâm, thuỷ sản, công nghiệp thực phẩm; sản xuất hàng tiêu dùng dệt - may, da giầy, nhựa.
Ưu tiên phát triển công nghiệp cơ bản như: cơ khí, luyện cán thép, chế tạo máy, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền,... làm nền tảng cho sự phát triển chung và hội nhập quốc tế, phát triển mạnh công nghiệp bổ trợ: sản xuất linh kiện, phụ kiện, sửa chữa, bảo dưỡng...
- Đối với dịch vụ: tập trung phát triển với tốc độ nhanh và chất lượng cao các ngành dịch vụ như: tài chính, ngân hàng, du lịch, vui chơi giải trí, dịch vụ công nghệ, viễn thông, vận tải quốc tế, đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân và nghiên cứu khoa học trên địa bàn Vùng nhằm bảo đảm nhịp độ tăng trưởng cao, phát triển toàn diện và bền vững cho toàn Vùng.
- Đối với nông, lâm, ngư nghiệp: phát huy lợi thế của Vùng về đất, hệ sinh thái, khí hậu để phát triển nông nghiệp hàng hoá, có năng suất, chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh và giá trị sản phẩm cao trên đơn vị diện tích, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
4. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, khung khổ thể chế về quản lý và điều hành thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW
Để thống nhất chỉ đạo và điều hành có hiệu quả các hoạt động của Chương trình hành động, phải khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách, khung khổ thể chế về quản lý và điều hành thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW; chú ý đến các chính sách về đất đai, tài chính, chính sách thị trường, đào tạo nguồn nhân lực, xử lý chất thải, khai thác và sử dụng tài nguyên nước, cải cách hành chính, ... Xây dựng cho được hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực; chính sách huy động nguồn lực đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình.
5. Thông tin tuyên truyền
Các cơ quan thông tin đại chúng và địa phương tổ chức thông báo và phổ biến, tuyên truyền về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW của Bộ Chính trị.
6. Nhiệm vụ đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ
Căn cứ vào Nghị quyết số 53-NQ/TW của Bộ Chính trị; các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trong năm 2006 cần tập trung hoàn thiện việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch, cụ thể hóa thành kế hoạch, đề xuất cơ chế, chính sách và có phương án tổ chức thực hiện.
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, các tỉnh liên quan nghiên cứu lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng với bước đi cụ thể đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong Vùng đề xuất và trình Chính phủ các khung cơ chế, chính sách và mô hình quản lý Vùng nhằm thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch của Vùng và của từng địa phương; cơ chế, chính sách quản lý và phân bổ hợp lý nguồn vốn ngân sách cho các địa phương để thực hiện các mục tiêu của Nghị quyết số 53-NQ/TW.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong Vùng rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch khu công nghiệp, khu chế xuất của Vùng.
- Xây dựng chính sách thu hút đầu tư, đặc biệt là vốn huy động nội lực, thu hút đầu tư nước ngoài và vận động xúc tiến đầu tư vào sản xuất công nghiệp, phát triển dịch vụ như vận tải biển, bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng, dầu khí, dịch vụ du lịch, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu thương mại, khu vui chơi giải trí.
- Xây dựng cơ chế, chính sách đào tạo nguồn nhân lực.
- Xây dựng đề án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước.
- Xây dựng cơ chế, chính sách liên kết giữa Vùng ĐNB và Vùng KTTĐ phía Nam với các vùng khác trong cả nước.
- Xây dựng kế hoạch triển khai xúc tiến đầu tư và xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư cho Vùng; trong đó, có các chương trình, dự án ưu tiên với những cam kết cụ thể để thu hút các tập đoàn đa quốc gia, đầu tư công nghệ cao.
- Lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng và quy hoạch các khu công nghiệp, khu chế xuất đến năm 2020, có bước đi cụ thể đến năm 2010 trên tinh thần phối hợp các quy hoạch ngành với quy hoạch tổng thể, xây dựng kế hoạch đầu tư kết cấu hạ tầng cho Vùng.
- Xây dựng cơ chế phối hợp cho Vùng ĐNB và Vùng KTTĐ phía Nam.
b) Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố liên quan rà soát, điều chỉnh quy hoạch xây dựng Vùng thành phố Hồ Chí Minh và quy hoạch một số thành phố, đô thị lớn đang có những động thái phát triển hoặc những thay đổi về mặt hành chính lớn như thị xã - trung tâm hành chính Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu), các đô thị Nhơn Trạch, Long Thành (Đồng Nai), khu đô thị mới (Bình Dương), các đô thị mới ở Phú Mỹ, Long Sơn, Long Hải (Bà Rịa - Vũng Tàu), Dĩ An - Tân Uyên (Bình Dương), Tam Phước (Đồng Nai)..., khu đô thị mới (khoảng 6.000 ha) tại vùng giáp ranh giữa thành phố Hồ Chí Minh (huyện Củ Chi) với Tây Ninh (huyện Trảng Bàng) và tỉnh Long An (huyện Đức Hoà).
- Chú trọng quy hoạch, kế hoạch xây dựng các khu nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, khu chế xuất, sinh viên và học sinh trường dạy nghề.
- Quy hoạch hệ thống cấp, thoát nước, xử lý nước thải, giải quyết dứt điểm tình trạng ngập úng tại các đô thị, đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh. Quy hoạch các khu nghĩa trang, các nhà máy xử lý chất thải (gồm cả chất thải đô thị, công nghiệp, y tế), nhất là nhà máy xử lý chất thải rắn, độc hại cho cả Vùng. Hạn chế tối đa tác động tiêu cực của quá trình phát triển đô thị, xây dựng các khu công nghiệp đến môi trường sinh thái của nông thôn, đặc biệt là khu vực ven đô.
- Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải xây dựng đề án phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng đô thị trong Vùng gắn với hành lang xuyên Á.
c) Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương nghiên cứu rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp của Vùng đến năm 2020; quy hoạch phát triển hệ thống lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối và quy hoạch phát triển các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo cho các tỉnh, thành phố trong Vùng.
- Tiếp tục nghiên cứu lựa chọn, phát triển các sản phẩm chủ yếu trong các ngành công nghiệp: điện tử - công nghệ phần mềm, cơ khí chế tạo, năng lượng, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (dệt may, da giày, nhựa, máy móc dân dụng, hoá mỹ phẩm, thiết bị văn phòng) và công nghiệp vật liệu xây dựng.
- Rà soát quy hoạch khu công nghiệp khí - điện - đạm và lọc hóa dầu.
- Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch, công nghiệp bổ trợ. Điều chỉnh lại hướng phân bố công nghiệp trên địa bàn.
- Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, các sản phẩm chủ yếu.
d) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan nghiên cứu rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, các vùng chuyên canh tập trung sản xuất nông sản hàng hoá. Tổ chức lại ngành chăn nuôi, gắn với giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm phù hợp với điều kiện của Vùng; quy hoạch phát triển rừng; phát triển thuỷ lợi vừa phục vụ tưới tiêu nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt vừa phát triển thuỷ điện, nuôi trồng thuỷ sản.
- Tổ chức nghiên cứu quy hoạch khu nông nghiệp công nghệ cao. Quy hoạch phát triển vùng cây chuyên canh như: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, cây ăn trái như bưởi, nhãn, mãng cầu. Quy hoạch vùng chuyên canh rau xanh xung quanh thành phố Hồ Chí Minh tại Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Nghiên cứu biện pháp thúc đẩy tăng diện tích che phủ rừng, cải thiện môi trường sinh thái, tạo cảnh quan du lịch. Bảo vệ rừng đầu nguồn, phát triển rừng phòng hộ ven biển và rừng nguyên liệu giấy. Quy hoạch phát triển lâm nghiệp nhằm phủ xanh đất trống, đồi núi trọc ở Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương và Bình Phước.
- Quy hoạch cải tạo vùng nông thôn kết hợp với việc hình thành các đô thị vệ tinh của thành phố lớn, các huyện lỵ, mở rộng các khu dân cư đô thị gắn với khu công nghiệp tập trung.
- Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển các khu nông nghiệp, lâm nghiệp công nghệ cao; sản xuất nông, lâm sản xuất khẩu.
đ) Bộ Thuỷ sản chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương trong Vùng nghiên cứu rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, bảo tồn thuỷ sản vùng nước nội địa, phát triển các hồ chứa và nuôi thuỷ sản tập trung.
- Xây dựng và trình Chính phủ dự án xây dựng các trung tâm giống, trung tâm chế biến thuỷ sản; hiện đại hoá các cơ sở chế biến thuỷ sản tại thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai, chú trọng phát triển khai thác, chế biến các dịch vụ nghề cá, tập trung đầu tư vào các phương tiện đánh bắt ngoài khơi theo hướng hiện đại; đề án mở rộng và nâng cấp các trường dạy nghề thuỷ sản.
e) Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và địa phương trong Vùng nghiên cứu rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt và đường hàng không trong Vùng, nhất là hệ thống đường kết nối liên tỉnh, liên vùng quan trọng.
- Nhanh chóng nghiên cứu, triển khai xây dựng hệ thống tổng kho trung chuyển gắn với hoàn chỉnh hệ thống cảng biển đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự phát triển cho cả Vùng.
- Tổ chức triển khai các hoạt động chuẩn bị đầu tư các dự án đường cao tốc, các đường sắt nối các trung tâm công nghiệp và các đầu mối giao thông quan trọng. Đầu tư tuyến đường cao tốc từ thành phố Hồ Chí Minh đi Cần Thơ, tuyến thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Vũng Tàu, tuyến thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây - Đà Lạt.
- Tiếp tục hoàn thành nâng cấp các quốc lộ 20, 20B, 50, tuyến N2 nối Vùng KTTĐ phía Nam với Vùng đồng bằng sông Cửu Long và có phương án tạo tuyến liên kết mới.
- Quy hoạch hệ thống giao thông đô thị, đặc biệt là hệ thống giao thông của thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và các vùng phụ cận. Quy hoạch, đầu tư phát triển vận tải công cộng tại các đô thị lớn. Đẩy nhanh tốc độ xây dựng mạng lưới cầu qua sông, hệ thống xe điện trên cao, xe điện ngầm tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Quy hoạch hệ thống hành lang xuyên Á đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Vùng ĐNB và Vùng KTTĐ phía Nam.
- Nghiên cứu đề án cải tạo nâng cấp các cảng sông và tuyến vận tải trên các sông chính của Vùng.
- Nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt từ thành phố Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu, đồng bằng sông Cửu Long, Phnôm Pênh (Campuchia) đến năm 2020.
- Hoàn thành việc hiện đại hoá ga hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (thành phố Hồ Chí Minh); nghiên cứu xây dựng sân bay quốc tế thứ hai tại Long Thành (Đồng Nai), cải tạo sân bay Cỏ Ống, sân bay Gò Găng (Bà Rịa - Vũng Tàu) phục vụ du lịch và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
- Hoàn thành kế hoạch di dời hệ thống cụm cảng số 5 trên sông Sài Gòn ra khỏi nội thành, thành phố Hồ Chí Minh. Đầu tư xây dựng mới cụm cảng Cái Mép, Thị Vải.
- Xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư phát triển đối với các loại giao thông và những công trình giao thông chủ yếu.
g) Bộ Bưu chính, Viễn thông chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các địa phương trong Vùng nghiên cứu xây dựng, đề xuất với Chính phủ về:
- Xây dựng cơ sở hạ tầng mạng viễn thông hiện đại, có độ tin cậy cao gắn với công nghệ thông tin, đặc biệt là tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Phát triển hạ tầng mạng viễn thông theo hướng dài hạn, ứng dụng công nghệ hiện đại để làm nền tảng cho phát triển các ngành kỹ thuật cao. Tập trung đầu tư công nghệ để đưa viễn thông và công nghệ thông tin trở thành ngành kinh tế kỹ thuật dịch vụ mũi nhọn của Vùng.
- Chủ trì, đôn đốc và giám sát thực hiện các dự án đầu tư phát triển hệ thống bưu chính viễn thông, bảo đảm truyền dẫn liên tỉnh thông suốt và dịch vụ Internet, hệ thống cáp quang... đến các trung tâm thành phố, thị xã, thị trấn và đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc tới tất cả các xã trong Vùng.
h) Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương trong Vùng:
- Tập trung phát triển khoa học công nghệ trực tiếp sản xuất, trong đó đặc biệt chú trọng nguồn nhân lực khoa học công nghệ trực tiếp sản xuất và hệ thống hạ tầng kỹ thuật khoa học công nghệ trực tiếp sản xuất; phát huy tiềm năng khoa học cơ bản, nghiên cứu triển khai phục vụ sản xuất.
- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư nước ngoài phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trực tiếp sản xuất và hạ tầng kỹ thuật khoa học công nghệ trực tiếp sản xuất, khuyến khích đổi mới công nghệ và sử dụng công nghệ hiện đại. Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách gắn kết các hoạt động của các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia với hoạt động của các khu công nghệ.
- Lập quy hoạch xây dựng phát triển và sớm đưa vào hoạt động các khu công nghệ (còn gọi là các khu sinh dưỡng công nghiệp, khu ươm tạo công nghệ, khu ươm tạo doanh nghiệp, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp công nghệ cao...) cấp tỉnh, cấp vùng và cấp quốc gia để góp phần phát triển hệ thống hạ tầng khoa học công nghệ trực tiếp sản xuất.
- Xây dựng và sớm đưa vào hoạt động một số trường, trung tâm đào tạo nghề chất lượng cao, trường đại học đa năng chất lượng cao theo mô hình gắn đào tạo với các hoạt động sản xuất của các nhà máy, góp phần phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trực tiếp sản xuất.
i) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương trong Vùng nghiên cứu xây dựng, trình Chính phủ về rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của các địa phương và của cả Vùng đến năm 2020; triển khai thực hiện và kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; quy hoạch sử dụng tổng hợp và bảo vệ tài nguyên nước các lưu vực sông lớn; đề án phòng, chống thiên tai toàn Vùng; Chương trình quản lý tổng hợp khai thác và phát triển kinh tế biển của Vùng.
k) Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương trong Vùng nghiên cứu xây dựng, trình Chính phủ về rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển hạ tầng ngành dịch vụ:
- Trên cơ sở Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến Thương mại quốc gia giai đoạn 2006 - 2010 (Quyết định số 279/2005/QĐ-TTg ngày 03 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ) cụ thể hoá các hoạt động ưu tiên dành cho Chương trình xúc tiến thương mại và phát triển thương hiệu của Vùng; trung tâm thương mại, hội chợ.
- Nghiên cứu đề xuất các dự án về xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại đề nghị Nhà nước hỗ trợ đầu tư, bao gồm các dự án xây dựng, cải tạo các trung tâm triển lãm, hội chợ.
- Chủ trì xây dựng, đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách và trình Chính phủ về phương thức tiêu thụ nông sản, phát triển thị trường và hoàn thiện cơ chế hoạt động của ngành thương mại trong Vùng.
l) Bộ Ngoại giao chủ trì xây dựng kế hoạch thu hút Việt kiều tham gia phát triển Vùng và chương trình quảng bá chủ trương phát triển Vùng.
m) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương trong Vùng nghiên cứu xây dựng và trình Chính phủ đề án rà soát, bổ sung và điều chỉnh quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề, đặc biệt là kêu gọi đầu tư mới hoặc phối hợp với các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm năng lớn về tài chính, kỹ thuật, chuyên môn cao tại Vùng ĐNB và vùng KTTĐ phía Nam để cùng hợp tác xây dựng các trung tâm đào tạo nghề chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu phát triển công nghệ của Vùng. Các dự án này được hưởng ưu đãi cao nhất theo quy định hiện hành.
- Xây dựng đề án gắn chương trình đào tạo nghề cho người lao động với các doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho người lao động, nhất là những khu vực nông dân dành đất cho mở rộng sản xuất, phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
- Nghiên cứu trình Chính phủ về cơ chế, chính sách đặc thù cho phát triển dạy nghề, tạo việc làm, cai nghiện và an sinh xã hội cho các tỉnh, thành phố trong Vùng.
- Có kế hoạch hướng dẫn các Ban Quản lý khu công nghiệp về các chế độ, chính sách, quyền lợi của người lao động, tuyên truyền để người lao động tự giác làm đúng pháp luật, ngăn chặn các cuộc đình công bất hợp pháp và tuyệt đối không để các hành vi xâm phạm tài sản, thân thể các nhà đầu tư nước ngoài khi họ thực hiện theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.
n) Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương trong Vùng thực hiện các dự án phát triển mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trong Vùng theo quy hoạch; đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất các trường Đại học quốc gia cấp vùng. Nghiên cứu đề án xây dựng Trường Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh thành Trung tâm đào tạo chất lượng cao của Vùng và cả nước, xây dựng các trường Đại học chuyên ngành tại các tỉnh lân cận thành phố Hồ Chí Minh.
- Nghiên cứu chương trình mạng lưới trường học, nhất là mạng lưới trường mầm non và các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề ở các huyện miền núi, hải đảo.
- Xây dựng phương án phát triển nhân tài và cơ chế, chính sách bảo đảm xã hội hóa giáo dục và đào tạo.
o) Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương trong Vùng nghiên cứu xây dựng và hoàn chỉnh, trình Chính phủ các dự án: xây dựng trung tâm y tế vùng, trung tâm y tế chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế (Đồng Nai), hệ thống y tế cơ sở Vùng ĐNB và Vùng KTTĐ phía Nam đến năm 2010; trong đó, đặc biệt là mạng lưới y tế ở các hải đảo, các xã khó khăn; cơ sở phòng và chữa trị các bệnh lây lan.
- Nghiên cứu đề án nâng cấp cơ sở hạ tầng và trang thiết bị các trạm y tế xã thuộc Vùng ĐNB và Vùng KTTĐ phía Nam.
- Xây dựng cơ chế, chính sách bảo đảm xã hội hóa y tế nhằm phục vụ việc khám, chữa bệnh cho nhân dân và đáp ứng yêu cầu hội nhập.
p) Bộ Văn hoá - Thông tin chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong Vùng xây dựng triển khai thực hiện dự án phát triển văn hoá, nhất là các dự án bảo tồn các di tích cách mạng; nghiên cứu dự án hoàn thiện thiết chế văn hoá - thông tin cơ sở ở các tỉnh, thành phố trong Vùng.
q) Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và Ủy ban nhân dân các địa phương trong Vùng quy hoạch tổng thể các cơ sở thuộc lĩnh vực quốc phòng: hệ thống công nghiệp quốc phòng, hệ thống cảng, kho bãi, xây dựng đồn biên phòng, đường tuần tra biên giới, các đề án xây dựng các khu kinh tế quốc phòng.
- Chỉ đạo Bộ Chỉ huy quân sự các tỉnh rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện kế hoạch phòng thủ, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Quy hoạch hệ thống đồn, trạm biên phòng ở biên giới, hải đảo; xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ nhu cầu quốc phòng, anh ninh và phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới đất liền và các huyện, xã đảo có vị trí chiến lược đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, trình Chính phủ phê duyệt.
r) Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương trong Vùng nghiên cứu xây dựng đề án, trình Chính phủ về:
- Phối hợp và củng cố chính quyền cơ sở để ngăn chặn, xử lý các hoạt động có ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế và trật tự an toàn xã hội.
- Đề xuất cơ chế quản lý nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống các tệ nạn ma tuý, mại dâm, buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới.
s) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bô, ngành và địa phương trong Vùng nghiên cứu, xây dựng Đề án cơ chế, chính sách về tài chính, nhất là về thu và điều tiết ngân sách, phát hành trái phiếu công trình, lập Quỹ phát triển kết cấu hạ tầng; cơ chế, chính sách hải quan. Đồng thời, phối hợp với Bộ Xây dựng lập Đề án hỗ trợ xây dựng nhà ở cho công nhân gắn với các khu công nghiệp.
t) Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các địa phương xây dựng quy hoạch, kế hoạch kiện toàn tổ chức của các địa phương trong Vùng. Tham gia với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để hoàn thiện cơ chế và mô hình điều phối hoạt động Vùng theo quy hoạch chung được duyệt.
u) Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương trong Vùng rà soát hệ thống văn bản pháp luật và cơ chế điều hành, chính sách ưu tiên phát triển Vùng khó khăn trong các lĩnh vực khuyến khích đầu tư, phân bổ và quản lý vốn đầu tư của Nhà nước, định hướng thị trường và hỗ trợ về khoa học và công nghệ cho phát triển và đảm bảo an ninh quốc phòng cho Vùng.
v) Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương trong Vùng, nghiên cứu, xây dựng và trình Chính phủ Đề án phát triển kinh tế - xã hội đối với các xã vùng miền núi, biên giới.
Nghiên cứu, đề xuất một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với trình độ, tập quán phát triển của từng dân tộc.
x) Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em chủ trì xây dựng các đề án tăng cường kế hoạch hoá gia đình; nâng cao chất lượng dân số; bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
y) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương trong Vùng nghiên cứu xây dựng trình Chính phủ :
- Cơ chế, chính sách tín dụng, ngân hàng đối với Vùng, tập trung vào rà soát, chỉnh sửa cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn trong đầu tư, tín dụng.
- Cơ chế xử lý rủi ro đối với các hộ nghèo trong việc trả nợ các khoản vay.
7. Nhiệm vụ đối với các cơ quan thuộc Chính phủ
a) Tổng cục Du lịch chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương trong Vùng nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh và định hướng quy hoạch phát triển đến năm 2020, xây dựng kế hoạch đầu tư đến năm 2010; trong đó, chú trọng hệ thống các khu du lịch hiện đại, chất lượng cao; phát triển các khu vui chơi, giải trí trong các khu kinh tế và trong Vùng; đề án xúc tiến quảng bá du lịch. Đề xuất kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho Vùng.
b) Đài Truyền hình Việt Nam nghiên cứu, xây dựng quy hoạch để Bộ Văn hoá - Thông tin thẩm định trước khi trình Chính phủ đề án mở rộng mạng phủ sóng truyền hình tới các huyện miền núi, hải đảo; đề án đầu tư nâng cấp tháp truyền hình để nâng cao chất lượng các chương trình phát sóng..
c) Đài Tiếng nói Việt Nam nghiên cứu, xây dựng quy hoạch để Bộ Văn hoá - Thông tin thẩm định trước khi trình Chính phủ đề án mở rộng mạng phủ sóng truyền thanh tới các huyện miền núi, hải đảo.
d) Các Bộ, ngành khác theo chức năng của mình tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển của ngành và các vấn đề liên quan theo tinh thần Nghị quyết số 53-NQ/TW ngày 29 tháng 8 năm 2005 của Bộ Chính trị, trên cơ sở phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội Vùng ĐNB và Vùng KTTĐ phía Nam đã được phê duyệt và Quyết định số 146/2004/QĐ-TTg ngày 13 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội Vùng KTTĐ phía Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
8. Đối với các địa phương
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiến hành rà soát lại các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 trên tinh thần Nghị quyết số 53-NQ/TW; đồng thời, xây dựng kế hoạch đầu tư cụ thể của địa phương đến năm 2010, trong đó xác định rõ các lĩnh vực ưu tiên, giải pháp về huy động vốn và sử dụng vốn cho từng chương trình, dự án trình Chính phủ. Cập nhật các dự báo, xem xét lại các khả năng hiện thực, xác định lại cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương; gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm và đảm bảo phát triển bền vững. Công khai hoá các quy hoạch đô thị, khu công nghiệp, kể cả các khu công nghiệp nhỏ hoặc cụm, điểm công nghiệp, làng nghề và các vùng sản xuất cây, con đặc sản có năng suất và chất lượng cao.
- Rà soát, bổ sung và hoàn thiện quy hoạch phát triển các khu kinh tế tổng hợp, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu thương mại, các khu vui chơi giải trí, hệ thống các đô thị và khu dân cư trên địa bàn tỉnh phù hợp với định hướng chung của Vùng và của quốc gia ... nêu rõ nhu cầu, cơ cấu đầu tư và giải pháp huy động vốn thực hiện các công trình, dự án trọng điểm, trình Chính phủ phê duyệt để đầu tư.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, các xã biên giới, cơ sở hạ tầng cụm tuyến dân cư vùng ngập sâu, các trung tâm cụm xã dọc tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia, phối hợp với Bộ Công an thực hiện dự án tăng cường trang thiết bị, phương tiện và lực lượng cho các xã biên giới, đảm bảo ổn định các nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân gắn với nhiệm vụ bảo đảm anh ninh, quốc phòng. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, nhất là các vùng xung yếu, biên giới, hải đảo.
9. Tiến độ thực hiện
Các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong Vùng khẩn trương triển khai thực hiện công việc theo tinh thần Nghị quyết số 53-NQ/TW và theo chức năng quản lý nhà nước của mình, phải thực hiện nhiệm vụ được phân công theo đúng tiến độ.
a) Trong 6 tháng đầu năm 2006 phải hoàn thành những công việc sau:
- Cơ chế phối hợp Vùng;
- Cơ chế, chính sách về tài chính, đầu tư, sử dụng và bảo vệ nguồn nước, xử lý rác thải;
- Các quy hoạch ngành, lĩnh vực và quy hoạch tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Xây dựng danh mục chương trình, dự án ưu tiên để kêu gọi đầu tư.
b) Trong 6 tháng cuối năm 2006 phải hoàn thành các công việc:
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng;
- Tổ chức xúc tiến đầu tư.
Căn cứ vào tiến độ này, các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trong Vùng phối hợp chặt chẽ thông qua Văn phòng Ban Chỉ đạo Tổ chức điều phối phát triển các vùng KTTĐ (Văn phòng Ban Chỉ đạo đặt tại Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 65 - Văn Miếu, Hà Nội) tích cực tổ chức triển khai để hoàn thành công việc, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và báo cáo về Ban Chỉ đạo Tổ chức điều phối phát triển các vùng KTTĐ theo định kỳ 6 tháng và hàng năm.
III. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
1. Căn cứ vào Nghị quyết số 53-NQ/TW, Chương trình hành động của Chính phủ, theo chức năng, nhiệm vụ đã được phân công, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan trực thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong Vùng chỉ đạo xây dựng Chương trình hành động của Bộ, ngành, địa phương mình; thực hiện các đề án, dự án, bổ sung và hoàn thiện cơ chế, chính sách và bộ máy theo sự phân công của Chính phủ.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tập trung chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ đã nêu trong Chương trình hành động, kịp thời đề xuất các giải pháp, chính sách phù hợp với tình hình cụ thể và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết qủa thực hiện.
3. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và Văn phòng Ban Chỉ đạo Tổ chức điều phối phát triển các vùng Kinh tế trọng điểm, đôn đốc và giám sát việc thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Chương trình này./.
THỦ TƯỚNG
Phan Văn Khải
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 123/2006/QD-TTg | Hanoi, May 29, 2006 |
DECISION
PROMULGATING THE GOVERNMENT'S PROGRAM OF ACTION FOR IMPLEMENTATION OF THE POLITICAL BUREAU'S RESOLUTION NO. 53-NQ/TW OF AUGUST 29, 2005, ON SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT AND DEFENSE AND SECURITY MAINTENANCE IN THE EASTERN SOUTH VIETNAM AND THE SOUTHERN KEY ECONOMIC REGION UP TO 2010 AND ORIENTATIONS TOWARD 2020
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the Political Bureau's Resolution No. 53-NQ/TW of August 29, 2005;
At the proposal of the Planning and Investment Minister,
DECIDES:
Article 1.- To promulgate together with this Decision the Government's program of action for implementation of the Political Bureau's Resolution No. 53-NQ/TW of August 29, 2005, on socio-economic development and defense and security maintenance in the eastern South Vietnam and the southern key economic region up to 2010 and orientations toward 2020.
Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."
Article 3.- Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Government-attached agencies, and presidents of the People's Committees of the provinces and cities in the eastern South Vietnam and the southern key economic region shall have to implement this Decision.
|
|
GOVERNMENTS PROGRAM
OF ACTION FOR IMPLEMENTATION OF THE POLITICAL BUREAUS RESOLUTION No. 53-NQ/TW OF AUGUST 29, 2005, ON SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT AND DEFENSE AND SECURITY MAINTENANCE IN THE EASTERN SOUTH VIETNAM AND THE SOUTHERN KEY ECONOMIC REGION UP TO 2010 AND ORIENTATIONS TOWARD 2020
(Promulgated together with the Prime Ministers Decision No. 123/2006/QD-TTg of May 29, 2006)
The southern key economic region consists of 8 provinces and cities: Ho Chi Minh city, Dong Nai, Ba Ria Vung Tau, Binh Duong, Binh Phuoc, Tay Ninh, Long An and Tien Giang provinces. In order to direct and manage the implementation of the Political Bureaus Resolution No. 53-NQ/TW of August 29, 2005 on socio-economic development and defense and security maintenance in the eastern South Vietnam and the southern key economic region up to 2010 and orientations toward 2020, the Prime Minister promulgated this Program of Action to serve as a basis for administrations of all levels, all branches and enterprises of all economic sectors to orientate their activities, ensuring the fast, efficient and sustainable development of the eastern South Vietnam and the southern key economic region, and closely combining economic development with political stability, social order and safety and firm defense and security maintenance, with the following contents:
I. OBJECTIVES OF THE PROGRAM
The basic objectives of the Governments program of action are to create a uniform ground for coordinated actions of administrations of all levels and branches for the successful materialization of the Political Bureaus Resolution No. 53-NQ/TW of August 29, 2005, and to create a leap-and-bound socio-economic development of the region, thus making worthy contributions to the national development in the context of globalization and international economic integration.
1. General objectives
To concentrate investment on the development of branches, domains and products of each zone in the region, which have a comparative edge, and to mobilize to the utmost all resources, mostly internal resources and firstly on-spot resources, in order to efficiently tap the regions potentials and advantages, and create a balanced and harmonious development of the regional provinces as well as sub-zones in each locality, thereby quickly turning the eastern South Vietnam and the southern key economic region into a dynamic region, taking the lead in the national industrialization and modernization in such domains as industry, finance, banking, telecommunications, aviation, commerce, science, technology and tourism, with a high economic growth rate and typical cultural and social development throughout the country; to ensure political stability and firm defense and security; to create a driving force for the development of the whole country in general and the South in particular.
2. Specific objectives:
- The regions GDP by 2010 shall be at least 2.5 times that of 2000 and by 2020 shall be between 2.3 and 2.5 times that of 2010.
- The export value shall double the GDP growth rate.
- The state budget revenues shall increase by 16 - 18%/year.
- The unemployment rate shall be under 5%.
- The average annual technology renewal rate shall be 20 - 25%.
- The percentage of trained laborers shall be over 50% by 2010 and over 70% by 2020.
- Comprehensive solutions to building a modern economic structure shall be adopted to attract in the 2006-2010 period an investment capital amount doubling that in the 2001-2005 period.
To achieve these important objectives, comprehensive, and in-depth reforms should be further carried out in the direction and management work, mechanisms and policies to bring into full play internal resources and attract investment, organization of implementation, administrative procedures and organizational apparatus, improvement of capability of the contingent of officials and civil servants, with a view to promoting the sustainable socio-economic development.
II. SPECIFIC TASKS AND SOLUTIONS
1. Reviewing, adjusting and supplementing the overall planning on socio-economic development, branch development plannings and finalizing the overall planning on socio-economic development up to 2020
On the basis of the overall planning on socio-economic development, branch development plannings and the planning on major products already in place, ministries, branches and localities in the eastern South Vietnam and the southern key economic region shall review, adjust and supplement these plannings, concretizing them into investment programs, projects and plans under their respective management and within the ambit of their functions, then submit them to the Prime Minister in 2006. At the same time, they shall proceed with the elaboration of the overall planning on socio-economic development up to 2020, specifying implementation steps until 2010.
Requirements on the review, adjustment and supplementation of plannings:
- To thoroughly grasp and concretize the contents of Resolution No. 53/NQ-TW; to revise, update and supplement the plannings on the basis of the Prime Ministers Decision No. 146/2004/QD-TTg of August 13, 2004, in order to ensure harmonious development of branches and localities and satisfy the development requirements in the new situation.
- To attach importance to the planning quality, taking into full account the market elements and adopting a long-term vision toward modernity (especially for economic-technical infrastructure planning and urban planning).
- To work out in the overall planning up to 2020 appropriate implementation steps and specific tasks to be performed in each period, clearly stating domains where such steps and tasks should be completed in the next five years (2006 - 2010). To harmonize the socio-economic infrastructure plannings (understood as hard planning) and the plannings on development of services and major products (understood as soft planning).
- To clearly identify objectives and projects crucial to the planning on development of the socio-economic infrastructure system (communication, power, irrigation, industrial parks, schools, medical examination and treatment establishments, cultural works, etc.). Regarding production and business branches, development orientations therefor must be clearly stated and domains in which development investment is concentrated must be identified to serve as a basis for development investment by all economic sectors.
- To clearly determine investment programs and projects in the 2006 - 2010 period, as well as capital demand of, and financial mechanism and policy for, each investment program or project. To select and put important schemes and projects in a priority order before incorporating them in annual plans.
2. Working out implementation plans of branches and localities in the eastern South Vietnam and the southern key economic region for infrastructure construction investment in the 2006 - 2010 period
To attain the socio-economic development objectives, ministries, branches and localities in the eastern South Vietnam and the southern key economic region should sum up and evaluate achievements, efficiency, shortcomings and weaknesses of the infrastructure development investment in the past years. To continue investment to complete key projects in the region from now to 2010; at the same time, to prepare prerequisite for investment in important infrastructures after 2010, with priority given to the development of the traffic network, infrastructures of industrial parks, tourism, clean water supply, waste treatment, environmental protection and housing.
3. Working out implementation plans of branches and localities for the development of major branches and products in the 2006 - 2010 period
The five-year (2006 - 2010) investment program for the eastern South Vietnam and the southern key economic region has set forth the objective of accelerating the economic and product restructuring in order to bring into full play the regions comparative edges by building an advanced economic structure consisting of modernized industries and turning out products which can make a breakthrough, have high competitiveness on the domestic and international markets and bring about great domestic added values and high efficiency.
- For industry: To attach importance to the development of a number of key industries which can make a breakthrough, such as oil and gas exploitation, electronics and software industry; power generation, steel, fertilizer, chemicals, building materials and pharmaceutical production, as well as the development of hi-tech industries, clean technologies and biotechnology. In provinces where exist no conditions for industrial development at a high level, investment should be concentrated on the development of such labor-intensive industries as: agricultural, forestry and aquatic product processing and food industry; production of consumer goods being textiles and garments, leather and footwear, plastics.
To prioritize the development of such basic industries as mechanical engineering, steel working and rolling, machine building, ship building and repair, etc., which shall serve as the foundation for general development and international integration, and strongly develop supporting industries like manufacture of components, spare parts, repair and maintenance, etc.
- For services: To concentrate on the rapid and high-quality development of such services as finance, banking, tourism, entertainment and recreation, technology, telecommunications, international transportation, training, peoples healthcare and scientific research in the region in order to guarantee a high growth rate and comprehensive and sustainable development of the whole region.
- For agriculture, forestry and fishery: To bring into full play the regions advantages in soil, ecosystem and climate for development of commodity agriculture with high productivity and quality, yielding products of high competitiveness and value on a unit of land area, and contributing to the eco-environmental protection.
4. Perfecting mechanisms, policies and institutional framework on management of implementation of Resolution No. 53-NQ/TW
In order to unify the direction and effectively manage operations of the Program of Action, it is a must to expeditiously perfect mechanisms, policies and institutional framework on management and administration of the implementation of Resolution No. 53-NQ/TW; to pay attention to policies on land, finance, market policies, human resource training, waste treatment, water resource exploitation and use, administrative reforms, etc. To strive to build a clean and strong political system and a contingent of capable managerial officials, and adopt a resource mobilization policy which can help accomplish the Programs objectives and tasks.
5. Communication and propagation
The mass media agencies and local administrations shall organize the notification, dissemination and propagation of the Governments Program of Action for the implementation of the Political Bureaus Resolution No. 53-NQ/TW.
6. Tasks of ministries and ministerial-level agencies
Basing themselves on the Political Bureaus Resolution No. 53-NQ/TW, ministries, ministerial-level agencies and Government-attached agencies shall concentrate their efforts on revising and adjusting plannings, concretizing them into plans, proposing mechanisms and policies and adopting implementation plans in 2006.
a/ The Planning and Investment Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries, branches and provinces in, studying and elaborating an overall planning on socio-economic development of the region with specific implementation steps up to 2010 and orientations toward 2020.
- To assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches and the Peoples Committees of regional provinces and cities in, proposing and submitting to the Government framework mechanisms, policies and regional-level management models for good implementation of plannings and plans of the region and each locality; mechanisms and policies for management and rational distribution of budget capital sources to localities for achievement of the objectives of Resolution No. 53-NQ/TW.
- To assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches and the Peoples Committees of regional provinces and cities in, reviewing, adjusting and supplementing the regions planning on industrial parks and export processing zones.
- To formulate policies on attraction of investment, especially investment capital from internal sources, foreign investment, and promotion of investment in industrial production and provision of such services as maritime transportation, post and telecommunications, finance, banking, oil and gas, tourism, and services in industrial parks, export processing zones, commercial zones, entertainment and recreation centers.
- To formulate mechanisms and policies on human resource training.
- To formulate a scheme on reorganization and renewal of state enterprises.
- To formulate mechanisms and policies on cooperation between the eastern South Vietnam and the southern key economic region and other regions throughout the country.
- To work out plans on organization of investment promotion and draw up a list of projects calling for investment in the region, including priority programs and projects with specific commitments, for attracting transnational conglomerates and hi-tech investments.
- To work out an overall planning on socio-economic development of the region and a planning on industrial parks and export processing zones up to 2020 with specific steps till 2010 on the basis of integrating the branch plannings with the overall planning, and to work out plans on investment in the regions infrastructure.
- To formulate a coordination mechanism for the eastern South Vietnam and the southern key economic region.
b/ The Construction Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries, branches, provinces and cities in, reviewing and adjusting the planning on construction of the region and Ho Chi Minh city and the planning on a number of major cities and urban centers, which are likely to develop or have big administrative changes, such as Ba Ria provincial capital administrative center (Ba Ria Vung Tau), Nhon Trach and Long Thanh urban centers (Dong Nai), the new urban center (Binh Duong), new urban centers in Phu My, Long Son and Long Hai (Ba Ria Vung Tau), Di An Tan Uyen (Binh Duong), Tam Phuoc (Dong Nai), and a new urban center (on an area of around 6,000 hectares) lying in the junction of Ho Chi Minh city (Cu Chi district), Tay Ninh province (Trang Bang district) and Long An province (Duc Lai district).
- To attach importance to the planning and plans on building of dormitories for workers in industrial parks and export processing zones, students and trainees of job-training schools.
- To elaborate a planning on the water supply and drainage and wastewater treatment systems, putting an end to the water inundation in cities, especially in Ho Chi Minh city. To elaborate a planning on cemeteries and waste treatment plants (for urban garbage, industrial and medical waste), especially plants for treating solid and hazardous waste for the whole region. To minimize adverse impacts of the process of urban development and construction of industrial parks on the ecological environment in rural and suburban areas.
- To coordinate with the Transport Ministry in elaborating the scheme on development of the regions urban infrastructure network linking to the trans-Asia corridor.
c/ The Industry Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries, branches and localities in, studying, reviewing, adjusting and supplementing the master plan on the regions industrial development up to 2020, the planning on development of the power transmission grid and power distribution grid and the planning on development of new and renewable energy sources for the regional provinces and cities.
- To further research into, select and develop key products of such industries as electronics-software technology, manufacturing mechanical engineering, energy, processing of agricultural, forestry and aquatic products, production of consumer goods (textiles and garments, leather and footwear, plastics, civil-use machinery, chemicals, cosmetics, office equipment) and building materials.
- To review the planning on industrial parks of gas-electricity-nitrogenous fertilizer plants and oil refinery and petrochemical plants.
- To attach importance to the development of hi-tech industries, clean industries and supporting industries. To readjust the direction for distribution of industrial establishments in the region.
- To formulate mechanisms and policies for development of hi-tech industries and major products.
d/ The Agriculture and Rural Development Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the concerned ministries, branches and localities in, studying, reviewing, adjusting and supplementing the planning on agricultural and forestry development and intensive-farming areas for production of commodity farm produce. To reorganize husbandry in association with cattle and poultry slaughtering and processing suitable to the regions conditions; to plan forest development and development of irrigation in service of agricultural irrigation and drainage, supply of daily-life water and development of hydropower and aquaculture.
- To organize the study of the planning on hi-tech agricultural areas. To plan the development of intensive-farming areas for rubber, coffee, pepper, cashew, and such fruit trees as grape fruit, longan, custard apple. To plan intensive vegetable-growing areas around Ho Chi Minh city, in Dong Nai and Ba Ria Vung Tau provinces.
- To study measures to increase the forest coverage, improve the ecological environment and create tourist landscapes. To protect headwater forests and develop coastal protective forests and paper raw material forests. To plan the forestry development so as to green wasteland, bare hills and mountains in Tay Ninh, Ba Ria Vung Tau, Dong Nai, Binh Duong and Binh Phuoc provinces.
- To elaborate a planning on embellishment of rural areas in association with the formation of satellite towns of big cities and district capitals, and the expansion of urban population quarters with construction of industrial parks.
- To formulate mechanisms and policies on development of hi-tech agricultural and forestry areas, and production of agricultural and forest products for export.
e/ The Fisheries Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries, branches and regional localities in, studying, reviewing, adjusting and supplementing the planning on fishing and aquaculture, conservation of aquatic resources in inland waters, development of reservoirs and concentrated aquaculture.
- To formulate and submit to the Government a project on building of aquatic breeding and aquatic-product processing centers; to modernize the aquatic-product processing establishments in Ho Chi Minh city, Ba Ria-Vung Tau and Dong Nai provinces, attach importance to the development of fishing, processing and provision of fishery services, concentrate investment on modern offshore fishing ships; to adopt the scheme on expansion and upgrading of fishery job-training schools.
f/ The Transport Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries, branches and regional localities in, studying, reviewing, adjusting and supplementing the planning on development of road, waterway, railway and airway transport networks in the region, especially the system of arterial inter-provincial and inter-regional roads.
- To quickly study and organize the building of a system of general entrepots in association with the improvement of the seaport system in order to satisfy the increasing requirements of the regional development.
- To organize the preparation for investment in projects on construction of expressways and railways linking industrial centers and important traffic hubs. To invest in an expressway from Ho Chi Minh city to Can Tho city, the Ho Chi Minh city - Long Thanh - Vung Tau road and the Ho Chi Minh city - Long Thanh- Dau Giay - Da Lat road.
- To complete and continue upgrading national highways 20, 20B, 50 and route N2 linking the southern key economic region with the Mekong River delta, and adopt plans to create new linking routes.
- To plan the urban traffic systems, especially the traffic systems of Ho Chi Minh City, Dong Nai province and their vicinities. To plan and invest in the development of mass transit in big cities. To accelerate the construction of bridges spanning rivers, and the sky train and metro system in Ho Chi Minh city.
- To plan the trans-Asia corridor system to satisfy the socio-economic development requirements of the eastern South Vietnam and the southern key economic region.
- To study the scheme on renovation and upgrading of river ports and transport routes in the regions main rivers.
- To study the scheme on construction of the railway from Ho Chi Minh city to Vung Tau, the Mekong River delta and Phnom Penh (Cambodia) up to 2020.
- To complete the modernization of Tan Son Nhat international airport; to study the construction of the second international airport in Long Thanh (Dong Nai), renovate Co Ong and Go Gang airfields (Ba Ria Vung Tau) in service of tourism and socio-economic development, defense and security maintenance.
- To finalize the plan on relocation of port cluster No. 5 on Sai Gon river from inner Ho Chi Minh city. To invest in building Cai Mep and Thi Vai port clusters.
- To formulate mechanisms and policies on investment in the development of various transport modes and major transport works.
g/ The Post and Telematics Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Peoples Committees of regional localities in, studying, formulating and proposing to the Government schemes on:
- Construction of the modern and highly reliable infrastructure of the telecommunications network associated with information technology, especially in Ho Chi Minh city.
- Long-term development of the telecommunications networks infrastructure with the application of modern technologies to serve as a foundation for the development of high technologies. To concentratedly invest in technology in order to make the regions telecommunications and information technology a spearhead economic, technical and service industry.
- It shall assume the prime responsibility for, and urge and supervise the execution of investment projects on development of the post and telecommunications system, ensuring uninterrupted inter-provincial transmission, provision of Internet services and installation of optical-fiber cable system to centers of cities, provincial towns and district townships, and satisfying the demand for information and communication with all communes in the region.
h/ The Science and Technology Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries, branches and regional localities in:
- Concentrating on the development of sciences and technologies in direct service of production, with special importance attached to the science and technology human resource directly engaged in production and the scientific and technological infrastructure in direct service of production; promoting the potentials in basic sciences and research and development in service of production.
- Formulating mechanisms and policies to encourage all economic sectors and foreign investors to develop the science and technology human resource directly engaged in production and the scientific and technological infrastructure in direct service of production, and encourage technological renewal and application of modern technologies. Studying and proposing mechanisms and policies to associate operation of national key laboratories with that of technological zones.
- Working out a planning on building, developing and putting into operation as soon as possible provincial, regional and national technological zones (also referred to as industry-nurturing zones, technological nurseries, enterprise nurseries, hi-tech parks, hi-tech agricultural zones, etc.) to contribute to developing the scientific and technological infrastructure system in direct service of production.
- Building and putting into operation as soon as possible a number of high-quality schools, job-training centers and multi-purpose universities after the model that the training is associated with production activities of factories, thus contributing to the development of the science and technology human resource directly engaged in production.
i/ The Natural Resources and Environment Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the concerned ministries, branches and regional localities in, studying and proposing to the Government the revised and adjusted land use planning of the regional localities and the whole region up to 2020; organizing the enforcement and inspecting, examining and handling violations of law provisions on environmental protection; planning the general use and protection of water resources in the big rivers basins; formulating a scheme on natural calamity prevention and combat for the whole region and a program on general management of marine resource exploitation and oceanic economy development in the region.
j/ The Trade Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the concerned ministries, branches and regional localities in, studying and proposing to the Government the revised, adjusted and supplemented planning on service infrastructure development.
- To concretize priorities for the regions program on trade promotion and brand development on the basis of the Regulation on formulation and implementation of the national program on trade promotion in the 2006-2010 period (promulgated together with the Prime Ministers Decision No. 279/2005/QD-TTg of November 3, 2005); to build commercial centers and trade fair centers.
- To study and propose projects on construction of commercial infrastructure which require the States investment support, including those on construction and renovation of exhibition and trade fair centers.
- To assume the prime responsibility for formulating and proposing to the Government solutions, mechanisms and policies on modes of farm produce sale, market development and perfection of the operation mechanism of the regions trade sector.
k/ The Foreign Affairs Ministry shall assume the prime responsibility for working out a plan on attraction of overseas Vietnamese to take part in the development of the region and a program on propagation of the policy on the regions development.
l/ The Labor, War Invalids and Social Affairs Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries, branches and regional localities in, studying, elaborating and submitting to the Government the revised, supplemented and adjusted planning on the network of job-training establishments, calling for new investments or cooperation with foreign investors with greate potentials in finance, techniques and high professional skills in the eastern South Vietnam and the southern key economic region for building high-quality job-training centers to meet the regions technological development demand. These projects shall enjoy the highest preferences according to current regulations.
- To formulate the scheme on assigning the program on job training for laborers to enterprises in order to satisfy the economic development requirements, create jobs and generate incomes for laborers, especially in areas where peasants donate their land for production expansion, development of industrial parks, export processing zones or hi-tech parks.
- To study and submit to the Government particular mechanisms and policies on job training development, job creation, drug detoxification and social welfare for the regional provinces and cities.
- To adopt a plan to provide the industrial parks management boards with guidance on regimes, policies and interests of laborers, organize the propagation among laborers in order to encourage them to voluntarily observe the law, and prevent unlawful strikes and acts of infringing upon property and physical bodies of foreign investors who strictly comply with the provisions of Vietnamese law.
m/ The Education and Training Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries, branches and regional localities in, executing projects on development of the regions network of universities, colleges and professional intermediate schools according to planning; investing in the upgrading of material foundations of regional-level national universities. It shall study the scheme on building Ho Chi Minh City National University into a high-quality training center of the region and the whole country, and building specialized universities in neighboring provinces of Ho Chi Minh City.
- To study the program on the school networks, especially the network of preschools and the network of vocational and job-training centers in mountainous districts and islands.
- To work out a plan on development of talents and formulate mechanisms and policies to ensure the socialization of education and training.
n/ The Health Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries, branches and regional localities in, studying, formulating, finalizing and submitting to the Government projects on construction of a regional medical center and high-quality medical centers of international standards (Dong Nai) and building of the grassroots healthcare system in the eastern South Vietnam and the southern key economic region up to 2010, especially the healthcare network in islands and difficulty-hit communes and establishments for prevention and treatment of infectious diseases.
- To study the scheme on upgrading of infrastructure, facilities and equipment of commune healthcare stations in the eastern South Vietnam and the southern key economic region.
- To formulate mechanisms and policies on socialization of medical activities to serve the medical examination and treatment for people and meet integration requirements.
o/ The Culture and Information Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries, branches and regional localities in, formulating and executing projects on cultural development, especially projects on conservation of revolutionary relics; studying the project on improvement of grassroots cultural and information institutions in the regional provinces and cities.
p/ The Defense Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Public Security Ministry and the Peoples Committees of regional localities in, elaborating the general planning on defense establishments: the system of defense industry establishments, ports, warehouses and storing yards, building of border-guard posts and border-patrol routes; and formulating schemes on construction of defense-economic zones.
- To direct the provincial military commands in reviewing, adjusting, supplementing and perfecting defense plans, then submitting them to competent authorities for approval.
- To elaborate a planning on the system of border-guard posts and stations in border areas and islands and the construction of infrastructures in service of defense, security and socio-economic development in land border areas and island districts and communes having strategic positions up to 2010 and with orientations toward 2020, then submit it to the Government for approval.
q/ The Public Security Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries, branches and regional localities in, studying, formulating and submitting to the Government schemes on:
- Coordination among and consolidation of grassroots administrations to prevent and handle activities which affect security, political affairs, economy and social order and safety.
- Proposal on the management mechanism to raise the effectiveness of the prevention and combat of drug addiction, prostitution and cross-border trafficking of women and children.
r/ The Finance Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries, branches and regional localities in, studying and formulating a scheme on financial mechanisms and policies, especially those on budget revenues and regulations, issuance of project bonds, setting up of the infrastructure development fund; and customs mechanisms and policies. At the same time, it shall coordinate with the Construction Ministry in formulating a scheme on support for construction of dormitories for workers in industrial parks.
s/ The Home Affairs Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the regional localities in, working out planning and plans on strengthening of organizational structures of local administrations in the region. It shall coordinate with the Planning and Investment Ministry in perfecting the regional operation coordination mechanisms and models under the approved general planning.
t/ The Justice Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries, branches and regional localities in, reviewing the system of legal documents, management mechanisms and policies on priority for development of difficulty-hit areas in the domains of investment promotion, distribution and management of the States investment capital, market orientation and provision of scientific and technological supports for development and defense and security maintenance in the region.
u/ The Nationalities Committee shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries, branches and regional localities in, studying, formulating and submitting to the Government the scheme on socio-economic development in mountainous and border communes.
It shall study and propose a number of particular mechanisms and policies on socio-economic development suitable to the development level and custom of each ethnic group.
v/ The Population, Family and Children Committee shall assume the prime responsibility for formulating schemes on intensification of family planning, raising of population quality, child protection, care and education.
w/ The State Bank of Vietnam shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries, branches and regional localities in, studying, formulating and submitting to the Government:
- Credit and banking mechanisms and policies applicable to the region, focusing on the review and amendment of mechanisms and policies in order to remove investment and credit difficulties.
- A mechanism of handling risks in favor of poor families in loan repayment.
7. Tasks of Government-attached agencies:
a/ The Vietnam National Administration of Tourism shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries, branches and regional localities in, studying, reviewing and adjusting the development planning up to 2020, and elaborating a plan on investment up to 2010, attaching importance to the system of modern and high-quality tourist resorts, and the development of entertainment and recreation centers in economic zones and the region; and adopting a scheme on tourist promotion and advertisement. It shall propose a plan on training of human resource for the region.
b/ The Vietnam Television Station shall study and formulate a scheme on expansion of television broadcasting to mountainous and island districts, and a scheme on investment in upgrading of its television towers to raise the quality of televised programs, then submit them to the Culture and Information Ministry for evaluation before submission thereof to the Government.
c/ The Radio Voice of Vietnam shall study and formulate a scheme on expansion of radio broadcasting to mountainous and island districts, then submit it to the Culture and Information Ministry for evaluation before submission thereof to the Government.
d/ Other ministries and branches shall, within the ambit of their functions, review and adjust their development plannings and relevant issues in the spirit of the Political Bureaus Resolution No. 53-NQ/TW of August 29, 2005, and on the basis of the approved orientations, tasks and solutions for socio-economic development of the eastern South Vietnam and the southern key economic region and the Prime Ministers Decision No. 146/2004/QD-TTg of August 13, 2004, on major orientations for socio-economic development of the southern key economic region up to 2010 and a vision toward 2020.
8. For localities:
Peoples Committees of provinces and centrally-run cities shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, reviewing the general plannings on socio-economic development up to 2020 in the spirit of Resolution No. 53-NQ/TW; and concurrently working out their specific investment plans up to 2010, clearly defining priority domains, solutions to mobilization and use of capital for each program or project to be submitted to the Government. They shall update forecasts, reconsider possibilities, re-determine the economic restructure in the direction of bringing into full play local potentials and advantages; associate production with sale of products and ensure sustainable development; publicize the plannings on urban centers and industrial parks, including small-sized industrial parks or industrial clusters and spots, craft villages and areas for production of specialty plants or animals of high yields and quality.
- To review, supplement and perfect the planning on development of general economic zones, industrial parks, export processing zones, commercial zones, entertainment and recreation centers, the system of urban centers and population quarters in their respective provinces in line with the general orientations of the region and the country, clearly stating the investment demand and structure as well as solutions to mobilization of capital for key projects and works to be submitted to the Government for approval.
- To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Defense Ministry and the Planning and Investment Ministry in, executing investment projects on construction of socio-economic infrastructure in communes meeting with particular difficulties, border communes, population clusters and lines in deeply submerged areas and centers of commune clusters along Vietnam-Cambodia border; and to coordinate with the Public Security Ministry in executing the project on additional supply of equipment, means and resources to border communes, ensuring the stabilization of the populations production and daily-life needs in association with the performance of security and defense maintenance tasks. To build up the all-people defense and security posture, especially in strategic and border areas and islands.
9. Implementation schedule:
The ministries, branches, and regional provinces and centrally-run cities shall expeditiously organize the implementation of this Program of Action in the spirit of Resolution No. 53-NQ/TW and perform, within the ambit of their state management functions, their assigned tasks according to the set schedule.
a/ In the first six months of 2006, they shall have to complete the following:
- The regional coordination mechanism;
- The financial, investment, water source use and protection and waste treatment mechanisms and policies;
- The branch and domain plannings, and plannings of provinces and centrally-run cities;
- The list of priority programs and projects calling for investment.
b/ In the last six months of 2006, they shall have to complete the following:
- The overall planning on the regions socio-economic development;
- Organization of investment promotion.
Basing themselves on this implementation schedule, the ministries, branches and regional provinces and centrally-run cities shall closely coordinate with one another, through the Office of the Steering Committee for organization of coordination of development of key economic regions (located at the Development Strategy Institute, the Planning and Investment Ministry, No. 65 Van Mieu Street, Hanoi), in actively organizing the performance of the above-said tasks for scheduled completion, and reporting to the Prime Minister and the Steering Committee for organization of coordination of development of key economic regions on the annual and biannual basis.
III. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
1. Basing themselves on Resolution No. 53-NQ/TW, the Governments program of action, and their assigned functions and tasks, ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Government-attached agencies and presidents of Peoples Committees of regional provinces and centrally-run cities shall direct the elaboration of programs of action of their respective ministries, branches or localities; execute schemes and projects, supplement and perfect mechanisms, policies and organizational structures according to the Governments assignment.
2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Government-attached agencies and presidents of Peoples Committees of regional provinces and centrally-run cities shall concentrate on directing and intensifying the inspection and supervision of performance of the tasks specified in the Program of Action, promptly propose solutions and policies appropriate to the practical situation and report on performance results to the Prime Minister.
3. The Planning and Investment Ministry is assigned to assume the prime responsibility for, and coordinate with the Government Office and the Office of the Steering Committee for organization of coordination of development of key economic regions in, urging and supervising the implementation of the Governments Program of Action for implementation of Resolution No. 53-NQ/TW. The Planning and Investment Ministry shall sum up and report on implementation results of this Program to the Prime Minister.
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây