Thông tư 08/2008/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản

thuộc tính Thông tư 08/2008/TT-BCT

Thông tư 08/2008/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản
Cơ quan ban hành: Bộ Công Thương
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:08/2008/TT-BCT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Lê Dương Quang
Ngày ban hành:18/06/2008
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu, Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Xuất khẩu khoáng sản - Theo Thông tư số 08/2008/TT-BCT ban hành ngày 18/6/2008, Bộ Công Thương hướng dẫn: chỉ có doanh nghiệp mới được phép xuất khẩu khoáng sản và phải đáp ứng được một trong các điều kiện sau: Có Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản còn hiệu lực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp; Có Giấy phép chế biến khoáng sản còn hiệu lực và Hợp đồng mua khoáng sản để chế biến ký với tổ chức, cá nhân có Giấy phép; Có Hợp đồng mua khoáng sản để xuất khẩu kèm theo bản sao y hoá đơn giá trị gia tăng hoặc Hợp đồng uỷ thác xuất khẩu khoáng sản ký với tổ chức, cá nhân có Giấy phép; Có đủ chứng từ hợp lệ mua (hoặc đấu giá) khoáng sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tịch thu và phát mại… Trường hợp nhập khẩu khoáng sản để chế biến và xuất khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu phải có đủ chứng từ hợp lệ chứng minh khoáng sản xuất khẩu có nguồn gốc từ việc nhập khẩu. Doanh nghiệp xuất khẩu khoáng sản có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện xuất khẩu khoáng sản và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của số liệu, thông tin báo cáo. Nội dung báo cáo về xuất khẩu khoáng sản bao gồm: Kết quả thực hiện về chủng loại, khối lượng, kim ngạch xuất khẩu khoáng sản; Nguồn gốc khoáng sản xuất khẩu; tình hình chấp hành các quy định về xuất khẩu khoáng sản. Báo cáo về xuất khẩu khoáng sản được lập định kỳ 06 tháng và 01 năm. Ngoài việc thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại điểm a của khoản này, khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước liên quan để phục vụ công tác quản lý, doanh nghiệp xuất khẩu khoáng sản phải thực hiện báo cáo đột xuất về tình hình xuất khẩu khoáng sản… Thông tư này này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Thông tư08/2008/TT-BCT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG SỐ 08/2008/TT-BCT NGÀY 16 THÁNG 6 NĂM 2008  

HƯỚNG DẪN XUẤT KHẨU KHOÁNG SẢN

 

 

Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài;

Căn cứ Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;

Bộ Công Thương hướng dẫn việc xuất khẩu khoáng sản như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

Khoáng sản quy định tại Thông tư này là các loại khoáng sản rắn, bao gồm khoáng sản kim loại, khoáng sản phi kim loại, khoáng chất công nghiệp.

Dầu mỏ, khí đốt thiên nhiên, băng cháy, nước khoáng, nước nóng thiên nhiên, khoáng sản làm vật liệu xây dựng, khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng không thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư này.

II. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ

Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Tiêu chuẩn VILAS:  Là tiêu chuẩn của Hệ thống công nhận phòng thí nghiệm Việt Nam (Vietnam Laboratory Accrediation Scheme). Phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn VILAS là Phòng thí nghiệm có hệ thống quản lý chất lượng theo ISO/IEC 17025, tương đương với TCVN ISO/IEC 17025:2001. Giấy chứng nhận VILAS do Văn phòng Chứng nhận chất lượng thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp.

2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác, giấy phép chế biến khoáng sản: Là Bộ Công nghiệp (trước ngày 11 tháng 11 năm 2002), Bộ Tài nguyên và Môi trường (từ ngày 11 tháng 11 năm 2002) và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là UBND cấp tỉnh).

3. Chế biến: là quá trình loại bớt tạp chất và nâng cao hàm lượng thành phần (hoặc các thành phần) khoáng vật, khoáng chất có ích trong khoáng sản nguyên khai để thu được sản phẩm khoáng sản đạt quy cách, tiêu chuẩn, hàm lượng đáp ứng yêu cầu của quá trình chế biến sâu tiếp theo (được gọi là tinh quặng); hoặc quá trình gia công, xử lý khoáng sản nguyên khai, tinh quặng để đạt quy cách, yêu cầu sử dụng (nhưng chưa ra đến sản phẩm kim loại, hợp kim hoặc hợp chất hoá học), thông qua việc áp dụng một hoặc kết hợp một số phương pháp sau:

- Chọn tay.

- Rửa; nghiền-sàng phân loại theo cỡ hạt.

- Tuyển trọng lực; tuyển từ; tuyển điện; hoá tuyển.

- Các phương pháp xử lý cơ học, nhiệt học khác (như bóc tách đá bìa, cưa cắt, đập-nghiền, sấy khô, thiêu kết, đóng bánh…).

III. QUY ĐỊNH VỀ VIỆC XUẤT KHẨU KHOÁNG SẢN

1. Khoáng sản khai thác trong nước chỉ được phép xuất khẩu khi đáp ứng đồng thời các yêu cầu sau:

a) Được khai thác từ các mỏ, điểm mỏ không nằm trong quy hoạch cân đối phục vụ hoạt động chế biến sâu trong nước quy định tại Phụ lục 01 kèm theo Thông tư này.

b) Đã qua chế biến đạt tiêu chuẩn chất lượng và điều kiện quy định tại Phụ lục 02 kèm theo Thông tư này. Tiêu chuẩn chất lượng của các loại khoáng sản có yêu cầu hàm lượng (%) kim loại phải được các phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn VILAS xác nhận.

Khoáng sản có tên tại cột 2 của Phụ lục 01 và Phụ lục 02, nhưng được khai thác từ các mỏ, điểm mỏ nằm ngoài danh mục quy định tại cột 3 Phụ lục 01 và đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Phụ lục 02 được tự do xuất khẩu.

2. Chỉ có doanh nghiệp mới được phép xuất khẩu khoáng sản. Doanh nghiệp xuất khẩu khoáng sản là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đủ điều kiện theo quy định của Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài và phải đáp ứng được một trong các điều kiện sau:

a) Có Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản còn hiệu lực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

b) Có Giấy phép chế biến khoáng sản còn hiệu lực và Hợp đồng mua  khoáng sản để chế biến ký với tổ chức, cá nhân có Giấy phép theo quy định tại điểm a của khoản này.

c) Có Hợp đồng mua khoáng sản để xuất khẩu kèm theo bản sao y hoá đơn giá trị gia tăng hoặc Hợp đồng uỷ thác xuất khẩu khoáng sản ký với tổ chức, cá nhân có Giấy phép theo quy định tại điểm a và b của khoản này.

d) Có đủ chứng từ hợp lệ mua (hoặc đấu giá) khoáng sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tịch thu và phát mại.  

3. Trường hợp nhập khẩu khoáng sản để chế biến và xuất khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu phải có đủ chứng từ hợp lệ chứng minh khoáng sản xuất khẩu có nguồn gốc từ việc nhập khẩu.  

4. Việc xuất khẩu khoáng sản theo phương thức kinh doanh tạm nhập tái xuất hoặc nhận gia công chế biến cho thương nhân nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài.

5. Việc xuất khẩu than mỏ được thực hiện theo Thông tư 05/2007/TT-BCT ngày 22 tháng 10 năm 2007 của Bộ Công Thương hướng dẫn xuất khẩu than.

IV. BÁO CÁO VỀ XUẤT KHẨU KHOÁNG SẢN

1. Doanh nghiệp xuất khẩu khoáng sản có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện xuất khẩu khoáng sản và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của số liệu, thông tin báo cáo.

2. Nội dung báo cáo về xuất khẩu khoáng sản bao gồm:

a) Kết quả thực hiện về chủng loại, khối lượng, kim ngạch xuất khẩu khoáng sản.

b) Nguồn gốc khoáng sản xuất khẩu; tình hình chấp hành các quy định về xuất khẩu khoáng sản.

3. Chế độ báo cáo về xuất khẩu khoáng sản thực hiện như sau:

a) Báo cáo về tình hình thực hiện xuất khẩu khoáng sản được lập định kỳ sáu tháng và một năm. Định kỳ sáu tháng đầu năm được tính từ ngày 01 tháng 01 đến 30 tháng 6 của năm báo cáo. Định kỳ một năm được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo.

b) Ngoài việc thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại điểm a của khoản này, khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước liên quan để phục vụ công tác quản lý, doanh nghiệp xuất khẩu khoáng sản phải thực hiện báo cáo đột xuất về tình hình xuất khẩu khoáng sản.

4. Thời hạn gửi báo cáo về xuất khẩu khoáng sản được quy định như sau:

a) Báo cáo do doanh nghiệp xuất khẩu khoáng sản lập theo quy định tại khoản 2 Mục này phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thực hiện việc xuất khẩu khoáng sản chậm nhất sau 5 (năm) ngày của kỳ hạn báo cáo quy định tại điểm a khoản 3 Mục này.

b) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng lập báo cáo tổng hợp về tình hình xuất khẩu khoáng sản trong phạm vi quản lý và gửi về Bộ Công Thương chậm nhất sau 15 (mười lăm) ngày của kỳ hạn báo cáo quy định tại điểm a khoản 3 Mục này.

V. XỬ LÝ VI PHẠM

1. Mọi hành vi vi phạm các quy định về xuất khẩu khoáng sản quy định tại Thông tư này, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Doanh nghiệp xuất khẩu khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp bị xử phạt theo quy định tại mục 3, Khoản 4, Điều 1 Nghị định số 77/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 150/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực khoáng sản.

2. Cán bộ, công chức nhà nước lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định của Thông tư này, tuỳ theo mức độ và hành vi vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế các Thông tư số 02/2006/TT-BCN ngày 14 tháng 4 năm 2006 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản, số 09/2006/TT-BCN ngày 28 tháng 11 năm 2006 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) sửa đổi, bổ sung Danh mục, tiêu chuẩn chất lượng và điều kiện khoáng sản xuất khẩu ban hành kèm theo Thông tư số 02/2006/TT- BCN ngày 14 tháng 4 năm 2006 của Bộ Công nghiệp hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản.

2. Việc xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng và khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng thực hiện theo Thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng. Trong khi Thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng chưa ban hành, việc xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng và khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng tạm thời tiếp tục thực hiện theo Thông tư số 02/2006/TT- BCN ngày 14 tháng 4 năm 2006 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản.

3. Trường hợp khoáng sản đã qua chế biến nhưng không thể đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định tại Phụ lục 02 kèm theo Thông tư này do nguyên nhân khách quan hoặc khoáng sản xuất khẩu chưa được quy định tại Phụ lục 02 nói trên, doanh nghiệp xuất khẩu khoáng sản báo cáo UBND cấp tỉnh kiểm tra, xác nhận và đề nghị Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện.

4. Căn cứ tình hình thực tế của hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản và nhu cầu sử dụng khoáng sản trong nước, Bộ Công Thương sẽ xem xét điều chỉnh và/hoặc bổ sung các Phụ lục 01, Phụ lục 02 khi cần thiết.

5. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm các quy định về xuất khẩu khoáng sản, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi thực hiện việc xuất khẩu khoáng sản có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý kịp thời.

6. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan định kỳ tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định xuất khẩu khoáng sản theo Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.

7. Hợp đồng xuất khẩu khoáng sản hợp lệ đã ký trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2008.

8. Trong quá trình thực hiện Thông tư này nếu có vướng mắc, doanh nghiệp xuất khẩu hoặc tổ chức, cá nhân liên quan phản ánh kịp thời bằng văn bản về Bộ Công Thương để Bộ Công Thương xem xét, xử lý./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Lê Dương Quang

 

 

Phụ lục 01

DANH MỤC CÁC  MỎ TRONG QUY HOẠCH CÂN ĐỐI

PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG CHẾ BIẾN SÂU TRONG NƯỚC

(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2008/TT-BCT

ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Bộ Công Thương

 

 

Số TT

Loại khoáng sản

Tên mỏ hoặc địa phương có mỏ

(1)

(2)

(3)

1

Quặng Titan

-Tinh quặng Ilmenite (sa khoáng và gốc)

- Tinh quặng Rutile

- Tinh quặng Monazite

-  Bột zircon

- Ilmenite hoàn nguyên

- Xỉ titan

Các mỏ, điểm mỏ tại tỉnh Thái Nguyên, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu.

2

Chì-kẽm

- Tinh quặng sulfur chì

- Tinh quặng sulfur kẽm

- Bột oxyt kẽm

Các mỏ, điểm mỏ tại tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Nghệ An, Hà Tĩnh.

3

Quặng Đồng

- Tinh quặng đồng

Các mỏ, điểm mỏ tại các tỉnh Lào Cai, Cao Bằng, Yên Bái, Hoà Bình, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Bắc Giang, Quảng Nam.

4

Quặng sắt

- Tinh quặng sắt

 

 

 

- Các mỏ, điểm mỏ tại tỉnh Lào Cai (bao gồm cả tinh quặng magnetit từ các mỏ đồng), Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên,Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Gia Lai.

5

Quặng mangan

- Tinh quặng

Các mỏ, điểm mỏ tại tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Tĩnh.

6

Quặng bauxit

- Tinh quặng

Các mỏ, điểm mỏ tại miền Nam Việt Nam; Cao Bằng, Lạng Sơn.

7

 

Quặng Cromit

- Tinh quặng

Các mỏ, điểm mỏ tại tỉnh Thanh Hoá.

8

Quặng Wolframit

- Tinh quặng

Các mỏ, điểm mỏ tại các tỉnh Lào Cai, Cao Bằng, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Thanh Hoá, Nghệ An, Kon Tum, Lâm Đồng.

9

Quặng Mica

- Tinh quặng

 

10

Quặng fluorit

- Tinh quặng

 

11

Đá vôi trắng

- Cục

- Bột

 

 

12

Quặng barit

- Tinh quặng Barit

- Bột Barit

Các mỏ, điểm mỏ tại các tỉnh Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Tuyên Quang, Thanh Hoá, Nghệ An.

13

Quặng graphit

- Tinh quặng graphit

 

 

14

Quặng pyrit

- Tinh quặng pyrit

 

 

15

Quặng đất hiếm

- Tinh quặng đất hiếm

Các mỏ, điểm mỏ tại các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái.

16

Quặng niken

- Tinh quặng niken

Các mỏ, điểm mỏ tại tỉnh Sơn La, Thanh Hoá.

17

Quặng talc

- Bột talc

 

18

Đá quaczit

 

19

Quặng dolomit

 Các mỏ, điểm mỏ tại tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Thanh Hoá, Hà Tĩnh.

20

Quặng diatomit

Các mỏ, điểm mỏ tại tỉnh Phú Yên, Lâm Đồng.

21

Quặng apatit

Các mỏ, điểm mỏ  tại tỉnh Lào Cai.

22

Bentonit

 

 

 

Phụ lục 02

DANH MỤC, TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG

VÀ ĐIỀU KIỆN KHOÁNG SẢN XUẤT KHẨU

(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2008/TT-BCT

ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Bộ Công Thương)

 

 

Số TT

Loại khoáng sản

xuất khẩu

Hàm lượng,

quy cách

Thời hạn, điều kiện

(1)

(2)

(3)

(4)

1

Quặng Titan

 

 

-Tinh quặng Ilmenite (sa khoáng)

TiO2 ³ 52%

 

Các mỏ trong Quy hoạch được xuất khẩu đến hết 2008

- Tinh quặng Ilmenite (gốc)

TiO2 ³ 48%

 Các mỏ trong Quy hoạch được xuất khẩu đến hết 2008

- Tinh quặng Rutile

TiO2 ³ 83%

Các mỏ trong Quy hoạch được xuất khẩu

- Tinh quặng Monazite

ReO ³ 57%

Các mỏ trong Quy hoạch được xuất khẩu

- Bột zircon

ZrO2 ³  65%

Cỡ hạt ≤ 75 µm

Các mỏ trong Quy hoạch được xuất khẩu

- Ilmenite hoàn nguyên

TiO2  ³ 56%

 FeO ≤ 11%

Các mỏ trong Quy hoạch được xuất khẩu

- Xỉ titan

TiO2  ³ 85%

Các mỏ trong Quy hoạch được xuất khẩu

2

Quặng Chì-kẽm

- Tinh quặng sulfur chì

 

- Tinh quặng sulfur kẽm

- Bột oxyt kẽm

 

Pb ³ 50%

 

Zn ³ 50%

Zn ³ 60%

 

Tinh quặng sulfur chì của các mỏ trong Quy hoạch được xuất khẩu đến hết 2008

 

 

3

Quặng Đồng

-Tinh quặng đồng

 

Cu  ³ 18%

 

 

4

Quặng sắt

- Quặng sắt vê viên

- Tinh quặng Magnetit

 

- Tinh quặng sắt khác

 

Fe ³ 66%

Fe ³ 60%

 

Fe ³ 54%

 

 

Nhà máy tuyển đồng Sin Quyền-Lào Cai được xuất khẩu hết năm 2008

5

Quặng mangan

- Tinh quặng

 

Mn ³ 30%

 

6

Quặng bauxit

- Tinh quặng

 

Al2O3 ³ 48%

 

Mỏ Bảo Lộc, Lâm Đồng (Cty TNHH 1 thành viên HC cơ bản Miền Nam) được xuất khẩu đến hết 2008

 

7

 

Quặng Cromit

- Tinh quặng

 

Cr2O3  ³ 42%

 

8

Quặng Wolframit

- Tinh quặng

 

WO3  ³ 65%

 

9

Quặng Mica

 

 

10

Quặng fluorit

- Tinh quặng

   

CaF2  ³ 65%

 

11

Đá vôi trắng

- Khối

- Tấm và loại kích thước khác

- Cục

- Bột

 

CaCo3 ³ 98 %

Từ 1-400 mm

Cỡ hạt < 1mm; độ trắng ³ 90%

 

Theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng

Theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng

Các mỏ trong Quy hoạch được xuất khẩu

 

Các mỏ trong Quy hoạch được xuất khẩu

12

Quặng barit

 

 

- Tinh quặng barit

BaSO4 ³ 70 %

 

- Bột barit

BaSO4  ³ 89%,

Cỡ hạt < 1mm

 

13

Quặng graphit

- Tinh quặng graphit

 

 C  ³ 80%

 

14

Quặng pyrit

- Tinh quặng pyrit

 

S ³ 30%

 

15

Quặng đất hiếm

- Tinh quặng đất hiếm

 

Tr2O3  ³ 15%

 

16

Quặng niken

- Tinh quặng niken

 

Ni ³ 9,5%

 

Các mỏ trong Quy hoạch được xuất khẩu đến hết năm 2013

17

Quặng talc

- Bột talc

 

SiO2  ³ 30%,  

MgO ³ 20%

 

18

Quặng quaczit

SiO2 ³ 85%

 

19

Quặng dolomit

MgO ³ 17%,

CaO ³ 34%

 

20

Quặng diatomit

SiO2  ³ 50%,

Al2O3 ³ 13%

 

21

Quặng apatit

- Loại II của Công ty Apatit Lào Cai

 

- Tinh quặng của các mỏ ngoài Quy hoạch

 

 P2O5  ³  18-25 %

 

 P2O5  ³  18 %

 

Công ty Apatit Lào Cai được xuất khẩu đến hết 2010, số lượng tối đa 500.000 tấn/năm

22

Bentonit

SiO2  ³ 45%,

Al2O3 ³ 8%

 

Ghi chú: Các mỏ trong Quy hoạch là các mỏ được quy định tại Cột 3 Phụ lục 01 của Thông tư này.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE
-----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
--------------

No. 08/2008/TT-BCT

Hanoi, June 18, 2008

 

CIRCULAR

GUIDING THE EXPORT OF MINERALS

Pursuant to the Government's Decree No. 189/ 2007/ND-CP of December 27, 2007, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade;

Pursuant to the Government's Decree No. 12/ 2006/ND-CP of January 23, 2006, detailing the implementation of the Commercial Law regarding international goods trading and goods trading agency, processing and transit with foreign parties;

Pursuant to the Government's Decree No. 160/ 2005/ND-CP of December 27, 2005, detailing and guiding the implementation of the Law on Minerals and the Law Amending and Supplemen­ting a Number of Articles of the Law on Minerals;

The Ministry of Industry and Trade guides the export of minerals as follows:

I. OBJECTS OF APPLICATION

Minerals specified in this Circular are solid minerals, including metal minerals, non-metal minerals and industrial minerals.

Petroleum oil, natural gas, natural hydrate, mineral water, natural thermal water, minerals used as construction materials and minerals used as raw materials for cement production are not governed by this Circular.

II. INTERPRETATION OF TERMS

In this Circular, the terms below are construed as follows:

1. VILAS standards are standards set by the Vietnam Laboratory Accreditation Scheme. Laboratories meeting VILAS standards are those having the quality management system under ISO/ IEC 17025, equivalent to TCVN ISO/IEC 17025:2001. VILAS certificates shall be granted by the Bureau of Accreditation under the Directorate for Standards and Quality.

2. State agencies competent to grant mineral mining or processing licenses include the Ministry of Industry (before November 11, 2002), the Ministry of Natural Resources and Environment (from November 11, 2002), or People's Committees of provinces or centrally run cities (below referred to as provincial-level People's Committees).

3. Processing means a process of removing impurities and increasing the content of useful mineral element(s) in crude minerals in order to acquire mineral products with specifications, standards and content meeting the requirements of the subsequent deep processing (refined ores); or a process of processing crude minerals or refined ores (not yet into metal products, alloys or chemical compounds) to meet specifications and use requirements through the application of one or more of the following methods:

- Hand sorting.

- Washing; grinding-sieving for classification based on granule size.

- Gravity sorting; magnetic sorting; electrical sorting; chemical sorting.

- Other mechanical or thermological methods (such as removing rim rock, sawing- cutting, breaking-grinding, drying, agglomerating, caking, etc.)

III. PROVISIONS ON THE EXPORT OF MINERALS

1. Domestically mined minerals may be exported only if they simultaneously satisfy the following requirements:

a/ Being extracted from mines or mine spots not planned for domestic deep processing as specified in Appendix 1 to this Circular.

b/ Having been processed up to quality standards and meeting the conditions specified in Appendix 2 to this Circular. The quality standards of minerals for which a certain percentage of metal is required must be certified by laboratories meeting VILAS standards.

Minerals listed in column2of Appendix land Appendix 2 which are extracted from mines or mine spots not listed in column 3 of Appendix 1 and meet the standards and conditions specified in Appendix 2 may be freely exported.

2. Only enterprises may export minerals. Mineral exporters are enterprises set up under law, fully meeting the conditions specified in the Commercial Law regarding goods import, export, processing and trading agency with foreign parties, and satisfying one of the following conditions:

a/ Having valid mineral mining licenses or mineral salvage extraction licenses, granted by competent  state agencies.

b/Having valid mineral processing licenses and contracts on the purchase of minerals for processing, signed with organizations or individuals possessing licenses specified at Point a of this Clause.

c/ Having contracts on the purchase of minerals for export, enclosed with copies of value-added invoices, or contracts on the entrusted export of minerals, signed with organizations or individuals possessing licenses specified at Points a and b of this Clause.

d/ Having adequate valid documents on the purchase (or auction) of minerals confiscated and sold by competent state agencies.

3. In case of importing minerals for processing and export, exporters must have adequate valid documents proving that exported minerals originate from the import.

4. The export of minerals by temporary import for re-export or processing for foreign traders must comply with the Government's Decree No. 12/ 20067NB-CP of January 23, 2006, detailing the implementation of the Commercial Law regarding international goods trading and goods trading agency, processing and transit with foreign parties.

5. The export of pit coal must comply with the Industry and Trade Ministry's Circular No. 05/ 2007/TT-SCT of October 22, 2007, guiding the export of coal.

IV. REFORTING ON THE EXPORT OF MINERALS

1. Mineral exporters shall report the results of export of minerals and be held responsible for the accuracy and truthfulness of reported data and information.

2. A report on the export of minerals has the following details:

a/ Kinds, volumes and export turnover of minerals.

b/ The origin of exported minerals; the observance of regulations on the export of minerals.

3. Reporting on the export of minerals is specified as follows:

a/ Reports on the export of minerals shall be made biannually and annually. Biannual period is counted from January 1 to June 30 of the year of reporting. Annual period is counted from January 1 to the end of December 31 of the year of reporting.

b/ Mineral exporters shall, apart from observing the reporting requirements specified at Point a of this Clause, make extraordinary reports on the expert of minerals upon request of concerned state management agencies to meet management requirements.

4. The time limit for sending a report on the export of minerals is stipulated as follows:

a/ Reports made by mineral exporters under Clause 2 of this Section must be sent within 5 (five) days after the reporting time limit specified at Point a, Clause 3 of this Section to provincial-level People's Committees of localities where minerals are exported.

b/ Provincial-level People's Committees shall direct functional agencies to make reports reviewing the export of minerals under their management and to send them to the Ministry of Industry and Trade within 15 (fifteen) days after the reporting time limit specified at Point a, Clause 3 of this Section.

V. HANDLINGOF VIOLATIONS

1. All acts of violating the provisions on the export of minerals specified in this Circular shall, depending on their severity, he sanctioned under the Government's Decree No. 06/2008/ND-CPof January 16, 2008, on the sanctioning of administrative violations in commercial activities, and relevant legal documents.

Exporters of minerals of illegal origin shall be sanctioned under Item 3, Clause 4, Article 1 of the Government's Decree No. 77/2007/ND-CP of July 29, 2007, amending and supplementing a number of articles of the Government's Decree No. 150/ND-CP of July 29, 2004, on the sanctioning of administrative violations in the mineral domain.

2. State cadres and civil servants who abuse their positions or powers to violate the provisions of this Circular shall, depending on the severity and acts of violations, be disciplined, administratively handled or examined for penal liability according to law.

VI. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. This Circular takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO" and replaces Circular No. 02/2006/TT-BCN of April 14,2006, of the Ministry of Industry (now the Ministry of Industry and Trade), guiding the export of minerals, Circular No. 09/2006/TT-BCN of November 28, ?0O6, of the Ministry of Industry (now the Ministry of Industry and Trade), amending and supplementing the list, quality standards of, and conditions for exported minerals attached to Circular No. 02/2006/TT-BCN of April 14, 2006, of the Ministry of Industry (now the Ministry of Industry and Trade), guiding die export of minerals.

2. The export of minerals used as construction materials and minerals used as raw materials for cement production must comply with a guiding circular of the Ministry of Construction. Pending the issuance of this circular, the export of minerals used as construction materials and minerals used as raw materials for cement production provisionally continues to comply with Circular No. 02/2006/TT-BCN of April 14, 2006, of the Ministry of Industry (now the Ministry of Industry and Trade), guiding the export of minerals.

3. For processed minerals which, for objective reasons, are not up to the quality standards specified in Appendix 2 to this Circular, or exported minerals which are not yet specified in Appendix 2, mineral exporters shall report them to provincial-level People's Committees for inspection and certification and request the Ministry of Industry and Trade to provide guidance.

4. Based on the actual situation of mineral mining and processing and the domestic demand for mineral use, the Ministry of Industry and Trade shall consider and adjust and/or supplement Appendices 1 and 2, when necessary.

5. When detecting violations of the provisions on the export of minerals, provincial-level People's Committees of localities where minerals are exported shall direct functional agencies to inspect, rectify and handle them in time.

6. The Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries, branches and localities in, regularly inspecting the observance of provisions on the export of minerals in this Circular and relevant provisions of law.

7. Valid mineral export contracts signed before the effective date of this Circular may continue to be performed through September 30,2D08.

In the course of implementing this Circular, exporters or concerned organizations and individuals shall report in writing arising problems to the Ministry of Industry and Trade for consideration and settlement.

 

 

FOR THE MINISTER OF INDUSTRY AND TRADE
VICE MINISTER




Le Duong Quang

 

APPENDIX 1

LIST OF MINES PLANNED FOR DOMESTIC DEEP PROCESSING
(Attached to the Industry and Trade Ministry's Circular No. 08/2008/TT-BCT of June 18, 2008)

 

No.

Minerals

Names of mines or localities with mines

1

Titanium ore
- Refined ilmenite ore (mineral sand and base)
- Refined rutile ore
- Refined monazite ore
- Refined zirconium powder
- Recombined ilmenite
-Titanium slag

Mines and mine spots in Thai Nguyen, Thanh Hoa, Nghe An, Ha Tinh, Quang Binh, Quang Tri, Thua Thien Hue, Quang Nam, Quang Ngai, Binh Dinh, Phu Yen, Khanh Hoa, Binh Thuan. Ninh Thuan and Ba Ria-Vung Tau provinces

2

Lead-zinc
- Refined lead sulfide ore
- Refined zinc sulfide ore
- Zinc oxide powder

Mines and mine spots in Cao Bang, Bac Kan, Hanoi Giang, Tuyen Quang, Thai Nguyen, Nghe An and Ha Tinh provinces

3

Capper ore
- Refined copper ore

Mines and mine spots in Lao Cai, Cao Bang, Yen Bai, Hoa Binh, Dien Bien, Lai Chau, Son La, Bac Giang and Quang Nam provinces

4

Iron ore
- Refined iron ore

Mines and mine spots in Lao Cai (including also refined magnetite ore from copper mines), Yen Bai, Phu Tho, Ha Giang, Tuyen Quang, Cao Bang, Bac Kan, Thai Nguyen, Thanh Hoa, Ha Tinh, Quang Binh, Quang Ngai and Gia Lai provinces

5

Manganese ore
- Refined ore

Mines and mine spots in Cao Bang, Bac Kan, Thai Nguyen, Ha Giang, Tuyen Quang and Ha Tinh provinces

6

Bauxite ore
- Refined ore

Mines and mine spots in southern Vietnam, and Cao Bang and Lang Son provinces

7

Chromite ore
- Refined ore

Mines and mine spots in Thanh Hoa province

8

Wolframite ore
- Refined ore

Mines and mine spots in Lao Cai, Cao Bang, Tuyen Quang, Thai Nguyen, Thanh Hoa, Nghe An, Kon Tum and Lam Dong provinces

 

9

Mica ore –
Refined ore

 

 

10

Fluorite ore
- Refined ore

 

 

11

White limestone
- In clods
- In powder

 

 

12

Barite ore
- Refined barite ore
- Barite powder

Mines and mine spots in Lai Chau, Cao Bang, Lang Son, Bac Giang, Tuyen Quang, Thanh Hoa and Nghe An provinces

 

13

Graphite ore
- Refined graphite ore

 

 

14

Pyrite ore
- Refined pyrite ore

 

 

15

Rare earth ore
- Refined rare earth ore

Mines and mine spots in Lai Chau, Lao Cai and Yen Bai provinces

 

16

Nickel ore
- Nickel refined ore

Mines and mine spots in Son La and Thanh Hoa provinces

 

17

Talc ore
- Talc powder

 

 

18

Quartzite stone

 

 

19

Dolomite ore

Mines and mine ores in Thai Nguyen, Bac Kan, Thanh Hoa and Ha Tinh provinces

 

20

Diatomite ore

Mines and mine spots in Phu Yen and Lam Dong provinces

 

21

Apatite ore

Mines and mine spots in Lao Cai province

 

22

Bentonite

 

 

 

APPENDIX 2

LIST, QUALITY STANDARDS OF AND CONDITIONS FOR EXPORTED MINERALS
(Attached to the Industry and Trade Ministry's Circular No. 08/2008/TT-BCT of June 18, 2008}

 

No.

Exported minerals

Content, specifications

Time limits and conditions

1

Titanium ore
- Refined ilmenite ore
(mineral sand)

Ti02 ≥ 52%

Ores of planned mines may be exported till the end of 2008

 

- Refined ilmenite ore (base)

T102 ≥ 48%

Ores of planned mines may be exported till the end of 2008

 

- Refined rutile ore

TiO2 ≥ 83%

Ores of planned mines may be exported

 

- Refined monazite ore

ReO ≥ 57%

Ores of planned mines may be exported

 

- Zirconium powder

ZrO2 ≥ 65%
Granule size ≤ 75 µm

Ores of planned mines may be exported

 

- Recombined ilmenite

Ti02 ≥ 56%
FeO ≤ 11%

Ores of planned mines may be exported

 

- Titanium slag

Ti02 ≥ 85%

Ores of planned mines may be exported

2

Lead-zinc ore
- Refined lead sulfide ore

Pb ≥:50%

Lead sulfide refined ores of planned mines may be exported till the end of 2008

 

- Refined zinc sulfide ore

Zn ≥ 50%

 

 

-Zinc oxide powder

Zn ≥ 60%

 

3

Copper ore
- Refined copper ore

Cu ≥ 18%

 

4

Iron ore
-Iron ore in granules

Fe ≥ 66%

 

 

- Refined magnetite ore

Fe ≥ 60%

Sin Quyen-Lao Cai Copper Sorting Factory may export ores till the end of 2008

 

- Other refined iron ores

Fe ≥ 54%

 

5

Manganese ore - Refined ore

Mn ≥ 30%

 

6

Bauxite ore - Refined ore

Al2O3 ≥48%

Bao Loc mine, Lam Dong province (Southern Base Chemical One-Member Limited Liability Company) may export ores till die end of 2008

7

Chromite ore - Refined ore

Cr2O3 ≥ 42%

 

8

Wolframite ore - Refined ore

WO3 ≥65%

 

9

Mica ore

 

 

10

Fluoritc ore
- Refined ore

CaF2 >65%

 

11

White limestone - In blocks

CaCO3 ≥ 98%

Under the Construction Ministry's guidance

 

- In slabs and other sizes

 

Under the Construction Ministry's guidance

 

- In clods

1-400 mm in size

Limestone of planned mines may be exported

 

- In powder

Granule size < 1 mm; whiteness ≥ 90%

Limestone of planned mines may be exported

12

Barite ore
- Refined barite ore
- Barite powder

BaSO4 ≥ 70%
BaSO4 ≥ 89%,
Granule size< 1 mm

 

13

Craphite ore
- Refined graphite ore

C ≥ 80%

 

14

Pyrite ore
- Refined pyrite ore

S ≥ 30%

 

15

Rare earth ore
- Refined rare earth ore

Tr2O3 ≥ 15%

 

16

Nickel ore
- Refined nickel ore

Ni ≥ 9.5%

Ores of planned mines may be exported till the end of 2013

17

Talc ore
- Talc powder

SiO2 ≥ 30%,
MgO ≥ 20%

 

18

Quartzite ore

SiO2 ≥ 85%

 

19

Dolomite ore

MgO ≥17%,
CaO ≥ 34%

 

20

Diatomite ore

SiO2 ≥ 50%,
Al2O3 ≥ 13%

 

21

Apatite ore
- Grade-U ores of Lao Cai Apatite Company

P2O3 ≥ 18-25%

Lao Cai Apatite Company may export ores till the end of 2010, with a maximum quantity of 500,000 tons/year

 

- Refined ores of unplanned mines

P2O5 ≥ 18%

 

22

Bentonite

SiO2 ≥ 45%,
Al2O3 ≥ 8%

 

 

Note: Planned mines are those listed in column 3 of Appendix I to this Circular.-

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 08/2008/TT-BCT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất