Quyết định 414-TC/TCĐN của Bộ Tài chính ban hành Quy định bổ sung, sửa đổi Quy chế đấu thầu hàng hoá, dịch vụ xuất nhập khẩu trả nợ nước ngoài

thuộc tính Quyết định 414-TC/TCĐN

Quyết định 414-TC/TCĐN của Bộ Tài chính ban hành Quy định bổ sung, sửa đổi Quy chế đấu thầu hàng hoá, dịch vụ xuất nhập khẩu trả nợ nước ngoài
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:414-TC/TCĐN
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành:14/06/1997
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 414-TC/TCĐN

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH SỐ 414 TC/TCĐN NGÀY 14 THÁNG 06 NĂM 1997 BAN HÀNH QUY ĐỊNH BỔ SUNG SỬA ĐỔI QUI CHẾ ĐẤU THẦU HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ XUẤT KHẨU TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI

 

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

 

Căn cứ vào Nghị định số 15/CP ngày 2 tháng 3 năm 1993 của Chính phủ qui định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

 

Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28 tháng 10 năm 1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính;

 

Căn cứ vào Nghị định số 40/CP ngày 3 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ về trả nợ nước ngoài bằng hàng hoá và dịch vụ thu ngoại tệ;

 

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính Đối ngoại, Tổng cục trưởng Tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp,

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này bản Qui định bổ sung sửa đổi Qui chế đấu thầu áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu trả nợ nước ngoài theo Nghị định số 40/CP ngày 3 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ.

 

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các qui định trong Qui chế đấu thầu hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu trả nợ nước ngoài đã được ban hành kèm theo Quyết định số 299 TC/TCĐN ngày 23 tháng 3 năm 1996 của Bộ Tài chính không trái với Quyết định này vẫn có hiệu lực thi hành. Các thành viên của Hội đồng Đấu thầu và các Vụ, Cục liên quan của Bộ Tài chính chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này.

 

 

 

 

 

 

QUI ĐỊNH

BỔ SUNG SỬA ĐỔI QUI CHẾ ĐẤU THẦU HÀNG HOÁ VÀ DỊCH VỤ
XUẤT KHẨU TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI

(Ban hành kèm theo Quyết định số 414 TC/TCĐN
của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

 

Nhằm hoàn thiện cơ chế trả nợ bằng hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, nay Bộ Tài chính qui định bổ sung một số điểm trong Qui chế đấu thầu hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu trả nợ nước ngoài ban hành kèm theo Quyết định số 299 TC/TCĐN của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 23/3/1996 như sau:

 

1. Đơn vị đầu mối ký Hợp đồng xuất khẩu với đối tác nước ngoài

Đối với một số thị trường truyền thống, để đảm bảo uy tín của Việt nam trong việc thực hiện xuất khẩu hàng trả nợ, Bộ Thương mại sẽ phối hợp với các Bộ liên quan chỉ định các doanh nghiệp đầu mối ký hợp đồng xuất khẩu trả nợ với đối tác nước ngoài.

Căn cứ vào kế hoạch trả nợ hàng năm cho từng nước, căn cứ vào cơ cấu mặt hàng được hai Chính phủ thoả thuận, Bộ Thương mại chủ trì thống nhất với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ định các doanh nghiệp có uy tín trong nước và quốc tế, có kinh nghiệm ký hợp đồng xuất khẩu trả nợ với đối tác nước ngoài. Các đơn vị được chỉ định làm đầu mối có quyền từ chối nhiệm vụ đầu mối bằng văn bản gửi Bộ Thương mại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính sau 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản chỉ định làm đầu mối của Bộ Thương mại (tính theo ngày ghi trên dấu bưu điện hoặc ngày đơn vị trực tiếp ký nhận văn bản) và chậm nhất là cuối Quí III hàng năm.

Nội dung các điều khoản chủ yếu trong hợp đồng xuất khẩu hàng hoá trả nợ phải đảm bảo tuân thủ đúng các điều khoản cơ bản như trong hợp đồng xuất khẩu hàng hoá thông thường, nhất là điều kiện giao hàng phải phù hợp với điều kiện giao hàng cơ sở theo thông lệ quốc tế.

Ngay sau khi ký Hợp đồng với đối tác nước ngoài và chậm nhất là 1 tháng trước ngày hết hạn giao hàng ghi trong Hợp đồng, đơn vị đầu mối có trách nhiệm thông báo cho Bộ Thương mại để duyệt Hợp đồng và cho Bộ Tài chính để triển khai đấu thầu.

Các đơn vị đầu mối chịu trách nhiệm thông báo đầy đủ kịp thời mọi thông tin liên quan đến việc thực hiện Hợp đồng ngoại cho các đơn vị uỷ thác xuất khẩu, tổ chức việc giao nhận hàng đúng theo Hợp đồng, làm việc với đối tác nước ngoài yêu cầu bồi thường các thiệt hại do lỗi của phía bạn (tàu vào chậm, chậm mở L/C thanh toán v v...) và có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các đơn vị trúng thầu giao hàng xuất khẩu trả nợ theo Hợp đồng ngoại đã ký trong trường hợp có khiếu nại.

Đơn vị đầu mối ngoài việc được thực hiện 20% kim ngạch Hợp đồng nếu không trúng thầu còn được hưởng phí uỷ thác xuất khẩu. Mức phí uỷ thác do doanh nghiệp đầu mối thoả thuận với doanh nghiệp trúng thầu căn cứ vào mức phí uỷ thác thịnh hành trên thị trường đối với hoạt động uỷ thác xuất khẩu mặt hàng tương ứng (tối đa là 1% tính trên doanh số trúng thầu) và được ghi trong Hợp đồng uỷ thác xuất khẩu do các đơn vị trúng thầu trả.

 

2. Bổ sung Điều 1: Đối tượng và điều kiện tham gia đấu thầu

Trong trường hợp Nhà nước gọi thầu để thực hiện Hợp đồng xuất khẩu đã ký giữa đơn vị đầu mối của Việt nam và đối tác nước ngoài thì không yêu cầu đối tượng tham gia đấu thầu phải có giấy phép xuất khẩu trực tiếp mà chỉ cần là các doanh nghiệp Nhà nước có giấy phép đăng ký kinh doanh mặt hàng phù hợp.

Doanh nghiệp tham gia đấu thầu phải cam kết đủ khả năng về tài chính để thực hiện hợp đồng khi trúng thầu. Sau khi trúng thầu, doanh nghiệp có thể sử dụng Đơn đặt hàng đã ký với Bộ Tài chính để làm cơ sở khi cần huy động vốn (nếu được bên cho vay chấp nhận)

Đơn vị trúng thầu có trách nhiệm ký Hợp đồng uỷ thác với đơn vị đầu mối để thực hiện giao hàng theo Hợp đồng xuất khẩu đã ký với nước ngoài.

3. Bổ sung Điều 2: Nguyên tắc đấu thầu

Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng đợt đấu thầu, Hội đồng đấu thầu sẽ quyết định chia kim ngạch đấu thầu của từng đợt thành 1 hoặc nhiều lô.

Các doanh nghiệp tham gia đấu thầu được phép đăng ký 1 hoặc nhiều lô trong từng đợt đấu thầu và theo tỷ giá cho từng lô tương ứng

4. Sửa đổi Điều 5: Đăng ký đấu thầu

Các doanh nghiệp tham gia đấu thầu nộp tiền lệ phí đấu thầu (bằng séc hoặc tiền mặt) bằng 0,1 % trị giá đăng ký thầu nhưng tối đa không quá 5 triệu đồng cho mỗi đơn dự thầu thay cho mức tối đa 10 triệu đồng cho mỗi đơn thầu ghi trong Quy chế đấu thầu ngày 23/3/1996.

5. Bổ sung Điều 6: Tiêu chuẩn xét thầu

Trường hợp trong 1 đợt đấu thầu có nhiều lô, Hội đồng đấu thầu sẽ xét doanh nghiệp trúng thầu theo từng lô. Doanh nghiệp trúng thầu của từng lô là doanh nghiệp đăng ký tỷ giá thấp nhất của lô đó.

Trường hợp doanh nghiệp trúng thầu sau đó từ chối tham gia giao hàng theo kết quả đã trúng thầu thì phải thông báo ngay cho Hội đồng đấu thầu bằng văn bản trong vòng 3 ngày kể từ ngày mở thầu. Hội đồng đấu thầu sẽ thông báo và giao cho đơn vị có tỷ giá dự thầu kế tiếp thực hiện với điều kiện doanh nghiệp đó chấp nhận tỷ giá đã trúng thầu. Trường hợp nếu có 2 hay nhiều đơn vị cùng có tỷ giá thầu kế tiếp đều chấp nhận thực hiện thì số kim ngạch bị từ chối đó sẽ được chia đều cho mỗi đơn vị để thực hiện. Nếu không có đơn vị nào nhận thì Hội đồng đấu thầu sẽ tổ chức đấu thầu lại lô hàng bị từ chối nói trên.

Riêng đối với doanh nghiệp đã từ chối kết quả thầu thì không được phép tham gia các đợt đấu thầu tiếp theo.

6. Sửa đổi Điều 7: Phương thức ký quĩ

Cách 1: Bằng Bảo chứng Ngân hàng. Doanh nghiệp phải gửi tiền vào tài khoản mở tại ngân hàng và phải có xác nhận của ngân hàng, trong đó ghi rõ số tiền và mục đích của khoản tiền gửi là để ký đơn đặt hàng. Khi doanh nghiệp thực hiện xong đơn đặt hàng thì giấy Bảo chứng này sẽ hết hiệu lực.

Cách 2: Doanh nghiệp trúng thầu đến Kho bạc Nhà nước nơi doanh nghiệp có trụ sở để mở tài khoản và nộp tiền ký quĩ, sau đó doanh nghiệp lấy xác nhận của Kho bạc về việc đã thực hiện ký quĩ gửi Bộ Tài chính (Vụ Tài chính đối ngoại) để ký Đơn đặt hàng.

Mẫu Thư bảo lãnh được đính kèm theo Qui định này.

Doanh nghiệp phải thực hiện các qui định về tài khoản ký quĩ do Ngân hàng hoặc Kho bạc nơi doanh nghiệp ký quĩ ban hành.

7. Trường hợp bất khả kháng:

Trong quá trình thực hiện việc xuất khẩu hàng trả nợ cho các nước có thể xẩy ra những trường hợp bất khả kháng như: thiên tai; giá cả mặt hàng xuất khẩu trả nợ trên thị trường thế giới hoặc trong nước đột biến vượt quá tổng mức các khoản chi phí cho lô hàng xuất khẩu; khách hàng từ chối nhận hàng hoặc kéo dài quá mức về thời gian nhận hàng... Trong những trường hợp trên nếu doanh nghiệp đầu mối, doanh nghiệp trúng thầu có văn bản gửi Bộ Tài chính, và các ngành hữu quan đề nghị nâng mức tỷ giá thanh toán so với tỷ giá trúng thầu, hoặc đề xuất biện pháp để giải quyết khó khăn cho đơn vị trúng thầu thì Hội đồng Đấu thầu phải có ý kiến trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định biện pháp xử lí nhằm giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp đồng thời tạo điều kiện để duy trì tốt mối quan hệ hợp tác vốn có giữa nước ta với các nước. Trong trường hợp có phát sinh vấn đề lớn (tỷ giá thanh toán quá 100% tỷ giá Ngân hàng công bố) vượt thẩm quyền của Bộ Tài chính thì Bộ trưởng Bộ Tài chính phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định, theo qui định tại điều 12 điểm 3 của Nghị định 40/CP ngày 3/7/1995 của Chính phủ.

Các điều khoản khác của Qui chế đấu thầu ban hành ngày 23/3/1996 không trái với Qui định này vẫn giữ nguyên hiệu lực.

Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc các Bộ, ngành địa phương và các đơn vị có liên quan cần kịp thời phản ánh cho Bộ Tài chính để xem xét điều chỉnh cho phù hợp.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE
-----
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
-------
No. 414/TC-TCDN
Hanoi, June 14, 1997
 
DECISION
AMENDING AND SUPPLEMENTING THE REGULATION ON BIDDING FOR EXPORT GOODS AND SERVICES FOR PAYMENT OF FOREIGN DEBTS
THE MINISTER OF FINANCE
Pursuant to Decree No.15-CP of March 2, 1993 of the Government defining tasks, powers and State management responsibility of the Ministries and ministerial-level agencies;
Pursuant to Decree No.178-CP of October 28, 1994 of the Government on the tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;
Pursuant to Decree No.40-CP of July 3, 1995 of the Government on payment of foreign debts with goods and services paid for in foreign currency;
At the proposals of the Head of the Department of External Finance and the General Director of the General Department for Management of State capital and Property at Enterprises,
DECIDES:
Article 1.- To issue together with this Decision the provisions amending and supplementing the Regulation on Bidding applied to Export Goods and Services for Payment of Foreign Debts promulgated together with Decree No.40-CP of July 3, 1995 of the Government.
Article 2.- This Decision takes effect after its signing. The provisions of the Regulation on Bidding for Export Goods and Services for Payment of Foreign Debts issued together with Decision No.299-TC/TCDN of March 23, 1996 of the Ministry of Finance which are not contrary to this Decision shall remain effective. Members of the Bidding Council and the related Departments of the Ministry of Finance shall implement this Decision.
 

 
THE MINISTER OF FINANCE




Nguyen Sinh Hung
 
PROVISIONS AMENDING AND SUPPLEMENTING THE REGULATION ON BIDDING FOR EXPORT GOODS AND SERVICES FOR PAYMENT OF FOREIGN DEBTS
(Issued together with Decision No.414-TC/TCDN of the Minister of Finance)
To perfect the mechanism of debt payment with export goods and services, the Ministry of Finance hereby provides the following supplements to a number of points in the Regulation on Bidding for Export Goods and Services for Payment of Foreign Debts issued together with Decision No.299-TC/TCDN of March 23, 1996 of the Minister of Finance:
1. Organizations acting as main exporters to sign export contracts with foreign parties.
With regard to some traditional markets, to protect Vietnams prestige in the export of goods for debt payment, the Ministry of Trade shall coordinate with other concerned ministries to appoint certain enterprises as main exporters for the purpose of signing export contracts for debt payment with foreign parties.
Basing themselves on the annual debt payment plan for each country-creditor and the commodity structure agreed upon by the two governments concerned, the Ministry of Trade shall assume primary responsibility and coordinate with the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment to nominate domestically and internationally prestigious and experienced enterprises to sign export contracts for debt payment with foreign parties. Organizations nominated as main exporters shall have the right to refuse the nomination by sending a written refusal to the Ministry of Trade, the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance within 30 days after receiving the written nomination from the Ministry of Trade (counting from the date affixed on the postal stamp or the date the organization signed a receipt for delivery of notice of the written nomination) and by the end of the third quarter every year at the latest.
The contents of the main clauses of a goods export contract for debt payment must comply with the basic clauses of the common goods export contract, particularly with regard to the goods delivery conditions which must conform to the basic delivery conditions of international practices.
Right after signing contracts with foreign parties, and not later than one month before the expiry of the goods delivery time-limit, the main exporter shall apply to the Ministry of Trade for ratification of the contracts and to the Ministry of Finance for organization of a bidding.
The main exporter shall fully and promptly provide the assigned exporters with all information related to the performance of the foreign contracts, organize goods delivery and receipt in accordance with the contracts, request foreign parties to compensate for any damage caused by themselves (such as the late entry of foreign vessels or late opening of L/C for payment) and shall, in case of a complaint, pay compensation for damage to winning bidders that deliver export goods for debt payment in accordance with the signed foreign contracts.
If loosing the bid, a main exporter shall, besides its entitlement to perform 20% of the contract value, be entitled to enjoy the export assignment royalty. The amount of the export assignment royalty shall be agreed upon by the main exporter and the winning bidder on the basis of the common market export assignment royalty for assigned exportation of the similar commodity (maximum is 1% of the total bid winning value) and shall be stated in the export assignment contract paid for by the winning bidder.
2. Supplementing Article 1: Subjects and conditions for participating in a tender.
In cases where the State solicits a bid for the performance of export contracts signed between a Vietnamese main exporter and a foreign party, the bid participants are not required to have direct export permits but to be State enterprises having business registration permits for trading in suitable commodities.
Enterprises participating in a bid shall have to make commitments to have enough financial ability to perform the contracts if they win the bid. After winning the bid, the enterprises may use goods orders signed with the Ministry of Finance as basis for raising capital, in case of necessity (if it is accepted by the lending party).
The bid winning units shall have to sign assignment contracts with the main exporters for the delivery of goods in accordance with the export contracts already signed with foreign parties.
3. Supplementing Article 2: Bidding principles.
Basing itself on concrete conditions of each bidding, the Bidding Council shall decide on the division of the bid value into one or many lots.
Enterprises participating in the bid shall be entitled to register for one or many lots in each bidding at the exchange rate set for each respective lot.
4. Amending Article 5: Bid registration.
Enterprises participating in the bid shall pay a bidding fee (in cheque or cash) which is equivalent to 0.1% of the registered bid value but must not exceed 5 million VND for each application to participate in the bidding, instead of 10 million VND for each application as stipulated in the Regulation on Bidding dated March 23, 1996.
5. Amending Article 6: Bid evaluation criteria.
If a bidding consists of many lots, the Bidding Council shall consider and decide the bid winning enterprise for each lot. The bid winning enterprise of each lot shall be the enterprise that has registered the lowest exchange rate for such lot.
In cases where the bid winning enterprise later refuses to take part in the delivery of goods in accordance with the bidding results, it must immediately inform the Bidding Council thereof in writing within 3 days after the bid opening. The Bidding Council shall make an announcement and assign the unit that has offered the next lowest exchange rate to perform the contract, provided that such unit accepts the bid winning exchange rate. If two or more units that have offered the same next lowest exchange rate want to perform the contract, the value of the refused contract shall be equally divided among such units for performance. If no unit wants to perform the contract, the Bidding Council shall organize another bidding for the lot of goods that has been refused.
As for the enterprise that has refused the bidding results, it shall not be allowed to participate in the subsequent biddings.
6. Amending Article 7: Modes of depositing.
Mode 1: By bank securities: An enterprise shall have to deposit money into its bank account with certification by the bank which clearly states the amount of money deposited and that the purpose of the deposit is to secure a goods order. When the enterprise has fulfilled the order, the bank security shall become released.
Mode 2:The bid winning enterprise shall open an account at the State Treasury of the locality where its head office is located and deposit money therein for certification from the Treasury; such written certification shall be sent to the Ministry of Finance (the Department of External Finance) for the signing of the goods order.
The enterprise shall abide by the regulations on deposit accounts set by the bank or State Treasury where it deposits money.
7. Cases of force majeure.
In the course of exporting goods to pay debts to foreign countries, cases of force majeure may occur such as: natural clamities; the unexpected increase of the price of export commodity on international or domestic market, that exceeds the total expense on the lot of export goods; the customers refuse to receive goods or delay the receipt of goods, etc. In such cases, if the main exporters and the bid winning enterprises report in writing to the Ministry of Finance and the related branches, proposing to raise the payment exchange rate as compared with the bid winning exchange rate or suggest measures to settle difficulties, the Bidding Council shall have to give their comments to be submitted to the Minister of Finance for decision on measures to reduce difficulties for enterprises and at the same time create conditions for maintaining the traditional good cooperative relations between our country and other countries. In case of any big issue (the payment exchange rate exceeds 100% of the exchange rate announced by the bank), that goes beyond the competence of the Ministry of Finance, the Minister of Finance shall have to report to the Prime Minister for decision as prescribed Article 12, Point 3, Decree No.40-CP of July 3, 1995 of the Government.
Other provisions of the Regulation on Bidding promulgated on March 23, 1996 that are not contrary to the provisions of this Decision shall remain effective.
In the course of implementation, if any problem arises, the related ministries, branches, localities and units shall have to promptly report it to the Ministry of Finance for consideration and appropriate readjustment.
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 414-TC/TCDN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 930/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng nhà máy sản xuất kinh doanh nguyên vật liệu phòng cháy chữa cháy, vật liệu cách nhiệt cách âm, ngành xây dựng, ngành cơ khí, ngành thép, điện, điện tử, đồ gỗ, đồ gia dụng, sản phẩm từ plastic, nhựa nguyên sinh, vật liệu hiện đại” của Công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật công nghệ môi trường Đất Việt

Tài nguyên-Môi trường