Quyết định 1091/1999/QĐ-BKHCNMT của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về việc ban hành Quy định về kiểm tra Nhà nước chất lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu

thuộc tính Quyết định 1091/1999/QĐ-BKHCNMT

Quyết định 1091/1999/QĐ-BKHCNMT của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về việc ban hành Quy định về kiểm tra Nhà nước chất lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1091/1999/QĐ-BKHCNMT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Chu Tuấn Nhạ
Ngày ban hành:22/06/1999
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 1091/1999/QĐ-BKHCNMT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ MÔI VÀ TRƯỜNG
SỐ 1091/1999/QĐ-BKHCNMT NGÀY 22 THÁNG 6 NĂM 1999
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA NHÀ NƯỚC
CHẤT LƯỢNG HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

BỘ TRƯỞNG
BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

 

Căn cứ Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá ngày 27 tháng 12 năm 1990;

Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường;

Căn cứ Nghị định số 86/CP ngày 8 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ quy định phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng,

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định về kiểm tra Nhà nước chất lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu".

 

Điều 2. Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng chịu trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.

 

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế cho Quyết định số 2578/QĐ-TĐC ngày 28 tháng 10 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành Quy định về việc kiểm tra Nhà nước đối với chất lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

 

Điều 4. Các tổ chức và cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc Danh mục phải kiểm tra Nhà nước về chất lượng và các cơ quan, tổ chức thực hiện kiểm tra Nhà nước đối với chất lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.


 


BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA NHÀ NƯỚC CHẤT LƯỢNG
HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1091/1999/QĐ-BKHCNMT
ngày 22 tháng 6 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường)

 

1. QUY ĐỊNH CHUNG

 

1.1. Văn bản này quy định phương thức, nội dung, thủ tục kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và quyền hạn, trách nhiệm của các bên liên quan trong kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

1.2. Quy định này được áp dụng đối với các hàng hoá thuộc "Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra Nhà nước về chất lượng" (dưới đây gọi là Danh mục hàng hoá phải kiểm tra) do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường công bố theo từng thời kỳ; không áp dụng đối với hàng nhập khẩu là hành lý cá nhân, ngoại giao, hàng mẫu, hàng triển lãm, hội chợ.

Đối với hàng hoá đặc thù, nếu Bộ quản lý chuyên ngành được phân công quản lý tại Nghị định 86/CP ngày 08/12/1995 có quy định khác với quy định này thì thực hiện theo quy định của Bộ quản lý chuyên ngành.

Tất cả các tổ chức và cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu (dưới đây gọi tắt là doanh nghiệp xuất nhập khẩu) có hàng hoá thuộc Danh mục trên phải đăng ký kiểm tra và chịu sự kiểm tra của cơ quan, tổ chức quy định tại mục 1.4 của quy định này.

1.3. Căn cứ để kiểm tra chất lượng đối với hàng hoá xuất nhập khẩu được công bố trong Danh mục hàng hoá phải kiểm tra ban hành hàng năm.

1.4. Việc kiểm tra về chất lượng đối với hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá phải kiểm tra do Cơ quan kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu hoặc Tổ chức giám định được chỉ định thực hiện (dưới đây gọi chung là Cơ quan kiểm tra).

Cơ quan kiểm tra, Tổ chức giám định được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chỉ định hoặc phối hợp với các Bộ quản lý chuyên ngành chỉ định, được công bố kèm theo trong Danh mục hàng hoá phải kiểm tra.

Cơ quan kiểm tra tiến hành việc kiểm tra theo các Quy trình kiểm tra do Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng hoặc Bộ quản lý chuyên ngành ban hành. Các Quy trình kiểm tra được xây dựng theo hướng dẫn thống nhất về nghiệp vụ của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng.

1.5. Hàng hoá thuộc Danh mục phải kiểm tra sẽ được Cơ quan kiểm tra cấp thông báo kết quả kiểm tra chất lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 (sau đây gọi tắt là Thông báo kết quả kiểm tra). Thông báo này được thể hiện bằng một trong các hình thức sau đây:

* Giấy xác nhận hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đạt yêu cầu chất lượng (theo phương thức kiểm tra quy định tại Mục 3.1.1; 3.1.2; 3.2.1);

* Thông báo hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đủ thủ tục về kiểm tra chất lượng (theo phương thức kiểm tra quy định tại Mục 3.2);

* Thông báo hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miễn kiểm tra chất lượng (theo phương thức kiểm tra quy định tại Mục 3.2.2).

Trên cơ sở các nội dung thông báo này, cơ quan Hải quan sẽ hoàn tất thủ tục Hải quan theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp lô hàng không đảm bảo yêu cầu chất lượng, Cơ quan kiểm tra cấp Thông báo hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không đảm bảo yêu cầu chất lượng (Phụ lục 3) cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu biết và thông báo cho thanh tra chuyên ngành tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng hoặc thanh tra Bộ quản lý chuyên ngành (sau đây gọi tắt là thanh tra chuyên ngành) để có biện pháp xử lý thích hợp.

Các Thông báo này được cấp cho từng lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu.

1.6. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện sau đây sẽ được miễn kiểm tra chất lượng:

* Hàng hoá xuất khẩu đã được chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về chất lượng và/hoặc an toàn, phù hợp với yêu cầu chất lượng của hàng hoá trong hợp đồng với nước nhập khẩu;

* Hàng hoá nhập khẩu mang dấu phù hợp tiêu chuẩn của nước xuất khẩu đã được Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng thừa nhận và công bố trong từng thời kỳ.

Thủ tục miễn kiểm tra được quy định tại mục 3.3 của Quy định này.

1.7. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc Danh mục hàng hoá phải kiểm tra, nếu cũng thuộc Danh mục hàng hoá trong khuôn khổ Hiệp định về đảm bảo chất lượng và thừa nhận lẫn nhau ký giữa Việt Nam với nước ngoài, sẽ được quản lý chất lượng theo quy định của Hiệp định đó.

1.8. Chế độ giảm nhẹ kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu:

Chế độ giảm nhẹ kiểm tra được áp dụng cho các lô hàng qua theo dõi có lịch sử chất lượng đạt và ổn định theo các mức chất lượng quy định trong căn cứ kiểm tra (thông qua thống kê kết quả kiểm tra các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu).

Điều kiện áp dụng Chế độ giảm nhẹ kiểm tra được nêu tại mục 3.4 của Quy định này.

1.9. Doanh nghiệp xuất nhập khẩu có trách nhiệm tạo điều kiện cho Cơ quan kiểm tra thực hiện nhiệm vụ (cung cấp mẫu, hồ sơ tài liệu theo quy định), đồng thời nộp phí kiểm tra, phí thử nghiệm cho Cơ quan kiểm tra. Các phí trên được quy định trong mục 3.5 của Quy định này.

1.10. Các Cơ quan kiểm tra phải đăng ký danh sách, chức danh và mẫu chữ ký của cán bộ ký các văn bản được nêu ở mục 1.5 của quy định này với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng) và Bộ quản lý chuyên ngành.

 

 

 

2. QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN
KIỂM TRA NHÀ NƯỚC

 

2.1. Quyền hạn

a) Yêu cầu các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cung cấp các tài liệu cầnthiết phục vụ cho việc kiểm tra.

b) Ra vào nơi lưu giữ, bảo quản và vận chuyển hàng hoá để kiểm tra và lấy mẫu.

c) Thực hiện việc kiểm tra hàng hoá theo quy định tại mục 3 của Quy định này.

d) Cấp Thông báo kết quả kiểm tra cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

e) Thu phí kiểm tra, phí thử nghiệm theo quy định của pháp luật.

g) Kiến nghị thanh tra chuyên ngành xử lý đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu không thực hiện đúng việc kiểm tra chất lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo Quy định này. Kiến nghị doanh nghiệp các biện pháp xử lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không đạt yêu cầu về chất lượng, theo dõi việc xử lý và kết quả xử lý; kiến nghị thanh tra chuyên ngành biện pháp xử lý các hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không đạt yêu cầu.

2.2. Trách nhiệm

a) Thực hiện việc kiểm tra Nhà nước trong phạm vi được chỉ định.

b) Đảm bảo tính chính xác, trung thực và khách quan khi kiểm tra các lô hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩ. Tuân thủ chặt chẽ các quy định trong các Quy trình kiểm tra do Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng và Bộ quản lý chuyên ngành ban hành.

c) Chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn về tổ chức và nghiệp vụ của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng và/ hoặc các Bộ quản lý chuyên ngành quy định tại Nghị định số 86/CP ngày 08/12/1995 và các Thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành Nghị định này.

d) Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của doanh nghiệp xuất nhập khẩu đối với việc kiểm tra chất lượng do mình tiến hành. Trường hợp nếu do lỗi của mình trong việc kiểm tra chất lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gây thiệt hại cho doanh nghiệp thì Cơ quan kiểm tra phải hoàn trả toàn bộ phí thử nghiệm hoặc phí kiểm tra, đồng thời còn phải bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

e) Lưu trữ hồ sơ kiểm tra trong thời hạn 3 năm kể từ ngày cấp Thông báo quy định tại mục 1.5 của Quy định này và xuất trình khi các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

g) Hàng quý gửi báo cáo về hoạt động kiểm tra cho Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng và/hoặc các Bộ quản lý chuyên ngành theo các nội dung sau đây:

* Số lượng, khối lượng, giá trị hàng hoá được kiểm tra theo từng chủng loại;

* Số lượng, khối lượng các lô theo từng chủng loại hàng hoá không đạt yêu cầu về chất lượng;

* Tình hình khiếu nại của doanh nghiệp xuất nhập khẩu (nếu có).

h) Xin phép Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng) hoặc các Bộ quản lý chuyên ngành khi:

* Thay đổi phạm vi kiểm tra;

* Thay đổi, bổ sung trụ sở làm việc;

* Tạm thời ngừng hoặc chấm dứt hoạt động;

 

3. PHƯƠNG THỨC, NỘI DUNG VÀ THỦ TỤC KIỂM TRA

 

3.1. Kiểm tra chất lượng hàng hoá xuất khẩu:

Việc kiểm tra chất lượng hàng hoá xuất khẩu chỉ thực hiện tại bến đi theo phương thức kiểm tra mẫu hàng xuất khẩu và lô hàng xuất khẩu, cụ thể như sau:

3.1.1. Kiểm tra mẫu hàng xuất khẩu:

a) Trước khi xuất hàng, doanh nghiệp xuất khẩu gửi mẫu hàng xuất khẩu cùng với bản giới thiệu, thuyết minh (Catalogue) và các tài liệu kỹ thuật có liên quan về yêu cầu chất lượng của hàng hoá trong hợp đồng với nước nhập khẩu.

Trên cơ sở nội dung, yêu cầu kiểm tra, tuỳ theo tính chất của từng loại hàng hoá, Cơ quan kiểm tra quy định số lượng mẫu cần gửi để đảm bảo các yêu cầu thử nghiệm và lưu mẫu.

b) Cơ quan kiểm tra thực hiện việc thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng đã quy định của mẫu hàng và thông báo kết quả thử nghiệm cho doanh nghiệp xuất khẩu biết để xử lý. Kết quả thử nghiệm mẫu hàng đạt yêu cầu là căn cứ để đối chiếu với các lô hàng xuất khẩu sau này của chính doanh nghiệp đó. Trong trường hợp mẫu hàng có các chỉ tiêu chất lượng không phù hợp quy định, Cơ quan kiểm tra thông báo cho doanh nghiệp biết để xử lý lại lô hàng và tiến hành gửi mẫu hàng tiếp theo để kiểm tra.

c) Trường hợp kết quả thử nghiệm mẫu hàng phù hợp yêu cầu, khi hàng hoá tập kết ra cửa khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu thông báo cho Cơ quan kiểm tra biết, đồng thời gửi bổ sung các hồ sơ sau:

* Giấy đăng ký kiểm tra Nhà nước chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu (theo Phụ lục 1);

* Hợp đồng xuất khẩu (sao y bản chính);

Sau khi nhận được các hồ sơ bổ sung trên đây, Cơ quan kiểm tra sẽ kiểm tra bao gói, ghi nhãn và các dấu hiệu bên ngoài của hàng hoá thực tế xuất khẩu với mẫu hàng hoá đã kiểm tra. Trường hợp phù hợp với mẫu hàng đã được kiểm tra trước, trong vòng 01 ngày, Cơ quan kiểm tra sẽ cấp thông báo kết quả kiểm tra theo Phụ lục 3 (lô hàng đủ thủ tục về kiểm tra chất lượng) để làm căn cứ cho việc hoàn thành thủ tục thông quan.

d) Trường hợp hàng hoá xuất khẩu không phù hợp với mẫu hàng đã được kiểm tra trước về bao bì, ghi nhãn và các dấu hiệu bên ngoài, việc kiểm tra lô hàng đó được chuyển sang thực hiện theo trình tự thủ tục kiểm tra lô hàng xuất khẩu nêu tại mục 3.1.2 của Quy định này.

3.1.2. Kiểm tra lô hàng xuất khẩu:

a) Trước khi xuất khẩu lô hàng, doanh nghiệp xuất khẩu nộp các hồ sơ sau đây cho Cơ quan kiểm tra:

* Giấy đăng ký kiểm tra Nhà nước chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu (Phụ lục 1);

* Hợp đồng xuất khẩu (sao y bản chính);

* Các chứng chỉ chứng nhận hàng hoá phù hợp Tiêu chuẩn Việt Nam (nếu có) và yêu cầu chất lượng của hàng hoá trong hợp đồng với nước nhập khẩu.

b) Sau khi nhận đủ hồ sơ, Cơ quan kiểm tra lấy mẫu hàng hoá, thực hiện việc kiểm tra chất lượng và thông báo kết quả kiểm tra sau 05 ngày kể từ ngày lấy mẫu. Trường hợp mẫu hàng đạt yêu cầu chất lượng, Cơ quan kiểm tra cấp Thông báo kết quả kiểm tra theo Phụ lục 3 (xác nhận hàng hoá xuất khẩu đạt yêu cầu chất lượng). Trường hợp mẫu hàng không đạt yêu cầu, Cơ quan kiểm tra gửi thông báo lô hàng không đạt chất lượng (Phụ lục 3) cho doanh nghiệp xuất khẩu để xử lý lại lô hàng.

3.2. Kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu:

Việc kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu được thực hiện tại một trong hai địa điểm sau:

* Kiểm tra tại bến đến;

* Kiểm tra tại bến đi;

3.2.1. Kiểm tra tại bến đến:

Kiểm tra tại bến đến được thực hiện theo hai phương thức:

* Kiểm tra mẫu hàng nhập khẩu;

* Kiểm tra lô hàng nhập khẩu.

3.2.1.1. Kiểm tra mẫu hàng nhập khẩu:

a) Trước khi nhập hàng, doanh nghiệp nhập khẩu gửi mẫu hàng nhập khẩu cùng với bản giới thiệu, thuyết minh (Catalogue) về hàng hoá của bên bán hàng và các tài liệu kỹ thuật có liên quan.

Trên cơ sở nội dung, yêu cầu kiểm tra, tuỳ theo tính chất của từng loại hàng hoá, Cơ quan kiểm tra quy định số lượng mẫu cần gửi để đảm bảo các yêu cầu thử nghiệm và lưu mẫu.

b) Cơ quan kiểm tra thực hiện việc thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng đã quy định của mẫu hàng và thông báo kết quản thử nghiệm cho doanh nghiệp nhập khẩu biết để xử lý. Kết quả thử nghiệm mẫu hàng đạt yêu cầu là căn cứ để đối chiếu với các lô hàng nhập khẩu sau này của chính doanh nghiệp đó.

c) Trường hợp kết quả thử nghiệm mẫu hàng phù hợp yêu cầu, khi hàng hoá nhập về cửa khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu thông báo cho Cơ quan kiểm tra biết, đồng thời gửi bổ sung các hồ sơ sau đây:

* Giấy đăng ký kiểm tra Nhà nước chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu (theo Phụ lục 1);

* Sao y bản chính bản liệt kê hàng hoá (nếu có), hoá đơn, vận đơn. Đối với hàng hoá là dầu nhờn động cơ phải kèm thêm hợp đồng nhập khẩu (sao y bản chính);

* Các chứng thư chất lượng của lô hàng cấp từ bến đi (nếu có).

Sau khi nhận được các hồ sơ bổ sung trên đây, Cơ quan kiểm tra sẽ kiểm tra bao gói, ghi nhãn và các dấu hiệu bên ngoài của hàng hoá thực tế nhập về cửa khẩu. Trường hợp phù hợp với mẫu hàng đã được kiểm tra trước, trong vòng từ 01 đến 02 ngày, Cơ quan kiểm tra sẽ cấp thông báo kết quả kiểm tra theo Phụ lục 3 (lô hàng đủ thủ tục về kiểm tra chất lượng) để làm căn cứ cho việc hoàn thành thủ tục thông quan.

d) Trường hợp hàng hoá nhập khẩu không phù hợp với mẫu hàng đã được kiểm tra trước về bao bì, ghi nhãn và các dấu hiệu bên ngoài, việc kiểm tra lô hàng đó được chuyển sang thực hiện theo trình tự thủ tục kiểm tra lô hàng nhập khẩu nêu tại mục 3.2.1.2 của Quy định này.

3.2.1.2. Kiểm tra lô hàng nhập khẩu:

a) Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu không gửi mẫu hàng để kiểm tra trước, khi hàng hoá nhập về cửa khẩu, doanh nghiệp phải thông báo cho Cơ quan kiểm tra biết và nộp các hồ sơ sau đây:

* Giấy đăng ký kiểm tra Nhà nước chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu (Phụ lục 1);

* Sao y bản chính bản liệt kê hàng hoá (nếu có), hoá đơn, vận đơn. Đối với hàng hoá là dầu nhờn động cơ phải kèm thêm hợp đồng nhập khẩu (sao y bản chính);

* Bản giới thiệu, thuyết minh (Catalogue) hoặc tài liệu kỹ thuật có liên quan về hàng hoá của người bán hàng.

b) Sau khi nhận đủ các hồ sơ trên đây, Cơ quan kiểm tra sẽ lấy mẫu hàng hoá và thử nghiệm theo các chỉ tiêu quy định.

Trường hợp kết quả thử nghiệm phù hợp với yêu cầu về căn cứ kiểm tra hàng nhập khẩu, Cơ quan kiểm tra cấp Thông báo kết quả kiểm tra theo Phụ lục 3 (xác nhận hàng hoá nhập khẩu đạt chất lượng nhập khẩu) cho doanh nghiệp để làm căn cứ cho việc hoàn thành thủ tục thông quan.

Trường hợp kết quả thử nghiệm không phù hợp với yêu cầu về căn cứ kiểm tra hàng nhập khẩu, Cơ quan kiểm tra thông báo lô hàng không đảm bảo yêu cầu chất lượng cho doanh nghiệp biết (Phụ lục 3), đồng thời thông báo cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

c) Kết quả thử nghiệm mẫu hàng hoá được Cơ quan kiểm tra lưu giữ để làm căn cứ quyết định việc thực hiện thủ tục kiểm tra cho các lô hàng cùng loại của doanh nghiệp (cùng tên gọi, ký hiệu, cùng do một tổ chức trực tiếp sản xuất) sau này.

3.2.2. Kiểm tra tại bến đi:

Việc kiểm tra hàng hoá nhập khẩu tại bến đi được thực hiện theo trình tự sau:

3.2.2.1. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng) hoặc Bộ quản lý chuyên ngành (đối với hàng hoá được phân công quản lý) thông báo danh sách các Tổ chức giám định nước ngoài được thừa nhận, Cơ quan kiểm tra, Tổ chức giám định được chỉ định để doanh nghiệp nhập khẩu lựa chọn thực hiện việc kiểm tra tại bến đi.

3.2.2.2. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu chọn Tổ chức giám định nước ngoài không thuộc danh sách nói trên, doanh nghiệp nhập khẩu có trách nhiệm cung cấp cho Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) hoặc Bộ quản lý chuyên ngành các thông tin và hồ sơ sau đây của tổ chức này để xem xét thực hiện thừa nhận:

* Tên Tổ chức giám định;

* Địa chỉ, trụ sở, điện thoại, Fax;

* Lĩnh vực, phạm vi, đối tượng hoạt động cụ thể;

* Các chứng chỉ, chứng nhận về hệ thống đảm bảo chất lượng ISO 9000; về sự phù hợp với ISO/IEC Guide 39; về công nhận phòng thử nghiệm (nếu có).

Căn cứ vào thông tin trong hồ sơ, trong vòng 07 ngày, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) hoặc Bộ quản lý chuyên ngành sẽ có văn bản chấp nhận hay không chấp nhận cho tổ chức này thực hiện việc kiểm tra, đồng thời thông báo cho Cơ quan kiểm tra và doanh nghiệp nhập khẩu biết.

3.2.2.3. Doanh nghiệp nhập khẩu có trách nhiệm thông báo cho Tổ chức giám định nước ngoài đã được thừa nhận về các căn cứ kiểm tra tương ứng cho loại hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá phải kiểm tra.

3.2.2.4. Khi hàng hoá nhập về cửa khẩu, trình tự và thủ tục được thực hiện như sau:

a) Doanh nghiệp nộp các hồ sơ bổ sung bao gồm:

* Giấy đăng ký kiểm tra Nhà nước chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu (theo Phụ lục 1);

* Sao y bản chính bản liệt kê hàng hoá (nếu có), hoá đơn, vận đơn. Đối với hàng hoá là dầu nhờn động cơ phải kèm thêm hợp đồng nhập khẩu (sao y bản chính);

* Chứng thư chất lượng của lô hàng do Tổ chức giám định nước ngoài đã được thừa nhận hoặc Cơ quan kiểm tra, Tổ chức giám định được chỉ định cấp từ bến đi.

b) Cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra sự phù hợp về bao gói, ghi nhãn và các dấu hiệu bên ngoài của hàng hoá thực tế nhập về cửa khẩu với hồ sơ nhập khẩu, nếu phù hợp trong vòng từ 01 đến 02 ngày Cơ quan kiểm tra sẽ cấp Thông báo kết quả kiểm tra theo Phụ lục 3 (hàng hoá nhập khẩu đủ thủ tục về kiểm tra chất lượng).

c) Trường hợp kết quả kiểm tra hồ sơ, kiểm tra bao gói, ghi nhãn và các dấu hiệu bên ngoài hàng hoá thực tế nhập khẩu không phù hợp, việc kiểm tra lô hàng đó chuyển sang kiểm tra lô hàng theo thủ tục nêu tại mục 3.2.1.2 của Quy định này.

d) Chi phí cho việc kiểm tra tại bến đi do doanh nghiệp nhập khẩu thoả thuận với Tổ chức giám định nước ngoài hoặc Cơ quan kiểm tra, Tổ chức giám định được chỉ định thực hiện công tác này.

3.3. Miễn kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu:

Đối tượng miễn kiểm tra được quy định tại mục 1.6 của Quy định này.

Để thực hiện việc miễn kiểm tra cho mỗi lô hàng, trước khi hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu, doanh nghiệp xuất nhập khẩu gửi giấy xin miễn kiểm tra chất lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (Phụ lục 2) cho Cơ quan kiểm tra.

Sau khi nhận đủ và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ hàng hoá, nếu đạt yêu cầu thì trong vòng 01 ngày Cơ quan kiểm tra sẽ cấp Thông báo kết quả kiểm tra theo Phụ lục 3 (thông báo miễn kiểm tra đối với lô hàng hoá của doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu) để làm căn cứ hoàn thành thủ tục thông quan.

3.4. Chế độ giảm nhẹ kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu:

Đối tượng được thực hiện chế độ giảm nhẹ kiểm tra được nêu tại mục 1.8 của Quy định này.

Điều kiện áp dụng và việc thực hiện cụ thể chế độ giảm nhẹ kiểm tra này được nêu cụ thể trong các quy định hoặc quy trình kiểm tra (đối với từng loại hàng hoá) do Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, các Bộ quản lý chuyên ngành ban hành theo nguyên tắc sau đây:

* Giảm tần suất kiểm tra (số lượng lô liên tục lấy mẫu kiểm tra);

* Giảm lượng mẫu lấy kiểm tra;

* Giảm chỉ tiêu kiểm tra.

3.5. Phí kiểm tra, phí thử nghiệm chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu:

Việc thu, quản lý và sử dụng phí kiểm tra, phí thử nghiệm chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu được quy định tại Thông tư liên tịch giữa Bộ Tài chính - Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

 

4. KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

 

4.1. Trong thời hạn 7 ngày kể từ khi nhận được thông báo lô hàng không đạt chất lượng xuất nhập khẩu nêu tại mục 1.5 của Quy định này, doanh nghiệp xuất nhập khẩu có quyền đề nghị Cơ quan kiểm tra đã tiến hành kiểm tra chất lượng hàng hoá của mình xem xét lại kết quả kiểm tra hoặc tái kiểm tra với điều kiện lô hàng được giữ nguyên tình trạng ban đầu. Nếu kết quả tái kiểm tra trái với kết quả kiểm tra lần đầu, thì doanh nghiệp xuất nhập khẩu không phải trả chi phí cho việc tái kiểm tra đó.

4.2. Doanh nghiệp xuất nhập khẩu có quyền khiếu nại về kết luận của Cơ quan kiểm tra đối với hàng hoá của mình, khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính về quyết định xử lý vi phạm của các cơ quan có thẩm quyền. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại, khởi kiện và giải quyết đơn kiện được thực hiện theo quy định của pháp luật.

 

5. THANH TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

 

5.1. Nếu doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu những hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá phải kiểm tra vi phạm các quy định của văn bản này và các văn bản có liên quan khác thì bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 57/CP ngày 31/5/1997 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng hàng hoá.

5.2. Các Cơ quan kiểm tra chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu chịu sự thanh tra và xử lý vi phạm của thanh tra chuyên ngành đối với hoạt động kiểm tra chất lượng hàng hoá phù hợp với sự phân công quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá.

5.3. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường phối hợp với các Bộ quản lý chuyên ngành chỉ định Cơ quan kiểm tra đồng thời có quyền tạm thời đình chỉ hoặc bãi bỏ quyền kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu nếu Cơ quan kiểm tra đó không thực hiện đầy đủ hoặc đúng thẩm quyền được giao trong việc kiểm tra Nhà nước theo quy định này và các văn bản khác có liên quan.

5.4. Các công chức, viên chức của Cơ quan kiểm tra, Tổ chức giám định được chỉ định có những biểu hiện không trung thực khi kiểm tra xác nhận hoặc cố ý gây cản trở cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong khi thừa hành nhiệm vụ thì tuỳ theo mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định hiện hành của pháp luật.

 

 

PHỤ LỤC 1

 

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA NHÀ NƯỚC CHẤT LƯỢNG
HÀNG HOÁ XUẤT/NHẬP KHẨU

 

Kính gửi:................... (Tên Cơ quan kiểm tra)...........................................

Địa chỉ:............................. ĐT:.......................... Fax:................................

Doanh nghiệp (tên Việt Nam và tên giao dịch quốc tế):............................

...................................................................................................................

Địa chỉ:......................................................................................................

Điện thoại:............................................ Fax:............................................

Người liên hệ:....................................... Phòng ban:.................................

Đăng ký kiểm tra Nhà nước chất lượng hàng hoá sau:

 

Số TT

Tên hàng hoá

Khối lượng/số lượng

Thời gian/địa điểm kiểm tra

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hồ sơ kèm theo gồm có:

- Hợp đồng số: ............................ - Phiếu liệt kê hàng gửi số: ......................

- Hoá đơn số: .............................. - Giấy CNCL/ATVS số:...........................

- Vận đơn số: .............................. - Tờ khai hàng hoá xuất/ nhập khẩu số:...

- .....................................................................................................................

Chúng tôi xin đảm bảo mọi điều kiện cho Cơ quan kiểm tra thực hiện việc kiểm tra lô hàng này trong vòng 15 ngày kể từ khi hàng cập cảng.

 

(TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA)

vào sổ đăng ký:

Số:

Ngày.... tháng.... năm.......

(Đại diện Cơ quan kiểm tra ký tên, đóng dấu)

..., ngày.... tháng.... năm....

Đại diện doanh nghiệp

Ghi chú: Giấy đăng ký này không thay thế Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng lô hàng.

PHỤ LỤC 2

 

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ MIỄN KIỂM TRA NHÀ NƯỚC
CHẤT LƯỢNG HÀNG HOÁ XUẤT/NHẬP KHẨU

 

Kính gửi:................ (Tên Cơ quan kiểm tra) ...........................................

Địa chỉ:........................ ĐT:.................... Fax:.........................................

Doanh nghiệp (tên Việt Nam và tên giao dịch quốc tế): ........................

................................................................................................................

Địa chỉ:....................................................................................................

Điện thoại:.............................................. Fax:.........................................

Người liên hệ:.......................................... Phòng/ ban:...........................

Xin miễn kiểm tra hàng hoá xuất/nhập khẩu dưới đây:

1. Tên hàng hoá:

2. Ký/nhãn hiệu hàng hoá:

3. Số lượng khai báo:

4. Nước (hoặc hãng) sản xuất theo khai báo:

5. Cảng chất hàng:

6. Cảng dỡ hàng:

7. Thời gian xuất/nhập khẩu:

8. Thuộc lô hàng có các chứng từ sau:

- Hợp đồng số: - Phiếu đóng gói số:

- Hoá đơn số: - Giấy chứng nhận xuất xứ số:

- Vận đơn số: - Tờ khai hàng xuất/ nhập khẩu số:

9. Doanh nghiệp xuất khẩu:

10. Doanh nghiệp nhập khẩu:

11. Giấy chứng nhận hàng hoá thuộc diện miễn kiểm tra chất lượng:

Đã được chứng nhận phù hợp với TCVN...... về chất lượng và/hoặc an toàn theo Giấy chứng nhận số:.... ngày... của....... (Tên Cơ quan cấp giấy chứng nhận)..................

Mang dấu hiệu phù hợp tiêu chuẩn của nước xuất khẩu đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thừa nhận:................... (Tên, số hiệu tiêu chuẩn đã được thừa nhận) ........................................

Chúng tôi xin gửi kèm theo đây các chứng từ nêu trên:

 

(TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA)

vào sổ đăng ký:

Số:

Ngày.... tháng.... năm.......

(Đại diên Cơ quan kiểm tra ký tên, đóng dấu)

..., ngày.... tháng.... năm....

Đại diện doanh nghiệp

 

Ghi chú: Giấy đề nghị miễn kiểm tra không thay thế Thông báo miễn kiểm tra chất lượng lô hàng

 

 

 

 

 

 


PHỤ LỤC 3

 

(Tên cơ quan chủ quản)

(TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG)

 

Số:

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Ngày:

 

THÔNG BÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA NHÀ NƯỚC
CHẤT LƯỢNG HÀNG HOÁ XUẤT/NHẬP KHẨU

 

1. Tên hàng hoá:

2. Ký/nhãn hiệu hàng hoá:

3. Số lượng khai báo:

4. Nước (hoặc hãng) sản xuất theo khai báo:

5. Cảng chất hàng:

6. Cảng dỡ hàng:

7. Thời gian xuất/ nhập khẩu:

8. Thuộc lô hàng có các chứng từ sau:

- Hợp đồng số: - Phiếu đóng gói số:

- Hoá đơn số: - Giấy chứng nhận xuất xứ số:

- Vận đơn số: - Tờ khai hàng xuất/ nhập khẩu số:

9. Doanh nghiệp xuất khẩu:

10. Doanh nghiệp nhập khẩu:

11. Giấy đăng ký kiểm tra số:

12. Ngày lấy mẫu/ kiểm tra:

13. Tại địa điểm:

14. Căn cứ kiểm tra:

 

KẾT QUẢ KIỂM TRA

 

Ví dụ về các kết luận có thể đưa ra trong biểu này:

- Lô hàng đạt yêu cầu chất lượng xuất/nhập khẩu.

hoặc - Lô hàng được miễn kiểm tra chất lượng.

hoặc - Lô hàng không đạt yêu cầu chất lượng xuất/nhập khẩu .

hoặc - Lô hàng đủ thủ tục về chất lượng đối với hàng xuất/nhập khẩu.

 

 

Kiểm tra viên

(Họ tên, chữ ký)

(Đại diện Cơ quan kiểm tra ký tên, đóng dấu)

 

Nơi nhận:

- Doanh nghiệp xuất/nhập khẩu

(doanh nghiệp đăng ký KTCL cho lô hàng)

- Hải quan cửa khẩu.

- Lưu Cơ quan kiểm tra.

 


(tên, địa chỉ, điện thoại, Fax của Cơ quan kiểm tra)

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF SCIENCE, TECHNOLOGY AND ENVIRONMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
No: 1091/1999/QD-BKHCNMT
Hanoi, June 22, 1999
 
DECISION
PROMULGATING THE REGULATION ON THE STATE CONTROL OF IMPORT-EXPORT GOODS QUALITY
THE MINISTER OF SCIENCE, TECHNOLOGY AND ENVIRONMENT
Pursuant to the Ordinance on Goods Quality of December 27, 1990;
Pursuant to the Government’s Decree No. 22/CP of May 22, 1993 on the tasks, power and organizational structure of the Ministry of Science, Technology and Environment;
Pursuant to the Government’s Decree No. 86/CP of December 8, 1995 on the assignment of responsibility for the State management over the goods quality;
At the proposal of the General Director of Standardization, Metrology and Quality,
DECIDES:
Article 1.-To issue together with this Decision the "Regulation on the State control of import-export goods quality".
Article 2.-The General Department of Standardization, Metrology and Quality shall have to organize, guide and inspect the implementation of this Decision.
Article 3.-This Decision takes effect 15 days after its signing and replaces Decision No. 2578/QD-TDC of October 28, 1996 of the Minister of Science, Technology and Environment issuing the Regulations on the State control of import-export goods quality.
Article 4.- Organizations and individuals which import and/or export goods on the List of goods subject to the State quality control; and agencies and organizations in charge of the State control of import-export goods quality shall have to implement this Decision.
 

 
THE MINISTRY OF SCIENCE, TECHNOLOGY AND ENVIRONMENT




Chu Tuan Nha
 
REGULATION
ON THE STATE CONTROL OF IMPORT-EXPORT GOODS QUALITY
(issued together with Decision No. 1091/1999/QD-BKHCNMT of June 22, 1999 of the Minister of Science, Technology and Environment)
1. GENERAL PROVISIONS
1.1. This document stipulates the modes, contents and procedures for the State control of import-export goods quality as well as the powers and responsibilities of the parties involved in the State control of import-export goods quality.
1.2. This Regulation shall apply to those goods on the "List of import-export goods subject to the State quality control" (hereafter referred to as List of goods subject to the control), announced by the Ministry of Science, Technology and Environment for each period; and shall not apply to import goods being personal luggage, diplomatic goods, sample goods or goods for exhibitions and fairs.
For particular goods, if the specialized managing ministries assigned to manage them under Decree No. 86/CP of December 12, 1995 issue regulations other than those stated herein, the regulations of such specialized managing ministries shall apply.
All importing/exporting organizations and individuals (hereafter referred to as importing/exporting enterprises for short) that possess goods on the above-said List shall have to register for the quality control and be subject to the control by the agencies or organizations defined in Item 1.4 of this Regulation.
1.3. The bases for import/export goods quality control shall be announced in the annual List of goods subject thereto.
1.4. The quality control of those goods on the List of goods subject thereto shall be conducted by the State agency(ies) in charge of the import-export goods control or by the designated expertise organization(s) (hereafter referred collectively to as the control agencies).
The control agencies and expertise organizations shall be nominated by the Ministry of Science, Technology and Environment itself or in coordination with the specialized managing ministries and be publicized together with the List of goods subject to quality control.
The control agencies shall conduct the control according to the control procedures, prescribed by the General Department of Standardization, Metrology and Quality or the specialized managing ministries. The control procedures shall be elaborated under the unified professional guidance of the General Department of Standardization, Metrology and Quality.
1.5 Goods on the List of goods subject to the control shall be issued notices of import-export goods quality control results (hereafter referred to as control result notices for short) by the control agencies, according to the set form. Such a notice may be made in one of the following forms:
- A certificate of import-export goods that meet the quality requirements (according to the control mode stipulated in Items 3.1.1; 3.1.2 and 3.2.1);
- A notice of import-export goods that have gone through all the quality control procedures (according to the control mode stipulated in Item 3.2);
- A notice of import-export goods exempt from quality control (according to the control mode stipulated in Item 3.2.2).
Basing themselves on the contents of such notices, the customs agencies shall fulfill the customs procedures as prescribed by law.
Where a lot of import/export goods fails to meet the quality requirements, the control agency shall issue a notice thereon to the concerned importing/exporting enterprise and, at the same time, notify this to the specialized standardization, metrology and quality inspectorate or the inspectorate of the specialized managing ministry (hereafter called the specialized inspectorate for short) so that the latter may take appropriate handling measures.
The said notices shall be issued to the lots of import/export goods on the case-by-case basis.
1.6. Import/export goods of the following types shall be exempt from quality control:
- Export goods which have been certified compatible with the Vietnamese Standards (VS) in term of their quality and/or safety, meeting the goods quality requirements in the contracts signed with the importing countries;
- Import goods bearing marks of conformity with the standards of the exporting countries, which have been recognized by the General Department of Standardization, Metrology and Quality and are publicized in each period.
The control exemption procedures are stipulated in Item 3.3 of this Regulation.
1.7. Import/export goods on the List of goods subject to the control, if also on the List of goods within an Agreement on ensuring quality and mutual recognition signed between Vietnam and a foreign country shall be subject to the quality control according to such Agreement.
1.8. The regime of alleviation of import/export goods control:
The regime of alleviation of import/export goods control shall apply to the lots of goods, which, through the supervision (the statistical results of the inspection of import/export goods lots), show their satisfactory and sustainable quality according to the quality norms set in the control bases.
The conditions for application of the regime of alleviation of import/export goods control are stipulated in Item 3.4 of this Regulation.
1.9. Importing/exporting enterprises shall have to create conditions (supply samples, dossiers and documents as prescribed) for the control agencies to perform their tasks, and at the same time, pay the control and testing fees to the control agencies. The fee levels are stipulated in Item 3.5 of this Regulation.
1.10. The control agencies shall have to register with the Ministry of Science, Technology and Environ-ment (the General Department of Standardization, Metrology and Quality) as well as the specialized managing ministries the lists, titles and specimen signatures of those officials who sign the documents mentioned in Item 1.5 of this Regulation.
2. POWERS AND RESPONSIBILITIES OF THE STATE CONTROL AGENCIES
2.1. Powers
a/ To request the importing/exporting enterprises to supply necessary documents in service of the control.
b/ To get access to places of goods storage, preservation and transportation for control and goods samples.
c/ To effect the goods control according to the provisions in Item 3 of this Regulation.
d/ To issue the control result notices to the importing/exporting enterprises.
e/ To collect the control and testing fees as prescribed by law;
f/ To propose the specialized inspectorates to handle those importing/exporting enterprises that fail to strictly comply with the import/export goods quality control under this Regulation. To request enterprises to take measures to handle import/export goods which fail to meet the quality requirements and monitor the handling as well as the handling results; to propose to the specialized inspectorates measures for handling import/export goods that fail to meet the quality requirements.
2.2. Responsibilities
a/ To conduct the State control within the ambit of assigned responsibilities.
b/ To ensure the accuracy, honesty and objectivity when controlling the import/export goods lots. To strictly comply with the control procedures issued by the General Department of Standardization, Metrology and Quality as well as the specialized managing ministries.
c/ To be subject to the organizational and professional direction and guidance of the General Depart-ment of Standardization, Metrology and Quality and/or the specialized managing ministries as defined in Decree No. 86/CP of December 8, 1995 as well as the joint circulars guiding the implementation of this Decree.
d/ To receive and settle the importing/exporting enterprises’ complaints about the quality control they have conducted. If damage is caused to importing/exporting enterprises due to their faults in the import/export goods quality control, the control agencies shall have to refund all the testing or control fees to the enterprises and, at the same time, make compensation therefor as prescribed by law.
e/ To keep the control dossiers for 3 years after issuing notices prescribed in Item 1.5 of this Regulation and produce them to the competent agencies when so requested.
f/ To submit quarterly reports on the control activities to the General Department of Standardization, Metrology and Quality and/or the specialized managing ministries with the following contents:
- The volume, quantity and value of each goods category having gone through the control;
- The volume and quantity of the lots of goods of each category, which fail to meet the quality requirements;
- The situation on complaints (if any) by importing/exporting enterprises.
g/ To ask for permission of the Ministry of Science, Technology and Environment (the General Department of Standardization, Metrology and Quality) or the specialized managing ministries in case of:
- The change of the control area;
- The change or addition of their working offices;
- The cessation or termination of their operations;
3. CONTROL MODES, CONTENTS AND PROCEDURES
3.1. Export goods quality control:
The export goods quality control shall only be conducted at the departure port(s) by mode of examining the export goods samples and lots. More concretely:
3.1.1. Examining the export goods samples:
a/ Before exporting goods, the exporting enterprise shall send the export goods samples together with a catalogue thereon as well as the relevant technical documents on the quality of goods mentioned in the contract signed with the importing country.
On the basis of the control contents and requirements and depending on the characteristics of each goods category, the control agency shall determine the quantity of samples to be sent for testing and storing requirements.
b/ The control agency shall conduct the testing of sample goods in terms of the quality norms set for them and notify the testing results to the exporting enterprise for handling. The testing results showing the goods samples have met the requirements shall serve as basis for comparison with the subsequent export goods lots of the said enterprise. In cases where the goods samples contain the quality norms incompatible with the prescriptions, the control agency shall notify the enterprise thereof so that the latter may re-handle the goods lot and send other goods samples for inspection.
c/ Where the testing results show that the goods samples satisfy the requirements, when the goods are gathered at the border-gate, the exporting enterprise shall notify the control agency thereof and, at the same time, send the latter the following additional dossiers:
- The paper on registration for the State control of import/export goods quality;
- The export contract (duplicate copy);
After receiving the above-said additional dossiers, the control agency shall examine the packing, labeling and outside marks of the actually exported goods, comparing them with the already examined goods samples. If the exported goods conform with the examined goods samples, the control agency shall, within 1 day, issue a control result notice (certifying that the lot of goods has gone through the quality control procedures) which shall serve as basis for the clearance of the customs procedures.
d/ Where the exported goods fail to conform with the already examined goods samples in terms of their packing, labeling and outside marks, the inspection of such goods lot shall comply with the order and procedures prescribed for the export goods lot as mentioned in Item 3.1.2 of this Regulation.
3.1.2. Examining the export goods lots:
a/ Before exporting a lot of goods, the exporting enterprise shall submit the following dossiers to the control agency:
- The paper of registration for the State control of import/export goods quality;
- The export contract (the duplicate copy);
- The certificates (if any) of the goods� compatibility with the Vietnamese Standards and the requirements set for the goods in the contract signed with the importing country.
b/ After receiving a complete dossier, the control agency shall take goods samples, conduct the quality control and publicize the control results 5 days after taking the samples. Where the goods samples meet the quality requirements, the control agency shall issue a control result notice (certifying that the export goods meet the quality requirements). Where the goods samples fail to meet the requirements, the control agency shall issue a notice thereon to the exporting enterprise so that the latter re-handle the lot of goods.
3.2. Import goods quality control:
The import goods quality control shall be conducted at one of the two following places:
- The arrival port, or
- The departure port.
3.2.1. Control at the arrival port:
The control at the arrival port shall be conducted by two modes:
- Examining the import goods samples; and
- Examining the import goods lot.
3.2.1.1. Examining the import goods samples:
a/ Before importing goods, the importing enterprise shall send the import goods samples together with a catalogue thereon supplied by the selling party as well as the relevant technical documents to the control agency.
On the basis of the control contents and requirements and depending on the characteristics of each goods category, the control agency shall determine the quantity of samples to be sent for testing and storing requirements.
b/ The control agency shall conduct the testing according to the quality norms already set for the goods samples and notify the testing results to the importing enterprise so that the latter may be aware of and handle the matters. The testing results showing the goods samples meet the set requirements shall serve as basis for comparison with the subsequent import goods lots of the said enterprise.
c/ Where the testing results show that the goods lot meets the requirements, when the import goods arrive at the border-gate, the importing enterprise shall notify such to the control agency and, at the same time, send the latter the following additional dossiers:
- The paper of registration for the State control of the import/export goods quality;
- The duplicate copy of the goods list (if any), invoices and bills of lading. For goods being lubricants for motors, an import contract (the duplicate copy) is required;
- The deeds (if any) on the goods lot quality, issued at the departure port.
After receiving the above-said additional dossiers, the control agency shall examine the packing, labeling and outside marks of the goods actually imported to the border-gate. Where those goods conform with the already examined goods samples, the control agency shall, within 1 to 2 days, issue a control result notice (certifying that the lot of goods has gone through the quality control procedures) which shall serve as basis for customs procedures clearance.
d/ Where the import goods fail to conform with the examined goods samples in terms of their packing, labeling and outside marks, the goods lot examination shall comply with the order and procedures for import goods lot examination mentioned in Item 3.2.1.2. of these Regulations.
3.2.1.2. Examining the import goods lot:
a/ Where the importing enterprise fails to send the goods samples for advance examination, when the import goods arrive at the border-gate, such enterprise shall have to notify the control agency thereof and submit the following dossiers:
- The paper of registration for the State control of import/export goods quality;
- The duplicate copy of the goods list (if any), invoices and bills of lading. For goods being motor lubricants, an import contract (the duplicate copy) is required;
- The catalogue or technical documents related to the goods, supplied by the seller.
b/ After fully receiving the above-said dossiers, the control agency shall take goods samples and test them according to the set norms.
Where the testing results conform to the requirements of the import goods control bases, the control agency shall issue a control result notice (certifying that the goods meet the quality requirements for the import) to the enterprise, which shall serve as basis for customs procedures clearance.
Where the testing results fail to meet the requirements of the import goods control bases, the control agency shall notify such to the enterprise and, at the same time to the competent State agencies for handling according to the provisions of law.
c/ The goods sample testing results shall be kept on file by the control agency to serve as a basis for the completion of the control procedures for the enterprise’s subsequent goods lots of the same category (which have the same names, symbols and are produced by the same organization).
3.2.2. Control at the departure port:
The import goods control at the departure port shall be effected according to the following order:
3.2.2.1. The Ministry of Science, Technology and Environment (the General Department of Standardization, Metrology and Quality) or the specialized managing ministries (which are assigned to manage the goods) shall publicize lists of the recognized foreign expertise organizations as well as the designated control agencies and expertise organizations, which shall be selected by the importing enterprises to effect the goods inspection at the departure ports.
3.2.2.2. In cases where an importing enterprise selects a foreign expertise organization other than that on the above-mentioned list, such importing enterprise shall have to provide the Ministry of Science, Technology and Environment (the General Department of Standardization, Metrology and Quality) or the specialized managing ministry the following information and dossiers about such organization for consideration and recognition:
- The name of the expertise organization;
- Its address, head office, telephone and fax numbers;
- The area, scope and objects of its operation;
- Certificates of the compatibility of its quality testing system with the International Organization for Standardization (ISO) 9000; conformity with the ISO/IEC Guide 39; and recognition of its testing laboratory (if any).
On the basis of the information in the dossiers, the Ministry of Science, Technology and Environment (the General Department of Standardization, Metrology and Quality) or the specialized managing ministry shall issue a document, permitting or not permitting the said organization to conduct the examination, and at the same time, notify this to the control agency and the importing enterprise.
3.2.2.3. The importing enterprise shall have to notify the recognized foreign expertise organization of the control bases corresponding to the types of goods on the list of goods subject to the control.
3.2.2.4. When the import goods arrive at the border-gate, the following order and procedures shall apply:
a/ The enterprise shall submit the following additional dossiers:
- The paper of registration for the State control of import/export goods quality;
- The notarized copy of the goods inventory (if any), invoices and bills of lading. For goods being lubricants for motors, an import contract (the duplicate copy) is required;
- The deed on the goods lot quality, issued by the recognized foreign expertise organization, the designated control agency or expertise organization at the departure port.
b/ The control agency shall examine the conformity of the packing, labeling and outside marks of the actually imported goods at the border-gate with the import dossier. If they conform each other, the control agency shall, within 1 to 2 days, issue a control result notice (certifying that the import goods have gone through all the quality control procedures).
c/ Where the results of the examination of the dossiers as well as the packing, labeling and outside marks of the actually imported goods reveal incompatibility, such goods lot shall be subject to the control procedures mentioned in Item 3.2.1.2 of this Regulation.
d/ The control expenses at the departure port shall be agreed upon between the importing enterprise and the foreign expertise organization or the control agency or expertise organization, which is designated to carry out the control.
3.3. Exemption of import/export goods control:
The objects of control exemption are defined in Item 1.6 of this Regulation.
For the control exemption for each lot of goods, before exporting or importing goods, the exporting/importing enterprise shall file an application for the exemption of import/export goods quality control to the control agency.
After fully receiving and examining the validity of the goods dossier, if deeming that such dossier meets the requirements, the control agency shall, within 1 day, issue a control result notice (on the control exemption for the goods lot of the importing/exporting enterprise) which shall serve as basis for customs procedures clearance.
3.4. The regime of alleviation of the import/export goods control:
Subjects entitled to the control alleviation are defined in Item 1.8 of this Regulation.
The conditions for application and the implementation of the control alleviation regime shall be detailed in the control regulations or procedures (for each type of goods), issued by the General Department of Standardization, Metrology and Quality or the specialized managing ministries according to the following principles:
- Reducing the control frequency (the number of goods lots with samples taken repeatedly for inspection);
- Reducing the quantity of samples taken for inspection;
- Reducing the control norms.
3.5. Import/export goods quality control and testing fees:
The collection, management and use of import/export goods quality control and testing fees shall be stipulated in a circular jointly issued by the Ministry of Finance and the Ministry of Science, Technology and Environment.
4. COMPLAINTS AND THE SETTLEMENT THEREOF
4.1. Within 7 days after receiving a notice that a goods lot fails to meet the quality requirements for import or export as mentioned in Item 1.5. of this Regulation, the importing/exporting enterprise may request the control agency that has conducted the goods quality control to reconsider the examination results or re-examine the goods, provided that the goods lot is maintained intact. If the re-examination results vary with the results of the first examination, the importing/exporting enterprise shall not have to pay the costs of such re-examination.
4.2. Importing/exporting enterprises may complain about the control agencies’ conclusions on their goods, complain or initiate administrative lawsuits against the violation-handling decisions of competent agencies. The complaint and the settlement of complaints, the initiation of lawsuits and the settlement of petitions shall comply with the provisions of law.
5. INSPECTION AND HANDLING OF VIOLATIONS
5.1. If an enterprise, which imports or exports goods on the List of goods subject to the control, violates the provisions of this document and the relevant documents, it shall be sanctioned according to the provisions of the Government’s Decree No. 57/CP of May 31, 1997 on sanctions against administrative violations in the field of metrology and goods quality.
5.2. The agencies in charge of import/export goods quality control shall be subject to the inspection and violation handling by the specialized inspectorates regarding the goods quality control, in conformity with the assignment of responsibility for the State management over goods quality.
5.3. The Ministry of Science, Technology and Environment shall coordinate with the specialized managing ministries in designating the control agencies and, at the same time, have the competence to temporarily suspend or revoke the right to the State control of import/export goods quality of the designated control agencies if the latter fail to fully exercise or improperly exercise the assigned State control competence prescribed in this Regulation as well as the relevant documents.
5.4. State officials and employees of the designated control agencies and expertise organizations who, while on duty, show signs of dishonesty in examination and certification or deliberately obstruct the importing/exporting enterprises shall, depending on the seriousness of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability according to the current provisions of law.
 

 
THE MINISTRY OF SCIENCE, TECHNOLOGY AND ENVIRONMENT




Chu Tuan Nha

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 1091/1999/QD-BKHCNMT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất