Quyết định 108-TTg của Thủ tướng Chính phủ về mặt hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu quản lý bằng hạn ngạch trong năm 1993
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 108-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 108-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 22/03/1993 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Đang cập nhật |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 108-TTg
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 108-TTG
NGÀY 22 THÁNG 3 NĂM 1993 VỀ MẶT HÀNG CẤM XUẤT KHẨU,
CẤM NHẬP KHẨU VÀ HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
QUẢN LÝ BẰNG HẠN NGẠCH TRONG NĂM 1993
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Nghị định 114-HĐBT ngày 7 tháng 4 năm 1992;
Xét đề nghị của Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước (Công văn số 1809 - UB/LTVTHH ngày 19 tháng 12 năm 1992) và ý kiến của Bộ Thương mại (Công văn số 32-TM/XNK ngày 2 tháng 1 năm 1993),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1- Phê duyệt danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu trong năm 1993 gồm:
Cấm xuất khẩu:
1. Vũ khí, đạn dược và chất nổ, trang thiết bị kỹ thuật quân sự.
2. Đồ cổ và các loại văn hoá phẩm mà Nhà nước có yêu cầu bảo tồn, bảo tàng.
3. Các loại ma tuý, hoá chất độc.
4. Gỗ tròn, gỗ xẻ.
5. Song, mây nguyên liệu.
6. Các loại động vật quý hiếm (theo danh mục quy định của Bộ Lâm nghiệp).
Cấm nhập khẩu:
1. Vũ khí, đạn dược, chất nổ dùng cho quốc phòng, quân trang, quân dụng.
2. Các loại ma tuý, hoá chất độc.
3. Các loại văn hoá phẩm đồi truỵ, phản động.
4. Thuốc lá điếu.
Giao Bộ Thương mại công bố danh mục hàng hoá này và căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 219/KTĐN ngày 14 tháng 1 năm 1993 của Văn phòng Chính phủ để điều chỉnh danh mục một số mặt hàng tạm ngừng nhập khẩu.
Điều 2- Phê duyệt tổng mức hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu quản lý bằng hạn ngạch năm 1993 có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 3 năm 1993 đến ngày 1 tháng 3 năm 1994 như sau:
1. Hàng xuất khẩu:
Gạo: 2 triệu tấn
Căn cứ sản lượng của từng vụ sản xuất và yêu cầu bảo đảm đủ lương thực tiêu dùng trên từng vùng trong cả nước, Bộ Thương mại thống nhất với Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm các nguyên tắc phân bổ hạn ngạch gạo xuất khẩu; trên cơ sở đó, Bộ Thương mại giao hạn ngạch cho các đơn vị xuất khẩu gạo và theo dõi, điều chỉnh theo tình hình thực hiện.
2. Hàng nhập khẩu:
Phụ liệu, nguyên liệu sản xuất thuốc lá điếu: 60 triệu đô la Mỹ.
Điều 3- Đối với hàng xuất khẩu theo hạn ngạch do nước ngoài cấp (sắn lát, hàng may mặc, hàng dệt, cà phê...), giao Bộ Thương mại công bố tổng hạn ngạch, chủng loại, chất lượng hàng xuất khẩu cho mọi doanh nghiệp muốn xuất khẩu những mặt hàng đó.
Sau khi trao đổi ý kiến với Bộ quản lý ngành hàng và Hiệp hội xuất khẩu ngành hàng, Bộ Thương mại ban hành quy chế phân bổ hạn ngạch và giao hạn ngạch cho các đơn vị xuất khẩu.
Điều 4- Giao Bộ Thương mại chủ trì cùng các ngành, các địa phương hữu quan nghiên cứu trình Chính phủ đề án đổi mới chế độ cấp giấy phép và đề án sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu nhằm khắc phục tình trạng phân tán, manh mún và ngăn chặn các hiện tượng độc quyền, cửa quyền, bảo đảm thực hiện tốt chính sách ngoại thương và hiệu quả kinh doanh, tạo điều kiện hình thành các tập đoàn kinh doanh lớn, trong đó doanh nghiệp Nhà nước có vai trò nòng cốt.
Cuối tháng 6 năm 1993 Bộ Thương mại phải trình đề án này lên Chính phủ.
Điều 5- Bộ Thương mại phải có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, không công bằng trong việc giao hạn ngạch cho các đơn vị xuất, nhập khẩu, theo dõi chặt chẽ việc thực hiện hạn ngạch và giữ nghiêm kỷ luật, không cho phép mua bán, trao đổi, chuyển nhượng hạn ngạch phân bổ cho các doanh nghiệp.
Hàng quý Bộ Thương mại báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ (đồng gửi Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước) tình hình xuất khẩu, nhập khẩu, đặc biệt là đối với những mặt hàng quản lý theo hạn ngạch và kiến nghị việc điều chỉnh tổng hạn ngạch hoặc chính sách mặt hàng khi cần thiết.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây