Nghị định 45/2016/NĐ-CP sửa quy định xử phạt VPHC lĩnh vực hải quan
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Nghị định 45/2016/NĐ-CP
Cơ quan ban hành: | Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 45/2016/NĐ-CP |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Nghị định |
Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 26/05/2016 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Vi phạm hành chính |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đây là nội dung mới được nêu tại Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26/05/2016 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan; có hiệu lực từ ngày 01/08/2016.
Cụ thể, trường hợp người nộp thuế không khai hoặc khai sai về tên hàng, chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá, mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhưng đã tự phát hiện và khai bổ sung hồ sơ khai thuế trước thời điểm thông quan hàng hóa sẽ bị phạt 10% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế cao hơn so với quy định của pháp luật về thuế.
Bên cạnh đó, Nghị định này cũng quy định xử phạt từ 01 - 03 triệu đồng đối với người xuất cảnh không khai hoặc khai sai số ngoại tệ, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, vàng mang theo vượt mức quy định khi xuất cảnh tương đương từ 05 - 30 triệu đồng; trong khi trước đây, chỉ khi mang theo tiền, vàng vượt mức quy định từ 10 - 30 triệu đồng mới bị áp dụng mức phạt này.
Đặc biệt, Nghị định cũng tăng mức phạt với hành vi tẩy xóa, sửa chữa chứng từ thuộc hồ sơ hải quan đã được đăng ký mà không ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp hoặc không vi phạm chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu từ mức 500.000 đồng - 02 triệu đồng lên mức từ 01 - 02 triệu đồng. Trái lại, với hành vi đánh tráo hàng hóa đã kiểm tra hải quan với hàng hóa chưa kiểm tra hải quan, mức phạt giảm từ 20 - 60 triệu đồng xuống còn 20 - 30 triệu đồng…
Từ ngày 10/12/2020, Nghị định này bị hết hiệu lực bởi Nghị định 128/2020/NĐ-CP.
Xem chi tiết Nghị định45/2016/NĐ-CP tại đây
tải Nghị định 45/2016/NĐ-CP
CHÍNH PHỦ Số: 45/2016/NĐ-CP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 26 tháng 05 năm 2016 |
NGHỊ ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 127/2013/NĐ-CP NGÀY 15 THÁNG 10 NĂM 2013 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Hải quan ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế 20 tháng 11 năm 2012, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan.
“Điều 4. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, tổ chức, cá nhân bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.
2. Mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
a) Mức phạt tiền quy định tại Mục 2 Chương I Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức; mức phạt đối với cá nhân bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều này;
b) Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 9; Khoản 1, Khoản 2 Điều 14 Nghị định này là mức xử phạt đối với cá nhân;
c) Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật về thuế quy định tại Điều 8 Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với cá nhân và tổ chức theo quy định tại Khoản 33 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012.
3. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung tịch thu tang vật vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
4. Ngoài hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, phương tiện vận tải;
b) Buộc thực hiện việc vận chuyển hàng hóa quá cảnh, chuyển cảng, chuyển khẩu, chuyển cửa khẩu, hàng kinh doanh tạm nhập - tái xuất đúng cửa khẩu, tuyến đường quy định;
c) Buộc loại bỏ bao bì, nhãn hàng hóa đã thay đổi do hành vi vi phạm;
d) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
đ) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tiêu hủy đối với tang vật vi phạm không đáp ứng yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định hoặc phải có giấy phép mà không có giấy phép, trừ hàng hóa xuất khẩu;
e) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm không còn.”
“Điều 5. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
1. Các trường hợp không xử phạt theo quy định tại Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Hàng hóa, phương tiện vận tải được đưa vào lãnh thổ Việt Nam do sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng thì phải thông báo với cơ quan hải quan hoặc cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật; hàng hóa, phương tiện vận tải đó phải được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam sau khi các yếu tố nêu trên được khắc phục.
2. Nhầm lẫn trong quá trình nhập khẩu, gửi hàng hóa vào Việt Nam nhưng đã được người gửi hàng, người nhận hoặc người đại diện hợp pháp thông báo bằng văn bản tới Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa khi chưa đăng ký tờ khai hải quan; trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu là ma túy, vũ khí, tài liệu phản động, hóa chất độc Bảng I trong Công ước cấm vũ khí hóa học.
3. Các trường hợp được khai bổ sung hồ sơ hải quan trong thời hạn theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại Điều 8, Điều 13 Nghị định này nhưng số tiền thuế chênh lệch không quá 500.000 đồng đối với trường hợp vi phạm do cá nhân thực hiện hoặc 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm do tổ chức thực hiện.
5. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không đúng với khai hải quan về số lượng, trọng lượng quy định tại Điều 7 Nghị định này mà hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không đúng với khai hải quan có trị giá không quá 10% trị giá hàng hóa thực xuất khẩu, thực nhập khẩu, nhưng tối đa không quá 10.000.000 đồng.
6. Khai đúng tên hàng hóa thực xuất khẩu, nhập khẩu nhưng khai sai mã số, thuế suất, mức thuế lần đầu.
7. Vi phạm quy định về khai hải quan đối với ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, vàng của người xuất cảnh, nhập cảnh mà tang vật vi phạm có trị giá dưới 5.000.000 đồng”.
“Điều 6. Vi phạm quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không khai, nộp, xuất trình, cung cấp thông tin hồ sơ hải quan đúng thời hạn quy định, trừ vi phạm quy định tại Khoản 3, các Điểm a và b Khoản 4, Khoản 5 Điều này;
b) Không khai bổ sung đúng thời hạn quy định khi có sự thay đổi thông tin số hiệu container hàng hóa xuất khẩu, cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất hàng, phương tiện vận chuyển hàng xuất khẩu;
c) Khai giá chính thức quá thời hạn quy định đối với trường hợp chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan;
d) Không tái xuất đúng thời hạn quy định phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức qua lại khu vực cửa khẩu để giao nhận hàng hóa.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng thời hạn quy định của một trong các trường hợp sau:
a) Cung cấp báo cáo kiểm toán, báo cáo tài chính; thông báo về quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế, kế toán đối với doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên;
b) Báo cáo về lượng hàng hóa nhập khẩu phục vụ xây dựng nhà xưởng, hàng hóa gửi kho bên ngoài của doanh nghiệp chế xuất;
c) Báo cáo về lượng hàng hóa đưa vào, đưa ra, hàng còn lưu tại cảng trung chuyển;
d) Báo cáo tình hình hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan;
đ) Báo cáo thống kê thông quan hàng bưu chính đưa vào Việt Nam để chuyển tiếp đi quốc tế.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nộp tờ khai hải quan khi chưa có hàng hóa xuất khẩu tập kết tại địa điểm đã thông báo với cơ quan hải quan;
b) Khai báo và làm thủ tục không đúng thời hạn quy định khi chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa đã được xác định thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế, hoàn thuế, không thu thuế;
c) Không nộp hồ sơ không thu thuế, báo cáo quyết toán, báo cáo tình hình sử dụng hàng hóa miễn thuế đúng thời hạn quy định;
d) Vi phạm các quy định về thời hạn xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê, mượn khi hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lực;
đ) Không thông báo cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu đúng thời hạn quy định;
e) Không thông báo đúng thời hạn quy định khi thuê tổ chức, cá nhân khác gia công lại;
g) Không tái xuất, tái nhập hàng hóa đúng thời hạn quy định hoặc thời gian đã đăng ký với cơ quan hải quan, trừ vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này;
h) Vi phạm quy định khác về thời hạn khai thuế theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tái xuất hàng hóa tạm nhập thuộc diện miễn thuế, hàng kinh doanh tạm nhập - tái xuất đúng thời hạn quy định;
b) Không tái xuất, tái nhập phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh đúng thời hạn quy định, trừ phương tiện vận tải là ô tô chở người dưới 24 chỗ ngồi quy định tại Khoản 5 Điều này và trường hợp phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức qua lại khu vực cửa khẩu để giao nhận hàng hóa;
c) Lưu giữ hàng hóa quá cảnh trên lãnh thổ Việt Nam quá thời hạn quy định.
5. Không tái xuất phương tiện vận tải nhập cảnh là ô tô chở người dưới 24 chỗ ngồi đúng thời hạn quy định, trừ trường hợp xử phạt theo Điểm d Khoản 1 và Điểm b Khoản 4 Điều này thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp quá thời hạn tái xuất dưới 30 ngày;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp quá thời hạn tái xuất từ 30 ngày trở lên.
6. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tái xuất hàng hóa tạm nhập, phương tiện vận tải tạm nhập đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 1, Điểm g Khoản 3; Điểm a, Điểm b Khoản 4, Khoản 5 Điều này; trừ trường hợp được phép tiêu thụ hàng hóa tại Việt Nam theo quy định.
b) Buộc đưa hàng hóa ra khỏi Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều này”.
“Điều 7. Vi phạm quy định về khai hải quan
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, chủng loại, số lượng, khối lượng, xuất xứ hàng hóa là hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá, xuất xứ hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Hàng hóa từ nước ngoài vào khu phi thuế quan hoặc từ khu phi thuế quan ra nước ngoài;
b) Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, hàng hóa từ nước ngoài vào cảng trung chuyển hoặc từ cảng trung chuyển ra nước ngoài;
c) Hàng hóa sử dụng, tiêu hủy trong khu phi thuế quan.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, chủng loại, xuất xứ, số lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, đối tượng không chịu thuế theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai báo hàng hóa nhập khẩu theo loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu nhưng không có cơ sở sản xuất hàng gia công, cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi khai khống về tên hàng, số lượng, trọng lượng, trị giá hàng hóa xuất khẩu; trừ hàng hóa xuất khẩu là sản phẩm gia công, sản phẩm sản xuất xuất khẩu, sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài của doanh nghiệp chế xuất, hàng kinh doanh tạm nhập - tái xuất.
6. Vi phạm quy định tại Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 Điều này dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn, không thu hoặc gian lận, trốn thuế thì xử phạt theo Điều 8 hoặc Điều 13 Nghị định này.”
“Điều 8. Vi phạm quy định về khai thuế
Người nộp thuế có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu thì ngoài việc nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp theo quy định còn bị xử phạt như sau:
1. Phạt 10% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế cao hơn so với quy định của pháp luật về thuế đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Trường hợp người nộp thuế tự phát hiện và khai bổ sung hồ sơ khai thuế quá 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày thông quan hàng hóa nhưng trước khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra;
b) Không khai hoặc khai sai về tên hàng, chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá, mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhưng người nộp thuế đã tự phát hiện và khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau thời điểm cơ quan hải quan kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan và trước thời điểm thông quan hàng hóa.
2. Phạt 20% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế được miễn, giảm, không thu thuế, được hoàn cao hơn so với quy định của pháp luật về thuế đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không khai hoặc khai sai về tên hàng, chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá, mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà cơ quan hải quan phát hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan hoặc trường hợp cơ quan hải quan phát hiện khi thanh tra, kiểm tra sau thông quan nhưng cá nhân, tổ chức vi phạm đã tự nguyện nộp đủ số tiền thuế phải nộp theo quy định trước thời điểm lập biên bản vi phạm;
b) Khai sai về đối tượng không chịu thuế; đối tượng miễn thuế;
c) Sử dụng hàng hóa trong hạn ngạch thuế quan không đúng quy định;
d) Lập và khai không đúng các nội dung trong hồ sơ miễn thuế, hồ sơ xét miễn, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, hồ sơ xử lý tiền thuế, tiền phạt nộp thừa;
đ) Vi phạm quy định về quản lý nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất dẫn đến hàng hóa thực tế tồn kho thiếu so với chứng từ kế toán, sổ kế toán, hồ sơ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không thuộc trường hợp quy định tại các Điểm d, đ, e và Điểm g Khoản 1 Điều 13 Nghị định này;
e) Vi phạm quy định quản lý hàng hóa trong kho bảo thuế dẫn đến hàng hóa thực tế tồn kho thiếu so với chứng từ, sổ sách kế toán mà không thuộc trường hợp quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 13 Nghị định này;
g) Các hành vi không khai hoặc khai sai khác làm thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu.
3. Vi phạm quy định tại Điều này mà có hành vi trốn thuế, gian lận thuế thì xử phạt theo Điều 13 Nghị định này.
4. Quy định tại Điều này không áp dụng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại Điều 14 Nghị định này”.
“Điều 9. Vi phạm quy định về khai hải quan của người xuất cảnh, nhập cảnh đối với ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý, đá quý
1. Người xuất cảnh không khai hoặc khai sai số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, vàng mang theo vượt mức quy định khi xuất cảnh thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 5.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng Việt Nam;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 30.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng Việt Nam;
c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng Việt Nam;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên mà không phải là tội phạm.
2. Người nhập cảnh không khai hoặc khai sai số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, vàng mang theo vượt mức quy định khi nhập cảnh thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng Việt Nam;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng Việt Nam;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên mà không phải là tội phạm.
3. Vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này mà số ngoại tệ tiền mặt, tiền Việt Nam bằng tiền mặt, vàng đã khai nhiều hơn số lượng thực tế mang theo thì xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp số ngoại tệ tiền mặt, tiền Việt Nam bằng tiền mặt, vàng đã khai nhiều hơn số lượng thực tế mang theo có trị giá tương đương từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng Việt Nam;
b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với trường hợp số ngoại tệ tiền mặt, tiền Việt Nam bằng tiền mặt, vàng đã khai nhiều hơn số lượng thực tế mang theo có trị giá tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên mà không phải là tội phạm.
4. Người xuất cảnh, nhập cảnh bằng giấy thông hành hoặc giấy chứng minh thư biên giới mang theo ngoại tệ tiền mặt thuộc diện không được mang theo mà không khai hoặc khai sai thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá tương đương dưới 50.000.000 đồng Việt Nam;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng Việt Nam;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên mà không phải là tội phạm.
5. Người xuất cảnh, nhập cảnh mang theo kim loại quý, đá quý, công cụ chuyển nhượng theo quy định phải khai hải quan khi xuất cảnh, nhập cảnh mà không khai hoặc khai sai thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 5.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng Việt Nam;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng Việt Nam;
c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng Việt Nam;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên mà không phải là tội phạm.
6. Tang vật vi phạm được trả lại khi quyết định xử phạt đã được thực hiện. Việc mang ngoại tệ tiền mặt, tiền Việt Nam bằng tiền mặt, vàng, kim loại quý, đá quý, công cụ chuyển nhượng của người xuất cảnh, nhập cảnh thực hiện theo quy định của pháp luật”.
“Điều 10. Vi phạm quy định về kiểm tra hải quan, thanh tra
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa chứng từ thuộc hồ sơ hải quan đã được đăng ký mà không ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp hoặc không vi phạm chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không bố trí người, phương tiện thực hiện các công việc liên quan để kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải khi cơ quan hải quan yêu cầu mà không có lý do xác đáng;
b) Vi phạm các quy định về lập, lưu trữ hồ sơ, chứng từ, sổ sách;
c) Không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế của cơ quan hải quan.
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không xuất trình hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan, hàng hóa còn đang lưu giữ là đối tượng kiểm tra sau thông quan để cơ quan hải quan kiểm tra theo quy định của pháp luật hải quan;
b) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, đúng thời hạn hồ sơ, chứng từ, tài liệu, dữ liệu điện tử liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh khi cơ quan hải quan yêu cầu theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đánh tráo hàng hóa đã kiểm tra hải quan với hàng hóa chưa kiểm tra hải quan.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Sử dụng niêm phong hải quan giả mạo; sử dụng chứng từ, tài liệu giả mạo, không hợp pháp, không đúng với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để khai, nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan mà không phải là tội phạm;
b) Sử dụng bất hợp pháp tài khoản đăng nhập, chữ ký số được cấp cho tổ chức, cá nhân khác để thực hiện thủ tục hải quan;
c) Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin hải quan mà không phải là tội phạm.
6. Hình thức phạt bổ sung:
a) Tịch thu hàng hóa vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4; Điểm a Khoản 5 Điều này mà hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật hoặc thuộc trường hợp phải có giấy phép mà không có giấy phép;
b) Tịch thu niêm phong, chứng từ, tài liệu giả mạo; chứng từ không hợp pháp đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều này.
7. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm không còn đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4; Điểm a Khoản 5 Điều này mà hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật hoặc thuộc trường hợp phải có giấy phép mà không có giấy phép.
8. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều này để trốn thuế, gian lận thuế thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 13 Nghị định này”.
“Điều 11. Vi phạm quy định về giám sát hải quan
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận tải trong quá trình vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan mà không thông báo hoặc không được sự đồng ý của cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Vận chuyển hàng hóa quá cảnh, chuyển cảng, chuyển khẩu, chuyển cửa khẩu, hàng kinh doanh tạm nhập - tái xuất không đúng tuyến đường, lộ trình, địa điểm, cửa khẩu, thời gian quy định hoặc đăng ký trong hồ sơ hải quan mà không có lý do xác đáng;
b) Tự ý phá niêm phong hải quan;
c) Tự ý thay đổi bao bì, nhãn hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan;
d) Không bảo quản nguyên trạng hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan hoặc hàng hóa được giao bảo quản theo quy định của pháp luật chờ hoàn thành việc thông quan;
đ) Lưu giữ hàng hóa không đúng địa điểm quy định hoặc địa điểm đã đăng ký với cơ quan hải quan;
e) Đưa nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị đến cơ sở khác gia công lại mà không thông báo cho cơ quan hải quan.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Tiêu thụ hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan.
Trường hợp vi phạm quy định tại điểm này mà tang vật vi phạm thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế, hàng hóa áp dụng thuế suất theo hạn ngạch thuế quan và không vi phạm quy định về chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì xử phạt theo quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 8 hoặc Điểm g Khoản 1 Điều 13 Nghị định này;
b) Tiêu thụ phương tiện vận tải đăng ký lưu hành tại nước ngoài tạm nhập cảnh vào Việt Nam.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi tiêu thụ hàng hóa được đưa về bảo quản chờ hoàn thành việc thông quan theo quy định.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 3, Khoản 4 Điều này mà hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật hoặc thuộc trường hợp phải có giấy phép mà không có giấy phép khi xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Hàng hóa là hàng kinh doanh tạm nhập - tái xuất thuộc danh mục phải có giấy phép mà không có giấy phép; hàng hóa thuộc danh mục cấm kinh doanh tạm nhập - tái xuất, tạm ngừng kinh doanh tạm nhập - tái xuất.
6. Hình thức phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 3, Điểm a Khoản 5 Điều này trong trường hợp còn tang vật vi phạm.
7. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện việc vận chuyển hàng hóa quá cảnh, chuyển cảng, chuyển khẩu, chuyển cửa khẩu, hàng kinh doanh tạm nhập - tái xuất đúng cửa khẩu, tuyến đường quy định đối với vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều này;
c) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm không còn đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 3, Khoản 5 Điều này;
d) Buộc loại bỏ bao bì, nhãn hàng hóa đã thay đổi do hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này.”
“Điều 12. Vi phạm quy định về kiểm soát hải quan
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không chấp hành lệnh dừng, khám xét phương tiện vận tải theo quy định;
b) Không cung cấp sơ đồ hầm hàng, chỉ dẫn, mở nơi nghi vấn cất giữ hàng hóa trên phương tiện vận tải để thực hiện quyết định khám hành chính.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau mà tang vật vi phạm có trị giá dưới 50.000.000 đồng:
a) Chứa chấp, mua bán, vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không có chứng từ hợp pháp trong địa bàn hoạt động hải quan mà không thuộc trường hợp quy định tại các Điều 7, 8, 9, 13 và Điều 14 Nghị định này;
b) Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới mà không phải là tội phạm.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đưa phương tiện vận tải nước ngoài qua lại biên giới đất liền không đúng tuyến đường, cửa khẩu quy định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này mà tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng mà không phải là tội phạm.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này mà tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm;
b) Bốc dỡ hàng hóa không đúng cảng đích ghi trong bản lược khai hàng hóa, vận tải đơn mà không có lý do xác đáng;
c) Xếp dỡ, chuyển tải, sang mạn, sang toa, cắt toa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh trên phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan mà không được sự đồng ý của cơ quan hải quan;
d) Tẩu tán, tiêu hủy hoặc vứt bỏ hàng hóa để trốn tránh sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
6. Hình thức phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2, Khoản 4; Điểm a, Điểm d Khoản 5 Điều này; trừ trường hợp tang vật vi phạm thuộc diện bị buộc tiêu hủy theo quy định tại Điểm c Khoản 7 Điều này.
7. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm không còn đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 5 Điều này;
b) Buộc tái xuất phương tiện vận tải đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này;
c) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2, Khoản 4, Điểm a Khoản 5 Điều này.”
“Điều 13. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế
1. Các hành vi trốn thuế, gian lận thuế trong lĩnh vực hải quan gồm:
a) Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp, không đúng với thực tế giao dịch để kê khai thuế; tự ý tẩy xóa, sửa chữa chứng từ dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn;
b) Khai sai mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế đối với những mặt hàng đã được cơ quan hải quan hướng dẫn mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế;
c) Không khai hoặc khai sai về tên hàng, chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá, mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà cơ quan hải quan phát hiện khi thanh tra, kiểm tra sau thông quan nhưng cá nhân, tổ chức vi phạm không tự nguyện nộp đủ số tiền thuế phải nộp theo quy định trước thời điểm lập biên bản vi phạm;
d) Làm thủ tục xuất khẩu nhưng không xuất khẩu sản phẩm gia công; sản phẩm sản xuất xuất khẩu; sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài của doanh nghiệp chế xuất;
đ) Khai nhiều hơn so với thực tế hàng hóa xuất khẩu về chủng loại, số lượng, khối lượng sản phẩm gia công; sản phẩm sản xuất xuất khẩu; sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài của doanh nghiệp chế xuất, hàng tái xuất có số thuế gian lận từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm;
e) Xuất khẩu sản phẩm theo loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu hoặc xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài của doanh nghiệp chế xuất mà sản phẩm xuất khẩu không được sản xuất từ nguyên liệu đã nhập khẩu; nhập khẩu sản phẩm theo loại hình gia công từ nước ngoài mà sản phẩm nhập khẩu không được sản xuất từ nguyên liệu đã xuất khẩu;
g) Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan hải quan theo quy định;
h) Không khai hoặc khai sai tên hàng, mã số hàng hóa, chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá, thuế suất, mức thuế, xuất xứ hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào nội địa;
i) Không ghi chép trong sổ sách kế toán các khoản thu, chi liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;
k) Bán hàng miễn thuế không đúng đối tượng quy định;
l) Các hành vi cố ý không khai hoặc khai sai khác về tên hàng, chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá, thuế suất, mức thuế, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để trốn thuế, gian lận thuế.
2. Người nộp thuế có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì ngoài việc phải nộp đủ số tiền thuế theo quy định, còn bị phạt tiền như sau:
Phạt 01 lần số tiền thuế trốn, gian lận trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng.
Trường hợp có tình tiết tăng nặng thì đối với tổ chức mỗi tình tiết tăng nặng mức phạt tăng lên 0,2 lần nhưng không vượt quá 03 lần số tiền thuế trốn, gian lận; đối với cá nhân mỗi tình tiết tăng nặng mức phạt tăng lên 0,1 lần nhưng không quá 1,5 lần số tiền thuế trốn, gian lận.
3. Quy định tại Điều này không áp dụng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại Điều 14 Nghị định này”.
“Điều 14. Vi phạm các quy định chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
1. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của người xuất cảnh, nhập cảnh, cư dân biên giới vi phạm chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 30.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm.
2. Vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này mà quá 30 ngày, kể từ ngày hàng về đến cửa khẩu mà người nhập cảnh mới nộp hồ sơ hải quan thì bị xử phạt gấp hai lần mức tiền phạt quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng viện trợ nhân đạo, quà biếu, quà tặng, hàng mẫu, tài sản di chuyển vi phạm chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 30.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải không đúng nội dung giấy phép của cơ quan có thẩm quyền;
b) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không đúng nội dung giấy phép;
c) Tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập hàng hóa thuộc danh mục phải có giấy phép mà không có giấy phép, trừ vi phạm quy định tại Khoản 10 Điều này.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa thuộc danh mục phải có giấy phép mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng không đúng mục đích hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện, máy móc, thiết bị để gia công thuộc danh mục phải có giấy phép mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
7. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục phải có giấy phép mà không có giấy phép; xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không có nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 30.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm.
8. Vi phạm quy định tại Khoản 7 Điều này mà quá 30 ngày, kể từ ngày hàng về đến cửa khẩu người khai hải quan mới nộp hồ sơ hải quan thì bị xử phạt gấp hai lần mức tiền phạt quy định tại Khoản 7 Điều này.
9. Vi phạm quy định về quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi tạm nhập - tái xuất hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất thuộc diện phải có giấy phép mà không có giấy phép;
b) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi tạm nhập - tái xuất hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất thuộc danh mục cấm kinh doanh tạm nhập - tái xuất hoặc tạm ngừng kinh doanh tạm nhập - tái xuất.
10. Xuất khẩu, nhập khẩu, đưa vào Việt Nam hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa thuộc diện tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 30.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm.
11. Hình thức phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 1, 2 và Khoản 3 Điều này trong trường hợp tang vật vi phạm thuộc danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; trừ trường hợp cơ quan có thẩm quyền yêu cầu đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất;
b) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 6, Khoản 10 Điều này; trừ trường hợp cơ quan có thẩm quyền yêu cầu đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất.
12. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 1, 2 và Khoản 3 Điều này trong trường hợp tang vật vi phạm không đáp ứng yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định hoặc phải có giấy phép mà không có giấy phép; trừ hàng hóa xuất khẩu.
Trong thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều 22 của Nghị định này, nếu cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập khẩu thì được phép nhập khẩu.
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 4, 5, 7, 8 và Khoản 9 Điều này; trừ hàng hóa xuất khẩu.
Trong thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều 22 của Nghị định này, nếu cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập khẩu thì được phép nhập khẩu.
c) Vi phạm quy định tại Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8 và Khoản 10 Điều này mà tang vật không còn thì áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm.”
“Điều 15. Vi phạm quy định về quản lý kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Đưa hàng hóa, máy móc, thiết bị từ nội địa vào kho ngoại quan để phục vụ cho các hoạt động đóng gói, phân loại, bảo dưỡng mà không thông báo với cơ quan hải quan;
b) Thực hiện các dịch vụ gia cố, chia gói, đóng gói bao bì; đóng ghép hàng hóa, phân loại phẩm cấp hàng hóa, bảo dưỡng hàng hóa và lấy mẫu hàng hóa trong kho ngoại quan mà không thông báo để cơ quan hải quan theo dõi, giám sát;
c) Chuyển quyền sở hữu hàng hóa gửi kho ngoại quan mà không thông báo để cơ quan hải quan quản lý, theo dõi.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Di chuyển hàng hóa từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác khi chưa có văn bản đồng ý của Cục trưởng Cục Hải quan nơi quản lý kho ngoại quan;
b) Mở rộng, thu hẹp, di chuyển địa điểm kho ngoại quan, địa điểm thu gom hàng lẻ không được phép của cơ quan hải quan;
c) Lưu giữ hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thuê kho ngoại quan, không phù hợp với điều kiện bảo quản, lưu giữ của kho;
d) Thực hiện các dịch vụ không được phép trong kho ngoại quan, địa điểm thu gom hàng lẻ;
đ) Không thực hiện chế độ báo cáo đối với kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ đúng thời hạn quy định;
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, chủng loại, số lượng, khối lượng, xuất xứ hàng hóa đưa vào kho ngoại quan, kho bảo thuế; hàng hóa từ kho ngoại quan, kho bảo thuế đưa ra nước ngoài.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Đưa vào kho ngoại quan hàng hóa thuộc diện không được lưu giữ trong kho ngoại quan theo quy định của pháp luật;
b) Tẩu tán hàng hóa lưu giữ trong kho ngoại quan;
c) Tiêu hủy hàng hóa lưu giữ trong kho ngoại quan, kho bảo thuế không đúng quy định pháp luật.
5. Hình thức phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều này;
b) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 4 trong trường hợp tang vật vi phạm là hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
6. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật không còn đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều này;
b) Buộc đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong vòng 30 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định xử phạt hoặc buộc tiêu hủy hàng hóa đối với vi phạm quy định tại Khoản 3, Điểm a Khoản 4 Điều này, trừ trường hợp tịch thu tang vật theo quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều này;
c) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa trước khi đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này trong trường hợp hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc tên gọi xuất xứ Việt Nam.”
“Điều 16a. Vi phạm quy định về quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại cảng, kho, bãi (trừ vi phạm quy định tại Điều 15 Nghị định này)
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thông báo đúng thời hạn tình hình hàng hóa tồn đọng tại cảng, kho, bãi thuộc địa bàn hoạt động hải quan;
b) Không sắp xếp hàng hóa trong khu vực cảng, kho, bãi theo yêu cầu giám sát, quản lý của cơ quan hải quan.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không thực hiện đầy đủ chế độ quản lý, thống kê, lưu giữ chứng từ, sổ sách, số liệu hàng hóa đưa vào lưu giữ, đưa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi theo quy định của pháp luật và xuất trình, cung cấp cho cơ quan hải quan khi có yêu cầu;
b) Không thực hiện việc cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan hải quan trong việc theo dõi, kiểm tra, giám sát hàng hóa ra, vào, lưu giữ tại khu vực cảng, kho, bãi.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi cho phép đưa hàng hóa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi khi chưa có chứng từ của cơ quan hải quan”.
“8. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 3 Điều 38 của Luật Xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này”.
“Điều 19a. Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng
1. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại Khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức.
3. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
4. Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm d, e Khoản 4 Điều 4 Nghị định này.”
“Điều 19b. Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển
1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, d Khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
6. Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, d Khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
7. Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, d Khoản 4 Điều 4 Nghị định này”.
“Điều 20. Giao quyền xử phạt
Những người có thẩm quyền xử phạt quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 và Khoản 8 Điều 19; các Khoản 2, 3, 4 Điều 19a và Khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 Điều 19b Nghị định này có thể giao quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
Việc giao quyền xử phạt thực hiện theo quy định tại Điều 54 Luật Xử lý vi phạm hành chính”.
“4. Trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc sau đây:
a) Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;
b) Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt.
Trường hợp vượt thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục Hải quan thì Cục trưởng Cục Hải quan chuyển vụ vi phạm để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra vi phạm ra quyết định xử phạt.
Trường hợp vượt thẩm quyền của Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thì những người này chuyển vụ vi phạm để Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định xử phạt.
c) Nếu hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.”
“Điều 22. Thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử phạt
1. Thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan thực hiện theo quy định tại Chương III Luật Xử lý vi phạm hành chính và các quy định tại Mục 3 Chương I Nghị định này.
2. Quá thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt của người có thẩm quyền mà biện pháp khắc phục hậu quả buộc tái xuất hoặc buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc quá cảnh ra khỏi Việt Nam ghi trong quyết định xử phạt chưa được thực hiện thì người có thẩm quyền quy định tại các Khoản 3, 4, 5, 6 và Khoản 8 Điều 19; các Khoản 4, 5, 6, 7 Điều 19b Nghị định này phải ra quyết định tịch thu hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm theo quy định, trừ trường hợp có lý do chính đáng.”
“3. Phân định thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế:
Những người có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều này có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế đối với các quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan do mình ban hành hoặc quyết định hành chính do cấp dưới ban hành nhưng cấp dưới đó không có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế”.
“2. Đối tượng bị áp dụng:
Cá nhân, tổ chức bị áp dụng biện pháp kê biên tài sản để bán đấu giá khi không tự nguyện chấp hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan, không thanh toán chi phí cưỡng chế, bao gồm:
a) Cá nhân là lao động tự do không có cơ quan, tổ chức quản lý lương, thu nhập cố định;
b) Cá nhân, tổ chức không có tài khoản hoặc có số tiền gửi từ tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng nhưng không đủ để áp dụng biện pháp khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản.”
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2016.
Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT
Decree No. 45/2016/ND-CP dated May 26, 2016 of the Government on amending a number articles of the Decree No. 127/2013/ND-CP dated October 15, 2013 of the Government promulgating the penalties on administrative violations and enforcement of administrative decisions in customs
Pursuant to the Law on Government organization dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on Handling administrative violations dated June 20, 2012;
Pursuant to the Law on Customs dated June 23, 2014;
Pursuant to the Law on Tax administration dated November 29, 2006; the Law on the amendments to the Law on Tax administration dated November 20, 2012; the Law on amendments to tax laws dated November 26, 2014;
Pursuant to the Law on Electronic transactions dated November 29, 2005;
At the request of the Minister of Finance;
The Government promulgates a Decree onamending number articles of the Decree No. 127/2013/ND-CP dated October 15, 2013 of the Government promulgating the penalties on administrative violations and enforcement of administrative decisions in customs.
Article 1.To amend a number articles of the Decree No. 127/2013/ND-CP dated October 15, 2013 of the Government promulgating the penalties on administrative violations and enforcement of administrative decisions in customs1. Article 4 is amended as follows:
“Article 4. Penalties and remedial measures
1. The organization or individual committing an administrative violation against regulations of law on customs (hereinafter referred to as custom offence) shall receive a warning or incur a fine as a primary penalty.
2. Fines incurred by individuals and organizations:
a) The fines mentioned in Section 2 Chapter 1 of this Decree are imposed upon organizations. The fines imposed upon an individual is 1/2 of those imposed upon an organization, except for the cases specified in Point c Clause 2 of this Article;
b) The fines for the violations specified in Article 9; Clause 1 and Clause 2 Article 14 of this Decree are imposed upon individuals;
c) The fines for violations against tax offences specified in Article 8 of this Decree are imposed upon both individuals and organizations according to Clause 33 Article 1 of the Law on the amendments to the Law on Tax administration dated November 20, 2012.
3. Depending on the nature and severity of the violations, the illegal goods may also be confiscated as an additional penalty.
4. In addition to primary penalties and additional penalties, one or some of the following remedial measures may be enforced:
a) Remove or re-export goods or vehicles from Vietnam;
b) Transport the goods in transit, transshipped goods , goods being moved to another custom post outside the checkpoint area, temporarily imported goods at correct border checkpoint or route;
c) Discard goods packages or labels that are changed because of the violations;
d) Destroy goods or items harmful to human, animal, plant health and the environment, and indecent materials;
dd) Remove from Vietnam’s territory or destroy goods that fail to meet conditions or technical standards or fail to have a license though a license is compulsory, except for goods for export;
e) Pay an amount of money equal to the value of illegal goods if they no longer exist.”
2. To amend Article 5 as follows:
“Article 5. Cases in which penalties against customs offences are not imposed
1. The cases in which penalties are not imposed according to Article 11 of the Law on Handling administrative violations.
Customs authority or other competent authorities must be notified of the goods and vehicles that are imported to Vietnam due to unexpected events of force majeure events; such goods and vehicles must be removed from Vietnam after the event is over.
2. The recipient or legal representative has sent a written notification of the mistake made during the import or shipment of goods to Vietnam to the Director of the Sub-department of Customs where goods are stored before the customs declaration is registered, unless the imported goods are narcotics, weapons, reactionary documents, or noxious chemicals in Table 1 in Chemical Weapons Convention.
3. Cases in which adjustments to the declaration are permissible within a certain time limit as prescribed by law.
4. Any of the violations specified in Article 8 or Article 13 of this Decree is committed but the tax difference does not exceed 500,000 VND if the violation is committed by an individual, or 2,000,000 VND if the violation is committed by an organization.
5. The quantity or weight of exported or imported goods is different from the customs declaration according to Article 7 of this Decree, but their value does not exceed 10% of the value of goods exported or imported in reality or VND 10,000,000, whichever is lower.
6. The names of exported or imported goods are correct but their codes or tax rates or tax payable are incorrect for the first time.
7. Violations against regulations on customs declaration of cash in foreign currencies, cash in Vietnamese currency, or gold taken along when leaving or entering Vietnam, the value of which does not exceed VND 5,000,000.
3. To amend Article 6 as follows:
“Article 6. Violations against regulations on time limit for completing customs procedure and submitting tax statement
1. A fine of from VND 500,000 to VND 1,000,000 shall be imposed for any of the following violations:
a) Failure to complete, submit, produce the customs dossier or provide information about the customs dossier on schedule, except for the violations specified in Clause 3, Points and b Clause 4, and Clause 5 of this Article;
b) Failure to make an additional declaration when there are changes to the container number, port of loading, exporting checkpoint, or vehicle carrying goods for export;
c) Declaring official prices behind schedules in case official prices were not available when the customs declaration was registered;
d) Failure to punctually re-export the vehicle that crosses the border checkpoint to deliver goods.
2. A fine of from VND 1,000,000 VND to VND 2,000,000 shall be imposed for failure to perform any of the following tasks on schedule:
a) Provide the audit report or financial statement; notification of penalties for tax offences of accounting offences of enterprises eligible for priority;
b) Submit a report on quantity of goods imported serving factory construction and goods stored externally of an export processing enterprise;
c) Submit a report on quantity of goods entering, leaving, and stored in the transshipment port;
d) Submit a report on operation of the customs brokerage agent;
dd) Submit a statistical report on customs clearance of international postal packages transited through Vietnam.
3. A fine of from VND 2,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for any of the following violations:
a) Submitting a customs declaration before goods for export are gathered at the location notified to the customs authority;
b) Failure to make declaration and follow procedures on schedule when goods for export are sold domestically; repurposing goods eligible for tax exemption, tax refund, or tax cancellation;
c) Failure to punctually submit the application for tax cancellation, financial statement, or report on use of tax-free goods;
d) Failure to adhere to regulations on handling excess materials and supplies, scrap, machinery or equipment that are rented or borrowed when the processing contract expires;
dd) Failure to punctually send a notification of the processor or manufacturer of goods for export; storage location of raw materials, machinery and equipment, products for export;
e) Failure to punctually send a notification when hiring a processor;
g) Failure to re-export or re-import on schedule or within the time limit registered with the customs authority, except for the violations specified in Point a Clause 4 of this Article;
h) Violating other regulations on deadline for making tax statement.
4. A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for any of the following violations:
a) Failure to punctually re-export the temporarily imported goods eligible for tax exemption or goods temporarily imported for re-export;
b) Failure to punctually re-export the vehicle, except for vehicles for the transport of fewer than 24 people specified in Clause 5 of this Article and vehicles crossing the border checkpoint area to deliver goods;
c) Storing goods in transit in Vietnam past the deadline.
5. Failure to punctually re-export vehicles for the transport of fewer than 24 people, except for the cases specified in Point d Clause 1 and Point b Clause 4 of this Article, for which penalties are imposed as follows:
a) A fine of from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed if the vehicle is re-exported less than 30 days behind schedule;
b) A fine of from VND 20,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed if the vehicle is re-exported 30 days or more behind schedule;
6. Remedial measures:
a) Re-export the temporarily imported goods or vehicles, unless they are allowed to be sold in Vietnam, in case of the violation specified in Point d Clause 1, Point g Clause 3, Point a and Point b Clause 4, or Clause 5 of this Article.
b) Remove the goods from Vietnam in case of the violation specified in Point c Clause 4 of this Article”.
4. To amend Article 7 as follows:
“Article 7. Violations against regulations on customs declaration
1. A fine of from VND 500,000 to VND 1,000,000 shall be imposed for failure to make a declaration or to provide correct information about the names, categories, quantity, weight, and origins of goods that are humanitarian aid or grant aid approved by competent authorities.
2. A fine of from VND 1,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed for failure to declare or to provide correct information about the names, categories, quantity, weight, and origins of goods that are:
a) Goods sent from abroad to a free trade zone or vice versa; or
b) Goods in transit; goods sent from abroad to a transshipment port or vice versa;
c) Goods used or destroyed within a free trade zone.
3. a) A fine of from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for failure to make a declaration or to provide correct information about the names, categories, quantity, quality, or value of exported or imported goods that are tax-free or eligible for tax exemption as prescribed by law.
4. A fine of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND shall be imposed for declaring imported goods as processed products or domestic exports without a processor or manufacturer.
5. A fine of from VND 20,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for declaring false name, quantity, weight, or value of goods for exported, except for those that are processed products, domestic exports, exports of export processing enterprises and temporarily imported goods.
6. Where any of the violations specified in Clauses 3, 4 and 5 of this Article results in understatement of the tax payable or overstatement of tax exempted, reduced, refunded, cancelled or tax evasion, penalties specified in Article 8 or Article 13 of this Decree shall be imposed.”
5. To amend Article 8 as follows:
“Article 8. Violations against regulations on tax statement
The taxpayer that makes understatement of the tax payable or overstatement of tax exempted, reduced, refunded or cancelled shall face the following penalties in addition to fully paying tax and late payment interest:
1. A fine of 10% of the understated amount of tax payable or the overstated amount of tax exempted, reduced, refunded or cancelled shall be imposed in the following cases:
a) The taxpayer realizes the mistake and adjusts the tax statement within 60 days from the date of customs clearance and before the customs authority issues a decision on post-clearance inspection;
b) The taxpayer realizes the errors in the name, category, quantity, weight, quality, code, tax rate, tax amount or origin of exports or imports while following customs procedures and adjusts the tax statement after the customs authority examines the customs dossier and before customs clearance is granted.
2. A fine of 20% of the understated amount of tax payable or the overstated amount of tax exempted, reduced, refunded or cancelled shall be imposed in the following cases:
a) The customs authority finds errors in the name, category, quantity, weight, quality, code, tax rate, tax amount or origin of exports or imports while the taxpayer is following customs procedures or during post-clearance inspection but the violator has voluntarily and fully paid tax before an offence record is issued;
b) Information about tax-free goods or goods eligible for tax exemption provided is incorrect;
c) In-quota goods are used against the law;
d) Information provided in the application for tax exemption/reduction/refund/cancellation or application for refund of overpaid tax/fine is incorrect;
dd) A violation against regulations on management of materials, supplies, machinery and equipment, processed products or domestic exports results in discrepancy between actual stock and values in accounting documents, accounting books or documents about exports/imports other than the cases specified in Points d, dd, e and g Clause 1 Article 13 of this Decree;
e) A violation against regulations on management of goods in a tax-suspension warehouse results in discrepancy between actual stock and values in accounting books other than the cases specified in Point g Clause 1 Article 13 of this Decree;
g) Failure to declare or incorrect declaration results in understatement of the tax payable or overstatement of tax exempted, reduced, refunded or cancelled.
3. Penalties specified in Article 13 of this Decree shall be imposed for any violation specified in this Article that involves tax evasion or tax fraud shall face.
4. This Article does not apply to the cases specified in Article 14 of this Decree”.
6. To amend Article 9 as follows:
“Article 9. Violations against regulations on declaration of cash in foreign currencies, cash in Vietnamese currency, negotiable instruments, gold, precious metals, gemstones taken along when leaving or entering Vietnam
1. Penalties for failure to declare or to correctly declare the amount of cash in foreign currencies, cash in Vietnamese currency, or gold carried by a person when leaving Vietnam in excess to the legal limit:
a) A fine of from VND 1,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed if the exhibit value is from VND 5,000,000 to under VND 30,000,000;
b) A fine of from VND 5,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed if the exhibit value is from VND 30,000,000 to under VND 70,000,000;
c) A fine of from VND 15,000,000 to VND 25,000,000 shall be imposed if the exhibit value is from VND 70,000,000 to under VND 100,000,000;
d) A fine of from VND 30,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed if the exhibit value is VND 100,000,000 or above but the violation does not constitute a criminal offence.
2. Penalties for failure to declare or to correctly declare the amount of cash in foreign currencies, cash in Vietnamese currency, or gold carried by a person when entering Vietnam in excess to the legal limit:
a) A fine of from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed if the exhibit value is from VND 5,000,000 to under VND 50,000,000;
b) A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed if the exhibit value is from VND 50,000,000 to under VND 100,000,000;
c) A fine of from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed if the exhibit value is VND 100,000,000 or above but the violation does not constitute a criminal offence.
3. Penalties for overstating the amount of cash in foreign currencies, cash in VND or gold carried:
a) A fine of from VND 5,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed if the value of overstated amount of cash in foreign currencies, cash in VND or gold in excess to the actual amount carried is from VND 10,000,000 to under VND 100,000,000;
b) A fine of from VND 15,000,000 to VND 25,000,000 shall be imposed if the value of overstated amount of cash in foreign currencies, cash in VND or gold in excess to the actual amount carried is VND 100,000,000 or above but the violation does not constitute a criminal offence.
4. Penalties for the failure to declare or to declare correctly the amount of gold or cash in foreign currencies carried by a person against the law when entering or leaving Vietnam using a laissez-passer or bordering resident’s ID card:
a) A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for if the exhibit value is under VND 50,000,000;
b) A fine of from VND 10,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed if the exhibit value is from VND 50,000,000 to under VND 100,000,000;
c) A fine of from VND 30,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed if the exhibit value is VND 100,000,000 or above but the violation does not constitute a criminal offence.
5. Penalties for failure to declare or to correctly declare the amount of precious metals, gemstones, negotiable instruments carried by a person which, by law, must be declared when entering or leaving Vietnam:
a) A fine of from VND 1,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed if the exhibit value is from VND 5,000,000 to under VND 30,000,000;
b) A fine of from VND 5,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed if the exhibit value is from VND 30,000,000 to under VND 50,000,000;
c) A fine of from VND 15,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed if the exhibit value is from VND 50,000,000 to under VND 100,000,000;
d) A fine of from VND 30,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed if the exhibit value is 100,000,000 VND or above but the violation does not constitute a criminal offence.
6. Exhibits shall be returned after the decision on penalties is implemented. Cash in foreign currencies and VND, gold, precious metals, gemstones, negotiable instruments shall be taken along when entering or leaving Vietnam in accordance with law”.
7. To amend Article 10 as follows:
“Article 10. Violations against regulations on customs inspection
1. A fine of VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed for falsifying the registered customs dossier, provided this falsification does not change the amount of tax payable or affect exports and imports management policies.
2. A fine of from VND 2,000,000 to VND 4,000,000 shall be imposed for any of the following violations:
a) Failure to provide personnel or equipment serving the physical inspection of goods or vehicles at the request of the customs authority without legitimate reasons;
b) Violating regulations on preparation, and retention of documents;
c) Failure to comply with the decision on tax inspection issued by a customs authority.
3. A fine of from VND 4,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for any of the following violations:
a) Failure to present goods under customs supervision and goods in storage required to undergo post-clearance inspection for inspection by the customs authority as prescribed by law;
b) Failure to provide or adequately and punctually provide documents or electronic data related to exports or imports, vehicles leaving and entering Vietnam at the request of the customs authority as prescribed by law.
4. A fine of from VND 20,000,000 ND to VND 30,000,000 shall be imposed for swapping goods that have undergone customs inspections and goods that have not.
5. A fine of from VND 40,000,000 to VND 80,000,000 shall be imposed for any of the following violations:
a) Use of a fraudulent customs seal; submission or presentation of fraudulent or illegal or untruthful documents without constitution of a criminal offence;
b) Illegal use of another entity’s account or digital signature to follow customs procedures;
c) Illegal access, falsification, or destruction of customs information system that does not constitute a criminal offence.
6. Additional penalties:
a) Illegal goods specified in Clause 4; Point a Clause 5 of this Article that are banned from export or import, suspended from export or import, fail to meet conditions or technical standards prescribed by law, or fail to have a license though a license is compulsory shall be confiscated;
b) Fraudulent seal, fraudulent documents and illegal documents mentioned in Point a Clause 5 of this Article shall be confiscated.
7. Remedial measures:
The violator shall pay an amount of money equal to the value of illegal goods that are banned from export or import, suspended from export or import, fail to meet conditions or technical standards prescribed by law, or not having any license though a license is compulsory if such illegal goods no longer exist in case of the violation specified in specified in Clause 4 or Point a Clause 5 of this Article.
8. An individual or organization that commits the violation specified in Point a Clause 5 of this Article for the purpose of tax evasion or tax fraud shall incur the penalties specified in Article 13 of this Decree”.
8. To amend Article 11 as follows:
“Article 11. Violations against regulations on customs supervision
1. A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for transshipment, storage, division of shipment, or change to modal of transport during transport of goods under customs supervision without notification or approval by the customs as prescribed by law.
2. A fine of from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for any of the following violations:
a) Transporting goods in transit, goods moved to another custom post outside the checkpoint area, temporarily imported goods without adherence to prescribed or registered route, location, destination or time specified in the customs dossier without acceptable explanation;
b) Breaking the customs seal without permission;
c) Changing the packages or labels of goods under customs supervision without permission;
d) Failure to maintain the status quo of the goods under customs supervision or goods in storage pending customs clearance;
dd) Storing goods at a location other than that prescribed by the customs or registered with the customs;
e) Move raw materials, supplies, machinery and equipment to another factory for reprocessing without notifying the customs authority.
3. A fine of from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for any of the following violations:
a) Selling goods under customs supervision.
If the goods sold are tax-free or eligible for tax exemption or concessional tax within tariff quota and do not violate exports and imports management policies, penalties specified in Point dd Clause 2 Article 8 or Point g Clause 1 Article 13 of this Decree shall be imposed;
b) Selling a vehicle that is registered overseas and temporarily imported into Vietnam.
4. A fine of from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for selling goods in storage pending customs clearance.
5. A fine of from 40,000,000 VND to 60,000,000 VND shall be imposed for any of the violations specified in Point a Clause 3 or Clause 4 of this Article which involves:
a) Goods banned from export or import; goods suspended from export or import; goods that fail to meet the conditions for export or import; goods that do not have any license though a license is compulsory; or
b) Temporarily imported goods without a license though a license is compulsory; Goods on the list of goods banned or suspended from temporary import.
6. Additional penalties:
Exhibits of violations specified in Point b Clause 3 and Point a Clause 5 of this Article shall be confiscated.
7. Remedial measures:
a) The violator shall have to adhere to the correct route and correct checkpoint while transporting goods in transit or temporarily imported goods on in case of the violation specified in Point a Clause 2 of this Article;
b) The violator shall have to remove or re-export the illegal goods from Vietnam in case of the violation specified in Point b Clause 5 of this Article;
c) The violator shall have to pay an amount of money equal to the value of illegal goods if illegal goods no longer exist in case of the violation specified in Point b Clause 3 or Clause 5 of this Article;
d) The violator shall have to remove the packages and labels that are changed because of the violation specified in Point c Clause 2 of this Article.”
9. To amend Article 12 as follows:
“Article 12. Violations against regulations on customs control
1. A fine of from VND 1,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed for any of the following violations:
a) Failure to comply with the order to stop and inspect the vehicle as prescribed;
b) Failure to provide the warehouse diagram, give instructions or open the suspected cargo hold on the vehicle for inspection.
2. A fine of from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for any of the following violations if the value of illegal goods is under VND 50,000,000:
a) Storing, trading, transporting exports or imports without in a customs-controlled area without legitimate documents, except for the cases specified in Articles 7, 8, 9, 13 and 14 of this Decree;
b) Illegal transport of goods across the border that does not constitute a criminal offence
3. A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for sending a foreign vehicle across the border without adherence to the prescribed route or checkpoint.
4. A fine of from VND 10,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for any of the violations in Clause 2 of this Article if the value of illegal goods is from VND 50,000,000 to under VND 100,000,000.
5. A fine of from VND 30,000,000 to VND 60,000,000 shall be imposed for any of the following violations:
a) Any of the violations specified in Clause 2 of this Article where the value of illegal goods value is from VND 50,000,000 to under VND 100,000,000 and that does not constitute a criminal offence.
b) Unloading goods at a port other than the port of destination specified in the goods manifest or bill of lading without acceptable explanation;
c) Loading, unloading, transferring exports, imports or goods in transit on a vehicle under customs control without permission by the customs authority;
d) Illegally liquidating or destroying goods to avoid customs inspection or customs supervision.
6. Additional penalties:
Illegal goods in case of the violation specified in Clause 2, Clause 4 or Point a or Point d Clause 5 of this Article shall be confiscated, except for those that have to be destroyed as prescribed in Point c Clause 7 of this Article.
7. Remedial measures:
a) The violator shall have to pay an amount of money equal to the value of illegal goods if they no longer exist in case of the violation specified in Point d Clause 5 of this Article;
b) The violator shall have to re-export the vehicle in case of the violation specified in Clause 3 of this Article;
c) The violator shall have to destroy goods or items harmful to human, animal, plant health and the environment, and indecent materials in case of the violation specified in Clause 2, Clause 4 or Point a Clause 5 of this Article.”
10. To amend Article 13 as follows:
“Article 13. Penalties for tax evasion and tax fraud
1. Acts of tax evasion and tax fraud include:
a) Use of illegal or false documents to make tax statement; Falsification of documents that leads to understatement of tax payable or overstatement of tax exempted, reduced or refunded;
b) Incorrect declaration of codes of goods, tax rates, tax amount though instructions have been provided by the customs;
c) Failure to declare or correctly declare the name, category, quantity, weight, quality, code, tax rate, tax amount or origin of exports or imports which is discovered by the customs during post-clearance inspection and the violator does not voluntarily and fully pay tax before an offence record is issued;
d) Following procedures for exporting processed products, domestic exports or exports of an export processing enterprise without actually exporting them;
dd) Overstatement of the quantity, weight, or categories of processed products, domestic exports, exports of an export processing enterprise or re-exported goods that involves tax evasion of VND 100,000,000 or more, which does not constitute a criminal offence;
e) Exporting processed products, domestic exports or exports of an export processing enterprise that are not made of the imported materials; importing products processed abroad that are not made of the exported materials;
g) Repurposing tax-free goods, goods eligible for tax exemption, tax reduction, or tax refund without notifying the customs authority as prescribed;
h) Failure to declare or to correctly declare names, categories, quantity, weight, quality, value, tax rates, tax amount or origins of goods imported from a free trade zone into the domestic market;
i) Failure to record the revenues and expenditures related to the determination of tax payable;
k) Selling tax-free goods to ineligible buyers;
l) Failure to declare or deliberate declaration of incorrect names, categories, quantity, weight, quality, value, tax rates, tax amount or origins of exports or imports to evade tax.
2. Apart from paying tax arrears in full, the taxpayer that commits any of the violations specified in Clause 1 of this Article which does not constitute a criminal offence shall also incur:
A fine equal to the amount of evaded tax if no aggravating circumstances are found.
Every aggravating circumstance that is found will cause the fine to increase by 20% but not exceeding 03 times the evaded tax. If the violation is committed by an individual, every aggravating circumstance will cause the fine to increase by 10% but not exceeding 1.5 times the evaded tax.
3. Provisions of this Article do not apply to the cases specified in Article 14 of this Decree.”
11. To amend Article 14 as follows:
“Article 14. Violations against policies on management of exports, imports and goods in transit; vehicles entering and leaving Vietnam, vehicles in transit
1. Penalties for exporting, importing goods of people entering or leaving Vietnam, border residents against policies on management of exports, imports and goods in transit:
a) A fine of from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed if the value of illegal goods is under VND 30,000,000;
b) A fine of from VND 2,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed if the value of illegal goods is from VND 30,000,000 to under VND 50,000,000;
c) A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed if the value of illegal goods is from VND 50,000,000 to under VND 100,000,000;
d) A fine of from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed if the value is 100,000,000 VND or above but does not constitute a criminal offence.
2. For the same violation specified in Clause 1 of this Article, the fine shall be doubled if the customs dossier is submitted after 30 days from the day on which the shipment arrives at the border checkpoint.
3. Penalties for exporting, importing goods that are humanitarian aid, gifts, samples, belongings against policies on management of exports and imports:
a) A fine of from VND 1,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed if the value of illegal goods is under VND 30,000,000;
b) A fine of from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed if the value of illegal goods is from VND 30,000,000 to under VND 50,000,000;
c) A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed if the value of illegal goods is from VND 50,000,000 to under VND 100,000,000;
d) A fine of from VND 10,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed if the value is 100,000,000 VND or above but does not constitute a criminal offence.
4. A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for any of the following violations:
a) Transiting goods; exporting, importing or transiting vehicles against the license issued by competent authorities;
b) Exporting or importing goods against the license;
c) Temporarily importing or temporarily exporting goods without a license though a license is compulsory, except for the cases specified in Clause 10 of this Article.
5. A fine of from VND 10,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for transiting goods without a license though a license is compulsory.
6. A fine of from VND 30,000,000 to VND 60,000,000 shall be imposed for repurposing raw materials, supplies, components, processing machinery or equipment on the list of goods requiring licensing without a license issued by a competent authority as prescribed by law.
7. Penalties for export or import of goods on the list of goods requiring a license without a license; export or import of goods that do not satisfy conditions, technical regulations and standards; export or import of goods without labels as prescribed by law:
a) A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed if the value of illegal goods is under VND 30,000,000;
b) A fine of from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed if the value of illegal goods is from VND 30,000,000 to under VND 50,000,000;
c) A fine of from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed if the value of illegal goods is from VND 50,000,000 to under VND 100,000,000;
d) A fine of from VND 30,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed if the value is 100,000,000 VND or above but does not constitute a criminal offence.
8. For the same violation specified in Clause 7 of this Article, the fine shall be doubled if the customs dossier is submitted after 30 days from the day on which the shipment arrives at the border checkpoint.
9. Penalties for violations against regulations on management temporarily imported goods:
a) A fine of from VND 30,000,000 to VND 60,000,000 shall be imposed for temporarily importing and re-exporting exporting goods without a license though a license is compulsory;
b) A fine of from VND 60,000,000 to VND 80,000,000 shall be imposed for temporarily importing and re-exporting goods on the list of goods banned or suspended from temporary import.
10. Penalties for exporting, importing, or bringing to Vietnam goods on the list of goods banned or suspended from export or import:
a) A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed if the value of illegal goods is under VND 30,000,000;
b) A fine of from VND 10,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed if the value of illegal goods is from VND 30,000,000 to under VND 50,000,000;
c) A fine of from VND 30,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed if the value of illegal goods is from VND 50,000,000 to under VND 100,000,000;
d) A fine of from VND 50,000,000 to VND 80,000,000 shall be imposed if the value is 100,000,000 VND or above but does not constitute a criminal offence.
11. Additional penalties:
a) Illegal goods on the list of goods banned from export or import shall be confiscated in case of the violation specified in Clause 1, 2, or 3 of this Article, unless a competent authority requests that they be removed or re-exported from Vietnam;
b) Illegal goods shall be confiscated in case of the violation specified in Clause 6 or Clause 10 of this Article, unless a competent authority requests that they be removed or re-exported from Vietnam.
12. Remedial measures:
a) The violator shall have to destroy or remove from Vietnam the illegal goods that fail to meet conditions, technical regulations and standards or fail to have a license though a license is compulsory within 30 days from the day on which the decision on penalty imposition is received in case of the violation specified in Clause 1, 2 or 3 of this Article.
Goods may be imported if permitted by a competent authority within the period specified in Clause 2 Article 22 of this Decree.
b) The violator shall have to re-export or remove goods from Vietnam within 30 days from the day on which the decision on penalty imposition is received in case of the violation specified in Clause 4, 5, 6, 8 or 9 of this Article, except for exports.
Goods may be imported if permitted by a competent authority within the period specified in Clause 2 Article 22 of this Decree.
c) In case of the violation specified in Clause 6, 7, 8, or 10 of this Article, the violator shall have to pay an amount of money equal to the value of illegal goods if they no longer exist.”
12. To amend Article 15 as follows:
“Article 15. Violations against regulations on management of bonded warehouses, tax-suspension warehouses and container freight stations
1. A fine of from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed for any of the following violations:
a) Taking goods, machinery and equipment from the domestic market into a bonded warehouse serving packaging, classification or maintenance without notifying the customs;
b) Providing strengthening, division, packaging services; consolidation, classification, preservation, sampling of goods in the bonded warehouse without notifying the customs;
c) Transferring the ownership of goods in the bonded warehouse without notifying the customs.
2. A fine of from VND 2,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for any of the following violations:
a) Moving goods from one bonded warehouse to another without a written permission from the Director of Customs Department in charge of the bonded warehouse;
b) Expanding, contracting, or moving the bonded warehouse or container freight station without permission from the customs authority;
c) Storing goods that are not conformable with the bonded warehouse lease contract or not appropriate for storage conditions of the warehouse;
d) Providing banned services in the bonded warehouse or container freight station;
dd) Failure to punctually submit reports on the bonded warehouse, tax-suspension warehouse or container freight station;
3. A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for failure to declare or to provide correct information about the names, categories, quantity, quality, or value of goods sent to a bonded warehouse or tax-suspension warehouse, goods sent to abroad from a bonded warehouse or tax-suspension warehouse.
4. A fine of from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for any of the following violations:
a) Sending goods that, by law, must not be stored in bonded warehouses to a bonded warehouse;
b) Liquidating goods in a bonded warehouse or tax-suspension warehouse;
c) Destroying goods in a bonded warehouse or tax-suspension warehouse against the law.
5. Additional penalties:
a) Illegal goods shall be confiscated in case of the violation specified in Point b Clause 4 of this Article;
b) Illegal goods that are banned or suspended from export or import shall be confiscated in case of the violation specified in Point a Clause 4.
6. Remedial measures:
a) In case of the violation specified in Point b Clause 4 of this Article, the violator shall have to pay an amount of money equal to the value of illegal goods if they no longer exist;
b) The violator shall have to remove the goods from Vietnam within 30 days from the day on which the decision on penalty imposition or goods destruction is received in case of the violation specified in Clause 3 or Point a Clause 4 of this Article, unless illegal goods are confiscated as specified in Point b Clause 5 of this Article;
c) The violator shall have to remove illegal elements of goods bearing counterfeit brand names or Vietnamese origins before they are removed from Vietnam in case of the violation specified in Point a Clause 4 of this Article.”
13. To add Article 16a after Article 16 as follows:
“Article 16a. Violations against policies on management of exports and imports in storage (except for violations specified in Article 15 hereof)
1. A fine of from VND 1,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed for any of the following violations:
a) Failure to punctually notify the inventory of goods the port, warehouse or depot within customs-controlled areas;
b) Failure to arrange goods in the port, warehouse or depot at the request of the customs authority.
2. A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for any of the following violations:
a) Failure to adhere to regulations on management, statistics, document retention, data about goods entering and leaving the port, warehouse or depot as prescribed by law and provide them for the customs authority on request;
b) Failure to provide information and cooperate with the customs authority in monitoring, supervising goods being taken in, out and stored in the port, warehouse or depot.
3. A fine of from VND 40,000,000 ND to VND 60,000,000 shall be imposed for allowing goods to be removed from a port, warehouse or depot without documents issued by the customs authority”.
14. To amend Clause 8 of Article 19 as follows:
“8. Presidents of the People’s Committees are entitled to impose penalties specified in Clause 3 Article 38 of the Law on Actions against administrative violations for administrative violations specified in this Decree”.
15. To add Article 19a as follows:
“Article 19a. The power of the border guard to impose penalties
1. The border guard soldiers on duty are entitled to:
a) Give warnings;
b) Impose fines of up to VND 500,000 upon an individual; up to VND 1,000,000 upon an organization.
2. Captains of the persons specified in Clause 1 of this Article are entitled to:
a) Give warnings;
b) Impose fines of up to VND 2,500,000 upon an individual; up to VND 5,000,000 upon an organization.
3. Captains of border guard stations, captains of coastguard squads, commanders of border guard complexes are entitled to:
a) Give warnings;
b) Impose a fine of up to 25,000,000 VND on a person; impose a fine of up to 50,000,000 VND on an organization.
c) Confiscate illegal goods and vehicles, the value of which does not exceed the fine specified in Point b of this Clause;
d) Enforce the remedial measures specified in Point d Clause 4 Article 4 of this Decree.
4. Commanders of provincial border guard bases, commanders of coastguard fleets are entitled to:
a) Give warnings;
b) Impose fines up to the maximum levels specified in this Decree;
c) Confiscate illegal goods and vehicles;
d) Enforce the remedial measures specified in Points d and e Clause 4 Article 4 of this Decree.”
16. To add Article 19n as follows:
“Article 19n. The power of the Coastguard to impose penalties
1. Coastguard officers on duty are entitled to:
a) Give warnings;
b) Impose fines of up to VND 1,500,000 upon an individual; up to VND 3,000,000 upon an organization.
2. Captains of coastguard teams are entitled to:
a) Give warnings;
b) Impose fines of up to VND 5,000,000 upon an individual; up to VND 10,000,000 upon an organization.
3. Captains of coastguard teams, captains of coastguard stations are entitled to:
a) Give warnings;
b) Impose fines of up to VND 10,000,000 upon an individual; up to 20,000,000 VND upon an organization;
c) Enforce the remedial measures specified in Point d Clause 4 Article 4 of this Decree.
4. Commanders of coastguard squads are entitled to:
a) Give warnings;
b) Impose fines of up to VND 25,000,000 upon an individual; up to 50,000,000 VND upon an organization;
c) Confiscate illegal goods and vehicles, the value of which does not exceed the fine specified in Point b of this Clause;
d) Enforce the remedial measures specified in Point d Clause 4 Article 4 of this Decree.
5. Commanders of coastguard fleets are entitled to:
a) Give warnings;
b) Impose fines of up to VND 50,000,000 upon an individual; up to 100,000,000 VND upon an organization;
c) Confiscate illegal goods and vehicles, the value of which does not exceed the fine specified in Point b of this Clause;
d) Enforce the remedial measures specified in Points a, b and d Clause 4 Article 4 of this Decree.
6. Commanders of regional coastguard fleets are entitled to:
a) Give warnings;
b) Impose fines of up to VND 100,000,000 upon an individual; up to 200,000,000 VND upon an organization;
c) Confiscate illegal goods and vehicles, the value of which does not exceed the fine specified in Point b of this Clause;
d) Enforce the remedial measures specified in Points a, b and d Clause 4 Article 4 of this Decree.
7. The commander of the coastguard headquarters is entitled to:
a) Give warnings;
b) Impose fines up to the maximum levels specified in this Decree;
c) Confiscate illegal goods and vehicles;
d) Enforce the remedial measures specified in Points a, b and d Clause 4 Article 4 of this Decree”.
17. To amend Article 20 as follows:
“Article 20. Delegation of the power to impose penalties
The persons entitled to impose penalties specified in Clauses 2, 3, 4, 5, 6 and 7 Clause 8 Article 19, Clauses 2, 3, and 4 Article 19a, Clauses 2, 3, 4, 5, 6 and 7 Article 19b of this Decree may delegate their deputies to impose penalties.
The delegation of the power to impose penalties must comply with Article 54 of the Law against administrative violations”.
18. To amend Clause 4 of Article 21 as follows:
“4. If multiple administrative violations are committed by a single individual, the power to impose penalties shall be determined as follows:
a) If the penalties, fines, value of illegal goods or vehicles that are confiscated and remedial measures are within the competence of a competent person, such person shall impose penalties;
b) If the penalties, fines, value of illegal goods or vehicles that are confiscated and remedial measures are beyond the competence of a competent person, the case shall be transferred to a competent authority.
If the case is beyond the competence of the Director of the Customs Department, the President of the People’s Committee of the province where the violation is committed shall decide the penalties.
If the case is beyond the competence of the Director of Smuggling Investigation and Prevention Department or the Director of Post-clearance Inspection Department, the Director of the General Department of Customs shall decide the penalties.
c) If multiple persons in various fields are entitled to impose penalties for a violation, the President of the competent People’s Committee of the administrative division where the violation is committed shall impose the penalties.”
19. To amend Article 22 as follows:
“Article 22. Procedure for imposing penalties and implementing decisions on penalty imposition
1. The procedure for imposing penalties and implementing decisions on imposition of penalties for customs offences shall comply with Chapter III of the Law against administrative violations and Section 3 Chapter I of this Decree.
2. If goods are not re-exported or removed from Vietnam after 30 days from the day on which the decision on penalty imposition is received, the competent persons specified in Clauses 3, 4, 5, 6 and 8 of Article 19; Clauses 4, 5, 6, and 7 of Article 19b of this Decree shall issue a decision to confiscate or destroy the illegal goods, unless legitimate explanation is provided.”
20. To amend Clause 3 of Article 29 as follows:
“3. Determination of the power to issue decisions on enforcement:
a) The competent persons specified in Clause 1 of this Article are entitled to issue decisions to enforce the administrative decisions they issue, or the administrative decisions their inferior issues but fails to enforce”.
21. To amend Clause 2 of Article 48 as follows:
“2. Subjects of enforcement:
The following violators shall have their assets confiscated and sold at auction if they fail to voluntarily implement the administrative decision or pay enforcement cost:
a) Freelance workers without having their salaries or incomes managed by any organization;
b) The violators that do not have deposit accounts or the account balance are not sufficient for deduction or transfer.”
Article 2.To annulArticle 23 of Decree No. 127/2013/ND-CP.
Article 3. Effect
This Decree takes effect on August 01, 2016.
Article 4. Transitional clause
For customs offences committed before the effective date of this Decree and discovered or handled afterwards, provisions that are more advantageous to violators shall apply.
Article 5. Responsibility for providing instructions and implementation
1. The Ministry of Finance shall provide guidance, organize the implementation of this Decree, and cooperate with state agencies, political organizations, socio-political organizations, socio-professional organizations in disseminating this Decree, encouraging the people to implement this Decree, and supervise the implementation of this Decree.
2. Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of the People’s Committees of provinces are responsible for the implementation of this Decree./.
For the Government
The Prime Minister
Nguyen Xuan Phuc
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây