Chỉ thị 23/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan

thuộc tính Chỉ thị 23/CT-TTg

Chỉ thị 23/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:23/CT-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Chỉ thị
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:07/09/2012
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu, Hải quan

TÓM TẮT VĂN BẢN

Điều kiện kinh doanh tạm nhập tái xuất rượu, bia
Ngày 07/09/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 23/CT-TTg về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất (TNTX), chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan, quy định thương nhân phải hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa hoặc TNTX hàng hóa tối thiểu là 02 năm kể từ ngày thành lập mới được kinh doanh TNTX, chuyển khẩu mặt hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt như rượu, bia, thuộc lá điếu, xì gà.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng công bố một số quy định đối với hoạt động kinh doanh TNTX, chuyển khẩu hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt (rượu, bia, thuốc lá điếu, xì gà) và hàng hóa kinh doanh TNTX theo giấy phép của Bộ Công Thương. Cụ thể, Thương nhân phải thông báo kế hoạch giao hàng, nhận hàng và các chi tiết liên quan đến lô hàng tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu cho cơ quan cấp phép, hải quan và cảng vụ tối thiểu là 07 ngày trước khi hàng về đến cảng Việt Nam; phải ký quỹ đặt cọc tối thiểu 05 tỷ đồng để xử lý môi trường và tiêu hủy hàng tồn đọng không tái xuất được, hàng tạm nhập không đúng với khai báo thuộc diện bị xử lý tiêu hủy.
Cũng theo Chỉ thị này, thời gian hàng hóa tạm nhập được lưu tại Việt Nam không quá 45 ngày và chỉ được gia hạn 01 lần tối đa 15 ngày. Hết thời hạn này thương nhân buộc phải tái xuất ra khỏi Việt Nam trong vòng 15 ngày qua cửa khẩu tạm nhập, không cho phép qua các cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập. Trường hợp không tái xuất được thì tịch thu và xử lý theo quy định của pháp luật.

Xem chi tiết Chỉ thị23/CT-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------------
Số: 23/CT-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------
Hà Nội, ngày 07 tháng 09 năm 2012
 
 
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
 KINH DOANH TẠM NHẬP TÁI XUẤT, CHUYỂN KHẨU VÀ GỬI KHO NGOẠI QUAN
 
 
Hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu hàng hóa và gửi kho ngoại quan thời gian qua tuy có thu được một số kết quả nhất định về kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển thương mại cho một số địa phương có cửa khẩu, cảng biển nhưng cũng đã bộc lộ những hạn chế nhất định trong quản lý, kiểm soát làm ảnh hưởng bất lợi đối với sản xuất và đời sống, nhất là kiểm soát, ngăn chặn việc lợi dụng quy định về tạm nhập tái xuất để buôn bán hàng cấm, gian lận thương mại, trốn thuế, thẩm lậu hàng hóa, kể cả hàng hóa không bảo đảm vệ sinh, an toàn vào thị trường nội địa, đe dọa an toàn môi trường, gây nên lo ngại trong xã hội và nhân dân.
Để bảo đảm hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan tuân thủ đúng quy định, phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm, kịp thời mọi hành vi vi phạm, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:
I. BỘ CÔNG THƯƠNG
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát lại các quy định hiện hành về tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu để thực hiện ngay theo đúng thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền loại bỏ những quy định không còn phù hợp; bổ sung, điều chỉnh các quy định hiện hành để bảo đảm phù hợp với chủ trương, yêu cầu quản lý chặt chẽ đối với hoạt động tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và với thực tế phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.
2. Quy định và ban hành trong tháng 9 năm 2012:
a) Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu: Các loại chất thải nguy hại như ắc quy chì, vỉ mạch điện tử; nhựa phế liệu, phế thải; thiết bị làm lạnh sử dụng C.F.C; hóa chất là tiền chất thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo các Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Việc cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu các mặt hàng nêu trên có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành Chỉ thị này.
b) Danh mục hàng hóa tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan: Các mặt hàng tiêu dùng đã qua sử dụng và thực phẩm đông lạnh là phủ tạng, phụ phẩm gia súc và phủ tạng, phụ phẩm gia cầm. Việc tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan các mặt hàng này có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 9 năm 2012.
Đối với những lô hàng thuộc Danh mục tạm ngừng nêu trên và hàng hóa tạm nhập tái xuất theo Giấy phép của Bộ Công Thương không thuộc Danh mục tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất về đến cảng Việt Nam trước ngày 30 tháng 9 năm 2012 được tiếp tục tạm nhập tái xuất theo các quy định như trước khi Chỉ thị này được ban hành.
c) Danh mục hàng thực phẩm đông lạnh khác (thịt gia súc, thịt gia cầm, thủy hải sản các loại) kinh doanh tạm nhập tái xuất phải thực hiện theo giấy phép của Bộ Công Thương.
3. Quy định và công bố điều kiện kinh doanh đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt (rượu, bia, thuốc lá điếu, xì gà) và hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất theo giấy phép của Bộ Công Thương như sau:
a) Thương nhân phải hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa hoặc tạm nhập tái xuất hàng hóa tối thiểu là 2 năm kể từ ngày thành lập mới được kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu những mặt hàng này.
b) Thương nhân phải ký quỹ đặt cọc tối thiểu là 5 tỷ đồng để xử lý môi trường và tiêu hủy hàng tồn đọng không tái xuất được, hàng tạm nhập không đúng với khai báo thuộc diện bị xử lý tiêu hủy.
c) Quy định việc phát hành vận đơn đích danh đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu (ghi rõ tên người nhận hàng và không được chuyển nhượng), trên vận đơn đích danh phải ghi thêm số giấy phép của Bộ Công Thương. Khi tàu vào cảng Việt Nam để giao hàng, thuyền trưởng phải bổ sung các chi tiết số giấy phép có trong vận đơn tại bản liệt kê hàng hóa (manifest) gửi cho cơ quan hải quan, biên phòng, cảng vụ để phân loại hàng hóa quản lý và theo dõi.
d) Thương nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu phải thông báo kế hoạch giao hàng, nhận hàng và các chi tiết liên quan đến lô hàng tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu cho cơ quan cấp phép, hải quan và cảng vụ tối thiểu là 7 ngày trước khi hàng về đến cảng Việt Nam
đ) Về cửa khẩu tái xuất:
- Đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất thuộc danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu: Chỉ được tái xuất qua cửa khẩu quốc tế.
- Đối với hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt (rượu, bia, thuốc lá điếu, xì gà): Được tái xuất qua cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu, điểm thông quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập đã có đủ các cơ quan kiểm soát chuyên ngành theo quy định. Áp dụng quy định tương tự với hàng nhập khẩu gửi kho ngoại quan để xuất khẩu sang nước thứ ba.
- Đối với hàng thực phẩm đông lạnh: Được tái xuất qua cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính và các cửa khẩu, điểm thông quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập đã có đủ các cơ quan kiểm soát chuyên ngành theo quy định. Áp dụng quy định tương tự với hàng nhập khẩu gửi kho ngoại quan để xuất khẩu sang nước thứ ba.
e) Không cho phép chia nhỏ Container trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu tạm nhập đến khu vực chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, địa điểm tái xuất thuộc cửa khẩu, điểm thông quan theo quy định.
g) Thời gian hàng hóa được lưu tại Việt Nam không quá 45 ngày; chỉ được gia hạn một lần không quá 15 ngày. Hết thời hạn này thương nhân buộc phải tái xuất ra khỏi Việt Nam trong vòng 15 ngày qua cửa khẩu tạm nhập, không cho phép qua cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập. Trường hợp không tái xuất được thì tịch thu và xử lý theo quy định. Trường hợp phải tiêu hủy thì chi phí tiêu hủy được trích từ tiền đặt cọc của thương nhân.
h) Không cho phép chuyển loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất sang nhập khẩu để tiêu thụ nội địa. Áp dụng quy định tương tự đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa không khuyến khích nhập khẩu.
4. Về tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu mặt hàng xăng dầu:
Quy định và bổ sung điều kiện kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu đối với mặt hàng xăng dầu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 1136/VPCP-KTTH ngày 01 tháng 8 năm 2012 của Văn phòng Chính phủ.
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan có văn bản hướng dẫn tăng cường kiểm tra, kiểm soát thực tế đối với hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ để hướng dẫn, áp dụng các nội dung sau:
a) Hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt (rượu, bia, thuốc lá điếu, xì gà) kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu phải lưu giữ tại các khu vực chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, như khu vực cảng nội địa ICD, kho ngoại quan, khu vực cửa khẩu.
b) Chỉ cho phép thương nhân tái xuất hàng hóa qua cửa khẩu đã đăng ký khi tạm nhập, trường hợp muốn thay đổi cửa khẩu tái xuất phải được cơ quan hải quan cửa khẩu tạm nhập chấp thuận.
c) Chỉ đạo Tổng cục Hải quan hướng dẫn lực lượng hải quan thực hiện đúng Điều 39 Luật thương mại về quyền từ chối nhận hàng. Người mua có quyền từ chối nhận hàng đối với bên bán nếu hàng hóa không phù hợp với hợp đồng nhưng phải chịu trách nhiệm về việc xử lý lô hàng bị từ chối đó theo quy định.
d) Quy định khi làm thủ tục hải quan tạm nhập, thương nhân phải cung cấp cho cơ quan hải quan đủ cả hai hợp đồng riêng biệt gồm hợp đồng xuất khẩu và hợp đồng nhập khẩu do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước ngoài.
đ) Tăng cường chỉ đạo kiểm tra, giám sát hoạt động gửi kho ngoại quan hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt cao; hoạt động nhập khẩu hàng thực phẩm đông lạnh để gia công xuất khẩu, tuy nhiên cần phân biệt với trường hợp nhập khẩu nguyên liệu để chế biến hàng xuất khẩu.
e) Tăng cường biện pháp quản lý đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất; có biện pháp giám sát chặt chẽ hàng hóa trong suốt quá trình từ khi tạm nhập đến khi tái xuất, đặc biệt là khi tái xuất.
g) Chỉ đạo lực lượng chống buôn lậu của ngành hải quan phối hợp chặt chẽ với lực lượng quản lý thị trường, lực lượng công an kinh tế để kiểm tra, kiểm soát hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất trong quá trình lưu thông trong nội địa từ cửa khẩu tạm nhập tới cửa khẩu tái xuất và quá trình tạm nhập, tái xuất để kịp thời phát hiện, xử lý những vụ việc vi phạm.
h) Rà soát để sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật hiện hành bảo đảm quản lý chặt chẽ hoạt động gửi kho ngoại quan; tăng nặng mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm như tự ý tiêu thụ nội địa, chậm thanh khoản tờ khai hải quan, khai báo không đúng tên hàng, số lượng hàng tạm nhập tái xuất...
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới liên quan có phương án bố trí lực lượng kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước đối với lĩnh vực kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan căn cứ vào các quy định của Bộ luật Hàng hải để hướng dẫn cụ thể quyền và trách nhiệm của bên giao hàng, bên nhận hàng, bên vận chuyển hàng hóa đối với hàng hóa đã xếp dỡ tại cảng cũng như quy trình đấu giá, đấu thầu hàng hóa này trong trường hợp không có người nhận.
IV. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
1. Phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, xử lý theo thẩm quyền đối với việc nâng lệ phí thu phí, lệ phí kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tạm nhập tái xuất.
2. Tăng cường kiểm soát chặt chẽ và kiểm dịch thú y đối với hàng hóa là thực phẩm đông lạnh kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu.
3. Phối hợp với chính quyền các tỉnh biên giới chỉ đạo cơ quan kiểm dịch tại biên giới tăng cường biện pháp và lực lượng để ngăn chặn có hiệu quả việc vận chuyển gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch.
V. BỘ QUỐC PHÒNG
1. Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan trong công tác kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất trong nội địa, từ cửa khẩu tạm nhập tới cửa khẩu tái xuất.
2. Phối hợp với cơ quan hải quan thống nhất quy trình giám sát hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, đặc biệt là tại các cửa khẩu tái xuất.
VI. CÁC BỘ: QUỐC PHÒNG, CÔNG AN, TÀI CHÍNH VÀ CÔNG THƯƠNG
Chịu trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị trực thuộc (bộ đội biên phòng; cảnh sát kinh tế, chống buôn lậu; quản lý thị trường...) phối hợp chặt chẽ với các địa phương để kiểm tra, kiểm soát hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất trong quá trình lưu thông từ cửa khẩu tạm nhập tới cửa khẩu tái xuất, kịp thời phát hiện, xử lý những vụ việc vi phạm.
VII. ỦY BAN NHÂN CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG CÓ LIÊN QUAN (địa phương có cửa khẩu, có hàng tạm nhập tái xuất đi qua)
1. Đề xuất với Bộ Tài chính cơ chế về mức thu phí phù hợp đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan để tăng cường nguồn thu ngân sách, đầu tư trở lại, nâng cấp hệ thống đường giao thông, luồng lạch, bến bãi, bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh trật tự tại các cửa khẩu.
2. Tổ chức quản lý và sử dụng số tiền ký quỹ: Ủy ban nhân dân tỉnh nơi có hàng hóa đi qua yêu cầu Kho bạc Nhà nước tỉnh xuất tiền đặt cọc của thương nhân để tiêu hủy hàng hóa đối với hàng hóa vi phạm các quy định điều kiện kinh doanh tạm nhập tái xuất mà theo quy định phải tiêu hủy.
3. Rà soát, đề xuất với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính các cửa khẩu, tuyến đường có khả năng cho phép hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất đi qua nhưng phải đảm bảo công tác quản lý nhà nước chặt chẽ, chống gian lận thương mại và chuyến tải bất hợp pháp.
4. Chỉ đạo các đơn vị chức năng trên địa bàn có biện pháp cụ thể để kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ nhằm phát hiện kịp thời việc buôn bán, vận chuyển hàng hóa tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu không có giấy tờ hợp pháp, không rõ nguồn gốc xuất xứ vào tiêu thụ trên địa bàn tỉnh hoặc đi tiêu thụ ở địa bàn tỉnh khác.
5. Phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát hàng hóa tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan lưu thông trên địa bàn; bố trí lực lượng bảo đảm quản lý kiểm soát chặt chẽ hoạt động tái xuất hàng hóa tại các cửa khẩu tái xuất; kiên quyết xử lý nghiêm tất cả các trường hợp vi phạm theo đúng quy định.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện Chỉ thị này./.
 

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục;
- Lưu: Văn thư, KTTH (5b).
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER
--------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------

No. 23/CT-TTg

Hanoi, September 07, 2012

 

DIRECTIVE

ON THE ENHANCEMENT OF STATE MANAGEMENT OF THE BUSINESS OF TEMPORARY IMPORT FOR RE-EXPORT, TRANSIT, AND BONDED WAREHOUSES

The business of temporary import for re-export, transit of goods, and bonded warehouses has obtained certain economic achievements, contributed to commercial development in some localities with border-gates and sea ports. However, it also reveals certain limitations in the management that negatively affect the production and life, especially the control and prevention of the misuse of temporary import for re-export to trade prohibited goods, commit trade frauds, evade tax, smuggle goods, including unhygienic and unsafe goods into the domestic market, threaten the environmental safety and cause apprehension in the society.

In order to ensure the conformity of business of the temporary import for re-export, transit of goods, and bonded warehouses, to promptly detect, prevent, and strictly handle all violations, the Prime Minister requests relevant Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, People’s Committees of central-affiliated cities and provinces to take on the following tasks:

I. THE MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE

1. Leading and cooperating with relevant agencies in reviewing the current provisions on temporary import for re-export and transit of goods, for implementing or requesting competent levels to discard inappropriate provisions; for supplementing and amending the current provisions to ensure the conformity to the policy and the requirements for strict management of the temporary import for re-export and transit of goods, and to ensure the compatibility with the socio-economic development of Vietnam.

2. The provisions promulgated in September 2012:

a) The list of goods banned from temporary import for re-export and transit: hazardous wastes such as leaded batteries, circuit boards, wastes plastic, cooling devices using C.F.C, chemicals being precursor substances banned from export and import according to the International Conventions to which Vietnam is a signatory. The prohibition against the temporary import for re-export and transit of the goods stated above takes effect on the date of signing of this Directive.

b) The list of goods suspended from temporary import for re-export, transit, and bonded warehouses: the used consumables and frozen food being organs and by-products of livestock and poultry. The suspension of the temporary import for re-export, transit, and bonded warehouse storage of such goods begins on September 30, 2012.

The consignments of goods in the List of suspension above and the goods temporarily imported for re-export according to the Licenses issued by the Ministry of Industry and Trade that is not in the List of goods suspended from temporary import for re-export, that arrives at Vietnam’s ports before September 30, 2012, is allowed to be temporarily imported for re-export as prescribed in the previous provisions before this Directive is promulgated.

c) The list of other frozen food temporarily imported for re-export (livestock, poultry meet, aquatic products) must comply with the licenses issued by the Ministry of Industry and Trade.

3. The conditions for doing business of the temporary import for re-export and transit of goods subject to special excise duty (wine, beer, cigarettes, cigars) and goods temporarily imported for re-export under the licenses issued by the Ministry of Finance are prescribed and announced as follows:

a) The trader must operate in goods export and import, or temporary import for re-export of goods, for at least 2 years as from the date of establishment to be eligible for doing business of temporary import for re-export and transit of such goods.

b) The trader must leave a deposit of at least 5 billion VND for environmental treatment and destruction of dead stock, of goods imported inconsistently with the declaration that must be destructed.

c) The nominative bills of lading for goods temporarily imported for re-export and transited (specifying the receiver’s name, and must not be transferred) must contain the license number issued by the Ministry of Industry and Trade. When the ship arrives at the Vietnam’s port, the captain must add the license number in the bill of lading to the manifest, and send it to the customs, the Border guard, and port authorities for classifying, managing, and monitoring.

d) Traders doing business of temporary import for re-export and transit of goods must notify the delivery plan and the details related to the consignments temporarily imported for re-export or transited to the licensing agencies, the customs, and the port authorities at least 7 days before the goods arrives at the Vietnam’s port.

dd) Regarding border-gates of re-export:

- The goods temporarily imported for re-export belonging to the list of goods banned from export and import may only be re-exported through international border-gates.

- Goods subject to special excise duty (wine, beer, cigarettes, cigars) may be re-exported through international border-gates and the border-gate or customs clearance posts in border-gate economic zones, allowed to be established by the Prime Minister and have all the sector management agencies as prescribed. This provision is also applicable to the imported goods stored in bonded warehouses for exporting to a third country.

- Frozen food: may be re-exported through international border-gates, main border-gates, and the border-gate or customs clearance posts in border-gate economic zones, allowed to be established by the Prime Minister and have all the sector management agencies as prescribed. This provision is also applicable to the imported goods stored in bonded warehouses for exporting to a third country.

e) The container must not be divided during the transport of goods from the border-gate of temporary import to the area supervised by the customs and the re-export location at the border-gate or customs clearance post as prescribed.

g) The goods must not stay in Vietnam more than 45 days. This period is only extended once, and the extension must not exceed 15 days. After this period, the trader must export the goods from Vietnam within 15 days through the border-gate of temporary import. The goods must not be exported through other border-gates than the border-gate of temporary import. The goods not being able to be exported shall be confiscated and handled as prescribed. In case the goods must be destructed, the expense on the destruction shall be extracted from the deposit paid by the trader.

h) It is prohibited to convert the temporary import for re-export into import for domestic sale. This provision is also applicable to the goods in the List of goods of which the import is not encouraged.

4. For the temporary import for re-export and transit of petrol and oil:

The condition for doing business of temporary import for re-export and transit of petrol and oil shall be prescribed and supplemented under the direction of the Prime Minister in the Official Dispatch No. 1136/VPCP-KTTH dated August 01, 2012 of the Government Office.

II. THE MINISTRY OF FINANCE

1. Leading and cooperating with relevant agencies in issuing documents guiding the enhancement of inspection and control of goods transited and temporarily imported for re-export.

2. Leading and cooperating with relevant agencies in amending and supplementing or promulgating new documents on the guidance and application of the following contents:

a) Goods subject to special excise duty (wine, beer, cigarettes, cigars) being transitted or temporarily imported for re-export must be kept in areas supervised by the customs, such as inland clearance depots (ICD), bonded warehouses, or border-gate areas.

b) Traders may only re-export their goods through the border-gate where they register for the temporary import. The change of the border-gate of re-export must be accepted by the border-gate customs.

c) The General Department of Customs shall guide the customs officers to implement the Article 39 of the Law on Trade applicable to goods rejection. The buyer is entitled to reject the goods if the seller provides the goods inconsistently with the contract, but the buyer must be responsible for handling the rejected consignments as prescribed.

d) When implementing the customs procedures for the temporary import, the trader must provide the export contract and import contract, signed by the Vietnamese trader and the foreign trader, to the customs.

dd) Enhancing the guidance, inspection, and supervision of the storage of goods subject to special excise duty in bonded warehouses; of the import of frozen food for export processing (do not confuse with the import of materials for processing exports).

e) Enhancing the management of goods temporarily imported for re-export; taking measures for strictly supervising the goods from the temporary import to the re-export, especially when it is re-exported.

g) Guiding the anti-smuggling team of the customs to cooperate with the market management forces and economic police in inspecting and controlling the goods temporarily imported for re-export while they are being circulated domestically from the border-gate of temporary import to the border-gate of re-export to promptly detect and handle the violations.

h) Reviewing for amending and supplementing intra vires or request competent authorities to supplement and amend the current law provisions, in order to ensure the tight management of the bonded warehouse storage; increasing the penalties for the violations such as selling goods in domestic market without permission, late liquidation of customs declarations, incorrectly declaring the name and quantity of goods temporarily imported for re-export…

3. Leading and cooperating with the Ministry of Industry and Trade, and People’s Committees of bordering provinces, in making plans for disposing inspectors and controllers to ensure the State management of the business of temporary import for re-export, transit, and bonded warehouses.

III. THE MINISTRY OF TRANSPORT

Leading and cooperating with relevant agencies, based on the provisions in the Maritime Code to guide the particular rights and duties of the deliverers, receivers, and transporters of the goods being loaded and unloaded at the ports, as well as the auctions of such goods if they are not received.

IV. THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT

1. Cooperating with the Ministry of Finance in considering and handling the increase of fees and charges for the quarantine of animal and animal products being temporarily imported for re-export.

2. Enhancing the management and quarantine of frozen food transited and temporarily imported for re-export.

3. Cooperating with local authorities in bordering provinces in guiding quarantine agencies at the border to enhance the measures and forces to efficiently prevent the traffic of livestock and poultry from unknown origins or without quarantine.

V. THE MINISTRY OF NATIONAL DEFENSE

1. Closely cooperating with relevant Ministries, sectors and localities in the inspection and control of the transport of goods temporarily imported for re-export, from the border-gate of temporary import to the border-gate of re-export.

2. Cooperating with the customs in unifying the procedures for customs supervisor of goods temporarily imported for re-export, especially at the border-gates of re-export.

VI. THE MINISTRY OF NATIONAL DEFENSE, THE MINISTRY OF PUBLIC SECURITY, THE MINISTRY OF FINANCE, AND THE MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE

Being responsible for guiding the affiliated units (the Border guard; economic police, anti-smuggling police; market management forces…) Closely cooperating with local authorities in inspecting and controlling the goods temporarily imported for re-export while they are being circulated from the border-gates of temporary import to the border-gates of re-export to promptly detect and handle the violations.

VII. RELEVANT PEOPLE’S COMMITTEES OF CENTRAL-AFFILIATED CITIES AND PROVINCES(where the border-gates are located or the goods temporarily imported for re-export goes through)

1. Submitting suggestion on the appropriate fees for goods transited, temporarily imported for re-export, or in bonded warehouses, to increase the budget receipts for reinvesting, upgrading the roads, channels, and wharves, protecting environment and ensuring security at the border-gates to the Ministry of Finance.

2. Managing and using the deposit: the People’s Committee of the province where the goods goes through shall request the provincial State Treasury to extract the deposit paid by the trader for destructing the goods procedures violate the provisions on the conditions for temporary import for re-export that must be destructed as prescribed.

3. Reviewing and submitting the suggestions on the border-gates and routes that the goods temporarily imported for re-export may go through to the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Finance, ensuring the strict State management, trade fraud and trafficking prevention.

4. Guiding the local functional agencies to take measures for strictly inspecting and controlling, in order the promptly detect the trading and transport of goods transited or temporarily imported for re-export without legal papers, from unknown origins, to be sold locally or in other localities.

5. Cooperating with functional agencies in enhancing the inspection and control of goods temporarily imported for re-export or in transit, or in bonded warehouses that is circulated locally; disposing forces to tightly control the re-export of goods at the border-gates of re-export; strictly handle the violations in accordance with law.

The Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, the Presidents of People’s Committees of central-affiliated cities and provinces, relevant agencies, organizations, units, and individuals are responsible for implementing this Directive./.

 

 

THE PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Directive 23/CT-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất