Thông tư 07/2017/TT-BXD định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt

thuộc tính Thông tư 07/2017/TT-BXD

Thông tư 07/2017/TT-BXD của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn phương pháp định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Cơ quan ban hành: Bộ Xây dựng
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:07/2017/TT-BXD
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Phan Thị Mỹ Linh
Ngày ban hành:15/05/2017
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xây dựng, Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Phương pháp định giá DV xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Ngày 15/05/2017, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 07/2017/TT-BXD hướng dẫn phương pháp định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; trong đó đáng chú ý là quy định về phương pháp định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
Theo đó, giá dịch vụ xử lý 01 tấn chất thải rắn sinh hoạt (chưa bao gồm VAT) được xác định bằng giá thành toàn bộ để xử lý 01 tấn chất thải rắn sinh hoạt nhân với tỷ lệ lợi nhuận, cộng với giá thành toàn bộ để xử lý 01 tấn chất thải rắn sinh hoạt. Trong đó, tỷ lệ lợi nhuận tối đa bằng 5%; giá thành toàn bộ để xử lý 01 tấn chất thải rắn sinh hoạt bằng tổng chi phí hợp lý, hợp lệ thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt chia cho tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt vận chuyển đến cơ sở xử lý để xử lý.
Giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải được tính đúng, tính đủ các chi phí hợp lý, hợp lệ của quá trình đầu tư và khai thác, vận hành cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt; phù hợp với điều kiện thực tế tổ chức thực hiện dịch vụ; điều kiện hạ tầng kỹ thuật, điều kiện kinh tế - xã hội và khả năng ngân sách của địa phương.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017.

Xem chi tiết Thông tư07/2017/TT-BXD tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ XÂY DỰNG
-------

Số: 07/2017/TT-BXD

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2017

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ DỊCH VỤ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT

Căn cứ Nghị định số 62/2013/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý chất thải và phế liệu;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kinh tế xây dựng,

Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư hướng dẫn phương pháp định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn phương pháp định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt làm cơ sở để lập, thẩm định và phê duyệt giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
2. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc lập, thẩm định, phê duyệt giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt và thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
Điều 2. Nguyên tắc định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt
1. Việc định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải phù hợp với công nghệ xử lý; tuân thủ quy trình kỹ thuật; tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường, định mức kinh tế kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc công bố và phù hợp với chất lượng của dịch vụ.
2. Giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải được tính đúng, tính đủ các chi phí hợp lý, hợp lệ của quá trình đầu tư và khai thác, vận hành cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt; phù hợp với điều kiện thực tế tổ chức thực hiện dịch vụ; điều kiện hạ tầng kỹ thuật, điều kiện kinh tế - xã hội và khả năng ngân sách của địa phương.
3. Giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải đảm bảo khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư để xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
Điều 3. Phương pháp định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt
1. Giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt được xác định theo công thức sau:
GXLCTR= ZTB + (ZTB x P) (1)
Trong đó:
- GXLCTR: là giá dịch vụ xử lý 01 tấn chất thải rắn sinh hoạt chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT). Đơn vị: đồng.
- ZTB: là giá thành toàn bộ để xử lý 01 tấn chất thải rắn sinh hoạt. Đơn vị: đồng
- P là tỷ lệ lợi nhuận (%): không quá 5%.
2. Giá thành toàn bộ để xử lý 01 tấn chất thải rắn sinh hoạt (ZTB) được xác định theo công thức sau:

                    (2)

Trong đó:
- ZTB: là giá thành toàn bộ để xử lý 01 tấn chất thải rắn sinh hoạt. Đơn vị: đồng.
- CT: là tổng chi phí hợp lý, hợp lệ thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Đơn vị: đồng.
- Q: là tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt vận chuyển đến cơ sở xử lý để xử lý. Đơn vị: tấn. Chi phí hợp lý, hợp lệ thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CT)
Bảng tổng chi phí hợp lý, hợp lệ thực hiện dịch vụ xử lý CTR sinh hoạt (CT)

TT

Nội dung chi phí

Ký hiệu

1

Chi phí vật tư trực tiếp

Cvt

2

Chi phí nhân công trực tiếp

CNC

3

Chi phí máy, thiết bị trực tiếp

CM

4

Chi phí sản xuất chung

CSXC

 

Tổng chi phí sản xuất

Cp = Cvt+ CNC + CM + CSXC

5

Chi phí quản lý doanh nghiệp

Cq

 

Tổng chi phí

CT = Cp+ Cq

Trong đó:
a) Chi phí vật tư trực tiếp (Cvt), bao gồm: chi phí của các vật tư sử dụng trực tiếp trong quá trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt được xác định bằng tổng khối lượng của từng loại vật tư nhân (x) với đơn giá vật tư tương ứng, trong đó:
Khối lượng của từng loại vật tư được xác định trên cơ sở quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức hao phí vật tư cho công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc công bố. Trường hợp chưa có định mức hao phí vật tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc công bố, đơn vị lập phương án giá tổ chức xác định hao phí vật tư hợp lý làm cơ sở để xác định chi phí vật tư khi lập phương án giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
Giá vật tư là giá đến cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, phù hợp với mặt bằng giá thị trường xác định theo công bố giá hoặc hóa đơn theo quy định pháp luật tại thời điểm lập phương án. Cụ thể:
- Đối với sản phẩm được sản xuất ra thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp khấu trừ thì giá vật tư không bao gồm thuế giá trị gia tăng.
- Đối với sản phẩm được sản xuất ra không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng hoặc thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp thì giá vật tư bao gồm thuế giá trị gia tăng.
b) Chi phí nhân công trực tiếp (CNC), bao gồm: các khoản chi phí bằng tiền mà các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải trả cho người lao động trực tiếp như: tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn và các khoản chi khác theo quy định đối với công nhân trực tiếp xử lý chất thải rắn sinh hoạt, trong đó:
Chi phí tiền lương, tiền công được xác định bằng số lượng ngày công theo định mức hao phí nhân công trực tiếp cho công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt do cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc công bố nhân (x) với đơn giá ngày công tương ứng. Đơn giá ngày công của công nhân trực tiếp thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt xác định theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh). Trường hợp chưa có định mức hao phí nhân công do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc công bố, đơn vị lập phương án giá tổ chức xác định hao phí nhân công hợp lý làm cơ sở để xác định chi phí nhân công khi lập phương án giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn và các khoản chi khác của công nhân trực tiếp thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định hiện hành của pháp luật (bao gồm cả khoản do người lao động phải nộp và khoản do doanh nghiệp chi trả).
c) Chi phí máy, thiết bị trực tiếp (CM), được xác định trên cơ sở chi phí liên quan đến giá máy, thiết bị, chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao máy, thiết bị theo quy định của Bộ Tài chính; phương pháp xác định giá ca máy, thiết bị do Bộ Xây dựng hướng dẫn và các quy định khác có liên quan. Khi xác định chi phí máy, thiết bị trực tiếp cần lưu ý xác định thời gian khấu hao của máy, thiết bị phù hợp với đặc điểm về điều kiện làm việc của máy, thiết bị trực tiếp thực hiện xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
d) Chi phí sản xuất chung (CSXC) bao gồm các khoản chi phí sản xuất gián tiếp (ngoài các chi phí vật tư trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp; chi phí máy, thiết bị trực tiếp) phát sinh tại cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, gồm: bảo dưỡng, sửa chữa máy, thiết bị trực tiếp; khấu hao, sửa chữa tài sản cố định (trừ máy, thiết bị trực tiếp); chi phí vật liệu, dụng cụ, công cụ dùng cho phân xưởng; tiền lương, phụ cấp có tính chất lương; khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn của cán bộ, nhân viên phân xưởng (bao gồm cả khoản do người lao động phải nộp và khoản do doanh nghiệp chi trả); chi phí kiểm định, quan trắc môi trường; chi phí thuê mặt bằng phục vụ sản xuất (nếu có); chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác được tính vào giá thành theo quy định của pháp luật.
Chi phí vật tư, chi phí nhân công trong chi phí sản xuất chung xác định như cách xác định chi phí vật tư, nhân công trực tiếp tại khoản a, b Điều này.
Chi phí khấu hao, sửa chữa tài sản cố định trong chi phí sản xuất chung xác định theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
đ) Chi phí quản lý doanh nghiệp (Cq), bao gồm toàn bộ các khoản chi phí chi cho bộ máy quản lý và điều hành doanh nghiệp, các khoản chi phí có tính chất chung của toàn doanh nghiệp như: khấu hao, sửa chữa tài sản cố định phục vụ bộ máy quản lý và điều hành trong doanh nghiệp; chi phí tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn của bộ máy quản lý doanh nghiệp (bao gồm cả khoản do người lao động phải nộp và khoản do doanh nghiệp chi trả); chi phí vật liệu, đồ dùng cho văn phòng, các khoản thuế, phí và lệ phí, chi phí dịch vụ mua ngoài thuộc văn phòng doanh nghiệp; các chi phí chung khác cho toàn doanh nghiệp như: chi trả lãi vay, các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, chi phí tiếp tân, giao dịch, chi phí nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đổi mới công nghệ; chi sáng kiến, cải tiến, chi bảo vệ môi trường; chi phí giáo dục, đào tạo, y tế cho người lao động của doanh nghiệp, chi phí cho lao động nữ, các khoản chi phí quản lý khác theo chế độ quy định hiện hành.
Chi phí vật tư, chi phí nhân công trong chi phí quản lý doanh nghiệp xác định như cách xác định chi phí vật tư, nhân công trực tiếp tại khoản a, b Điều này.
Chi phí khấu hao, sửa chữa tài sản cố định trong quản lý doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
Chi phí quản lý doanh nghiệp xác định chi tiết theo từng khoản chi phí nêu trên nhưng không vượt quá 5% của tổng chi phí sản xuất (Cp).
Điều 4. Tổ chức thực hiện
1. Trách nhiệm lập, thẩm định, phê duyệt giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 26 của Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
- Quản lý nhà nước về hoạt động xử lý chất thải rắn sinh hoạt, phê duyệt giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn do mình quản lý
- Gửi những định mức, đơn giá, giá đã công bố, ban hành về Bộ Xây dựng để theo dõi, quản lý.
3. Giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt xác định theo hướng dẫn tại Thông tư này được phê duyệt là cơ sở để ký kết hợp đồng, thanh toán hợp đồng thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Trường hợp giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt được xác định lớn hơn mức chi phí xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo công bố của Bộ Xây dựng, thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thống nhất với Bộ Xây dựng trước khi phê duyệt.
4. Việc thỏa thuận điều chỉnh giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt trong hợp đồng dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt được ký kết giữa chủ cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt với cơ quan quản lý theo phân cấp phải phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan.
5. Đối với các hợp đồng dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt đã được ký kết, các bên tham gia ký hợp đồng xem xét để bổ sung, điều chỉnh các nội dung của hợp đồng cho phù hợp với quy định của Thông tư này.
6. Cơ quan lập phương án giá, chủ cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ năng lực, kinh nghiệm để lập hoặc thẩm tra phương án giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt làm cơ sở để thẩm định, phê duyệt giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
7. Bộ Xây dựng công bố mức chi phí xử lý chất thải rắn sinh hoạt; chủ trì, hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng phương án giá và thực hiện các quy định về quản lý giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các địa phương.
Điều 5. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2017.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Xây dựng để xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các PTT Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Cơ quan TW của các đoàn thể;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng;
- Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở KT-QH TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh;
- Công báo; Website của Chính phủ, Website Bộ Xây dựng;
- Lưu: VP, Vụ PC, Vụ KTXD, Viện KTXD(Kh).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phan Thị Mỹ Linh

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THEMINISTRY OF CONSTRUCTION

CircularNo. 07/2017/TT-BXD dated May 15, 2017 of the Ministry of Construction onthe method for determining prices of municipal solid waste treatment services

Pursuant to the Government’s Decree No. 62/2013/ND-CP dated June 25, 2013 defining functions, tasks, powers and organizational structure of Ministry of Construction;

Pursuant to the Government’s Decree No. 38/2015/ND-CP dated April 24, 2015 providing for the management of waste and discarded materials;

At the request of the Director of the Department of Construction Economics,

The Minister of Construction promulgates a Circular introducing the method for determining prices of municipal solid waste treatment services.

Article 1.Scope of adjustment and subjects of application

1. This Circular provides guidance on the method for determining the price of municipal solid waste (MSW) treatment service which is used as the basis for setting, evaluating and approving specific prices of MSW treatment services.

2. This Circular applies to organizations and individuals involved in setting, evaluation and approval for prices of MSW treatment services and MSW treatment service providers.

Article 2. Rules for determining prices of MSW treatment services

1. The price of MSW treatment service must be determined in conformity with the MSW treatment technology and according to technical process, environmental protection regulations/ standards, technical-social norms promulgated or announced by competent authorities as well as the service quality.

2. The price of MSW treatment service must be accurately and sufficiently determined, include reasonable costs of construction and operation of the MSW treatment facility, and be conformable with the actual status of the MSW treatment service provider, infrastructure facilities, social – economic conditions and local-government budget.

3. Prices of MSW treatment services approved by competent authorities must be reasonable so as to attract and encourage investors of different economic sectors to invest in MSW treatment industry.

Article 3. Method for determining the price of MSW treatment service

1. The price of MSW treatment service shall be determined by applying the following formula:

GXLCTR= ZTB+ (ZTBx P)(1)

Where:

- GXLCTR:  the price of service rendered for treatment of 01 ton of MSW, exclusive of VAT. Unit: VND

- ZTB: the prime cost for treatment of 01 ton of MSW.  Unit: VND- P: profit rate (%), not exceeding 5%.

2. The prime cost for treatment of 01 ton of MSW (ZTB) shall be determined by applying the following formula:

(2)

Where:

- ZTB:the prime cost for treatment of 01 ton of MSW. Unit: VND

- CT: the sum of reasonable costs for rendering the MSW treatment service. Unit: VND

- Q:   the total amount of MSW transported to the treatment facility. Unit: ton.

Reasonable costs for rendering the MSW treatment service (CT)

Summary of reasonable costs for rendering the MSW treatment service (CT)

No.

Item

Symbol

1

Direct material cost

Cvt

2

Direct labour cost

CNC

3

Direct machinery and equipment cost

CM

4

Manufacturing overhead

CSXC

 

Total manufacturing cost

Cp= Cvt+ CNC+ CM+ CSXC

5

General and administrative expenses

Cq

 

Total cost:

CT= Cp+ Cq

Where:

a) Direct material cost (Cvt) includes costs of materials of various kinds directly used in the course of treating MSW. The cost of a type of material is equal to the total quantity of such type of material multiplied by the unit price thereof.

The quantity of each type of material is determined according to relative technical regulations/ standards and norms of materials used for treating MSW as promulgated or announced by competent authorities. In case where a material consumption norm is not available, the entity in charge of preparing the pricing plan shall take charge of determining a reasonable material consumption norm to use as the basis for determining material costs in such pricing plan.

The material price is the actual price of material supplied to the MSW treatment facility which must be conformable with the current market price and specified in the price quotation or sales invoice in accordance with the law regulations applicable at the time of preparing the pricing plan. To be specific:

- If products processed from MSW are subject to VAT according to the credit-invoice method, the material price shall exclude VAT.

- If products processed from MSW are not subject to VAT or are subject to VAT according to the direct subtraction method, the material price shall include VAT.

b) Direct labor cost (CNC) includes cash payments made by the MSW treatment facility to direct workers, consisting of: salaries, wages and salary allowances; social insurance, health insurance and unemployment insurance premiums payable, union dues and other payments made to direct workers involved in the process of MSW treatment.

Salary and wage expenses shall be equal to the number of working days, which is determined according to the direct labor cost norm in the field of MSW treatment promulgated or announced by a competent authority, multiplied by the corresponding salary or wage rate per day. The salary or wage rate per day of a direct employee who is directly involved in the process of MSW treatment shall be subject to the decision of a competent authority (the Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs or the Provincial-level People s Committee).  In case where the direct labor cost norm is not available, the entity in charge of preparing the pricing plan shall take charge of determining a reasonable direct labor cost norm to use as the basis for determining the direct labor cost in such pricing plan.

Social insurance premiums, health insurance premiums, unemployment insurance premiums, union dues and other payments made to workers who directly perform MSW treatment duties shall be determined in accordance with applicable law regulations (including amounts compulsorily paid by workers and those payable by the enterprise).

c) Direct machinery and equipment cost (CM) shall be determined according to machinery and equipment-shift rate, regulations on management, use and depreciation of machinery and equipment promulgated by the Ministry of Finance. The machinery and equipment-shift rate shall be determined according to the Ministry of Construction’s guidelines and relevant regulations. The period of time when depreciation may be spread out and which is determined according to machinery and equipment operating conditions should be taken into account when determining the direct machinery and equipment cost.

d) Manufacturing overhead (CSXC) includes indirect costs (other than the costs of direct materials, direct labor and direct machinery and equipment) incurred in the MSW treatment facility such as the costs of maintenance and repair of direct machinery and equipment, depreciation and repair of fixed assets (other than direct machinery and equipment), costs of indirect factory supplies and materials, salaries, wages, salary allowances, social insurance, health insurance and unemployment insurance premiums, and union dues of supervisors and workers in the factory (including amounts paid by workers and those payable by the enterprise), costs of environmental monitoring and surveys, rent on factory building (if any), costs of outsourcing services and other cash expenses which are included in the prime cost as prescribed by law.

The costs of materials and labor included in the manufacturing overhead are determined under the provisions on the determination of costs of direct materials and direct labor specified in Clause a and Clause b of this Article.

The costs of depreciation and repair of fixed assets included in the manufacturing overhead are determined according to the Ministry of Finance’s regulations on management, utilization and depreciation of fixed assets.

dd) General and administrative expenses (Cq) include necessary costs for maintaining operations of the enterprise’s management and executive board and all expenses in general for the entire enterprise such as costs of depreciation and repair of fixed assets in service of the enterprise’s management and executive board, salaries, wages and salary allowances, social insurance, health insurance and unemployment insurance premiums, union dues of members of the management and executive board (including amounts paid by employees and those payable by the employer), costs of materials, office stationeries, taxes, fees and charges, outsourcing services rendered in the enterprise s office, other general expenses for the entire enterprise such as loan interests, provisions for devaluation of inventory, provisions for bad debts, costs of reception, transactions, scientific researches, technology research and innovation, costs for female workers, and other expenses classified as general and administrative expenses as prescribed by applicable law regulations.

The costs of materials and labor included in the general and administrative expenses are determined under the provisions on determination of costs of direct materials and direct labor specified in Clause a and Clause b of this Article.

The costs of depreciation and repair of fixed assets included in the general and administrative expenses are determined according to the Ministry of Finance’s regulations on management, utilization and depreciation of fixed assets.

The general and administrative expenses shall include all costs and expenses specified above but not exceed 5% of total manufacturing cost (Cp).

Article 4. Implementation organization

1. Prices of MSW treatment services shall be set, evaluated and approved by the entities and authorities prescribed in Clause 2 Article 26 of the Government s Decree No. 38/2015/ND-CP dated April 24, 2015.

2. Provincial-level People’s committee shall:

- Perform state management of MSW treatment services, and consider giving approval for prices of MSW treatment services rendered in the province.

- Submit relevant norms, unit prices and service prices announced or promulgated to the Ministry of Construction.

3. Prices of MSW treatment services determined and approved under the provisions herein shall be used as the basis for concluding and terminating contracts for provision of MSW treatment services. In case the determined price of MSW treatment service is higher than the MSW treatment cost announced by the Ministry of Construction, the Provincial-level People’s Committee is required to consult with the Ministry of Construction before giving approval for such service price.

4. Any agreements on adjustment of the price specified in the contract for provision of MSW treatment service signed by and between the MSW treatment facility s owner and a competent authority must be conformable with relevant laws and regulations.

5. With regard to effective contracts, contractual parties are required to consider changing or adjusting contract’s contents in conformity with regulations herein.

6. The entities in charge of preparing pricing plans and owners of MSW treatment facilities may hire qualified and experienced organizations or individuals to prepare or evaluate plans for prices of MSW treatment services which shall be used as the basis for evaluation and approval for suggested MSW treatment service prices.

7. The Ministry of Construction shall announce MSW treatment costs; take charge, instruct and inspect the preparation of pricing plans and implementation of regulations on management of prices of MSW treatment services by local governments.

Article 5.Effect

1. This Circular takes effect on  July 01, 2017.

2. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Construction for consideration./.

For the Minister
The Deputy Minister
Phan Thi My Linh

 

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 07/2017/TT-BXD DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất