Quyết định 01/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2006 - 2020

thuộc tính Quyết định 01/2007/QĐ-TTg

Quyết định 01/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2006 - 2020
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:01/2007/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành:08/01/2007
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Văn hóa-Thể thao-Du lịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Phát triển du lịch đảo Phú Quốc - Ngày 08/01/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 01/2007/QĐ-TTg Về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2006 - 2020. Theo đó, mục tiêu chung: phấn đấu đến năm 2020 phát triển đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, giao thương quốc tế lớn, hiện đại, chất lượng cao, tầm cỡ các quốc gia trong khu vực và thế giới, làm động lực thúc đẩy phát triển du lịch cả nước, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế chủ đạo của đảo Phú Quốc, gắn với yêu cầu bảo đảm an ninh, quốc phòng. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Quyết định01/2007/QĐ-TTg tại đây

tải Quyết định 01/2007/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 01/2007/QĐ-TTg NGÀY 08 THÁNG 01 NĂM 2007

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐẢO PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG THỜI KỲ 2006 - 2020

 

 

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010;

Căn cứ Quyết định số 307/TTg ngày 24 tháng 5 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 - 2010;

Căn cứ Quyết định 178/2004/QĐ-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch tại tờ trình số 1282/TTr-TCDL ngày 21 tháng 9 năm 2005 và đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại công văn số 4890/BKH-TĐ&GSĐT ngày 30 tháng 6 năm 2006,

 

 

QUYẾT ĐỊNH :

 

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2006 - 2020 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Phạm vi của quy hoạch

Toàn bộ đảo Phú Quốc và cụm đảo Nam An Thới (sau đây gọi chung là đảo Phú Quốc), tỉnh Kiên Giang.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung: phấn đấu đến năm 2020 phát triển đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, giao thương quốc tế lớn, hiện đại, chất lượng cao, tầm cỡ các quốc gia trong khu vực và thế giới, làm động lực thúc đẩy phát triển du lịch cả nước, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế chủ đạo của đảo Phú Quốc; gắn với yêu cầu bảo đảm an ninh, quốc phòng.

b) Mục tiêu cụ thể:

Phấn đấu đạt các mục tiêu như sau:

- Về khách du lịch:

+ Năm 2010 đạt khoảng 0,3 - 0,4 triệu lượt khách du lịch/năm. Trong đó, khách du lịch quốc tế chiếm khoảng 30%;

+ Năm 2015 đạt khoảng 1 - 1,2 triệu lượt khách du lịch/năm. Trong đó, khách du lịch quốc tế chiếm khoảng 30 - 35%;

+ Năm 2020 đạt khoảng 2 - 3 triệu lượt khách du lịch/năm. Trong đó, khách du lịch quốc tế chiếm khoảng 35 - 40%.

- Về thu nhập từ du lịch:

+ Năm 2010 đạt khoảng 45 triệu USD. Trong đó, từ khách du lịch quốc tế là 25 triệu USD; từ khách du lịch nội địa là 20 triệu USD;

+ Năm 2015 đạt khoảng 209 triệu USD. Trong đó, từ khách du lịch quốc tế là 129 triệu USD; từ khách du lịch nội địa là 80 triệu USD;

+ Năm 2020 đạt khoảng 771 triệu USD. Trong đó, từ khách du lịch quốc tế là 478 triệu USD; từ khách du lịch nội địa là 293 triệu USD.

- Về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch:

Năm 2010 có khoảng 3.500 buồng lưu trú (trong đó số phòng đạt tiêu chuẩn từ 3 - 5 sao chiếm khoảng 30 - 35%), năm 2015 là 8.200 buồng lưu trú (trong đó số phòng đạt tiêu chuẩn từ 3 - 5 sao chiếm khoảng 55 - 60%) và 18.000 buồng lưu trú vào năm 2020 (trong đó số phòng đạt tiêu chuẩn từ 3 - 5 sao chiếm khoảng 60 - 70% ).

- Về lao động và việc làm:

Năm 2010 có khoảng 7.000 lao động trực tiếp và 15.400 lao động gián tiếp trong ngành du lịch, số lao động tương ứng cho năm 2015 là 16.400 và 36.100 và năm 2020 là 36.000 và 79.200.

3. Các định hướng phát triển chủ yếu

a) Về thị trường khách du lịch:

- Khai thác mạnh thị trường nội địa, trong đó chú trọng thị trường từ các đô thị lớn và vùng đồng bằng sông Cửu Long;

- Mở rộng thị trường du lịch quốc tế, trong đó tập trung vào các thị trường có khả năng chi trả cao Đông Bắc Á, Bắc Mỹ, Tây Âu và ASEAN.

b) Về sản phẩm du lịch:

Phát triển các sản phẩm du lịch gắn với các loại hình: tắm biển, nghỉ dưỡng; tham quan thắng cảnh và các di tích văn hoá, lịch sử; sinh thái; thể thao; vui chơi giải trí; hội nghị, hội thảo; mua sắm.

c) Tổ chức không gian phát triển du lịch:

- Tổ chức hoạt động du lịch đảo Phú Quốc bao gồm:

+ Hoạt động đón tiếp khách du lịch: tại khu vực các đô thị Dương Đông, Dương Tơ và An Thới với các cơ sở dịch vụ, phương tiện phục vụ thiết yếu, và một số dịch vụ giải trí khác;

+ Hoạt động du lịch biển và du lịch nghỉ dưỡng cao cấp tại khu vực: Dương Đông, Bãi Bà Kèo, Bãi Trường, Bãi Đất Đỏ, Bãi Khem, Bãi Sao, các bãi biển nhỏ thuộc cụm đảo Nam An Thới, Bãi Vòng, Rạch Vẹm, Gành Dầu, Bãi Dài, Bãi Vũng Bàu, Bãi Cửa Cạn;

+ Hoạt động du lịch tham quan, nghiên cứu hệ sinh thái tự nhiên: ở khu vực phía Bắc đảo gồm phần đất liền và vùng nước ven bờ (Cầu Trắng, đảo Hòn Một, Rạch Tràm); vùng biển ngoài khơi thuộc cụm đảo Nam An Thới;

+ Hoạt động du lịch gắn với bảo tồn cảnh quan bờ biển: tại khu vực từ Cửa Cạn đến Dương Đông và một số bãi biển nhỏ phía Bắc và Đông Bắc đảo (từ mũi Gành Dầu - Bãi Dài; từ mũi Đá Bạc - mũi Hàm Rồng; từ mũi Dương - mũi Trâu Nằm - Bãi Thơm - mũi Đá Chông);

+ Hoạt động du lịch văn hóa: gắn với các di tích lịch sử - văn hoá, lịch sử - cách mạng, các làng chài truyền thống, các điểm lễ hội văn hoá trên đảo Phú Quốc;

+ Hoạt động du lịch bổ trợ: tại các khu vực nuôi trồng thuỷ sản, trang trại, làng nghề truyền thống;

+ Các hoạt động du lịch thể thao, vui chơi giải trí, mua sắm gắn liền với các khu đô thị trên đảo.

- Phát triển các cụm du lịch:

+ Cụm du lịch Dương Đông - Dương Tơ và phụ cận: là trung tâm điều hành hoạt động du lịch đảo Phú Quốc.

Các loại hình du lịch chủ yếu: vui chơi giải trí, mua sắm; thể thao, leo núi, cắm trại; tham quan nghiên cứu các di tích lịch sử, văn hoá; tham quan làng nghề truyền thống, trang trại; hội nghị, hội thảo.

+ Cụm du lịch An Thới và phụ cận: là cụm du lịch tham quan và nghỉ dưỡng cao cấp gồm Bãi Sao và Bãi Khem, khu vực An Thới, di tích lịch sử nhà tù Cây Dừa.

Các loại hình du lịch chủ yếu: nghỉ dưỡng; thể thao biển; tham quan các di tích lịch sử - cách mạng, làng nghề truyền thống; thăm các đảo và vui chơi giải trí.

+ Cụm du lịch Cửa Cạn và phụ cận (cụm phía Bắc):

Là cụm du lịch tham quan nghiên cứu hệ sinh thái tự nhiên gắn với vườn quốc gia, các bãi biển, các điểm du lịch vùng Cửa Cạn và phía Bắc đảo.

Các loại hình du lịch chủ yếu: nghỉ dưỡng; du lịch mạo hiểm; tham quan vườn quốc gia, sông nước, di tích lịch sử - cách mạng, trang trại; thể thao, chơi golf, đua ngựa, đua chó.

- Các tuyến du lịch:

+ Hình thành các tuyến du lịch trên đảo trên cơ sở các sản phẩm du lịch đặc trưng;

+ Kết nối Phú Quốc với các trung tâm du lịch quốc gia, các nước trong khu vực và quốc tế.

d) Về đầu tư phát triển du lịch:

- Giai đoạn từ nay đến năm 2010: tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng và các cơ sở dịch vụ du lịch đảm bảo có đủ điều kiện đón khách du lịch theo mục tiêu đặt ra của năm 2010, trước hết là cơ sở hạ tầng du lịch và các cơ sở dịch vụ tại khu vực chủ yếu Dương Đông, Dương Tơ, An Thới, Cửa Cạn; hình thành được một số khu du lịch và vui chơi giải trí chất lượng cao;

- Giai đoạn từ 2011 - 2020: tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, kết cấu hạ tầng theo hướng hiện đại, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch trên toàn đảo.

Phấn đấu đến năm 2020, hoàn thành về cơ bản xây dựng đảo Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch phát triển ở trình độ cao, có sức cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới, có khả năng kết nối với các trung tâm du lịch lớn của khu vực và thế giới.

4. Giải pháp thực hiện:

a) Quy hoạch phát triển du lịch đảo Phú Quốc và các quy hoạch chuyên ngành khác phải được xác định là bộ phận cấu thành của Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đảo Phú Quốc. Việc xây dựng, đầu tư phát triển các khu, điểm phục vụ yêu cầu phát triển du lịch thuộc phạm vi đảo Phú Quốc trước hết phải tuân thủ theo đúng nội dung của quy hoạch này, đồng thời phải phù hợp với quy hoạch và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đảo Phú Quốc.

b) Thực hiện các biện pháp, hình thức thích hợp, linh hoạt để huy động nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch theo mục tiêu đã được xác định.

c) Đầu tư phát triển nâng cao chất lượng hoạt động du lịch, dịch vụ của đảo Phú Quốc gắn liền với việc tăng cường đầu tư, hình thành, phát triển các sản phẩm du lịch có khả năng cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực và thế giới, đồng thời thể hiện được thương hiệu du lịch Phú Quốc.

d) Xây dựng, thực hiện kế hoạch, chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đảo Phú Quốc. Gắn các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch đảo Phú Quốc với các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch quốc gia.

đ) Cung cấp nguồn nhân lực ngày càng có tính chuyên nghiệp cao đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch của Đảo trong từng thời kỳ và yêu cầu hội nhập với trình độ của khu vực và quốc tế; chú trọng đào tạo để nâng cao tỷ lệ sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ. Kết hợp việc đào tạo tại chỗ với hợp tác quốc tế trong việc đào tạo nhân lực du lịch.

Khuyến khích các tổ chức kinh tế, tổ chức kinh tế - xã hội, doanh nghiệp trong và ngoài nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch của đảo Phú Quốc.

e) Phát triển du lịch đảo Phú Quốc phải đặt trong mối quan hệ bảo đảm an ninh, quốc phòng, giữ vững chủ quyền, an ninh quốc gia, nhất là khi phát triển các dự án du lịch tại các khu vực có liên quan đến an ninh, quốc phòng.

g) Việc phát triển các dự án du lịch tại đảo Phú Quốc phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường (cả tự nhiên và xã hội), phát triển bền vững. Khuyến khích và tạo điều kiện để thu hút sự tham gia, đóng góp của cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, khách du lịch, các cơ quan, đơn vị để đầu tư, tôn tạo, bảo vệ tài nguyên, môi trường của Đảo.

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Tổng cục Du lịch có trách nhiệm:

a) Phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang công bố Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đảo Phú Quốc thời kỳ 2006 - 2020; xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch đảo Phú Quốc; gắn chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch đảo Phú Quốc với chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch quốc gia.

b) Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang triển khai thực hiện quy hoạch du lịch ở đảo Phú Quốc theo đúng nội dung của Quy hoạch này.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính phối hợp với Tổng cục Du lịch căn cứ quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng du lịch đảo Phú Quốc, hỗ trợ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch đảo Phú Quốc theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định của pháp luật có liên quan.

3. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang có trách nhiệm:

a) Tổ chức công bố Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đảo Phú Quốc thời kỳ 2006 - 2020 để các tổ chức, cá nhân biết, thực hiện.

b) Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện đúng Quy hoạch phát triển du lịch đảo Phú Quốc; theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch và kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi Quy hoạch cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đảo Phú Quốc, của tỉnh Kiên Giang.

c) Phê duyệt các quy hoạch du lịch cụ thể, bao gồm cả các dự án đầu tư du lịch tại Phú Quốc theo phân cấp để bảo đảm việc phát triển du lịch tại đảo Phú Quốc thực hiện theo đúng Quy hoạch này.

d) Ưu tiên bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách địa phương hàng năm để thực hiện đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch đảo Phú Quốc theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Xây dựng và triển khai thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư phát triển du lịch, thực hiện các biện pháp huy động các nguồn lực hợp pháp cho đầu tư phát triển du lịch đảo Phú Quốc.

4. Các Bộ, cơ quan liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm chủ trì hoặc phối hợp với Tổng cục Du lịch và Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang thực hiện Quy hoạch này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

Nguyễn Sinh Hùng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 01/2007/QD-TTg

Hanoi, January 08, 2007

 

DECISION

APPROVING THE MASTER PLAN ON TOURISM DEVELOPMENT ON PHU QUOC ISLAND, KIEN GIANG PROVINCE, IN THE 2006-2020 PERIOD

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the Prime Minister's Decision No. 97/2002/QD-TTg of July 22, 2002, approving the Strategy on Vietnam's tourism development in the 2001-2010 period;

Pursuant to the Prime Minister's Decision No. 307/TTg of May 24, 1995, approving the Master Plan on Vietnam's tourism development in the 1995-2010 period;

Pursuant to the Prime Minister's Decision No. 178/2004/QD-TTg of October 5, 2004, approving the Scheme on overall development of Phu Quoc island, Kien Giang province, up to 2010 with a vision to 2020;

At the proposal of the General Director of the Vietnam National Administration of Tourism in Report No. 1282/TTr-TCDL of September 21, 2005, and of the Minister of Planning and Investment in Official Letter No. 4890/BKH-TD&GSDT of June 30, 2006,

 

DECIDES:

Article 1.- To approve the Master Plan on tourism development on Phu Quoc island, Kien Giang province, in the 2006-2020 period with the following principal contents:

1. The Plan's scope

The whole Phu Quoc island and Nam An Thoi island cluster (below collectively referred to as Phu Quoc island), Kien Giang province.

2. Objectives

a/ General objectives: By 2020, to strive to develop Phu Quoc island into a big, modern and high-quality tourist, convalescence and trade center of regional and international importance, serving as a driving force for development of national tourism, making tourism a major industry in Phu Quoc island, meeting the requirements of security and defense maintenance.

b/ Specific targets:

To strive to attain the following targets:

- Tourists:

+ 0.3-0.4 million tourist arrivals/year by 2010, with international tourists representing around 30%;

+ 1.0-1.2 million tourist arrivals/year by 2015, with international tourists representing around 30%;

+ 2.0-3.0 million tourist arrivals/year by 2020, with international tourists representing around 30%.

- Revenue from tourism:

+ Around USD 45 million by 2010, including USD 25 million from international tourists and USD 20 million from domestic tourists;

+ Around USD 209 million by 2015, including USD 129 million from international tourists and USD 80 million from domestic tourists;

+ Around US 771 million by 2020, including USD 478 million from international tourists and USD 293 million from domestic tourists.

- Material and technical foundations for tourism:

There will be 3,500 rooms (30-35% of which will be of three to five stars) by 2010; 8,200 rooms (55-60% of which will be of three to five stars) by 2015; 18,000 rooms (60-70% of which will be of three to five stars) by 2020.

- Labor and employment:

The tourist sector will have 7,000 direct laborers and 15,400 indirect laborers by 2010, which will rise to 16,400 and 36,100 by 2015, and 36,000 and 79,200 by 2020, respectively.

3. Major development orientations

a/ Tourist markets:

- To strongly exploit domestic markets, paying attention to markets in big urban centers and the Mekong River delta;

- To expand international tourist markets, focusing on those markets with high payment capacity such as the Northeastern Asia, Northern America, Western Europe and ASEAN.

b/ Tourist products:

To develop tourist products in association with sea-bathing and convalescence; visits to beauty spots and cultural-historical relics; eco-tourism; sports; recreation; workshops and conferences; and shopping.

c/ Tourism development space

- Organization of tourist activities on Phu Quoc island, including:

+ Reception of tourists in Duong Dong, Duong To and An Thoi urban centers with service establishments and essential service facilities, and several other recreational services;

+ High-grade sea tourist and convalescence tourist activities in Duong Dong, Bai Ba Keo, Bai Truong, Bai Dat Do, Bai Khem and Bai Sao, and on small beaches of Nam An Thoi island cluster, Bai Vong, Rach Vem, Ganh Dau, Bai Dai, Bai Vung Bau and Bai Cua Can;

+ Visiting and studying natural eco-systems in the north of the island, including the mainland and onshore waters (Cau Trang, Hon Mot island and Rach Tram); and the offshore sea area of Nam An Thoi island cluster;

+ Tourist activities in combination with conservation of coastal landscapes: from Cua Can to Duong Dong and several small beaches to the north and northeast of the island (from Ganh Dau cape to Bai Dai; from Da Bac cape to Ham Rong cape; from Duong cape-Trau Nam cape-Bai Thom to Da Chong cape);

+ Cultural-tourist activities in association with historical-cultural and historical-revolutionary relics, traditional fishing villages, and cultural-festival sites on Phu Quoc island;

+ Supplementary tourist activities in aquaculture areas, farms and traditional craft villages;

+ Sport-tourist, recreational and shopping activities in urban centers on the island.

- Development of tourist clusters:

+ Duong Dong-Duong To tourist cluster and its vicinity is a center for administering tourist activities on Phu Quoc island.

+ Major tourist activities: recreation and shopping; sports, mountain climbing and camping; visits to historical-cultural relics; visits to traditional craft villages and farms; conferences and workshops.

+ An Thoi tourist cluster and its vicinity is a high-grade tourist cluster for sightseeing and convalescence, embracing Bai Sao, Bai Khem, An Thoi zone, and Cay Dua-prison historical relic.

Major tourist activities: convalescence; sea sports; visits to historical-revolutionary relics and traditional craft villages; island sightseeing visits and recreational activities.

+ Cua Can tourist cluster and its vicinity (the northern cluster):

This is a tourist cluster for visiting and studying natural eco-systems in association with national parks, beaches and tourist sites in Cua Can zone and to the north of the island.

Major tourist activities: convalescence; venture tourism; visits to national parks, rivers, historical-revolutionary relics and farms; sports, golf playing, horse race and dog race.

- Tourist routes:

+ To form tourist routes with typical tourist products on the island;

+ To connect Phu Quoc to national, regional and international tourist centers.

d/ Investment in tourism development:

- From now to 2010: To concentrate on making investment in tourist infrastructure and service establishments, first of all those in Duong Dong, Duong To, An Thoi and Cua Can so that they will be capable of receiving tourists to achieve the targets set for 2010; to form a number of high-quality tourist and recreation zones;

- From 2011 to 2020: To continue investment in the development of modern and high-quality material and technical foundations and infrastructure for tourism, meeting the requirements of tourism development on the whole island.

To strive to basically complete by 2020 the construction of Phu Quoc island into a developed tourist center of high level which can compete with and connect to big tourist centers in the region and the world.

4. Implementation solutions

a/ The Plan on tourism development on Phu Quoc island and other specialized plannings shall be considered a constituent of the planning on socio-economic development on Phu Quoc island. The construction and investment in development of zones and sites for tourism development on Phu Quoc island must strictly comply with this Plan and the planning on and objectives of socio-economic development on Phu Quoc island.

b/ To take appropriate and flexible measures to mobilize capital from domestic and foreign organizations and individuals of all economic sectors for investment in tourism development to achieve the set targets.

c/ To invest in raising the quality of tourist and service activities on Phu Quoc island, together with increasing investment in the formation and development of tourist products which are competitive in the region and the world and bear Phu Quoc tourism trademark.

d/ To formulate and implement tourism promotion and advertisement plans and programs in line with the objectives of socio-economic development on Phu Quoc island. To integrate programs on tourism advertisement and promotion on Phu Quoc island into national tourism advertisement and promotion programs.

e/ To provide human resources with increasingly high professional qualifications to meet the island's tourism development requirements in each period and the requirements of integration into the region and the world; to attach importance to training in order to increase the use of local human resources. To combine local training with international cooperation in training of tourist human resources.

To encourage economic organizations, socio-economic organizations, domestic and foreign enterprises, and foreign-invested enterprises to invest in training and development of tourist human resources for Phu Quoc island.

f/ The development of tourism on Phu Quoc island must ensure security and defense, and preserve national sovereignty and security, especially in the development of tourist projects in security and defense-related areas.

g/ The development of tourist projects on Phu Quoc island must strictly comply with the provisions of law on protection of natural resources as well as natural and social environment and sustainable development. To encourage and create conditions for population communities, enterprises, tourists, agencies and units to make investment in renovating and protecting the island's natural resources and environment.

Article 2.- Organization of implementation

1. The Vietnam National Administration of Tourism shall:

a/ Coordinate with the People's Committee of Kien Giang province in publicizing the Master Plan on tourism development on Phu Quoc island in the 2006-2020 period; create typical tourist products and formulate programs on tourism advertisement and promotion on Phu Quoc island; associate programs on tourism advertisement and promotion on Phu Quoc island with national tourism advertisement and promotion programs.

b/ Coordinate with concerned ministries and branches and the People's Committee of Kien Giang province in implementing the tourism planning of Phu Quoc island strictly according to this Plan.

2. On the basis of the tourist infrastructure development planning of Phu Quoc island, the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall coordinate with the Vietnam National Administration of Tourism in providing capital to support investment in tourist infrastructure of Phu Quoc island in accordance with the State Budget Law and relevant laws.

3. The People's Committee of Kien Giang province shall:

a/ Publicize the Master Plan on tourism development on Phu Quoc island in the 2006-2020 period to organizations and individuals for implementation.

b/ Coordinate with concerned ministries and branches in strictly implementing the Plan on tourism development on Phu Quoc island; monitor and assess the implementation of the Plan and propose to the Prime Minister adjustments and amendments to the Plan to meet the requirements of socio-economic development on Phu Quoc island, Kien Giang province.

c/ Approve specific tourism plannings, including tourist investment projects on Phu Quoc island, according to decentralization, ensuring that tourism development on Phu Quoc island strictly complies with this Plan.

d/ Arrange priority funds within the annual local budgets for investment in tourist infrastructure development on Phu Quoc island in accordance with the State Budget Law.

Formulate and implement investment promotion programs on tourism development; and take measures to mobilize lawful resources for investment in tourism development on Phu Quoc island.

4. Concerned ministries and agencies shall, on the basis of their assigned functions, tasks and powers, assume the prime responsibility for, or coordinate with the Vietnam National Administration of Tourism and the People's Committee of Kien Giang province in, implementing this Plan.

Article 3.- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, and the president of the People's Committee of Kien Giang province shall implement this Decision.

 

 

VICE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Sinh Hung

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 01/2007/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất