Nghị định 96/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện ảnh

thuộc tính Nghị định 96/2007/NĐ-CP

Nghị định 96/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện ảnh
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:96/2007/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:06/06/2007
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Văn hóa-Thể thao-Du lịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện ảnh - Theo Nghị định số 96/2007/NĐ-CP ban hành ngày 06/6/2007, Chính phủ quy định: Vốn pháp định của doanh nghiệp điện ảnh để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh là 01 tỷ đồng. Doanh nghiệp sản xuất phim thành lập và hoạt động trước ngày 01/01/2007 phải làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành… Hộ gia đình in sang, nhân bản, bán, cho thuê phim có quy mô nhỏ, sử dụng thường xuyên dưới 10 lao động phải đăng ký kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện và phải có địa điểm sử dụng hợp pháp, có trang thiết bị để kiểm tra nội dung, chất lượng kỹ thuật phim… Cơ sở điện ảnh khi sản xuất phim được ưu đãi về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu. Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp xây dựng rạp chiếu phim để kinh doanh phổ biến phim hoặc xây dựng công trình hoạt động điện ảnh khác được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Ngoài ra, cơ sở điện ảnh còn được miễn lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà theo quy định… Các rạp phải chiếu phim Việt Nam trong các đợt phim kỷ niệm ngày lễ của đất nước, phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội, đối ngoại theo quy định của Bộ Văn hóa-Thông tin. Tỷ lệ số buổi chiếu phim truyện Việt Nam bảo đảm đạt ít nhất 20% so với tổng số buổi chiếu tại rạp, trong tỷ lệ đó, phim Việt Nam phải được chiếu vào khoảng thời gian từ 18-22 giờ trong ngày, ngoài ra còn có thể chiếu vào các giờ khác. Trên hệ thống truyền hình, tỷ lệ thời lượng phát sóng phim truyện Việt Nam của mỗi đài truyền hình đạt ít nhất 30% so với tổng thời lượng phát sóng phim. Đối với phim dành cho trẻ em dưới 16 tuổi, thời lượng phát sóng phải đạt ít nhất 5% so với tổng số thời lượng phát sóng phim… Cấm những hình ảnh, âm thanh, lời thoại, chữ viết phỉ báng, xúc phạm quốc huy, quốc kỳ, quốc ca, giá trị biểu trưng dân tộc, đất nước, miệt thị dân tộc, tôn giáo; những hình ảnh, âm thanh, lời thoại, chữ viết thể hiện sự đồng tình với tệ nạn xã hội, gây cảm giác hoảng loạn, mê muội trước các lực lượng siêu nhiên, ma quái hay hành vi đặt tên phim gây phản cảm, thô tục... Nghị địnhnày có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Nghị định96/2007/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 96/2007/NĐ-CP NGÀY 06 THÁNG 06 NĂM 2007
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH

MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT ĐIỆN ẢNH

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Điện ảnh ngày 29 tháng 06 năm 2006;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
1. Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các Điều 5, 6, 11, 12, 14, 24, 31, 33, 34, 35, 38, 41 và 53 của Luật Điện ảnh
2. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động điện ảnh tại Việt Nam.
Điều 2. Chính sách hiện đại hoá công nghiệp điện ảnh (quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành khoản 1 Điều 5)
1. Đầu tư xây dựng trường quay nội cảnh, ngoại cảnh hiện đại theo quy hoạch ngành điện ảnh được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Hiện đại hóa công nghệ và đầu tư thiết bị kỹ xảo, thiết bị kỹ thuật đồng bộ chuyên dụng, bảo đảm đủ điều kiện sản xuất phim theo công nghệ hiện đại, đạt chuẩn kỹ thuật quốc tế về hình ảnh và âm thanh, bảo đảm phát huy sự sáng tạo nghệ thuật nhằm nâng cao năng lực sản xuất phim, nâng cao chất lượng sản phẩm điện ảnh.
3. Đầu tư xây dựng, cải tạo, trang thiết bị hiện đại, máy chiếu phim âm thanh lập thể cho rạp chiếu phim theo quy hoạch ngành điện ảnh được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
4. Bộ Văn hóa - Thông tin phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng đề án thực hiện các khoản 1, 2, 3 Điều này; lập đề án phát triển quy mô sản xuất phim và phổ biến phim để phim Việt Nam đạt ít nhất 30% trong tổng số phim chiếu tại rạp và đạt ít nhất 40% trong tổng số phim phát sóng trên hệ thống truyền hình.
Điều 3. Chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh (quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành khoản 2 Điều 5)
1. Nhà nước mua toàn bộ hoặc một phần quyền sở hữu đối với phim có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao do cơ sở điện ảnh sản xuất; việc định giá mua căn cứ vào chất lượng phim được Hội đồng trung ương thẩm định phim xếp loại; giá mua được Hội đồng thẩm định giá phê duyệt theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Cơ sở điện ảnh khi sản xuất phim được ưu đãi về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu theo quy định của pháp luật về thuế.
3. Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp xây dựng rạp chiếu phim để kinh doanh phổ biến phim hoặc xây dựng công trình hoạt động điện ảnh khác được nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
4. Cơ sở điện ảnh được miễn lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà theo quy định của pháp luật.
5. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (say đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của địa phương, ưu tiên dành quỹ đất cho cơ sở điện ảnh; có chính sách, chế độ ưu đãi nhằm khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh trên địa bàn.
6. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa - Thông tin và các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 4. Chính sách đầu tư thông qua chương trình mục tiêu phát triển điện ảnh (quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành khoản 3 Điều 5)
1. Đầu tư kinh phí để tạo ra các sản phẩm điện ảnh quy mô lớn và có giá trị nghệ thuật cao theo các nội dung sau:
a. Tổ chức các hoạt động nhằm định hướng chủ đề tư tưởng gắn với các sự kiện lịch sử và bước phát triển lớn của dân tộc;
b. Sản xuất phim.
2. Đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học trong hoạt động điện ảnh theo các nội dung sau:
a. Công trình nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng sáng tác và phát huy hiệu quả xã hội của tác phẩm điện ảnh;
b. Ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại;
c. Nghiên cứu thị trường điện ảnh trong và ngoài nước.
3. Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực:
a. Nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường chuyên ngành điện ảnh quốc gia, xây dựng giáo trình chuẩn, đầu tư trang thiết bị giảng dạy, học tập theo hướng đồng bộ, chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa ở các khâu nghệ thuật, kỹ thuật, kinh tế, quản lý sản xuất, phát hành và phổ biến phim.
b. Cử cán bộ có trình độ, sinh viên xuất sắc đi đào tạo về nghệ thuật, kỹ thuật, quản lý sản xuất, phát hành, phổ biến phim ở các nước có nền điện ảnh phát triển.
c. Chú trọng đào tạo sau đại học để bổ sung và phát triển đội ngũ các nhà khoa học đầu ngành về điện ảnh.
4. Bộ Văn hóa - Thông tin phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng chương trình mục tiêu phát triển điện ảnh theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Luật Điện ảnh và các khoản 1, 2, 3 Điều này trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Điều 5. Chính sách sản xuất phim đặt hàng (quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành khoản 4 Điều 5)
1. Nhà nước đặt hàng sản xuất phim truyện về đề tài thiếu nhi, truyền thống lịch sử, dân tộc thiểu số; phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình.
2. Trình tự, thủ tục sản xuất phim do Nhà nước đặt hàng thực hiện theo quy định tại Điều 12 của Nghị định này.
3. Bộ Văn hóa - Thông tin phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch sản xuất phim đặt hàng quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 6. Chính sách tài trợ phổ biến phim (quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành khoản 5 Điều 5)
1. Nhà nước bảo đảm chi phí buổi chiếu phim phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội, đối ngoại, phục vụ thiếu nhi, phục vụ lực lượng vũ trang chiếu tại rạp chiếu phim ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số và ở các vùng nông thôn khác.
2. Nhà nước bảo đảm 100% kinh phí chiếu phim và tổ chức đợt phim phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội, đối ngoại trong những ngày lễ, kỷ niệm sự kiện trọng đại của đất nước.
3. Nhà nước bảo đảm kinh phí tổ chức, tham gia liên hoan phim quốc gia, liên hoan phim quốc tế do Bộ Văn hóa - Thông tin tổ chức theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 41 của Luật Điện ảnh.
Điều 7. Chính sách dành quỹ đất để xây dựng rạp chiếu phim trong quy hoạch đô thị (quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành khoản 6 Điều 5)
1. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đô thị phải dành quỹ đất để xây dựng rạp chiếu phim ở vị trí trung tâm và tỷ lệ xây dựng rạp phù hợp với quy mô phát triển dân số.
2. Cơ sở điện ảnh xây dựng rạp chiếu phim được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định tại khoản 4 Điều 3 của Nghị định này.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tạo điều kiện cho cơ sở điện ảnh thực hiện các quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 8. Thành lập và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh (quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều 6)
1. Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh do Thủ tướng Chính phủ thành lập để sử dụng cho các hoạt động sau:
a. Thưởng cho phim có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao, có hiệu quả xã hội theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ;
b. Hỗ trợ sản xuất phim thể nghiệm nghệ thuật, phim đầu tay trên cơ sở ý kiến tư vấn của Hội đồng thẩm định kịch bản văn học thuộc Bộ Văn hóa - Thông tin;
c. Hỗ trợ cho việc đầu tư sáng tác kịch bản, mở trại sáng tác, tổ chức cho nghệ sĩ đi thực tế, hội thảo khoa học, hỗ trợ đào tạo cho cán bộ có năng lực, sinh viên xuất sắc đi học điện ảnh ở nước ngoài, quảng bá phim Việt Nam ra nước ngoài nhằm khuyến khích, thúc đẩy phát triển nền điện ảnh dân tộc.
2. Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh quy định tại khoản 1 Điều này được hình thành từ các nguồn sau:
a. Ngân sách nhà nước hỗ trợ vốn ban đầu khi mới thành lập Quỹ từ nguồn sự nghiệp văn hóa thông tin. Hàng năm, căn cứ vào hiệu quả hoạt động, Quỹ được ngân sách nhà nước xem xét, hỗ trợ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
b. Huy động đóng góp tự nguyện, tài trợ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài và các nguồn thu nhập hợp pháp khác;
c. Nguồn thu bán phim từ các phim được Nhà nước tài trợ, đặt hàng (nếu có).
3. Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin xây dựng điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Điều 9. Những hành vi bị cấm trong hoạt động điện ảnh (quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành khoản 1, khoản 2 Điều 11)
1. Hình ảnh, âm thanh, lời thoại, chữ viết phỉ báng, xúc phạm quốc huy, quốc kỳ, quốc ca, giá trị biểu trưng dân tộc, đất nước; miệt thị dân tộc, tôn giáo.
2. Hình ảnh, âm thanh, lời thoại, chữ viết thể hiện cảnh đánh đập, tra tấn, giết người dã man, khuyến khích tội ác, trừ trường hợp nhằm phê phán, lên án cái ác gắn với nội dung phim.
3. Hình ảnh, âm thanh, lời thoại, chữ viết mang tính khiêu dâm, đồi trụy, loạn dâm, loạn luân trái với thuần phong mỹ tục.
4. Hình ảnh, âm thanh, lời thoại, chữ viết thể hiện sự dung thứ hoặc đồng tình với tệ nạn xã hội, gây cảm giác hoảng loạn, mê muội trước các lực lượng siêu nhiên, ma quái.
5. Đặt tên phim gây phản cảm, thô tục.
6. Hình ảnh, âm thanh, lời thoại, chữ viết có nội dung trái pháp luật mà không thuộc quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này, trừ trường hợp nhằm phê phán, lên án các hành vi này.
Điều 10. Tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp điện ảnh (quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành khoản 2 Điều 12)
1. Đơn vị sự nghiệp điện ảnh có chức năng, nhiệm vụ phục vụ quản lý nhà nước hoặc cung cấp dịch vụ công thuộc lĩnh vực điện ảnh theo quy định của pháp luật.
2. Điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền thành lập, sắp xếp và quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính của đơn vị sự nghiệp điện ảnh thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Đơn vị sự nghiệp điện ảnh quy định tại khoản 1 Điều này, tùy theo chức năng, nhiệm vụ được thực hiện các hoạt động sau đây:
a. Sản xuất phim theo yêu cầu của cơ quan quản lý đơn vị sự nghiệp; sản xuất phim đặt hàng, trừ trường hợp chủ dự án sản xuất phim đặt hàng sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện tuyển chọn doanh nghiệp sản xuất phim theo quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật Điện ảnh;
b. Nhập khẩu phim lưu hành nội bộ để phục vụ yêu cầu công tác của mình;
c. Chiếu phim, lưu trữ phim phục vụ quản lý nhà nước hoặc cung cấp dịch vụ công.
Điều 11. Điều kiện về vốn pháp định để kinh doanh sản xuất phim (quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành điểm a khoản 2 Điều 14)
Vốn pháp định là 1.000.000.000 đồng (một tỷ VNĐ), được xác nhận bằng văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Điều 12. Trình tự, thủ tục tuyển chọn và tổ chức sản xuất phim đặt hàng sử dụng ngân sách nhà nước (quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các khoản 3, 4 và 5 Điều 24)
1. Việc tuyển chọn, kết quả tuyển chọn kịch bản văn học và doanh nghiệp sản xuất phim đặt hàng sử dụng ngân sách nhà nước phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, bảo đảm nguyên tắc công bằng, khách quan.
2. Trình tự, thủ tục tuyển chọn kịch bản văn học:
a. Chủ đầu tư dự án sản xuất phim đặt hàng sử dụng ngân sách nhà nước phải công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng về đề tài, yêu cầu của dự án sản xuất phim thực hiện trong năm kế hoạch tài chính tiếp theo và điều kiện, thủ tục để tổ chức, cá nhân gửi kịch bản tham gia tuyển chọn trong khoảng thời gian 90 ngày, kể từ ngày công bố;
b. Chủ đầu tư dự án sản xuất phim đặt hàng sử dụng ngân sách nhà nước thông báo kết quả tuyển chọn kịch bản văn học trên cơ sở ý kiến tư vấn của Hội đồng thẩm định kịch bản văn học được thành lập theo quy định tại khoản 3 Điều này;
c. Tổ chức, cá nhân có quyền gửi kịch bản văn học đến chủ đầu tư dự án sản xuất phim đặt hàng sử dụng ngân sách nhà nước và phải nộp phí thẩm định kịch bản văn học theo quy định của pháp luật hiện hành về phí và lệ phí.
3. Hội đồng thẩm định kịch bản văn học đối với phim đặt hàng sử dụng ngân sách nhà nước:
a. Chủ đầu tư dự án sản xuất phim đặt hàng sử dụng ngân sách nhà nước phải thành lập Hội đồng thẩm định kịch bản văn học;
b. Hội đồng thẩm định kịch bản văn học có ít nhất chín thành viên, bao gồm đại diện cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh, chủ đầu tư dự án sản xuất phim, biên kịch, đạo diễn và các thành phần khác.
4. Việc tuyển chọn doanh nghiệp sản xuất phim đặt hàng sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Đấu thầu dựa trên các tiêu chuẩn sau:
a. Kịch bản phân cảnh và phương án thực hiện;
b. Danh sách thành phần chính tham gia làm phim;
c. Tổng dự toán bộ phim;
d. Trang thiết bị kỹ thuật phục vụ dự án;
đ. Năng lực tài chính;
e. Kế hoạch, tiến độ sản xuất;
g. Điều kiện ứng vốn.
5. Hợp đồng sản xuất phim đặt hàng sử dụng ngân sách nhà nước phải được lập thành văn bản giữa chủ đầu tư và doanh nghiệp sản xuất phim, nội dung chủ yếu của hợp đồng bao gồm:
a. Tên, địa chỉ, tài khoản của các bên tham gia hợp đồng;
b. Tên phim, chất liệu phim, nội dung chủ yếu và kết quả phải đạt được về nội dung tư tưởng và nghệ thuật của bộ phim;
c. Quyền, trách nhiệm của chủ đầu tư và bên thực hiện hợp đồng bao gồm quyền, trách nhiệm về bản quyền phim, quyền sở hữu trí tuệ của chủ đầu tư và doanh nghiệp sản xuất phim;
d. Địa điểm và phương thức thực hiện hợp đồng;
đ. Giá trị của hợp đồng và phương thức thanh toán;
e. Tiến độ thực hiện hợp đồng;
g. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và giải quyết tranh chấp;
h. Thời gian nghiệm thu, thời gian trình duyệt bộ phim;
i. Các thỏa thuận khác.
6. Bộ Văn hóa - Thông tin quy định chi tiết về trình tự, thủ tục tuyển chọn kịch bản văn học quy định tại khoản 2 và ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định kịch bản văn học quy định tại khoản 3 của Điều này.
Điều 13. Hộ gia đình in sang, nhân bản, bán, cho thuê phim có quy mô nhỏ, sử dụng thường xuyên dưới mười lao động (quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành khoản 2 Điều 31)
1. Hộ gia đình in sang, nhân bản, bán, cho thuê phim có quy mô nhỏ, sử dụng thường xuyên dưới mười lao động phải đăng ký kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện.
2. Điều kiện để kinh doanh in sang, nhân bản, bán, cho thuê phim bao gồm:
a. Có địa điểm sử dụng hợp pháp;
b. Có trang thiết bị để kiểm tra nội dung, chất lượng kỹ thuật phim.
3. Hộ gia đình in sang, nhân bản, bán, cho thuê phim có quy mô nhỏ, sử dụng thường xuyên dưới mười lao động phải thực hiện các quy định về in sang, nhân bản, bán, cho thuê phim quy định tại khoản 2 Điều 28, khoản 2 Điều 29 của Luật Điện ảnh.
Điều 14. Tỷ lệ và thời gian chiếu phim Việt Nam, giờ chiếu phim cho trẻ em dưới 16 tuổi trên hệ thống rạp (quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành khoản 4 Điều 33)
1. Các rạp phải chiếu phim Việt Nam trong các đợt phim kỷ niệm ngày lễ của đất nước, phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội, đối ngoại theo quy định của Bộ Văn hóa - Thông tin.
2. Tỷ lệ số buổi chiếu phim truyện Việt Nam bảo đảm đạt ít nhất 20% so với tổng số buổi chiếu, trong tỷ lệ đó phim truyện Việt Nam phải được chiếu vào khoảng thời gian từ 18 đến 22 giờ trong ngày, ngoài ra còn có thể chiếu vào các giờ khác.
3. Giờ chiếu phim cho trẻ em dưới 16 tuổi tại rạp kết thúc trước 22 giờ.
Điều 15. Hoạt động của đơn vị chiếu phim lưu động (quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành khoản 1, 2 Điều 34)
1. Nhà nước đầu tư máy chiếu phim nhựa hoặc phương tiện chiếu phim khác cho đội chiếu phim lưu động ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các vùng nông thôn khác.
2. Nhà nước trang bị phương tiện vận chuyển cơ giới chuyên dụng cho đội chiếu phim lưu động thuộc tỉnh.
3. Chi phí buổi chiếu phim ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số và các vùng nông thôn khác thực hiện theo quy định của Chính phủ về vùng, miền.
4. Bộ Văn hóa - Thông tin chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng đề án thực hiện các quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này.
Điều 16. Tỷ lệ và thời gian phát sóng phim Việt Nam, phim dành cho trẻ em dưới 16 tuổi trên hệ thống truyền hình (quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành khoản 2 Điều 35)
1. Việc thực hiện phát sóng phim Việt Nam trong các đợt phim kỷ niệm ngày lễ của đất nước, phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội, đối ngoại trên hệ thống truyền hình cả nước thực hiện theo quy định của Bộ Văn hóa - Thông tin.
2. Tỷ lệ thời lượng phát sóng phim truyện Việt Nam của mỗi đài truyền hình đạt ít nhất 30% so với tổng số thời lượng phát sóng phim, trong tỷ lệ đó phim truyện Việt Nam phải được phát sóng vào khoảng thời gian từ 20 giờ đến 22 giờ trong ngày, ngoài ra còn có thể phát sóng vào các giờ khác.
3. Thời lượng phát sóng phim dành cho trẻ em dưới 16 tuổi đạt ít nhất 5% so với tổng số thời lượng phát sóng phim; giờ phát sóng phim dành cho trẻ em dưới 16 tuổi kết thúc trước 22 giờ hàng ngày.
Điều 17. Thẩm quyền cấp giấy phép phổ biến phim (quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành điểm a, b khoản 1 Điều 38)
1. Bộ Văn hóa - Thông tin cấp giấy phép phổ biến phim đối với:
a. Phim truyện do cơ sở điện ảnh trong cả nước sản xuất hoặc nhập khẩu, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;
b. Phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình do cơ sở điện ảnh thuộc Trung ương sản xuất hoặc nhập khẩu;
c. Phim được sản xuất từ việc hợp tác, cung cấp dịch vụ sản xuất, liên doanh sản xuất với các tổ chức, cá nhân nước ngoài.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép phổ biến phim đối với phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình do cơ sở điện ảnh thuộc địa phương sản xuất hoặc nhập khẩu.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được cấp giấy phép phổ biến phim truyện khi năm trước liền kề, các cơ sở điện ảnh thuộc địa phương đáp ứng các điều kiện sau:
a. Sản suất ít nhất 10 phim truyện nhựa được phép phổ biến;
b. Nhập khẩu ít nhất 40 phim truyện nhựa được phép phổ biến.
Nếu trong năm, địa phương không đáp ứng được hai điều kiện quy định tại khoản này, thì năm kế tiếp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không còn thẩm quyền cấp giấy phép phổ biến phim truyện.
4. Hàng năm, từ ngày 25 đến ngày 31 tháng 12, căn cứ vào số lượng phim truyện nhựa sản xuất và nhập khẩu được phép phổ biến của các cơ sở điện ảnh thuộc địa phương trong năm đó, Bộ Văn hóa - Thông tin có trách nhiệm thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh biết có đủ điều kiện hoặc không đủ điều kiện cấp giấy phép phổ biến phim truyện trong năm tiếp theo.
Điều 18. Trình tự, thủ tục đề nghị tổ chức, tham gia liên hoan phim, chiếu giới thiệu phim nước ngoài tại Việt Nam (quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành khoản 1 Điều 41)
1. Liên hoan phim chuyên ngành, chuyên đề:
a. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hội điện ảnh khi tổ chức liên hoan phim chuyên ngành, chuyên đề phải gửi đến Bộ Văn hóa - Thông tin đơn đề nghị tổ chức liên hoan phim và điều lệ liên hoan phim;
b. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Văn hóa - Thông tin có trách nhiệm trả lời bằng văn bản việc chấp thuận, nếu không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
2. Điều kiện, trình tự, thủ tục tổ chức chiếu giới thiệu phim nước ngoài tại Việt Nam:
a. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép tổ chức, chiếu giới thiệu phim nước ngoài tại Việt Nam không nhằm mục đích kinh doanh;
b. Hồ sơ đề nghị chiếu giới thiệu phim nước ngoài tại Việt Nam theo khoản 3 Điều 41 của Luật Điện ảnh và bản dịch thuyết minh bằng tiếng Việt, bản phim; mẫu đơn đề nghị do Bộ Văn hóa - Thông tin quy định;
c. Tổ chức, cá nhân tổ chức chiếu giới thiệu phim nước ngoài tại Việt Nam phải nộp phí thẩm định phim theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí;
d. Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, Bộ Văn hóa - Thông tin có trách nhiệm trả lời bằng văn bản việc chấp thuận, nếu không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
Điều 19. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất phim (quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành khoản 2 Điều 14)
1. Việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất phim theo quy định tại Điều 14 của Luật Điện ảnh.
2. Doanh nghiệp sản xuất phim thành lập và hoạt động trước ngày 01 tháng 01 năm 2007 phải làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trong thời hạn một năm, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
Điều 20. Xử lý vi phạm pháp luật về điện ảnh (quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều 53)
1. Cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động điện ảnh thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động điện ảnh thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Việc xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động điện ảnh thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa, thông tin.
Điều 21. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Nghị định này thay thế các Nghị định số 48/CP ngày 17 tháng 7 năm 1995 về tổ chức và hoạt động điện ảnh, Nghị định số 26/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2000 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/CP ngày 17 tháng 7 năm 1995 về tổ chức và hoạt động điện ảnh và bãi bỏ quy định tại các Điều 5, 6, 7, 8, 9 Chương II lưu hành, kinh doanh phim nhựa, băng đĩa phim tại Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 11/2006/NĐ-CP ngày 18 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ.
Điều 22. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành Nghị định
1. Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn thi hành và tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động điện ảnh tại Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
---------

No: 96/2007/ND-CP

Hanoi , June 06, 2007

 

DECREE

DETAILING AND GUIDING THE IMPLE-MENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE CINEMATOGRAPHY LAW

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the June 29, 2006 Cinematography Law;

At the proposal of the Minister of Culture and Information,

DECREES:

Article 1.- Scope and subjects of regulation

1. This Decree details and guides the implementation of Articles 5, 6, 11, 12, 14, 24, 31, 33, 34, 35, 38, 41 and 53 of the Cinematography Law.

2. This Decree applies to organizations and individuals engaged in cinematographic activities as well as organizations and individuals involved in cinematographic activities in Vietnam.

Article 2.- Cinema industry modernization policies (detailing and guiding the implementation of Clause 1, Article 5)

1. To invest in building modern studios for indoor and outdoor filming under the cinema industry planning approved by competent agencies.

2. To modernize technologies and invest in technical-effect equipment, and comprehensive specialized technical equipment, ensuring all conditions for film production with modern technology up to international audio-visual standards and promoting art creativity in order to raise the film production capacity and the quality of cinematographic products.

3. To invest in building and renovating cinemas and equipping them with modern equipment and surround-sound projectors under the cinema industry planning approved by competent agencies.

4. The Ministry of Culture and Information shall coordinate with relevant ministries and branches in elaborating a scheme to enforce Clauses 1, 2 and 3 of this Article; and devising a scheme to develop film production and dissemination so that Vietnamese films account for at least 30% of the total films screened in cinemas and at least 40% of the total films broadcast on television.

Article 3.- Incentive policies for organizations and individuals engaged in cinematographic activities (detailing and guiding the implementation of Clause 2, Article 5)

1. The State buys part or whole of the ownership rights to films of high ideological and artistic value produced by cinematographic establishments; the purchasing prices are determined on the basis of the film quality rated by the Central Film Appraisal Council; the purchasing prices shall be approved by the Valuation Council in accordance with current law.

2. Cinematographic establishments that produce films are entitled to preferences on value-added tax, enterprise income tax and export tax under tax law.

3. Enterprises and non-business units that build cinemas for commercial film dissemination or build other works for cinematographic activities are entitled to land assignment or lease by the State under the land law.

4. Cinematographic establishments are exempt from the registration fee when they register for land use rights and house ownership rights under the provisions of law.

5. Provincial/municipal People's Committees (below collectively referred to as provincial-level People's Committees) shall adjust their land use planning, prioritizing land allocation to cinematographic establishments; and adopt incentive policies and regimes to encourage organizations and individuals to engage in cinematographic activities in their localities.

6. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Culture and Information and relevant ministries and branches in, guiding the implementation of Clause 2 of this Article.

Article 4.- Investment policies through a target program on cinematographic development (detailing and guiding the implementation of Clause 3, Article 5)

1. Investment in creating large-scale cinematographic works of high artistic value according to the following contents:

a/ To organize activities aiming to orient ideological themes associated with historical events and major development steps of the nation;

b/ To produce films.

2. Investment in scientific research into cinematographic activities according to the following contents:

a/ To conduct research aiming to improve the quality of creative works and bring into play social effects of cinematographic works;

b/ To apply modern science and technologies;

c/ To research into domestic and overseas cinematographic markets.

3. Human resource training and fostering:

a/ To improve the training quality of national cinematography schools, standardize curricula, invest in training and learning equipment in a comprehensive, specialized and professionalized manner in the sections of art, technique, finance, production management, and film distribution and dissemination;

b/ To send qualified persons and excellent students to cinematographically developed countries for training in art, technique, production management, and film distribution and dissemination;

c/ To attach importance to postgraduate training to supplement and develop the contingent of leading cinematography scientists.

4. The Ministry of Culture and Information shall coordinate with relevant ministries and branches in elaborating a target program on cinematographic development in accordance with Clause 3, Article 5 of the Cinematography Law and Clauses 1, 2 and 3 of this Article, and submit it to the Prime Minister for approval.

Article 5.- Policies on ordered film production (detailing and guiding the implementation of Clause 4, Article 5)

1. The State orders the production of feature films with themes on children, historical traditions and ethnic minority groups; documentaries, scientific films and cartoons.

2. The order and procedures for the production of State-ordered films comply with Article 12 of this Decree.

3. The Ministry of Culture and Information shall coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance in elaborating plans on production of ordered films specified in Clause 1 of this Article.

Article 6.- Policies on film dissemination funding (detailing and guiding the implementation of Clause 5, Article 5)

1. The State ensures funds for film projection in service of political, social and foreign-relation tasks; children; and the armed forces in cinemas of mountainous, island, deep-lying, remote, ethnic minority and other rural areas.

2. The State ensures 100% of the funds for film projection and launch of film campaigns in service of political, social and foreign-relation tasks on public holidays and important national anniversaries.

3. The State ensures funds for the organization of, and participation in, national and international film festivals organized by the Ministry of Culture and Information according to Point a, Clause 1, Article 41 of the Cinematography Law.

Article 7.- Policies on land allocation to cinema construction in urban planning (detailing and guiding the implementation of Clause 6, Article 5)

1. Agencies competent to approve urban planning shall set aside land for construction of cinemas in central positions and the density of cinemas must be in line with the population size.

2. Cinematographic establishments that build cinemas are entitled to the preferences specified in Clause 4, Article 3 of this Decree.

Provincial-level People's Committees shall create conditions for cinematographic establishments to materialize the provisions of Clause 2 of this Article.

Article 8.- Establishment and operation of the Cinematographic Development Assistance Fund (detailing and guiding the implementation of Article 6)

The Cinematographic Development Assistance Fund is established by the Prime Minister to support the following activities:

a/ To reward films of high ideological and artistic values and social effects in accordance with the Fund's organization and operation charter;

b/ To support the production of experimental art films and first-hand films on the basis of the consultation of the Screenplay Appraisal Council under the Ministry of Culture and Information;

c/ To support the investment in creating screenplays, opening screenplay creation camps, organizing field trips for artists and scientific seminars, sending capable persons and excellent students abroad for cinematographic training, and popularizing Vietnamese films overseas to encourage and boost the development of the national cinematography.

2. The Cinematographic Development Assistance Fund prescribed in Clause 1 of this Article is formulated from the following sources:

a/ Initial state budget capital supports upon the Fund's establishment, which is taken from the budget for culture and information activities. Based on the Fund's operation efficiency, the State annually considers financial supports in accordance with the State Budget Law;

b/ Voluntary contributions and donations from domestic and foreign agencies, organizations and individuals and other lawful income sources;

c/ Proceeds from the sale of State-funded or -ordered films (if any).

3. The Minister of Culture and Information shall elaborate the organization and operation charter of the Cinematographic Development Assistance Fund and submit it to the Prime Minister for approval.

Article 9.- Prohibited acts in cinematographic activities (detailing and guiding the implementation of Clauses 1 and 2, Article 11)

1. Images, sounds, wording and letters that disparage or offend the national emblem, national flag, national anthem, value of the nation's and people's symbols, or show contempt for the nation and a religion.

2. Images, sounds, wording and letters that demonstrate savage beating, tortures, murders and incite crimes, except for the purpose of criticizing and condemning evils associated with film contents.

3. Images, sounds, wording and letters that are of obscene, depraved, incestuous nature and contrary to fine traditional customs and habits.

4. Images, sounds, wording and letters that show the condonation or sympathy with social evils or trigger panic and obscure feeling before supernatural and devil forces.

5. To name films offensively and vulgarly.

6. Images, sounds, wording and letters with contents contrary to law, which are not specified in Clauses 2, 3, 4 and 5 of this Article, except for the purpose of criticizing and condemning these acts.

Article 10.- Organization and operation of cinematographic non-business units (detailing and guiding the implementation of Clause 2, Article 12)

1. Cinematographic non-business units have the functions and tasks of serving the state management or providing public services in the cinematographic domain under the provisions of law.

2. The conditions, order, procedures and competence to set up or arrange, and the autonomy and self-responsibility in performing the tasks, and organizing the apparatus, payroll and finance of, cinematographic non-business units comply with current law.

3. Cinematographic non-business units defined in Clause 1 of this Article, depending on their functions and tasks, may carry out the following activities:

a/ Producing films at the request of non-business unit-managing agencies; producing ordered films, except when owners of ordered film production projects funded with the state budget select film production enterprises according to Clause 3, Article 24 of the Cinematography Law;

b/ Importing films for internal circulation in service of their work requirements;

c/ Screening and storing films in service of the state management or public service provision.

Article 11.- Conditions on legal capital for film production and trading (detailing and guiding the implementation of Point a, Clause 2, Article 14)

The legal capital is VND 1,000,000,000 (one billion Vietnam dong), which is certified in writing by competent agencies.

Article 12.- Order and procedures for selecting, and organizing the production of, state-ordered and -funded films (detailing and guiding the implementation of Clauses 3, 4 and 5, Article 24)

1. The selection and results of the selection of screenplays and enterprises producing state-ordered and -funded films shall be announced on the mass media, ensuring the principles of fairness and objectivity.

2. Order and procedures for screenplay selection:

a/ Investors of state-ordered and -funded film production projects shall announce on the mass media themes and requirements of film production projects to be implemented in the next fiscal year, as well as the conditions and procedures for organizations and individuals to send their screenplays for selection within 90 days from the date of announcement;

b/ Investors of state-ordered and -funded film production projects shall announce the screenplay selection results on the basis of the consultation of the Screenplay Appraisal Council established under Clause 3 of this Article;

c/ Organizations and individuals may send screenplays to investors of state-ordered and -funded film production projects and shall pay the screenplay appraisal fee in accordance with current law on fees and charges.

3. Screenplay Appraisal Councils for state-ordered and -funded films:

a/ Investors of state-ordered and -funded film production projects shall establish Screenplay Appraisal Councils;

b/ A Screenplay Appraisal Council must be composed of at least nine members, including representatives of competent cinematography state management agencies, film production project investors, screenwriters, directors and others.

4. The selection of enterprises producing state-ordered and -funded films must comply with the Bidding Law on the basis of the following criteria:

a/ The scenario and implementation scheme;

b/A list of the main film production participants;

c/ The film's total cost estimates;

d/ Technical equipment in service of the project;

e/ The financial capability;

f/ The production plan and schedule;

g/ Conditions for capital advance.

5. Contracts on state-ordered and -funded film production shall be made in writing between investors and film production enterprises, the main contents of a contract include:

a/ The names, addresses and bank accounts of the contracting parties;

b/ The name, material, main content, requirements on ideological and artistic achievements, of the film;

c/ The rights and responsibilities of the investor and the other contracting party, including the rights to, and responsibilities on the film copyright, and intellectual property rights of the investor and the film production enterprise;

d/ The venue and mode of contract performance;

e/ The contract value and payment mode;

f/ The contract performance progress;

g/ Liabilities for contractual breaches and dispute settlement;

h/ The time for film hand-over and submission for approval;

i/ Other agreements.

6. The Ministry of Culture and Information shall detail the order and procedures for selecting screenplays prescribed in Clause 2, and promulgate the regulation on organization and operation of the Screenplay Appraisal Council specified in Clause 3, of this Article.

Article 13.- Households dubbing, reproducing, selling and leasing films on a small scale and regularly employing less than ten laborers (detailing and guiding the implementation of Clause 2, Article 31)

1. Households dubbing, reproducing, selling and leasing films on a small scale and regularly employing less than ten laborers shall make their business registration at district-level business registries.

2. Conditions for dubbing, reproducing, selling and leasing films comprise:

a/ Having a lawful business site;

b/ Having equipment for examination of film contents and technical quality.

3. Households dubbing, reproducing, selling and leasing films on a small scale and regularly employing less than ten laborers shall comply with the provisions on dubbing, reproducing, selling and leasing films specified in Clause 2 of Article 28, and Clause 2 of Article 29 of the Cinematography Law.

Article 14.- Ratio of, and time for, screening Vietnamese films, time for screening films for under-16 children in cinemas (detailing and guiding the implementation of Clause 4, Article 33)

1. Cinemas shall screen Vietnamese films on film campaigns in celebration of national anniversaries and in service of political, social and foreign-relation tasks according to the Ministry of Culture and Information's regulations.

2. The ratio of Vietnamese feature film screenings must account for at least 20% of the total number of film screenings. Of this ratio, Vietnamese feature films shall be screened from 18 hours to 22 hours daily. In addition, they may be screened at other hours.

3. The time for screening films for under-16 children must finish before 22 hours.

Article 15.- Operation of mobile film projection units (detailing and guiding the implementation of Clauses 1 and 2, Article 34)

1. The State invests celluloid film projectors or other film-projecting means for mobile film projection teams in mountainous, island, deep-lying, remote and other rural areas.

2. The State provides special-use motor vehicles for provincial mobile film projection teams.

3. Funds for film shows in mountainous, island, deep-lying, remote, ethnic minority group and other rural areas comply with the Government's regulations on areas and regions.

4. The Ministry of Culture and Information shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance in, formulating a scheme to enforce Clauses 1, 2 and 3 of this Article.

Article 16.- Ratio of, and time for, broadcasting Vietnamese films and films for under-16 children on television (detailing and guiding the implementation of Clause 2, Article 35)

1. Vietnamese film broadcast during film campaigns in celebration of national anniversaries and in service of political, social and foreign-relation tasks on the national television system complies with the Ministry of Culture and Information's regulations.

2. The ratio of time volume for broadcasting Vietnamese feature films by each television station must account for at least 30% of the total time volume of film broadcast. Of this ratio, Vietnamese feature films shall be broadcast from 20:00 hrs. to 22:00 hrs. In addition, they may be broadcast at other hours.

3. The time volume for broadcasting films for under-16 children must account for at least 5% of the total film broadcast time volume; the time of broadcasting films for under-16 children must finish before 22:00 hrs.

Article 17.- Competence to grant film dissemination permits (detailing and guiding the implementation of Points a and b, Clause 1, Article 38)

1. The Ministry of Culture and Information grants permits for dissemination of:

a/ Feature films produced or imported by cinematographic establishments nationwide, except for the case defined in Clause 3 of this Article;

b/ Documentaries, scientific films and cartoons produced or imported by central cinematographic establishments;

c/ Films produced with the cooperation of, production-service provision by or production joint ventures with, foreign organizations and individuals.

2. Provincial-level People's Committees grant permits for dissemination of documentaries, scientific films and cartoons produced or imported by local cinematographic establishments.

3. Provincial-level People's Committees may grant permits for dissemination of feature films when in the preceding year, local cinematographic establishments satisfy the following conditions:

a/ Having produced at least 10 celluloid feature films which are permitted for dissemination;

b/ Having imported at least 40 celluloid feature films which are permitted for dissemination;

When localities do not satisfy the two conditions specified in this Clause in the year, provincial-level People's Committees no longer have the competence to grant feature film dissemination permits in the next year.

4. From December 25 to 31 every year, based on the number of celluloid films produced and imported by local cinematographic establishments in that year, which are permitted for dissemination, the Ministry of Culture and Information shall notify provincial-level People's Committees whether or not they are eligible for granting feature film dissemination permits in the following year.

Article 18.- Order and procedures for organizing and participating in film festivals and for screening foreign films in Vietnam (detailing and guiding the implementation of Clause 1, Article 41)

1. Specialized film festivals and theme film festivals:

a/ When organizing specialized or theme film festivals, ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies, provincial-level People's Committees and the Cinematographic Association shall submit an application for organizing film festivals together with the film festival regulations to the Ministry of Culture and Information.

b/ Within 30 days after receiving complete and valid dossiers, the Ministry of Culture and Information shall issue written replies on its approval or disapproval. In case of disapproval, it shall clearly state the reason.

2. Conditions, order and procedures for introductory screenings of foreign films in Vietnam:

a/ Vietnamese and foreign organizations and individuals may organize introductory screenings of foreign films in Vietnam not for commercial purposes;

b/ Application dossiers for introductory screenings of foreign films in Vietnam comply with Clause 3, Article 41 of the Cinematography Law and also include the Vietnamese translation of film dialogues and a film copy; the application form shall be specified by the Ministry of Culture and Information;

c/ Organizations and individuals organizing the introductory screenings of foreign films in Vietnam shall pay the film appraisal charges in accordance with law on fees and charges;

d/ Within 15 working days after receiving the complete and valid dossiers prescribed at Point b, Clause 2 of this Article, the Ministry of Culture and Information shall issue written replies on its approval or disapproval. In case of disapproval, it shall clearly state the reason.

Article 19.- Granting certificates of full satisfaction of business conditions to film production enterprises (detailing and guiding the implementation of Clause 2, Article 14)

1. The grant of certificates of full satisfaction of business conditions to film production enterprises complies with Article 14 of the Cinematography Law.

2. Film production enterprises established and operating prior to January 1, 2007, shall apply for certificates of full satisfaction of business conditions within a year as from the date this Decree takes effect.

Article 20.- Handling of violations of law on cinematography (detailing and guiding the implementation of Article 53)

1. Individuals who commit acts of violating legal provisions in their cinematographic activities shall, depending on the nature and severity of their violation, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability; if causing damage, they shall pay compensations according to law.

2. Organizations that commit acts of violating legal provisions in their cinematographic activities shall, depending on the nature and severity of their violation, be administratively sanctioned; if causing damage, they shall pay compensations in accordance with law.

2. The sanctioning of administrative violations in cinematographic activities complies with regulations on sanctioning of administrative violations in culture and information activities.

Article 21.- Implementation effect

1. This Decree takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

2. This Decree replaces the Government's Decree No. 48/CP of July 17, 1995, on cinematographic organization and activities, and Decree No. 26/2000/ND-CP of August 3, 2000, amending and supplementing a number of articles of Decree No. 48/CP of July 17, 1995, on cinematographic organization and activities, and annuls Articles 5, 6, 7, 8 and 9, Chapter II - Circulation of, and trading in, celluloid films, and film tapes and discs, of the Regulation on cultural activities and dealing in public cultural services, promulgated together with the Government's Decree No. 11 /2006/ND-CP of January 18, 2006.

Article 22.- Responsibilities for guidance and implementation of the Decree

1. The Minister of Culture and Information shall guide and organize the implementation of this Decree.

2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, presidents of provincial/municipal People's Committees, organizations and individuals engaged in cinematographic activities, and organizations and individuals involved in cinematographic activities in Vietnam shall implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER





Nguyen Tan Dung

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 96/2007/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất