Thông tư 27/2014/TT-BTTTT về lưu trữ quốc gia đối với tem bưu chính Việt Nam
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 27/2014/TT-BTTTT
Cơ quan ban hành: | Bộ Thông tin và Truyền thông |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 27/2014/TT-BTTTT |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Nguyễn Bắc Son |
Ngày ban hành: | 30/12/2014 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Thông tin-Truyền thông |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 27/2014/TT-BTTTT
BỘ THÔNG TIN VÀ Số: 27/2014/TT-BTTTT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2014 |
Căn cứ Luật bưu chính ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật bưu chính;
Căn cứ Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Bưu chính,
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy định chi tiết về lưu trữ quốc gia đối với tem bưu chính Việt Nam, hồ sơ mẫu thiết kế tem bưu chính Việt Nam và tem bưu chính các giai đoạn trước.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Tài liệu lưu trữ bao gồm bản gốc, bản chính; trong trường hợp không còn bản gốc, bản chính thì được thay thế bằng bản sao hợp pháp.
Các nội dung công việc về lưu trữ tem bưu chính quốc gia tại Bộ Thông tin và Truyền thông bao gồm:
Kho tem bưu chính lưu trữ quốc gia bao gồm các kho tem sau:
Thời hạn lưu trữ các loại tem bưu chính, hồ sơ mẫu thiết kế và tài liệu có liên quan là vĩnh viễn.
SỐ LƯỢNG TEM BƯU CHÍNH, HỒ SƠ MẪU THIẾT KẾ VÀ TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN DÀNH CHO LƯU TRỮ QUỐC GIA
Số lượng tem bưu chính, hồ sơ mẫu thiết kế và tài liệu có liên quan của các kho tem nêu tại Điều 4 thông tư này được lưu trữ như sau:
Số lượng các loại tem bưu chính, hồ sơ mẫu thiết kế và tài liệu có liên quan đối với tem bưu chính Việt Nam giai đoạn từ 2015 trở đi được quy định cụ thể như sau:
Tem bưu chính sống, có răng specimen: 01 tờ/mẫu.
Blốc sống, có răng specimen (nếu có): 05 cái.
Quyết định phát hành bổ sung (nếu có): 01 bản chính.
TIẾP NHẬN, ĐẾM, KIỂM, ĐÓNG GÓI, LẬP HỒ SƠ LƯU TRỮ ĐỐI VỚI TEM BƯU CHÍNH
BẢO QUẢN TEM BƯU CHÍNH LƯU TRỮ QUỐC GIA
Kho tem bưu chính lưu trữ quốc gia tại Bộ Thông tin và Truyền thông phải được đảo tem trong kho định kỳ 1 năm/lần theo quy trình do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định để bảo đảm chất lượng tem bưu chính lưu trữ lâu dài.
NHỮNG QUY ĐỊNH KHÁC
Người làm công tác lưu trữ tem bưu chính quốc gia phải được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ lưu trữ và kiến thức cần thiết khác phù hợp với công việc lưu trữ tem bưu chính quốc gia.
Kinh phí cho công tác lưu trữ tem bưu chính quốc gia được bố trí trong nguồn kinh phí hoạt động hàng năm của Bộ Thông tin và Truyền thông và được sử dụng vào các công việc sau đây:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC 1
MẪU BIÊN BẢN GIAO NHẬN HỒ SƠ LƯU TRỮ TEM BƯU CHÍNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2014/TT-BTTTT ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)
BỘ THÔNG TIN VÀ Số: /BB-BTTTT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày tháng năm |
BIÊN BẢN GIAO NHẬN HỒ SƠ LƯU TRỮ TEM BƯU CHÍNH
- Căn cứ theo quy định của Thông tư số /2014/TT-BTTTT ngày tháng năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết về lưu trữ quốc gia đối với tem bưu chính Việt Nam; hồ sơ mẫu thiết kế tem bưu chính Việt Nam và tem bưu chính các giai đoạn trước.
Bên giao (Tổng công ty Bưu điện Việt Nam):
- Đại diện là: Ông (bà)...........................................................................................
- Chức vụ:
Bên nhận (Bộ Thông tin và Truyền thông):
- Đại diện là: Ông (bà)...........................................................................................
- Chức vụ:
Cùng nhau tiến hành giao nhận tem bưu chính, hồ sơ mẫu thiết kế và các tài liệu liên quan như sau:
1. Tem bưu chính và ấn phẩm có in tem bưu chính:
a) Tem bưu chính sống, có răng: ………….
Tem bưu chính sống, có răng specimen: …………
b) Blốc sống, có răng (nếu có): ………
Blốc sống, có răng specimen (nếu có): ………..
c) Ấn phẩm có in tem bưu chính (phong bì in tem, bưu giản, bưu thiếp có in tem nếu có): ……….
2. Hồ sơ mẫu thiết kế và tài liệu có liên quan:
a) Mẫu thiết kế tem bưu chính được Hội đồng tư vấn quốc gia về tem bưu chính lựa chọn:
b) Mẫu thiết kế tem bưu chính chính thức: ………
c) Tem, blốc tem bưu chính in thử: ………..
d) Văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền chuyên ngành liên quan về các nội dung thể hiện trên mẫu thiết kế tem bưu chính: ……… bản chính
đ) Bìa phát hành đặc biệt bộ tem (nếu có) …………
Đại diện bên giao |
Đại diện bên nhận |
PHỤ LỤC 2
MẪU BÌA HỒ SƠ LƯU TRỮ TEM BƯU CHÍNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2014/TT-BTTTT ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)
Bộ Thông tin và Truyền thông
Mã hồ sơ: …………..
HỒ SƠ BỘ TEM BƯU CHÍNH “Tên bộ tem” NĂM... Từ ngày ……. đến ngày ……… Gồm …… tờ
|
PHỤ LỤC 3
HƯỚNG DẪN LẬP HỒ SƠ LƯU TRỮ TEM BƯU CHÍNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2014/TT-BTTTT ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)
I. Các bước lập hồ sơ lưu trữ cho 01 bộ tem bưu chính:
a) Mở hồ sơ viết tiêu đề hồ sơ;
b) Thu thập tem bưu chính, hồ sơ mẫu thiết kế, tài liệu đưa vào hồ sơ;
c) Sắp xếp tem bưu chính, hồ sơ mẫu thiết kế, viết mục lục tài liệu;
d) Viết chứng từ kết thúc.
II. Nội dung cụ thể từng bước công tác lập hồ sơ:
1. Mở hồ sơ viết tiêu đề hồ sơ (Phụ lục 1)
Cán bộ được giao thực hiện công tác lập hồ sơ mở hồ sơ, viết tiêu đề hồ sơ, số hồ sơ, thời hạn bảo quản vào bìa hồ sơ (Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9251: 2012 ban hành kèm theo Quyết định số 1687/QĐ-BKHCN ngày 23/7/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ).
a) Tiêu đề hồ sơ là tên hồ sơ, ghi là “Hồ sơ bộ tem bưu chính (tên bộ tem bưu chính) năm... (năm phát hành bộ tem) của Bộ Thông tin và Truyền thông;
b) Mã hồ sơ ghi số hồ sơ được đánh theo thứ tự phát hành bộ tem trong năm, số đầu tiên là 01 cho đến số kết thúc năm đó;
c) Thời hạn bảo quản ghi: “Vĩnh viễn”.
2. Thu thập tem bưu chính, hồ sơ mẫu thiết kế và tài liệu có liên quan
Cán bộ được giao thực hiện công tác lập hồ sơ có trách nhiệm thu thập toàn bộ các nội dung được ghi tại khoản 1, khoản 2 của Điều 8 của thông tư này.
3. Sắp xếp tem bưu chính, hồ sơ mẫu thiết kế, viết mục lục tài liệu
a) Tem bưu chính, hồ sơ mẫu thiết kế và tài liệu có liên quan được sắp xếp theo thứ tự được ghi tại khoản 1, khoản 2 của Điều 8 của thông tư này;
b) Sau khi sắp xếp tem bưu chính, hồ sơ mẫu thiết kế và tài liệu, tiến hành viết tờ số và viết mục lục để cố định hồ sơ.
Viết tờ số: tờ số là thứ tự vị trí của tài liệu xếp trong hồ sơ; tờ số được ghi bút chì, ở góc trên, bên phải của tài liệu; bắt đầu từ 01 đến hết.
Viết mục lục hồ sơ (Phụ lục 3): mục lục hồ sơ là thống kê các thông tin cần thiết của tài liệu ở trong hồ sơ; mục lục viết ở mặt của trang 2 của bìa hồ sơ. Trường hợp muốn bổ sung tài liệu sau khi đã viết tờ số thì ghi số trùng với số tờ trước và kèm thêm chữ cái a, b, c.
4. Viết kết thúc hồ sơ
Viết kết thúc hồ sơ để xác định số lượng và tình trạng vật lý của tài liệu có trong hồ sơ. Vị trí viết chứng từ kết thúc ở tai cạnh của bìa hồ sơ, nội dung gồm:
a) Đơn vị bảo quản này gồm có: ... tờ (tổng số tài liệu có trong hồ sơ, bao gồm cả tờ mục lục). Viết bằng chữ: ... tờ.
b) Được đánh số từ số... đến số...
Số trùng ………
Số khuyết ……….
c) Mục lục văn bản gồm ... tờ (số tờ mục lục hồ sơ).
(Viết bằng chữ: …………………)
d) Đặc điểm tài liệu trong hồ sơ: ghi chất lượng giấy, tình trạng vật lý rách, xấu, mất màu, nhòe, tẩy xóa....
...ngày ... tháng...năm... (ghi địa điểm, thời gian lập hồ sơ).
đ) Ngày tháng năm, người lập hồ sơ, viết họ, tên và chữ ký.
e) Phần bổ sung: viết các thông tin bổ sung về tài liệu.
PHỤ LỤC 4
MẪU MỤC LỤC HỒ SƠ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2014/TT-BTTTT ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)
MỤC LỤC HỒ SƠ
TT |
Tên tài liệu |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Tờ số |
Ghi chú |
|
I. Tem bưu chính và ấn phẩm có in tem bưu chính |
|
|
|
|
1 |
Tem bưu chính sống, có răng |
|
|
|
|
2 |
Tem bưu chính sống, có răng specimen |
|
|
|
|
3 |
Blốc sống, có răng (nếu có) |
|
|
|
|
4 |
Blốc sống, có răng specimen (nếu có) |
|
|
|
|
5 |
Ấn phẩm có in tem bưu chính (phong bì in tem, bưu giản, bưu thiếp có in tem, nếu có) |
|
|
|
|
|
II. Hồ sơ mẫu thiết kế và tài liệu có liên quan |
|
|
|
|
1 |
Mẫu thiết kế tem bưu chính được Hội đồng tư vấn quốc gia về tem bưu chính lựa chọn |
|
|
|
|
2 |
Mẫu thiết kế tem bưu chính chính thức |
|
|
|
|
3 |
Tem, blốc tem bưu chính in thử |
|
|
|
|
4 |
Văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền chuyên ngành |
|
|
|
|
5 |
Chương trình phát hành tem bưu chính hàng năm |
|
|
|
|
6 |
Quyết định phát hành bổ sung (nếu có) |
|
|
|
|
7 |
Quyết định in bộ tem |
|
|
|
|
8 |
Thông báo phát hành bộ tem |
|
|
|
|
9 |
Quyết định đình chỉ, đình bản bộ tem (nếu có) |
|
|
|
|
10 |
Bìa phát hành đặc biệt (nếu có) |
|
|
|
|
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây