Thông tư 16/2014/TT-BTTTT xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm

thuộc tính Thông tư 16/2014/TT-BTTTT

Thông tư 16/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định việc xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm
Cơ quan ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:16/2014/TT-BTTTT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Bắc Son
Ngày ban hành:18/11/2014
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thông tin-Truyền thông
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Phải kê khai thu nhập từ sản xuất phần mềm

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành Thông tư số 16/2014/TT-BTTTT ngày 18/11/2014 quy định việc xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm; trong đó đáng chú ý là quy định về yêu cầu chung đối với tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sản xuất sản phẩm phần mềm.

Theo đó, tổ chức, doanh nghiệp phải có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc văn bản quy định về chức năng nhiệm vụ do người có thẩm quyền cấp; đối với cá nhân, phải có mã số thuế cá nhân, có kê khai thuế, trong đó ghi rõ phần thu nhập từ hoạt động sản xuất phần mềm. Các sản phẩm phần mềm được sản xuất phải thuộc Danh mục sản phẩm phần mềm quy định tại Thông tư số 09/2013/TT-BTTTT như: Hệ điều hành máy tính cá nhân để bàn; hệ điều hành máy chủ; hệ điều hành dùng cho thiết bị di động cầm tay; phần mềm quản trị mạng; phần mềm trung gian và phần mềm ứng dụng cơ bản...

Cũng theo Thông tư này, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm phải tự chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin trong hồ sơ khai báo liên quan cũng như việc xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm của mình; đảm bảo các hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm và các sản phẩm không vi phạm pháp luật. Đồng thời, định kỳ trước ngày 15/03 hàng năm, phải gửi báo cáo tình hình hoạt động sản xuất về Vụ Công nghệ thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định hiện hành.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/01/2015.

Từ ngày 19/8/2020, Thông tư này bị hết hiệu lực bởi Thông tư 13/2020/TT-BTTTT quy định việc xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình.

Xem chi tiết Thông tư16/2014/TT-BTTTT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG

------------------------------
Số: 16/2014/TT-BTTTT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------------
Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2014

THÔNG TƯ

Quy định việc xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin;

Căn cứ Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công nghệ thông tin,

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy định việc xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định thống nhất quy trình sản xuất phần mềm, các yêu cầu, tiêu chí để xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan quản lý, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có hoạt động liên quan đến hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Một số từ ngữ trong Thông tư này được hiểu như sau:
1. Phần mềm (hay sản phẩm phần mềm) là một tập hợp gồm những câu lệnh hoặc chỉ thị được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình, theo một trật tự xác định, và các dữ liệu hay tài liệu liên quan nhằm thực hiện một số nhiệm vụ hay chức năng hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó.
Các loại sản phẩm phần mềm được quy định trong Danh mục sản phẩm phần mềm ban hành kèm theo Thông tư số 09/2013/TT-BTTTT ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm là một tập hợp gồm nhiều công đoạn, mỗi công đoạn bao gồm một hoặc nhiều tác nghiệp để sản xuất ra một sản phẩm phần mềm. Quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm được quy định chi tiết tại Điều 5 Thông tư này.
3. Hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng đúng quy trình là hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có tư cách pháp nhân theo quy định pháp luật, tham gia thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm nhằm tạo mới hoặc nâng cấp, chỉnh sửa, hoàn thiện sản phẩm phần mềm.
Điều 4. Nguyên tắc và mục đích áp dụng Thông tư
1. Thông tư này quy định thống nhất quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm và nguyên tắc xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng đúng quy trình để phục vụ cho việc quản lý nhà nước về công nghiệp phần mềm, và làm căn cứ để cơ quan có thẩm quyền xem xét việc áp dụng các chính sách thuế và các chính sách ưu đãi khác.
2. Căn cứ vào tình hình thực tế và chính sách phát triển trong từng thời kỳ, Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, điều chỉnh quy trình, nguyên tắc xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình cho phù hợp.
Điều 5. Quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm
Quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm bao gồm 07 công đoạn sau:
1. Xác định yêu cầu, bao gồm một trong những tác nghiệp như: khảo sát yêu cầu của khách hàng, phân tích nghiệp vụ; thu thập, xây dựng yêu cầu; tư vấn điều chỉnh quy trình; thống nhất yêu cầu, xét duyệt yêu cầu.
2. Phân tích và thiết kế, bao gồm một trong những tác nghiệp như: đặc tả yêu cầu; thiết lập bài toán phát triển; mô hình hóa dữ liệu; mô hình hóa chức năng; mô hình hóa luồng thông tin; xác định giải pháp phần mềm; thiết kế hệ thống phần mềm; thiết kế các đơn vị, mô đun phần mềm.
3. Lập trình, viết mã lệnh, bao gồm một trong những tác nghiệp như: viết chương trình phần mềm; lập trình các đơn vị, mô đun phần mềm; chỉnh sửa, tùy biến, tinh chỉnh phần mềm; tích hợp các đơn vị phần mềm; tích hợp hệ thống phần mềm.
4. Kiểm tra, thử nghiệm phần mềm, bao gồm một trong những tác nghiệp như: xây dựng các kịch bản kiểm tra, thử nghiệm các đơn vị, mô đun phần mềm; thử nghiệm phần mềm; kiểm thử hệ thống phần mềm; kiểm thử chức năng phần mềm; thẩm định chất lượng phần mềm; đánh giá khả năng gây lỗi; xác định thỏa mãn yêu cầu khách hàng; nghiệm thu phần mềm.
5. Hoàn thiện, đóng gói phần mềm, bao gồm một trong những tác nghiệp như: xây dựng tài liệu mô tả phần mềm, tài liệu hướng dẫn cài đặt, sử dụng phần mềm; đóng gói phần mềm; đăng ký mẫu mã; đăng ký quyền sở hữu trí tuệ.
6. Cài đặt, chuyển giao, hướng dẫn sử dụng, bảo trì, bảo hành phần mềm, bao gồm một trong những tác nghiệp như: hướng dẫn cài đặt phần mềm; triển khai cài đặt phần mềm; đào tạo, hướng dẫn người sử dụng; kiểm tra phần mềm sau khi bàn giao; sửa lỗi phần mềm sau bàn giao; hỗ trợ sau bàn giao, bảo hành phần mềm; bảo trì phần mềm.
7. Phát hành, phân phối sản phẩm phần mềm, bao gồm một trong những tác nghiệp như: tiếp thị, quảng bá, bán, phân phối sản phẩm phần mềm; phát hành sản phẩm phần mềm.
Điều 6. Xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm
1.  Yêu cầu chung đối với tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sản xuất sản phẩm phần mềm:
a) Đối với tổ chức, doanh nghiệp: có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư, hoặc văn bản quy định về chức năng nhiệm vụ do người có thẩm quyền cấp. Đối với cá nhân: có mã số thuế cá nhân; có kê khai thuế trong đó ghi rõ phần thu nhập từ hoạt động sản xuất phần mềm;
b) Sản phẩm phần mềm do cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sản xuất thuộc một trong các loại sản phẩm phần mềm được quy định trong Danh mục sản phẩm phần mềm ban hành theo Thông tư số 09/2013/TT-BTTTT ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân được xác định là hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm và đáp ứng quy trình khi tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đáp ứng được yêu cầu ở Khoản 1 Điều này, và hoạt động đó thuộc một hoặc nhiều trường hợp trong số các trường hợp sau:
a) Hoạt động thuộc một hoặc nhiều công đoạn trong các công đoạn từ 2 đến 4 của quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm quy định tại các Khoản 2, 3, 4 Điều 5 Thông tư này đối với sản phẩm phần mềm nêu tại Điểm b, Khoản 1 Điều này.
b) Hoạt động nêu tại công đoạn 1, công đoạn 5 của quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm quy định tại Khoản 1 và Khoản 5 Điều 5 Thông tư này, khi tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đó có hoạt động thỏa mãn quy định tại Điểm a, Khoản này đối với cùng một sản phẩm phần mềm.
c) Hoạt động thuộc công đoạn 6 của quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm quy định tại Khoản 6 Điều 5 Thông tư này, khi tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đó có các hoạt động thuộc đầy đủ cả 5 công đoạn từ 1 đến 5 của quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 5 Điều 5 Thông tư này đối với cùng một sản phẩm phần mềm.
Điều 7. Tổ chức thực hiện
1. Vụ Công nghệ thông tin có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện Thông tư này.
b) Tổng hợp các ý kiến đóng góp, các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện, báo cáo Bộ trưởng xem xét, điều chỉnh Thông tư nếu thấy cần thiết.
2. Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm quy định tại Thông tư này có trách nhiệm:
a) Tự chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin trong hồ sơ khai báo liên quan cũng như việc xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm của mình.
b) Định kỳ trước ngày 15 tháng 3 hàng năm gửi báo cáo tình hình hoạt động sản xuất phần mềm về Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Công nghệ thông tin) theo quy định hiện hành.
c) Đảm bảo các hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm và các sản phẩm phần mềm của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ và các quy định pháp luật liên quan khác.
Điều 8. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 01 năm 2015.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, các tổ chức, doanh nghiệp gửi văn bản về Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Công nghệ thông tin) để được xử lý, giải quyết, hướng dẫn hoặc chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp.
3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Công nghệ thông tin, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Sở TT&TT các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các Hiệp hội CNTT;
- Công báo; Cổng TTĐT CP;
- Tổng cục thuế; Tổng cục Hải quan;
- Bộ TTTT: Bộ trưởng và các Thứ trưởng; các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; Cổng TTĐT Bộ;
- Lưu: VT, CNTT.

BỘ TRƯỞNG

 

 
 

Nguyễn Bắc Son

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF INFORMATION AND COMMUNICATIONS

Circular No.16/2014/TT-BTTTT dated November 18, 2014 of the Ministry of Information and Communications on identifying the software production

Pursuant to the Law on Information technology dated June 29, 2006;

Pursuant to the Government s Decree No. 71/2007/NĐ-CP dated May 03, 2007 providing guidelines for some articles on information technology industry of the Law on Information technology;

Pursuant to the Government s Decree No. 132/2013/NĐ-CP dated October 16, 2013 defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Information and Communications;

At the request of Director of Information Technology Administration,

The Minister of Information and Communications promulgates a Circular on identification of software production.

Article 1. Scope of adjustment

This Circular provides uniform regulations on software production process, requirements and criteria for identification of software production.

Article 2. Subjects of application

This Circular is applied to regulatory bodies, organizations, companies, and individuals involved in software production.

Article 3. Interpretation of terms

Some terms in this Circular are construed as follows:

1. Software (or software product) means a combination of commands or directives written with one or some programming languages in a specific order, relevant data and documents in order to perform certain tasks or functions, or to solve some particular issues.

The types of software products are specified in the List of software products promulgated together with Circular No. 09/2013/TT-BTTTT dated April 08, 2013 of the Minister of Information and Communications.

2. Software production process means a combination of several stages; each stage consists of one or several tasks to produce a software product. Software product process are specified in Article 5 of this Circular.

3. Legitimate software production means activities of an organization, company, or individual that has a legal status who participates in one or some stages of software production in order to create new software products, or upgrade, modify, complete software products.

Article 4. Principles and purposes

1. This Circular provide uniform software production process and criteria for identification of software production in order to serve state management of software industry and form the basis for regulatory bodies to implement tax policies and other incentive policies.

2. According to the actuality and development policies in each period, the Ministry of Information and Communications shall consider adjusting the process and criteria for identification of software production process.

Article 5. Software production process

Software production process consists of 07 stages:

1. Determination of requirements including the following tasks: determinations of customers’ requirements, analysis; collection and development of requirements; consultancy on process adjustment; aggregation and approval of requirements.

2. Analysis and design, including the following tasks: description of requirements; establishment of development algorithms; data modeling; functional modeling; information flow modeling; determination of software solutions; design of software system; design software units and modules.

3. Programming, coding, including the following tasks: software coding; programming of software units and modules; software adjustment and modification; integration of software units; integration of software system.

4. Software testing, including the following tasks: development of testing scenarios for software units and modules; software testing; software system testing; software function testing; software quality inspection; assessment of possibility of errors; determination of customers’ satisfaction; software transfer.

5. Software completion and packaging, including the following tasks: software description documents; instructions on installation and use of software; software packaging, registration of designs; registration of intellectual property rights.

6. Installation, transfer, instructions, maintenance, warranty, including the following tasks: instructions on software installation; software installation; giving instructions to users; software testing after transfer; software repair after transfer; support & warranty after transfer; software maintenance.

7. Publishing, distribution of software product, including the following tasks: marketing, advertising, selling, distribution of software product; publishing of software product.

Article 6. Identification of software production

1. Requirements applied to software producers:

a) Organizations and companies must have Certificates of Business registration, certificates of investment, or written appointments issued by competent persons. Individuals must have taxpayer ID numbers and tax declarations specifying the income from software production;

b) The software products produced are on the List of software products promulgated together with Circular No. 09/2013/TT-BTTTT dated April 08, 2013 of the Minister of Information and Communications.

2. An entity’s operation is considered software production when all of the requirements mentioned in Clause 1 of this Article are specified, and such operation satisfy any of the requirements below:

a) The operation consists of the stages from 2 thru 4 of the software production process mentioned in Clauses 2, 3, 4 Article 5 of this Circular if the software products are those mentioned in Point b Clause 1 of this Article.

b) The operation consists of Stage 1 and Stage 5 of the software production process mentioned in Clause 1 and Clause 5 Article 5 of this Circular and satisfies the requirements in Point a of this Clause with regard to the same software product.

c) The operation consists of Stage 6 of the software production process mentioned in Clause 6 Article 5 of this Circular when the entity is engaged in all 5 stages from 1 to 5 of the software production process mentioned in Clauses 1 thru 5 of this Circular with regard to the same software product.

Article 7. Implementation organization

1. Information Technology Administration has the responsibilities to:

a) Provide guidance and organize the implementation of this Circular.

b) Collect opinions and consider the issues that arise during the implementation, submit reports to the Minister and propose necessary amendments to this Circular.

2. Every entity engaged in software production prescribed in this Circular is obliged to:

a) Take responsibility for the authenticity of information in the declarations as well as the identification of their software production.

b) Send a report on software production to the Ministry of Information and Communications (Information Technology Administration) by every March 15, according to applicable regulations.

c) Ensure that the software production and software products do not violate regulations of law on intellectual property and relevant laws.

Article 8. Implementation effect

1. This Circular takes effect on January 02, 2015.

2. Any difficulties arising in the course of the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Information and Communications (Information Technology Administration) for consideration.

3. Director of Information Technology Administration, heads of units affiliated to the Ministry of Information and Communications; Directors of Services of Information and Communications of provinces, organizations, companies, and individuals are responsible for the implementation of this Circular./.

The Minister of Information and Communications

Nguyen Bac Son

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 16/2014/TT-BTTTT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất