Chỉ thị 49/CT-BTTTT 2021 về thúc đẩy phát triển và sử dụng nền tảng số an toàn, lành mạnh

thuộc tính Chỉ thị 49/CT-BTTTT

Chỉ thị 49/CT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc thúc đẩy phát triển và sử dụng nền tảng số an toàn, lành mạnh
Cơ quan ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:49/CT-BTTTT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Chỉ thị
Người ký:Nguyễn Mạnh Hùng
Ngày ban hành:18/08/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thông tin-Truyền thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Doanh nghiệp chủ quản nền tảng số phải công khai biện pháp xử lý, bảo vệ thông tin cá nhân

Ngày 18/8/2021, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Chỉ thị 49/CT-BTTTT về việc về thúc đẩy phát triển và sử dụng nền tảng số an toàn, lành mạnh.

Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu các doanh nghiệp chủ quản nền tảng số triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin cá nhân, thông tin về tài khoản, mật khẩu tin nhắn, lịch sử giao dịch của người sử dụng dịch vụ nên tảng số. Đồng thời, phải công khai biện pháp xử lý, bảo vệ thông tin cá nhân, chỉ tiến hành thu thập thông tin cá nhân khi có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân về vi phạm, mục đích của việc thu thập và sử dụng thông tin cá nhân đó.

Bên cạnh đó, các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ nền tảng số thận trọng khi cung cấp thông tin, dữ liệu cá nhân của mình và của tổ chức, cá nhân khác trên các nền tảng số; không chia sẻ, bình luận hoặc tương tác với các trang thông tin, tài khoản trên nên tảng số có dấu hiệu đăng tải tin giả, thông tin vi phạm pháp luật.

Ngoài ra, Bộ yêu cầu Cục An toàn thông tin phát triển Cổng không gian mạng quốc gia cung cấp các công cụ, tiện ích cần thiết cho tổ chức, cá nhân sử dụng nền tảng số an toàn, lành mạnh; tổ chức tuyên truyền, vận động các cơ quan, tổ chức và cộng đồng tham gia các nền tảng số an toàn.

Xem chi tiết Chỉ thị49/CT-BTTTT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

B THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

________________

Số: 49/CT-BTTTT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

Hà Nội, ngày 18 tháng 8 năm 2021

 

 

CHỈ THỊ

Về thúc đy phát trin và sử dụng nền tảng số an toàn, lành mạnh

 

Trong thời gian qua, các nền tảng số đã đóng góp quan trọng cho quá trình chuyển đổi số quốc gia, phát triển nền kinh tế số và xã hội số. Tuy nhiên, hiện tượng lộ lọt thông tin, dữ liệu trên các nền tảng số vẫn diễn ra với quy mô ngày càng lớn. Hiện tượng phát tán tin giả, thông tin vi phạm pháp luật, đặc biệt là trên các nền tảng số xuyên biên giới vẫn diễn ra nhiều, gây ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế, văn hóa và hoang mang, lo lắng trong xã hội.

Nn tảng số là mô hình hoạt động sử dụng công nghệ số để cung cấp dịch vụ cho phép tổ chức, cá nhân có thể sử dụng ngay; đơn giản, thuận tiện, linh hoạt theo yêu cầu; dễ dàng phổ biến trên diện rộng vì tổ chức, cá nhân không cần tự đầu tư, quản lý, vận hành, duy trì; càng có nhiều người sử dụng thì chi phí càng rẻ, giá trị tạo ra càng lớn. Nền tảng số an toàn, lành mạnh là nền tảng số đáp ứng yêu cầu của pháp luật của Việt Nam; các giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và các giá trị văn hóa phổ quát.

Nhằm thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số an toàn, lành mạnh, tạo lập niềm tin số và bảo đảm an toàn không gian mạng Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu:

1. Các doanh nghiệp chủ quản nền tảng số

a) Phát triển nền tảng số có khả năng tự bảo vệ; có các công cụ xử lý, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên nền tảng số và tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thông tin.

b) Triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin cá nhân, thông tin về tài khoản, mật khẩu tin nhắn, lịch sử giao dịch của người sử dụng dịch vụ nền tảng số.

c) Công khai biện pháp xử lý, bảo vệ thông tin cá nhân. Chỉ tiến hành thu thập thông tin cá nhân khi có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân về phạm vi, mục đích của việc thu thập và sử dụng thông tin cá nhân đó. Không được cung cấp, chia sẻ, phát tán thông tin cá nhân của người sử dụng đã thu thập cho bên thứ ba, trừ trường hợp có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

d) Chủ động phát hiện, ngăn chặn, xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật theo thỏa thuận, hợp đồng, chính sách cung cấp dịch vụ nền tảng số.

đ) Không cung cấp hoặc ngừng cung cấp dịch vụ nền tảng số cho tổ chức, cá nhân đăng tải trên không gian mạng thông tin có nội dung vi phạm quy định pháp luật.

e) Cung cấp cơ chế cho phép người sử dụng phản ánh, khiếu nại tin giả, thông tin xúc phạm danh dự, xâm phạm đời tư cá nhân và thông tin vi phạm pháp luật khác.

g) Công khai chính sách và quy trình hỗ trợ người sử dụng dịch vụ nền tảng sổ xử lý các vấn đề về an toàn thông tin rõ ràng, dễ hiểu trên nền tảng số.

2. Các doanh nghiệp viễn thông

a) Thiết lập hoặc nâng cấp hệ thống giám sát và điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC) kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (Cục An toàn thông tin).

b) Quản lý, phối hợp ngăn chặn sự cố, nguy cơ mất an toàn thông tin mạng xuất phát từ Internet, từ người sử dụng; cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

c) Cảnh báo, khuyến cáo xử lý khi phát hiện thiết bị của người sử dụng bị lây nhiễm, phát tán mã độc, gặp sự cố lộ, lọt thông tin, dữ liệu cá nhân, qua các kênh như: gọi điện, tin nhắn, thư điện tử, thông báo trực tiếp khi thu cước dịch vụ,...; thực hiện cảnh báo, khuyến cáo khi có yêu cầu từ Cục An toàn thông tin.

d) Ngăn chặn việc chia sẻ thông tin, xóa bỏ thông tin có nội dung vi phạm quy định pháp luật trên dịch vụ hoặc hệ thống thông tin của doanh nghiệp khi có yêu cầu từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

đ) Thông báo cho Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) khi phát hiện và phối hợp xử lý hành vi tấn công mạng, hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thông tin.

3. Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ nền tảng số

a) Khuyến khích sử dụng các nền tảng số an toàn, lành mạnh, có công khai chính sách, công cụ quản lý và xử lý các tin giả, thông tin vi phạm pháp luật khi thiết lập các trang thông tin, tài khoản trên nền tảng số.

b) Thận trọng khi cung cấp thông tin, dữ liệu cá nhân của mình và của tổ chức, cá nhân khác trên các nền tảng số.

c) Nâng cao nhận thức, kỹ năng an toàn thông tin để sử dụng không gian mạng an toàn, biết cách phòng, tránh việc chia sẻ thông tin, truy cập đường dẫn hoặc tải, mở các tài liệu đính kèm từ người lạ hoặc đáng nghi ngờ để không bị lây nhiễm mã độc, thu thập thông tin, dữ liệu cá nhân bất hợp pháp.

d) Không chia sẻ, bình luận hoặc tương tác với các trang thông tin, tài khoản trên nền tảng số có dấu hiệu đăng tải tin giả, thông tin vi phạm pháp luật. Trường hợp người sử dụng đã có thông tin chính thống do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp thì cảnh báo cho người sử dụng khác biết và thận trọng.

đ) Sử dụng công cụ của nền tảng số phản ánh các tin giả, thông tin và hành vi vi phạm pháp luật hoặc báo cho cơ quan chức năng có thẩm quyền.

e) Khuyến khích chia sẻ, lan tỏa các thông tin, hình ảnh chính thống, tin cậy hoặc đã được kiểm chứng về người tốt, việc tốt và các thông tin tích cực về đất nước, con người Việt Nam.

g) Bảo mật tài khoản, mật khẩu của mình trên các nền tảng số, tránh bị lộ lọt dẫn đến mất kiểm soát, ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp hoặc bị lợi dụng để lừa đảo, thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

h) Thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về việc gỡ bỏ các tin giả, thông tin vi phạm pháp luật trên kênh thông tin do tổ chức, cá nhân sử dụng quản lý.

4. Cục An toàn thông tin

a) Tổ chức tuyên truyền, vận động các cơ quan, tổ chức và cộng đồng tham gia các nền tảng số an toàn, lành mạnh.

b) Phát triển cổng không gian mạng quốc gia cung cấp các công cụ, tiện ích cần thiết cho tổ chức, cá nhân sử dụng nền tảng số an toàn, lành mạnh.

c) Cảnh báo, chia sẻ thông tin, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp nền tảng số triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin, t chức xử lý bóc gỡ và ngăn chặn lây nhiễm mã độc, nguy cơ mất an toàn, an ninh mạng trên các nền tảng số.

d) Thường xuyên cung cấp thông tin cảnh báo, khuyến cáo để người sử dụng cảnh giác với các nguy cơ mất an toàn thông tin trên các nền tảng số.

đ) Kiểm tra theo thẩm quyền việc thực thi pháp luật về an toàn thông tin mạng.

5. Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử

a) Giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm và công bố công khai việc xử phạt vi phạm pháp luật về thông tin điện tử.

b) Chủ trì, phối hợp Cục Báo chí chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí và tổ chức, doanh nghiệp có thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tăng cường tuyên truyền, phổ biến cơ chế, chính sách pháp luật để phát triển và sử dụng nền tảng số an toàn, lành mạnh.

6. Thanh tra Bộ

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm và công bố công khai việc xử phạt vi phạm pháp luật về an toàn thông tin mạng.

7. Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

a) Tham mưu cho y ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc giám sát, phát hiện và công bố hành vi vi phạm quy định pháp luật của Việt Nam trên các nền tảng số thuộc phạm vi quản lý.

b) Giám sát, phát hiện và xử lý hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý tin giả, thông tin vi phạm pháp luật trên không gian mạng.

c) Thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thông tin mạng; báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông kết quả thực hiện.

8. Các Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân liên quan có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.

Cục An toàn thông tin có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, báo cáo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông việc thực hiện Chỉ thị này./.

 

Nơi nhận:

- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);

- Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);

- Văn phòng Chính phủ;

- Bộ TT&TT: Bộ trưởng và các Thứ trưởng, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, cổng TTĐT;

- Các doanh nghiệp viễn thông, nền tảng số;

- Các hội, hiệp hội hoạt động trong ngành TT&TT;

- Lưu: VT, CATTTqhpt.

BỘ TRƯỞNG

 

 

 

Nguyễn Mạnh Hùng

 

 

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 1380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định 33/QĐ-TTg ngày 05/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tổng thể hệ thống kho dự trữ quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định 356/QĐ-TTg ngày 03/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định 33/QĐ-TTg ngày 05/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ

Hành chính, Thông tin-Truyền thông

văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe