Quyết định 742/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020

thuộc tính Quyết định 742/QĐ-TTg

Quyết định 742/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:742/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Hoàng Trung Hải
Ngày ban hành:26/05/2010
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Phê duyệt quy hoạch khu bảo tồn biển đến năm 2020 - Ngày 26/5/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 742/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020 với mục tiêu xây dựng hệ thống khu bảo tồn biển nhằm bảo vệ các hệ sinh thái, các loài thủy sinh vật biển có giá trị kinh tế, khoa học, góp phần phát triển kinh tế biển, cải thiện sinh kế của cộng đồng ngư dân các địa phương ven biển. Cụ thể, mục tiêu của giai đoạn 2010 - 2015 là thiết lập và đưa vào hoạt động 16 khu bảo tồn biển (Đảo Trần, Cô Tô, Bạch Long Vĩ, Cát Bà, Hòn Mê, Cồn Cỏ, Hải Vân - Sơn Chà, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Nam Yết, Vịnh Nha Trang, Núi Chúa, Phú Quý, Hòn Cau, Côn Đảo, Phú Quốc); đến năm 2015 có ít nhất 0,24% diện tích vùng biển Việt Nam nằm trong các khu bảo tồn biển và khoảng 30% diện tích của từng khu bảo tồn biển được bảo vệ nghiêm ngặt; giai đoạn 2016 - 2020 mục tiêu là nghiên cứu, đề xuất quy hoạch phát triển mở rộng hệ thống khu bảo tồn biển; điều tra, khảo sát, thiết lập và đưa vào hoạt động một số khu bảo tồn biển mới. Một trong những quan điểm thực hiện Quy hoạch này là từng bước đa dạng hóa các hình thức đầu tư nhằm khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các nhà khoa học, các tổ chức quốc tế, đồng thời khuyến khích sự tham gia quản lý của cộng đồng dân cư ven biển và hải đảo để quản lý có hiệu quả, bền vững các khu bảo tồn biển. Tổng nhu cầu vốn đầu tư dự kiến là 460 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 dự kiến là 300 tỷ đồng bao gồm nguồn vốn ngân sách trung ương 185 tỷ đồng, nguồn vốn ngân sách địa phương 90 tỷ đồng, vốn hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, phi chính phủ là 25 tỷ đồng. Vốn đầu tư cho giai đoạn 2016 - 2020 dự tính khoảng 160 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách trung ương 145 tỷ đồng, vốn hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, phi Chính phủ là 15 tỷ đồng. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định742/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
---------------

Số: 742/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------------

Hà Nội, ngày 26 tháng 05 năm 2010

 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH HỆ THỐNG KHU BẢO TỒN BIỂN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

-------------------------

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Xét đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

 

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

 

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM

1. Quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn biển nhằm bảo vệ, bảo tồn nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường sinh thái biển, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững ngành thủy sản và góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường sinh thái biển.

2. Xây dựng và phát triển các khu bảo tồn biển phải được coi là nhiệm vụ cả trước mắt và lâu dài của các ngành, các cấp, đặc biệt là trách nhiệm và quyền lợi của cộng đồng dân cư ven biển và hải đảo.

3. Từng bước đa dạng hóa các hình thức đầu tư nhằm khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các nhà khoa học, các tổ chức quốc tế, đồng thời khuyến khích sự tham gia quản lý của cộng đồng dân cư ven biển và hải đảo để quản lý bền vững, có hiệu quả các khu bảo tồn biển.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Xây dựng hệ thống khu bảo tồn biển nhằm bảo vệ các hệ sinh thái, các loài thủy sinh vật biển có giá trị kinh tế, khoa học; góp phần phát triển kinh tế biển, cải thiện sinh kế của cộng đồng ngư dân các địa phương ven biển.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn 2010 - 2015:

- Thiết lập và đưa vào hoạt động 16 khu bảo tồn biển.

- Đến năm 2015, có ít nhất 0,24% diện tích vùng biển Việt Nam nằm trong các khu bảo tồn biển và khoảng 30% diện tích của từng khu bảo tồn biển được bảo vệ nghiêm ngặt.

(Danh sách hệ thống 16 khu bảo tồn biển - Phụ lục I kèm theo).

b) Giai đoạn 2016 - 2020:

- Nghiên cứu, đề xuất quy hoạch phát triển mở rộng hệ thống khu bảo tồn biển.

- Điều tra, khảo sát và thiết lập và đưa vào hoạt động một số khu bảo tồn biển mới.

III. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN QUY HOẠCH 

1. Hệ thống các khu bảo tồn biển được quy hoạch và xây dựng trên các vùng biển, hải đảo Việt Nam.

2. Thời gian quy hoạch 2010 - 2020.

IV. NHIỆM VỤ QUY HOẠCH

1. Giai đoạn 2010 - 2015:

- Hoàn thiện quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Xây dựng quy hoạch chi tiết, lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền thành lập và đưa vào hoạt động 11 khu bảo tồn biển.

- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch chi tiết 05 khu bảo tồn biển hiện có: vịnh Nha Trang, Cù Lao Chàm, Phú Quốc, Cồn Cỏ, Núi Chúa.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về hệ thống các khu bảo tồn biển Việt Nam.

- Nghiên cứu, bổ sung các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý các khu bảo tồn biển.

- Nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác bảo tồn biển từ Trung ương đến địa phương; tập huấn cho cán bộ và cộng đồng dân cư tại các địa phương có khu bảo tồn về kiến thức cơ bản liên quan.

2. Giai đoạn 2016 - 2020:

- Nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đề xuất quy hoạch phát triển mở rộng hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam.

- Xây dựng quy hoạch chi tiết, lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền thành lập và đưa vào hoạt động một số khu bảo tồn biển mới.

- Tổ chức giám sát các biến động về nguồn lợi hải sản, đa dạng sinh học, hệ sinh thái tại từng khu bảo tồn biển được thiết lập.

- Phát triển mô hình quản lý cộng đồng do cộng đồng dân cư địa phương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia xây dựng và quản lý khu bảo tồn biển, nhằm khai thác, sử dụng các khu bảo tồn biển có hiệu quả tạo sinh kế cho cộng đồng dân cư, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

3. Các dự án ưu tiên thực hiện: (Phụ lục II kèm theo).

V. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích, thu hút các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là cộng đồng cư dân tham gia đầu tư để thiết lập và quản lý các khu bảo tồn biển; nghiên cứu chính sách cho cộng đồng cư dân quản lý các khu bảo tồn biển được hưởng lợi từ dịch vụ bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường sinh thái biển, nhằm khuyến khích mạnh mẽ sự tham gia của cộng đồng, bảo đảm sự phát triển bền vững và hiệu quả. Tiếp tục nghiên cứu và xây dựng các quy định pháp luật để triển khai thực hiện việc giao vùng nước biển ven bờ cho chính quyền và cộng đồng quản lý.

2. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về lợi ích và trách nhiệm của xã hội, đặc biệt là cộng đồng cư dân sống trong và xung quanh các khu bảo tồn biển đối với việc thành lập các khu bảo tồn biển. Tổ chức xây dựng và nhân rộng các mô hình quản lý có sự tham gia của cộng đồng để bảo vệ nguồn lợi hải sản trong và xung quanh khu bảo tồn biển. Đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác bảo tồn biển có năng lực quản lý, chuyên môn từ Trung ương đến các địa phương và trong cộng đồng dân cư ven biển.

3. Xây dựng và thực hiện có hiệu quả các đề án, dự án điều tra, nghiên cứu khoa học làm cơ sở xác định, đề xuất mở rộng các khu bảo tồn biển và biện pháp bảo vệ cụ thể đối với từng khu bảo tồn biển.

4. Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm thu hút các nguồn tài trợ, giúp đỡ về tài chính và kỹ thuật trong công tác điều tra, nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ. Tăng cường việc trao đổi thông tin và phối hợp xây dựng các khu bảo tồn biển liên quốc gia với các nước trong khu vực và các tổ chức quốc tế.

5. Về cơ chế đầu tư

Trước mắt, việc đầu tư xây dựng các khu bảo tồn biển được bảo đảm chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước. Sau khi hình thành một số khu do nhà nước thành lập và quản lý, cần nghiên cứu cơ chế chính sách nhằm đa dạng hóa các hình thức đầu tư, khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các nhà khoa học, các tổ chức quốc tế, khuyến khích sự tham gia quản lý của cộng đồng ngư dân ven biển và hải đảo để đầu tư phát triển và quản lý bền vững các khu bảo tồn biển.

a) Ngân sách trung ương tập trung đầu tư thực hiện các công việc: quy hoạch tổng thể hệ thống và quy hoạch chi tiết các khu bảo tồn biển; xây dựng một số công trình hạ tầng thiết yếu và hỗ trợ hoạt động của Ban quản lý đối với các khu bảo tồn biển có tầm quan trọng quốc gia, quốc tế hoặc nằm trên địa bàn nhiều tỉnh do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; hỗ trợ kinh phí để thực hiện cơ chế chính sách chuyển đổi nghề, tạo sinh kế cho cộng đồng dân cư sống trong và lân cận khu bảo tồn biển.

b) Ngân sách địa phương đầu tư thực hiện: lập dự án và đầu tư xây dựng một số công trình hạ tầng thiết yếu và hỗ trợ hoạt động của Ban quản lý đối với các khu bảo tồn biển do địa phương trực tiếp quản lý theo phân cấp; bố trí kinh phí để thực hiện cơ chế chính sách chuyển đổi nghề, tạo sinh kế cho cộng đồng dân cư sống trong và lân cận khu bảo tồn biển.

c) Huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước: lập dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và đảm bảo kinh phí hoạt động của Ban quản lý đối với các khu bảo tồn biển được thành lập theo dự án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; góp vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc tham gia quản lý các khu bảo tồn biển theo quy định pháp luật.

6. Nhu cầu vốn đầu tư

Tổng nhu cầu vốn đầu tư dự kiến: 460 tỷ đồng (bốn trăm sáu mươi tỷ đồng), trong đó:

a) Giai đoạn 2011 - 2015: dự tính khoảng 300 tỷ đồng

Bao gồm:

- Nguồn vốn ngân sách trung ương: 185 tỷ đồng

- Nguồn vốn ngân sách địa phương: 90 tỷ đồng

- Vốn hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, phi Chính phủ: 25 tỷ đồng

b) Giai đoạn 2016 - 2020: dự tính khoảng 160 tỷ đồng

Bao gồm:

- Nguồn vốn ngân sách trung ương: 145 tỷ đồng

- Vốn hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế, phi Chính phủ: 15 tỷ đồng

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương có liên quan để triển khai thực hiện quy hoạch này.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các khu bảo tồn biển theo phân cấp trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng và tổ chức quản lý các khu bảo tồn có giá trị tầm quốc gia, quốc tế và các khu bảo tồn nằm trên địa bàn nhiều tỉnh do Thủ tướng Chính phủ thành lập.

2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển:

- Chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng, trình cấp có thẩm quyền thành lập và tổ chức quản lý các khu bảo tồn biển theo phân cấp; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân lập dự án thành lập và quản lý các khu bảo tồn biển theo quy định.

- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến và giáo dục về lợi ích, trách nhiệm trong việc bảo vệ, tham gia quản lý các khu bảo tồn biển; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực thi pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo tồn đa dạng sinh học; xây dựng các mô hình quản lý khu bảo tồn dựa vào cộng đồng tại địa phương.

- Bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phương và có cơ chế chính sách cụ thể phù hợp với tình hình của địa phương để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng, khai thác và quản lý có hiệu quả các khu bảo tồn biển tại địa phương.

3. Các Bộ, ngành liên quan

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trên cơ sở quy hoạch này bố trí, cân đối vốn đầu tư cho các dự án cụ thể để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương có liên quan thực hiện tốt quy hoạch.

- Các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm tham gia, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập và quản lý hệ thống khu bảo tồn biển.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Quốc phòng, Thông tin và Truyền thông, Giao thông vận tải, Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Kiểm toán Nhà nước;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (5b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Hoàng Trung Hải

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 

THE PRIME MINISTER
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness

---------
No. 742/QD-TTg
Hanoi, May 26, 2010
 
 
DECISION
APPROVING THE PLAN ON THE SYSTEM OF VIETNAM'S MARINE CONSERVATION ZONES THROUGH 2020
 
THE PRIME MINISTER
 
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 26, 2003 Fisheries Law;
At the proposal of the Ministry of Agriculture and Rural Development,
 
DECIDES:
 
Article 1. To approve the Plan on the system of Vietnam's marine conservation zones through 2020, with the following principal contents:
I. VIEWPOINTS
1. To plan the system of marine conservation /ones aiming to protect and conserve aquatic resources, protect marine eco-environment, serve the sustainable development of the fisheries sector and importantly contribute to the protection of marine eco-environment.
2. To regard construction and development of marine conservation zones as an urgent and long-term task of all branches and authorities as well as the responsibility and interest of coastal and island communities.
3. To step by step diversify forms of investment to encourage and attract domestic and foreign investors, scientists and international organizations and. at the same time, promote the participation of coastal and island communities so as to ensure sustainable and effective management of marine conservation zones.

Click Download to see full text

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 742/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 32/2024/TT-BCA của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Thông tư 08/2018/TT-BCA ngày 05/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Nghị định 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy

An ninh trật tự, Tài nguyên-Môi trường

văn bản mới nhất