Quyết định 302/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc tổ chức thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2011

thuộc tính Quyết định 302/QĐ-BTNMT

Quyết định 302/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc tổ chức thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2011
Cơ quan ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:302/QĐ-BTNMT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Chu Phạm Ngọc Hiển
Ngày ban hành:25/02/2011
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Từ tháng 03/2011 sẽ thanh tra tất cả các dự án đô thị tập trung 
“Từ tháng 3 đến tháng 6/2011 sẽ tiến hành thanh tra tất cả các dự án khu đô thị tập trung được giao đất, cho thuê đất từ ngày 01/01/2003 đến năm 2010” là một trong những nội dung trong kế hoạch thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã được công bố trong Quyết định số 302/QĐ-BTNMT ngày 25/02/2011. Mục đích chính của việc thanh tra nhằm đánh giá tình hình phát triển các khu đô thị trên phạm vi cả nước.
Nội dung thanh tra bao gồm việc lập, phê duyệt dự án đầu tư, đánh giá sự phù hợp của dự án với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển đô thị; việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư; việc xác định giá đất, giá tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thanh tra tiến độ dự án đầu tư và đánh giá hiệu quả sử dụng đất.
Bộ TN&MT sẽ phối hợp với Thanh tra Chính phủ để tổ chức thanh tra trong năm nay, cụ thể, Bộ TN&MT thành lập Đoàn thanh tra tại tỉnh Bình Dương; Thanh tra Chính phủ thành lập đoàn thanh tra tại 07 tỉnh, thành phố là: Hà Nội, Tp. HCM, Vĩnh Phúc, Đắk Lắk, Kiên Giang, Ninh Bình, Ninh Thuận. Các tỉnh còn lại thành lập đoàn thanh tra liên ngành do thanh tra tỉnh chủ trì phối hợp cùng Sở TN&MT thực hiện.
Cũng trong năm nay, Bộ TN&MT còn tổ chức các đợt thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, môi trường, khoáng sản và tài nguyên nước đối với hoạt động khai thác Titan tại các tỉnh duyên hải miền Trung; thanh tra việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường, đất đai, tài nguyên nước và khí tượng thủy văn đối với các dự án, nhà máy thủy điện vừa và nhỏ tại các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc…  

Xem chi tiết Quyết định302/QĐ-BTNMT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
----------------------
Số: 302/QĐ-BTNMT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------
Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 2011
 
 
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC TỔ CHỨC THANH TRA CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG NĂM 2011
------------------------------
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
 
 
Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 35/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ quy định tổ chức và hoạt động của Thanh tra Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Quyết định số 2486/QĐ-BTNMT ngày 27 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ,
 
 
QUYẾT ĐỊNH
 
 
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình thanh tra năm 2011 về tài nguyên và môi trường.
Điều 2. Giao Chánh Thanh tra Bộ chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các đơn vị quản lý nhà nước trực thuộc Bộ kiểm tra, đôn đốc và tổ chức thực hiện Chương trình này; Căn cứ tình hình triển khai thực tế và yêu cầu của công tác quản lý nhà nước để đề xuất việc điều chỉnh Chương trình này cho phù hợp.
Điều 3. Các ông Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Thủ trưởng các đơn vị quản lý nhà nước trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên (để báo cáo);
- Thanh tra Chính phủ;
- Các Bộ (để phối hợp);
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố (để phối hợp);
- Các Sở Tài nguyên và Môi trường (để thực hiện);
- Lưu: VT, TTr.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Chu Phạm Ngọc Hiển
 


CHƯƠNG TRÌNH
THANH TRA VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 302/QĐ-BTNMT ngày 25 tháng 2 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Nhằm đánh giá tình hình phát triển các khu đô thị trên phạm vi cả nước, thực trạng khai thác khoáng sản Titan tại các tỉnh duyên hải miền Trung và các dự án, nhà máy thủy điện vừa và nhỏ tại các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc.
- Đảm bảo việc triển khai công tác thanh tra, kiểm tra về tài nguyên và môi trường thống nhất, hạn chế sự trùng lặp các đoàn thanh tra, kiểm tra của các đơn vị trong Bộ và giữa kế hoạch của Bộ với các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương.
- Tăng cường sự phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra về tài nguyên và môi trường giữa các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương. Kết quả của các cuộc thanh tra sẽ đánh giá một cách tổng thể công tác quản lý của địa phương và chấp hành pháp luật của đối tượng thanh tra, phát hiện những bất cập trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường đối với các công trình, dự án thủy điện, các dự án khu đô thị và hoạt động khai thác titan… để sửa đổi, bổ sung kịp thời, đồng thời qua đó tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm làm cơ sở đề ra các biện pháp giúp cho công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường ngày càng hiệu quả.
- Phát hiện kịp thời và kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường, góp phần đưa công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường vào trật tự, kỷ cương và phục vụ tốt cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
2. Yêu cầu
- Việc thanh tra phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật, có trọng tâm, trọng điểm, đạt hiệu quả cao.
- Các cuộc thanh tra được tiến hành nhanh, gọn, đúng đối tượng, đúng nội dung, thời gian theo Quyết định thanh tra; thu thập đầy đủ, có chất lượng các thông tin, tài liệu có liên quan đến cuộc thanh tra; quá trình thanh tra phải đảm bảo yêu cầu chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ không làm cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra và thực hiện nghiêm túc chế độ bảo mật và chế độ thông tin, báo cáo.
II. NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG, THÀNH LẬP CÁC ĐOÀN THANH TRA VÀ THỜI GIAN THANH TRA
1. Thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai tại các dự án Khu đô thị trên phạm vi cả nước
1.1. Nội dung thanh tra
- Lập, phê duyệt dự án đầu tư; đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển đô thị.
- Thanh tra việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư; việc giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Thanh tra việc xác định giá đất; xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất của chủ đầu tư.
- Thanh tra việc thực hiện tiến độ dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất: dự án đã xây dựng, chưa xây dựng nhà ở trên diện tích được giao; người sử dụng đất đã đưa đất, nhà ở vào sử dụng.
- Việc kiểm tra, thanh tra của các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền đối với các dự án đầu tư.
1.2. Đối tượng thanh tra
- Các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan đến việc chấp hành pháp luật đất đai tại các dự án đầu tư khu đô thị tập trung.
- Các chủ đầu tư dự án khu đô thị tập trung trên địa bàn cả nước.
1.3. Thời kỳ thanh tra:
- Tất cả các dự án khu đô thị tập trung được giao đất, cho thuê đất từ ngày 01 tháng 01 năm 2003 đến năm 2010.
1.4. Thời gian tiến hành
Từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2011.
1.5. Tổ chức thực hiện
- Thực hiện lồng ghép với nội dung thanh tra diện rộng về quản lý, sử dụng đất đai đã được Tổng Thanh tra Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 125/QĐ-TTCP ngày 27 tháng 01 năm 2011, cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ chủ trì chỉ đạo thực hiện và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Thanh tra Chính phủ trong tổ chức thực hiện: Bộ xây dựng kế hoạch, đề cương, biểu mẫu về thanh tra đất khu đô thị tập trung để triển khai thực hiện; cử cán bộ tham gia ban chỉ đạo và tham gia Đoàn thanh tra do Thanh tra Chính phủ thành lập.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quyết định thành lập Đoàn thanh tra tại tỉnh Bình Dương (dự kiến vào đầu tháng 3 năm 2011), đồng thời lồng ghép với nội dung thanh tra việc quản lý, sử dụng đất của các tổ chức theo Chỉ thị 134/CT-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ. Thành phần Đoàn Thanh tra bao gồm: Thanh tra Bộ; Tổng cục Quản lý đất đai; Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh.
- Thanh tra Chính phủ thành lập đoàn thanh tra tại 07 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc, Đắk Lắk, Kiên Giang, Ninh Bình, Ninh Thuận. Các tỉnh còn lại thành lập đoàn thanh tra liên ngành do thanh tra tỉnh chủ trì phối hợp cùng Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện.
2. Thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, môi trường, khoáng sản và tài nguyên nước đối với hoạt động khai thác Titan tại các tỉnh Duyên hải miền Trung
2.1. Nội dung thanh tra
a) Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật khoáng sản
- Công tác ban hành các văn bản quản lý Nhà nước về hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến Titan của địa phương.
- Công tác xây dựng, phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng đối với các loại khoáng sản Titan thuộc thẩm quyền; việc khoanh định, phê duyệt khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khai thác Titan trên địa bàn tỉnh, thành phố.
- Tình hình thực hiện việc cấp, gia hạn, thu hồi, cho phép trả lại giấy phép hoạt động khoáng sản là Titan.
- Các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự khu vực khai thác Titan và các biện pháp ngăn chặn các hoạt động khai thác Titan trái phép.
- Việc thực hiện các quy định trong giấy phép hoạt động khoáng sản;
- Chấp hành nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước trong hoạt động khai thác Titan.
- Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật trong công tác quản lý và hoạt động khai thác Titan trên địa bàn địa phương.
b) Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai
- Sự phù hợp của Dự án đầu tư với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch khai thác khoáng sản.
- Việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư cho người bị thu hồi đất.
- Việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Việc xác định nghĩa vụ tài chính về đất và việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất của chủ đầu tư.
c) Thanh tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước
- Việc lập hồ sơ xin cấp giấy phép về tài nguyên nước.
- Thực hiện nghĩa vụ tài chính; phương án bồi thường thiệt hại gây ra trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.
- Việc sử dụng hợp pháp nguồn tài nguyên nước; thực hiện các quy định ghi trong giấy phép khai thác nước.
- Việc thực hiện các quy định về bảo vệ, phòng chống suy thoái tài nguyên nước.
d) Thanh tra chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
- Thanh tra việc thực hiện nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản Cam kết bảo vệ môi trường đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, xác nhận.
- Việc thực hiện quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Việc thực hiện ký quỹ phục hồi môi trường theo quy định.
- Việc thực hiện nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp, phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản.
- Thực hiện trưng cầu giám định chất lượng nước mặt, nước thải và môi trường không khí xung quanh để qua đó đánh giá việc chấp hành quy định bảo vệ môi trường của doanh nghiệp.
2.2. Đối tượng thanh tra
- Các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản Titan trên địa bàn tỉnh, thành phố.
- Các chủ dự án đầu tư khai thác, thăm dò khoáng sản Titan.
2.3. Thành lập các Đoàn thanh tra
Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quyết định thành lập 02 Đoàn thanh tra, tiến hành thanh tra đối với các hoạt động khai thác Titan trên địa bàn các tỉnh: Thừa Thiên Huế, Bình Định, Quảng Ngãi, Bình Thuận. Thành viên Đoàn Thanh tra bao gồm: Thanh tra Bộ, Tổng cục Môi trường, Tổng cục Quản lý đất đai, Cục địa chất khoáng sản Việt Nam, Cục Quản lý Tài nguyên nước, Sở Tài nguyên và Môi trường các Tỉnh.
2.4. Thời gian tiến hành
Từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2011.
3. Thanh tra việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường, đất đai, tài nguyên nước và khí tượng thủy văn đối với các dự án, nhà máy thủy điện vừa và nhỏ tại các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc
3.1. Nội dung thanh tra
a) Thanh tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước, bao gồm:
- Cung cấp thông tin để kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước; chế độ báo cáo khai thác tài nguyên nước.
- Việc lập hồ sơ xin cấp giấy phép về tài nguyên nước
- Thực hiện nghĩa vụ tài chính; phương án bồi thường thiệt hại gây ra trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.
- Việc sử dụng hợp pháp nguồn tài nguyên nước; thực hiện các quy định ghi trong giấy phép khai thác nước.
- Sử dụng tài nguyên nước theo quy hoạch lưu vực sông, thực hiện chế độ dòng chảy tối thiểu; kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước; công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; quy định về bảo vệ môi trường.
- Phương án bảo đảm an toàn công trình; công tác phòng chống lũ lụt, hạn hán cho hạ du.
b) Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai
- Việc lập và phê duyệt dự án đầu tư.
- Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, quy hoạch thủy điện đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Việc bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư.
- Việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất.
- Việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất.
- Việc cắm mốc và sử dụng hành lang an toàn công trình thủy điện.
c) Thanh tra chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
- Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, việc tuân thủ nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt đối với dự án thủy điện.
- Thanh tra việc thu gom, xử lý chất thải phát sinh từ quá trình kinh doanh, khai thác các công trình thủy điện, thủy lợi của các đơn vị.
d) Thanh tra chấp hành pháp luật về Khí tượng Thủy văn
- Hoạt động công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng đo các yếu tố khí tượng thủy văn và môi trường.
- Sử dụng tư liệu khí tượng thủy văn, dự báo lưu lượng nước trong lưu vực về hồ chứa.
- Thực hiện theo giấy phép hoạt động công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng của cơ quan có thẩm quyền.
- Thẩm định dự án công trình khí tượng thủy văn, hệ thống quan trắc tài nguyên môi trường hồ chứa.
3.2. Đối tượng thanh tra
Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, chủ dự án, nhà máy thủy điện trên địa bàn 15 tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên và Lai Châu.
3.3. Thành lập các Đoàn thanh tra
Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quyết định thành lập 05 Đoàn thanh tra. Thành viên Đoàn Thanh tra bao gồm: Thanh tra Bộ, Tổng cục Môi trường, Cục Quản lý Tài nguyên nước, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu và cán bộ trưng tập từ Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài nguyên và Môi trường các Tỉnh.
3.4. Thời gian tiến hành
Từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 11 năm 2011.
III. PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thành lập Tổ Giám sát và tổng hợp
Thanh tra Bộ chỉ đạo thành lập Tổ Giám sát và tổng hợp gồm các thành viên sau:
- Lãnh đạo Thanh tra Bộ, Tổ trưởng.
- Lãnh đạo và một số cán bộ các phòng chuyên môn thuộc Thanh tra Bộ: Tổng hợp; Thanh tra Đất đai, Môi trường, Khoáng sản, Thanh tra Tài nguyên nước và Khí tượng Thủy văn.
2. Tổ chức tập huấn
- Tổ chức tập huấn về thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai tại các dự án Khu đô thị trên phạm vi cả nước do Thanh tra Chính phủ chủ trì tổ chức và triển khai.
- Tổ chức tập huấn về Thanh tra việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường, đất đai, tài nguyên nước và khí tượng thủy văn đối với các dự án, nhà máy thủy điện vừa và nhỏ tại các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc do Thanh tra Bộ chủ trì tổ chức thực hiện, cụ thể như sau:
+ Thời gian: 02 ngày (tháng 6 năm 2011)
+ Địa điểm: Tỉnh Sơn La
+ Thành phần: Tổ Giám sát và tổng hợp, thành viên Đoàn thanh tra, cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc.
+ Thanh tra Bộ phối hợp với Tổng cục Quản lý đất đai, Tổng cục Môi trường, Cục Quản lý Tài nguyên nước và Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu xây dựng các nội dung tập huấn có liên quan.
3. Giao trách nhiệm tổ chức thực hiện
Giao trách nhiệm cho Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ phối hợp với các Thanh tra các Bộ ngành ở Trung ương và các địa phương có liên quan thực hiện các nội dung cụ thể như sau:
3.1. Thanh tra Bộ: chủ trì xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng cuộc thanh tra; tổ chức tập huấn; kiểm tra, đôn đốc các đơn vị có liên quan triển khai các cuộc thanh tra theo đúng kế hoạch đã đề ra; tổng hợp báo cáo, kết luận của các Đoàn thanh tra và tổ chức tổng kết các cuộc thanh tra.
3.2. Tổng cục Quản lý đất đai: bố trí đủ lực lượng cán bộ để thực hiện các cuộc thanh tra có liên quan đến lĩnh vực đất đai.
3.3. Tổng cục Môi trường: bố trí đủ lực lượng cán bộ để thực hiện các cuộc thanh tra có liên quan đến lĩnh vực môi trường.
3.4. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam: bố trí đủ lực lượng cán bộ để thực hiện các cuộc thanh tra có liên quan đến lĩnh vực khoáng sản.
3.5. Cục Quản lý Tài nguyên nước: bố trí đủ lực lượng cán bộ để thực hiện các cuộc thanh tra có liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước.
3.6. Vụ Tài chính, Vụ Kế hoạch, Văn phòng Bộ bố trí đủ kinh phí và các phương tiện để phục vụ các cuộc thanh tra đạt kết quả cao.
Đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có liên quan chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường của địa phương phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan thực hiện Chương trình thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4. Tổng hợp báo cáo các Đoàn thanh tra
- Chế độ báo cáo định kỳ: Các Đoàn phải báo cáo hàng tuần cho Tổ Giám sát và tổng hợp, về tình hình triển khai của Đoàn mình vào thứ 6 hàng tuần trong suốt đợt triển khai. Các báo cáo có thể gửi qua địa chỉ emai: thanhtrabo@monre.gov.vn.
- Báo cáo kết quả thanh tra: Sau 15 ngày từ ngày kết thúc thanh tra, các Đoàn thanh tra phải báo cáo kết quả thanh tra về Tổ Giám sát và tổng hợp. Báo cáo được gửi bằng văn bản cho Tổ Giám sát và tổng hợp.
5. Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm
Sau khi các Đoàn thanh tra kết thúc, sẽ tiến hành sơ kết, rút kinh nghiệm để thực hiện các cuộc thanh tra tiếp theo.
 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 32/2024/TT-BCA của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Thông tư 08/2018/TT-BCA ngày 05/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Nghị định 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy

An ninh trật tự, Tài nguyên-Môi trường

Thông tư 25/2024/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và Thông tư 03/2019/TT-BGTVT ngày 11/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ

Xây dựng, Giao thông, Tài nguyên-Môi trường

Thông tư liên tịch 01/2011/TTLT-BCA-BKHCN của Bộ Công an, Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc phối hợp thực hiện Quyết định số 20/2009/QĐ-TTg ngày 10/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ về quy định việc trang bị, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật trong công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của lực lượng Cảnh sát nhân dân

Khoa học-Công nghệ, An ninh quốc gia, Tài nguyên-Môi trường

văn bản mới nhất