Quyết định 19/2002/QĐ-BTS của Bộ Thủy sản ban hành Quy chế quản lý môi trường cơ sở chế biến thủy sản

thuộc tính Quyết định 19/2002/QĐ-BTS

Quyết định 19/2002/QĐ-BTS của Bộ Thủy sản ban hành Quy chế quản lý môi trường cơ sở chế biến thủy sản
Cơ quan ban hành: Bộ Thủy sản
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:19/2002/QĐ-BTS
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Việt Thắng
Ngày ban hành:18/09/2002
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 19/2002/QĐ-BTS

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ THUỶ SẢN SỐ 19/2002/QĐ-BTS NGÀY 18 THÁNG 9 NĂM 2002 BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CƠ SỞ
CHẾ BIẾN THUỶ SẢN

 

BỘ TRƯỞNG BỘ THUỶ SẢN

 

Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 27 tháng 12 năm 1993;

Căn cứ Nghị định số 175/CP ngày 18 tháng 10 năm 1994 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định số 50/CP ngày 21 tháng 6 năm 1994 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thuỷ sản;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý môi trường cơ sở chế biến thuỷ sản.

 

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký ban hành.

Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ chịu trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.

 

Điều 3: Thủ trưởng các Vụ, Cục, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ; Giám đốc các Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn có quản lý thuỷ sản; các cơ sở chế biến thuỷ sản chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


QUY CHẾ

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CƠ SỞ CHẾ BIẾN THUỶ SẢN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 19/2002/QĐ-BTS
của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản ngày 18 tháng 9 năm2002)

 

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1: Đối tượng và phạm vi áp dụng

1- Quy chế này quy định các nội dung về quản lý môi trường trong việc lập và duyệt dự án xây dựng cơ sở chế biến thuỷ sản và khi tiến hành các hoạt động chế biến thuỷ sản trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2- Quy chế này áp dụng cho tất cả các cơ sở chế biến thuỷ sản như: cơ sở sơ chế, bảo quản nguyên liệu thuỷ sản; các cơ sở chế biến thuỷ sản đông lạnh, thuỷ sản đóng hộp, thuỷ sản khô, thuỷ sản ướp muối, hun khói, mắm và các loại mắm; cơ sở chế biến bột cá, thức ăn nuôi thuỷ sản.

 

Điều 2: Giải thích thuật ngữ

Trong Quy chế này các thuật ngữ sau đây được hiểu như sau:

1- "Chất thải sản xuất" là các chất rắn, lỏng và khí được thải ra hoặc thoát ra trong quá trình chế biến các sản phẩm thuỷ sản.

2- "Chất thải sinh hoạt" là các chất thải rắn, lỏng thải ra trong quá trình sinh hoạt của con người.

 

CHƯƠNG II
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CƠ SỞ CHẾ BIẾN THUỶ SẢN

 

Điều 3: Các yêu cầu về quy hoạch và công nghệ.

1- Các cơ sở chế biến thuỷ sản (dưới đây gọi tắt là cơ sở) khi tiến hành các dự án xây dựng cần phải:

a) Thực hiện việc quy hoạch, bố trí mặt bằng nhà xưởng, thiết bị phù hợp với quy hoạch phát triển thuỷ sản đã được Nhà nước và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt.

b) Lựa chọn công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch nhằm giảm thiểu mức độ gây ô nhiễm môi trường của cơ sở và khu vực xung quanh.

2- Các cơ sở đang hoạt động gây ô nhiễm môi trường phải tiến hành nâng cấp nhà xưởng, cải tiến công nghệ, áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn.

 

Điều 4: Đánh giá tác động môi trường

1- Các dự án đầu tư xây dựng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Thông tư số 490/TT-BKHCNMT ngày 29 tháng 4 năm 1998 của Bộ Khoa học và Công nghệ và Môi trường về hướng dẫn lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư (dưới đây viết tắt là Thông tư số 490), trong đó:

- Các dự án đầu tư xây dựng cơ sở có công suất từ 1000 tấn sản phẩm/năm trở lên phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường với nội dung theo quy định tại Phụ lục 1.2 Nghị định số 175/CP ngày 18 tháng 10 năm 1994 của Chính phủ (dưới đây viết tắt là Nghị định số 175/CP).

- Các dự án đầu tư xây dựng cơ sở có công suất nhỏ hơn 1000 tấn sản phẩm/năm phải lập Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định tại Phụ lục III Thông tư số 490.

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường được nộp cho các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường thẩm định theo phân cấp quy định ở Phụ lục II Nghị định số 175/CP.

2- Các cơ sở đang hoạt động (trừ các cơ sở nói tại khoản 3 Điều này) phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường theo mẫu quy định ở Phụ lục II của Thông tư số1420/Mtg ngày 26 tháng 11 năm 1994 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn đánh giá tác động môi trường đối với các cơ sở đang hoạt động (dưới đây viết tắt là Thông tư số 1420).

3- Các cơ sở nhỏ do địa phương quản lý, các tổ hợp, hợp tác xã chế biến thuỷ sản, các hộ gia đình chế biến thuỷ sản bán buôn ở lẫn trong khu vực dân cư phải có bản kê khai các hoạt động sản xuất có ảnh hưởng đến môi trường theo mẫu Phụ lục I Thông tư số 1420.

 

Điều 5: Quản lý chất thải

Trong quá trình hoạt động, các cơ sở phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

1- Thu gom, chứa đựng các chất thải rắn sản xuất, chất thải rắn sinh hoạt trong các dụng cụ chứa kín thích hợp, định kỳ chuyển đến cơ sở chế biến bột cá, cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi, hoặc xử lý tiêu huỷ, chôn lấp ở bãi thải theo quy định của chính quyền địa phương.

2- Thu gom các chất thải lỏng (nước thải) gây ô nhiễm môi trường vào các bể chứa. Các chất thải lỏng phải được xử lý tại hệ thống xử lý nước thải của cơ sở hoặc của khu vực trước khi thải ra môi trường. Phải thiết kế và xây dựng các bể chứa, hệ thống xử lý nước thải của toàn bộ cơ sở đảm bảo không làm nhiễm bẩn đất, nước ngầm, nước ao hồ và sông ngòi xung quanh.

3- Các chất thải khí gây mùi hôi, độc hại phải được xử lý trước khi thải ra môi trường xung quanh. Các cơ sở chế biến thuỷ sản đông lạnh sử dụng các tác nhân lạnh CFCs phải có kế hoạch thay thế, tiến đến loại trừ việc sử dụng chúng theo lịch trình nêu tại Phụ lục số 1 của Quy chế này.

4- Công nghệ xử lý các chất thải được áp dụng phải bảo đảm các chất thải sau khi được xử lý đáp ứng các yêu cầu quy định tại các tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 5939-1995 "Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ"; TCVN 5945-1995 "nước thải công nghiệp - tiêu chuẩn thải"; các tiêu chuẩn ngành và được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.

Điều 6: Giám sát môi trường

1- Cơ sở phải thực hiện giám sát môi trường phù hợp với nội dung đã đề ra trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, hoặc Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, hoặc thực hiện các dự kiến nêu trong bản Kê khai các hoạt động sản xuất có ảnh hưởng đến môi trường tuỳ thuộc vào loại hình cơ sở tương ứng nêu ở Điều 4 của Quy chế này.

2- Cơ sở phải có tài liệu giám sát môi trường bao gồm: kế hoạch giám sát, các yếu tố cần giám sát, tần suất giám sát, việc sử dụng các hoá chất độc hại; kế hoạch thu gom, xử lý chất thải rắn, lỏng, khí; kết quả các chỉ tiêu được giám sát; kế hoạch giảm và loại trừ chất CFCs (nếu có) của cơ sở.

3- Cơ sở phải định kỳ lập và gửi tới Sở khoa học, Công nghệ và Môi trường, Sở thuỷ sản hoặc Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn có quản lý thuỷ sản bản báo cáo về công tác quản lý môi trường, sự cố môi trường, bao gồm cả tài liệu giám sát môi trường nêu ở khoản 2 Điều này trong vòng 15 ngày đầu của kỳ báo cáo đã được quy định.

 

CHƯƠNG III
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ SỞ VÀ CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

 

Điều 7: Trách nhiệm của cơ sở

1- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định nêu tại Chương II của Quy chế này và các quy định khác có liên quan đến quản lý môi trường cơ sở chế biến thuỷ sản của Bộ Thuỷ sản.

2- Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường trong quá trình làm việc tại cơ sở.

3- Các cơ sở nói tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 của Quy chế này phải có cán bộ chuyên trách quản lý môi trường và thành lập bộ phận chuyên môn quản lý môi trường. Cán bộ chuyên trách bảo vệ môi trường của cơ sở phải được qua các lớp tập huấn kiến thức về bảo vệ môi trường do các đơn vị thuộc Bộ Thuỷ sản hoặc Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức.

4- Bảo đảm mọi điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất cũng như kinh phí để thực hiện việc giám sát bảo vệ môi trường.

5- Tổ chức giáo dục nhận thức và ý thức trách nhiệm của những người tham gia hoạt động chế biến thuỷ sản tại cơ sở về giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.

 

Điều 8: Trách nhiệm của Vụ Khoa học công nghệ, Bộ Thuỷ sản

1- Tham mưu cho Bộ trong việc xây dựng chiến lược, chính sách về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực chế biến thuỷ sản.

2- Cử đại diện tham gia Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các cơ sở do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì.

3- Xây dựng báo cáo hàng năm đánh giá hiện trạng môi trường trong lĩnh vực chế biến thuỷ sản.

4- Quản lý việc nhập công nghệ, thiết bị phục vụ cho lĩnh vực chế biến thuỷ sản, xử lý môi trường, đặc biệt quản lý việc nhập các thiết bị sử dụng các tác nhân lạnh thuộc nhóm CFCs.

 

Điều 9: Trách nhiệm của Sở Thuỷ sản và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn có quản lý thuỷ sản.

1- Chỉ đạo việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường trong lĩnh vực chế biến thuỷ sản ở địa phương.

2- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế này tại các cơ sở thuộc địa bàn quản lý.

3- Phối hợp với Sở khoa học, công nghệ và môi trường hướng dẫn cơ sở ở địa phương lập hồ sơ xin thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

4- Tham gia việc thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ sở; tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra về môi trường tại cơ sở do Sở khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì.

5- Định kỳ trong 15 ngày đầu của kỳ 6 tháng lập và gửi về Bộ Thuỷ sản (Vụ Khoa học và công nghệ) báo cáo công tác quản lý môi trường cơ sở chế biến thuỷ sản ở địa phương.

 

CHƯƠNG IV
KHIẾU NẠI, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

 

Điều 10: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo cơ quan Nhà nước, cá nhân có hành vi vi phạm Quy chế này. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo được hướng dẫn tại Nghị định số 67/1999/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ.

 

Điều 11: Khen thưởng

Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Luật bảo vệ môi trường và các quy định của Quy chế này sẽ được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

 

Điều 12: Xử phạt

1- Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định trong Quy chế này tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định số 26/CP ngày 24 tháng 6 năm 1996 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2- Nếu quá trình hoạt động của cơ sở gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, cơ sở có trách nhiệm bồi thường hoặc khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.

 

CHƯƠNG V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 13: Hướng dẫn thực hiện

Vụ Khoa học công nghệ, các Sở thuỷ sản, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn có quản lý thuỷ sản theo trách nhiệm và quyền hạn của mình hướng dẫn thực hiện Quy chế này.

 

Điều 14: Sửa đổi, bổ sung Quy chế

Mọi sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản xem xét và quyết định.

 


PHỤ LỤC

Danh mục các chất CFCs sử dụng trong công nghiệp
chế biến thuỷ sản và lịch trình loại bỏ

 

1- Các chất CFCs bị cấm tiêu thụ từ 1996, các nước đang phát triển có thể xem xét kéo dài thêm, nhưng phải loại trừ 100% trước ngày 01 tháng 01 năm 2010.

 

Nhóm

Chất

Tiềm năng suy giảm ô zôn

CFCI3

(CFC-11)

1,0

CF2CL2

(CFC-12)

1,0

C2F3CL3

(CFC-113)

0,8

C2F4CL2

(CFC-114)

1,0

C2F5CL

(CFC-115)

0,6

CF3CL

(CFC-13)

1,0

C2FCl5

(CFC-111)

1,0

C2F2Cl4

(CFC-112)

1,0

C3FCl7

(CFC-211)

1,0

C3F2Cl6

(CFC-212)

1,0

C3F3Cl5

(CFC-213)

1,0

C3F4Cl4

(CFC-214)

1,0

C3F5Cl3

(CFC-215)

1,0

C3F6Cl2

(CFC-216)

1,0

C3F7Cl

(CFC-217)

1,0

 

II- Hydrocloruafluorocacbon, lộ trình cắt giảm so với lượng tiêu thụ năm 1989 như sau:

- Năm 2004 phải giảm lượng tiêu thụ xuống còn 65%.

- Năm 2010 còn 35%

- Năm 2015 còn 10%

- Năm 2040 cấm tiêu thụ.

 

Nhóm

Chất

Tiềm năng suy giảm ô zôn

CHFCl2

(HCFC-21)**

0,04

CHF2Cl2

(HCFC-22)**

0,005

CH2FCl

(HCFC-31)

0,02

C2HFCl4

(HCFC-121)

0,01 - 0,04

C2HF2Cl3

(HCFC-122)

0,02 - 0,08

C2HF3Cl2

(HCFC-123)

0,02 – 0,06

CHCl2CF3

(HCFC-123)**

0,02

C2HF4Cl

(HCFC-124)

0,02 - 0,04

CHFClCF3

(HCFC-124)**

0,022

C2H2FCl3

(HCFC-131)

0,007 - 0,05

C2H2F2Cl3

(HCFC-132)

0,008 - 0,05

C2H2F3Cl

(HCFC-133)

0,02 - 0,06

C2H3FCl2

(HCFC-141)

0,005 - 0,07

CH3CFCl2

(HCFC-141b)**

0,11

C2H3F2Cl

(HCFC-142)

0,008 - 0,07

CH3CF2Cl

(HCFC-142b)**

0,065

C2H4FCl

(HCFC-151)

0,003 - 0,005

C3HFCl6

(HCFC-221)

0,015 - 0,07

C3HF2Cl5

(HCFC-222)

0,01 - 0,09

C3HF3Cl4

(HCFC-223)

0,01 - 0,08

C3HF4Cl3

(HCFC-224)

0,01 - 0,09

C3HF5Cl2

(HCFC-225)

0,02 - 0,07

CF3CF2CHCl2

(HCFC-225ca)**

0,025

CF2ClCF2CHClF

(HCFC-225cb) **

0,033

C3HF6Cl

(HCFC-226)

0,02 - 0,10

C3H2Cl5

(HCFC-231)

0,05 - 0,09

C3H2F2Cl4

(HCFC-232)

0,008 - 0,10

C3H2F3Cl3

(HCFC-233)

0,007 - 0,23

C3H2F4Cl2

(HCFC-234)

0,01 - 0,28

C3H2F5Cl

(HCFC-235)

0,03 - 0,52

C3H3FCl4

(HCFC-241)

0,004 - 0,09

C3H3F2Cl3

(HCFC-242)

0,0005 - 0,13

C3H3F3Cl2

(HCFC-243)

0,007 - 0,12

C3H3F4Cl

(HCFC-244)

0,009 - 0,14

C3H4FCl3

(HCFC-251)

0,001 - 0,01

C3H4F2Cl2

(HCFC-252)

0,005 - 0,04

C3H4F3Cl

(HCFC-253)

0,003 - 0,03

C3H5FCl2

(HCFC-261)

0,002 - 0,02

C3H5F2Cl

(HCFC-262)

0,002 - 0,02

C3H6FCl

(HCFC-271)

0,001 - 0,03

 

** Xác định những chất thường gặp nhất trong thương mại với các giá trị về tiềm năng làm suy giảm tầng ôzôn đã được liệt kê ra dùng cho mục đích của Nghị định thư này.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF AQUATIC RESOURCES
-------

SOCIALISTREPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 19/2002/QD-BTS

Hanoi, September 18, 2002

 

DECISION

ISSUING THE REGULATION ON MANAGEMENT OF THE ENVIRONMENT AT AQUATIC PRODUCT-PROCESSING ESTABLISHMENTS

THE MINISTER OF AQUATIC RESOURCES

Pursuant to the December 27, 1993 Law on the Protection of Environment;

Pursuant to the Government’s Decree No. 175/CP of October 18, 1994 guiding the implementation of the Law on the Protection of Environment;

Pursuant to the Government’s Decree No. 50/CP of June 21, 1994 defining the tasks, powers and organizational apparatus of the Ministry of Aquatic Resources;

At the proposal of the director of the Science and Technology Department,

DECIDES:

Article 1.-To issue together with this Decision the Regulation on management of the environment at aquatic product-processing establishments.

Article 2.-This Decision takes effect 15 days after its signing. The director of the Science and Technology Department shall have to guide and inspect the implementation of this Decision.

Article 3.-The heads of the Departments, the Inspectorate and Office of the Ministry; the directors of the provincial/municipal Aquatic Resource Services and the provincial/municipal Agriculture and Rural Development Services involved in the management of aquatic resources, and aquatic-product processing establishments shall have to implement this Decision.

 

 

FOR THE MINISTER OF AQUATIC RESOURCES
VICE MINISTER




Nguyen Viet Thang

 

REGULATION

ON MANAGEMENT OF THE ENVIRONMENT AT AQUATIC PRODUCT-PROCESSING ESTABLISHMENTS
(Issued together with Decision No. 19/2002/QD-BTS of September 18, 2002 of the Minister of Aquatic Resources)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.-Subjects and scope of application

1. This Regulation prescribes the environment management contents in the elaboration and approval of the projects on construction of aquatic product-processing establishments and in the conducting of aquatic product-processing activities within the territory of the Socialist Republic of Vietnam.

2. This Regulation applies to all aquatic product-processing establishments such as establishments engaged in preliminarily processing and preserving aquatic raw materials; establishments engaged in processing frozen aquatic products, canned aquatic products, dried aquatic products, salted and smoked aquatic products, fish sauces and assorted pickled aquatic products; and establishments engaged in processing fish powder and feed for aquatic resources.

Article 2.-Interpretation of terms

In this Regulation, the following terms are construed as follows:

1. "Production wastes" are solid, liquid or gaseous substances discharged or emitted from the aquatic product-processing processes.

2. "Daily-life wastes" are solid or liquid wastes discharged from the human beingsdaily life.

Chapter II

MANAGEMENT OF THE ENVIRONMENT AT AQUATIC PRODUCT-PROCESSING ESTABLISHMENTS

Article 3.-Planning and technology requirements

1. When carrying out construction projects, the aquatic product-processing establishments (hereinafter called the establishments for short) must:

a/ Plan and arrange the grounds for workshops and equipment in line with the aquatic resource development plannings already approved by the State and the provincial/municipal Peoples Committees.

b/ Select advanced and clean technologies in order to minimize the level of pollution caused to the environment at the establishments and surrounding areas.

2. The operating establishments that are causing environmental pollution must upgrade their workshops, innovate their technologies and apply cleaner production technologies.

Article 4.-Environment impact assessment

1. Construction investment projects must make environment impact assessment reports according to the provisions in Circular No. 490/1998/TT-BKHCNMT of April 29, 1998 of the Ministry of Science, Technology and Environment, which guides the elaboration and evaluation of environment impact assessment reports with regard to investment projects (hereinafter referred to as Circular No. 490 for short), in which:

- Investment projects in building establishments with an annual capacity of 1,000 or more tons of products must make environment impact assessment reports with the contents prescribed in Appendix I.2 to the Government’s Decree No. 175/CP of October 18, 1994 (hereinafter referred to as Decree No. 175/CP for short).

- Investment projects in building establishments with an annual capacity of under 1,000 tons of products must make "written registrations of satisfaction of environmental standards" as prescribed in Appendix III to Circular No. 490.

- Environment impact assessment reports, written registrations of satisfaction of environmental standards shall be submitted to the State management agencies in charge of environment for evaluation according to the responsibility decentralization prescribed in Appendix II to Decree No. 175/CP.

2. Operating establishments (excluding those mentioned in Clause 3 of this Article) must make environment impact assessment reports according to the form set in Appendix II to Circular No. 1420/Mtg of November 26, 1994 of the Ministry of Science, Technology and Environment, which guides the environment impact assessment with regard to operating establishments (hereinafter referred to as Circular No. 1420 for short).

3. Locally-run small establishments, cooperation groups and cooperatives engaged in processing aquatic products, households engaged in processing aquatic products for wholesale, which are located in population areas must make "written declarations of production activities which affect the environment" according to the form set in Appendix I to Circular No. 1420.

Article 5.-Waste management

In the course of operation, the establishments must meet the following requirements:

1. Gathering and storing production solid wastes and/or daily-life solid wastes in appropriate close containers, periodically transporting them to the establishments engaged in processing fish powder or animal feed, or destroying or burying them at dumping sites according to the regulations of local authorities.

2. Gathering polluting liquid wastes (waste water) into tanks. Liquid wastes must be treated at the waste water treatment systems of the establishments or the areas before being discharged into the environment. Waste water tanks and treatment systems of the establishments must be designed and built to ensure that no pollution is caused to adjacent land, underground water, lakes and rivers.

3. Gaseous wastes with bad or hazardous smells must be treated before being discharged into the surrounding environment. Establishments engaged in processing frozen aquatic products using freezing agents CFCs must make plans on their substitution and proceed to eliminate their use according to the timetable specified in Appendix 1 to this Regulation.

4. The applied waste treatment technologies must ensure that the wastes, after being treated, meet the requirements prescribed in the Vietnamese standards: TCVN 5939-1995 "Air quality- Industrial exhaust gas standard for dust and inorganic substances," TCVN 5945-1995 "Industrial waste water-waste standard" and the branch standards, and must be approved by competent State management bodies.

Article 6.-Environmental monitoring

1. The establishments must monitor the environment in accordance with the contents set in the environment impact assessment reports or the written registrations of satisfaction of environmental standards, or materialize the provisions in the declarations of production activities that affect the environment, depending on their corresponding types as specified in Article 4 of this Regulation.

2. The establishments must have environment-monitoring documents, including: monitoring plans, to be-monitored factors, monitoring frequency, the use of noxious chemicals; plans on gathering and treating solid, liquid and/or gaseous wastes; results of the monitored criteria; and plans on reduction and elimination of CFCs (if any) used by the establishments.

3. The establishments must make and send to the provincial/municipal Science, Technology and Environment Services and the Aquatic Resource Services or the provincial/municipal Agriculture and Rural Development Services involved in the management of aquatic resources periodical reports on the environment management work, environmental incidents, enclosed with environment-monitoring documents stated in Clause 2 of this Article, within the first 15 days of the prescribed reporting period.

Chapter III

RESPONSIBILITIES OF THE ESTABLISHMENTS AND STATE MANAGEMENT BODIES

Article 7.-Responsibilities of the establishments

1. To seriously comply with the provisions in Chapter II of this Regulation and other relevant regulations of the Ministry of Aquatic Resources on management of environment at aquatic product-processing establishments.

2. To create every favorable condition for the State management bodies in charge of the environment in the working process at the establishments.

3. The establishments mentioned in Clauses 1 and 2, Article 5 of this Regulation must appoint full-time officials to take charge of environment management and set up specialized environment management sections. Full-time officials in charge of environment protection must participate in training courses on environment protection knowledge, organized by the units of the Ministry of Aquatic Resources or the Ministry of Natural Resources and Environment.

4. To ensure all material and financial conditions necessary for monitoring the environment protection.

5. To organize education for those who are engaged in aquatic product-processing activities at the establishments to raise their awareness of and responsibility for keeping hygiene and protecting the environment.

Article 8.-Responsibilities of the Science and Technology Department of the Ministry of Aquatic Resources

1. To advise the Ministry on the formulation of strategies and policies on environment protection in the aquatic product-processing domain.

2. To send representatives to participate in the Council for evaluation of environment impact assessment reports of the establishments, which is under the prime responsibility of the Ministry of Natural Resources and Environment.

3. To formulate annual reports to evaluate the actual situation of the environment in the aquatic product-processing domain.

4. To manage the import of technologies and equipment in service of aquatic resource-processing and environmental treatment domains, particularly the import of equipment involving the use of freezing agents belonging to the group of CFCs.

Article 9.-Responsibilities of the provincial/municipal Aquatic Resource Services and the provincial/municipal Agriculture and Rural Development Services involved in the management of aquatic resources

1. To direct the implementation of the policies on the environment protection in the aquatic product-processing domain in their respective localities.

2. To direct their attached units to supervise and monitor the implementation of this Regulation at the establishments in the areas under their respective management.

3. To coordinate with the provincial/municipal Science, Technology and Environment Services in guiding the establishments in the localities to compile dossiers of application for evaluation of environment impact assessment reports.

4. To participate in evaluating the environment impact assessment reports of the establishments; to join in the teams to inspect and supervise the environ-ment at the establishments, which are organized under the prime responsibility of the provincial/municipal Science, Technology and Environment Services.

5. Within the first 15 days of every six-month period to make and send to the Ministry of Aquatic Resources (the Science and Technology Department) periodical reports on the management of the environment at aquatic product-processing establishments in the localities.

Chapter IV

COMPLAINTS, COMMENDATION, AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 10.-Complaints and complaint settlement

Organizations and individuals shall be entitled to complain or denounce State agencies or individuals that violate this Regulation. The settlement of complaints and denunciations shall comply with the provisions of the Complaint and Denunciation Law and the Government’s Decree No. 67/1999/ND-CP of August 7, 1999 guiding the implementation thereof.

Article 11.-Commendation

Organizations and individuals that record achievements in the implementation of the Law on the Protection of Environment and the provisions of this Regulation shall be commended and/or rewarded according to law provisions.

Article 12.-Sanctioning

1. Organizations and individuals that violate the provisions in this Regulation shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively sanctioned under the Government’s Decree No. 26/CP of June 24, 1996 prescribing the sanctioning of administrative violations in the environment protection and other law provisions, or be examined for penal liability.

2. If, in the course of operation, the establishments cause environmental pollution or degradation, they shall have to make compensations therefor or overcome consequences according to law provisions.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 13.-Implementation guidance

The Science and Technology Department, the provincial/municipal Aquatic Resource Services and the provincial/municipal Agriculture and Rural Development Services involved in the management of aquatic resources shall guide the implementation of this Regulation according to their responsibility and powers.

Article 14.-Amendment and supplement to the Regulation

Any amendment and supplement to this Regulation shall be considered and decided by the Minister of Aquatic Resources.-

APPENDIX

LIST OF CFCs USED IN THE AQUATIC PRODUCT-PROCESSING INDUSTRY AND
THE ELIMINATION TIMETABLE

I. The use of CFCshas been banned since 1996. The developing countries may, however, consider continuing their use for a longer time but must stop using them completely before January 1, 2010.

Group

Substance

Ozone layer depletion potential

CFCl3

(CFC-11)

1,0

CF2Cl2

(CFC-12)

1,0

C2F3Cl3

(CFC-113)

0,8

C2F4Cl2

(CFC-114)

1,0

C2F5Cl

(CFC-115)

0,6

CF3Cl

(CFC-13)

1,0

C2FCl5

(CFC-111)

1,0

C2F2Cl4

(CFC-112)

1,0

C3FCl7

(CFC-211)

1,0

C3F2Cl6

(CFC-212)

1,0

C3F3Cl5

(CFC-213)

1,0

C3F4Cl4

(CFC-214)

1,0

C3F5Cl3

(CFC-215)

1,0

C3F6Cl2

(CFC-216)

1,0

C3F7Cl

(CFC-217)

1,0

II. Hydrochlorofluorocarbon, the schedule for its reductionas compared with its use volume in 1989 is as follows:

- By 2004, the use volume must be reduced to 65%.

- By 2010: to 35%

- By 2015: to 10%

- By 2040: To be banned from use.

Group

Substance

Ozone layer depletion potential

CHFCl2

(HCFC-21)**

0,04

CHF2Cl2

(HCFC-22)**

0,005

CH2FCl

(HCFC-31)

0,02

C2HFCl4

(HCFC-121)

0,01 - 0,04

C2HF2Cl3

(HCFC-122)

0,02 - 0,08

C2HF3Cl2

(HCFC-123)

0,02 - 0,06

CHCl2CF3

(HCFC-123)**

0,02

C2HF4Cl

(HCFC-124)

0,02 - 0,04

CHFClCF3

(HCFC-124)**

0,022

C2H2FCl3

(HCFC-131)

0,007 - 0,05

C2H2F2Cl3

(HCFC-132)

0,008 - 0,05

C2H2F3Cl

(HCFC-133)

0,02 - 0,06

C2H3FCl2

(HCFC-141)

0,005 - 0,07

CH3CFCl2

(HCFC-141b)**

0,11

C2H3F2Cl

(HCFC-142)

0,008 - 0,07

CH3CF2Cl

(HCFC-142b)**

0,065

C2H4FCl

(HCFC-151)

0,003 - 0,005

C3HFCl6

(HCFC-221)

0,015 - 0,07

C3HF2Cl5

(HCFC-222)

0,01 - 0,09

C3HF3Cl4

(HCFC-223)

0,01 - 0,08

C3HF4Cl3

(HCFC-224)

0,01 - 0,09

C3HF5Cl2

(HCFC-225)

0,02 - 0,07

CF3CF2CHCl2

(HCFC-225 ca)**

0,025

CF2ClCF2CHClF

(HCFC-225 cb)**

0,033

C3HF6Cl

(HCFC-226)

0,02 - 0,10

C3H2Cl5

(HCFC-231)

0,05 - 0,09

C3H2F2Cl4

(HCFC-232)

0,008 - 0,10

C3H2F3Cl3

(HCFC-233)

0,007 - 0,23

C3H2F4Cl2

(HCFC-234)

0,01 - 0,28

C3H2F5Cl

(HCFC-235)

0,03 - 0,52

C3H3FCl4

(HCFC-241)

0,004 - 0,09

C3H3F2Cl3

(HCFC-242)

0,0005 - 0,13

C3H3F3Cl2

(HCFC-243)

0,007 - 0,12

C3H3F4Cl

(HCFC-244)

0,009 - 0,14

C3H4FCl3

(HCFC-251)

0,001 - 0,01

C3H4F2Cl2

(HCFC-252)

0,005 - 0,04

C3H4F3Cl

(HCFC-253)

0,003 - 0,03

C3H5FCl2

(HCFC-261)

0,002 - 0,02

C3H5F2Cl

(HCFC-262)

0,002 - 0,02

C3H6FCl

(HCFC-271)

0,001 - 0,03

** To determine the most frequently-traded substances with the potential ozone layer depletion values already enumerated for the purpose of this Protocol.-

 

 

THE MINISTRY OF AQUATIC RESOURCES
 
 
 

Nguyen Viet Thang

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 19/2002/QD-BTS DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 25/2024/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và Thông tư 03/2019/TT-BGTVT ngày 11/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ

Xây dựng, Giao thông, Tài nguyên-Môi trường

văn bản mới nhất