Quyết định 09/2020/QĐ-TTg về Quy chế ứng phó sự cố chất thải
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 09/2020/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 09/2020/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Trịnh Đình Dũng |
Ngày ban hành: | 18/03/2020 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tài nguyên-Môi trường |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 18/3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 09/2020/QĐ-TTg ban hành Quy chế ứng phó sự cố chất thải.
Sự cố chất thải là sự cố môi trường do chất thải gây ra trong quá trình quản lý chất thải. Theo quy định, thông tin sự cố chất thải được thông báo kịp thời đến đầu số 112 hoặc đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã nơi xảy ra sự cố. Tổ chức, cá nhân phát hiện sự cố có trách nhiệm báo ngay cho cơ quan tổ chức có thẩm quyền trên.
Trường hợp cá nhân gây ra sự cố môi trường phải có trách nhiệm cải tạo, phục hồi môi trường hoặc chi trả kinh phí cho công tác cải tạo môi trường. Trường hợp không xác định được tổ chức, cá nhân gây ra sự cố thì kinh phí cải tạo, khắc phục sự cố do Nhà nước chi trả.
Các cơ sở sản xuất có trách nhiệm công khai thông tin cho cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan về khối lượng, tính chất của chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Cộng đồng dân cư có khả năng bị ảnh hưởng từ sự cố chất thải phải được thông báo về các nguy cơ và các biện pháp ứng phó sự cố chất thải do cơ sở thực hiện.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/5/2020.
Xem chi tiết Quyết định09/2020/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 09/2020/QĐ-TTg
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 09/2020/QĐ-TTg | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 18 tháng 03 năm 2020 |
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Quy chế ứng phó sự cố chất thải
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
Căn cứ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;
Căn cứ Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về Quy chế ứng phó sự cố chất thải.
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế ứng phó sự cố chất thải.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2020.
Điều 3. Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./
Nơi nhận: - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Ủy ban QGUPSCTT&TKCN và các thành viên của Ủy ban - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ: CN, NN, KTTH, QHĐP, PL, NC, TCCV; QHĐP, PL, NC, TCCV; - Lưu: VT, KGVX (2) 30 | KT THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
QUY CHẾ
Ứng phó sự cố chất thải
(Ban hành kèm theo Quyết định số 09/2020/QĐ-TTg
ngày 18 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ)
Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Quy chế này quy định ứng phó sự cố chất thải (nước thải, khí thải, chất thải rắn), bao gồm: chuẩn bị ứng phó sự cố; tổ chức ứng phó sự cố; cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố; cơ chế tài chính và sự tham gia của cộng đồng trong ứng phó sự cố và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Quy chế này không điều chỉnh sự cố chất thải do thiên tai và sự cố chất thải xảy ra trên biển. Việc ứng phó sự cố chất thải do thiên tai được thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng chống thiên tai. Việc ứng phó sự cố chất thải xảy ra trên biển được thực hiện theo quy định pháp luật về ứng phó sự cố hóa chất độc, ứng phó sự cố tràn dầu và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở xử lý chất thải (sau đây viết tắt là cơ sở) và tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động ứng phó sự cố chất thải.
Điều 3. Sự cố chất thải và nguyên tắc ứng phó sự cố chất thải
1. Sự cố chất thải là sự cố môi trường do chất thải gây ra trong quá trình quản lý chất thải.
2. Nguyên tắc ứng phó sự cố chất thải
a) Tích cực phòng ngừa, chủ động xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các nguồn lực, các phương án hiệp đồng để sẵn sàng ứng phó khi xảy ra sự cố chất thải;
b) Tổ chức tiếp nhận, xử lý kịp thời thông tin sự cố chất thải, ưu tiên bảo đảm thông tin cho hoạt động ứng phó, báo cáo kịp thời đến cơ quan có thẩm quyền khi vượt khả năng ứng phó;
c) Ứng phó sự cố chất thải được thực hiện theo phương châm “bốn tại chỗ” và “ba sẵn sàng” quy định tại pháp luật phòng, chống thiên tai; phối hợp, huy động mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả hoạt động chuẩn bị và ứng phó sự cố;
d) Chỉ huy thống nhất, phối hợp và hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia hoạt động ứng phó sự cố chất thải;
đ) Tổ chức, cá nhân gây sự cố chất thải chịu trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức ứng phó sự cố, cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố, bồi thường thiệt hại và các chi phí khác do sự cố gây ra theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Phân loại sự cố chất thải
1. Sự cố mức độ thấp
a) Sự cố trong phạm vi của cơ sở và trong khả năng tự ứng phó của cơ sở;
b) Sự cố không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này, có phạm vi ảnh hưởng trong địa giới hành chính của một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây viết tắt huyện).
2. Sự cố mức độ trung bình là sự cố không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, có phạm vi ảnh hưởng trong địa giới hành chính của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết tắt là tỉnh).
3. Sự cố mức độ cao là sự cố không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, có phạm vi ảnh hưởng trên địa giới hành chính của hai tỉnh trở lên.
4. Sự cố mức độ thảm họa là sự cố đặc biệt nghiêm trọng, có ảnh hưởng lớn đến quốc phòng, an ninh, ngoại giao. Việc ứng phó sự cố mức độ thảm họa được thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
Chương II. CHUẨN BỊ ỨNG PHÓ SỰ CỐ CHẤT THẢI
Điều 5. Xây dựng kế hoạch và diễn tập ứng phó sự cố chất thải
1. Trách nhiệm xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố chất thải
a) Cơ sở thuộc đối tượng phải lập hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường quy định tại Phụ lục II Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường phải lập kế hoạch ứng phó sự cố chất thải, gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện. Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải có thể được lồng ghép vào kế hoạch ứng phó sự cố khác.
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện tổ chức xây dựng, phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố chất thải hằng năm và định kỳ 05 năm. Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải quy định tại điểm này có thể được lồng ghép, tích hợp với các kế hoạch phòng thủ dân sự hoặc kế hoạch ứng phó sự cố khác tại địa phương.
c) Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn chủ trì, phối hợp Bộ Quốc phòng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải và các bộ có liên quan tổ chức xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 4 Quy chế này.
2. Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải được lập cho giai đoạn chuẩn bị ứng phó sự cố và tổ chức ứng phó sự cố. Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải phải có các kịch bản ứng phó sự cố để có phương án ứng phó tương ứng.
3. Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết nội dung Kế hoạch, kịch bản ứng phó sự cố chất thải.
4. Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải phải công khai trên cổng thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành và phải được thông báo công khai đến cộng đồng dân cư.
5. Tổ chức diễn tập ứng phó sự cố chất thải
a) Diễn tập ứng phó sự cố quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Quy chế này được thực hiện ít nhất 02 năm một lần;
b) Diễn tập ứng phó sự cố quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 4 Quy chế này được thực hiện theo Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải đã phê duyệt;
c) Diễn tập ứng phó sự cố phải có sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, lực lượng có liên quan, đại diện đầu mối liên lạc của cộng đồng dân cư, các cơ sở xung quanh có khả năng bị ảnh hưởng do sự cố gây ra;
d) Cơ quan, cơ sở xây dựng, phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải có trách nhiệm tổ chức diễn tập ứng phó sự cố quy định tại điểm a, b, c khoản này.
Điều 6. Xây dựng lực lượng, nguồn lực, trang thiết bị ứng phó sự cố chất thải
1. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn xây dựng lực lượng và bố trí nguồn lực, trang thiết bị ứng phó sự cố cho Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn; Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, cấp huyện.
2. Kinh phí thực hiện xây dựng lực lượng, nguồn lực và trang thiết bị ứng phó sự cố chất thải được lấy từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Tổ chức thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải
1. Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn chỉ đạo triển khai thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 4 Quy chế này; kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy chế này.
2. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh chỉ đạo thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy chế này; kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Quy chế này.
3. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện chỉ đạo thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Quy chế này; kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Quy chế này.
4. Cơ sở tổ chức thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải của cơ sở mình.
Chương III. TÔ CHỨC ỨNG PHÓ Sự CÓ CHẤT THẢI
Điều 8. Tiếp nhận và xử lý thông tin về sự cố chất thải
1. Thông tin về sự cố chất thải phải được thông báo kịp thời đến đầu số 112 hoặc đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã nơi xảy ra sự cố. Tổ chức, cá nhân phát hiện sự cố chất thải có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản này.
2. Cơ sở để xảy ra sự cố chất thải có trách nhiệm báo cáo ngay đến một trong các cơ quan sau đây:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã nơi xảy ra sự cố;
b) Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có trách nhiệm thông tin kịp thời về cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cùng cấp hoặc cấp trên trực tiếp để kiểm tra và xử lý.
Điều 9. Ứng phó sự cố chất thải tại cơ sở
1. Người đại diện theo pháp luật của cơ sở hoặc người được ủy quyền là người chỉ huy ứng phó sự cố tại cơ sở.
2. Người chỉ huy ứng phó sự cố chất thải tại cơ sở phải tổ chức ứng phó sự cố, đánh giá phạm vi ảnh hưởng và khả năng tự ứng phó của cơ sở để thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Trường hợp sự cố trong khả năng tự ứng phó của cơ sở, người chỉ huy có trách nhiệm thực hiện các biện pháp ứng phó sự cố theo kế hoạch, kịch bản đã được phê duyệt; đồng thời có trách nhiệm báo cáo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã về việc ứng phó sự cố trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm phát hiện sự cố;
b) Trường hợp sự cố vượt ngoài khả năng tự ứng phó của cơ sở, người chỉ huy phải thông báo ngay đến Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp xã hoặc Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện để được tổ chức ứng phó; bàn giao quyền chỉ huy cho Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện và chỉ đạo lực lượng ứng phó sự cố của cơ sở thực hiện theo yêu cầu của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện.
3. Báo cáo và thông báo sự cố chất thải quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, gồm các nội dung: thời gian, địa điểm, nguyên nhân xảy ra sự cố; mức độ, phạm vi ảnh hưởng, các thiệt hại do sự cố gây ra; các hoạt động ứng phó sự cố đã thực hiện; đánh giá khả năng ứng phó của cơ sở và các nội dung khác có liên quan.
Điều 10. Ứng phó sự cố chất thải ngoài cơ sở
1. Xác định và công bố sự cố chất thải
a) Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được thông báo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 8 Quy chế này, Trưởng ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện tổ chức xác định loại sự cố theo quy định tại Điều 4 Quy chế này, quyết định công bố sự cố chất thải và chỉ đạo việc ứng phó sự cố theo quy định tại Quy chế này; trường hợp vượt quá thâm quyền thì báo cáo ngay cho Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh để chỉ đạo ứng phó sự cố.
Trong thời hạn 12 giờ, kể từ thời điểm nhận được báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện, Trưởng ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh quyết định công bố sự cố chất thải và chỉ đạo ứng phó sự cố theo quy định tại Quy chế này; trường hợp vượt quá thẩm quyền thì báo cáo ngay cho Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn để chỉ đạo ứng phó sự cố.
Trong thời hạn 12 giờ, kể từ thời điểm nhận được báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn quyết định công bố sự cố chất thải và chỉ đạo ứng phó sự cố theo quy định tại Quy chế này; trường hợp vượt quá thẩm quyền thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo ứng phó sự cố.
Thủ tướng Chính phủ quyết định công bố tình trạng khẩn cấp và chỉ đạo ứng phó sự cố chất thải theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
b) Quyết định công bố sự cố chất thải bao gồm các thông tin: loại và mức độ sự cố, địa điểm, thời gian, phạm vi ảnh hưởng và các khuyến nghị có liên quan; thành lập sở chỉ huy hiện trường để tổ chức ứng phó sự cố; chỉ định người chỉ huy ứng phó sự cố, người phát ngôn ứng phó sự cố (ghi rõ họ tên, chức vụ, thông tin liên hệ) và lực lượng tham gia ứng phó sự cố.
2. Người chỉ đạo và người chỉ huy ứng phó sự cố chất thải
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện là người chỉ đạo ứng phó sự cố, chỉ định người chỉ huy ứng phó sự cố quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Quy chế này;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp, tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn cấp tỉnh là người chỉ đạo ứng phó sự cố, chỉ định người chỉ huy ứng phó sự cố quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy chế này;
c) Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn là người chỉ đạo ứng phó sự cố, chỉ định người chỉ huy ứng phó sự cố quy định tại khoản 3 Điều 4 Quy chế này;
d) Thủ tướng Chính phủ là người chỉ đạo ứng phó sự cố, chỉ định người chỉ huy ứng phó sự cố quy định tại khoản 4 Điều 4 Quy chế này.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của người chỉ đạo ứng phó sự cố chất thải
a) Thành lập sở chỉ huy, chỉ định người chỉ huy, người phát ngôn, lực lượng ứng phó sự cố; thành lập tổ công tác xác định nguyên nhân sự cố trong trường hợp cần thiết;
b) Huy động, giao kinh phí, phương tiện, thiết bị và huy động lực lượng ứng phó sự cố cho người chỉ huy ứng phó sự cố, tổ công tác xác định nguyên nhân sự cố; chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan tham gia, phối hợp ứng phó sự cố;
c) Trực tiếp chỉ đạo ứng phó sự cố; báo cáo và đề nghị cấp trên hỗ trợ ứng phó sự cố và cải tạo, phục hồi môi trường trong trường hợp cần thiết;
d) Trách nhiệm, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật về phòng chống thiên tai và quy định của pháp luật có liên quan.
4. Nhiệm vụ, quyền hạn của người chỉ huy ứng phó sự cố chất thải
a) Tổ chức kịp thời các biện pháp khẩn cấp bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan và hạn chế thấp nhất các thiệt hại, khắc phục hậu quả xảy ra;
b) Tiếp nhận, sử dụng kinh phí, phương tiện, trang thiết bị và trực tiếp chỉ huy các lực lượng tổ chức ứng phó sự cố; huy động lực lượng, trang thiết bị cần thiết để ứng phó sự cố chất thải; thường xuyên báo cáo người chỉ đạo và cung cấp thông tin cho người phát ngôn về ứng phó sự cố;
c) Tham vấn tổ chức, chuyên gia hoặc đề nghị cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân hỗ trợ trong quá trình ứng phó sự cố.
5. Cơ quan tham mưu ứng phó sự cố chất thải
a) Phòng Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan khác của Ủy ban nhân dân cấp huyện tham mưu tổ chức ứng phó sự cố quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Quy chế này;
b) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp cơ quan có liên quan khác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tham mưu tổ chức ứng phó sự cố quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy chế này;
c) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp các Bộ: Công an, Quốc phòng, Tài chính, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Thông tin và Truyên thông và cơ quan có liên quan khác tham mưu tổ chức ứng phó sự cố quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 4 Quy chế này;
d) Các cơ quan quy định điểm a, b và c khoản này có trách nhiệm hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật cho người chỉ huy ứng phó sự cố và tổ công tác xác định nguyên nhân sự cố theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
Điều 11. Xác định nguyên nhân sự cố chất thải
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn có trách nhiệm tổ chức ứng phó sự cố có thể quyết định thành lập tổ công tác xác định nguyên nhân sự cố ngay sau khi sự cố xảy ra.
2. Thành phần tổ công tác, gồm: đại diện cơ quan tài nguyên và môi trường, công thương, cảnh sát phòng chống tội phạm môi trường và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
3. Tổ công tác có nhiệm vụ thu thập thông tin, tài liệu, xác định nguyên nhân, nguồn gốc của sự cố và báo cáo kịp thời cho người chỉ đạo, người chỉ huy ứng phó sự cố. Tổ công tác được huy động phương tiện, thiết bị, phòng thí nghiệm và chuyên gia để xác định nguyên nhân sự cố.
Điều 12. Cung cấp thông tin về ứng phó sự cố chất thải
1. Người phát ngôn được chỉ định trong Quyết định công bố sự cố chất thải quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Quy chế này là người phát ngôn chính thức về sự cố chất thải và ứng phó sự cố chất thải.
2. Trách nhiệm, quyền hạn của người phát ngôn
a) Cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ, trung thực, chính xác về sự cố chất thải và tình hình ứng phó sự cố chất thải cho cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan và các cơ quan truyền thông;
b) Tiếp nhận hoặc yêu cầu cung cấp thông tin về sự cố chất thải, ứng phó sự cố chất thải từ người chỉ đạo, người chỉ huy, cơ quan tham mưu, tổ công tác xác định nguyên nhân sự cố và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
3. Hình thức cung cấp thông tin
a) Thông qua các đầu mối liên lạc của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải và các kịch bản ứng phó sự cố hoặc công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân các cấp ;
b) Tổ chức họp báo cung cấp thông tin hoặc thông qua các cơ quan truyền thông trung ương, địa phương để thông tin vê sự cố, ứng phó sự cố;
c) Các kênh thông tin liên lạc khác phù hợp với đặc điểm, tình hình và điều kiện của khu vực, địa bàn nơi xảy ra sự cố.
4. Cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan có quyền yêu cầu cung cấp thông tin về sự cố chất thải và ứng phó sự cố chất thải; các cơ quan truyền thông được tiếp cận thông tin về sự cố chất thải và có trách nhiệm đưa thông tin chính xác, trung thực, kịp thời đến người dân.
5. Thông tin về ứng phó sự cố chất thải quy định tại Điều này do người chỉ đạo ứng phó sự cố chất thải quyết định và được cung cấp trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm công bố sự cố chất thải.
Điều 13. Kết thúc giai đoạn tổ chức ứng phó sự cố chất thải
1. Giai đoạn tổ chức ứng phó sự cố kết thúc khi nguyên nhân, nguồn thải gây ra sự cố chất thải được cô lập, kiểm soát, xử lý an toàn và không còn khả năng gây ra sự cố tiếp theo.
2. Người chỉ đạo ứng phó sự cố chất thải quyết định công bố kết thúc giai đoạn tổ chức ứng phó sự cố khi đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này. Quyết định công bố kết thúc giai đoạn tổ chức ứng phó sự cố phải được công khai bằng một trong các hình thức cung cấp thông tin quy định tại khoản 3 Điều 12 Quy chế này.
Chương IV. CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG SAU SỰ CỐ CHẤT THẢI
Điều 14. Trách nhiệm, yêu cầu cải tạo, phục hồi môi trường
1. Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố phải có trách nhiệm cải tạo, phục hồi môi trường hoặc chi trả kinh phí cho công tác cải tạo, phục hồi môi trường theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Trách nhiệm cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố chất thải
a) Sự cố quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Quy chế này do cơ sở gây ra sự cố trực tiếp thực hiện.
b) Sự cố quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2, 3 và khoản 4 Điều 4 Quy chế này do cơ quan phê duyệt kế hoạch cải tạo, phục hồi môi trường quy định tại khoản 1 Điều 15 Quy chế này tổ chức thực hiện.
3. Việc cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố phải bảo đảm đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường xung quanh; phục hồi mặt bằng cư trú, sản xuất kinh doanh, môi trường tự nhiên đối với khu vực không có hệ sinh thái được bảo tồn; khôi phục một số đặc điểm chính của hệ sinh thái đối với khu vực có hệ sinh thái được bảo tồn.
Điều 15. Phê duyệt kế hoạch cải tạo, phục hồi môi trường
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày công bố kết thúc giai đoạn tổ chức ứng phó sự cố chất thải quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2, 3 và 4 Điều 4 Quy chế này, kế hoạch cải tạo, phục hồi môi trường phải được phê duyệt.
a) Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt kế hoạch cải tạo, phục hồi môi trường đối với sự cố chất thải quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Quy chế này;
b) Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch cải tạo, phục hồi môi trường đối với sự cố chất thải quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy chế này;
c) Tổng cục Môi trường trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kế hoạch cải tạo, phục hồi môi trường đối với sự cố chất thải quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 4 Quy chế này.
2. Nội dung chủ yếu của Kế hoạch cải tạo, phục hồi môi trường
a) Mô tả hiện trạng môi trường sau sự cố, gồm: mức độ, phạm vi, tính chất ô nhiễm môi trường của từng khu vực; hiện trạng môi trường, mặt bằng, hệ sinh thái trước khi có sự cố chất thải (nếu có); yêu cầu xử lý môi trường theo quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường xung quanh, khôi phục mặt bằng, phục hồi một số đặc điểm chính hệ sinh thái;
b) Các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường; phân tích, đánh giá, lựa chọn giải pháp tốt nhất để cải tạo, phục hồi môi trường;
- Danh mục, khối lượng các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường đối với giải pháp lựa chọn;
d) Kế hoạch thực hiện; phân chia kế hoạch thực hiện theo từng giai đoạn cải tạo, phục hồi môi trường; chương trình quản lý, quan trắc, giám sát trong thời gian cải tạo, phục hồi môi trường; kế hoạch nghiệm thu kết quả cải tạo, phục hồi môi trường;
đ) Dự toán kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường cho từng hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường.
Điều 16. Tổ chức thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường
1. Việc cải tạo, phục hồi môi trường được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu theo quy định của Luật Đấu thầu. Cơ quan phê duyệt kế hoạch cải tạo, phục hồi môi trường tổ chức đấu thầu thông qua tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp.
2. Tổ chức, đơn vị trúng thầu thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường theo đúng kế hoạch cải tạo, phục hồi môi trường và bảo đảm các yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 14 Quy chế này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
3. Cơ quan trình phê duyệt kế hoạch cải tạo, phục hồi môi trường có trách nhiệm thẩm định, giám sát, kiểm tra, nghiệm thu hoàn thành việc cải tạo, phục hồi môi trường theo kế hoạch đã được phê duyệt. Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố có quyền tham gia giám sát, thẩm định, kiểm tra, nghiệm thu hoàn thành việc cải tạo, phục hôi môi trường.
Điều 17. Kết thúc cải tạo, phục hồi môi trường
1. Giai đoạn cải tạo, phục hồi môi trường kết thúc khi cơ quan có thẩm quyền quyết định nghiệm thu kết quả cải tạo, phục hồi môi trường.
2. Quyết định nghiệm thu kết quả cải tạo phục hồi môi trường và kết quả cải tạo, phục hồi môi trường phải được công bố chính thức và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Sau khi công bố kết thúc quá trình cải tạo, phục hồi môi trường, cơ quan phê duyệt kế hoạch cải tạo, phục hồi môi trường báo cáo kết quả cho cơ quan có thẩm quyền cấp trên trực tiếp.
Chương V. CƠ CHẾ TÀI CHÍNH VÀ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG ỨNG PHÓ SỰ CỐ CHẤT THẢI
Điều 18. Tài chính cho ứng phó sự cố chất thải
1. Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố có trách nhiệm chi trả kịp thời và đầy đủ toàn bộ các chi phí liên quan đến tổ chức ứng phó sự cố chất thải và cải tạo, phục hồi môi trường. Trường hợp không xác định được tổ chức, cá nhân gây ra sự cố thì kinh phí ứng phó, cải tạo, phục hồi môi trường do Nhà nước chi trả.
2. Việc tổ chức ứng phó sự cố chất thải và cải tạo, phục hồi môi trường quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2, 3 và 4 Điều 4 Quy chế này do nhà nước bố trí từ nguồn kinh phí dự phòng, nguồn sự nghiệp môi trường và các nguồn khác theo quy định pháp luật. Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố có trách nhiệm bồi hoàn các chi phí liên quan đến tổ chức ứng phó sự cố chất thải và cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố cho nhà nước.
3. Cơ quan tham mưu ứng phó sự cố chất thải theo thẩm quyền phối hợp cơ quan tư pháp yêu cầu tổ chức, cá nhân gây ra sự cố chất thải thực hiện bồi hoàn cho ngân sách nhà nước các chi phí đã ứng ra để tổ chức ứng phó sự cố chất thải, cải tạo phục hồi môi trường.
4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng định mức, trình tự thủ tục chi trả cho các hoạt động ứng phó sự cố chất thải và cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng, thiệt hại do sự cố có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân gây ra sự cố chất thải phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Điều 19. Tham gia của cộng đồng trong ứng phó sự cố chất thải
1. Cơ sở có trách nhiệm công khai thông tin cho cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan về khối lượng, tính chất của chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; đồng thời công khai kế hoạch và kịch bản ứng phó sự cố thông qua hình thức niêm yết tại cơ sở và trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và các hình thức thuận lợi khác.
2. Cộng đồng dân cư có khả năng bị ảnh hưởng từ sự cố chất thải phải được thông báo về các nguy cơ sự cố và các biện pháp ứng phó sự cố chất thải do cơ sở thực hiện; được biết và giám sát các hoạt động ứng phó sự cố chất thải và cải tạo, phục hồi môi trường do cơ sở hoặc cơ quan nhà nước thực hiện.
3. Đại diện cộng đồng dân cư, hộ gia đình có khả năng bị ảnh hưởng phải được tham gia các hoạt động diễn tập ứng phó sự cố chất thải của cơ sở và cơ quan nhà nước. Đại diện cộng đồng dân cư có trách nhiệm thông tin cho cộng đồng và làm đầu mối thông tin liên lạc trong quá trình chuẩn bị, thực hiện ứng phó sự cố chất thải và cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố. Trường hợp cần thiết, đại diện cộng đồng dân cư có quyền yêu cầu cơ sở, cơ quan, đơn vị có liên quan cung cấp, giải trình các thông tin về sự cố chất thải, ứng phó sự cố chất thải và cải tạo, phục hồi môi trường.
Điều 20. Khuyến khích tham gia hoạt động ứng phó sự cố chất thải
1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân đầu tư, tham gia cung cấp dịch vụ ứng phó sự cố chất thải, bao gồm: chuẩn bị ứng phó sự cố chất thải, tổ chức ứng phó sự cố chất thải và cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố chất thải.
2. Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia, đóng góp công sức, tài chính cho các hoạt động ứng phó sự cố chất thải quy định tại Quy chế này.
Chương VI. TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN
Điều 21. Trách nhiệm của Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn; Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, cấp huyện
1. Chỉ đạo xây dựng, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải; kiểm tra và đôn đốc việc chuẩn bị và sẵn sàng tổ chức ứng phó sự cố; tổ chức huấn luyện, diễn tập ứng phó sự cố chất thải.
2. Chỉ đạo, trực tiếp tổ chức ứng phó sự cố chất thải theo Quy chế này.
Điều 22. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường
a) Giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ứng phó sự cố chất thải; tổ chức kiểm tra, đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố chất thải trên phạm vi cả nước; chỉ đạo Tổng cục Môi trường hướng dẫn chi tiết nội dung Kế hoạch, kịch bản ứng phó sự cố chất thải và cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố;
b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tham mưu tổ chức ứng phó sự cố, cải tạo và phục hồi môi trường sau sự cố đối với sự cố chất thải mức độ cao và mức độ thảm họa;
c) Chủ trì, phối hợp các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức các hoạt động truyền thông về ứng phó sự cố chất thải; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về sự cố chất thải.
2. Bộ Quốc phòng
a) Chủ trì xây dựng lực lượng, bố trí nguồn lực, trang thiết bị ứng phó sự cố chất thải cho Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn; Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, cấp huyện và các đơn vị trực thuộc có liên quan, sẵn sàng ứng phó sự cố chất thải.
b) Chủ trì, phối hợp các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng, nâng cao năng lực kỹ thuật, tổ chức nghiên cứu, chế tạo phương tiện, trang thiết bị ứng phó sự cố chất thải.
3. Bộ Công an chỉ đạo Cảnh sát phòng, chống tội phạm môi trường, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cơ quan điều tra các cấp, Công an các đơn vị, địa phương sẵn sàng tham gia ứng phó sự cố chất thải theo yêu cầu của cơ quan, cấp có thẩm quyền.
4. Bộ Tài chính hướng dẫn, bố trí kinh phí, ban hành định mức cho việc ứng phó sự cố chất thải, bao gồm các hoạt động chuẩn bị ứng phó sự cố, tổ chức ứng phó sự cố và cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố.
5. Bộ Tư pháp hướng dẫn thủ tục pháp lý để yêu cầu tổ chức, cá nhân gây sự cố chất thải thực hiện việc hoàn trả chi phí tổ chức ứng phó sự cố chất thải, cải tạo, phục hồi môi trường và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
6. Bộ Y tế chỉ đạo nâng cao năng lực của các cơ sở y tế trong ứng phó sự cố chất thải, bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng của con người trong ứng phó sự cố chất thải.
7. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ khác tham gia ứng phó sự cố chất thải theo chức năng, nhiệm vụ được giao và theo yêu cầu của cơ quan, cấp có thẩm quyền.
Điều 23. Trách nhiệm của chính quyền địa phương
1. Ủy ban nhân dân các cấp
a) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải tại địa phương; chỉ đạo các đơn vị tại địa phương triển khai thực hiện, tổ chức diễn tập và thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố chất thải;
b) Xây dựng lực lượng ứng phó sự cố chất thải, bảo đảm nguồn nhân lực, phương tiện, trang thiết bị ứng phó sự cố và sẵn sàng tham gia ứng phó sự cố chất thải trên địa bàn;
c) Chỉ đạo, tổ chức và huy động các lực lượng có liên quan ứng phó sự cố chất thải trên địa bàn.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường
a) Tham mưu Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về ứng phó sự cố chất thải trên địa bàn; tổ chức kiểm tra, đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố chất thải tại địa phương;
b) Tham mưu Ủy ban nhân dân và Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cùng cấp tổ chức ứng phó sự cố chất thải, cải tạo phục hồi môi trường sau sự cố chất thải trên địa bàn.
Điều 24. Trách nhiệm của cơ sở
1.Thực hiện các biện pháp phòng ngừa sự cố chất thải; xây dựng, thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố chất thải; tổ chức ứng phó sự cố chất thải tại cơ sở và tham gia ứng phó sự cố chất thải theo sự chỉ huy của cơ quan, người có thẩm quyền.
2. Định kỳ tổ chức diễn tập ứng phó sự cố chất thải và đầu tư trang thiết bị bảo đảm sẵn sàng ứng phó sự cố chất thải./
KT THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG |
THE PRIME MINISTER -------------- No. 09/2020/QD-TTg | THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence – Freedom - Happiness Hanoi, March 18, 2020 |
DECISION
Promulgating the Regulation on waste incident response
Pursuant to the Law on Governmental organization dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on Environmental protection, dated June 23, 2014;
Pursuant to the Government’s Decree No. 30/2017/ND-CP dated March 21, 2017 promulgating the organization of activities in response to incidents, natural disasters and rescue;
Pursuant to the Government’s Decree No. 19/2015/ND-CP dated February 14, 2015 detailing the implementation of a number of articles in the Law on Environmental protection;
Pursuant to the Government’s Decree No. 38/2015/ND-CP dated April 24, 2015 promulgating the management of wastes and discarded materials;
Pursuant to the Government’s Decree No. 40/2019/ND-CP dated May 13, 2019 amending and supplementing a number of articles of the decrees which provide details and guidance on the implementation of the Law on Environmental protection;
At the request of the Minister of Natural resources and Environment;
The Prime Minister hereby issues the Decision promulgating the Regulation on waste incident response.
Article 1.Issue together with this Decision the Regulation on waste incident response.
Article 2.The Decision shall take effect from May 01, 2020.
Article 3.The Chairperson of the National Committee on Incidents, Natural disaster response and Search and rescue, Ministers, Heads of Ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, Municipal and Provincial People s Committees, and relevant organizations and individuals shall be responsible for implementing this Decision./.
For the Prime Minister
The Deputy Prime Minister
Trinh Dinh Dzung
THE PRIME MINISTER --------------
| THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence – Freedom - Happiness |
REGULATION
On waste incident response
(Issued together with the Decision No. 09/2020/QD-TTg dated Match 18, 2020 of the Prime Minister)
CHAPTER I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of regulation
1. This Regulation shall prescribe the response to waste incidents (sewage, emission, and solid waste), including the preparation for incident response; the organization of incident response; the environmental remediation and restoration post-incident; financial regimes and the public participation in responding to incidents and the responsibilities of relevant agencies, organizations and individuals.
2. This Regulation shall not prescribe the response to waste incidents caused by natural disasters and waste incidents taking place at sea. The response to waste incidents caused by natural disasters shall comply with legal regulations on natural disaster prevention and control. The response to waste incidents taking place at sea shall comply with legal regulations on responding to toxic chemical incidents, responding to oil spill incidents and other relevant regulations of the law.
Article 2. Subjects of application
This Regulation shall apply to State management agencies, industrial and manufacturing zones, high-tech zones, industrial complexes, manufacturing, business and service establishments, waste treatment establishments (hereinafter referred to as establishments) and relevant organizations and individuals involved in activities in response in waste incidents.
Article 3. Waste incidents and principles for responding to waste incidents
1. Waste incidents mean environmental incidents caused by wastes during the process of waste management.
2. The principle for responding to waste management
a) Actively preventing, developing plans and preparing resources and concerted plans on standby to respond to any waste incidents;
b) Organizing the timely receipt and handling with information on waste incidents, giving priority to ensure the flow of information for response activities and timely reporting to competent authorities if beyond their response capacity;
c) Responding to waste incidents in compliance with the motto “ four on the premise” and “three on standby” as specified in the law on natural disaster prevention and control; coordinating and mobilization all possible resources to enhance the efficiency of activities in preparation for and in response to waste incidents.
d) Providing consistent directions, closely coordinating and cooperating among forces, means, equipment involved in activities to respond to waste incidents;
dd) Organizations and individuals causing waste incidents shall be responsible for paying costs of organizing waste incident response, and environmental remediation and restoration after the incident, compensation for damages, and other expenses caused by the incident as prescribed by the law.
Article 4. Classification of waste incidents
1. Low-level waste incidents mean
a) Incidents taking place in one establishment s premise and within the establishment s capacity to respond to;
b) Incidents that are not specified at Point a of this Clause and which have their sphere of influence within the administrative boundary of a district, urban district, a city under a province (hereinafter referred to as district).
2. Medium-level incidents mean incidents that do not fall into cases as specified in Clause 1 of this Article and which have their sphere of influence within the administrative boundary of a province or a municipality (hereinafter referred to as province).
3. High-level incidents mean incidents which are not specified in Clause 1 and Clause 2 of this Article and which have their sphere of influence within the administrative boundary of more than two provinces.
4. Disaster-level incidents mean exceptionally serious incidents that severely influence the national defense, security and diplomacy. Any response to such level of incidents must comply with legal regulations on emergency cases.
CHAPTER II
PREPARATIONS IN RESPONSE TO WASTE INCIDENTS
Article 5. Developing plans and organizing drills for waste incident response
1. Responsibilities for developing waste incident response
a) Establishments subject to setting up a dossier in the request for inspection and certification of completion of environmental protection facilities as specified in Appendix II to the Government’s Decree No. 40/2019/ND-CP dated May 13, 2019 on amending and supplementing a number of articles of decrees detailing and providing guidance on the implementation of the Law on Environmental protection – must develop a plan on responding to waste incidents and submit to their district-level People’s committee and district-level Committee for Natural disaster prevention and control and Search and rescue. The plan on responding to waste incidents can be integrated into the plan for responding to other incidents.
b) Provincial and district-level People s Committees shall organize the elaboration and ratification of annual and quinquennial plans on responding to waste incidents. Plans on responding to waste incidents as prescribed at this point can be integrated into or with civil defense plans or plans on responding to other local incidents.
c) The National Committee on Incident and Natural disaster response and Search and rescue shall take the prime role and coordinate with the Ministry of National defence, the Ministry of Natural resources and Environment, the Ministry of Public Security, the Ministry of Transports, and other relevant Ministries involved in organizing the elaboration of plans on responding to waste incident as prescribed in Clause 3 and Clause 4, Article 4 of this Regulation.
2. Plans on responding to waste incidents shall be established for the stage of preparation for incident response and the stage of organization of incident response. Such plans must detail a number of scenarios to respond to incidents with respective response solutions.
3. The General Department of Environment, Ministry of Natural resources and Environment shall provide detailed guidance on the contents of plans and scenarios to respond to waste incidents.
4. Any plans to respond to waste incidents must be publicized on the electronic portal of competent agencies and organizations and must be disclosed publicly.
5. Organizing waste incident response drills
a) Response drills to waste incidents specified at Point a, Clause 1, Article 4 of this Regulation shall be conducted at least every 2 years;
b) Response drills to waste incidents specified at Point a, Clause 1 of Article 4, Clause 2, Clause 3 and Clause 4 of Article 4 of this Regulation shall be conducted in accordance with the approved Plan on responding to waste incident.
c) Any waste incident response drills must involve the participation of relevant agencies, organizations, and forces, focal points of contact of a community, and surrounding establishments under potential influence of such incident;
d) Agencies and establishments in charge of developing and approving Plans on responding to waste incident must be responsible for organizing waste incident response drills prescribed at Point a, Point b and Point c of this Clause.
Article 6. Developing forces, resources and equipment in response to waste incidents
1. The Ministry of National defence shall take the prime role and coordinate with the Ministry of Natural resources and Environment, ministries and ministerial-level agencies, governmental agencies, provincial People s Committees to provide guidance to develop forces, mobilize resources and equipment to respond to waste incidents for the National Committee on Incident and Natural disaster response and Search and rescue, and provincial and district-level Committees on Natural disaster prevention and control and Search and rescue.
2. Funding for developing forces, resources and equipment to respond to waste incidents shall be allocated from environmental non-business fundings and other sources as prescribed by the law.
Article 7. Organizing the implementation of Plans on responding to waste incidents
1. The National Committee on Incident and Natural disaster response and Search and rescue shall direct the implementation of plans on waste incident response specified in Clause 3 and Clause 4 of this Regulation; and shall inspect the implementation of plans on waste incident response specified in Clause 2, Article 4 of this Regulation.
2. Provincial Steering Committees for Natural disaster prevention and control, and Search and rescue shall direct the implementation of plans on waste incident response specified in Clause 2, Article 4 of this Regulation; and shall inspect the implementation of plans on waste incident response specified at Point b, Clause 1, Article 4 of this Regulation.
3. District-level steering Committees for Natural disaster prevention and control, and Search and rescue shall direct the implementation of plans on waste incident response specified at Point b, Clause 1, Article 4 of this Regulation; and shall inspect the implementation of plans on waste incident response specified at Point a, Clause 1, Article 4 of this Regulation.
4. Establishments shall organize the implementation of their plans on waste incident response.
CHAPTER III
ORGANIZING RESPONSE TO WASTE INCIDENTS
Article 8. Receipt and handling of information on waste incidents
1. Information on waste incidents must be promptly reported to telephone number 112, or to provincial, district-level or commune-level People s Committee where such incidents take place. Any organizations and individuals detecting a waste incident must immediately report to competent agencies specified in this Clause.
2. Any establishments with waste incidents must immediately report to the one of the following competent agencies:
a) Provincial, district-level or commune-level People’s Committee where such incident take place;
b) District-level Steering Committees for Natural disaster prevention and control, and Search and rescue;
3. Provincial, district-level and commune-level People s Committees specified in Clause 1 and Clause 2 of this Article shall be responsible for promptly providing information to the standing body of Steering Committees for Natural disaster prevention and control, and Search and rescue at the same level or the higher level for examination and handlings.
Article 9. Response to waste incidents at establishments
1. The legal representative of an establishment or the authorized person shall be the one in charge of incident response at the establishment.
2. The person in charge of responding to waste incident at the establishment must organize incident response, assess the incident’s sphere of influence and the establishment’s self-handling capacity to carry out the following actions:
a) In case where a waste incident is within the establishment’s self-handling capacity, the person in charge of responding to waste incident must conduct measures in response to such incident in accordance with its approved plan and scenario; and must, meanwhile, inform the District-level steering Committee for Natural disaster prevention and control, and Search and rescue and the commune-level People’s Committee - of its response to such incident within 24 hours after the incident is detected;
b) In case where a waste incident is beyond the establishment s self-handling capacity, the person in charge of responding to waste incident must immediately report to the district-level and commune-level People s Committee, or the District-level Steering Committee for Natural disaster prevention and control, and Search and rescue for help in response to such incident; relinquish the competence to command incident response to the District-level Steering Committee for Natural disaster prevention and control, and Search and rescue, and direct the establishment s incident response force at the request of the District-level Steering Committee for Natural disaster prevention and control, and Search and rescue.
3. Reporting and notifying a waste incident prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article, including the following contents: date, venue, cause of waste incident; level and sphere of influence, damage caused by such incident; performed actions to respond to the incident; assessment of the establishment’s response capacity and other relevant contents.
Article 10. Response to waste incidents outside the establishment s premise
1. Identifying and announcing a waste incident
a) Within 24 hours after receiving the report as prescribed at Point b, Clause 2, Article 8 of this Regulation, the Head of the District-level Steering Committee for Natural disaster prevention and control, and Search and rescue shall identify and classify such incident in accordance with regulations in Article 4 of this Regulation, decide to publicly announce the waste incident and direct the response to such incident under this Regulation; in case where such incident is beyond their competence, the District-level Steering Committee for Natural disaster prevention and control, and Search and rescue must immediately report to the provincial-level Steering Committee for Natural disaster prevention and control, and Search and rescue for providing directions on responding to such incident.
Within 12 hours after receiving the report of the Steering Committee for Disaster Prevention and Search and rescue at district level, the Head of Steering Committee for Natural disaster prevention and control and Search and rescue at the provincial level shall decide to announce such waste incident and direct incident response in accordance with this Regulation; in case where such incident is beyond his/her competence, he/she must immediately report to the National Committee for Incident and Natural disaster response for directing incident response.
Within 12 hours after receiving the report of the provincial Steering Committee for Disaster Prevention and Search and rescue, the Chairperson of National Committee for Incident and Natural disaster response shall decide to announce such waste incident and direct incident response in accordance with this Regulation; in case where such incident is beyond his/her competence, it shall be reported to the Prime Minister for directing incident response.
The Prime Minister shall decide to publicly announce the emergency state and direct incident response under legal regulations on state of emergency.
b) The Decision to publicly announce a waste incident must include the following information: classification and level of such incident, date, venue sphere of influence, and relevant recommendations; establishment of a field commanding post to organize incident response; appoint an incident response commander, and an incident spokesman (specify their full name, position, contact information) and any forces involved in incident response.
2. The person in charge of directing incident response and the person in charge of commanding incident response
a) Chairperson of the district-level People’s Committee, Head of Steering Committee for Natural disaster prevention and control and Search and rescue at the district level shall be in charge of directing incident response and appointing an incident response commander for incidents specified at Point b, Clause 1, Article 4 of this Regulation;
b) Chairperson of the provincial-level People’s Committee, Head of Steering Committee for Natural disaster prevention and control and Search and rescue at the provincial level shall be in charge of directing incident response and appointing an incident response commander for incidents specified in Clause 2, Article 4 of this Regulation;
c) The Deputy Prime Minister, and Head of the National Committee for Incident and Natural disaster response, Search and rescue shall be in charge of directing incident response and appointing an incident response commander for incidents specified in Clause 3, Article 4 of this Regulation;
d) The Prime Minister shall be in charge of directing incident response and appointing an incident response commander for incidents specified in Clause 4, Article 4 of this Regulation.
3. Tasks and powers of a person in charge directing incident response
a) Establishing a commanding post, appointing an incident response commander, a spokesman, and forces in response to such incident; establishing a working group to identify reasons causing such incident if necessary.
b) Mobilizing and allocating funding, vehicles and forces and mobilizing incident response forces for the person in charge of commanding incident response and the working group responsible for identifying the incident cause; directing relevant agencies, organizations, units, and individuals to participate in and coordinate to respond to such incident;
c) Directly providing directions to respond to the incident; report to and request the superior level to assist in incident response and environmental remediation and restoration where needed;
b) Other responsibilities and powers under legal regulations on natural disaster prevention and control, and other relevant legal regulations.
4. Tasks and powers of a person in charge commanding incident response
a) Timely organizing emergency measures to protect lives and properties of People, the State, relevant organizations and individuals, minimizing damage and remedying consequences thereof;
b) Receiving and allocating funding, vehicles, and equipment, and directly providing directions for incident response forces; mobilizing forces and necessary equipment for waste incident response; reporting to the person in charge of directing incident response on a regular basis and providing information for the spokesman on incident response;
c) Consulting organizations, experts or request agencies, units, organizations and individuals to provide assistance in the process of incident response.
5. Advisory agencies for waste incident response
a) The Division of Natural resources and Environment shall take the prime role and coordinate with relevant organizations and units of the district-level People’s Committee to provide consultation on organizing incident response for incidents specified at Point b, Clause 1, Article 4 of this Regulation;
b) The Department of Natural resources and Environment shall take the prime role and coordinate with relevant agencies under the provincial People’s Committee to provide consultation on organizing incident response for incidents specified in Clause 2, Article 4 of this Regulation;
c) The Ministry of Natural resources and Environment shall take the prime role and coordinate with the Ministry of Public Security, the Ministry of National defence, the Ministry of Finance, the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Science and Technology, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Health, the Ministry of Information and Communication and other relevant agencies provide consultation on organizing incident response for incidents specified in Clause 3 and Clause 4, Article 4 of this Regulation;
d) Agencies as specified at Point a, Point b and Point c of this Clause shall be responsible for providing professional and technical assistance for the person in charge of directing incident response and a working group responsible for identifying the incident cause in accordance with their assigned functions, tasks and powers.
Article 11. Identifying causes of a waste incident
1. Chairpersons of People s Committees and Heads of the Steering Committee for Natural disaster prevention and control and Search and rescue be responsible for organizing incident response can decide to establish a working group to identify causes of a waste incident immediately after such incident takes place.
2. The working group shall include: representatives from an agency in charge of natural resources and environment, industry and trade, environmental police and other relevant organizations and individuals.
3. The working group shall be in charge of collecting information and documents, identify causes and root causes of such incidents, and promptly report to the person in charge of directing the incident response and the person in charge of commanding the incident response. The working group is allowed to mobilized vehicles and equipment, testing laboratories and experts to identify causes of a waste incident.
Article 12. Providing information on waste incident response
1. The spokesman appointed in the Decision on public announcement of waste incidents as prescribed at Point b, Clause 1, Article 10 of this Regulation is the official spokesman for such waste incident and waste incident response.
2. Responsibilities and powers of the spokesman
a) Providing timely, complete, genuine and accurate information on a waste incident and waste incident response to the community, relevant organizations and individuals and communication agencies;
b) Receiving or requesting information on waste incident, and waste incident response from the person in charge of directing the incident response and the person in charge of commanding the incident response, advisory agencies, the working group responsible for identifying the incident causes, and other relevant organizations and individuals.
3. Forms of providing information:
a) Through focal point of contact of relevant agencies, organizations and individuals in accordance with to the plan on waste incident response and incident response scenarios or information disclosure on the electronic portal of People s Committees at all levels;
b) Organizing press conferences to provide information or through central and local media agencies to provide information on an incident and incident response;
c) Other communication channels which fit the characteristics, situation and conditions of the region and the locality where the incident takes place.
4. Communities, concerned organizations and individuals have the right to request information on a waste incident and waste incident response; media agencies have the right to access to information on waste incidents and are responsible for conveying accurate, genuine and timely information to people.
5. Information on the response to waste as specified in this Article shall be decided by the person in charge of commanding waste incident response and shall be provided within 48 hours from the time of announcement of a waste incident.
Article 13. Completing the stage of organizing waste incident response
1. The stage of organizing incident response shall come to an end when the causes and sources of waste causing waste incidents are isolated, controlled and safely handled and there are no longer any risks of causing subsequent incidents.
2. The person in charge of directing waste incident response shall decide to announce the end of the stage of organizing incident response when all the conditions prescribed in Clause 1 of this Article are fully satisfied. The decision to announce the end of the stage of organizing incident response must be made public by one of the forms of providing information as specified in Clause 3, Article 12 of this Regulation.
CHAPTER IV
ENVIRONMENTAL REMEDIATION AND RESTORATION AFTER A WASTE INCIDENT
Article 14. Responsibilities and requirements in environmental remediation and restoration
1. Organizations and individuals that cause waste incidents must be held responsible for environmental remediation and restoration or must pay funding for environmental remediation and restoration at the request of competent state agencies.
2. Responsibilities for environmental remediation and restoration after a waste incident
a) For incidents specified at Point a, Clause 1, Article 4 of this Regulation that are caused directly by establishments, such responsibilities shall be borne by these establishments themselves;
b) For incidents specified at Point b, Clause 1, Clause 2, Clause 3 and Clause 4 of Article 4 of this Regulation, agencies approving plans on environmental remediation and restoration as prescribed in Clause 1, Article 15 of this Regulation shall bear such responsibilities;
3. The environmental remediation and restoration after a waste incident must ensure the satisfaction of technical regulations on the quality of the surrounding environment; must restore residential, production and business premises, natural environment for areas without ecological systems to be preserved; and must restore a number of key characteristics of the ecosystem for areas where the ecosystem is conserved.
Article 15. Approval of environmental remediation and restoration plans
1. Within 30 days after the announcement of the end of the stage of organizing incident response as specified at Point b, Clause 1, Clause 2, Clause 3 and Clause 4, Article 4 of this Regulation, environmental remediation and restoration plans must be approved.
a) The Division of Natural resources and Environment shall submit to the district-level People s Committee for approval of environmental remediation and restoration plans for waste incidents prescribed at Point b, Clause 1, Article 4 of this Regulation;
b) The provincial Department of Natural Resources and Environment shall submit to the provincial People s Committee for approval of environmental remediation and restoration plans for waste incidents prescribed in Clause 2, Article 4 of this Regulation;
c) The General Department of Environment shall submit to the Minister of Natural resources and Environment for approval of environmental remediation and restoration plans for waste incidents prescribed in Clauses 3 and Clause 4, Article 4 of this Regulation.
2. Main contents of environmental remediation and restoration plans
a) Description of environmental status after an incident, including: the extent, scope and nature of environmental pollution in each area; the current status of the environment, the ground, the ecosystem before such waste incident (if any); requirements for environmental treatment in accordance with the surrounding environmental quality standards, ground restoration, restoration of some key ecological characteristics;
b) Solutions for environmental remediation and restoration; analysis, evaluation to select the best solution for environmental remediation and restoration;
b) Portfolio and workload of sectionsof environmental remediation and restoration for the selected solution;
d) Implementation plans; implementation sub-plansaccording to each period of environmental remediation and restoration; programsof management, observation and supervision during environmental remediation and restoration; planson verificationof environmental remediation and restorationoutcomes;
d) Estimated budgetfor environmental remediation and restoration for each section of theenvironmental remediation and restorationplan.
Article 16.Organization of environmental remediation and restoration
1. The environmental remediation and restoration shall be conducted in the form of bidding, in accordance with the Law on Bidding. Agencies in charge of approving plans on environmental remediation and restoration shall organize bidding through professional bidding agencies.
2. The winning organization and unit shall carry out environmental remediation and restoration in strict compliance with the environmental remediation and restoration plan and ensure the satisfaction of requirements specified in Clause 3, Article 14 of this Regulation and other relevant legal regulations
3. Agencies approving environmental remediation and restoration plans shall conduct appraisal, supervision, inspection and verification of the completion of environmental remediation and restoration in accordance with the approved plans. Organizations and individuals causing such incidents are allowed to participate in the supervision, evaluation, examination and verification of the completion of environmental remediation and restoration.
Article 17. Completion of environmental remediation and restoration
1. The environmental remediation and restoration stage shall end when competent agencies decide to verify the outcomes of the environmental remediation and restoration process.
2. The Decision on the verification of environmental remediation and restoration outcomes and the outcomes of environmental remediation and restoration must be officially publicized on the mass media.
3. After announcing the completion of the environmental remediation and restoration process, the agency approving such environmental remediation and restoration plan shall directly report the outcomes to the superior authority.
CHAPTER V
FINANCIAL REGIMES AND PUBLIC PARTICIPATION IN WASTE INCIDENT RESPONSE
Article 18. Funding for waste incident response
1. Organizations and individuals that cause incidents shall be responsible for paying timely and fully all expenses related to the organization of waste incident response and environmental remediation and restoration. In case the organizations and individuals causing such incidents cannot be identified, the funding for incident response and environmental remediation and restoration shall be borne by the State.
2. The organization of waste incident response and the environmental remediation and restoration specified at Point b, Clause 1, Clauses 2, Clause 3 and Clause 4, Article 4 of this Regulation shall be funded by the State from the contingency fund, environmental non-business sources and other sources as prescribed by the law. Organizations and individuals that cause incidents are responsible for reimbursing all expenses related to the organization of waste incident response and the environmental remediation and restoration to the State.
3. The advisory agency for waste incident response shall, within its competence, coordinate with the judiciary agencies to request organizations and individuals causing waste incidents to reimburse the State budget for the expenses that the State has already paid to organize waste incident response and remediate and restore the environment.
4. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Natural resources and Environment in, formulating norms and procedures for the payment of waste incident response and environmental remediation and restoration after waste incidents.
5. Agencies, organizations, individuals and communities affected, or damaged by waste incidents have the right to request organizations and individuals causing waste incidents to compensate under legal regulations.
Article 19. Public participation in waste incident response
1. Establishments shall be responsible for publicly announcing information to relevant communities, organizations and individuals on the volume, and the nature of wastes generated in the production, business and service process; at the same time, publicizing their plans on waste incident response and scenarios on the waste incident response by posting such plans and scenarios at their establishments and the commune People s Committees and by any other convenient means.
2. Communities potentially affected by waste incidents must be notified of the incident risks and measures to respond to waste incidents caused by establishments; must be aware of and must have the right to supervise activities on waste incident response and environmental remediation and restoration - conducted by establishments or State agencies.
3. Representatives of the potentially affected communities and households must participate in drills of waste incident response organized by establishments and State agencies. Representatives of such communities shall be responsible for providing information to their communities and acting as a focal point of contact throughout the process of preparation and implementation of waste incident response, and the process of environmental remediation and restoration after such incidents. If necessary, representatives of such communities may have the right to request relevant establishments, agencies and units to provide and explain information on waste incidents, waste incident response and environmental remediation and restoration to them.
Article 20. Encouraging theparticipation in waste incident response activities
1. The State encourages and creates favorableconditions for organizations and individuals to invest in and participate in the provision of waste incident response services, including: preparation for waste incident response and organization ofincident response and environmental remediation and restoration after waste incidents.
2. The participation and contribution of efforts and funding, from organizations and individuals, to waste incident response activities as prescribed in this Regulation are encouraged.
CHAPTER VI
IMPLEMENTATION RESPONSIBILITIES
Article 21. Responsibilities of the National Committee on Incidents, Natural disaster response and Search and rescue as well as provincial and district-level Committees for Natural disaster prevention and control, and Search and rescue
1. Providing directions on the elaboration, implementation and inspection of the implementation of waste incident response plans; inspecting and urging the preparation and readiness for incident response; organizing training and drills of waste incident response.
2. Providing directions and directly organizing waste incident response in accordance with this Regulation.
Article 22. Responsibilities of ministries, ministerial-level agencies and governmental agencies
1. The Ministry of Natural resources and Environment
a) Assisting the Government in unifying state management of waste incident response; organizing inspection and assessment of risks of waste incidents nationwide; directing the General Department of Environment to provide detailed guidance on the contents of plans and scenarios for waste incident response and environmental remediation and restoration after incidents;
b) Taking the prime responsibility and coordinating with relevant ministries and agencies in advising the organization of incident response, environmental remediation and restoration after incidents - for high-level and catastrophic waste incidents;
c) Taking the prime responsibility and coordinating with relevant ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies and provincial People s Committees to organize communication activities on waste incident response; developing the national database of waste incidents.
2. The Ministry of National Defense
a) Taking the prime responsibility for building forces, allocating resources and equipment to respond to waste incidents for the National Committee on Incidents, Natural disaster response and Search and rescue; as well as provincial and district-level Committees for Natural disaster prevention and control, and Search and rescue; and other relevant units to readily respond to waste incidents.
b)Taking the prime responsibility and coordinating with relevant ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies to build and enhance technical capacity, to organize research, and to manufacture equipment for waste incident response.
3. The Ministry of Public Security shall direct the Environmental Police, the Police for fire prevention and fighting, and search and rescue, the investigating agencies at all levels, the Public security force at units and localities to be on standby to participate in waste incident response at the request of competent agencies and authorities.
4. The Ministry of Finance shall provide guidance, allocate funding and issue norms for waste incident response activities, including activities in preparation and organization of incident response, and activities in environmental remediation and restoration after such incidents.
5. The Ministry of Justice shall provide guidance on the legal procedures to request organizations and individuals causing waste incidents to reimburse expenses for organizing waste incident response, environmental remediation and restoration, and compensation for damage in accordance with the law.
6. The Ministry of Health shall provide direction to build the capacity of medical establishments in waste incident response, ensure health and human safety in handling waste incidents.
7. Ministries, ministerial-level agencies and other governmental agencies shall participate in waste incident response in accordance with their assigned functions and tasks and at the request of competent agencies or authorities.
Article 23. Responsibilities of localities
1. People s Committees at all levels
a) Conducting propagation, raising public awareness, disseminating knowledge about the prevention and response to waste incidents in localities; providing directions to local units to implement, organize drills and implement waste incident response plans;
b) Developing a waste incident response force, ensuring human resources, facilities and equipment to respond to incidents and to readily participate in local waste incident response;
c) Providing directions, organizing and mobilizing relevant forces to respond to waste incidents in the locality.
2. The Department of Natural Resources and Environment, the Division of Natural resources and Environment
a) Advising the People s Committee of the same level in state management of waste incident response in their locality; organizing inspection and assessment of the risk caused by waste incidents in their locality;
b) Advising the People s Committee and the Steering Committee for Natural disaster prevention and control, and Search and rescue at the same level to organize the waste incident response, and environmental remediation and restoration after waste incidents in their locality.
Article 24. Responsibilities of establishments
1. Implementing measures to prevent waste incidents; developing and implementing waste incident response plans; organizing waste incident response at their establishments and participating in waste incident response at the command of competent agencies and persons.
2. Regularly organizing waste incident response drills and investing in equipment to ensure the readiness to respond to waste incidents./.
For the Prime Minister
The Deputy Minister
Trinh Dinh Dzung
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây