Quyết định 02/2003/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chế Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 02/2003/QĐ-BTNMT
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 02/2003/QĐ-BTNMT |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Mai Ái Trực |
Ngày ban hành: | 29/07/2003 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tài nguyên-Môi trường |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Quyết định02/2003/QĐ-BTNMT tại đây
tải Quyết định 02/2003/QĐ-BTNMT
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ
TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
SỐ 02/2003/NQ-BTNMT NGÀY 29 THÁNG 7 NĂM 2003 VỀ VIỆC
BAN HÀNH QUY CHẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 27/12/1993;
Căn cứ Pháp lệnh Du lịch số 11/1999/PL-UBTVQH10 ngày 08/02/1999;
Căn cứ Nghị định số 175/CP ngày 18/10/2002 của Chính Phủ về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định 91/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính Phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 123/VPCP/KTTH ngày 8/1/2003 của Văn phòng Chính phủ;
Sau khi thống nhất với Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch (Công văn số 812/TCDL-PC ngày 27/6/2003 của Tổng cục Du lịch);
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ môi trường và Vụ trưởng Vụ pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc các Sở Tài nguyên và Môi trường, Du lịch, Du lịch - Thương mại, Thương mại - Du lịch và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
QUY CHẾ
CỦA BỘ
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VỀ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC DU LICH
(Ban hành kèm theo Quyết định số
02/2003/QĐ-BTNMT
ngày 29 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục đích, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quy chế Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch được ban hành nhằm bảo vệ môi trường du lịch, ngăn ngừa và giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường trong quá trình tiến hành các hoạt động du lịch, bảo đảm phát triển du lịch một cách bền vững, góp phần bảo vệ môi trường của đất nước.
Quy chế này điều chỉnh các hoạt động liên quan trực tiếp đến môi trường du lịch trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và áp dụng đối với tổ chức, cá nhân hoạt động tại các khu, điểm, tuyến du lịch.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Ngoài các từ ngữ đã được giải thích trong Luật Bảo vệ môi trường và Pháp lệnh Du lịch, các từ ngữ trong Quy chế này được hiểu như sau:
1. Môi trường du lịch là môi trường tự nhiện bao gồm toàn bộ không gian lãnh thổ; đất, nước, không khí, các hệ sinh thái, các hệ động vật, thực vật, công trình kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên nơi tiến hành các hoạt động du lịch.
2. Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch là các hoạt động cải thiện và tôn tạo môi trường du lịch; phòng ngừa, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường xảy ra trong lĩnh vực du lịch.
3. Khu vực nhạy cảm về môi trường là khu vực mà các thành phần đất, nước, không khí, các cá thể sinh vật hoặc mối liên hệ giữa các thành phần này dễ bị thay đổi đặc tính do các hoạt động của con người.
4. Các hoạt động liên quan là các hoạt động không nhằm cung cấp hoặc sử dụng sản phẩm du lịch nhưng được tiến hành trong phạm vi khu, điểm du lịch hoặc khu vực đã được quy hoạch dành riêng cho phát triển du lịch.
Điều 3. Áp dụng các tiêu chuẩn môi trường trong hoạt động du lịch
Các tổ chức, cá nhân khi tổ chức hoặc thực hiện hoạt động du lịch phải tuân thủ các quy định và chỉ tiêu chất thải quy định tại Phụ lục III của Quy chế này; có trách nhiệm thông báo kịp thời và kiến nghị với Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Du lịch, Sở Du lịch - Thương mại, Sở Thương mại - Du lịch (Sau đây gọi chung là Sở quản lý về Du lịch) biện pháp xử lý khi chất lượng môi trường nơi diễn ra các hoạt động du lịch không đạt mức chỉ tiêu, điều kiện nêu tại Phụ lục I và Phụ lục II của Quy chế này.
CHƯƠNG II
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH LẬP DỰ ÁN,
THIẾT KẾ, XÂY DỰNG; CẢI TẠO, NÂNG CẤP CÁC KHU,
ĐIỂM DU LỊCH VÀ CÁC CÔNG TRÌNH PHỤC VỤ DU LỊCH
Điều 4. Thực hiện đánh giá tác động môi trường trong lĩnh vực du lịch
Chủ đầu tư, chủ quản các dự án hoạt động trong lĩnh vực du lịch phải lập và trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Bảo đảm các yêu cầu cảnh quan và môi trường trong quá trình xây dựng tại các khu, điểm du lịch và các công trình phục vụ du lịch
1. Việc xây dựng các công trình tại các khu, điểm du lịch phải hài hòavới cảnh quan và môi trường xung quanh.
2. Tổ chức, cá nhân khi lập dự án, thiết kế, xây dựng các khu du lịch phải đảm bảo diện tích cây xanh và mặt nước trong khu du lịch phù hợp với mục đích và tính chất sử dụng của khu du lịch.
3. Tổ chức, cá nhân khi thi công công trình xây dựng tại các khu vực ven bờ biển, hồ, sông, suối và các khu vực có bãi tắm du lịch không được gây xói lở, làm trượt đất, cát hoặc làm rơi vãi các loại vật liệu xây dựng và các loại chất thải xuống khu vực bãi tắm.
Điều 6. Áp dụng các quy định về bảo vệ môi trường lĩnh vực xây dựng
Tổ chức, cá nhân lập dự án, thiết kế, xây dựng, cải tạo, nâng cấp các khu, điểm du lịch và các công trình phục vụ du lịch phải tuân thủ các quy định tại Quy chế Bảo vệ môi trường lĩnh vực xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 29/1999/QĐ-BXD ngày 22/10/1999 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và văn bản pháp luật có liên quan.
CHƯƠNG III
TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC CÁ NHÂN TRONG VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG DU LỊCH TRONG QUÁ
TRÌNH TIẾN HÀNH
CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
Điều 7. Trách nhiệm bảo vệ môi trường của các cơ sở lưu trú du lịch
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình hành động bảo vệ môi trường trong quá trình tiến hành các hoạt động du lịch;
2. Xây dựng phương án, chuẩn bị phương tiện và các điều kiện cần thiết để ứng phó với các sự cố môi trường có thể xảy ra; tích cực với các cơ quan hữu quan và tuân thủ các điều hành của cơ quan có thẩm quyền để khắc phục hậu quả do sự cố môi trường gây ra; thực hiện các biện pháp chống suy thoái và ô nhiễm môi trường, cải thiện điều kiện môi trường tại các cơ sở lưu trú du lịch.
3. Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường cho cán bộ, nhân viên trong cơ sở lưu trú;
4. Bảo đảm các điều kiện vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm khi cung cấp cho khách các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ khác trong cơ sở lưu trú theo quy định của pháp luật.
5. Đặt các thùng thu gom rác hợp vệ sinh, đảm bảo mỹ quan trong khuôn viên cơ sở lưu trú; thu gom toàn bộ rác trong cơ sở lưu trú và phân loại rác để xử lý tại chỗ hoặc vận chuyển đến nơi quy định; các chất thải nguy hại phải được phân loại riêng để xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý chất thải nguy hại;
6. Xử lý nước thải trong cơ sở lưu trú phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về môi trường hiện hành;
7. Thực hiện các biện pháp chống ồn và ô nhiễm không khí do hoạt động của cơ sở lưu trú du lịch;
8. Sử dụng hợp lý điện, nước, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và các tài nguyên khác trong quá trình hoạt động;
9. Xây dựng nội quy về bảo vệ môi trường của cơ sở lưu trú du lịch để phổ biến cho cán bộ, nhân viên của cơ sở lưu trú và khách lưu trú biết và thực hiện;
10. Bố trí cán bộ (chuyên trách hoặc kiêm nhiệm) có kiến thức, nghiệp vụ về bảo vệ môi trường theo dõi công tác bảo vệ môi trường trong cơ sở lưu trú du lịch;
11. Tham gia tích cực vào việc khắc phục ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường và các phong trào bảo vệ môi trường do địa phương và ngành du lịch phát động;
12. Thực hiện quản lý, theo dõi, đánh giá định kỳ về tình hình môi trường tại cơ sở lưu trú và các số liệu về tiêu thụ năng lượng, nước, về rác thải, nước thải; thu thập thông tin phản hồi của khách về môi trường tại cơ sở lưu trú để không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường;
13. Báo cáo định kỳ hàng năm về công tác bảo vệ môi trường của cơ sở lưu trú du lịch cho Sở quản lý về du lịch trên địa bàn trước ngày 15 tháng 2 của năm sau.
Điều 8. Trách nhiệm bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành
1. Tuân thủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường khi xây dựng chương trình du lịch, không tổ chức các loại hình du lịch gây tổn hại đến môi trường;
2. Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào tài liệu hướng dẫn du lịch, thông báo, nhắc nhở, chỉ dẫn khách du lịch tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường nơi đến du lịch; không được phép đưa khách vào những nơi không được phép hoạt động du lịch tại các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên và các khu vực cấm khác;
3. Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình môi trường, không đưa khách đến các vùng bị ô nhiễm nặng, vùng đang xảy ra sự cố môi trường, đảm bảo an toàn cao nhất về sức khỏe, tính mạng cho du khách;
4. Trang bị kiến thức về bảo vệ môi trường, các biện pháp ứng cứu trong trường hợp xảy ra sự cố môi trường cho các hướng dẫn viên du lịch;
5. Tích cực tham gia hoạt động bảo vệ môi trường tại các địa phương nơi doanh nghiệp tổ chức các chương trình du lịch; tuân thủ sự điều hành của cơ quan có thẩm quyền về tránh và khắc phục hậu quả do sự cố môi trường gây ra.
Điều 9. Trách nhiệm bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển khách du lịch
1. Sử dụng phương tiện vận chuyển khách du lịch phải đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định tại Quyết định số 4134/2001/QĐ-BGTVT ngày 5/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và các văn bản pháp luật có liên quan;
2. Hướng dẫn, nhắc nhở khách du lịch không xả rác bừa bãi trên đường đi;
3. Thu gom, đổ đúng nơi quy định rác thải phát sinh trên phương tiện trong quá trình vận chuyển khách du lịch;
4. Không thải khói, bụi, dầu, khí hoặc các chất chứa chất thải vượt tiêu chuẩn cho phép ra môi trường;
5. Không vận chuyển các chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ. Đối với các loại sản phẩm có mùi khó chịu mà được phép vận chuyển thì trước khi đưa lên phương tiện vận chuyển phải gói bọc kỹ, không để lọt mùi ra ngoài, không để rơi vãi trên phương tiện vận chuyển và trên đường vận chuyển;
6. Không vận chuyển trái phép các động vật, thực vật quý hiếm quy định tại Nghị định số 18/HĐBT ngày 17/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng quy định Danh mục thực vật, động vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ và Nghị định số 48/2002/NĐ-CP ngày 22/4/2002 của Chính phủ về việc sửa đổi , bổ sung Danh mục thực vật, động vật hoang dã quý hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 18/HĐBT ngày 17/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng quy định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ.
Điều 10. Trách nhiệm bảo vệ môi trường của Ban quản lý hoặc tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch
1. Xây dựng nội quy bảo vệ môi trường phù hợp với đặc thù của khu, điểm du lịch và niêm yết tại lối vào và những nơi dễ quan sát trong khu, điểm du lịch;
2. Đặt các thùng rác ở vị trí thuận tiện cho khách xả rác; thực hiện thu gom hoặc hợp đồng với các tổ chức, cá nhân khác để thu gom rác trong khu, điểm du lịch và chuyển đến nơi xử lý; xây dựng khu vệ sinh công cộng tại vị trí phù hợp, đảm bảo vệ sinh môi trường;
3. Bố trí cán bộ (chuyên trách hoặc kiêm nghiệm) có kiến thức, nghiệp vụ về bảo vệ môi trường theo dõi tình hình môi trường và việc thực hiện các yêu cầu bảo vệ môi trường trong khu, điểm du lịch;
4. Kiểm tra, hướng dẫn yêu cầu tổ chức, cá nhân có hoạt động tại khu, điểm du lịch thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường;
5. Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chức năng tiến hành quan trắc, theo dõi biến động môi trường tại khu, điểm du lịch;
6. Thường xuyên theo dõi tình hình môi trường tại khu, điểm du lịch và lập báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm gửi Sở quản lý về du lịch trước ngày 15 tháng 2 năm sau;
7. Kịp thời phát hiện các hiện tượng suy thoái, ô nhiễm, sự cố môi trường tại khu, điểm du lịch, thông báo ngay cho các cơ quan có trách nhiệm, đồng thời áp dụng các biện pháp ngăn ngừa và khắc phục hậu quả trong phạm vi khả năng;
8. Trường hợp khu, điểm du lịch nằm trong hoặc liền kề với các khu vực nhạy cảm về môi trường thì đảm bảo các hoạt động tại khu, điểm du lịch không ảnh hưởng xấu đến môi trường ở các khu vực xung quanh.
Điều 11. Trách nhiệm bảo vệ môi trường của khách du lịch.
1. Tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường tại nơi đến du lịch và sự chỉ dẫn về bảo vệ môi rường của doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú du lịch, của tổ chức, cá nhân vận chuyển khách du lịch và những người có thẩm quyền quản lý đến nơi du lịch;
2. Xả rác đúng nơi quy định;
3. Không xua đuổi, trêu chọc hoặc có hành vi khác xâm phạm đến sinh hoạt bình thường của các loài động vật tại nơi đến du lịch;
4. Không chặt cây, bẻ cành hoặc có hành vi khác phá hoại cây cối, các thảm thực vật tại nơi đến du lịch;
5. Không đốt lửa tại các nơi dễ gây cháy rừng hoặc hủy hoại thảm thực vật;
6. Không mang hóa chất độc hại, chất nổ, chất dễ gây cháy đến nơi du lịch;
7. Không mua bán, sử dụng động vật, thực vật quý hiếm quy định tại Nghị định số 18/HĐBT ngày 17/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng quy định Danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ và Nghị đinh số 48/2002/NĐ-CP ngày 22/4/2002 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Danh mục thực vật, động vật hoang dã quý hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 18/HĐBT ngày 17/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng quy định Danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ và sản phẩm của chúng làm cảnh, thức ăn, thuốc hoặc hàng lưu niệm.
Điều 12. Trách nhiệm bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân trong khu, điểm du lịch
Tổ chức, cá nhân sinh sống, hoạt động trong các khu, điểm du lịch hoặc các khu vực đã được quy hoạch cho phát triển du lịch không được có các hoạt động gây tác động xấu đến cảnh quan môi trường du lịch; thực hiện thu gom, xử lý rác thải và tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường theo hướng dẫn của tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý khu, điểm du lịch; tham gia bảo vệ, tôn tạo môi trường du lịch, phòng và chống ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường trên địa bàn.
Điều 13. Bảo vệ môi trường tại các bãi tắm du lịch.
1. Tổ chức, cá nhân không được thải chất thải rắn xuống bãi tắm du lịch; các chất thải lỏng trước khi được thải xuống khu vực này phải được xử lý bảo đảm các chỉ tiêu chất thải quy định tại Phụ lục III của quy chế này.
2. Tổ chức, cá nhân không được đánh bắt thủy sản, neo đậu phương tiện đánh bắt thủy sản và phương tiện vận tải thủy ở khu vực bãi tắm.
Điều 14. Bảo vệ môi trường tại các khu rừng đặc dụng
Tổ chức, cá nhân kinh doanh các dịch vụ phục vụ khách du lịch tại các khu rừng đặc dụng phải tuân theo các quy định sau đây:
1. Không chặt phá cây trong khu rừng đặc dụng;
2. Không săn bắn, bẫy bắt động vật hoang dã theo quy định tại Chỉ thị số 359/CT-TTg ngày 29/5/1996 của Thủ tướng Chính phủ về những biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển các loài động vật hoang dã; các loài động vật quý hiếm quy định tại Nghị đinh số 18/HĐBT ngày 17/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng quy định Danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ và Nghị định số 48/2002/NĐ-CP ngày 22/4/2002 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Danh mục thực vật, động vật hoang dã quý hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 18/HĐBT ngày 17/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng quy định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ và sử dụng sản phẩm của chúng để làm cảnh, thức ăn, thuốc hoặc hàng lưu niệm;
3. Không tổ chức các hoạt động gây tiếng ồn và quấy nhiễu sinh hoạt bình thường của các loài động vật hoang dã;
4. Không đưa các loài động vật, thực vật lạ vào chăn thả, nuôi, trồng ở khu, điểm du lịch;
5. Không mang hóa chất độc hại, chất nổ, chất dễ gây cháy vào rừng; không đốt lửa trong các khu bảo vệ nghiêm ngặt;
6. Tổ chức thu gom rác thải, xử lý nước thải trong các cơ sở kinh doanh du lịch đạt tiêu chuẩn theo TCVN 5945-1995 trước khi đổ ra môi trường;
7. Thường xuyên phổ biến, giáo dục cho du khách và cộng đồng dân cư trong khu, điểm du lịch về bảo vệ đa dạng sinh học, phòng và chống cháy rừng, xả rác đúng nơi quy định.
Điều 15. Bảo vệ môi trường trong quá trình tiến hành các hoạt động lễ hội, liên hoan du lịch
1. Trong quá trình tiến hành các hoạt động lễ hội, liên hoan du lịch, Ban tổ chức phải khoanh vùng để hạn chế khách du lịch vào tham quan tại khu vực có hệ sinh thái nhạy cảm và có biện pháp tránh tập trung lượng khách quá lớn tại một thời điểm để bảo đảm tính bền vững của môi trường du lịch; bố trí nơi đặt thùng rác, các thiết bị vệ sinh đảm bảo vệ sinh và thuận tiện cho khách; tổ chức hoặc phối hợp với cơ quan liên quan tiến hành thu gom rác để đưa đến nơi xử lý.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ trong quá trình tổ chức lễ hội, liên hoan du lịch phải đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Chất thải trong quá trình hoạt động phải được thu gom và xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường.
CHƯƠNG IV
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH
VỰC DU LỊCH
Điều 16. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường
1. Chủ trì hoặc phối hợp với Tổng cục Du lịch soạn thảo và ban hành tiêu chuẩn chất lượng môi trường du lịch Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch;
2. Hướng dẫn các Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở quản lý về du lịch xây dựng và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các quy định về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ở địa phương và triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường du lịch;
3. Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền cơ chế khuyến khích các cơ sở kinh doanh du lịch áp dụng các giải pháp bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn môi trường;
4. Chủ trì và phối hợp với Tổng cục Du lịch tiến hành đánh giá Bản giải trình về các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường của các dự án có ảnh hưởng đến chất lượng môi trường du lịch;
5. Chỉ đạo tổ chức hệ thống quan trắc, theo dõi hiện trạng môi trường tại các khu, điểm du lịch và cung cấp thông tin thu được cho các Sở quản lý về du lịch;
6. Hướng dẫn Tổng cục Du lịch, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành đánh giá, xác định thiệt hại và khắc phục hậu quả suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường do sự cố môi trường gây ra có ảnh hưởng đến du lịch;
7. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, phương án huy động, triển khai lực lượng, phương tiện trong phạm vi quản lý của mình để tham gia, phối hợp ứng phó sự cố môi trường trong lĩnh vực du lịch;
8. Phối hợp với Tổng cục Du lịch và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tiến hành kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm.
9. Chủ trì hoặc phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức tuyên truyền, giáo dục và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch;
10. Phối hợp với Tổng cục Du lịch hướng dẫn việc tổ chức bình chọn, trao giải hàng năm cho các tổ chức, cá nhân thuộc ngành du lịch có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ môi trường.
Điều 17. Trách nhiệm của Tổng cục Du lịch
1. Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển du lịch;
2. Chủ trì hoặc phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức tuyên truyền, giáo dục và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch;
3. Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch của các Sở quản lý về du lịch;
4. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường trong lĩnh vực du lịch;
5. Phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc ủy quyền cho Sở quản lý về du lịch phối hợp với các cơ quan đó để xác định danh giới, phạm vi hoạt động du lịch, các loại hình du lịch được phép hoạt động, diện tích công trình kiến trúc, các chỉ tiêu bảo vệ sinh thái, đa dạng sinh học tại các khu rừng đặc dụng và các khu bảo tồn khác;
6. Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền cơ chế khuyến khích các tổ chức cá nhân thực hiện hoạt động cải thiện, tôn tạo môi trường du lịch trong quá trình hoạt động;
7. Xây dựng tiêu chuẩn và tặng các danh hiệu du lịch thân thiện môi trường (khách sạn xanh, khu du lịch xanh, chương trình du lịch xanh) cho các cơ quan kinh doanh du lịch thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường;
8. Khi xem xét, công nhận các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh du lịch phải xem xét việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường.
Điều 18. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Cung cấp cho Sở quản lý về du lịch các số liệu theo định kỳ để xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường hoặc thông tin theo yêu cầu về chỉ tiêu chất lượng, hiện trạng môi trường khu, điểm du lịch thuộc địa bàn quản lý;
2. Thực hiện hoạt động quan trắc các chỉ tiêu môi trường có liên quan đến du lịch theo đề nghị của Sở quản lý về du lịch ở địa phương;
3. Phối hợp với Sở quản lý về du lịch thông tin cho các cơ quan quản lý có liên quan, các cơ sở kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư tại khu, điểm du lịch và khách du lịch biết về hiện trạng môi trường trong lĩnh vực du lịch tại địa phương
4. Hướng dẫn chủ đầu tư, chủ quản của các dự án có ảnh hưởng đến chất lượng môi trường du lịch về thủ tục lập, thẩm định và phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường, Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường;
5. Phối hợp với Sở quản lý về du lịch đánh giá Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường của các dự án có ảnh hưởng đến chất lượng môi trường du lịch;
6. Phối hợp với Sở quản lý về du lịch tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống và khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực du lịch, kế hoạch ứng phó và khắc phục sự cố môi trường trong lĩnh vực du lịch ở địa phương;
7. Phối hợp với Sở quản lý về du lịch kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất về công nghệ, thiết bị quy trình vận hành và khả năng ứng phó sự cố môi trường của các cơ sở kinh doanh du lịch ở địa phương;
8. Thông báo cho Sở quản lý về du lịch các thông tin về sự cố môi trường một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác khi phát hiện sự cố môi trường có nguy cơ gây tổn hại đến môi trường khu, điểm du lịch;
9. Phối hợp với Sở quản lý về du lịch xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch.
Điều 19. Trách nhiệm của Sở quản lý về du lịch
1. Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng quy hoạch phát triển du lịch của địa phương theo hướng phát triển du lịch bền vững phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
2. Tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường;
3. Kiến nghị với Uỷ ban nhân dân địa phương về kế hoạch tăng cường bảo vệ môi trường vào thời kỳ du lịch cao điểm trong năm;
4. Xây dựng và triển khai các mô hình thu hút sự tham gia của các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư vào phát triển du lịch và bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch;
5. Theo dõi tình hình môi trường du lịch tại địa phương; phát hiện kịp thời các hiện tượng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường, các hành vi xâm phạm môi trường du lịch; xử lý hoặc kiến nghị các cơ quan có trách nhiệm để xử lý;
6. Lập báo cáo hiện trạng môi trường du lịch hàng năm gửi Tổng cục Du lịch và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chậm nhất vào ngày 31 tháng 3 năm sau theo hướng dẫn tại phụ lục IV của Quy chế này; thực hiện báo cáo đột xuất trong trường hợp xảy ra sự cố môi trường du lịch trên địa bàn.
CHƯƠNG V
KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 20. Khen thưởng
Tổ chức cá nhân có thành tích trong việc bảo vệ, tôn tạo môi trường du lịch được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 21. Xử lý vi phạm
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định tại Quy chế này đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân có hành vi gây ô nhiễm, suy thoái hoặc sự cố môi trường trong quá trình hoạt động du lịch hoặc gây tác động xấu đến môi trường du lịch phải có biện pháp khắc phục và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Trường hợp tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái hoặc sự cố môi trường mà không có các biện pháp khắc phục hoặc biện pháp khắc phục không đủ khôi phục tình trạng ban đầu thì phải chịu trách nhiệm thanh toán mọi chi phí khắc phục theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
CHƯƠNG VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 23. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Du lịch, các đơn vị thuộc Bộ Tài Nguyên và Môi trường, các Sở Tài nguyên và Môi trường, Du lịch, Du lịch - Thương mại, Thương mại - Du lịch và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh bằng văn bản về Bộ Tài nguyên và Môi trường để nghiên cứu, giải quyết.
PHỤ LỤC I
CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG ĐỂ TỔ CHỨC
MỘT SỐ LOẠI HÌNH DU LỊCH CƠ BẢN
Yếu tố môi trường |
Đơn vị |
Du lịch tham quan |
Du lịch nghỉ dưỡng |
Du lịch thể thao-mạo hiểm |
Du lịch sinh thái |
Chất lượng nước sinh hoạt |
|
|
|
|
|
PH |
|
6.5 - 8.5 |
6.5 - 8.5 |
6.5 - 8.5 |
6.5 - 8.5 |
Độ trong |
Cm |
>30 |
>30 |
>30 |
>30 |
Mùi vị |
|
0 |
0 |
0 |
0 |
Muối mặn vùng nội địa |
mg/l |
250 |
250 |
250 |
250 |
Muối mặn vùng ven biển |
mg/l |
400 |
400 |
400 |
400 |
Đồng |
mg/l |
0,2 |
0,2 |
0,2 |
0,2 |
Sắt |
mg/l |
0,3 |
0,3 |
0,3 |
0,3 |
Mangan |
mg/l |
0,1 |
0,1 |
0,1 |
0,1 |
Kẽm |
mg/l |
5,0 |
5,0 |
5,0 |
5,0 |
Asen |
mg/l |
0,05 |
0,05 |
0,05 |
0,05 |
Chì |
mg/l |
0,05 |
0,05 |
0,05 |
0,05 |
Thủy ngân |
mg/l |
0,001 |
0,001 |
0,001 |
0,001 |
Chất tẩy rửa |
mg/l |
0 |
0 |
0 |
0 |
Coliform |
MPN/100ml |
0 |
0 |
0 |
0 |
Chất lượng nước mặt lục địa |
|
|
|
|
|
pH |
|
|
|
5,5 - 9,0 |
5,5 - 9,0 |
Mùi |
|
|
|
Không khó chịu |
Không khó chịu |
BOD(20°C) |
mg/l |
- |
- |
<25 |
<25 |
COD |
mg/l |
- |
- |
>25 |
>25 |
Oxy hòa tan |
mg/l |
- |
- |
>2 |
>2 |
Chất rắn lơ lửng |
mg/l |
- |
- |
50 |
50 |
DDT |
mg/l |
- |
- |
0,01 |
0,01 |
Đồng |
mg/l |
- |
- |
1,0 |
1,0 |
Sắt |
mg/l |
- |
- |
2,0 |
2,0 |
Mangan |
mg/l |
- |
- |
0,8 |
0,8 |
Kẽm |
mg/l |
- |
- |
2,0 |
2,0 |
Asen |
mg/l |
- |
- |
0,1 |
0,1 |
Chì |
mg/l |
- |
- |
0,1 |
0,1 |
Thủy ngân |
mg/l |
- |
- |
0,002 |
0,002 |
Chất tẩy rửa |
mg/l |
- |
- |
0,5 |
0,5 |
Coliform |
PN/100ml |
- |
- |
5.000 |
5.000 |
Dầu mỡ |
mg/l |
- |
- |
0,3 |
0,3 |
Chất lượng nước biển |
|
|
|
|
|
BOD |
mg/l |
- |
- |
20< |
20< |
COD |
mg/l |
- |
- |
25< |
25< |
Hàm lượng vật chất lơ lửng |
mg/l |
- |
- |
50< |
50< |
pH |
|
- |
- |
6,5 - 8,5 |
6,5 - 8,5 |
Mùi |
|
- |
- |
Không khó chịu |
Không khó chịu |
Chì |
mg/l |
- |
- |
0,1< |
0,1< |
Kẽm |
mg/l |
- |
- |
0,1< |
0,1< |
Đồng |
mg/l |
- |
- |
0,02< |
0,02< |
Váng dầu |
mg/l |
- |
- |
Không |
Không |
Nhũ dầu |
mg/l |
- |
- |
0,3< |
0,3< |
Coliform |
PN/100ml |
- |
- |
1.000< |
1.000< |
Tổng hóa chất bảo vệ thực vật (trừ DDT) |
mg/l |
- |
- |
Tiêu chuẩn nước uống |
Tiêu chuẩn nước uống |
Chất lượng không khí |
|
|
|
|
|
Nồng độ SO2 (24 giờ) |
mg/m3 |
0,05< |
0,05< |
0,05< |
0,05< |
Nồng độ CO (24 giờ) |
mg/m3 |
3,0< |
3,0< |
3,0< |
3,0< |
Nồng độ NO2 (24 giờ) |
mg/m3 |
0,1< |
0,1< |
0,1< |
0,1< |
Hàm lượng bụi (24 giờ) |
mg/m3 |
0,05- 0,1 |
0,05- 0,1 |
0,05- 0,1 |
0,05- 0,1 |
Tiếng ồn |
DB |
45 - 50 |
45 - 50 |
35 - 40 |
35 - 40 |
PHỤ LỤC II
ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG ĐỂ TỔ CHỨC MỘT SỐ
LOẠI HÌNH DU LỊCH CƠ BẢN
Yếu tố môi trường |
Đơn vị |
Du lịch tham quan |
Du lịch nghỉ dưỡng |
Du lịch thể thao-mạo hiểm |
Du lịch sinh thái |
Điều kiện môi trường |
|
|
|
|
|
Độ mặn |
%o |
>20 |
>20 |
- |
>20 |
Độ cao sóng biển |
M |
2,0< |
2,0< |
- |
2,0< |
Tốc độ dòng chảy |
m/giây |
0,2< |
0,2< |
- |
0,2< |
Nhiệt độ nước |
OC |
>20 |
>20 |
- |
>20 |
Nhiệt độ không khí |
OC |
>25 |
>25 |
- |
>25 |
Tầm nhìn xa |
Km |
>10 |
- |
>10 |
>10 |
Đặc điểm sinh thái |
|
|
|
|
|
Các loại động vật gây hại |
|
Không có mặt |
Không có mặt |
Không có mặt |
Không có mặt |
Tảo, nấm có độc tố (Dinoflagellate,....) |
|
Không có mặt |
Không có mặt |
Không có mặt |
Không có mặt |
Điều kiện khác (Sức chứa) |
|
|
|
|
|
Diện tích mặt nước cho một du khách |
m2/người |
- |
15 - 20 |
- |
- |
Diện tích bãi cát cho một du khách |
m2/người |
- |
10 - 15 |
- |
- |
Mật độ TB người tắm biển trong thời gian cao điểm |
người/m dài bờ biển |
- |
4 |
- |
- |
Thuyền buồm |
chiếc/ha |
2 - 4 |
2 - 4 |
2 - 4 |
- |
Lướt ván |
người/ha |
- |
1 - 2 |
1 - 2 |
- |
Picnic |
người/ha |
40 - 100 |
- |
- |
40- 100 |
Vui chơi giải trí ngoài trời |
m2/người |
100 |
100 |
- |
- |
Đi bộ trong rừng |
người/km |
10 |
- |
10 |
10 |
Đi săn |
người/ha |
- |
- |
2 |
- |
PHỤ LỤC III
CHỈ TIÊU MỘT SỐ YẾU TỐ CHẤT THẢI TỪ HOẠT ĐỘNG
DU LỊCH RA MÔI TRƯỜNG
Yếu tố môi trường |
Đơn vị đo |
Giới hạn khung |
Nước thải từ họat động dịch vụ và sinh hoạt của khách |
|
|
Mùi, cảm quan |
|
Không có mùi khó chịu |
pH |
|
5,0 - 8,5 |
Chất rắn lơ lửng |
mg/l |
40 - 50 |
BOD (20°C) |
mg/l |
50 - 40 |
COD |
mg/l |
100 - 80 |
SO3 2- |
mg/l |
1,0 |
Nitơ tổng số |
mg/l |
20 - 15 |
Phospho tổng số |
mg/l |
6 - 5 |
Dầu, mỡ |
mg/l |
10 |
Coliform |
MPN/100ml |
3.000 |
Chất thải rắn |
|
Hiện nay chưa có tiêu chuẩn/quy định cụ thể nào về quản lý chất thải rắn |
Khí thải từ các phương tiện vận tải khách |
|
|
CO |
mg/l |
200 |
SO2 |
mg/l |
200 |
Pb |
mg/l |
5 |
Nước thải từ các tàu thuyền chở khách |
|
|
Dầu, mỡ khoáng |
mg/l |
5 |
Tiếng ồn từ các phương tiện vận tải khách |
|
|
Xe máy đến 125 cm3 |
dBA |
80 |
Xe máy trên 125 cm3 |
dBA |
85 |
Xe chở khách dưới 12 chỗ ngồi |
dBA |
80 |
Xe chở khách trên 12 chỗ ngồi |
dBA |
85 |
Ca nô, thuyền chở khách (công suất đến 200 mã lực, tương đương 150Kw) |
dBA |
88 |
Tầu, thuyền chở khách (công suất trên 200 mã lực, tương đương 150 Km) |
dBA |
90 |
PHỤ LỤC IV
KHUNG BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG DU LỊCH
DÀNH CHO CÁC CƠ SỞ QUẢN LÝ VỀ DU LỊCH
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ - Xà HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG
(Tổng quan tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, chú trọng những vấn đề phát triển có khả năng có những tác động đáng kể đến môi trường)
Tổng quan về phát triển kinh tế - xã hội
1. Các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cơ bản
2. Tình hình thực hiện các mục tiêu.
Tổng quan về các vấn đề môi trường gây áp lực.
1. Quá trình đô thị hóa và các vấn đề môi trường gây áp lực.
2. Phát triển giao thông và môi trường (đặc biệt đối với các công trình cấp tỉnh, quốc gia và quốc tế)
3. Phát triển công nghiệp và môi trường (đặc biệt đối với các khu công nghiệp tập trung).
4. Phát triển nông nghiệp và môi trường (đặc biệt đối với nuôi trồng thủy sản, hồ chứa, trồng rừng và làng nghề).
5. Phát triển các ngành dịch vụ - thương mại và môi trường.
6. Phát triển dân số và môi trường (đặc biệt với các khu vực thành phố lớn, vùng sâu vùng xa, khu công nghiệp tập trung, hoạt động di dân và y tế vệ sinh cộng đồng).
PHẦN 2
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG DU LỊCH
Phần này chia thành các mục theo những thành phần môi trường. Việc trình bày từng mục cần thống nhất theo mô hình "áp lực - Hiện trạng - Tác động - Đáp ứng". Những đánh giá cần tập trung đối với khu - điểm du lịch hoặc các khu vực được quy hoạch để phát triển du lịch. Các đánh giá đưa ra cần kèm theo những số liệu để minh chứng cụ thể về tình trạng môi trường có đáp ứng hay không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng môi trường cho việc tổ chức những loại hình du lịch chính được xem là thế mạnh của địa phương (căn cứ vào khung chỉ tiêu môi trường ban hành kèm quy chế bảo vệ môi trường trong ngành du lịch)
1. Môi trường không khí.
2. Môi trường nước lục địa (bao gồm nước mặn và nước ngầm).
3. Môi trường nước biển ven bờ (đối với các địa phương có biển).
4. Môi trường đất.
5. Hiện trạng rừng và đa dạng sinh học.
6. Chất thải (rắn, lỏng) và chất thải nguy hại.
7. Tai biến và sự cố môi trường.
PHẦN 3
QUẢN LÝ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
Phần này cần nêu tác động của những hoạt động du lịch chính đến môi trường bao gồm: số lượng chất thải và chất lượng chất thải sau khi đã qua xử lý (nếu có) được đưa trực tiếp ra môi trường, tổng lượng nước ngầm đã và cần được khai thác để phục vụ nhu cầu du lịch; số lượng các loài động vật quý hiếm bị khai thác.
Bên cạnh đó trong báo cáo cần phải nêu rõ những biện pháp (pháp lý, công nghệ...) đã được sử dụng để quản lý những tác dộng nêu trên với các số liệu dẫn chứng cụ thể trên cơ sở so sánh với khung chỉ tiêu môi trường trong hoạt động du lịch ban hành kèm theo quy chế Bảo vệ môi trường trong ngành du lịch.
Đối với những chỉ tiêu nào chưa thể xác định được cần nêu rõ nguyên nhân (ví dụ: Không có thiết bị đo; không có cán bộ chuyên môn; không có đủ kinh phí để phân tích mẫu hoặc thuê thiết bị;v.v.)
1. Chất thải rắn
- Từ các cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch.
- Từ các địa điểm tham quan du lịch.
2. Chất thải lỏng
- Từ các cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch.
- Từ các địa điểm tham quan du lịch.
3. Chất thải khí
- Từ các cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch.
- Từ các phương tiện vận chuyển khách du lịch.
4. Tiếng ồn
- Từ các cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch.
- Từ các phương tiện vận chuyển khách du lịch.
5. Suy giảm đa dạng sinh học
Tình hình khai thác các loài động vật, thưc vật quý hiếm quy định tại Nghị định số 18/HĐBT ngày 17/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng quy định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ và Nghị định số 48/2002/NĐ-CP ngày 22/4/2002 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung danh mục thực vật, động vật hoang dã quý hiếm ban hành kèm theo Nghị định số18/HĐBT ngày 17/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng quy định Danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ, để làm hàng lưu niệm tại các điểm tham quan du lịch, các cơ sở lưu trú và dịch vụ.
6. Mức độ khai thác nước gồm phục vụ du lịch
- Tổng lượng khai thác
- So với nhu cầu nước được khai thác cho dân sinh.
- So với năng lực đáp ứng của các bể nước được điều tra.
PHẦN 4
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trong phần này cần đưa ra những đánh giá chung về tình trạng môi trường đối với phát triển du lịch, phạm vi và mức độ của hoạt động du lịch tác động đến môi trường, hiệu lực của những công cụ quản lý môi trường đang được áp dụng tại địa phương và những kiến nghị chủ yếu để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về môi trường trong lĩnh vực du lịch.
THE MINISTRY OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT | SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 02/2003/QD-BTNMT | Hanoi, July 29, 2003 |
DECISION
PROMULGATING THE REGULATION ON REGULATION ON ENVIRONMENTAL PROTECTION IN THE FIELD OF TOURISM
MINISTER OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT
Pursuant to the Environmental Protection Law of December 27th, 1993;
Pursuant to Tourism Ordinance No.11/1999/PL-UBTVQH10 of February 8, 1999;
Pursuant to the Government’s Decree No. 175/CP of October 18,1994 guiding the implementation of the Environmental Protection Law;
Pursuant to the Government
s Decree No.91/2002/ ND-CP of November 11, 2002 on the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Natural Resources and Environment;
Proceeding from the Prime Minister
s opinions in Official Dispatch No.123/VPCP/KTTH of January 8, 2003 of the Government Office;
After reaching agreement with the General Director of Tourism (Official Dispatch No. 812/TCDL-PC of June 27,2003 of the General Department of Tourism);
At the proposals of the director of the Environment Department and the director of the Legal Department,
DECIDES:
Article 1.-To promulgate together with this Decision the Peculation on Environmental Protection in the field of tourism.
Article 2.- This Decision take effect 15 clays after its publication in the Official Gazette.
Article 3-The presidents of the provincial/municipal People s Committees, the general director of Tourism, the heads of the units attached to the Ministry of Natural Resources and Environment, the directors of the provincial/municipal Services of Natural Resources and Environment, Tourism, Tourism-Trade, Trade-Tourism and the concerned organizations and individuals shall have to implement this Decision
| MINISTER OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT |
REGULATION
ON REGULATION ON ENVIRONMENTAL PROTECTION IN THE FIELD OF TOURISM
(Promulgated together with Decision No. 02/2003/QD-BTNMT of July 29th, 2003 of the Minister of Natural Resources and Environment)
Chapter 1
GENERAL PROVISIONS
Article 1.-Purposes, regulation scope and application subjects
The Regulation on Environmental Protection in the field of tourism is promulgated to protect tourist environment, prevent and minimize adverse impacts on the environment in the process of carrying out tourist activities, ensure the sustainable tourist development, thus contributing to the protection of the national environment.
This Regulation regulates activities directly related to We tourist environment in the territory of the Socialist Republic of Vietnam and applies to organizations and individuals operating at tourist resorts, locations and routes.
Article 2.-Term Interpretation
Apart from the words and phrases already explained in the Environmental Protection Law and the Ordinance on Tourism, the words and phrases in this Regulation are construed as follows;
1. Tourist environment means the natural environment covering the entire territorial space: land, water, air, ecological systems, fauna and flora systems, architectural works and natural landscapes, where tourist activities are carried out.
2. Environmental protection in the field of tourism means activities of improving and embellishing the tourist environment; preventing and overcoming environmental degeneration, environmental pollution and environmental incidents occurring in the field of tourism.
3. Environmentally sensitive regions mean the regions where land, water and air component individual organisms or the connections between those components easily change their characters due to human activities,
4. Relevant activities mean activities which do not aim to provide or use the tourist products but are carried out within tourist resorts, locations or regions which have already been planned exclusively for tourist development.
Article 3.-Application of environmental standards in tourist activities
Organizations and individuals, when organizing or conducting tourist activities, must comply with the regulation and norms on wastes, prescribed in Appendix III to this Regulation; have to notify in time and propose to the provincial/municipal Services of Natural Resources and Environment; Services of Tourism, Services of Tourism-Trade, Service of Trade- Tourism (hereinafter referred collectively to as Tourism Management Services) handling measures when the quality of the environment in areas where occur tourist activities fail to satisfy the norms and conditions prescribed in Appendices I and-II to this Regulation.
Chapter II
ENVIRONMENTAL PROTECTION IN THE COURSE OF PROJECT FORMULATION, DESIGNING AND CONSTRUCTION; TRANSFORMATION AND UPGRADING OF TOURIST RESORTS, LOCATIONS AND WORKS IN SERVICE OF TOURISM
Article 4.-Assessment of environmental impacts in the field of tourism
Investors and project owners engaged in tourist activities must elaborate and submit for evaluation their reports on environmental impact assessment according to law provisions.
Article 5.- Ensuring the requirements on landscapes and environment in the process of construction in tourist resorts and locations as well as works in service of tourism
1. Works constructed in tourist resorts and/or locations must harmonize with the landscapes and surrounding environment.
2. Organizations and individuals, when elaborating projects, designing and/or building tourist resorts, must ensure that the greenery and water surface proportions therein are in line with the purposes and use characters of the tourist resorts.
3. Organizations and individuals, when constructing projects in coastal, lakeside, riverside or streamside areas, or tourist beaches must not cause land or sand erosion and/or slides or drop construction materials and assorted wastes into beach areas.
Article 6.-Application of stipulations on environmental protection in the field of construction
Organizations and individuals, when elaborating, designing, constructing, renovating and/or upgrading tourist resorts, locations and works in service of tourism, must abide by the provisions in the Regulation on Environmental Protection in the field of construction, promulgated together with Decision No. 29/1999/QD-BXD of October 22,1999 of the Minister of Construction, and relevant legal documents.
Chapter III
RESPONSIBILITIES OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS IN THE PROTECTION OF TOURIST ENVIRONMENT IN THE COURSE OF CARRYING OUT TOURIST ACTIVITIES
Article 7.-Tourist accommodation establishments responsibility for environmental protection
1. To formulate and realize plans and programs of action for environmental protection in the course of carrying out tourist activities;
2. To draw up plans, prepare means and necessary conditions to cope with environmental incidents which may occur; to actively coordinate with the concerned agencies and abide by the adjustment by competent agencies to overcome the consequences caused by environmental incidents; to apply measures to combat environmental degeneration and pollution, to improve environmental conditions in tourist accommodation establishments.
3. To propagate, disseminate and raise the sense of responsibility for environmental protection to officials and employees in accommodation establishments;
4. To ensure conditions on environmental sanitation as well as food safety and hygiene when providing accommodation, food catering and other services in the accommodation establishments according to law provisions;
5. To place garbage bins ensuring sanitation and beautiful looks in the premises of accommodation establishments; to collect all garbage in accommodation establishments and sort garbage for on-spot treatment or transport to prescribed places; hazardous wastes must be separately sorted out for treatment according to law provisions on treatment of hazardous wastes;
6. To treat waste water in accommodation establishments in compatibility with the current Vietnamese standards on environment;
7. To apply measures to combat noise and air pollution caused by activities of tourist accommodation establishments;
8. To rationally use electricity, water, raw materials, fuel, materials and other natural resources in the course of operation;
9. To formulate their internal regulations on environmental protection and disseminate them to their officials and employees as well as guests for observance;
10..To arrang3 (full-time or part-time) officials who have knowledge and skills in environmental protection to oversee the environmental protection work in the tourist accommodation establishments;
11. To .actively participate in overcoming environmental pollution and degeneration as well as environmental protection movements launched by local administrations and tourist services;
12. To manage, monitor and periodically evaluate the environmental situation in the tourist accommodation establishments as well as data on fuel and water consumption, garbage, wastewater; to gather guests feedback on environment at the accommodation establishments in order to constantly improve and raise the environment quality,
13. To annually report on their environmental protection work to the concerned provincial/municipal Services in charge of tourism before February 15 of the following year.
Article 8.-Environment protection responsibilities of tour business enterprises
1. To abide by the environment protection requirements when elaborating their tourist programs, not to organize tourist forms which cause harms to environment;
2. To include the environment protection contents into tourist manuals, to notify, remind and guide tourists to observe regulations on environmental protection at places where they come to visit; not to send tourists into areas banned from tourist activities in national gardens, nature conservation zones and other restricted areas;
3. To regularly update information on the environmental situation, not to send tourists to heavily polluted areas or regions where environmental incidents are occurring, ensuring to the utmost the safety for their health and lives;
4. To equip tourist guides with knowledge on environmental protection and rescue measures in case of environmental incidents;
5. To actively participate in environmental protection activities in localities where they organize tourist programs; to submit to the competent agencies administration in avoiding and overcoming consequences of environmental incidents.
Article 9.-Environmental protection responsibilities of organizations and individuals dealing in transportation of tourists
1. The means used for transportation of tourists must satisfy the environmental protection requirements prescribed in Decision No.4134/2001 /QD-BGTVT of December 5, 2001 of the Minister of Communications and Transport, promulgating the technical safety and environmental protection standards of land-road traffic means, and the relevant legal documents;
2. To guide and remind tourists not to discard garbage wantonly en route;
3. To gather and dump at the prescribed places garbage arising on means in the course of transportation of tourists;
4. Not to discharge into the environment smoke, dust, oil, gas or substances carrying waste matters in excess of the permitted criteria;
5. Not to transport explosives, inflammables, radioactive substances. For products yielding bad smells, which are allowed for transportation, before being carried onto the transport means, they must be carefully wrapped up, without letting their smells leak outside, without letting them drop on transport means and on roads;
6. Not to illegally transport rare and precious animals and/or plants prescribed in Decree No.18/HDBT of January 17,1992 of the Council of Ministers providing the lists of rare and precious forest plants and animals and the management and protection regime and Decree No.48/2002/ND-CP of April 22,2002 of the Government amending and supplementing the lists of rare and precious wild plants and animals, promulgated together with Decree N0.I8/HDBT of January 17,1992 of the Council of Ministers providing the lists of rare and precious forest plants and animals and the management and protection regime.
Article 10.-Environmental protection responsibilities of the Management Boards or organizations, individuals managing tourist resorts or locations
1. To formulate internal regulations on environmental protection, suitable to the particularities of the tourist resorts or locations and post them up at entrances and easily seen places in the tourist resorts, locations;
2. To place garbage bins at places convenient for tourists to discharge garbage; to gather or sign contracts with other organizations or individuals for gathering garbage in tourist resorts and locations and carrying them to treatment places; to build public water closets at suitable places, ensuring environmental sanitation;
3. To arrange (full-time or part-time) officials with knowledge and skills in environmental protection to monitor the environmental situation and the observance of requirements on protection of environment in tourist resorts and locations;
4. To check, guide and request organizations and individuals operating in tourist resorts and locations to observe the regulations on environmental protection;
5. To create favorable conditions for functional agencies to conduct observation and monitoring of environmental evolution in tourist resorts and locations;
6. To regularly monitor the environmental situation in tourist resorts and locations and make annual reports on current environmental status and send them to the provincial/municipal Services in charge of tourism before February 15 of the following year;
7. To discover in time phenomena of environmental degeneration, pollution and/or incidents in tourist resorts and locations, to promptly notify such to responsible agencies and at the same time to apply measures to preclude and overcome the consequences thereof within their capabilities;
8. In cases where tourist resorts or locations lie in or next to environmentally sensitive areas, to ensure that the activities in tourist resorts or locations shall not adversely affect the environment in surrounding areas.
Article 11.-Environmental protection responsibilities of tourists
1. To abide by the regulations on environmental protection at places where they come to visit and the environmental protection instructions of the tour business enterprises, tourist accommodation establishments, tourists- carrying organizations or individuals and competent persons managing the tourist places;
2. To discard garbage at the prescribed places;
3. Not to scarce away, tease animals at the tourist sites or commit other acts of infringing upon their normal activities;
4. Not to fell trees, break tree branches or commit other acts of destroying trees and/or greenery carpets in the tourist sites;
5. Not to build fire at places prone to forest fires or greenery carpet destruction;
6. Not to bring toxic chemicals, explosives and inflammables into tourist sites.
7. Not to buy, sell or use rare and precious animals and plants prescribed in Decree No.18/HDBT of January 17,1992 of the Council of Ministers providing the lists of rare and precious forest plants and animals and the management and protection regime, and Decree iMo.48/ 2002/ND-CP of April 22, 2002 of the Government, amending and supplementing the lists of rare and precious wild plants and animals, promulgated together with Decree N0.I8/HDBT of January 17, 1992 of the Council of Ministers providing the lists of rare and precious forest plants and animals and the management and protection regime and the products thereof as landscape backgrounds, food, medicines or souvenirs.
Article 12.-Environmental protection responsibilities of organizations and individuals in tourist resorts, locations
Organizations and individuals staying and/or operating in tourist resorts, locations or areas already planned for tourist development must not conduct activities which cause adverse impacts on tourist landscapes and environment; gather and treat garbage and abide by the regulations on environmental protection under the guidance of organizations and/or individuals directly managing the tourist resorts, locations; to participate in the protection and improvement of the tourist environment, the prevention and combat of environmental pollution, degeneration and incidents in the areas.
Article 13.-Protection of environment at tourist beaches
1. Organizations and individuals must not dump solid wastes into tourist beaches; liquid wastes must be treated up to the waste norms prescribed in Appendix III to this Regulation (not printed herewith) before they are discharged into those areas.
2. Organizations and individuals must not catch aquatic resources, anchor or moor their fishing means and/or waterways transport means in beach areas.
Article 14.-Protection of environment in special-purpose forests
Organizations and individuals providing services for tourists in special-purpose forest zones must abide by the following regulations:
1. Not to fell trees in the special-purpose forests;
2. Not to hunt, trap and eaten wild animals under the provisions in the Prime Minister s Directive No.359/ CT-TTg of May 29,1996 on urgent measures to protect and develop wild animal species; the rare and precious animals prescribed in Decree No.18/HDBT of January 1 7,1992 of the Council of Ministers providing the lists of rare and precious forest plants and animals and the management and protection regime and the Government s Decree No.48/2002/ND-CP of April 22, 2002, amending and supplementing the lists of rare and precious wild plants and animals, promulgated together with Decree N0.I8/HDBT of January 17, 1992 of the Council of Ministers providing the lists of rare and precious forest plants and animals and the regimes on the management and protection thereof as well as on the use of their products as landscape backgrounds, food, medicines or souvenirs;
3. Not to organize activities which cause noises and harass the normal life of wild animals;
4. Not to tend, rear animals or cultivate plants of strange species in tourist resorts or locations;
5. Not to bring toxic chemicals, explosives, inflammables into forests; not to build fire in strictly protected areas;
6. To organize garbage collection and treat waste water in tour business establishments up to TCVN 59451995 standard before they are discharged into the environment;
7. To regularly popularize among and educate tourists and population community in tourist resorts and locations in the protection of bio-diversity, forest fire prevention and fighting, release of garbage at the prescribed places.
Article 15.-Environmental protection in the course of carrying out tourist festivities, festivals
1. in the course of carrying out tourist festivities, festivals, the organizing committees must zone off to restrict tourists from visiting areas with sensitive bio-ecological system and take measures to avoid concentrating tourists in too great numbers at a specific time so as to ensure the sustainability of the tourist environment; to arrange places for garbage bins, sanitation equipment (o ensure sanitation and convenience for tourists; to organize or coordinate with the concerned agencies in organizing the garbage collection for transport to treatment places.
2. Organizations and individuals providing services in the course of organizing tourist festivities or festivals must ensure the requirements on environmental sanitation, food hygiene and safety. Wastes discharged in the course of activities must be gathered and treated to ensure the environmental sanitation.
Chapter IV
RESPONSIBILITIES OF THE STATE AGENCIES FOR ENVIRONMENTAL PROTECTION IN THE FIELD OF TOURISM
Article 16.-Responsibilities of the Ministry of Natural Resources and Environment
1. To assume the prime responsibility or coordinate with the General Department of Tourism tri drafting and promulgating Vietnam s tourist environment quality standards, creating legal bases for the State management over environmental protection in the field of tourism;
2. To guide provincial/municipal Services of Natural Resources and Environment or Services in charge of tourism in formulating and submitting to competent State agencies for promulgation the regulations on environmental protection in the field of tourism in the localities and conduct activities to protect the tourist environment;
3. To elaborate and promulgate according to competence mechanisms to encourage tourist business establishments to apply environmental protection measures and environmental standards;
4. To assume the prime responsibility and coordinate with the General Department of Tourism in evaluating the written expositions of environment-affecting elements of projects, which affect the quality of tourist environment;
5. To direct the organization of the observation system monitor the current environmental status in tourist resorts and locations and to supply the gathered information to provincial/municipal Services in charge of tourism;
6. To direct the; General Department of Tourism, the provincial/municipal People s Committees in conducting the evaluation and determination of damage and overcoming the consequences of environmental degeneration and pollution caused by environmental incidents, which affect tourism;
7. To work out, and organize the implementation of, plans and planning on mobilization and deployment of forces and means within the scope of its management for participation or coordination in coping with environmental incidents in the field of tourism;
8. To coordinate with the Genera! Department of Tourism and the concerned State management bodies in conducting periodical or unexpected inspection of the observance of regulation on environmental protection in the field of tourism, detecting and handling in time cases of violation;
9. To assume the prime responsibility or coordinate with the General Department of Tourism in propagating, educating and guiding concerned organizations and individuals to implement {aw provisions on environmental protection in the field Of tourism;
10. To coordinate with the General Department of Tourism in guiding the selection and annual awarding of organizations and individuals in the tourist sector for their outstanding achievements in the environments protection work.
Article 17.- Responsibilities of the Genera Department of Tourism
1. To incorporate the environmental protection contents into tourist development strategies, programs and plans;
2. To assume the prime responsibility or coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment in propagating, educating and guiding the concerned organizations and individuals to observe the law provisions on environmental protection in the field of tourism;
3. To direct, guide and inspect the performance of the tourist environment protection tasks of the provincial/ municipal Services in charge of tourism;
4. To coordinate with the concerned agencies and organizations in preventing and/or overcoming the environmental degeneration, pollution and incidents in the field o! tourism;
5. To coordinate with competent State "agencies or authorize the provincial/municipal Services in charge of tourism to coordinate with such agencies in determining the limits and scope of tourist activities, permitted forms of tourist activities, sizes of architectural works, norms of ecological protection and bio-diversify in special-use forests and other conservation zones;
6. To formulate and promulgate according to competence mechanisms to encourage organizations and individuals to carry out activities of improving and embellishing the tourist environment in the course of activities.
7. To formulate standards and award titles of environmentally friendly tourism (green hotels, green tourist resorts, green tourist programs) to tourist business establishments which well observe the regulations on environmental protection;
8. To consider and examine the observance of environmental protection regulations when considering and recognizing first-rank enterprises in tourist business.
Article 18.- Responsibilities of provincial/municipal Services of Natural Resources and Environment
1. To periodically provide the provincial/municipal Services in charge of tourism data for elaboration of reports on the actual environmental situation or requested information on quality norms and actual situation of environment in tourist resorts and locations in geographical areas under its management;
2. To conduct activities of observation on environmental norms related to tourism at the requests of provincial/municipal Services in charge of tourism;
3. To coordinate with provincial/municipal Services in charge of tourism in providing the concerned management agencies, tourist business establishments and population communities in tourist resorts and locations as well as tourists information on actual environmental situation in the field of tourism in the localities;
4. To guide investors and owners of projects which affect the quality of tourist environment in carrying out procedures for formulation, appraisal and approval of the environmental impact evaluation reports, and the written registration of environmental qualify standards;
5. To coordinate with provincial/municipal Services in charge of tourism in evaluating the written registration of environmental quality standards of projects which affect the tourist environment quality;
6. To coordinate with provincial/municipal Services in charge of tourism in organizing the implementation of plans to prevent, combat and redress the environmental degeneration and/or pollution in the tourist domain, plans to cope with and overcome environmental incidents in the field of tourism in localities;
7. To coordinate with provincial/municipal Services in charge of tourism in conducting regular and unexpected inspections of the technologies, equipment and operation process as well as the capability to cope with environmental incidents of tourist business establishments in localities;
8. To provide provincial/municipal Services in charge of tourism with adequate, timely and accurate information on environmental incidents upon the detection of the environmental incidents threatening to cause harms to the environment in tourist resorts and locations;
9. To coordinate with provincial/municipal Services in charge of tourism in building up the contingent of propagators for environmental protection in the field of tourism.
Article 19.-Responsibilities of the provincial/ municipal Services in charge of tourism
1. To assist the provincial/municipal People s Committees in formulating the tourist development plannings of the localities along the direction of sustainable tourist development in line with the socioeconomic development plannings of the localities;
2. To propagate, education and guide tourist business establishments in the localities to observe the regulations on environmental protection;
3. To propose to the local People s Committees plans to enhance the environmental protection during the peak of tourist activities in the year;
4. To build up and deploy models which attract the participation of organizations, individuals and communities in tourist development and environmental protection in the field of tourism;
5. To monitor the tourist environment situation in localities; to detect in time phenomena of environmental degeneration, pollution and/or incidents, acts of violating the tourist environment regulations; to handle or propose responsible agencies to handle such cases;
6. To make annual reports on actual tourist environment situation and send them to the General Department of Tourism and the provincial/municipal People s Committees on March 31 of the following year at the latest as guided in Appendix IV to this Regulation; to make extraordinary reports in case of the occurrence of tourist environment incidents in localities.
Chapter V
COMMENDATION, HANDLING OF VIOLATIONS
Article 20.-Commendation
Organizations and individuals that record achievements in the protection and embellishment of the tourist environment shall be commended and/or rewarded according to law provisions.
Article 21.-Handling of violations
Organizations and individuals that commit acts of violating the provisions of this Regulation shall all be handled according to law provisions.
Organizations and individuals that commit acts of causing environmental pollution, degeneration or incidents in the course of tourist activities or causing adverse impacts on the tourist environment shall have to apply remedial measures and compensate for damage according to law provisions.
In cases where the organizations and/or individuals that cause environmental pollution, degeneration or incidents but fail to take remedial measures or have applied remedial measures which are, however, not enough for restoring the original state, they shall have to pay for all redressing expenses under decisions of competent State bodies.
Chapter VI
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 23.- Responsibility for implementation organization
The provincial/municipal People s Committees, the General Department of Tourism, the units under the Ministry of Natural Resources and Environment, the provincial/municipal Services of Natural Resources and Environment, Services of Tourism, Service of Tourism and Trade, Services of Trade and Tourism and the concerned organizations and individuals shall have to implement this Regulation. If problems arise in the course of implementation, they are requested to report them in writing to the Ministry of Natural Resources and Environment for study and settlement
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây