Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Nghị quyết 35/NQ-CP
Cơ quan ban hành: | Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 35/NQ-CP |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 18/03/2013 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tài nguyên-Môi trường |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đây là nội dung của Nghị quyết số 35/NQ-CP do Chính phủ ban hành ngày 18/03/2013 về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Theo đó, để đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường tại các khu, cụm công nghiệp, nâng cao chất lượng thẩm định yêu cầu bảo vệ môi trường trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển, Chính phủ quy định chỉ được phép xây dựng các nhà máy, dự án trong khu, cụm công nghiệp sau khi khu, cụm công nghiệp đã hoàn thành nhà máy xử lý nước thải tập trung theo quy định, bảo đảm xử lý toàn bộ lượng nước thải phát sinh đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hiện hành; xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm, kiên quyết tạm đình chỉ hoạt động hoặc cấm hoạt động theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm nghiêm trọng; chấn chỉnh, nâng cao chất lượng hoạt động đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường đối với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và dự án phát triển, đặc biệt ở khâu thẩm định…
Ngoài ra, việc kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập khẩu phế liệu cũng là một nhiệm vụ cấp bách được nhấn mạnh tại Nghị quyết này. Cụ thể, Chính phủ yêu cầu triển khai đầy đủ các nội dung của Công ước Basel về kiểm soát chất thải xuyên biên giới và việc tiêu hủy chúng; tập trung hoàn thiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phế liệu được phép nhập khẩu; xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành hữu hiệu trong kiểm soát hoạt động nhập khẩu phế liệu; rà soát, bổ sung các quy định về kiểm soát chặt chẽ hoạt động tạm nhập, tái xuất và xuất, nhập khẩu phế liệu ngay từ giai đoạn cấp phép…
Xem chi tiết Nghị quyết35/NQ-CP tại đây
CHÍNH PHỦ Số: 35/NQ-CP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 18 tháng 03 năm 2013 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP BÁCH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Trong những năm qua, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đất nước, Đảng, Quốc hội và Chính phủ luôn quan tâm chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội gắn với coi trọng bảo vệ, cải thiện môi trường và đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tạo tiền đề tốt để tăng cường công tác bảo vệ môi trường thời gian tới. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, thực trạng môi trường đang nảy sinh nhiều hệ lụy phức tạp, trong đó nổi lên một số vấn đề cấp bách sau đây:
Sự phát triển các khu, cụm công nghiệp không đồng bộ với các điều kiện hạ tầng kỹ thuật về môi trường; nhiều khu, cụm công nghiệp chưa được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Hoạt động khai thác khoáng sản ở nhiều địa phương thiếu sự quản lý chặt chẽ làm gia tăng các điểm nóng về ô nhiễm môi trường. Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn, chất thải y tế, nước thải sinh hoạt và công nghiệp đúng quy chuẩn còn thấp; khí thải, bụi phát sinh từ hoạt động giao thông vận tải, xây dựng, cơ sở sản xuất không được kiểm soát chặt chẽ đã và đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại các thành phố lớn và các lưu vực sông. Chất thải từ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân khu vực nông thôn không được thu gom, xử lý đúng quy cách, hợp vệ sinh; tình trạng sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật tràn lan dẫn đến ô nhiễm môi trường nông thôn ngày càng gia tăng, một số nơi rất nghiêm trọng. Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề vẫn khó kiểm soát, xử lý và khắc phục, có nơi ngày càng trở nên trầm trọng. Tình trạng công nghệ lạc hậu, chất thải dưới hình thức phế liệu nhập vào Việt Nam diễn biến phức tạp. Đa dạng sinh học bị suy thoái và đe dọa nghiêm trọng; các loài, nguồn gen ngày càng giảm sút và thất thoát; số lượng loài có nguy cơ tuyệt chủng cao vẫn tiếp tục gia tăng.
Những tồn tại, hạn chế trên do nhiều nguyên nhân, song chủ yếu xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Nhận thức, ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của nhiều cấp chính quyền, cán bộ quản lý, doanh nghiệp và cộng đồng còn yếu kém. Tình trạng coi trọng các lợi ích kinh tế trước mắt, coi nhẹ công tác bảo vệ môi trường còn phổ biến. Nhiều quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường còn chồng chéo, mâu thuẫn, không khả thi nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời; thực thi pháp luật chưa nghiêm. Vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ngày càng tinh vi, nghiêm trọng. Hệ thống tổ chức quản lý chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, bộc lộ nhiều yếu kém trong chỉ đạo, điều hành; đội ngũ cán bộ còn thiếu về số lượng, hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ. Yêu cầu bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình hoạch định chính sách; nguồn lực tài chính cho bảo vệ môi trường còn hạn hẹp. Việc huy động sức mạnh tổng hợp của cộng đồng và vai trò giám sát thực thi pháp luật của các tổ chức chính trị-xã hội vào bảo vệ môi trường còn rất hạn chế.
Để sớm khắc phục các vấn đề cấp bách nêu trên, tạo sự chuyển biến căn bản trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo, thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp sau đây:
a) Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại các khu, cụm công nghiệp; xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm, kiên quyết tạm đình chỉ hoạt động hoặc cấm hoạt động theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm nghiêm trọng; thực hiện tốt việc công khai thông tin các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường;
b) Việc xây dựng các nhà máy, dự án trong khu, cụm công nghiệp chỉ được tiến hành sau khi khu, cụm công nghiệp đã hoàn thành nhà máy xử lý nước thải tập trung theo quy định, bảo đảm xử lý toàn bộ lượng nước thải phát sinh đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hiện hành;
c) Chấn chỉnh, nâng cao chất lượng hoạt động đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường đối với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và dự án phát triển, đặc biệt ở khâu thẩm định; tăng cường kiểm tra sau thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, bảo đảm các dự án trước khi đi vào hoạt động phải được xác nhận hoàn thành công trình, biện pháp bảo vệ môi trường;
d) Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển, tập trung làm rõ đối tượng áp dụng, tăng cường hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra và các biện pháp, chế tài xử lý.
2. Chú trọng bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
a) Tập trung thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác, vận chuyển và chế biến khoáng sản, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường;
b) Rà soát, hoàn thiện các quy định về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản theo hướng quy định đầy đủ kinh phí cho các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường; làm rõ phương án, trách nhiệm cải tạo phục hồi môi trường của các tổ chức, cá nhân;
c) Ban hành Quy chế bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, vận chuyển và chế biến khoáng sản, làm rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động khai thác, vận chuyển và chế biến khoáng sản.
3. Tập trung khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường nông thôn, làng nghề
a) Tăng cường kiểm soát việc sử dụng hóa chất nông nghiệp; đẩy mạnh công tác thu gom, xử lý bao bì thuốc trừ dịch hại, phân bón, thức ăn chăn nuôi;
b) Có biện pháp cụ thể nhằm tập trung xử lý có hiệu quả tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải rắn khu vực nông thôn và hoạt động chăn nuôi tập trung gây ra;
c) Ưu tiên bố trí quỹ đất thỏa đáng và quan tâm đầu tư xây dựng các công trình xử lý rác thải, nước thải, hạ tầng kỹ thuật về môi trường;
d) Triển khai có hiệu quả việc xử lý các làng nghề, điểm hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn 2012 - 2015; khẩn trương ban hành và tổ chức triển khai có hiệu quả Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề;
đ) Xây dựng, ban hành cơ chế huy động nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác để đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng các làng nghề được công nhận, đặc biệt là đối với các làng nghề truyền thống;
e) Rà soát các quy hoạch ngành nghề, làng nghề nông thôn, lập danh mục các loại hình và quy mô làng nghề cần được bảo tồn và phát triển; các loại hình và quy mô sản xuất làng nghề cần phải loại bỏ khỏi khu vực dân cư, nông thôn;
g) Ban hành chính sách cụ thể về hỗ trợ công nghệ sản xuất, đào tạo nhân lực, mặt bằng sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm và đầu tư phát triển làng nghề; xây dựng các hương ước, quy ước gắn với bảo vệ môi trường làng nghề;
h) Rà soát, bổ sung các quy định về bảo vệ môi trường vào các tiêu chí công nhận làng nghề;
i) Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất hoạt động dưới danh nghĩa làng nghề để gia công, sản xuất các sản phẩm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;
k) Tổ chức khoanh vùng các khu vực bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; cảnh báo và hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe người dân tại các khu vực này;
l) Thực hiện lồng ghép có hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2020;
m) Bố trí cán bộ chuyên trách quản lý môi trường ở các xã có làng nghề gây ô nhiễm môi trường.
a) Kiểm soát có hiệu quả nguồn thải của các phương tiện giao thông vận tải theo tiêu chuẩn đã được ban hành; có chính sách khuyến khích các phương tiện giao thông công cộng, phương tiện giao thông sử dụng năng lượng sạch, không gây ô nhiễm;
b) Ban hành quy định cụ thể về bảo vệ môi trường tại các công trình xây dựng và các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng; xây dựng cơ chế bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường trong hoạt động xây dựng;
c) Kiểm soát chặt chẽ việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường theo quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng tại các khu đô thị mới, các công trình công cộng;
d) Nghiên cứu, xây dựng Chương trình quốc gia về đầu tư, xử lý nước thải, trước mắt tập trung vào các đô thị lớn và các lưu vực sông theo lộ trình hợp lý;
đ) Tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn và Đề án tổng thể xử lý chất thải y tế đã được ban hành;
e) Đẩy nhanh tiến độ di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi các đô thị, khu dân cư tập trung;
g) Tăng cường năng lực của các trạm quan trắc môi trường không khí, môi trường nước; xây dựng hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc môi trường phục vụ tốt công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
h) Xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động liên ngành để tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông vận tải và xây dựng tại các thành phố lớn.
5. Kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập khẩu phế liệu
a) Triển khai đầy đủ các nội dung của Công ước Basel về kiểm soát chất thải xuyên biên giới và việc tiêu hủy chúng; tăng cường trao đổi thông tin, chủ động ngăn ngừa có hiệu quả việc vận chuyển chất thải vào Việt Nam;
b) Tập trung hoàn thiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phế liệu được phép nhập khẩu; xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành hữu hiệu trong kiểm soát hoạt động nhập khẩu phế liệu;
c) Rà soát, bổ sung các quy định về kiểm soát chặt chẽ hoạt động tạm nhập, tái xuất và xuất, nhập khẩu phế liệu ngay từ giai đoạn cấp phép.
6. Ngăn chặn có hiệu quả sự suy thoái của các hệ sinh thái, suy giảm các loài
a) Ban hành Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học;
b) Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan theo hướng quản lý thống nhất, tập trung đầu mối về bảo tồn đa dạng sinh học;
c) Nghiên cứu, xây dựng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường, cơ chế tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen;
d) Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đa dạng sinh học; triển khai quyết liệt việc kiểm tra, phát hiện, xử lý hành vi buôn bán và tiêu thụ trái phép các loài động, thực vật nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.
7. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
a) Trình Quốc hội dự án Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi) đúng thời hạn;
b) Khẩn trương rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Bộ có liên quan trực tiếp về nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo hướng phân công cụ thể trách nhiệm, tập trung quản lý thống nhất đầu mối quốc gia, khắc phục sự phân tán, chồng chéo hiện nay;
Tập trung xây dựng Đề án kiện toàn tổ chức bộ máy bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương và Đề án tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý môi trường, ưu tiên cho cấp quận, huyện, phường, xã, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
c) Khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Hình sự, phần các tội phạm môi trường; đẩy mạnh hoạt động điều tra, đề nghị truy tố tội phạm về môi trường;
d) Ưu tiên tăng phân bổ ngân sách từ nguồn vốn đầu tư phát triển cho bảo vệ môi trường; tăng dần tỷ lệ phân bổ cho hoạt động sự nghiệp môi trường theo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế; nghiên cứu bổ sung mục chi riêng về đầu tư xây dựng các công trình bảo vệ môi trường thuộc khu vực công ích trong Luật ngân sách nhà nước, trình Chính phủ xem xét;
đ) Rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách về khuyến khích xã hội hóa, thu hút nguồn lực cho bảo vệ môi trường;
e) Tăng thời lượng, nội dung các chương trình về bảo vệ môi trường trên sóng phát thanh, truyền hình quốc gia, tiến tới xây dựng kênh truyền hình Môi trường;
g) Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đưa nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân; tăng thời lượng giảng dạy chính khóa, các hoạt động ngoại khóa về bảo vệ môi trường tại các cấp học;
h) Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa thân thiện với môi trường, tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
i) Xây dựng và ban hành cơ chế khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ công tác bảo vệ môi trường, tập trung nghiên cứu và chuyển giao công nghệ xử lý chất thải, sản xuất sạch, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường, các mô hình phát triển kinh tế xanh;
k) Rà soát, bổ sung danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao, danh mục công nghệ cấm chuyển giao nhằm ngăn chặn việc chuyển giao các công nghệ, phương tiện, thiết bị cũ gây ô nhiễm môi trường vào nước ta; nghiên cứu, bổ sung quy định về bảo vệ môi trường đối với công nghệ khi xem xét cấp phép đầu tư;
l) Xây dựng Chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ bảo vệ môi trường trong danh mục Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước.
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường:
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 5 năm 2013 Quyết định phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành và địa phương triển khai thực hiện Nghị quyết;
- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành và địa phương thực hiện Nghị quyết; hàng năm tổ chức giao ban kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện, báo cáo Chính phủ.
b) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện Nghị quyết.
c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính bảo đảm cân đối kinh phí để các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai có hiệu quả các giải pháp của Nghị quyết.
d) Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền các địa phương:
- Huy động sức mạnh tổng hợp của phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường; tiếp tục đẩy mạnh các đợt phát động, chú trọng đổi mới phương thức nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả các chiến dịch, phong trào, cuộc vận động cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường;
- Đẩy mạnh hoạt động giám sát, phản biện xã hội đối với các chủ trương, biện pháp, chương trình, đề án bảo vệ môi trường; tạo điều kiện tốt nhất để nhân dân phát huy quyền làm chủ, tự giác, tích cực thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT
Resolution No. 35/NQ-CP dated March18, 2013 of the Government on some urgent problems in environment protection
In recent years, aiming for the sustainable development of Vietnam, the Communist Part, the National Assembly, and the Government have paid attention to guiding the socio-economic development associated with environment protection and improvement. Positive outcomes have been achieved and form a premise for enhancing the environment protection works in the near future. However, the socio-economic development has brought about plenty of complicated environmental implications, especially the pressing matters below:
The development of industrial parks industrial complexes is not synchronous with environmental infrastructure; plenty of industrial parks and industrial complexes are not provided with concentrated sewage treatment systems and cause severe environmental pollution. The mineral extraction in various areas lacks tight management that lead to the increase in the number of environmental pollution black spots. The proportion of solid waste, medical waste, domestic and industrial sewage being properly collected remains low; exhaust and dust from transport, construction, and production are not tightly control and causing severe environmental pollution in major cities and river basins. Waste from agricultural production and families in rural areas are not properly collected and treated; the uncontrolled use of chemical fertilizers and pesticides make environmental pollution in rural area even worse, in some places particularly severe. Environmental pollution in trade villages are hard to be controlled and handled. It becomes more and more severe in some places. The import of obsolete technologies and waste in the form of scrap into Vietnam is troublesome. Biodiversity is degraded and gravely threatened; the number of species and genetic resources are decreasing; the number of species facing extinction is increasing.
The problems above are due to plenty of reasons, mainly:
The awareness and responsibility for environment protection of the authorities, officials, enterprises, and the public is poor. Environmental benefits are still eclipsed by short-term economic benefits. The laws on environment protection are still inconsistent and impractical but have not been promptly amended; the enforcement of law is not strict enough. The violations against the law on environment protection are more and more crafty and serious. The management system has not satisfied demands and show weaknesses in the management; the manager force is small in number and limited in expertise. The requirements of environment protection have not receive due attention during the formulation of policies; the budget for environment protection is still restricted. The gathering of integrated strength of the whole society and the supervision of law enforcement of socio-political organizations are very limited.
To resolve these matters and make a fundamental change in environment protection, the Government hereby requests all Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, provincial People’s Committees to fulfill the following tasks:
1.To enhance the environment protection work at industrial parks and industrial complexes; improve the investigations on environment protection requirements in strategies, planning, plans, and projects for development
a) Intensify the inspection of conformity to the laws on environment protection at industrial parks and industrial complexes; strictly penalize the enterprises that commit violations; suspend or ban their operation if serious violations are committed; disclose the information about enterprises that violate the laws on environment protection;
b) Factories and projects in industrial parks and industrial complexes are only built after concentrated sewage treatment factories are built to ensure all sewage meet current standards;
c) Reform and improve the system of strategic environment assessment and assessment of environmental impacts on strategies, zonings, plans, and development projects, especially at the appraisal stage; intensify post-appraisal inspection to report environmental impacts; ensure that the environment protection works and measures of all projects are certified before they are put into operation.
d) Amend the Government s Decree No. 140/2006/ND-CP dated November 22, 2006 of the Government on environment protection in the formulation, appraisal, approval, and implementation of development strategies, zonings, plans, programs and projects. Clarify the subject of application; intensify the supervision, inspection and sanctions.
2.To focus on environment protection in mineral extraction
a) Focus on the inspection of the extraction, transport, and treatment of minerals; strictly penalize violations against the laws on environment protection;
b) Review and complete the regulations on funding for environmental remediation in mineral extraction towards a sufficient funding for environmental remediation works; specify the plans and responsibility for environmental remediation of organizations and individuals;
c) Issue regulations on environment protection in mineral extraction, transport, and processing; specify the responsibility of organizations and individuals participating in mineral extraction, transport, and processing.
3.To focus on resolving pollution and improving the environment in rural areas and trade villages
a) Intensify the control of agricultural chemicals; enhance the collection and treatment of pesticide, fertilizer, and animal feed packages;
b) Take specific measures to efficiently resolve reduce environmental pollution due to solid waste in rural areas and concentrated breeding;
c) Reasonably allocate land and make investments in waste and sewage treatment works and environmental infrastructure;
d) Efficiently settle the trade villages and pesticide depots that cause severe environmental pollution in the National Program for pollution reduction and environmental remediation during 2012 – 2015; quickly issue and execute the Project of trade village environment protection;
dd) Provide a mechanism for raising capital from the State budget and other funding sources to make investments in upgrading infrastructure of recognized trade villages, especially traditional villages.
e) Review the zonings of industries and trade villages in rural areas; make a list of forms and scales of trade villages that need conserving and developing, the forms and scales of trade villages that need removing from residential areas and rural areas;
g) Provide policies on supporting the production technologies, personnel training, production premises, market, and development of trade villages; formulate the regulations on trade village environment protection;
h) Review and add regulations of environment protection to the criteria for recognizing trade villages;
i) intensify the inspection and strictly penalized the facilities that produce products causing severe environmental pollution in the name of trade villages;
k) Confine the areas suffering from severe environmental pollution; provide warnings and instructions on the measures to prevent and minimize the risk to health of people in these areas.
l) Integrate environment protection tasks in National Programs for building new countryside during 2011 – 2020;
m) Assign officials specialized in environment management to work in communes that have trade villages causing environmental pollution.
4.To reduce environmental pollution in major cities and river basins
a) Efficiently control the wastes from vehicles according to effective standards; provide policies on encouraging the use of public transport and vehicles that use clean energy and not causing pollution.
b) Issue specific regulations on environment protection applicable to constructions and vehicles that transport building materials; provide a mechanism paying compensation for causing environmental pollution in construction;
c) Strictly control the conformity to regulations on environment protection according to the technical standards of construction in new cities and public works;
d) Consider formulating a National Program for investment in sewage treatment; first focus on major cities and river basins in a reasonable itinerary;
dd) Focus on providing guidance on the implementation of the Program for investment in solid waste treatment and the Project on medical waste treatment;
e) Quickly move the facilities causing severe environmental pollution away from urban areas and residential areas;
g) Improve the capability of air and water observation stations; build a national environment observation database to serve the state management of environment protection;
h) Provide a mechanism for interdisciplinary cooperation to improve the efficiency of inspection; strictly penalize violations against the law on environment protection in transport and construction in major cities.
5. To control strictly scrap’s import
a) Thoroughly implement Basel Convention on the control of trans-boundary movements of hazardous wastes and their disposal; enhance information exchange; prevent the import of wastes into Vietnam;
b) Focus on completing National Technical Regulation on scrap allowed to be imported; provide a mechanism for interdisciplinary cooperation in controlling scrap import;
c) Review and supplement the regulations on temporary import for re-export, export, and import of scrap right at the licensing stage.
6. To prevent effectively ecosystem degradation and species reduction
a) Promulgate a National strategy on biodiversity by 2020 and an orientation towards 2030, and the Master plan on biodiversity conservation;
b) Review and amend the relevant legislative documents towards a uniform management of biodiversity conservation
c) Consider providing a mechanism for paying for environmental services, a mechanism for approaching genetic resources and sharing benefits from genetic resources;
d) Intensify the state management of biodiversity and penalties for illegally trading in endangered and rare animals and plants.
7.To raise the efficiency of state management of environment protection
a) Submit the draft of the Law on Environment protection (amended) on schedule;
b) Review the functions, tasks, powers and organizational structure of Ministries involving in environment protection tasks by specifying the responsibilities and unifying the management, resolve the current dispersal and overlap;
Concentrate on formulating the Project of strengthening the environment protection apparatus from central to local government and the Project of improving environmental officers, especially at district-, ward- and commune-level; and submit them to the Prime Minister for consideration and decision;
c) Promptly promulgate documents guiding the implementation of the Criminal Codes on environmental crimes; intensify inspection and prosecution for environmental crimes;
d) Provide funding for environment protection from development investment capital; gradually increase the proportion of funding for environmental works according to the growth of the economy; consider supplementing the list of expenditures on environment protection works belonging to public sector in the Law on State budget; then submit it to the Government for consideration;
dd) Review and adjust the mechanisms and policies on encouraging private sector involvement and attracting resources to environment protection;
e) Increase the duration and improve the contents of about environment protection on national television and radio towards establish an Environment channel;
g) Keep integrating environment protection into national education system; enhance the curricular and extracurricular education about environment protection in school;
h) Enhance the propagation and encourage people to follow an eco-friendly lifestyle, and abide by the laws on environment protection;
i) Provide an mechanism for encouraging organizations and individuals to participate in scientific research serving environment protection, focus on researching and transferring technologies for waste treatment, clean production, energy-saving, eco-friendliness, and green economic development models;
k) Review and supplement the list of technologies restricted from transfer and banned from transfer in order to prevent the import of obsolete technologies and equipment that cause environmental pollution into Vietnam; consider amending the regulations on environment protection in technology when licensing investments;
l) Develop the Technology and Science Research serving environment protection in the List of national Science and Technology Programs.
8.Implementation organization
a) The Ministry of Natural Resources and Environment shall:
- Request the Prime Minister to promulgate the Decision on assignment of Ministries, authorities, and local governments on the implementation of this Resolution;
- Supervise the implementation of this Resolution of Ministries, authorities, and local governments; report the implementation of this Resolution to the Prime Minister annually.
b) Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies, provincial People’s Committees shall formulate and launch their plans for the implementation of this Resolution.
c) The Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall balance funding for provincial People’s Committees to implement the solutions of this Resolution.
d) Vietnamese Fatherland Front and member organizations shall cooperate with local governments in:
- Encourage the people to participate in environment protection; keep innovating methods to improve the quality and efficiency of the campaigns to encourage the community to participate in environment protection;
- Intensify the supervision and debate over the policies, measures, programs, and projects on environment protection; enable the people to exercise their rights and fulfill their responsibility to comply with the policies and laws on environment protection./.
For the Government
Prime Minister
Nguyen Tan Dung
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây