Nghị định 175-CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường

thuộc tính Nghị định 175-CP

Nghị định 175-CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:175-CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành:18/10/1994
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 175-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHị địNH

CủA CHíNH PHủ Số 175-CP NGàY 18-10-1994 Về HướNG DẫN

THI HàNH LUậT BảO Vệ MôI TRườNG

 

CHíNH PHủ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 27 tháng 12 năm 1993;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường,

NGHị địNH:

CHươNG I

NHữNG QUY địNH CHUNG

 

Điều 1

Nghị định này quy định chi tiết việc thi hành Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 27 tháng 12 năm 1993 và Chủ tịch nước ra Lệnh công bố số 29-L/CTN ngày 10 tháng 1 năm 1994.

 

Điều 2

Những quy định của Nghị định này được áp dụng đối với mọi hoạt động của tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài trên lãnh thổ nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được Luật Bảo vệ môi trường quy định.

 

Điều 3

Những quy định về bảo vệ môi trường có liên quan đến quan hệ quốc tế phải được tổ chức và thực hiện phù hợp với các quy định của Luật Bảo vệ môi trường, các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam, của các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.

Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng các quy định của điều ước quốc tế đó.

CHươNG II

PHâN CôNG TRáCH NHIệM QUảN Lý NHà NướC Về
BảO Vệ MôI TRườNG; TRáCH NHIệM CủA Tổ CHứC Và Cá NHâN
đốI VớI VIệC BảO Vệ MôI TRườNG

 

Điều 4

1- Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thực hiện việc thống nhất quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước, chịu trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo các hoạt động bảo vệ môi trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình như sau:

a) Xây dựng và trình Chính phủ ban hành, ban hành theo thẩm quyền các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường;

b) Xây dựng và trình Chính phủ quyết định chiến lược, chính sách về bảo vệ môi trường;

c) Chủ trì xây dựng, trình Chính phủ quyết định và phối hợp tổ chức thực hiện các kế hoạch dài hạn và hàng năm về phòng, chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, về các công trình bảo vệ môi trường và các công trình có liên quan đến bảo vệ môi trường;

d) Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc chung về môi trường;

đ) Đánh giá hiện trạng môi trường cả nước, định kỳ báo cáo Chính phủ và Quốc hội;

e) Thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án, các cơ sở theo quy định tại Chương III của Nghị định này;

f) Chỉ đạo việc tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; tổ chức xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn môi trường; cấp, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường; tổ chức tập huấn cán bộ khoa học môi trường và quản lý, bảo vệ môi trường;

g) Hướng dẫn, kiểm tra các ngành, các địa phương, các tổ chức và cá nhân trong việc thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, tổ chức công tác thanh tra môi trường, giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến bảo vệ môi trường trong phạm vi thẩm quyền;

h) Trình Chính phủ việc tham gia các tổ chức quốc tế, ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường, tiến hành các hoạt động quốc tế liên quan đến bảo vệ môi trường.

2- Cục Môi trường có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước.

Nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Cục Môi trường do Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường quy định.

 

Điều 5

1- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường như sau:

a) Xây dựng và trình Chính phủ ban hành, ban hành theo thẩm quyền các văn bản về bảo vệ môi trường thuộc phạm vi ngành phụ trách phù hợp với quy định của Luật Bảo vệ môi trường;

Xây dựng chiến lược, chính sách về bảo vệ môi trường của ngành phù hợp với chiến lược, chính sách chung về bảo vệ môi trường của cả nước;

b) Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật, các kế hoạch và biện pháp về bảo vệ môi trường theo hướng dẫn của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trong phạm vi ngành mình và các cơ sở thuộc quyền quản lý trực tiếp;

c) Quản lý các công trình của ngành liên quan đến bảo vệ môi trường;

d) Phối hợp thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án, các cơ sở sản xuất, kinh doanh theo quy định tại Chương III của Nghị định này;

đ) Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định.

2- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường để tiến hành các công tác sau đây:

a) Điều tra, quan trắc, nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường trong phạm vi ngành;

b) Xây dựng trình Chính phủ quyết định và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường trong phạm vi ngành;

c) Nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thuộc phạm vi ngành.

d) Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về bảo vệ môi trường trong phạm vi ngành.

 

Điều 6

1- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường như sau:

a) Ban hành theo thẩm quyền các văn bản về bảo vệ môi trường tại địa phương;

b) Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện tại địa phương các quy định của Nhà nước, của địa phương về bảo vệ môi trường;

c) Thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án, các cơ sở theo quy định tại Chương III của Nghị định này;

d) Cấp, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh;

đ) Phối hợp với các cơ quan Trung ương trong hoạt động kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường tại địa phương; đôn đốc các tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

e) Tiếp nhận, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và các kiến nghị về bảo vệ môi trường trong phạm vi quyền hạn được giao hoặc chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền để xử lý.

2- Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường ở địa phương.

Nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở địa phương do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định theo hướng dẫn của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

 

Điều 7

Các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể nhân dân có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường như sau:

1- Bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh tại trụ sở cơ quan, đoàn thể, các quy định của pháp luật, của các cơ quan Trung ương và địa phương về bảo vệ môi trường;

2- Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thực trách nhiệm của các thành viên cơ quan, tổ chức trong việc bảo vệ môi trường;

3- Trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình, kiểm tra, giáo dục hoặc theo dõi việc thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, kịp thời phạt hiện, báo cáo để cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành động vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

 

Điều 8

Các tổ chức sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của pháp luật về:

1- Đánh giá tác động môi trường; bảo đảm thực hiện đúng các tiêu chuẩn môi trường; phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường;

2- Đóng góp tài chính bảo vệ môi trường, bồi thường thiệt hại do có hành vi gây tổn hại môi trường theo quy định của pháp luật;

3- Cung cấp đầy đủ tài liệu và tạo điều kiện cho các đoàn kiểm tra, đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên thi hành công vụ; chấp hành quyết định của đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên;

4- Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức của cán bộ, công nhân trong việc bảo vệ môi trường; định kỳ báo cáo với cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường ở địa phương về hiện trạng môi trường tại nơi hoạt động của mình.

CHươNG III

ĐáNH GIá TáC độNG MôI TRườNG

 

Điều 9

Chủ đầu tư, chủ quản dự án hoặc Giám đốc các cơ quan, xí nghiệp... thuộc các đối tượng sau đây phải thực hiện đánh giá tác động môi trường:

1- Các quy hoạch tổng thể phát triển vùng, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các quy hoạch đô thị, khu dân cư;

2- Các dự án kinh tế, khoa học, y tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng;

3- Các dự án do tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế đầu tư, viện trợ, cho vay hoặc liên doanh thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam;

4- Các dự án nói tại các Khoản 1, 2 và 3 của Điều này được duyệt trước ngày 10 tháng 1 năm 1984 nhưng chưa tiến hành đánh giá tác động môi trường theo đúng yêu cầu;

5- Các cơ sở kinh tế, khoa học, y tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng đã hoạt động từ trước ngày 10 tháng 1 năm 1994.

 

Điều 10

1- Nội dung đánh giá tác động môi trường bao gồm:

a) Đánh giá hiện trạng môi trường tại địa bàn hoạt động của dự án hoặc cơ sở;

b) Đánh giá tác động xảy ra đối với môi trường do hoạt động của dự án hoặc cơ sở;

c) Kiến nghị các biện pháp xử lý về mặt môi trường.

2- Các nội dung nói tại Điều này được thể hiện thành một bản báo cáo riêng gọi là Báo cáo đánh giá tác động môi trường.

 

Điều 11

1- Đối với các đối tượng nói tại Khoản 1, 2, 3 và 4 của Điều 9, việc xây dựng Báo cáo đánh giá tác động môi trường được tiến hành thành 2 bước: sơ bộ và chi tiết (riêng các đối tượng nói tại Khoản 4 chỉ đánh giá chi tiết).

Nội dung của Báo cáo đánh giá sơ bộ tác động môi trường được quy định Phụ lục I.1; (*)

Nội dung của Báo cáo đánh giá chi tiết tác động môi trường được quy định tại Phụ lục I.2. (*)

2- Đối với các đối tượng nói tại Khoản 5 Điều 9, nội dung của Báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại Phụ lục I.3. (*)

 

Điều 12

1- Các phương pháp đánh giá tác động môi trường được sử dụng phải bảo đảm tính khách quan, tính khoa học, tính thực tiễn và phù hợp với trình độ quốc tế hiện hành.

2- Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải do các cơ quan và các tổ chức có đủ điều kiện về cán bộ chuyên môn và cơ sở vật chất thực hiện.

3- Để tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải sử dụng các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam. Đối với các lĩnh vực chưa có tiêu chuẩn môi trường, cần thoả thuận bằng văn bản với cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường.

 

Điều 13

Hồ sơ xin thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:

1- Đối với các đối tượng nói tại Khoản 1, 2, 3 và 4 của Điều 9:

a) Báo cáo đánh giá tác động môi trường,

b) Hồ sơ dự án và các phụ lục liên quan.

2- Đối với các đối tượng nói tại Khoản 5 của Điều 9:

a) Báo cáo đánh giá tác động môi trường,

b) Báo cáo hiện trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở và các vấn đề liên quan khác.

3- Hồ sơ xin thẩm định được làm thành 3 bản. Đối với các đối tượng nói tại Khoản 3 của Điều 9, văn bản cần được thể hiện bằng tiếng Việt.

 

Điều 14

1- Việc thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các cơ sở đang hoạt động được phân thành 2 cấp:

a) Cấp Trung ương do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thẩm định. Tuỳ trường hợp cụ thể, Bộ Khoa học, Cộng nghệ và Môi trường có thể uỷ nhiệm cho Bộ chuyên ngành thẩm định;

b) Các địa phương do Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trưởng thẩm định.

2- Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm xây dựng trình Chính phủ danh mục các dự án mà Báo cáo đánh giá tác động môi trường cần phải đưa ra để Quốc hội xem xét.

 

Điều 15

1- Việc thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường do cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường chịu trách nhiệm.

2- Trong trường hợp cần thiết thành lập Hội đồng thẩm định:

a) Hội đồng thẩm định cấp Trung ương do Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ra quyết định thành lập.

b) Hội đồng thẩm định cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định thành lập.

3- Thành phần Hội đồng bao gồm các nhà khoa học, quản lý, có thể có đại diện của các tổ chức xã hội và đại diện của nhân dân. Số thành viên Hội đồng không quá 9 người.

 

Điều 16

Thời gian thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường không quá 2 tháng kể từ ngày nhận được đầy đủ các văn bản liên quan.

Đối với các đối tượng ghi tại Khoản 3 của Điều 9 thời hạn thẩm định phải phù hợp với thời gian quy định cho việc cấp giấy phép đầu tư.

 

 

 

 

Điều 17

Cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường có trách nhiệm giám sát việc thiết kế kỹ thuật và thực thi các biện pháp bảo vệ môi trường theo kiến nghị của Hội đồng thẩm định.

 

Điều 18

Trường hợp không nhất trí với kết luận của Hội đồng thẩm định, chủ đầu tư, chủ quản dự án hoặc Giám đốc cơ quan, xí nghiệp... có quyền khiếu nại với cơ quan đã quyết định thành lập Hội đồng và cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường cấp trên.

Đơn khiếu nại cần được xem xét giải quyết trong thời hạn 1 đến 3 tháng kể từ ngày nhận được đơn.

 

Điều 19

Đối với các đối tượng nói tại Điều 9 của Nghị định này thuộc diện quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ tổ chức xây dựng và thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo hướng dẫn của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

 

Điều 20

1- Đối với các đối tượng nói tại Khoản 5 Điều 9 của Nghị định này, việc xây dựng và thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải được tiến hành từng bước và trong thời hạn theo hướng dẫn của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

2- Kết quả của việc thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường của các cơ sở đang hoạt động được phân thành 4 loại sau đây để xử lý:

a) Được phép tiếp tục hoạt động không phải xử lý về mặt môi trường;

b) Phải đầu tư xây dựng các công trình xử lý chất thải;

c) Phải thay đổi công nghệ, di chuyển địa điểm;

d) Phải đình chỉ hoạt động.

CHươNG IV

PHòNG, CHốNG, KHắC PHụC SUY THOáI MôI TRườNG,
ô NHIễM MôI TRườNG Và Sự Cố MôI TRườNG

 

Điều 21

Việc sử dụng, khai thác các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu di tích lịch sử, văn hoá, cảnh quan thiên nhiên... phải được phép của cơ quan quản lý ngành hữu quan. Trước khi cấp giấy phép, cơ quan quản lý ngành hữu quan phải được sự thoả thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường.

Sau khi nhận được các thủ tục cho phép khai thác, sử dụng, tổ chức, cá nhân đứng tên trong giấy phép tiến hành các thủ tục đăng ký với chính quyền địa phương nơi trực tiếp quản lý các khu bảo tồn trên.

Giấy phép cần ghi rõ các nội dung sau: Đối tượng, phạm vi xin được sử dụng, mục đích và thời gian khai thác, các giải pháp bảo vệ môi trường trong khi khai thác.

 

Điều 22

Các tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến môi trường phải tuân theo các tiêu chuẩn môi trường.

Danh mục các loại tiêu chuẩn môi trường Việt Nam bao gồm:

1- Tiêu chuẩn môi trường đối với bảo vệ môi trường đất;

2- Tiêu chuẩn môi trường đối với bảo vệ môi trường nước;

3- Tiêu chuẩn môi trường đối với bảo vệ môi trường không khí;

4- Tiêu chuẩn môi trường trong lĩnh vực tiếng ồn;

5- Tiêu chuẩn môi trường trong lĩnh vực bức xạ và ion hoá;

6- Tiêu chuẩn môi trường đối với bảo vệ khu vực dân cư;

7- Tiêu chuẩn môi trường đối với bảo vệ khu sản xuất;

8- Tiêu chuẩn đánh giá môi trường trong lĩnh vực bảo vệ rừng;

9- Tiêu chuẩn đánh giá môi trường trong lĩnh vực bảo vệ hệ sinh vật;

10- Tiêu chuẩn đánh giá môi trường trong lĩnh vực bảo vệ hệ sinh thái;

11- Tiêu chuẩn môi trường đối với bảo vệ biển;

12- Tiêu chuẩn môi trường đối với bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên và cảnh quan thiên nhiên;

13- Tiêu chuẩn môi trường trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng công nghiệp, đô thị và dân dụng;

14- Tiêu chuẩn môi trường liên quan đến việc vận chuyển, tàng trữ, sử dụng các chất độc hại, phóng xạ;

15- Tiêu chuẩn môi trường trong khai thác các mỏ lộ thiên và khai thác các mỏ hầm lò;

16- Tiêu chuẩn môi trường đối với các phương tiện giao thông cơ giới;

17- Tiêu chuẩn môi trường đối với cơ sở có sử dụng các vi sinh vật;

18- Tiêu chuẩn môi trường đối với bảo vệ lòng đất;

19- Tiêu chuẩn môi trường đối với bảo vệ môi trường khu du lịch;

20- Tiêu chuẩn môi trường trong lĩnh vực xuất nhập khẩu;

21- Tiêu chuẩn môi trường đối với bệnh viện và các khu chữa bệnh đặc biệt.

Tất cả tiêu chuẩn trong danh mục trên do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổ chức biên soạn và ban hành.

 

Điều 23

Tổ chức, cá nhân khi xuất khẩu, nhập khẩu các loài động vật, thực vật (kể cả hạt giống), các chủng vi sinh vật, các nguồn gien, đều phải được phép của cơ quan quản lý ngành hữu quan và cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường và phải có phiếu kiểm dịch của cơ quan kiểm dịch có thẩm quyền của Việt Nam. Khi phát hiện các đối tượng ghi trong giấy phép có nguy cơ gây dịch bệnh cho người và gia súc, gia cầm hoặc các nguy cơ gây ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường phải báo cáo khẩn cấp cho chính quyền địa phương và cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường nơi gần nhất để có biện pháp xử lý bao vây hoặc tiêu huỷ ngay.

Đối với các loài động vật, thực vật quý, hiếm theo "Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang đã có nguy cơ tuyệt chủng" (CITES) cần thực hiện theo đúng Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Pháp lệnh Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Danh mục các giống loài của các đối tượng ghi trong Điều này do các Bộ Lâm nghiệp, Bộ Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm công bố.

 

Điều 24

Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu các hoá chất độc hại, các chế phẩm vi sinh vật phải được phép của cơ quan quản lý ngành hữu quan và cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường và phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam. Trong đơn cần ghi cụ thể mục đích sử dụng, số lượng, đặc tính kỹ thuật, thành phần và công thức nếu có, tên thương mại, hãng và nước sản xuất. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xuất khẩu, nhập khẩu đúng chủng loại và số lượng đã ghi trong giấy phép.

Trong trường hợp để quá hạn phải huỷ, cần làm đơn ghi rõ số lượng, đặc tính kỹ thuật, công nghệ huỷ và phải có sự giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường và cơ quan công an được uỷ quyền.

Đối với các chất bảo vệ thực vật cần tuân thủ đúng Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật.

 

Điều 25

Việc nhập khẩu các loại thiết bị toàn bộ và công nghệ theo các dự án, các liên doanh chỉ được thực hiện sau khi đã có luận chứng kinh tế - kỹ thuật được duyệt cùng với kết luận thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án do cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường thực hiện.

Đối với những thiết bị lẻ quan trọng có liên quan đến bảo vệ môi trường, khi xét thấy cần thiết, cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường xem xét và cho phép nhập.

Phân cấp giải quyết giấy phép về việc này như sau:

- Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường cấp giấy phép cho các trường hợp nhập của các dự án, liên doanh được Hội đồng thẩm định của Nhà nước duyệt.

- Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường địa phương cấp giấy phép cho các trường hợp còn lại theo hướng dẫn của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

 

Điều 26

1- Tất cả các phương tiện giao thông đường sắt, đường bộ, đường thuỷ không được thải khói bụi, dầu, khí chứa chất độc ra môi trường vượt quá tiêu chuẩn quy định. Đối với các loại phương tiện giao thông kể trên được nhập vào Việt Nam từ ngày Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực phải bảo đảm các chỉ tiêu chất thải theo tiêu chuẩn mới được phép vận hành.

2- Tất cả các loại phương tiện giao thông cơ giới khi vận hành phải bảo đảm mức độ tiếng ồn không vượt quá tiêu chuẩn quy định.

3- Đối với các loại phương tiện được phép vận hành trước ngày Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực, cần phải áp dụng các giải pháp kỹ thuật để hạn chế tới mức tối đa lượng khói và chất thải độc hại vào môi trường. Kể từ ngày 1 tháng 4 năm 1995 mọi loại phương tiện giao thông cơ giới trên địa bàn thành phố phải bảo đảm mức xả khói không vượt quá 60 đơn vị Hartridge, không được thải các chất gây ô nhiễm môi trường nêu trên và không được phép gây độ ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Phương tiện nào không đạt các tiêu chuẩn trên buộc phải đình chỉ hoạt động.

4- Các phương tiện giao thông có động cơ khi qua các bệnh viện, khu điều dưỡng, trường học và khu đông dân cư vào giờ nghỉ trưa và sau 22 giờ không được dùng còi.

Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm tổ chức việc kiểm tra và cấp giấy phép về việc đạt tiêu chuẩn môi trường đối với các phương tiện giao thông và vận tải.

 

Điều 27

1- Mọi cơ sở sản xuất, kinh doanh, bệnh viện, khách sạn, nhà hàng v.v. .. có các chất thải ở các dạng rắn, lỏng, khí cần phải tổ chức xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải ra ngoài phạm vi quản lý của cơ sở mình, công nghệ xử lý các loại chất thải trên phải được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.

2- Chất thải sinh hoạt tại các thành phố, đô thị, khu công nghiệp cần phải được thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy chế quản lý chất thải.

3- Chất thải có chứa vi sinh vật, vi trùng gây bệnh cần phải được xử lý nghiêm ngặt trước khi thải vào các khu chứa chất thải công cộng theo quy định hiện hành.

4- Chất thải chứa các hoá chất độc hại, khó phân huỷ phải được xử lý theo công nghệ riêng, không được thải vào các khu chứa chất thải sinh hoạt.

 

Điều 28

1- Nghiêm cấm việc xuất, nhập khẩu chất thải có chứa độc tố hay các vi trùng gây bệnh, có thể gây ô nhiễm môi trường.

2- Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn các ngành, các địa phương lập danh mục các nguyên liệu thứ phẩm, các phế liệu bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh môi trường được phép nhập từ nước ngoài vào làm nguyên liệu sản xuất để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

 

Điều 29

Bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 1995, nghiêm cấm việc sản xuất, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ và sử dụng tất cả các loại pháo nổ trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Chính phủ quy định việc sản xuất và sử dụng pháo hoa trong một số ngày lễ, tết đặc biệt.

Điều 30

1- Bộ trưởng Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ các trường hợp sự cố môi trường đặc biệt nghiêm trọng và kiến nghị các biện pháp xử lý khẩn cấp để Thủ tướng ra quyết định.

2- Trường hợp sự cố môi trường đặc biệt nghiêm trọng là sự cố gây tổn hại lớn và nghiêm trọng:

a) Đối với tính mạng và tài sản của nhiều người;

b) Đối với các cơ sở kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng;

c) Đối với khu vực rộng lớn thuộc phạm vi nhiều tỉnh, thành phố;

d) Đối với vùng có ảnh hưởng về mặt quốc tế.

3- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ tổ chức một lực lượng chuyên trách để làm lòng cốt trong việc khắc phục sự cố về môi trường. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường cùng với Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng và các Bộ, ngành có liên quan lập phương án xây dựng các lực lượng này trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

 

Điều 31

Việc thanh toán chi phí để khắc phục sự cố môi trường cho tổ chức, cá nhân được huy động phải tuân theo nguyên tắc thoả thuận giữa tổ chức, cá nhân được huy động với cơ quan có thẩm quyền huy động.

Bộ Tài chính quy định chi tiết chế độ thanh toán chi phí này.

CHươNG V

NGUồN TàI CHíNH CHO NHIệM Vụ BảO Vệ MôI TRườNG

 

Điều 32

Nguồn tài chính cho nhiệm vụ bảo vệ môi trường gồm:

1- Ngân sách Nhà nước dành cho hoạt động bảo vệ môi trường, cho các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường;

2- Phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động của các công trình kinh tế - xã hội; phí bảo vệ môi trường do các tổ chức, cá nhân sử dụng thành phần môi trường vào mục đích sản xuất kinh doanh đóng góp theo quy định chi tiết của Bộ Tài chính;

3- Các khoản khác (tiền phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường, đóng góp của các tổ chức kinh tế - xã hội...).

 

Điều 33

Chính phủ lập quỹ dự phòng quốc gia khắc phục tình trạng suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường và sự có môi trường nhằm chủ động đối phó với các trường hợp đột xuất về sự cố môi trường, ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường.

Nguồn tài chính lập quỹ nói trên gồm nguồn trích từ ngân sách Nhà nước, đóng góp của các doanh nghiệp (kể cả các liên doanh với nước ngoài), đóng góp của các cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài cho các hoạt động bảo vệ môi trường ở Việt Nam.

Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Bộ Tài chính xây dựng quy chế quản lý và sử dụng quỹ này.

 

Điều 34

Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thuộc các lĩnh vực hoặc đối tượng sau đây phải nộp phí bảo vệ môi trường:

- Khai thác dầu mỏ, khí đốt, khoáng sản khác;

- Sân bay, bến cảng, bến xe, nhà ga;

- Phương tiện giao thông cơ giới;

- Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác gây ô nhiễm môi trường.

Các tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh có gây ô nhiễm môi trường phải nộp phí bảo vệ môi trường.

Mức thu phí bảo vệ môi trường tuỳ thuộc vào mức độ tác động xấu của hoạt động sản xuất kinh doanh có thể xảy ra đối với môi trường.

Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về thu và sử dụng phí bảo vệ môi trường.

 

Điều 35

Nguồn tài chính cho nhiệm vụ bảo vệ môi trường hàng năm được chi cho các nội dung sau đây:

1- Điều tra cơ bản các yếu tố về môi trường, chú trọng các môi trường đất, nước, không khí, rừng, biển và các khía cạnh văn hoá liên quan...;

2- Điều tra tình hình ô nhiễm môi trường ở các tỉnh, thành phố lớn, khu công nghiệp, khu đông dân cư quan trọng, các vùng biển đang khai thác dầu khí...;

3- Các biện pháp bảo vệ, khôi phục, cải tạo môi trường, quản lý chất thải (nhất là các chất thải độc hại) ở các thành phố và các khu công nghiệp;

4- Các dự án bảo tồn, khôi phục các hệ sinh thái có tầm quan trọng cho phát triển lâu bền kinh tế - xã hội và duy trì tính đa dạng sinh học (bao gồm các vườn quốc gia, các khu bảo vệ và dự trữ thiên nhiên, các hệ sinh thái đất ngập nước ở các cửa sông và ven biển, các hệ sinh thái rừng ngập mặn, các ám tiêu san hô, các loài sinh vật quý hiếm, bảo vệ các nguồn gien...);

5- Xây dựng cơ bản các công trình cần thiết về bảo vệ môi trường.

 

Điều 36

Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Bộ Tài chính quy định về thu, chi, quản lý tài chính, tài sản trong công tác bảo vệ môi trường phù hợp với các chế độ quản lý hiện hành.

 

CHươNG VI

THANH TRA Về BảO Vệ MôI TRườNG

 

Điều 37

Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ tổ chức và chỉ đạo thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường, với nhiệm vụ sau đây:

1- Thanh tra việc bảo vệ môi trường của các Bộ, ngành và việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương của Uỷ ban nhân dân các cấp.

2- Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường: tiêu chuẩn, quy định về phòng, chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường khi sử dụng và khai thác thành phần môi trường của tổ chức và cá nhân.

 

Điều 38

Tổ chức, quyền hạn, phạm vi hoạt động của Thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Tổng Thanh tra Nhà nước thống nhất quy định, phù hợp với các quy định của Luật Bảo vệ môi trường và Pháp lệnh Thanh tra.

CHươNG VII

ĐIềU KHOảN THI HàNH

 

Điều 39

Nghị định này có hiệu lực từ ngày ký.

Tất cả các quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

 

Điều 40

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn cụ thể việc thi hành Nghị định này theo chức năng và quyền hạn của mình.

 

(*) Không in các bản phụ lục

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------
No: 175-CP
Hanoi, October 18, 1994
 
DECREE
GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE LAW ON ENVIRONMENTAL PROTECTION
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government on the 30th of September 1992;
Pursuant to the Law on Environmental Protection on the 27th of December 1993;
At the proposal of the Minister of Science, Technology and Environment,
DECREES:
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- This Decree stipulates details for the implementation of the Law on Environmental Protection passed by the National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam on the 27th of December 1993 and promulgated by the President of the State in Decision No.29L/CTN on the 10th of January 1994.
Article 2.- The stipulations of this Decree apply to all activities of Vietnamese organizations and individuals and foreign organizations and individuals on the territory of the Socialist Republic of Vietnam covered by the Law on Environmental Protection.
Article 3.- The stipulations on environmental protection concerning international relations must be carried out in conformity with the Law on Environmental Protection and other prescriptions concerned of Vietnam s law and the international treaties which Vietnam has signed or acceded to.
Incase and international treaty which Vietnam has signed or acceded to stipulates differently from this Decree, the stipulations of that international treaty shall prevail.
Chapter II
DIVISION OF RESPONSIBILITIES IN STATE MANAGEMENT OF ENVIRONMENTAL PROTECTION, RESPONSIBILITIES OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS FOR ENVIRONMENTAL PROTECTION
Article 4.-
1. The Ministry of Science, Technology and Environment exercising unified State management of environment protection on a national scale, is responsible for organizing and guiding the activities for environmental protection within their function and tasks as follows:
a./ Drawing up statutory provisions on environmental protection and submit them to the Government for promulgation, or promulgate them within its jurisdiction;
b/ Working out the strategy and policy on environmental protection and submit them to the Government for approval;
c/ Chairing the building of long-term and annual plans for preventing, fighting and overcoming environmental degradation, environmental pollution and environmental accidents, for environmental protection projects and other projects concerning environmental protection, submit them to the Government for decision, and cooperate with other branches concerned in carrying them out;
d/ Organizing, building and managing the system of observatories for environmental protection;
e/ Evaluating the present state of the environment on a national scale and making periodical reports on it to the Government and the National Assembly;
f/ Checking Reports on the environmental effect of projects and establishments as stipulated at Chapter III of this Decree;
g/ Guiding the organization of research and the application of scientific and technological advances in environmental protection; organizing the building and application of a system of environmental safety standards; issuing or withdrawing certificates of environmental standards; organizing the training of environmental staff for the management of environmental protection;
h/ Guiding and supervising the implementation of the Law on Environmental Protection by the various branches, localities, organizations and individual; organizing the inspection of environmental protection, and handling complaints and denunciations about environmental protection within its powers;
i/ Reporting to the Government on its participation in international organizations, its signing of or accession to international treaties on environmental protection, and its participation in international activities concerning environmental protection.
2. The Department of Environment has the task of helping the Minister of Science, Technology and Environment exercise the function of State management in environmental protection on a national scale.
The tasks, powers and organization of the Department of Environment shall be defined by the Minister of Science, Technology and Environment.
Article 5.-
1. The ministries, agencies at ministerial level and agencies attached to the Government in furtherance of their function, tasks and powers are responsible for exercising State management of environmental protection as follows;
a/ Drafting documents on environmental protection within the scope of their activity in conformity with the stipulations of the Law on Environmental Protection, submit them to the Government for promulgation, or promulgate them within their powers;
Working out the strategy and policies of their branch for environmental protection in conformity with the general strategy and policies of the whole country on environmental protection;
b/ Guiding and checking the implementation of the law, plans and measures on environmental protection within their branch and at the establishments directly under their management as directed by the Ministry of Science, Technology and Environment;
c/ Managing the projects of their branch relating to environmental protection;
d/ Jointly checking deports on the evaluation of environmental effect of projects, production establishments and businesses as stipulated at Chapter III of this Decree;
e/ Settling disputes, complaints and denunciations, and petitioning for punishment of violations of the law on environmental protection within their powers as stipulated by law.
2. The ministries, agencies at ministerial level and agencies attached to the Government shall cooperate with the Ministry of Science, Technology and Environment in doing the following work:
a/ Surveying, observing, studying and evaluating the present state of environment within their branch;
b/ Building a plan to prevent, fight and overcome environmental degradation, environmental pollution and environmental accidents within their branch, submit it to the Government for decision, and organizing its implementation;
c/ Studying and applying scientific and technological advances in the field of environmental protection within their branch;
d/ Carrying out education and dissemination of the knowledge and law on environmental protection within their branch.
Article 6.-
1. The People s Committees of provinces and cities under the Central Government are responsible for exercising State management of environmental protection as follows:
a/ Issuing within their powers documents on environmental protection in their locality;
b/ Directing and inspecting the implementation of the regulations of the State and the locality on environmental protection in their locality;
c/ Checking report on the evaluation of environmental effect of projects and establishments as stipulated at Chapter III of this Decree;
d/ Granting certificates of environmental standards to production establishments and businesses, or withdrawing them;
e/ Cooperating with the institutions at the central level in supervising, inspecting and handling violations of the Law on Environmental Protection in the locality; urging all organizations and individuals to observe the Law on Environmental Protection;
f/ Receiving and settling disputes, complaints, denunciations on environmental protection within their powers, or submitting them to the authorized institutions for settlement.
2. The Science, Technology and Environment Office is responsible to the People�s Committees of provinces and cities under the Central Government in exercising State management of environmental protection in their locality.
The tasks, power�s and organization of the Science, Technology and Environment Office are stipulated by the People s Committees of provinces and cities under the Central Government under the guidance of the Ministry of Science, Technology and Environment.
Article 7.- The State institutions and mass organizations have the following task in the protection of the environment:
1. Ensuring strict implementation at the premises of public offices and mass organizations of the stipulations of law and of central and local institutions on environmental protection;
2. Conducting popularization and education for the staff of public offices and mass organizations to raise their sense of responsibility in environmental protection;
3. Within their responsibility and powers, checking, campaigning for and supervising the implementation of the Law on Environmental Protection, promptly discovering any violations of the Law on Environmental Protection, and reporting it to the authorized institution for settlement.
Article 8.- All production organizations and businesses are obliged to strictly abide by the law:
1. Evaluating environmental effects; ensuring strict observance of environmental standards; preventing, fighting and overcoming the consequences for environmental degradation, environmental pollution and environmental accidents;
2. Making financial contribution to environmental protection, compensating for any losses caused by environmental damage as stipulated by law;
3. Supplying full documents and creating conditions for supervisory and inspection groups or for inspectors in the discharge of their functions; abiding by any decision by an inspection group or inspectors;
4. Conducting popularization and education for cadres and workers to raise their sense of responsibility for environmental protection; making periodical reports to the State managing institution for environmental protection in the locality on the present state of environment in their area of activity.
Chapter III
EVALUATION OF ENVIRONMENTAL EFFECT
Article 9.- The investors, project owners or directors of public offices and enterprises must evaluate the environmental effect of the following projects and institutions;
1. Master plans for regional development, the zoning and plans for development of branches, provinces and cities directly under the Central Government, the planning of urban centers and residential quarters;
2. Projects on economic, scientific, medical, cultural, social, security and defense;
3. Projects in vested or funded by foreign organizations or individuals, or international organizations, or built with loans from them or as joint ventures with them on Vietnamese territory;
4. The projects mentioned at Points 1, 2 and 3 of this Article which were ratified before the 10th of January 1994, but which have not been evaluated for their environmental effect as required;
5. The economic, scientific, medical, cultural, social, security and defense establishments put into operation before the 10th of January 1994.
Article 10.-
1. The environmental effect should be evaluated as follows:
a/ Evaluating the present state of the environment in the area of operation of the project or the establishment;
b/ Evaluating the effect exerted on the environment by the operation of the project or the establishment;
c/ Proposing measures for environmental protection.
2. The stipulations in this Article should be included in a special report called the Report on the evaluation of environmental effect.
Article 11.-
1. With regard to the projects mentioned at Points 1, 2, 3 and 4 of Article 9, the making of the Report on the evaluation of environmental effect should be undertaken in two steps: preliminary and in details (those projects mentioned at Point 4 should be evaluated in details only).
The contents of the Report on the preliminary evaluation of environmental effect is stipulated at Appendix 1.1;
The contents of the Report on the detailed evaluation of environmental effect is stipulated at Appendix 1.2.
2. With regard to the projects mentioned at Point 5 of Article 9, the contents of the Report on the evaluation of environmental effect is stipulated at Appendix 1.3.
Article 12.-
1. The mentors used in evaluating environmental effect must be objective, scientific and practical, and up to current international standard.
2. The report on the evaluation of environmental effect must be made by those agencies and organizations that have a qualified staff and necessary facilities.
3. The report on the evaluation of environmental effect must be made on the basis of Vietnam s environmental norms. As for those areas which do not yet have environmental norms, a written agreement should be reached with the State institution in charge of environmental protection.
Article 13.- The dossier applying for the expertise of the Report on the evaluation of environmental effect includes the following:
1. With regard to the projects mentioned at Points 1, 2, 3, and 4 of Article 9;
a/ A report on the evaluation of environmental effect;
b/ The dossier of the project and attached appendices.
2. With regard to the projects mentioned at Point 5 of Article 9:
a/ A report on the evaluation of environmental effect;
b/ A report on the present production and business activities of the establishment and other issues concerned.
3. The dossier applying for expertise should be made in 3 copies. With regard to the projects mentioned at Point 3 of Article 9, the document should be made in Vietnamese.
Article 14.-
1. The expertise of the Report on the evaluation of environmental effect of those projects and establishments currently in operation is classified into 2 levels:
a/ At the central level, it is expertized by the Ministry of Science, Technology and Environment. According to concrete cases, the Ministry of Science, Technology and Environment can assign it to a Ministry specializing in the field;
b/ At the local level, it is expertized by the Science, Technology and Environment Office.
2. The Ministry of Science, Technology and Environment shall submit to the Government the list of projects of which the Report on the evaluation of environmental effect needs to be submitted to the National Assembly.
Article 15.-
1. The State managing institution for environmental protection is responsible for expertising the Report on the evaluation of environmental effect.
2. If necessary, an expertise council shall be established.
a/ The Expertise Council at the central level shall be established by decision of the Ministry of Science, Technology and Environment.
b/ The Expertise Council in provinces and cities directly under the Central Government is established by decision of the Presidents of the People s Committees of provinces and cities directly under the Central Government.
3. The Council is composed of scientists, managers, and may also include representatives of social organizations and representatives of the people. However, its membership should not exceed 9 persons.
Article 16.- The time for expertizing the Report on the evaluation of environmental effect should not exceed 2 months after all necessary documents are received.
With regard to the projects mentioned at Point 3 of Article 9, the time for expertise must conform to the time schedule set for the granting of an investment license.
Article 17.- The State managerial institution on environmental protection is responsible for supervising the technical designing and the carrying out of measures for environmental protection at the proposal of the Expertise Council.
Article 18.- In case of disagreement with the conclusion of the Expertise Council, the investor, the Project manager or director of a public office or enterprise... may complain to the institution that decided the establishment of the Council and to the State managerial institution on environmental protection of higher level.
The complaint should be considered and settled within 1 to 3 months after it is received.
Article 19.- With regard to the projects mentioned at Article 9 of this Decree which are under the management of the Ministry of Defense and the Ministry of the interior, the Minister of Defense and the Minister of the Interior should organize the compilation and expertise of the Report on the evaluation of environmental effect as directed by the Ministry of Science, Technology and Environment.
Article 20.-
1. With regard to the projects mentioned at Point 5, Article 9, of this Decree, the compilation and expertise of the Report on the evaluation of environmental effect should be undertaken step by step and within the time frame set by the Ministry of Science, Technology and Environment.
2. The results of the expertise of the Report on the evaluation of environmental effect of the establishments currently in operation are classified into the 4 following types for settlement:
a/ Those that are permitted to continue their operation without further measures for environmental protection;
b/ Those that must invest in building waste-treatment facilities;
c/ Those that must change their technology and be re-located;
d/ Those that must stop their operation.
Chapter IV
PREVENTION, FIGHTING AND OVERCOMING ENVIRONMENTAL DEGRADATION, ENVIRONMENTAL POLLUTION AND ENVIRONMENTAL ACCIDENTS
Article 21.- The sue and exploitation of national parks, natural preserves, historic and cultural relic sites, and scenic spots... must be permitted by the managerial institution of the branch concerned. Before issuing the permit, the managerial institution must obtain written approval of the State managerial institution on environmental protection.
After receiving the permit for exploitation and use, the organization or individual whose name is written in the permit must register with the local administration which is directly in charge of the conservation sites concerned.
The permit must specify these points; the area and scope of use, the purpose and the time for exploitation, and the measures for environmental protection during the exploitation.
Article 22.- All organizations and individuals engaged in activities concerning the environment must observe the environmental norms.
The list of Vietnam s environmental norms includes;
1. The environmental norm for the protection of soil;
2. The environmental norm for the protection of water;
3. The environmental norm for the protection of the air;
4. The environmental norm for noise;
5. The environmental norm for radiation and ionization;
6. The environmental norm for protection of residential quarters;
7. The environmental norm for protection of production areas;
8. The norm for environmental evaluation in the protection of forests;
9. The norm for environmental evaluation in the protection of animal and plant life;
10. The norm for environmental evaluation in the protection of the ecology;
11. The environmental norm for the protection of the sea;
12. The environmental norm for the planning of industrial, urban and civil constructions;
14. The environmental norm for the transportation, stockpiling and use of toxic and radio-active elements;
15. The environmental norm for the exploitation of open cut mines and underground mines;
16. The environmental norm for motorized means of transport;
17. The environmental norm for the establishments using micro-organisms;
18. The environmental norm for the protection of the subsoil;
19. The environmental norm for environmental protection of tourist sites;
20. The environmental norm for the import-export sector;
21. The environmental norm for hospital and clinics for treatment of special diseases.
All the norms in the above list are compiled and issued by the Ministry of Science, Technology and Environment in conjunction with the other ministries and branches concerned.
Article 23.- Any organization and individual, that wan to export or import animals or plants (including seeds), micro-organisms, and gene sources, must have a permit from the managerial office of the branch concerned and the State managerial institution for environmental protection and a quarantine certificate from the authorized quarantine office of Vietnam. When they discover the danger of items listed in the permit spreading diseases to humans, animals and poultry, or dangers of causing environmental pollution or degradation, they must urgently report it to the local administration and the nearest State managerial institution for environmental protection to take measures to isolate or destroy them immediately.
With regard to endangered species of animal and plants listed in the Convention on International Trading of Endangered Species (CITES), the Law on the Protection and Development of Forests and the Ordinance on the Protection of Aquatic Resources should be strictly observed. The list of species covered by this Article is announced by the Ministry of Forestry, the Ministry of Aquatic Resources, and the Ministry of Agriculture and Food Industry.
Article 24.- Any organization and individual who want to export or import toxic chemicals and microbiological products must have a permit form the managerial office of the branch concerned and the State managerial institution for environmental protection and must scrupulously abide by the current norms of Vietnam. In their application, they must specify the purpose of the use, the quantity, the technical properties, the composition and formula, if any, the trade brand, the firm and the country that produce it. The organization and individual concerned are responsible for exporting or importing exactly the items and the quantity listed in the permit.
In case the items are past the expiry date and must be destroyed, they must send in an application specifying the quantity, the technical properties and the technology for destruction, and the destruction must be supervised by the State managerial institution on environmental protection and the authorized police office.
With regard to botanical protection substances, the Ordinance on Botanical Protection and Quarantine must be strictly observed.
Article 25.- The importation of whole equipment and technology for projects and joint ventures can be made only after the economic and technical feasibility study has been ratified and the Report on the evaluation of environmental effect of the protect has been expertised by the State managerial institution for environmental protection.
With regard to important single pieces of equipment concerning environmental protection, the State managerial institution for environmental protection can, if necessary, consider and allow their importation.
The granting of permits for these cases is effected according to the following assignment of authority:
- The Ministry of Science, Technology and Environment grants import permits for those projects and joint ventures ratified by the Expertise Council of the State.
- The local Science, Technology and Environment Office grants permits for all other cases under the guidance of the Ministry of Science, Technology and Environment.
Article 26.-
1. All means of transport, trains, vehicles and vessels should not emit more smoke, dust, oil and toxic exhaust into the environment than the levels stipulated. For those means or transport imported into Vietnam after the Law on Environmental Protection takes effect, they must meet the exhaust norms before being put into operation.
2. All motorized means of transport in operation must not produce more noise than the levels stipulated.
3. For those means of transport put into operation before the Law o n Environmental Protection takes effect, they must apply technical solutions to minimize the smoke and toxic exhaust they discharge into the environment. From the 1st of April 1995, all motorized means of transport in the cities must ensure a level of smoke discharge not exceeding 60 Hartridge units, should not emit the above-mentioned pollutants and should not produce noise above the levels permitted.
Those means of transport which fail to meet these norms shall be suspended.
4. The motorized means of transport must not use their horns when they pass by hospitals, sanatoria, schools and densely populated areas at noon time and after 22:00 hrs.
The Ministry of Communications and Transport is responsible for examining and granting permits for those means of transport which meet the environmental norms.
Article 27.-
1. All production units, businesses, hospitals, hotels, restaurants... Which have solid or liquid waste matter or exhaust must treat it before discharging them; the waste-treatment technology must be examined and ratified by the authorized State managerial institution.
2. Waste matter from daily life in the cities and other urban centers, and industrial parks must be collected, transported and treated in accordance with the regulations for waste treatment.
3. Such waste matter containing micro-organisms and disease-causing viruses must be carefully treated before being discharged into public dumping grounds in accordance with current regulations.
4. Such waste matter containing toxic chemicals hard to decompose must be treated by special technology and must not be discharged into the dumping grounds reserved for waste matter from daily life.
Article 28.-
1. The export or import of waste matter containing toxic elements or disease-causing viruses which could cause environmental pollution is strictly banned.
2. The Ministry of Science, Technology and Environment guides the branches and localities in drawing up the lists of sub-standard row materials and discarded materials which meet the norms of environmental hygiene and are permitted to be imported for use as materials for production, and submit them to the Prime Minister for decision.
Article 29.- As from the 1st of January 1995, the production, transport, trading, stockpile and use of all sorts of firecrackers on the entire Vietnamese territory is strictly banned.
The Government shall stipulate the production and use of fireworks on a number of special anniversaries and New Year days.
Article 30.-
1. The Minister of Science, Technology and Environment shall report to the Prime Minister cases of environmental accidents of particular gravity and proposes urgent solutions to the Prime Minister for decision.
2. Cases of environmental accidents of particular gravity are accidents that cause enormous and serious losses:
a/ To the lives and property of many people;
b/ To economic, social, security and defense establishments;
c/ To vast areas encompassing many cities and provinces;
d/ To areas of international influence.
3. The Minister of Defense and the Minister of the Interior shall organize a special task force to handle environmental accidents. The Ministry of Science, Technology and Environment together with the Ministry of the Interior, the Ministry of Defense and other ministries and branches concerned shall plan the building of such forces and submit the plan to the Prime Minister for approval.
Article 31.- The payment for expenses incurred in handling environmental accidents by organizations and individuals involved must be based on the agreement among the organizations and individuals mobilized and the institution authorized to mobilize them.
The Ministry of Finance shall stipulate in detail the modalities of payment for these expenses.
Chapter V
FINANCIAL SOURCES FOR ENVIRONMENTAL PROTECTION
Article 32.- The financial sources for environmental protection include:
1. The State budget allocations for activities of environmental protection, for scientific research and the State management of environmental protection.
2. The fee of expertizing Reports on the evaluation of environmental effect of socio-economic projects; the fee for environmental protection paid by those organizations and individuals who use environmental factors for the purpose of production and business in accordance with the detailed stipulations of the Ministry of Finance;
3. Other sources (fines for infringement on regulations for environmental protection, contributions by socio-economic organizations...).
Article 33.- The Government shall set up the National Reserve Fund for overcoming environmental degradation, environmental pollution and environmental accidents with the aim of coping with emergency cases of environmental accidents, environmental pollution and environmental degradation.
The financial sources for this Fund come from State budget allocations, contributions by businesses (including joint ventures with foreign countries), contributions by Vietnamese and foreign individuals and organizations for activities of environmental protection in Vietnam.
The Ministry of Science, Technology and Environment and the Ministry of Finance are responsible for making regulations for the management and use of this fund.
Article 34.- All organizations and individuals engaged in production and trading in the following fields must pay fees for environmental protection:
- Exploiting oil and gas and other subsoil resources;
- Air and sea ports, bus stations and railway stations;
- Motorized means of transport;
- Other fields of production and business causing environmental pollution.
Those foreign organizations and individuals engaged in production and business activities that cause environmental pollution must pay fees for environmental protection.
The rate of environmental protection fees depends on the level of harm that the activities of production and business could cause to the environment.
The Ministry of Science, Technology and Environment and the Ministry of Finance shall guide the collection and use of the environmental protection fees.
Article 35.- The financial sources for carrying out the task of environmental protection each year are used for the following work:
1. Conducting basic surveys on environmental factors with special attention paid to soil, water, air, forests, the sea and the cultural aspects.
2. Surveying the state of environmental pollution in the provinces, major cities, industrial zones, important populated areas, and the sea areas where oil and gas are being exploited...
3. Taking measures to protect, restore and improve the environment, control waste matter (particularly toxic waste) in the cities and industrial zones;
4. Projects to conserve and restore the ecological systems of importance for long-term socio-economic development and the maintenance of bio-diversity (including national parks, natural preserves and reserves, ecological system of submerged land at river mouths and coastal areas, ecological systems of coastal submerged forests, coral reefs, endangered wildlife species, protection of genetic pools...)
5. Building infrastructure projects necessary for environmental protection.
Article 36.- The Ministry of Science, Technology and Environment and the Ministry of Finance shall stipulate the modalities to collect, spend and manage the financial sources and property in environmental protection in conformity with the current regulations of management.
Chapter VI
INSPECTION ON ENVIRONMENTAL PROTECTION
Article 37.- The Ministry of Science, Technology and Environment is responsible to the Government for organizing and guiding the implementation of specialized inspection on environmental protection with the following tasks:
1. Inspecting the environmental protection by the ministries and branches, and the implementation of the function of State management of the People's Committees at various levels in the localities for environmental protection.
2. Inspecting the observance of the Law on Environmental Protection: norms and stipulations on the prevention, fighting and overcoming environmental degradation, environmental pollution and environmental accidents in the course of use and utilization of the environmental factors by organizations and individuals.
Article 38.- The organization, powers and scope of activity of inspectors specialized environmental protection are jointly stipulated by the Ministry of Science, Technology and Environment and the General Inspector of the State in accordance with the Law on Environmental Protection and the Inspection Ordinance.
Chapter VII
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 39.- This Decree takes effect as from the date of its signing,
All earlier 4 stipulations which are contrary to this Decree are now annulled.
Article 40.- The Ministers, the Heads of agencies at ministerial level and the Heads of agencies attached to the Government, the Presidents of the People s Committees of provinces and cities directly under the Central Government are responsible for giving detailed guidance on the implementation of this Decree within their function and powers.
 

 
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Vo Van Kiet

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản tiếng việt
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 175-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất