Nghị định 149/2004/NĐ-CP của Chính phủ về qui định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước

thuộc tính Nghị định 149/2004/NĐ-CP

Nghị định 149/2004/NĐ-CP của Chính phủ về qui định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:149/2004/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:27/07/2004
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Quy định về tài nguyên nước - Ngày 27/7/2004, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 149/2004/NĐ-CP, qui định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Chính phủ quy định một trong những nguyên tắc cấp giấy phép la việc khai thác nước dưới đất trong một vùng không được vượt quá trữ lượng nước khai thác của vùng đó, khi nước dưới đất tại vùng khai thác đã đạt tới trữ lượng có thể khai thác thì không được mở rộng quy mô khai thác, nếu chưa có biện pháp xử lý, bổ sung nhân tạo. Các trường hợp sau không phải xin cấp giáy phép: khai thác, sử dụng nước mặt, nước dưới đất, nước biển với quy mô nhỏ để sản xuất muối và nuôi trồng hải sản với quy mô nhỏ phục vụ sinh hoạt trong phạm vi gia đình... Thời hạn của giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt không quá 20 năm, thời gian gia hạn không quá 10 năm, Giấy phép thăm dò nước dưới đất không quá 3 năm, thời gian gia hạn không quá 2 năm... Chủ giấy phép có các nghĩa vụ: bảo vệ nguồn nước tại khu vực thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, Cung cấp đầy đủ và trung thực dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước tại khu vực của mình, Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng ngừa, khắc phục sự cố trong quá trình thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước...

Xem chi tiết Nghị định149/2004/NĐ-CP tại đây

tải Nghị định 149/2004/NĐ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 149/2004/NĐ-CP NGÀY 27 THÁNG 7 NĂM 2004

VỀ QUY ĐỊNH VIỆC CẤP PHÉP THĂM DÒ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG

TÀI NGUYÊN NƯỚC, XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị quyết số 02/2002/QH11 ngày 05 tháng 8 năm 2002 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ nhất quy định danh sách các Bộ và cơ quan ngang Bộ của Chính phủ;

Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998;

Căn cứ Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

NGHỊ ĐỊNH:

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định việc cấp, gia hạn, thay đổi, đình chỉ, thu hồi giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) có các hoạt động liên quan đến việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
Trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó.
Điều 3. Giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước
Giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước bao gồm: giấy phép thăm dò nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.
Điều 4. Nguyên tắc cấp phép
Việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
1. Cấp phép phải đúng thẩm quyền, đúng đối tượng và trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật;
2. Phải bảo đảm lợi ích của Nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
3. ưu tiên cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước để cung cấp nước sinh hoạt;
4. Không gây cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước khi thực hiện việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;
5. Khai thác nước dưới đất trong một vùng không được vượt quá trữ lượng nước khai thác của vùng đó; khi nước dưới đất tại vùng khai thác đã đạt tới trữ lượng có thể khai thác thì không được mở rộng quy mô khai thác, nếu chưa có biện pháp xử lý, bổ sung nhân tạo.
Điều 5. Căn cứ cấp phép
1. Việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước phải trên cơ sở các căn cứ sau đây:
a. Luật Tài nguyên nước và văn bản pháp luật khác có liên quan;
b. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, ngành, vùng và địa phương;
c. Quy hoạch lưu vực sông được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật; trường hợp chưa có quy hoạch lưu vực sông thì căn cứ vào khả năng nguồn nước và phải bảo đảm không gây cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước;
d. Báo cáo thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hồ sơ xin phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
2. Ngoài các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, việc cấp phép xả nước thải vào nguồn nước còn phải căn cứ vào các quy định sau đây:
a. Tiêu chuẩn nước thải; trường hợp chưa có tiêu chuẩn thì thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b. Khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước;
c. Vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
CHƯƠNG II
CẤP, GIA HẠN, THAY ĐỔI, ĐÌNH CHỈ, THU HỒI GIẤY PHÉP THĂM DỎ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC,
XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC
Điều 6. Các trường hợp không phải xin cấp giấy phép
1. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải xin phép trong các trường hợp sau đây:
a. Khai thác, sử dụng nước mặt, nước dưới đất với quy mô nhỏ phục vụ sinh hoạt trong phạm vi gia đình;
b. Khai thác, sử dụng nước mặt, nước dưới đất với quy mô nhỏ để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thủy điện và cho các mục đích khác trong phạm vi gia đình;
c. Khai thác, sử dụng nguồn nước biển với quy mô nhỏ để sản xuất muối và nuôi trồng hải sản trong phạm vi gia đình;
d. Khai thác, sử dụng nước mưa, nước mặt, nước biển trong phạm vi diện tích đất đã được giao, được thuê theo quy định của Luật Đất đai, Luật Tài nguyên nước và các quy định khác của pháp luật;
đ. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước không nhằm mục đích kinh doanh phục vụ các hoạt động lâm nghiệp, giao thông thủy, nuôi trồng thủy sản, hải sản, sản xuất muối, thể thao, giải trí, du lịch, y tế, an dưỡng, nghiên cứu khoa học;
e. Khai thác nước dưới đất từ các công trình thay thế có quy mô không lớn hơn và mực nước hạ thấp nhỏ hơn giới hạn cho phép đã được xác định trong giấy phép, nằm trong khu vực đã được cấp phép.
2. Xả nước thải vào nguồn nước với quy mô nhỏ trong phạm vi gia đình.
3. Khai thác, sử dụng nước dưới đất với quy mô nhỏ trong phạm vi gia đình không phải xin phép nhưng phải đăng ký trong các trường hợp sau đây:
a. Khai thác, sử dụng nước dưới đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong vùng mà tổng lượng nước khai thác vượt quá tổng lượng dòng ngầm trung bình mùa kiệt;
b. Chiều sâu giếng khai thác vượt quá mức quy định
4. ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quy định cụ thể quy mô khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trong phạm vi gia đình không phải xin phép; vùng khai thác nước dưới đất phải đăng ký, chiều sâu giếng phải đăng ký quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 7. Thời hạn, gia hạn giấy phép
1. Thời hạn của giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt không quá hai mươi (20) năm và được xem xét gia hạn nhưng thời gian gia hạn không quá mười (10) năm.
2. Thời hạn của giấy phép thăm dò nước dưới đất không quá ba (3) năm và được xem xét gia hạn nhưng thời gian gia hạn không quá hai (2) năm.
3. Thời hạn của giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất không quá mười lăm (15) năm và được xem xét gia hạn nhưng thời gian gia hạn không quá mười (10) năm.
4. Thời hạn của giấy phép xả nước thải vào nguồn nước không quá mười (10) năm và được xem xét gia hạn nhưng thời gian gia hạn không quá năm (5) năm.
5. Việc gia hạn giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước phải căn cứ vào các quy định tại Điều 5 của Nghị định này và các điều kiện sau đây:
a. Tại thời điểm xin gia hạn, chủ giấy phép đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quy định tại Điều 18 của Nghị định này;
b. Giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước còn hiệu lực không ít hơn ba (3) tháng tại thời điểm xin gia hạn.
Điều 8. Thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép
Việc thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
1. Đối với giấy phép thăm dò nước dưới đất:
a. Điều kiện mặt bằng không cho phép thi công một số hạng mục trong đề án thăm dò đã được phê duyệt;
b. Có sự khác biệt giữa cấu trúc địa chất thủy văn thực tế và cấu trúc địa chất thủy văn dự kiến trong đề án thăm dò đã được phê duyệt;
c. Khối lượng các hạng mục thăm dò thay đổi vượt quá 10% so với khối lượng tương ứng đã được phê duyệt.
2. Đối với giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước:
a. Nguồn nước không bảo đảm việc cung cấp nước bình thường;
b. Nhu cầu khai thác, sử dụng nước tăng mà chưa có biện pháp xử lý, bổ sung nguồn nước;
c. Xảy ra các tình huống đặc biệt cần phải hạn chế việc khai thác, sử dụng nước;
d. Khai thác nước gây sụt lún mặt đất, biến dạng công trình, xâm nhập mặn, cạn kiệt, ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước dưới đất.
3. Đối với giấy phép xả nước thải vào nguồn nước:
a. Nguồn nước không còn khả năng tiếp nhận nước thải;
b. Nhu cầu xả nước thải tăng mà chưa có biện pháp xử lý, khắc phục;
c. Xảy ra các tình huống đặc biệt cần phải hạn chế việc xả nước thải vào nguồn nước.
Điều 9. Đình chỉ hiệu lực của giấy phép
1. Giấy phép bị đình chỉ hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
a. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép (gọi chung là Chủ giấy phép) vi phạm nội dung quy định của giấy phép;
b. Chủ giấy phép tự ý chuyển nhượng giấy phép;
c. Chủ giấy phép lợi dụng giấy phép để tổ chức hoạt động không quy định trong nội dung giấy phép.
2. Thời gian đình chỉ hiệu lực của giấy phép do cơ quan cấp giấy phép quy định. Trong thời gian giấy phép bị đình chỉ hiệu lực, thì Chủ giấy phép không có các quyền liên quan đến giấy phép.
Điều 10. Thu hồi giấy phép
1. Việc thu hồi giấy phép được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a. Tổ chức là chủ giấy phép bị giải thể hoặc bị Toà án tuyên bố phá sản; cá nhân là chủ giấy phép bị chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị tuyên bố mất tích;
b. Giấy phép được cấp nhưng không sử dụng trong thời gian mười hai (12) tháng liên tục mà không được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về tài nguyên nước cho phép;
c. Chủ giấy phép vi phạm quyết định đình chỉ hiệu lực của giấy phép;
d. Chủ giấy phép vi phạm nội dung quy định của giấy phép, gây cạn kiệt, ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước;
đ. Giấy phép được cấp không đúng thẩm quyền;
e. Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi giấy phép vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
2. Trong trường hợp giấy phép bị thu hồi do vi phạm quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều này, Chủ giấy phép chỉ được xem xét cấp giấy phép mới sau ba (3) năm, kể từ ngày thu hồi, nếu đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến lý do thu hồi giấy phép cũ.
3. Trong trường hợp giấy phép bị thu hồi theo quy định tại các điểm đ và e khoản 1 Điều này, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tài nguyên nước xem xét việc cấp giấy phép mới.
Điều 11. Trả lại giấy phép
1. Trường hợp không sử dụng giấy phép, chủ giấy phép có quyền trả lại giấy phép cho cơ quan cấp phép đồng thời có văn bản giải trình lý do cho cơ quan cấp phép.
2. Tổ chức, cá nhân đã trả lại giấy phép chỉ được xem xét cấp giấy phép mới sau hai (2) năm, kể từ ngày trả lại giấy phép.
Điều 12. Chấm dứt hiệu lực của giấy phép
1. Giấy phép bị chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
a. Giấy phép bị thu hồi;
b. Giấy phép đã hết hạn;
c. Giấy phép đã được trả lại.
2. Khi giấy phép bị chấm dứt hiệu lực thì các quyền liên quan đến giấy phép cũng chấm dứt.
Điều 13. Thẩm quyền cấp, gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung, đình chỉ hiệu lực và thu hồi giấy phép
1. Bộ Tài nguyên và Môi trong cấp, gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung, đình chỉ hiệu lực và thu hồi giấy phép trong các trường hợp sau đây:
a. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với các công trình quan trọng quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b. Thăm dò, khai thác nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3000 m3/ngày đêm trở lên;
c. Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 2 m3/giây trở lên;
d. Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất từ 2000 kw trở lên;
đ. Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 50.000 m3/ngày đêm trở Iên;
e. Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng từ 5000 m3/ngày đêm trở lên.
2. ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung, đình chỉ hiệu lực và thu hồi giấy phép trong các trường hợp không quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 14. Cơ quan tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép
1. Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm tiếp nhận và quản lý hồ sơ giấy phép do ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp.
CHƯƠNG III
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN CẤP PHÉP
VÀ CHỦ GIẤY PHÉP
Điều 15. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan cấp phép
Cơ quan cấp giấy phép có trách nhiệm và quyền hạn sau đây:
1. Cấp gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép; đình chỉ hiệu lực, thu hồi giấy phép theo đúng thẩm quyền quy định tại Điều 13 của Nghị định này.
2. Thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân xin phép, nêu rõ lý do trong trường hợp từ chối cấp, gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép.
3. Thanh tra, kiểm tra việc chủ giấy phép thực hiện nghĩa vụ quy định tại Điều 18 của Nghị định này.
Điều 16. Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép
Cơ quan tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép có trách nhiệm, quyền hạn sau đây:
1. Tiếp nhận hồ sơ và hướng dẫn thủ tục xin cấp phép.
2. Yêu cầu tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép bổ sung hồ sơ theo quy định.
3. Thẩm định hồ sơ xin cấp giấy phép và chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định.
4. Làm thủ tục trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép.
5. Lưu trữ hồ sơ liên quan đến việc cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước.
Điều 17. Quyền của Chủ giấy phép
Chủ giấy phép có các quyền sau đây:
1. Được thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo quy định của giấy phép.
2. Được Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp quy định trong giấy phép.
3. Được Nhà nước bồi thường thiệt hại trong trường hợp giấy phép bị thu hồi trước thời hạn vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng theo quy định của pháp luật.
4. Được quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân bồi thường thiệt hại đối với các quyền, lợi ích hợp pháp của mình về thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo quy định của pháp luật.
5. Đề nghị cơ quan cấp giấy phép gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép theo quy định.
6. Trả lại giấy phép theo quy định.
7. Khiếu nại, khởi kiện các hành vi vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo quy định của pháp luật.
8. Sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước theo quy định hiện hành.
9. Chuyển nhượng, cho thuê, để thừa kế, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản đầu tư vào việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Nghĩa vụ của chủ giấy phép
Chủ giấy phép có các nghĩa vụ sau đây:
1. Chấp hành quy định của pháp luật về tài nguyên nước và quy định trong giấy phép.
2. Nộp lệ phí cấp phép thăm dò nước dưới đất; lệ phí cấp phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; lệ phí cấp phép khai thác, sử dụng nước mặt; lệ phí cấp phép xả nước thải vào nguồn nước; nộp thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; bồi thường thiệt hại do mình gây ra theo quy định của pháp luật.
3. Không cản trở hoặc gây thiệt hại đến việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
4. Bảo vệ nguồn nước tại khu vực thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
5. Cung cấp đầy đủ và trung thực dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước tại khu vực mà mình thăm dò, khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
6. Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng ngừa, khắc phục sự cố trong quá trình thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; báo cáo kịp thời với cơ quan cấp giấy phép để có biện pháp xử lý thích hợp.
7. Có biện pháp giám sát quá trình thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
8. Không được tự ý tháo dỡ, phá huỷ các công trình, thiết bị thuộc sở hữu toàn dân liên quan đến thăm dò, khai thác, sử dựng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước khi giấy phép chấm dứt hiệu lực; trong thời hạn sáu mươi (60) ngày, phải di chuyển toàn bộ tài sản của mình, của các bên có liên quan ra khỏi khu vực thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; phục hồi môi trường và đất đai theo quy định của pháp luật.
9. Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân mà cơ quan quản lý nhà nước cho phép thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học, điều tra, đánh giá nguồn nước tại khu vực đã được cấp phép của mình.
10. Thực hiện chế độ báo cáo về kết quả thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG IV
THỦ TỤC CẤP PHÉP THĂM DÒ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC, XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC
Điều 19. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất
1. Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất nộp hai (2) bộ hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép;
b) Đề án thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm trở lên; thiết kế giếng thăm dò đối với công trình có lưu lượng nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm;
c) Bản sao có công chứng giấy chứng nhận, hoặc giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai tại nơi thăm dò, hoặc văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng đất để thăm dò.
2. Trình tự cấp giấy phép được quy định như sau:
a) Trong thời hạn năm (5) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ, trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân xin phép để hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
b) Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc đối với công trình thăm dò có quy mô dưới 3000 m3/ngày đêm, ba mươi (30) ngày làm việc đối với công trình thăm dò có quy mô từ 3000 m3/ngày đêm trở lên, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết, nếu đủ căn cứ cấp phép thì trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép, trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân xin phép và thông báo lý do không cấp phép.
Điều 20. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất
1. Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất nộp hai (2) bộ hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép;
b) Đề án khai thác nước dưới đất;
c) Bản đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước dưới đất tỷ lệ từ 1/50.000 đến l/25.000;
d) Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm trở lên; báo cáo kết quả thi công giếng khai thác đối với công trình có lưu lượng nhỏ hơn 200m3/ngày đêm; báo cáo hiện trạng khai thác đối với công trình khai thác nước dưới đất đang hoạt động;
đ) Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước cho mục đích sử dụng theo quy định của Nhà nước tại thời điểm xin cấp phép;
e) Bản sao có công chứng giấy chứng nhận, hoặc giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai tại nơi đặt giếng khai thác.
Trường hợp đất nơi đặt giếng khai thác không thuộc quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân xin phép thì phải có văn bản thoả thuận cho sử dụng đất giữa tổ chức, cá nhân khai thác với tổ chức, cá nhân đang có quyền sử dụng đất, được ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận.
2. Trình tự cấp giấy phép được quy định như sau:
a) Trong thời hạn năm (5) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ, trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân xin phép để hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
b) Đối với trường hợp đã có giếng khai thác, trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 của Điều này, cơ quan chấp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết, nếu đủ căn cứ cấp phép thì trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép, cơ quan tiếp nhận, thẩm định hồ sơ trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân xin phép và thông báo lý do không cấp phép.
c) Đối với trường hợp chưa có giếng khai thác, trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 của Điều này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, trình cơ quan có thẩm quyền cấp phép ra văn bản cho thi công giếng khai thác. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc, kể lừ ngày nhận đủ tài liệu thi công giếng khai thác, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết, nếu đủ căn cứ cấp phép thì trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép, cơ quan tiếp nhận, thẩm định hồ sơ trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân xin phép và thông báo lý do không cấp phép.
Điều 21. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt
1. Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt nộp hai (2) bộ hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép;
b) Đề án khai thác, sử dụng nước kèm theo quy trình vận hành đối với trường hợp chưa có công trình khai thác; báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước đối với trường hợp đang có công trình khai thác;
c) Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước cho mục đích sử dụng theo quy định của Nhà nước tại thời điểm xin cấp phép;
d) Bản đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước tỷ lệ từ l/50.000 đến l/25.000;
đ) Bản sao có công chứng giấy chứng nhận, hoặc giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai tại nơi đặt công trình khai thác.
Trường hợp đất tại nơi đặt công trình khai thác không thuộc quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân xin phép thì phải có văn bản thoả thuận cho sử dụng đất giữa tổ chức, cá nhân khai thác với tổ chức, cá nhân đang có quyền sử dụng đất, được ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận.
2. Trình tự cấp giấy phép được quy định như sau:
a) Trong thời hạn năm (5) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân xin phép để hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
b) Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 của Điều này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết, nếu đủ căn cứ cấp phép thì trình cấp có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân xin phép và thông báo lý do không cấp phép.
Điều 22. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
1. Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước nộp hai (2) bộ hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận hổ sơ theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép;
b) Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải theo quy định của Nhà nước tại thời điểm xin cấp phép;
c) Quy định vùng bảo hộ vệ sinh (nếu có) do cơ quan có thẩm quyền quy định tại nơi dự kiến xả nước thải;
d) Đề án xả nước thải vào nguồn nước, kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải; trường hợp đang xả nước thải vào nguồn nước thì phải có báo cáo hiện trạng xả nước thải, kèm theo kết quả phân tích thành phần nước thải và giấy xác nhận đã nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
đ) Bản đồ vị trí khu vực xả nước thải vào nguồn nước tỷ lệ 1/10.000;
e) Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với trường hợp phải đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật;
g) Bản sao có công chứng giấy chứng nhận, hoặc giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai tại nơi đặt công trình xả nước thải.
Trường hợp đất nơi đặt công trình xả nước thải không thuộc quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân xin phép thì phải có văn bản thoả thuận cho sử dụng đất giữa tổ chức, cá nhân xả nước thải với tổ chức, cá nhân đang có quyền sử dụng đất, được ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận.
2. Trình tự cấp giấy phép được quy định như sau:
a) Trong thời hạn năm (5) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân xin phép để hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
b) Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 của Điều này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện rường khi cần thiết, nếu đủ căn cứ cấp phép thì trình cấp có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện để cấp phép thì cơ quan tiếp nhận, thẩm định hồ sơ trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân xin phép và thông báo lý do không cấp phép.
Điều 23. Trình tự, thủ tục gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước
1. Tổ chức, cá nhân xin gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước nộp hai (2) bộ hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này. Hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị gia hạn, hoặc thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép (nêu rõ lý do);
b) Giấy phép đã được cấp;
c) Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước theo quy định của Nhà nước tại thời điểm xin gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép;
d) Báo cáo việc thực hiện các quy định trong giấy phép;
đ) Đề án thăm dò, khai thác, sử dựng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trong trường hợp đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép.
2. Trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 của Điều này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết, nếu đủ điều kiện gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thì trình cấp có thẩm quyền gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép; trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện để gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân xin gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép và nêu rõ lý do.
CHƯƠNG V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 24. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành liên quan xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất; lệ phí cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; lệ phí cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; lệ phí cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ quy định và hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn nước thải xả vào nguồn nước, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi rường và các Bộ, ngành, địa phương kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn đó.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định mẫu giấy phép thăm dò, khai thác sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn thi hành Nghị định này.
Điều 25. Hiệu lực thi hành
1. Giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước được cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành và không trái với quy định của Nghị định này thì được tiếp tục sử dụng. Trường hợp giấy phép được cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà trái với quy định của Nghị định này thì trong thời hạn một (1) năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, Chủ giấy phép phải làm thủ tục xin cấp giấy phép mới theo quy định.
2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ các Điều 5, 9, 10 và 12 của Nghị định số 179/1999/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ quy định việc thi hành luật tài nguyên nước.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE
--------------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

No. 149/2004/ND-CP

Hanoi, July 27, 2004

 

DECREE

ON THE ISSUANCE OF PERMITS FOR WATER RESOURCE EXPLORATION, EXPLOITATION AND USE, OR FOR DISCHARGE OF WASTEWATER INTO WATER SOURCE

THE GOVERNMENT


Pursuant to Resolution No. 02/2002/QH 11 of August 5, 2002 of the XI
Th National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 1
St session, prescribing the list of the ministries and ministerial - level agencies under the Government.
Pursuant to the May20, 1998 Law on Water Resource.
Pursuant to the Government's Decree No. 91/2002/ND - CP of November 11, 2002
defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Natural Resourcesand Environment.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1 - Scope of regulation

This Decree provides for the issuance, extension, change, invalidation and withdrawal of permits for water resource exploration, exploitation and use, or discharge of wastewater into water source.

Article 2 - Objects of application

This Decree applies to all domestic and foreign organizations and individuals

(

In cases where an international agreement which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to contains provisions different from those of this Decree, the provisions of such international agreement shall apply.

Article 3 - Permits for water resource exploration, exploitation and use, or discharge of wastewater into water source.

Permits for water resource exploration, exploitation and sure, or discharge of

Article 4 - Permit - issuance principles

The issuance of permits for water resource exploration, exploitation and use, or

1. To issue permits according to the right competence, to the right subjects and in strict compliance with the law - prescribed order and procedures.

2. To ensure the State's interests; the legitimate rights and interests of concerned

3. To prioritize the issuance of permits for water resource exploration, exploitation and use in service of daily - life water supply.

4. Not to exhaust or pollute water sources when exploring, exploiting or using water resources, or discharging wastewater into water source.

5. To exploit underground water in an area not in exploitable water reserve; when

Article 5 - Permit - issuance ground

1. The issuance of permits for water resource exploration, exploitation and use, or for discharge of wastewater into water sources must be based on the following grounds:

a. The Law on Water Resource and relevant legal documents.

b. The national, branch, regions and local socio - economic development strategies.

c. The river - basis planning already approved by competent State agencies under law provisions; in cases where such plannings are not yet available, the permit issuance shall be based on the potentials of water source and must ensure that water source shall not be exhausted or polluted.

d. The competent State agencies' reports on the evaluation dossiers of application for permits for water resource exploration, exploitation and use, or discharge of

2. Apart from the ground defined in Clause 1 of this Article, the issuance of permits for discharge of wastewater into water sources must also be based on:

a. The wastewater standards; in cases where such standards are not yet available, the guidance of the Ministry of Natural Resource and Environment shall apply.

b. The water sources' capability of accommodating wastewater.

c. The sanitation - protection zone for the water - exploitation area, as defined by the competent State agency.

Chapter II

ISSUANCE, EXTENSION, CHANGE, INVALIDATION AND WITHDRAWAL OF PERMITS FOR WATER RESOURCE EXPLORATION, EXPLOITATION AND USE, OR DISCHARGE OF WASTEWATER INTO WATER SOURCES

Article 6 - Cases not subject to permit application

1. The exploration and exploitation of water resources are not subject to permit

a. Small - scale exploitation and use of surface water or underground water for daily - life familial activities.

b. Small - scale exploitation and use of surface water or underground water for

c. Small - scale exploitation and use of seawater for salt production and aquaculture by families.

d. Exploitation and use of rainwater, surface water or seawater within the assigned or leased land area according to the provisions of the Land Law, the Law on Water

e. Exploitation and use of water resources for non - business purposes, in service of forestry, waterway transport, aquaculture, salt production, sports, recreation, tourism, healthcare, sanatoriums and scientific research.

f. Underground water exploitation from substitute projects of smaller or equivalent

2. Discharge of wastewater into water sources on a small and familial scale.

3. The exploitation and use of underground water on a small and familial scale shall not be subject to permit application but must be registered in the following cases:

a. Exploitation and use of underground water for agricultural production, forestry,

4. The People's Committees of the provinces and centrally - run cities (hereinafter

referred collectively to as the provincial - level People's Committees) shall specify the scope of water resource exploitation and use, and the discharge of wastewater into water sources on the familial scale that is not subject to the permit application; the underground water exploitation areas which must be registered, and the depth of wells which must be registered according to the provisions of Clause 3, this Article.

Article 7 - Terms and extension of permits

1. The term of a surface water - exploitation and - use permit shall not exceed twenty (20) years and may be considered for extension but for not more than ten (10).

2. The term of an underground water - exploration permit shall not exceed three (3) and may be considered for extension but for not more than two (2) years.

3. The term of water - exploitation and - use permit shall not exceed fifteen (15) years and may be considered for extension but for not more than ten (10) years.

4. The term of a permit for discharge of wastewater into water sources shall not exceed ten (10) years and may be considered for extension but for not more than five (5) years.

5. The extension of permits for water resource exploration, exploration and use, or

a. By the time of extension application, the permit owner has fulfilled the obligations prescribed in Article18 of this Decrees.

b. The permit for water resource exploration, exploitation and use, or for discharge of

Article 8 - Change of terms and adjustment of contents of permits

The change of terms or adjustment of contents of permits shall be effected in the

1.

a. The ground conditions do not permit the construction of a number of items under the ratified exploration projects.

b. There are disparities between the actual geo - hydrological structures and expected geo-hydrological structures in the ratified exploration projects.

c. The volume of exploration items changes by over 10% compared to the

2. For water resource - exploitation and - use permits:

a. The water source cannot ensure normal water supply.

b. The water exploitation and use demand rises but not measures have been taken to handle or supplement water sources.

c. There appear particular circumstances requiring the restriction of the discharge of waste water into water source.

Article 9 - Invalidationof permits

1. A permit shall be invalidated in the following cases:

a. The organization or individual granted the permit (referred to collectively as the

b. The permit owner transfers the permit without permission.

c. The permit owner misuses the permit to organize operations not prescribed in the permit.

2. The permit - invalidation period shall be defined by the permit - issuing agency.

During the invalidation period, the permit owner shall not have the permit - related

Article 10 - Withdrawal of permits

1. A permit shall be withdrawn in the following cases:

a. The organization being the permit owner is dissolved or declared bankrupt by a

b. The permit has been granted but has not been used for twelve (12) consecutive

c. The permit owner violatesthe decision on invalidation of the permit.

d. The permit owner violates the provisions of the permit, thus exhausting or polluting water sources.

e. The permit has been issued ultra vires.

f. The competent State agency decides t withdraw the permit for national defense or security reasons or for national or public interests.

2. In cases where permits are withdrawn due to violation of the provision of Points b and c, Clause of this Article, permit owners shall only be considered for issuance of new permits after 3 years as from the permit - withdrawal date, provided that they have fulfilled the obligations related to the reasons for withdrawal of the old permits.

3. In cases where permits are withdrawn according to the provision of Points e and f, Clause 1 of this Article, the competent State agency in charge of water resources shall consider the issuance of new permits.

Article 11 - Return of permits

1. In cases where permit owners don't use permits, they may return their permits to the permit - issuing agencies and concurrently give the latter the written explanations thereon.

2. Organization and individuals that have returned their permits may only be

Article 12 - Termination of effect of permits

1. Permits shall cease to be effective in the following cases:

a. They are withdrawn.

b. They have expired.

c. They have been returned.

2. When permits cease to be effective, the permit - related rights shall also terminate.

Article 13 - Competence to issue,

1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall issue, extend,

a. Exploiting, using water resources for important national projects already approved by the Prime Minister.

b. Exploring, exploiting underground water for projects with the flow of 3,000 m2/day and night or more.

c. Exploiting, using surface water for agricultural production with the flow of 2

d. Exploiting, using surface water for electricity generation with the capacity of 2,000 kW or more.

e. Exploiting, using surface water for other purposes with flow of 50,000 m3/day and night or more.

f. Discharging wastewater into water sources with the flow and nigh or more.

2. The provincial - level People's Committees shall issue, extend, change terms and adjust contents of, and invalidate and withdraw permits in cases not defined in Clause 1 of this Article.

Article 14 - Agencies receiving and managing dossiers and permits

1. The Department for Water Resources Management under the Ministry of Natural Resources and Environment shall be responsible for receiving and managing dossiers and permits issued by the Ministry of Natural Resources and Environment.

2. The provincial/municipal Services of Natural Resources and Environment shall be responsible for receiving and managing dossiers as well as permits issued by the provincial - level People's Committees.

Chapter III

RESPONSIBILITIES AND POWERS OF PERMIT - ISSUING AGENCIES AND PERMIT OWNERS

Article 15 - Responsibilities and powers of permit - issuing agencies.

Permit - issuing agencies shall have the following responsibilities and powers:

1. To issue, extend, change terms and modify contents of, invalidate, with draw permit strictly according to their competence defined in Article 13 of this Decree.

2. To notify writing the applying organizations and individuals of the refusal to issue, extend, change terms or adjust the contents of, permits, clearly stating the reasons therefor.

3. To inspect, examine permit owners in performance of their obligations prescribed in Article 18 this Decree.

Responsibilities, powers of agencies receiving and managing dossiers and permits.

Agencies receiving and managing dossiers and permits shall have the following

1. To receive dossiers and guide the procedures and guide the procedures of application for permits.

2. To request organizations and individuals applying for permits to supplement their dossiers according to regulations.

3. To evaluate the permit - application dossiers and take responsibility for evaluation results.

4. To fill in the procedures for submission of dossiers to the competent State agencies for issuance of permits.

5. To archive dossiers related to the issuance of permits for water resource exploration, exploitation and use, and discharge of wastewater into water sources.

Article 17 - Rights of permits owners

Permit owners shall have the following rights:

1. To explore, exploit and use water resources, discharge wastewater into water sources according to the provision of their permits.

2. To have their legitimate rights and interests prescribed in their permits protected by the State.

3. To be compensated by the State in cases where their permits are withdrawn ahead of schedule for national defense of security reason or for national or public interest under law provisions.

4. To request organizations and individuals to pay compensations for damage to their legitimate right and interests regarding water resource exploration, exploitation and sue, and/or discharge of wastewater into water sources according to law provisions.

5. To propose the permit - issuing agencies to extend, change terms or adjust contents of, permits according to regulations.

6. To return permit according to regulations.

7. To lodge complaints or initiate lawsuits about acts of infringing upon their

8. To use data and information on water resources according to current regulations.

9. To transfer, lease, bequeath, mortgage or provide guaranty with, assets invested in water resource exploration, exploitation and use, and/or discharge of wastewater into water sources under law provisions.

Article 18 - Obligations of permit owners

Permit owners shall have the following obligations:

1. To observe law provisions on water resource and the provisions of their permits.

2. To pay fees for the issuance of permits for underground water exploration,

3. Not to obstruct or cause damage to, the lawful water resource exploration,

4. To protect water sources in the areas of water resource exploration, exploitation and use, or discharge of wastewater into water sources.

5. To provide complete and truthful data and information on water resources in the

6. To take measures to ensure safety, prevent and overcome incidents in the course of water resource exploration, exploitation and use, and discharge of wastewater into water sources; to promptly report thereon to the permit - issuing agencies for

7. To adopt measures to supervise the process of exploring, exploiting and using water resource, and discharging wastewater into water sources under the guidance of the competent State agencies.

8. Not to arbitrarily dismantle or destroy projects or equipment under the entire

9. To create conditions for organizations and individuals permitted by competent State agencies to conduct activities of scientific research, investigation and/or evaluation of water sources in their respective permitted areas.

10. To observe the regime of reporting on the result of water resource explorations, exploitation and use as well as discharge of wastewater into water sources to competent State agencies under law provisions.

Chapter IV

PROCEDURES TO ISSUE PERMITS FOR WATER RESOURCE EXPLORATION, EXPLOITATION AND USE, OR DISCHARGE OF WASTEWATER INTO WATER SOURCES

Article 19 - Order and procedures for issuance of underground water -

1. Organizations and individuals applying for underground water - exploration permits shall submit two (2) dossier sets at the dossier-receiving agencies defined in Article 14 of this Decree. Such a dossier includes:

a. The application for permit.

b. The underground water - exploration scheme, for projects with the flow of 200

c. The notarized copies of the certificate or valid papers on the right to use land at the exploration sites according to the Land Law's provisions, or the document issued by the competent - level People's Committee, permitting the use of land for exploration.

2. The permit - issuing order is provided for as follows:

a. Within five (5) working days after receiving dossiers, the dossier – receiving agenices shall be responsible for considering and checking dossiers; in the case that dossiers are invalid,  dossier – receiving agenices shall inform applying organizations and individuals for completing dossiers in accordance with regulations.

b. As from the date of receiving complete and valid dossiers as prescribed in Clause 1 of this Article, within fifteen (15) working days for exploration projects with the flow of under 3,000 m3/day and night, and thirty (30) working days for exploration projects with the flow of 3,000 m3/day and night or more, the dossier - receiving agencies shall have to evaluate the dossiers, conduct field inspection when necessary and, if obtaining enough permit - issuance grounds, submit the dossiers to the competent agencies for issuance of permits; in cases where the permit - issuance conditions are not fully met, the dossier - receiving agencies shall return the dossiers to the applying organizations or individual and notify thelatter of the reasons for non-issuance of permits.

Article 20 - Order and procedures for issuance of underground water 0 exploitation and - use permits.

1. Organizations and individuals applying for underground water - exploitation and use permits shall submit two (2) dossier sets at the dossier - receiving agencies defined in Article 14 of this Decree. Such a dossier includes.

a. The application for permit.

b. The underground water - exploitation scheme.

c. The map of the area and position of the underground water - exploitation project, of 1/50,000 - 1/25

d. The report on the results of exploration and evaluation of underground water deposit, for projects with the flow of 200 m3/day and night; the report on the results of construction of exploitation wells, for projects with the flow of under 200 m3/day and night; the report on the current exploitation situation of operating underground water - exploitation projects.

e. The results of analysis of the quality of water sources of use purposes according to the State's regulations at the time of application for the permit.

f. The notarized copies of the certificate or valid papers on the right to use land where exploitation well (s) is (are) located, according to the Land Law's provisions.

In cases where the exploitation well land falls beyond the land use right of the applying organizations or individual, there must be a written land - use agreement between the exploiting organization or individual and the organization or individual having the land use right, which must be certified by the competent People's Committee.

2. The permit - issuing order is provided for as follows:

a. Within five (5) working days after receiving dossiers, the dossier – receiving agenices shall be responsible for considering and checking dossiers; in the case that dossiers are invalid,  dossier – receiving agenices shall inform applying organizations and individuals for completing dossiers in accordance with regulations.

b. In cases where exploitation wells are already available, within fifteen (15) working days after receiving complete and valid dossiers as prescribed in Clause 1 of this Article, the dossier - receiving agencies shall have to evaluate the dossiers, conduct field inspection when necessary and, if obtaining enough permit - issuance grounds, submit the dossiers to competent agencies for issuance of permits; in cases where the permit - issuance conditions are not fully met, the dossier - receiving agencies shall return the dossiers to the applying organizations or individuals and notify the latter of the reasons for non-issuance of permits.

c. In cases where exploitation wells are not yet available, within ten (10) working days after receiving complete and valid dossiers as prescribed in Clause 1 of this Article, the dossier - receiving agencies shall have to evaluate the dossiers and submit them to competent agencies for issuance of documents permitting the construction of exploitation wells. Within fifteen (15) working days after receiving complete documents on exploitation - well construction, the dossier - receiving agencies shall have to evaluate the dossiers, conduct field inspection when necessary and, if obtaining enough permit - issuance grounds, submit the dossiers to competent agencies of issuance of permits; in cases where the permit - issuance conditions are not fully met, the dossier - receiving agencies shall return the dossiers to the applying organizations or individuals and notify the latter of the reasons for non - issuance of permits.

Order and procedures for issuance of surface water exploitation - and use - permits.

1. Organizations and individuals applying for surface water - exploitation and – use permits shall submit two (2) dossier sets at the dossier - receiving agencies defined in Article 14 of this Decree. Such a dossier includes:

a. The application for permit.

b. The water - exploitation and - use scheme enclosed with the operation process, for cases where exploitation works are unavailable; the report on the current water - exploitation and - use situation, for cases where exploitation works already exist.

c. The results of analysis of the quality of water sources for use purposes according to the State's regulations at the time of application for the permit.

d. The map of the area and position of the exploitation project, of 1/50,000 - 1/25,000 scale.

e. The notarized copies of the certificate of, or valid papers on, the right to use land where the exploitation work is to be located, according to the Land Law's provisions.

In cases where the exploitation work land falls beyond the land use right of the organizations or individuals having permits, there must be a written land - use agreement between the exploiting organization or individual and the organization or individual having the land use right, which must be certified by the competent People's Committee.

2. The permit - issuing order is as follows:

a. Within five (5) working days after receiving dossiers, the dossier – receiving agenices shall be responsible for considering and checking dossiers; in the case that dossiers are invalid,  dossier – receiving agenices shall inform applying organizations and individuals for completing dossiers in accordance with regulations.

b. Within thirty (30) working days after receiving dossiers, the dossier – receiving after receiving complete and valid dossiers as prescribed in Clause 1 of this Article, the dossier - receiving agencies shall have to evaluate the dossiers, conduct field inspection when necessary and, if obtaining enough permit - issuance grounds, submit the dossiers to competent agencies for issuance of permits; in cases where the permit - issuance conditions are not fully met, the dossier - receiving agencies shall return the dossiers to the applying organizations or individuals and notify the latter of the reasons for non-issuance of permits.

 

 

Article 22 - Order and procedures for issuance of permits for discharge of wastewater into water sources

1. Organizations and individuals applying for permits for discharge of wastewater into water sources shall submit two (2) dossier sets at the dossier - receiving agencies defined in Article14 of this Decree. Such a dossier includes:

a. The application for permit.

b. The results of analysis of the quality of water sources that receive wastewater,

c. The regulations on sanitation - protection zone (if any), issued by the competent

d. The scheme on discharge of wastewater into water sources, enclosed with the

d. The map of the area where wastewater is discharged into water sources, of 1/50,000 - 1/25,000

e. The report on assessment of environmental impacts already approved by competent agency, for cases subject to assessment of environmental impactsunder law provisions.

f. The notarized copies of the certificate of, or valid papers on, the right to use land

2. The permit - issuing order is provided for as follows:

a. Within five (5) working days after receiving dossiers, the dossier – receiving agenices shall be responsible for considering and checking dossiers; in the case that dossiers are invalid,  dossier – receiving agenices shall inform applying organizations and individuals for completing dossiers in accordance with regulations.

b. Within thirty (30) working days after receiving dossiers, the dossier – receiving after receiving complete and valid dossiers as prescribed in Clause 1 of this Article, the dossier - receiving agencies shall have to evaluate the dossiers, conduct field inspection when necessary and, if obtaining enough permit - issuance grounds, submit the dossiers to competent agencies for issuance of permits; in cases where the permit - issuance conditions are not fully met, the dossier - receiving agencies shall return the dossiers to the applying organizations or individuals and notify the latter of the reasons for non-issuance of permits.

Article 23 - Order and procedures for

1. Organizations and individuals applying for

a. The application for extension or change of term, adjustment of contents of the permitclearly stating the reasons therefor).

b. The issued permit.

c. The results of analysis of the quality of water sources according to the State's

d. The report on the implementation of the provision in the permit.

e. The scheme on water resource exploration, exploitation and use or discharge of

2.  Within twenty (20) working days after receiving dossiers, the dossier – receiving after receiving complete and valid dossiers as prescribed in Clause 1 of this Article, the dossier - receiving agencies shall have to evaluate the dossiers, conduct field inspection when necessary and, if obtaining enough extension, change of terms or adjustment of contents of permits are fully met, submit the dossiers to competent agencies for the implementation thereof; in cases where the dossiers fail to fully meet the conditions for extension, change of terms or adjustment of contents of the permits, the dossier - receiving agencies shall return the dossiers to the applying organizations or individuals and notify the latter of the reasons therefor.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 24 - Organization of implementation

1. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment as well as the relevant ministries and branches in, elaborating and submitting to the competent authorities for promulgation or promulgate according to its competence regulations on the collection, payment, management and use of fees for issuance of permits for underground water exploration; underground water exploitation and use; surface water exploitation and use; and discharge of wastewater into water sources.

2. The Ministry of Science and Technology shall prescribe and guide the application of standards of wastewater to be discharged into waste sources, and coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment, the other ministries, branches and localities in inspecting the satisfaction of those standards.

3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall specify forms of permits for water resource exploration, exploitation and use, discharge of wastewater into water sources, and take responsibility for directing and guiding the implementation of this Decree.

Article 25 - Implementation effect

1. The permits of water resource exploration, exploitation and use or discharge of

2. This Decree takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette. To

The ministers, the heads, of the ministerial - level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the president of the People's Committees of the provinces and centrally - run cities shall haveto implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 149/2004/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất