Nghị định 112/2008/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thuỷ điện, thuỷ lợi

thuộc tính Nghị định 112/2008/NĐ-CP

Nghị định 112/2008/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thuỷ điện, thuỷ lợi
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:112/2008/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:20/10/2008
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thuỷ điện, thuỷ lợi - Theo Nghị đinh số 112/2008/NĐ-CP ban hành ngày 20/10/2008, Chính phủ quy định: việc khai thác, sử dụng các hồ chứa phải bảo đảm an toàn và đáp ứng các yêu cầu về phòng, chống suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra trên lưu vực và hạ du hồ chứa… Trong hành lang bảo vệ hồ chứa và vùng lòng hồ nghiêm cấm các hoạt động: gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước và môi trường, làm biến dạng địa hình, làm mất cảnh quan môi trường hồ chứa; hủy hoại hoặc làm hư hỏng các công trình liên quan của hồ chứa; lấn chiếm, xây dựng mới các công trình, nhà ở không theo quy hoạch; đổ chất thải rắn, nước thải không đạt tiêu chuẩn môi trường vào hồ chứa; khai thác các loại thủy sinh hiếm có nguy cơ tuyệt chủng đang cư trú trong vùng hồ, xâm hại nghiêm trọng đến hệ động, thực vật vùng hồ. Chủ đập, hồ chứa có trách nhiệm bàn giao mốc giới cho UBND cấp xã nơi có hồ chứa để quản lý bảo vệ. Trường hợp hành lang bảo vệ hồ chứa, lòng hồ bị lấn chiếm, sử dụng trái phép thì phải kịp thời báo cáo và phối hợp với chính quyền địa phương xử lý theo quy định. Các hoạt động trong hành lang bảo vệ hồ chứa và vùng lòng hồ như: xây dựng công trình mới; xả nước thải vào nguồn các hồ chứa; khoan, đào điều tra, khảo sát địa chất...; trồng cây lâu năm; thể thao, du lịch; xây dựng kho bãi, cảng bến hàng hóa... chỉ được tiến hành khi có sự đồng ý bằng văn bản của chủ đập và giấy phép của cơ quan có thẩm quyền theo quy định hiện hành. Các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nguồn nước hồ chứa để phát điện, cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất công nghiệp... phải trả tiền sử dụng nước, thuế tài nguyên theo quy định hiện hành. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Nghị định112/2008/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 112/2008/NĐ-CP NGÀY 20 THÁNG 10 NĂM 2008 

VỀ QUẢN LÝ, BẢO VỆ, KHAI THÁC TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CÁC HỒ CHỨA THỦY ĐIỆN, THỦY LỢI

CHÍNH PHỦ

nhayNhững quy định của Nghị định này trái với quy định của Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 và Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước sẽ bị bãi bỏ bởi Điều 48 Nghị định 201/2013/NĐ-CP.

nhay

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Điện lực ngày 14 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ngày 04 tháng 4 năm 2001;

Xét đề nghị của Bộ trưởng, Bộ Tài nguyên và Môi trường,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng
Nghị định này quy định về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi (sau đây gọi chung là hồ chứa).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) có các hoạt động liên quan đến quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên và môi trường các hồ chứa.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Hành lang bảo vệ hồ chứa” là vùng kể từ đường biên có cao trình bằng mực nước cao nhất ứng với lũ thiết kế có tính đến mức nước dềnh (đối với hồ chứa quan trọng quốc gia) hoặc bằng cao trình đỉnh đập (đối với hồ chứa khác) đến đường biên giải phóng lòng hồ.
2. “Vùng lòng hồ” là vùng kể từ đường biên giải phóng lòng hồ trở xuống phía lòng hồ chứa.
3. “Hệ thống hồ chứa” là hệ thống bao gồm nhiều hồ chứa trên một dòng sông hoặc trên một hệ thống sông liên quan với nhau về mặt khai thác, sử dụng tài nguyên nước; điều tiết dòng chảy sông; phòng, chống tác hại do nước gây ra và bảo vệ môi trường trên lưu vực sông.
4. “Bậc thang các hồ chứa” là hệ thống hồ chứa trên sông được bố trí thành bậc thang trên dòng chính hoặc trên dòng nhánh.
5. “Dòng chảy tối thiểu” là dòng chảy ở mức thấp nhất cần thiết để duy trì dòng sông hoặc đoạn sông, bảo đảm sự phát triển bình thường của hệ sinh thái thủy sinh và bảo đảm mức tối thiểu cho hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước của các đối tượng sử dụng nước theo thứ tự ưu tiên đã được xác định trong quy hoạch lưu vực sông.
Điều 4. Nguyên tắc quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa
1. Việc xây dựng hồ chứa phải phù hợp với quy hoạch lưu vực sông được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Tài nguyên và môi trường các hồ chứa phải được khai thác, sử dụng tổng hợp, tiết kiệm, hiệu quả, không chia cắt theo địa giới hành chính. Bảo vệ tài nguyên và môi trường các hồ chứa phải trên cơ sở tăng cường quản lý nhà nước, thể chế, pháp luật và tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân, cộng đồng dân cư vùng hồ chứa.
3. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên và môi trường các hồ chứa phải bảo đảm an toàn hồ chứa, dòng chảy tối thiểu, không ảnh hưởng đến các mục tiêu, nhiệm vụ của hồ chứa đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và đáp ứng các yêu cầu về phòng, chống suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra trên lưu vực hồ chứa và hạ du hồ chứa.
4. Quy hoạch, xây dựng các công trình, thực hiện các hoạt động sản xuất, dịch vụ trong hành lang bảo vệ hồ chứa và vùng lòng hồ phải không gây thay đổi lớn đến chế độ dòng chảy, phù hợp với sức chịu tải, khả năng tự làm sạch của hồ chứa và phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 5. Các hành vi bị cấm trong hành lang bảo vệ hồ chứa và vùng lòng hồ
1. Các hoạt động gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước và môi trường, làm biến dạng địa hình, làm mất cảnh quan môi trường hồ chứa.
2. Hủy hoại hoặc làm hư hỏng các công trình liên quan của hồ chứa, làm tổn hại đến nguồn nước hồ chứa, không bảo đảm an toàn và tính bền vững của hồ chứa.
3. Lấn chiếm, xây dựng mới các công trình, nhà ở không theo quy hoạch; đổ đất đá, cát sỏi, chất thải rắn, nước thải không đạt tiêu chuẩn môi trường vào hồ chứa.
4. Khai thác các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng đang cư trú trong vùng hồ; nuôi trồng các động, thực vật lạ không rõ nguồn gốc, xâm hại nghiêm trọng đến hệ động, thực vật vùng hồ.
Chương II
BẢO VỆ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HỒ CHỨA
Điều 6. Lập hành lang bảo vệ hồ chứa
Chủ đập có trách nhiệm:
1. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có hồ chứa xây dựng phương án cắm mốc giới xác định hành lang bảo vệ hồ chứa trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có hồ chứa phê duyệt.
2. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có hồ chứa thực hiện việc cắm mốc giới trên thực địa sau khi phương án cắm mốc giới xác định hành lang bảo vệ hồ chứa được phê duyệt.
3. Bàn giao mốc giới cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có hồ chứa để quản lý, bảo vệ, đối với các hồ chứa xây dựng mới, việc xác định và bàn giao mốc giới phải hoàn tất trước ngày hồ chứa được chính thức đưa vào vận hành khai thác; đối với các hồ chứa đang hoạt động, việc xác định và bàn giao mốc giới phải hoàn tất trong vòng 01 năm, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
4. Trường hợp hành lang bảo vệ hồ chứa, vùng lòng hồ bị lấn, bị chiếm, sử dụng trái phép thì phải kịp thời báo cáo và phối hợp với chính quyền địa phương để xử lý theo quy định.
Điều 7. Khai thác tài nguyên đất trong hành lang bảo vệ hồ chứa và vùng lòng hồ
1. Khai thác tài nguyên đất phải theo quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Quy hoạch sử dụng đất chi tiết và kế hoạch sử dụng đất chi tiết phải bảo đảm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, các tài nguyên khác và bảo vệ môi trường, không gây tác động xấu đến hoạt động của hồ chứa.
3. Phương án quy hoạch sử dụng đất chi tiết phải thể hiện rõ diện tích đất chuyển sang phát triển rừng, diện tích đất cần thu hồi để trả lại lòng hồ, diện tích đất được trồng cây ngắn ngày, nuôi trồng thủy sản theo mùa vụ, không ảnh hưởng đến tích nước vào hồ, không gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm phù hợp với quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và quy chế khai thác, nuôi trồng thủy sản.
4. Phương án quy hoạch sử dụng đất chi tiết và kế hoạch sử dụng đất chi tiết phải lấy ý kiến của cộng đồng dân cư các xã ven hồ và chủ đập, bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng.
5. Quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, chậm nhất là 30 ngày phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân các cấp nơi có công trình hồ chứa để nhân dân biết, thực hiện.
Điều 8. Khai thác, sử dụng tài nguyên và môi trường hồ chứa
1. Việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên và môi trường trong hành lang bảo vệ hồ chứa và vùng lòng hồ phải trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm không ảnh hưởng đến nhiệm vụ của hồ chứa; tuân thủ các quy định về kỹ thuật của ngành, lĩnh vực liên quan và các quy định về bảo vệ cảnh quan, môi trường; không làm ảnh hưởng đến các đặc trưng kỹ thuật của hồ chứa, không làm cản trở lớn đến dòng chảy đến hồ.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có hồ chứa có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra việc sử dụng, khai thác tài nguyên và môi trường theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt.
3. Tùy theo mức độ ảnh hưởng đến sự an toàn, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ của hồ chứa, công trình đã xây dựng trong hành lang bảo vệ hồ chứa phải tháo dỡ, di chuyển hoặc xem xét cho tiếp tục sử dụng, nhưng phải tuân theo yêu cầu về kỹ thuật, được sự đồng ý bằng văn bản của chủ đập và được phép của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
4. Các hoạt động sau đây trong hành lang bảo vệ hồ chứa và vùng lòng hồ (trừ các quy định tại khoản 5 Điều này) chỉ được tiến hành khi có sự đồng ý bằng văn bản của chủ đập và giấy phép của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật:
a) Xây dựng công trình mới;
b) Xả nước thải vào nguồn nước hồ chứa;
c) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước hồ chứa;
d) Khoan, đào điều tra, khảo sát địa chất, thăm dò, thi công công trình khai thác nước dưới đất, khoan, đào thăm dò, khai thác khoáng sản; khoan, đào thăm dò, khai thác vật liệu xây dựng;
đ) Trồng cây lâu năm;
e) Các hoạt động du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, kinh doanh, dịch vụ;
g) Các hoạt động của xe cơ giới (trừ xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và xe cơ giới dùng cho người tàn tật);
h) Xây dựng kho, bãi; cảng bến xếp dỡ hàng hóa và trả khách; tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện;
i) Xây dựng chuồng trại chăn thả gia súc, nuôi trồng thủy sản;
k) Chôn, lấp phế thải, chất thải;
l) Nổ mìn và các hoạt động gây nổ không hại khác;
m) Xây dựng các công trình ngầm, bao gồm: đường ống dẫn dầu, cáp điện, cáp thông tin, đường ống cấp thoát nước.
5. Cấm các hoạt động sau đây trong vùng lòng hồ:
a) Xây dựng nhà ở, khu dân cư;
b) Xây dựng chuồng trại chăn nuôi, đào đắp bờ bao nuôi trồng thủy sản;
c) Chôn, lấp phế thải, chất thải;
d) Nổ mìn và các hoạt động nổ gây hại khác.
Điều 9. Điều tiết nước hồ chứa
1. Quy trình vận hành hồ chứa phải được lập, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi tích nước hồ chứa, đáp ứng đầy đủ các nhiệm vụ của hồ chứa theo thứ tự ưu tiên, bảo đảm an toàn công trình, an toàn hạ du hồ chứa, khai thác tổng hợp tài nguyên, môi trường hồ chứa, duy trì dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu hồ chứa, không gây biến đổi lớn đến chế độ dòng chảy hạ lưu hồ và có tính đến yếu tố biến đổi khí hậu; phù hợp với quy trình vận hành liên hồ chứa trên khu vực sông (nếu có) đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Chủ đập có trách nhiệm thực hiện việc quan trắc, thu thập thông tin, dữ liệu về khí tượng, thủy văn bằng nguồn kinh phí của mình phục vụ yêu cầu bảo vệ, quản lý vận hành, khai thác hồ chứa theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường và gửi báo cáo kết quả thực hiện hàng năm cho Bộ quản lý chuyên ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan.
3. Hàng năm, chủ đập có trách nhiệm lập kế hoạch điều tiết nước hồ chứa và tổ chức thông báo kế hoạch điều tiết nước cho Ủy ban nhân dân các cấp nơi có hồ chứa và vùng hạ du hồ chứa nhằm giảm thiểu tác động xấu đến sản xuất, đời sống nhân dân và môi trường.
4. Kế hoạch điều tiết nước hồ chứa được lập trên cơ sở quy trình vận hành hồ chứa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu duy trì dòng chảy tối thiểu, dự báo tình hình biến đổi dòng chảy trong năm của cơ quan khí tượng thủy văn và nhu cầu sử dụng nước của các ngành, địa phương, các tổ chức kinh tế.
5. Trường hợp cơ quan, tổ chức liên quan và địa phương không nhất trí với kế hoạch điều tiết nước hồ chứa thì có thể kiến nghị với chủ đập và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định kế hoạch điều tiết nước hồ chứa.
Điều 10. Nghĩa vụ tài chính khai thác, sử dụng tài nguyên, môi trường hồ chứa
1. Các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nguồn nước hồ chứa để phát điện, cấp nước sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các hoạt động sản xuất, dịch vụ khác về nước phải trả tiền sử dụng nước, thuế tài nguyên theo quy định của pháp luật.
2. Các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên đất, các tài nguyên khác vùng lòng hồ; xả nước thải, chất thải vào hồ chứa phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Chương III
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ BẢO VỆ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CÁC HỒ CHỨA
Điều 11. Trách nhiệm của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương
1. Chính phủ thống nhất quản lý tài nguyên và môi trường các hồ chứa trong phạm vi cả nước.
2. Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc điều tiết nước liên hồ chứa đối với các hồ chứa có tầm quan trọng quốc gia khi xảy ra hạn hán, thiếu nước, ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng hoặc khi xảy ra các sự cố, tai biến môi trường nghiêm trọng khác trên lưu vực sông.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các Bộ, ngành và các địa phương liên quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường các hồ chứa theo sự phân cấp của Chính phủ.
Điều 12. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường
1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa.
2. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan xây dựng quy định về dòng chảy tối thiểu ở hạ du các hồ chứa và hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương thực hiện.
3. Chỉ đạo xây dựng, quản lý thống nhất số liệu và hệ thống quan trắc tài nguyên và môi trường các hồ chứa lớn.
4. Tổng hợp, xác định nhu cầu sử dụng nước của các ngành, địa phương, các tổ chức kinh tế ở hạ du và giám sát việc bảo đảm thông tin, dữ liệu, dự báo khí tượng thủy văn và tài nguyên nước đến các hồ chứa lớn.
5. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn lập kế hoạch điều tiết nước liên hồ chứa đối với các hồ chứa có tầm quan trọng quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ quyết định khi xảy ra hạn hán, thiếu nước, ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng hoặc khi xảy ra các sự cố, tai biến môi trường nghiêm trọng khác trên lưu vực sông.
6. Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục các hồ thủy lợi, thủy điện trên lưu vực sông phải xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa.
7. Chỉ đạo, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, chủ đầu tư liên quan xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa các hồ chứa thủy lợi, thủy điện đã xác định trong Danh mục nêu tại khoản 6 Điều này. Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc phê duyệt quy trình khi được ủy quyền.
8. Hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương, đơn vị kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ, khai thác tài nguyên và môi trường các hồ chứa.
Điều 13. Trách nhiệm của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm sử dụng tài nguyên hồ chứa tiết kiệm, đa mục tiêu, bảo vệ cảnh quan, môi trường các hồ chứa thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
2. Chỉ đạo xây dựng, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành và các địa phương liên quan thẩm định quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa (nếu có) thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; phê duyệt theo thẩm quyền quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa (nếu có) thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ hoặc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật.
3. Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch điều tiết nước hồ chứa; chỉ đạo việc điều tiết nước các hồ chứa thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ trong trường hợp xảy ra hạn hán, thiếu nước, ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng hoặc khi xảy ra các sự cố, tai biến môi trường nghiêm trọng khác trên lưu vực sông.
4. Chỉ đạo, quản lý, cấp phép các hoạt động sản xuất, kinh doanh khai thác tài nguyên hồ chứa theo thẩm quyền.
5. Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc tài nguyên và môi trường các hồ chứa lớn.
6. Phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh nơi có hồ chứa kiểm tra việc thực hiện pháp luật về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Điều 14. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ
1. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương xây dựng, tổ chức thực hiện quy hoạch mạng lưới giao thông trong hành lang bảo vệ hồ chứa và vùng lòng hồ.
2. Bộ xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương xây dựng, tổ chức thực hiện quy hoạch hệ thống cấp, thoát nước cho đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp nằm trong hành lang bảo vệ hồ chứa và vùng lòng hồ.
3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương xây dựng quy hoạch, tổ chức hoạt động du lịch trong hành lang bảo vệ hồ chứa và vùng lòng hồ.
4. Các Bộ, ngành khác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương trong việc quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên và môi trường các hồ chứa.
Điều 15. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý và bảo vệ hồ chứa; chủ trì, phối hợp với chủ đập và các cơ quan liên quan xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng tài nguyên và môi trường trong hành lang bảo vệ hồ chứa và vùng lòng hồ; tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa trên địa bàn địa phương;
b) Chỉ đạo xây dựng, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thẩm định quy trình vận hành hồ chứa thuộc phạm vi quản lý của địa phương; phê duyệt theo thẩm quyền quy trình vận hành hồ chứa thuộc phạm vi quản lý của địa phương hoặc trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;
c) Chỉ đạo việc vận hành các hồ chứa thuộc phạm vi quản lý của địa phương khi xảy ra hạn hán, thiếu nước, ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng hoặc khi xảy ra các sự cố, tai biến môi trường nghiêm trọng khác xảy ra trên địa bàn;
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các cơ quan liên quan chỉ đạo xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của Nghị định này; giải quyết tranh chấp; khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật; tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường các hồ chứa;
đ) Chỉ đạo xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc tài nguyên và môi trường các hồ chứa của địa phương theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường; chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết các xã ven hồ;
e) Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xem xét, giải quyết các vấn đề về tài nguyên và môi trường các hồ chứa do các Bộ, ngành quản lý trên địa bàn của địa phương.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có hồ chứa:
a) Phối hợp với chủ đập trong việc xây dựng phương án cắm mốc giới xác định hành lang bảo vệ hồ chứa và phối hợp thực hiện việc cắm mốc giới trên thực địa sau khi phương án cắm mốc giới được phê duyệt;
b) Chịu trách nhiệm khi để xảy ra hiện tượng lấn, chiếm, sử dụng trái phép phần đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ hồ chứa và vùng lòng hồ tại địa phương.
Điều 16. Trách nhiệm rà soát nhiệm vụ hồ chứa
Định kỳ 5 năm, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm rà soát, điều chỉnh nhiệm vụ các hồ chứa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, ngành, địa phương, quyết định điều chỉnh theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định điều chỉnh nhiệm vụ của hồ chứa theo quy định.
Chương IV
THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 17. Thanh tra, kiểm tra
1. Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường thực hiện chức năng thanh tra việc bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa.
2. Nội dung thanh tra, kiểm tra:
a) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định nêu tại Nghị định này;
b) Phát hiện, ngăn chặn, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa;
c) Kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa.
3. Việc thanh tra hoạt động bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Điều 18. Giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường hồ chứa.
2. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường hồ chứa thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Điều 19. Xử lý vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và kiến nghị xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa.
2. Tổ chức, cá nhân thiếu tinh thần trách nhiệm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, bao che cho các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa; phá hoại, gây mất an toàn hồ chứa hoặc có hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 20. Hướng dẫn thi hành
Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thi hành Nghị định này.
Điều 21. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với quy định của Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence
- Freedom - Happiness
----------

No. 112/2008/ND-CP

Hanoi, October 20, 2008

 

DECREE

ON MANAGEMENT, PROTECTION AND INTEGRATED EXPLOITATION OF RESOURCES AND ENVIRONMENT OF HYDROPOWER AND IRRIGATION RESERVOIRS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the May 20, 1998 Law on Water Resources;

Pursuant to the November 26, 2003 Land Law;

Pursuant to the November 29, 2005 Law on Environmental Protection;

Pursuant to the December 14, 2004 Electricity Law;

Pursuant to the April 4. 2001 Ordinance on Exploitation and Protection of Irrigation Works;

At the proposal of the Minister of Natural Resources and Environment,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of regulation

This Decree prescribes the management, protection and integrated exploitation of resources and environment of hydropower and irrigation reservoirs (below collectively referred to as reservoirs).

Article 2.- This Decree applies to domestic and foreign organizations and individuals (below collectively referred to as organizations and individuals) involved in the management, protection, exploitation and use of reservoir resources and environment.

Article 3.- Interpretation of terms

In this Decree, the terms below are construed as follows:

1. Reservoir protection corridor means the area from the boundary having an elevation equal to the highest water level of the design flood including overflow level (for key national reservoirs) or equal to the dam crest's elevation (for other reservoirs) to the reservoir zone clearance boundary.

2. Reservoir zone means the area from the reservoir zone clearance boundary down to the reservoir bed.

3. Reservoir system means a system of many reservoirs on a river or on a system of rivers interrelated in terms of exploitation and use of water resources; river flow regulation, prevention and control of adverse impacts of water and environmental protection in the river basin.

4. Reservoir terrace means a system of reservoirs arranged into a number of levels on the main or tributary river.

5. Minimum flow means the lowest level of flow required for maintaining a river or a river section to ensure the aquatic eco-system's normal development and the minimum level for the exploitation and use of water resources by water users according to the priority level set in the river basin planning.

Article 4.- Principles for management, protection and integrated exploitation of reservoir resources and environment

1. Reservoir construction must conform with the river basin planning approved by a competent state agency.

 2. Reservoir resources and environment must be exploited and used in an integrated, economical and efficient manner without being affected by administrative boundaries. Reservoir resources and environment must be protected on the basis of enhancing state management, institutions, laws, and propagation, education and raising the sense of responsibility of inhabitants and communities in reservoir areas.

3. Exploitation and use of reservoir resources and environment must ensure reservoirs* safe operations and minimum flows without affecting their purposes and functions already approved by competent agencies, and meet requirements on prevention and control of. water source degradation, exhaustion and contamination, and adverse impacts of water on the reservoir basin and lowlands.

4. Planning on and construction of works, and production and service activities, in reservoir protection corridors and reservoir zones must not cause major changes to the flow regime, conform with reservoirs' load and self-cleaning capacity and be approved by competent state agencies.

Article 5.- Prohibited acts in reservoir protection corridors and reservoir zones

1. Causing water source and environment-pollution and degradation, terrain changes and loss of reservoir environmental landscape.

2. Destroying or damaging reservoirs' related works, harming their water sources, and not ensuring their safety and sustainability.

3. Encroaching or building works and dwelling houses not according to planning; dumping earth, rock. sand, gravel, and solid waste and wastewater failing to meet environmental standards into reservoirs.

4. Exploiting endangered precious and rare aquatic species inhabiting in reservoir areas; culturing alien animals and plants of unclear origin, seriously harming the fauna and flora of reservoir areas.

Chapter II

PROTECTION. EXPLOITATION AND USE OF RESERVOIR RESOURCES AND ENVIRONMENT

Article 6.- Formation of reservoir protection corridors Adam owner shall:

1. Assume the prime responsibility for. and coordinate with the provincial-level Natural Resources and Environment Service, district- and commune-level People's Committees of the locality where the reservoir is located in, formulating a scheme to place reservoir protection corridor boundary markers and submit it for approval to the provincial-level People's Committee of the locality where the reservoir is located.

2. Assume the prime responsibility for, and coordinate with the district-and commune-level People's Committees of the locality where the reservoir is located in, placing markers on the field after the scheme to place reservoir protection corridor boundary markers is approved.

3. Hand over reservoir boundary markers to the commune-level People's Committee of the locality where the reservoir is located for management and protection; for new reservoirs, complete their boundary determination and handover of their boundary markers prior to the official operation of a reservoir; for operating reservoirs, complete such determination and handover within one year from the effective date of this Decree.

4. When reservoir protection corridors or reservoir zones are encroached, occupied or illegally used, promptly report to local administrations, and coordinate with them in handling according to law these violations.

Article 7.- Exploitation of land resources in reservoir protection corridors and reservoir zones

1. Exploitation of land resources must conform with detailed land-use master plans and plans already approved by competent agencies.

2. Detailed land-use master plans and plans must ensure efficient exploitation and use of land and other natural resources and environmental protection without causing adverse impacts on reservoir operation.

3. Detailed land-use planning schemes must specify the areas of land for forest development, recovery for reservoir zones, short-term crop plantation and seasonal aquaculture without affecting reservoirs' water collection and polluting the environment while conforming with the crop and livestock restructuring planning and the Regulation on aquatic resource exploitation and culture.

4. Detailed land-use master plans and plans must take into account opinions of dam owners and communities of lakeside communes, ensuring publicity, transparency and fairness.

5. Within 30 days after being approved by competent agencies, detailed land-use master plans, and plans must be posted up at the offices of People's Committees of all levels of the localities where reservoirs are located for people's information and compliance.

Article 8.- Exploitation and use of reservoir resources and environment

1. Exploitation and use of natural resources and environment in reservoir protection corridors and reservoir zones must be based on approved master plans and plans and not affect reservoirs' functions; comply with technical regulations of related branches and domains and regulations on landscape and environmental protection: and not affect reservoirs* technical characteristics and greatly obstruct the water flow to reservoirs.

2. District- and commune-level People's Committees of the localities where reservoirs are located shall examine and inspect the use and exploitation of reservoir resources and environment according to approved master plans and plans.

3. Depending on the extent of impact on the safety and functions of reservoirs, works built in reservoir protection corridors shall be removed or relocated or may be permitted for continued operation, but must meet technical requirements and such operation must be agreed by dam owners in writing and permitted by competent agencies according to law.

4. The following activities in reservoir protection corridors and reservoir zones (except those specified in Clause 5 of this Article) may be carried out only when they are agreed by dam owners in writing and licensed by competent agencies according to law:

a/ Construction of new works:

b/ Discharge of wastewater into reservoir water sources;

c/ Exploitation and use of reservoir water resources;

d/ Drilling, exploratory digging, geological survey, exploration and construction of groundwater exploiting works: drilling, exploratory digging and exploitation of minerals: drilling, exploratory digging and exploitation of construction materials:

e/ Perennial tree plantation:

f/ Tourist, sports, scientific research, business and service activities;

g/ Operation of motor vehicles (except two-and three-wheeled motorcycles, motorbikes and motor vehicles used for the disabled);

h/ Construction of warehouses and storage yards; and cargo and passenger ports and wharfs: and depots of raw materials, fuel, materials and means;

i/ Construction of cattle breeding facilities, aquaculture;

j/ Burial of wastes;

k/ Blasting and other harmless explosion activities;

1/ Construction of underground works, including oil pipelines, electric cables, communication cables and water pipes.

5. The following activities in reservoir zones are banned:

a/ Construction of dwelling houses and residential areas:

b/ Construction of breeding facilities, embankment for aquaculture;

c/ Burial of wastes;

d/ Blasting and other harmful explosion activities.

Article 9.- Reservoir water regulation

1. A reservoir operating process must be established and submitted to competent authorities for approval before reservoir water collection. Such process must ensure all reservoir functions according to the priority order, work and reservoir lowlands safety. integrated expioitation 0f reservoir resources ana enyironment and maintenance of the minimum flow in reservoir lowlands: not cause major changes to the reservoir's flow regime downstream and take into account climate change elements; conform with the inter-reservoir operating process in the river basin (if any) already approved by competent state agencies.

2. Dam owners shall conduct hydro-meteorological observation and collect hydrometeorological information and data at their own expenses to meet requirements on reservoir protectionr; operation management and exploitation under the guidance of natural resources and environment state management agencies and submit annual reports to concerned line ministries and provincial-level People's Committees.

3. Damowners shall annually formulate a water regulation plan for reservoirs and notify' People's Committees at all levels of the localities having reservoirs and reservoir lowlands areas in order to reduce adverse impacts on people's production and life and the environment.

4: Water regulation plans for reservoirs shall be formulated on the basis of the approved reservoir operating process, minimum flow requirements, forecasts on flow changes in the year by hydrometeorological agencies and water use needs of branches, localities and economic organizations.

5. When concerned agencies, organizations and localities do not accept reservoir water regulation plans, they may request dam owners and competent state agencies to consider and decide on such plans.

Article 10.- Financial obligations for exploitation and use of reservoir resources and environment

1. Organizations and individuals exploiting and using reservoir water sources for electricity generation, daily life water supply, industrial and small-industrial production, and other water-related production and service activities shall pay water use fees and royalty tax according to law.

2. Organizations and individuals exploiting and using land resources and other natural resources of reservoir zones; or discharging wastewater and waste into reservoirs shall perform financial obligations according to law.

Chapter III

RESPONSIBILITIES OF MANAGEMENT, PROTECTION, EXPLOITATION AND USE OF RESERVOIR RESOURCES AND ENVIRONMENT

Article 11.: Responsibilities of the Government, ministries, branches and localities

1. The Government shall perform the unified state management of reservoir resources and environment nationwide.

2. The Prime Minister shall direct the water regulation for reservoirs of national importance when serious drought, water shortage or water source contamination, or other serious environmental incidents or disasters occur in the river basin.

3. The Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Agriculture and Rural Development and concerned ministries, branches and localities shall take responsibility before the Government for their state management of reservoir resources and environment under the Government's decentralization.

Article 12.- Responsibilities of the Ministry of Natural Resources and Environment

1. To submit to the Government or the Prime Minister for promulgation, or promulgate according to its competence, legal documents on management protection and integrated exploitation of reservoir resources and environment.

2. To assume the prime responsibility for. and coordinate with concerned ministries, branches and localities in, specifying minimum flow requirements for reservoir lowlands and guiding ministries, branches and localities in complying with these requirements.

3. To direct the establishment and perform the unified management of natural resources and environment data and observation systems of major reservoirs.

4. To synthesize and determine water use needs of branches, localities and economic organizations in reservoir lowlands and supervise the assurance of provision of hydrometeorological and water resource information, data and forecasts for reservoirs.

5. To assume the prime responsibility for. and coordinate with the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Agriculture and Rural Development in. formulating inter-reservoir water regulation plans for reservoirs of national importance and submit them to the Prime Minister for decision when serious drought, water shortage or water source contamination, or other serious environmental incidents or disasters occur in the river basin.

6. To submit to the Prime Minister for approval a list of irrigation and hydropower reservoirs in the river basin required of an inter-reservoir operating process.

7. To direct and coordinate with concerned ministries, branches, localities and investors in formulating an inter-reservoir operating process for irrigation and hydropower reservoirs on the list specified in Clause 6 of this Article. To submit it to the Prime Minister for approval or approve it when authorized.

8. To guide and direct localities and units in examining, inspecting, and handling violations of the law on management, protection and exploitation of reservoir resources and environment

Article 13.- Responsibilities of the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Agriculture and Rural Development

1. To promulgate according to their competence, or submit to competent authorities for promulgation, legal documents to ensure economical and multi-purpose use of natural resources, and protection of landscape and environment, of reservoirs under their state management.

2. To direct the formulation, coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment and concerned ministries, branches and localities in. evaluating reservoir or inter-reservoir (if any) operating processes under their state management; to approve according to their competence reservoir or inter-reservoir (if any) operating processes under their state management or submit them to the Prime Minister for approval according to law.

3. To direct the elaboration of reservoir water regulation plans; to direct water regulation for reservoirs under their state management when serious drought, water shortage or water source contamination, or other serious environmental incidents or disasters occur in the river basin.

4. To direct, manage and license production and trading activities related to reservoir resource exploitation according to their competence.

5. To coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment in building and managing natural resources and environment observation systems of major reservoirs.

6. To coordinate with People's Committees of provinces where reservoirs are located in examining the implementation of the law on management, protection and integrated exploitation of reservoir resources and environment under their state management.

Article 14.- Responsibilities of ministries and ministerial-level agencies

1. The Ministry of Transport shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Agriculture and Rural Development end the Ministry of Industry and Trade in. formulating and organizing the implementation of transport network planning in reservoir protection corridors and reservoir zones.

2. The Ministry of Construction shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Industry and Trade in, formulating and organizing the implementation of, water supply and drainage planning for urban and residential areas and industrial parks in reservoir protection corridors and reservoir zones.

3. The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Industry and Trade in formulating tourism planning and organizing tourist activities in reservoir protection corridors and reservoir zones.

4. Other ministries and branches shall, within the ambit of their functions and tasks, coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Industry and Trade in. managing, protecting, exploiting and using reservoir resources and environment.

Article 15.- Responsibilities of People's Committees at all levels

1. Provincial-level People's Committees:

a/ To assume the prime responsibility for reservoir management and protection; to assume the prime responsibility for and coordinate with dam owners and concerned agencies in formulating master plans and plans on use of natural resources and environment in reservoir protection corridors and reservoir zones; to organize the implementation of the law on management, protection and integrated exploitation of reservoir resources and environment in their localities;

b/ To direct to formulation and coordinate with concerned ministries and branches in evaluating operating processes for reservoirs under their management; to approve according to their competence operating processes for reservoirs under their management or submit them to competent agencies for approval according to law;

c/ To direct the operation reservoir under their management when serious drought water shortage or water source contamination, or other serious environmental incidents or disasters occur in the river basin;

d/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Agriculture and Rural Development and concerned agencies in, directing the handling of acts of violation of this Decree; to settle according to law disputes, complaints, denunciations and proposals related to natural resources and environment; to propagate and educate the law on protection of reservoir resources and environment;

e/ To direct the building and management of natural resources and environment observation systems of local reservoirs under the Ministry of Natural Resources and Env ironment's guidance; to direct commune-level People's Committees in formulating detailed land use master plans and plans for lakeside communes;

f/ To coordinate with concerned ministries and branches in considering and settling issues related to reservoir resources and environment in their localities under ministries or branches' management.

2. District- and commune-level People's Committees of localities where reservoirs are located:

a/ To coordinate with dam owners in formulating schemes to place reservoir protection corridor boundary markers and placing boundary markers on the field after these schemes are approved:

b/ To be held responsible when land in reservoir protection corridors and reservoir zones is encroached, occupied or illegally used.

Article 16.- Responsibilities of review of reservoir functions

Every five years, the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Agriculture and Rural Development and provincial-level People's Committees shall review and adjust the functions of reservoirs under their management, decide according to their competence or propose competent authorities to decide, on the adjustment of reservoir functions according to law.

Chapter IV

INSPECTION, EXAMINATION, AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 17.- Inspection ana examination

1. Natural resources and environment inspectorates shall inspect the integrated protection and exploitation of reservoir resources and environment.

2. Inspection and examination cover:

a/ Inspecting and examining the observance of provisions of this Decree;

b/ Detecting, stopping and handling according to their competence or propose competent agencies to handle, violations of the law on integrated protection and exploitation of reservoirs:

c/ Proposing measures to ensure law enforcement related to integrated protection and exploitation of reservoir resources and environment.

3. Inspection of integrated protection and exploitation of reservoir resources and environment complies with the inspection law.

Article 18.- Settlement of complaints and denunciations

1. Organizations and individuals may lodge complaints or denunciations on acts of violation of the law on management, protection and integrated exploitation of reservoir resources and environment.

2. Settlement of complaints and denunciations on acts of violation of the law on management, protection and integrated exploitation of reservoir resources and environment complies with the law on complaints and denunciations.

Article 19.- Handling of violations

1. Organizations and individuals shall detect, stop and propose for prompt handling, acts of violation of the law on management, protection anc integrated exploitation of reservoir resources and environment.

2. Organizations and individuals that are irresponsible or abuse their positions and powers to cover acts of violations of the law on management, protection and integrated exploitation of reservoir resources and environment; or destroy reservoirs or cause reservoir unsafety or commit other acts of violation shall, depending on the nature and severity of their violation, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability; if causing damage, they shall pay compensation according to law.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 20.- Implementation guidance

The Ministry of Natural Resources and Environment shall organize, direct and examine the implementation of this Decree.

Article 21.- Implementation effect

1. This Decree takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO." To annul all previous provisions which are contrary to this Decree.

2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of provincial/municipal People's Committees shall implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 112/2008/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất