Quyết định 133/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 133/2001/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 133/2001/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 10/09/2001 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng, Xuất nhập khẩu |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 133/2001/QĐ-TTg
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 133/2001/QĐ-TTG
NGÀY 10 THÁNG 9 NĂM 2001 VỀ VIỆC BAN
HÀNH QUY CHẾ
TÍN DỤNG HỖ TRỢ XUẤT KHẨU
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH ngày 01 tháng 6 năm 1998;
Căn cứ Nghị định số 50/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển;
Căn cứ Nghị quyết số 05/2001/NQ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu. Quỹ Hỗ trợ phát triển thực hiện nhiệm vụ tín dụng hỗ trợ xuất khẩu theo quy định của Quy chế này.
Điều 2. Nâng mức vốn điều lệ của Quỹ Hỗ trợ phát triển lên 5.000 tỷ đồng.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản lý và Tổng giám đốc Quỹ Hỗ trợ phát triển chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
QUY CHẾ TÍN DỤNG HỖ TRỢ XUẤT KHẨU
(Ban hành kèm theo Quyết định số
133/2001/QĐ-TTg
ngày 10 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ)
CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu là ưu đãi của Nhà nước nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và cá nhân phát triển sản xuất - kinh doanh hàng xuất khẩu theo chính sách khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước.
Điều 2. Các hình thức tín dụng hỗ trợ xuất khẩu
1. Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu trung và dài hạn, bao gồm:
a) Cho vay đầu tư trung và dài hạn;
b) Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư;
c) Bảo lãnh tín dụng đầu tư.
2. Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu ngắn hạn, bao gồm:
a) Cho vay ngắn hạn (kể cả cho vay đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thanh toán trả chậm đến 720 ngày);
b) Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
Điều 3. Đối tượng áp dụng
1. Doanh nghiệp Nhà nước.
2. Công ty cổ phần.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn.
4. Công ty hợp danh.
5. Doanh nghiệp tư nhân.
6. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
7. Hộ gia đình và cá nhân có đăng ký kinh doanh.
(Sau đây gọi chung là đơn vị).
Điều 4. Đồng tiền cho vay và trả nợ
1. Đồng tiền cho vay: Đồng Việt Nam.
2. Đồng tiền trả nợ: các đơn vị trả nợ bằng Đồng Việt Nam. Đơn vị có ngoại tệ tự do chuyển đổi có thể trả nợ bằng ngoại tệ theo tỷ giá mua vào của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm trả nợ.
Điều 5. Quỹ Hỗ trợ phát triển thực hiện nhiệm vụ tín dụng hỗ trợ xuất khẩu theo quy định tại Quy chế này. Quỹ Hỗ trợ phát triển và các đơn vị có trách nhiệm quản lý, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả nguồn vốn tín dụng hỗ trợ xuất khẩu.
CHƯƠNG II
TÍN DỤNG HỖ TRỢ XUẤT KHẨU TRUNG VÀ DÀI HẠN
MỤC I. CHO VAY ĐẦU TƯ TRUNG VÀ DÀI HẠN
Điều 6. Đối tượng cho vay
1. Những đơn vị có dự án sản xuất, chế biến, gia công hàng xuất khẩu mà phương án tiêu thụ sản phẩm của dự án đạt kim ngạch xuất khẩu ít nhất bằng 30% doanh thu hàng năm.
2. Những đơn vị có nhu cầu vay vốn để góp vốn đầu tư vào các dự án liên doanh sản xuất, chế biến, gia công hàng xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam mà phương án tiêu thụ sản phẩm của dự án liên doanh đạt kim ngạch xuất khẩu ít nhất bằng 80% doanh thu hàng năm.
Điều 7. Điều kiện cho vay
1. Thuộc đối tượng quy định tại Điều 6 Quy chế này.
2. Được Quỹ Hỗ trợ phát triển thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay trước khi quyết định đầu tư.
3. Dự án đã hoàn thành thủ tục đầu tư và xây dựng theo đúng quy định.
4. Chủ đầu tư có khả năng tài chính bảo đảm trả nợ trong thời hạn cam kết.
5. Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay tại Điều 12 Quy chế này.
Điều 8. Mức vốn cho vay
1. Dự án nhóm A thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Dự án nhóm B, C thực hiện theo quyết định đầu tư của các cấp có thẩm quyền nhưng tối đa không quá 90% vốn đầu tư của dự án.
Mức cho vay hàng năm thực hiện theo tiến độ của dự án.
Điều 9. Lãi suất cho vay được áp dụng theo lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
Điều 10. Thời hạn cho vay tối đa 10 năm. Trường hợp đặc biệt, thời hạn cho vay trên 10 năm, do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định theo đề nghị của Tổng giám đốc Quỹ Hỗ trợ phát triển.
Điều 11. Trả nợ vay
1. Chủ đầu tư có trách nhiệm hoàn trả vốn vay theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký. Chủ đầu tư được dùng các nguồn sau đây để trả nợ:
a) Khấu hao tài sản cố định hoặc nguồn thu phí sử dụng tài sản hình thành bằng vốn vay;
b) Lợi nhuận sau thuế và các nguồn hợp pháp khác của chủ đầu tư.
2. Đến kỳ hạn trả nợ, nếu không trả được nợ, số nợ không trả được sẽ chuyển sang nợ quá hạn, chủ đầu tư phải chịu lãi suất nợ quá hạn.
Điều 12. Chủ đầu tư được dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm tiền vay. Khi chưa trả hết nợ, chủ đầu tư không được chuyển nhượng, bán, cho, tặng, thế chấp, cầm cố hoặc bảo đảm cho bảo lãnh để vay vốn nơi khác.
MỤC II. HỖ TRỢ LàI SUẤT SAU ĐẦU TƯ
Điều 13. Đối tượng được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư
Các đơn vị có dự án quy định tại khoản 1 Điều 6 Quy chế này, nhưng chưa được vay ưu đãi đầu tư hoặc bảo lãnh tín dụng đầu tư của Nhà nước mà chủ đầu tư vay vốn của các tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Điều 14. Điều kiện được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư
1. Các đơn vị có dự án thuộc đối tượng quy định tại Điều 13 Quy chế này đã hoàn thành đưa vào sử dụng và hoàn trả được vốn vay theo hợp đồng tín dụng.
2. Được Quỹ Hỗ trợ phát triển chấp thuận và ký hợp đồng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.
Điều 15. Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với từng dự án bằng chênh lệch giữa lãi suất vay vốn của tổ chức tín dụng với lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại thời điểm rút vốn vay. Giao Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.
MỤC III. BẢO LàNH TÍN DỤNG ĐẦU TƯ
Điều 16. Đối tượng được bảo lãnh
Các dự án quy định tại khoản 1 Điều 6 Quy chế này khi vay vốn của các tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam có nhu cầu bảo lãnh.
Điều 17. Điều kiện bảo lãnh
1. Thuộc đối tượng bảo lãnh tín dụng đầu tư quy định tại Điều 16 của Quy chế này, nhưng chưa được vay hoặc được vay một phần vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
2. Đã được tổ chức tín dụng thẩm định dự án đầu tư và chấp thuận cho vay, có văn bản yêu cầu Quỹ Hỗ trợ phát triển bảo lãnh.
3. Quỹ Hỗ trợ phát triển chấp thuận bảo lãnh trên cơ sở kết quả thẩm định của tổ chức tín dụng.
Điều 18. Mức bảo lãnh cho từng dự án do Quỹ Hỗ trợ phát triển quyết định, tối đa bằng 100% số vốn vay của các tổ chức tín dụng trong phạm vi tổng số vốn đầu tư theo quy định của pháp luật.
Điều 19. Các đơn vị được bảo lãnh tín dụng đầu tư phải trả phí bảo lãnh bằng 0,3%/năm tính trên số tiền đang bảo lãnh.
Điều 20. Trách nhiệm về tài chính khi chủ đầu tư không trả được nợ
Trường hợp chủ đầu tư không trả được nợ vay theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký thì:
1. Tổ chức tín dụng cho vay vốn và Quỹ Hỗ trợ phát triển cùng chịu trách nhiệm ngang nhau về tài chính đối với khoản đã bảo lãnh.
2. Chủ đầu tư phải nhận nợ bắt buộc với Quỹ Hỗ trợ phát triển về số tiền Quỹ Hỗ trợ phát triển trả nợ thay với lãi suất phạt bằng 130% lãi suất đang vay của tổ chức tín dụng.
3. Khi có nguồn trả nợ, chủ đầu tư phải trả nợ đồng thời theo tỷ lệ ngang nhau cho tổ chức tín dụng và Quỹ Hỗ trợ phát triển.
CHƯƠNG III
TÍN DỤNG HỖ TRỢ XUẤT KHẨU NGẮN HẠN
MỤC I. CHO VAY VỐN NGẮN HẠN
Điều 21. Các đối tượng được vay vốn ngắn hạn là các đơn vị thực hiện xuất khẩu hàng hoá gồm:
1. Các đơn vị sản xuất, chế biến, kinh doanh các mặt hàng thuộc chương trình ưu tiên khuyến khích xuất khẩu do Thủ tướng Chính phủ quy định hàng năm hoặc trong từng thời kỳ.
2. Các hợp đồng xuất khẩu vào thị trường mới hoặc để duy trì thị trường truyền thống theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
3. Các đơn vị có dự án quy định tại khoản 1 Điều 6 Quy chế này, được Quỹ Hỗ trợ phát triển cho vay vốn tín dụng đầu tư, được vay vốn ngắn hạn trong năm đầu tiên ký được hợp đồng xuất khẩu kể từ khi dự án hoàn thành đưa vào sản xuất.
Điều 22. Điều kiện cho vay
1. Thuộc đối tượng vay vốn ngắn hạn quy định tại Điều 21 Quy chế này.
2. Có phương án sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ.
3. Có hợp đồng xuất khẩu.
4. Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay tại Điều 26 Quy chế này.
Điều 23. Lãi suất cho vay
Lãi suất cho vay ngắn hạn bằng 80% lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng và được giữ cố định trong suốt thời hạn vay vốn. Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất nợ trong hạn.
Điều 24. Thời hạn cho vay vốn ngắn hạn tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng vốn để thực hiện hợp đồng xuất khẩu nhưng không quá 12 tháng.
Trường hợp cho vay xuất khẩu hàng trả chậm đến 720 ngày, thực hiện theo danh mục mặt hàng do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Điều 25. Các hình thức cho vay
1. Cho vay trước khi giao hàng
Các đơn vị được vay vốn ngắn hạn để mua nguyên, vật liệu và các yếu tố sản xuất để thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
Mức cho vay không quá 80% giá trị L/C hoặc không quá 70% trị giá hợp đồng xuất khẩu. Đối với những mặt hàng xuất khẩu theo hạn ngạch thì mức cho vay tối đa bằng trị giá hàng hoá còn lại trong hạn ngạch tính đến thời điểm vay vốn.
2. Cho vay sau khi giao hàng
Việc cho vay sau khi giao hàng được thực hiện khi đơn vị có hối phiếu hợp lệ.
a) Hối phiếu hợp lệ: Là hối phiếu được đơn vị xuất khẩu Việt Nam ký phát đúng thông lệ quốc tế về hối phiếu kèm theo bộ chứng từ hàng xuất phù hợp với điều kiện của L/C đã được ngân hàng nước ngoài phát hành hoặc ngân hàng nước ngoài ký hậu chấp nhận thanh toán;
b) Mức cho vay: Tối đa bằng 90% trị giá hối phiếu hợp lệ.
Điều 26. Bảo đảm tiền vay
1. Cho vay trước khi giao hàng, đơn vị vay vốn phải có tài sản cầm cố, thế chấp trị giá tối thiểu 30% số vốn vay.
2. Cho vay hối phiếu hợp lệ, đơn vị phải xuất trình hối phiếu hợp lệ kèm theo bộ chứng từ hàng xuất để chứng minh cho việc vay vốn.
MỤC II. BẢO LàNH DỰ THẦU VÀ BẢO LàNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
Điều 27. Các đơn vị thuộc đối tượng theo quy định tại Điều 21 Quy chế này, được bảo lãnh dự thầu hoặc bảo lãnh thực hiện hợp đồng nếu có nhu cầu.
1. Mức bảo lãnh tối đa không quá 3% giá dự thầu (đối với bảo lãnh dự thầu), 10% trị giá hợp đồng (đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng).
2. Thời hạn bảo lãnh theo thời hạn thực hiện nghĩa vụ của đơn vị.
3. Đơn vị được bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng không phải trả phí bảo lãnh.
4. Trường hợp Quỹ Hỗ trợ phát triển phải trả cho bên nhập khẩu số tiền đã bảo lãnh, đơn vị được bảo lãnh phải nhận nợ bắt buộc với Quỹ Hỗ trợ phát triển về số tiền trả nợ thay với lãi suất phạt bằng 150% lãi suất cho vay vốn ngắn hạn tín dụng hỗ trợ xuất khẩu.
CHƯƠNG IV
XỬ LÝ RỦI RO
Điều 28. Các đơn vị khi gặp rủi ro không trả được nợ vay theo hợp đồng tín dụng, tùy theo nguyên nhân, mức độ, được xử lý như sau:
1. Do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng: thiên tai, hoả hoạn bất ngờ làm mất tài sản; do điều chỉnh chính sách Nhà nước; biến động của giá cả thị trường trong nước và ngoài nước ảnh hưởng lớn đến hoạt động thương mại; Nhà nhập khẩu, Ngân hàng phục vụ Nhà nhập khẩu bị phá sản không thanh toán được cho đơn vị thì được xem xét gia hạn nợ, miễn, giảm lãi tiền vay, khoanh nợ. Trường hợp đặc biệt có thể được xóa một phần hoặc toàn bộ nợ vay.
2. Các trường hợp khác xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 29. Thẩm quyền xử lý rủi ro:
1. Đối với các dự án vay vốn, bảo lãnh tín dụng hỗ trợ xuất khẩu trung và dài hạn.
a) Việc gia hạn nợ do Tổng giám đốc Quỹ Hỗ trợ phát triển quyết định;
b) Việc miễn, giảm lãi tiền vay do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định trên cơ sở đề nghị của Tổng giám đốc Quỹ Hỗ trợ phát triển;
c) Việc khoanh nợ, xoá nợ do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Tổng giám đốc Quỹ Hỗ trợ phát triển và ý kiến của Bộ Tài chính.
2. Đối với các đơn vị vay vốn ngắn hạn được bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
a) Việc gia hạn nợ, miễn, giảm lãi tiền vay do Tổng giám đốc Quỹ Hỗ trợ phát triển quyết định;
b) Việc khoanh nợ, xoá nợ do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định trên cơ sở đề nghị của Tổng giám đốc Quỹ Hỗ trợ phát triển.
Điều 30. Trích, lập quỹ dự phòng rủi ro
Hàng năm Quỹ Hỗ trợ phát triển được trích, lập Quỹ dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro do các đơn vị không trả được nợ vay theo hợp đồng tín dụng.
1. Việc trích, lập dự phòng rủi ro các dự án đầu tư trung và dài hạn thực hiện theo quy định của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
2. Việc trích, lập dự phòng rủi ro cho vay vốn ngắn hạn, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu được thực hiện như sau:
a) Trích 10% tính trên số dư nợ vay vốn ngắn hạn đã quá hạn trả nợ dưới 181 ngày và số tiền Quỹ Hỗ trợ phát triển đã trả thay cho đơn vị được Quỹ Hỗ trợ phát triển bảo lãnh nhưng chưa thu hồi được trong thời gian dưới 61 ngày;
b) Trích 20% tính trên số dư nợ vay vốn ngắn hạn đã quá hạn trả nợ từ 181 đến dưới 361 ngày và số tiền Quỹ Hỗ trợ phát triển đã trả thay cho đơn vị được Quỹ bảo lãnh nhưng chưa thu hồi được trong thời gian từ 61 ngày đến dưới 181 ngày;
c) Trích 30% tính trên số dư nợ vay vốn ngắn hạn đã quá hạn trả nợ từ 361 ngày trở lên và số tiền Quỹ Hỗ trợ phát triển đã trả thay cho đơn vị được Quỹ bảo lãnh nhưng chưa thu hồi được từ 181 ngày trở lên.
3. Khoản trích, lập Quỹ dự phòng rủi ro được hạch toán vào chi phí hoạt động nghiệp vụ của Quỹ Hỗ trợ phát triển.
CHƯƠNG V
NGUỒN VỐN TÍN DỤNG HỖ TRỢ XUẤT KHẨU
Điều 31. Nguồn vốn để thực hiện tín dụng hỗ trợ xuất khẩu được cân đối trong kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ giao hàng năm cho Quỹ Hỗ trợ phát triển, bao gồm:
1. Vốn điều lệ do ngân sách Nhà nước cấp.
2. Vốn ngân sách Nhà nước cấp trực tiếp hàng năm để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ xuất khẩu.
3. Vốn do Quỹ Hỗ trợ phát triển huy động trong nước.
4. Vốn do Quỹ Hỗ trợ phát triển huy động từ nước ngoài.
5. Các nguồn vốn hợp pháp khác.
Điều 32. Quỹ Hỗ trợ phát triển được ngân sách Nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất để thực hiện nhiệm vụ tín dụng hỗ trợ xuất khẩu.
Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc cấp bù chênh lệch lãi suất.
CHƯƠNG VI
QUYỀN HẠN, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VÀ QUỸ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
Điều 33. Bộ Tài chính có quyền hạn, trách nhiệm
1. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát Quỹ Hỗ trợ phát triển thực hiện tín dụng hỗ trợ xuất khẩu theo đúng Quy chế này.
2. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ quyết định kế hoạch vốn và nguồn vốn để thực hiện tín dụng hỗ trợ xuất khẩu.
3. Bố trí vốn ngân sách Nhà nước hàng năm; hướng dẫn Quỹ Hỗ trợ phát triển huy động vốn để thực hiện nhiệm vụ tín dụng hỗ trợ xuất khẩu.
4. Xử lý rủi ro theo thẩm quyền hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ xử lý theo quy định tại Điều 29 Quy chế này.
5. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện tín dụng hỗ trợ xuất khẩu; đề xuất các giải pháp tài chính thúc đẩy hoạt động tín dụng hỗ trợ xuất khẩu.
Điều 34. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có quyền hạn, trách nhiệm
1. Căn cứ mục tiêu, định hướng phát triển xuất khẩu, xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch hàng năm cho Quỹ Hỗ trợ phát triển về nguồn vốn tín dụng hỗ trợ xuất khẩu có phân theo các hình thức hỗ trợ.
2. Phối hợp với Bộ Tài chính kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ các giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng hỗ trợ xuất khẩu.
Điều 35. Bộ Thương mại có quyền hạn, trách nhiệm
1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư xây dựng và trình Chính phủ phê duyệt các chương trình phát triển hàng xuất khẩu, chương trình ưu tiên khuyến khích hàng xuất khẩu hàng năm hoặc từng thời kỳ.
2. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định các trường hợp được vay vốn ngắn hạn theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 21 Quy chế này.
3. Công bố rộng rãi các thông tin về thị trường xuất khẩu; kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị xuất khẩu thực hiện các hoạt động xuất khẩu; đề xuất các giải pháp để mở rộng và phát triển thị trường.
Điều 36. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quyền hạn, trách nhiệm
1. Chỉ đạo các Ngân hàng Thương mại phối hợp với Quỹ Hỗ trợ phát triển tổ chức thực hiện nhiệm vụ tín dụng hỗ trợ xuất khẩu.
2. Quỹ Hỗ trợ phát triển được thực hiện thanh toán và tổ chức dịch vụ thanh toán trong nước, quốc tế để thực hiện nhiệm vụ tín dụng hỗ trợ xuất khẩu. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện.
Điều 37. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng công ty 91 có quyền hạn, trách nhiệm
1. Công bố rộng rãi quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm, vùng lãnh thổ trong từng thời kỳ làm cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu.
2. Phối hợp với Bộ Tài chính, Quỹ Hỗ trợ phát triển giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện tín dụng hỗ trợ xuất khẩu và khi đơn vị không trả được nợ.
Điều 38. Quỹ Hỗ trợ phát triển có quyền hạn, trách nhiệm
1. Lập và báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính các kế hoạch sau:
a) Tổng mức vốn tín dụng hỗ trợ xuất khẩu theo các hình thức hỗ trợ;
b) Kế hoạch huy động vốn và giải pháp huy động để thực hiện nhiệm vụ tín dụng hỗ trợ xuất khẩu.
2. Tổ chức và thực hiện nhiệm vụ tín dụng hỗ trợ xuất khẩu theo đúng quy định của Quy chế này.
3. Hướng dẫn các quy trình nghiệp vụ tín dụng hỗ trợ xuất khẩu.
4. Xử lý rủi ro theo quy định tại Điều 29 Quy chế này.
5. Định kỳ hàng quý, năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tình hình thực hiện tín dụng hỗ trợ xuất khẩu.
CHƯƠNG VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 39. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Thương mại, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng giám đốc Tổng công ty 91, Chủ tịch Hội đồng quản lý và Tổng giám đốc Quỹ Hỗ trợ phát triển hướng dẫn thực hiện Quy chế này.
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT | SOCIALISTREPUBLICOF VIET NAM |
No: 133/2001/QD-TTg | Hanoi, September 10, 2001 |
DECISION
PROMULGATING THE REGULATION ON EXPORT SUPPORT CREDIT
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the September 30, 1992 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 1, 1998 Law No.03/1998/QH on Domestic Investment Promotion (amended);
Pursuant to the Government’s Decree No.50/1999/ND-CP of July 8, 1999 on organization and operation of the Development Assistance Fund;
Pursuant to the Government’s Resolution No.05/2001/NQ-CP of May 24, 2001;
At the proposal of the Finance Minister,
DECIDES:
Article 1.-To promulgate together with this Decision the Regulation on export support credit. The Development Assistance Fund shall perform the task of export support credit according to the provisions of this Regulation.
Article 2.-To raise the level of the Development Assistance Fund’s charter capital to VND 5,000 billion.
Article 3.-This Decision takes effect 15 days after its signing.
Article 4.-The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the Committee of the provinces and centrally-run cities, the chairman of the Managing Board and the General Director of the Development Assistance Fund shall have to implement this Decision.
| ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
REGULATION
ON EXPORT SUPPORT CREDIT
(Promulgated together with the Prime Minister’s Decision No.133/2001/QD-TTg of September 10, 2001)
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.-Export support credit is the State’s preference aiming to support enterprises, economic organizations and individuals in developing the production and trading of export goods under the State’s policy on export promotion.
Article 2.-Forms of export support credit
1. Medium- and long-term export support credit, including:
a) Medium- and long-term investment loans;
b) Post-investment interest rate support;
c) Investment credit guaranty.
2. Short-term export support credit, including:
a) Short-term loans (including loans provided to enterprises exporting goods with deferred payment of up to 720 days);
b) Bidding participation guaranty and contract performance guaranty.
Article 3.-Objects of application
1. State enterprises.
2. Joint- stock companies.
3. Limited liability companies.
4. Partnerships.
5. Private enterprises.
6. Cooperatives, unions of cooperatives.
7. Family households and individuals with business registration.
(Hereinafter referred collectively to as units).
Article 4.-Currency for loan provision and debt repayment
1. Lending currency: Vietnam dong
2. Debt repayment currencies: Units shall repay debts in Vietnam dong. Units with freely convertible currencies may repay debts in foreign currencies at the buying rates of the Bank for Foreign Trade of Vietnam at the time of debt repayment.
Article 5.-The Development Assistance Fund performs the task of export support credit under the provisions of this Regulation. The Development Assistance Fund and units shall have to manage and use the export support credit sources for the right purpose and with efficiency.
Chapter II
MEDIUM- AND LONG-TERM EXPORT SUPPORT CREDIT
SectionI.MEDIUM- AND LONG-TERM INVESTMENT LOANS
Article 6.-Lending objects
1. Units with projects on the production, processing, order-production of export goods and with export values under their plans on sale of products of the projects being at least equal to 30% of their annual turnover.
2. Units having demand to borrow capital for contribution of investment capital to joint-venture projects on the production, processing or order-production of export goods by Vietnamese enterprises, with export values under their plans on sale of products of the joint-venture projects being at least equal to 80% of their annual turnover.
Article 7.-Lending conditions
1. Being objects prescribed in Article 6 of this Regulation.
2. Having financial plans, loan repayment plans, appraised by the Development Assistance Fund before deciding the investment.
3. The projects have gone through all investment and construction procedures strictly according to regulations.
4. The investors have the financial capability to repay debts within the committed time limits.
5. Having implemented the regulations on loan guaranty prescribed in Article 12 of this Regulation.
Article 8.-Borrowed capital levels
1. Group A projects shall comply with the Prime Minister’s decisions.
2. Groups B and C projects shall comply with the investment decisions of competent authorities, but the borrowed capital levels must not exceed 90% of the projects investment capital.
The annual lending level shall be made according to project’s tempo.
Article 9.-The applicable lending interest rate shall be the development investment credit interest rate of the State.
Article 10.-The maximum lending term shall be 10 years. In special cases where the lending term is more than 10 years, it shall be decided by the Finance Minister at the proposal of the General Director of the Development Assistance Fund.
Article 11.-Loan debt repayment
1. Investors have the responsibility to repay the borrowed capital strictly according to the signed credit contracts. The investors may use the following sources for debt repayment:
a) Fixed asset depreciation or sources of collected charges on the use of assets formulated from borrowed capital;
b) After-tax profits and other lawful sources of the investors.
2. If due debts cannot be repaid, the debt amounts which cannot be repaid shall be turned into overdue debts and investors shall have to bear the interest rate on overdue debts.
Article 12.-Investors may use assets formulated from the borrowed capital to secure loans. When they have not paid up all their debts yet, the investors must not assign, sell, donate, give as presents, mortgage, pledge or secure the assets as guaranty to borrow capital at other places.
Section II. POST-INVESTMENT INTEREST RATE SUPPORT
Article 13.-Subjects entitled to post-investment interest rate support
Units with projects prescribed in Clause 1, Article 6 of this Regulation but having not yet been provided with preferential loans or investment credit guaranty of the State, while the investors borrow capital of credit institutions lawfully operating in Vietnam.
Article 14.-Conditions to enjoy post-investment interest rate support
1. Units with projects prescribed in Article 13 of this Regulation, have completed and put the projects to use, and repaid their borrowed capital according to the credit contracts.
2. The Development Assistance Fund has so approved and signed the post-investment interest rate support contracts.
Article 15.-The level of post-investment interest rate support for each project is equal to the difference between the loan interest rate of the credit institution and the development investment credit interest rate of the State at the time of withdrawal of borrowed capital. To assign the Finance Minister to guide in detail the post-investment interest rate support.
Section III. INVESTMENT CREDIT GUARANTY
Article 16.-Subjects entitled to guaranty
Projects prescribed in Clause 1, Article 6 of this Regulation, when borrowing capital from credit institutions lawfully operating in Vietnam, that have demand for guaranty.
Article 17.-Guaranty conditions
1. Being subjects entitled to investment credit guaranty prescribed in Article 16 of this Regulation, but having not yet borrowed capital or have borrowed part of the development investment credit capital of the State.
2. Having the investment projects already appraised by the credit institutions which have agreed to provide loans, having filed written request to the Development Assistance Fund for guaranty.
3. The Development Assistance Fund agrees to provide guaranty on the basis of the appraisal results of the credit institutions.
Article 18.-The guaranty level for each project shall be decided by the Development Assistance Fund but shall not exceed 100% of the borrowed capital of the credit institutions within the total investment capital as provided for by law.
Article 19.-Units provided with investment credit guaranty shall have to pay guaranty charge being equal to 0.3%/ year calculated on the amount being guaranteed.
Article 20.-Financial liability when investors are unable to repay debts
Where investors cannot repay loan debts according to the signed credit contracts,
1. The capital-lending credit institutions and the Development Assistance Fund shall jointly and equally bear the financial liability for the guaranteed amount.
2. The investors must acknowledge compulsory debts with the Development Assistance Fund for the amount paid for them by the Development Assistance Fund at the penalizing interest rate being 130% of the lending interest rates of the credit institutions.
3. When having sources for debt repayment, the investors shall have to simultaneously repay debts to the credit institutions and the Development Assistance Fund in equal proportions.
Chapter III
SHORT-TERM EXPORT SUPPORT CREDIT
SectionI.SHORT-TERM CAPITAL LOANS
Article 21.-Subjects entitled to short-term capital loans shall be units which export goods, including:
1. Units producing, processing or trading in goods items under the program on export promotion preferences prescribed every year or in each period by the Prime Minister.
2. Contracts for exportation into new markets or the maintenance of traditional markets according to the regulations of the Prime Minister.
3. Units with projects prescribed in Clause 1, Article 6 of this Regulation, which have been provided by the Development Assistance Fund with investment credit loan capital, short-term loan capital in the first year of signing the export contracts since the projects are completed and put into production.
Article 22.-Lending conditions
1. Being subjects entitled to short-term loans prescribed in Article 21 of this Regulation.
2. Having production and business plans and debt repayment capability.
3. Having export contracts.
4. Implementing the loan security provisions in Article 26 of this Regulation.
Article 23.-Lending interest rates
The short-term lending interest rate shall be equal to 80% of the development investment credit interest rate of the State at the time of signing the credit contract and be fixed throughout the capital borrowing term. The overdue debt interest rate shall be equal to 150% of the interest rate on immature debts.
Article 24.-The lending term for short-term loan depends on the demand for capital for the performance of export contract, but shall not exceed 12 months.
Where loans are provided for the export of goods with deferred payment of up to 720 days, the list of goods items prescribed by the Prime Minister shall be complied with.
Article 25.-Lending forms
1. Lending before goods delivery
Units can borrow short-term loans for the purchase of raw materials, materials and production elements to perform the export contracts.
The borrowing levels shall not exceed 80% of the L/C value or not exceed 70% of the export contract value. For goods items exported under quotas, the maximum lending level shall be equal to the remaining goods value within the quotas calculated to the time of capital borrowing.
2. Lending after goods delivery
The lending after goods delivery shall be effected when units have valid bills of exchange.
a) Valid bills of exchange are those issued by Vietnamese exporting units strictly according to international practices on bills of exchange, enclosed with sets of export goods vouchers suitable to the conditions of L/C issued by foreign banks or the foreign banks have endorsed the payment;
b) The lending level: The maximum level is equal to 90% of value of valid bills of exchange.
Article 26.-Loan security
1. For pre-good delivery lending, the capital-borrowing units must have assets for mortgage, pledge, with the minimum value being equal to 30% of the borrowed capital amount.
2. For the lending of valid bills of exchange, units must produce the valid bills of exchange, enclosed with sets of export goods vouchers to prove the capital borrowing.
Section II. BIDDING PARTICIPATION GUARANTY AND CONTRACT PERFORMANCE GUARANTY
Article 27.-Units being subjects prescribed in Article 21 of this Regulation shall be provided with bidding participation guaranty or contract performance guaranty if they have demand therefor.
1. The maximum guaranty level shall not exceed 3% of the bid price (for bidding participation guaranty), and 10% of the contractual value (for contract performance guaranty).
2. The guaranty time limits shall be in line with the time limits for performance of obligations by units.
3. Units provided with bidding participation guaranty and/or contract performance guaranty shall not have to pay guaranty charge.
4. Where the Development Assistance Fund has to pay the importing parties the guaranteed sums of money, the guaranteed units must acknowledge compulsory debts with the Development Assistance Fund for the sums of money paid on their behalf at the penalizing interest rate being equal to 150% of the interest rate on short-term credit loan capital in support of export.
Chapter IV
HANDLING RISKS
Article 28.-Units facing risks which render them unable to repay their loan debts according to credit contracts shall, depending on the causes and extents, be handled as follows:
1. Due to objective, force majeure causes: natural calamities, unexpected fires which cause property loss; due to readjustment of State policies; due to domestic and overseas market price fluctuation which greatly affects trade activities; importers or banks in service of importers have gone bankrupt, thus being unable to make payment for units, the units shall be considered for debt extension, loan interest exemption or reduction, debt freezing. For special cases, loan debts may be partially or fully written off.
2. Other cases shall be handled according to the provisions of law.
Article 29.-Risk-handling competence
1. For projects on medium- and long-term capital borrowing, credit guaranty in support of export.
a) The debt extension shall be decided by the General Director of the Development Assistance Fund;
b) The loan interest exemption and reduction shall be decided by the Finance Minister, based on the proposal of the General Director of the Development Assistance Fund;
c) The debt freezing or remission shall be decided by the Prime Minister, based on the proposal of the General Director of the Development Assistance Fund and the opinions of the Finance Ministry.
2. Units which borrow short-term loans shall be provided with bidding participation guaranty and export contract performance guaranty.
a) The debt extension and the loan interest exemption and reduction shall be decided by the General Director of the Development Assistance Fund;
b) The debt freezing and remission shall be decided by the Finance Minister on the basis of the proposal of the General Director of the Development Assistance Fund.
Article 30.-Deduction for setting up risk reserve fund
Annually, the Development Assistance Fund may make deduction for setting up risk reserve fund to handle risks incurred due to units incapability to repay loan debts according to credit contracts.
1. The deduction for setting up risk reserve fund for medium- and long-term investment projects shall comply with the Government’s stipulations on development investment credit of the State.
2. The deduction for setting up risk reserve fund for short-term loans, bidding participation guaranty and export contract performance guaranty shall be carried out as follows:
a) Deducting 10% calculated on the debit balance of short-term loans which have become overdue for less than 181 days and the amount of money already paid by the Development Assistance Fund on behalf of the units guaranteed by the Fund, but not yet recovered within a duration of less than 61 days;
b) Deducting 20% calculated on the debit balance of the short-term capital loans which have become overdue for between 181 days and 361 days and the amount of money already paid by the Development Assistance Fund on behalf of units guaranteed by the Fund, but not yet recovered within a duration of between 61 days and under 181 days;
c) Deducting 30% calculated on the debit balance of short-term loans which have become overdue for 361 days or more and the amount of money already paid by the Development Assistance Fund on behalf of units guaranteed by the Fund, but not yet recovered within the duration of 181 days or more.
3. The deduction amounts for setting up risk reserve fund shall be accounted into expenses for professional operation of the Development Assistance Fund.
Chapter V
SOURCES OF CREDIT CAPITAL IN SUPPORT OF EXPORT
Article 31.-The sources of capital to make export-support credit shall be incorporated in the plans on the State’s development investment credit assigned annually to the Development Assistance Fund by the Prime Minister, including:
1. The charter capital allocated by the State budget.
2. Capital annually allocated directly by the State budget for the performance of export- support tasks.
3. Capital mobilized in the country by the Development Assistance Fund.
4. Capital mobilized from abroad by Development Assistance Fund.
5. Other lawful capital sources.
Article 32.-The Development Assistance Fund shall be provided by the State budget with subsidies for the interest rate difference for the performance of the task of export support credit.
The Finance Minister shall guide in detail the provision of subsidies for interest rate difference.
Chapter VI
POWERS AND RESPONSIBILITIES OF THE STATE MANAGEMENT AGENCIES AND DEVELOPMENT ASSISTANCE FUND
Article 33.-The Finance Ministry shall have the power and responsibility:
1. To guide, inspect and supervise the Development Assistance Fund in providing export support credit strictly according to this Regulation.
2. To coordinate with the Ministry of Planning and Investment in submitting to the Prime Minister for decision the capital plans and sources to provide export-support credit.
3. To allocate State budget annually; guide the Development Assistance Fund in mobilizing capital for the performance of task of providing credit in support of export.
4. To handle risks according to competence or report them to the Prime Minister for handling according to Article 29 of this Regulation.
5. To report to the Prime Minister on the situation of providing export support credit; to propose financial solutions to the promotion of export- support credit activities.
Article 34.-The Ministry of Planning and Investment shall have the power and responsibility:
1. To base itself on the export development objectives and orientations to draw up and submit to the Prime Minister for assignment the annual plan to the Development Assistance Fund on sources of credit capital in support of export according to support form.
2. To coordinate with the Finance Ministry in proposing to the Prime Minister solutions to promote export support credit activities.
Article 35.-The Trade Ministry shall have the power and responsibility:
1. To assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment, in drawing up and submitting to the Prime Minister for approval the export goods development programs, the export goods promotion priority programs for each year or each period.
2. To report to the Prime Minister for decision cases entitled to short-term loans under the provisions in Clause 1, Clause 2 of Article 21 of this Regulation.
3. To widely publicize information on export markets; to inspect and guide exporting units in carrying out export activities; to propose solutions to the market expansion and development.
Article 36.-The Vietnam State Bank shall have the power and responsibility:
1. To direct the commercial banks to coordinate with the Development Assistance Fund in organizing the performance of the task of export support credit.
2. The Development Assistance Fund can effect payment and organize domestic and international payment services to perform the task of export-support credit. The State Bank of Vietnam shall guide the implementation thereof.
Article 37.-The ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities and the Corporations 91 shall have the power and responsibility:
1. To widely publicize the planning on development of branches, fields, products, territorial regions in each period for use as basis for the elaboration and implementation of the credit policy in support of export.
2. To coordinate with the Finance Ministry and the Development Assistance Fund in settling matters arising in the course of providing export support credit and when units cannot repay debts.
Article 38.-The Development Assistance Fund have the power and responsibility:
1. To draw up and report to the Ministry of Planning and Investment and the Finance Ministry the plans on the following:
a) The total credit capital in support of export in various forms of support;
b) The capital mobilization and mobilization solutions in order to perform the task of export support credit.
2. To organize and implement the task of providing credit in support of export strictly according to the provisions of this Regulation.
3. To guide the operational process of export support credit.
4. To handle risks according to the provisions in Article 29 of this Regulation.
5. To quarterly and annually report to the Prime Minister, the Finance Minister and the Minister of Planning and Investment on the situation of providing export support credit.
Chapter VII
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 39.-The Finance Minister, the Planning and Investment Minister, the Trade Minister, the Vietnam State Bank Governor, the General Directors of Corporations 91, the Managing Board chairman and the General Director of the Development Assistance Fund shall guide the implementation of this Regulation.
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây