Quyết định 553/QĐ-TTg Đề án Nâng cao nhận thức và Quản lý rủi ro thiên tai

thuộc tính Quyết định 553/QĐ-TTg

Quyết định 553/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đến năm 2030"
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:553/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Trịnh Đình Dũng
Ngày ban hành:06/04/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Đến năm 2030, phấn đấu 100% hộ gia đình được tiếp nhận thông tin về thiên tai

Ngày 06/4/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 553/QĐ-TTg của về việc phê duyệt Đề án "Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đến năm 2030".

Cụ thể, Đề án phấn đấu đến năm 2030 đạt được những mục tiêu sau: 100% các bậc đào tạo phổ thông đưa nội dung phòng tránh giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào một số môn học để giảng dạy; 100% người dân ở các xã thường xuyên xảy ra bão, lũ quét, sạt lở đất, lũ, ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn và ít nhất 50% người dân ở các khu vực khác được phổ biến kiến thức về thiên tai; Phấn đấu 100% hộ gia đình được tiếp nhận đầy đủ thông tin về thiên tai và thông tin chỉ đạo phòng, tránh thiên tai;…

Bên cạnh đó, nội dung Đề án gồm 03 hợp phần sau đây: Hoàn thiện cơ chế, chính sách, tài liệu hướng dẫn tổ chức thực hiện nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng; Nâng cao năng lực cho lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai, cán bộ chính quyền các cấp về quản lý, triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng; Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức; tăng cường năng lực, kỹ năng cho cộng đồng về giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

Ngoài ra, Đề án được thực hiện từ năm 2021 đến năm 2030 tại các xã, phường trên toàn quốc, trong đó tập trung tại các khu vực nguy cơ rủi ro cao thuộc các xã, phường thường xuyên chịu tác động của thiên tai.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định553/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
_________

Số: 553/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

__________________
Hà Nội, ngày 06 tháng 4 năm 2021

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng
và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đến năm 2030”

__________

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh ngày 19 tháng 6 năm 2013; Luật Khí tượng Thủy văn ngày 23 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Chỉ thị 42-CT/TW ngày 24 tháng 3 năm 2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;

Căn cứ Quyết định số 379/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ quy định về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai; Nghị định số 83/2019/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ quy định về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2030” (sau đây gọi là Đề án) với các nội dung chủ yếu sau đây:
I. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu chung
Nâng cao nhận thức về thiên tai, năng lực ứng phó thiên tai cho đội ngũ làm công tác phòng, chống thiên tai, cán bộ chính quyền cơ sở và người dân vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai, góp phần xây dựng cộng đồng cấp xã, huyện an toàn trước thiên tai, có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu; hình thành văn hóa phòng ngừa, chủ động và tích cực tham gia vào công tác phòng chống thiên tai của đại đa số người dân nhằm góp phần thực hiện tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, môi trường do thiên tai.
2. Mục tiêu cụ thể
Đến hết năm 2025, phấn đấu đạt được những mục tiêu sau:
- Nghiên cứu, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn cơ chế, chính sách liên quan tới các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng xuyên suốt từ trung ương đến địa phương;
- Đội ngũ giảng viên, tập huấn viên các cấp được trang bị đầy đủ kiến thức về thiên tai và năng lực để tổ chức, triển khai thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức về thiên tai, kỹ năng ứng phó thiên tai tại cộng đồng;
- Người dân ở các khu vực thường xuyên xảy ra bão, lũ quét, sạt lở đất, lũ, ngập lụt được phổ biến kiến thức, kỹ năng phòng, tránh, ứng phó thiên tai.
Đến hết năm 2030, phấn đấu đạt được những mục tiêu sau:
- 100% cán bộ, viên chức, cá nhân khi tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh thuộc đối tượng 4 và đối tượng là cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư được phổ biến về nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trong phòng, chống thiên tai;
- 100% người dân ở các xã thường xuyên xảy ra bão, lũ quét, sạt lở đất, lũ, ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn và ít nhất 50% người dân ở các khu vực khác được phổ biến kiến thức về thiên tai và kỹ năng phòng tránh thiên tai, nhất là các loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra trên địa bàn;
- 100% các bậc đào tạo phổ thông đưa nội dung phòng tránh giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào một số môn học để giảng dạy;
- 100% số xã xây dựng và phê duyệt kế hoạch phòng, chống thiên tai phải có sự tham gia của cộng đồng;
- Phấn đấu 100% hộ gia đình được tiếp nhận đầy đủ thông tin về thiên tai và thông tin chỉ đạo phòng, tránh thiên tai.
II. THỜI GIAN VÀ PHẠM VI
1. Thời gian: Từ năm 2021 đến năm 2030.
2. Phạm vi: Triển khai thực hiện ở các xã, phường trên toàn quốc, trước hết tập trung tại các khu vực nguy cơ rủi ro cao thuộc các xã, phường thường xuyên chịu tác động của thiên tai.
III. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN
1. Hợp phần 1: Hoàn thiện cơ chế, chính sách, tài liệu hướng dẫn tổ chức thực hiện nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.
a) Hoạt động 1: Xây dựng, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn về chế độ, chính sách tài chính, quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, thông tin truyền thông nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền và người dân.
b) Hoạt động 2: Hướng dẫn củng cố, kiện toàn và phát triển nguồn nhân lực thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng, thông tin và truyền thông, quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng tại các cấp.
c) Hoạt động 3: Hướng dẫn lồng ghép một số nội dung phòng, chống thiên tai với một số môn học để đưa vào chương trình giảng dạy cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và một số trường đại học liên quan.
d) Hoạt động 4: Hướng dẫn đưa nội dung nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trong phòng, chống thiên tai vào kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh.
đ) Hoạt động 5: Xây dựng tài liệu tập huấn về các hoạt động phòng, chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại cộng đồng; tài liệu tuyên truyền, truyền thông (bao gồm các giai đoạn chuẩn bị lập kế hoạch, lập kế hoạch, các hoạt động ứng cứu trong thiên tai, các hoạt động về khôi phục và phục hồi sau thiên tai).
e) Hoạt động 6: Xây dựng Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động của Đề án.
2. Hợp phần 2: Nâng cao năng lực cho lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai, cán bộ chính quyền các cấp về quản lý, triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng
a) Hoạt động 1: Tổ chức phổ biến nội dung nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trong phòng, chống thiên tai cho cán bộ, viên chức, cá nhân (thuộc đối tượng 4 và đối tượng là cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư) tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh hàng năm.
b) Hoạt động 2: Tổ chức đào tạo, tập huấn cho đội ngũ giảng viên, cán bộ, tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện Đề án ở các cấp.
c) Hoạt động 3: Tổ chức phổ biến chính sách, cơ chế, Bộ chỉ số đánh giá giám sát thực hiện Đề án.
d) Hoạt động 4: Tập huấn nâng cao kiến thức về thiên tai, kỹ năng phòng, chống thiên tai, tăng cường năng lực thực hiện công tác tuyên truyền cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cán bộ cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện, cán bộ đài truyền thanh cấp xã, báo cáo viên, tuyên truyền viên, lực lượng xung kích cơ sở; tập huấn chuyên biệt cho các đối tượng dễ bị tổn thương tại cộng đồng.
đ) Hoạt động 5: Thực hiện đa dạng hóa các hình thức nâng cao năng lực cho lực lượng làm công tác phòng chống thiên tai; các cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện Đề án.
e) Hoạt động 6: Trang bị dụng cụ hỗ trợ cho đội ngũ giảng viên, tuyên truyền viên, tình nguyện viên.
3. Hợp phần 3: Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức; tăng cường năng lực, kỹ năng cho cộng đồng về giảm nhẹ rủi ro thiên tai
a) Hoạt động 1: Tổ chức tuyên truyền, truyền thông phòng chống thiên tai đến mọi đối tượng trong cộng đồng; thực hiện đa dạng hóa tài liệu, các phương thức truyền thông tại cộng đồng, trong đó, có việc xây dựng phòng triển lãm, trưng bày hình ảnh, mô hình, tư liệu về các trận thiên tai, bài học kinh nghiệm phục vụ tham quan, học tập nâng cao nhận thức.
b) Hoạt động 2: Hướng dẫn và huy động người dân trực tiếp tham gia vào các hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn cấp xã như diễn tập phòng tránh thiên tai, đánh giá rủi ro thiên tai, các sự kiện liên quan.
c) Hoạt động 3: Xây dựng và nhân rộng mô hình xã điển hình về thực hiện nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trong phòng chống thiên tai.
d) Hoạt động 4: Xây dựng cơ sở dữ liệu về tài liệu, sản phẩm truyền thông; phổ biến, chia sẻ rộng rãi đến các các nhóm đối tượng trong xã hội.
đ) Hoạt động 5: Xây dựng các công trình quy mô nhỏ phục vụ công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng.
e) Hoạt động 6: Lắp đặt hệ thống cảnh báo sớm phòng, chống thiên tai tại cộng đồng; thiết lập, cập nhật định kỳ thông tin bản đồ rủi ro thiên tai ở từng cộng đồng xã, thôn; phát triển cơ sở dữ liệu về quản lý rủi ro thiên tai, thông tin truyền thông; thực hiện lồng ghép kế hoạch phòng chống thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Khung kế hoạch các hoạt động thực hiện Đề án được thể hiện tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.
IV. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
Nguồn vốn thực hiện Đề án bao gồm: Ngân sách nhà nước (trung ương, địa phương); Quỹ phòng, chống thiên tai các cấp; hỗ trợ, tài trợ từ các Chính phủ và các tổ chức quốc tế; huy động từ các tổ chức, cá nhân trong nước:
1. Ngân sách Trung ương, Quỹ phòng chống thiên tai trung ương được bố trí, phân bổ theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật khác có liên quan để thực hiện các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của cơ quan trung ương, bao gồm:
a) Thực hiện các nhiệm vụ thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ liên quan:
- Rà soát, xây dựng văn bản pháp luật, cơ chế chính sách;
- Xây dựng kế hoạch, nội dung nâng cao nhận thức cộng đồng trong phòng chống thiên tai lồng ghép vào các khóa bồi dưỡng, giáo dục quốc phòng và an ninh (cho đối tượng 4 và đối tượng là cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư);
- Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho giảng viên cấp trung ương; tập huấn cho cán bộ trực tiếp thực hiện Đề án cấp tỉnh;
- Xây dựng, phổ biến tài liệu phù hợp với các vùng miền;
- Thực hiện chương trình, đề tài nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng;
- Thực hiện các hoạt động tuyên truyền, truyền thông về phòng chống thiên tai, nâng cao nhận thức;
b) Hỗ trợ địa phương chưa tự cân đối được ngân sách theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Ngân sách địa phương và Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh để triển khai các nhiệm vụ đào tạo, tập huấn, giáo dục quốc phòng và an ninh của các địa phương; thực hiện các hoạt động đánh giá rủi ro thiên tai; diễn tập; thông tin, tuyên truyền; xây dựng các công trình quy mô nhỏ phục vụ công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng theo quy định của pháp luật.
3. Nguồn vốn hỗ trợ, tài trợ từ các Chính phủ và các tổ chức quốc tế để triển khai các hoạt động xây dựng chính sách; đào tạo, tập huấn; xây dựng cơ sở dữ liệu; thông tin, tuyên truyền; giám sát, đánh giá; sinh kế bền vững trước thiên tai; thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng công trình quy mô nhỏ và các hoạt động liên quan khác.
4. Nguồn vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật để xây dựng cơ sở hạ tầng về thông tin truyền thông, mua sắm trang thiết bị phù hợp; lắp đặt hệ thống cảnh báo sớm phòng, chống thiên tai tại cộng đồng; thiết lập, cập nhật định kỳ thông tin bản đồ rủi ro thiên tai ở từng cộng đồng xã, thôn; phát triển cơ sở dữ liệu về quản lý rủi ro thiên tai, thông tin truyền thông theo cơ chế, chính sách huy động vốn ngoài ngân sách của cấp có thẩm quyền.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì, hướng dẫn thực hiện Đề án và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, không phô trương, hình thức, chống lãng phí, thất thoát tài sản và ngân sách nhà nước, chịu trách nhiệm:
- Điều phối chung, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện Đề án tại các cấp; phê duyệt kế hoạch thực hiện giai đoạn 5 năm và hàng năm của Bộ;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan: Rà soát, hoàn thiện quy định pháp luật để nâng cao hiệu quả của các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và phù hợp thông lệ quốc tế;
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng hướng dẫn, nội dung giảng dạy về nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng để đưa vào các chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; tổ chức các khóa tập huấn, bồi dưỡng; hỗ trợ tập huấn theo đề nghị của địa phương hoặc các cơ quan, tổ chức liên quan;
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan thông tấn, báo chí thực hiện phổ biến, tuyên truyền, tập huấn về các hoạt động trong phòng, chống thiên tai; nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng;
- Chỉ đạo tổng hợp, biên tập tài liệu, sản phẩm tuyên truyền từ các ngành, địa phương để xây dựng cơ sở dữ liệu chung, phổ biến, chia sẻ rộng rãi đến các nhóm đối tượng trong xã hội;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và địa phương nghiên cứu, xây dựng thí điểm mô hình cộng đồng an toàn trước thiên tai; tổ chức các chiến dịch tuyên truyền và phổ biến mô hình về cộng đồng an toàn trước thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu;
- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ nhất là công nghệ về thông tin trong quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng; thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng;
- Làm đầu mối quốc gia phối hợp với các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực này;
- Sơ kết, tổng kết, đánh giá thực hiện Đề án giai đoạn 5 năm và sau khi kết thúc Đề án.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức cho đội ngũ giảng viên, giáo viên kiến thức về phòng, chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ, ngành, đưa nội dung phòng chống thiên tai vào chương trình giảng dạy ở một số khoa thuộc trường đại học chuyên ngành liên quan (thủy lợi, xây dựng, ...); các khoa thuộc trường sư phạm nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên phổ thông có kiến thức về phòng, chống thiên tai;
- Chỉ đạo các địa phương lồng ghép một số nội dung phòng, chống thiên tai với một số môn học để đưa vào chương trình giáo dục thường xuyên, chương trình giảng dạy cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông;
- Chỉ đạo xây dựng phương án đảm bảo an toàn cho học sinh, trang bị thiết bị, dụng cụ học tập và cơ sở hạ tầng giáo dục khi xảy ra các tình huống thiên tai;
- Chủ trì, phối hợp cơ quan liên quan xây dựng và bổ sung tiêu chuẩn “Trường học an toàn trước thiên tai” trong các tiêu chuẩn Trường học an toàn.
- Phối hợp các Bộ, ngành liên quan xây dựng mô hình truyền thông về kiến thức phòng, chống thiên tai ngoại khóa cho các bậc học trên nền tảng các công trình quan trắc, giám sát thiên tai ở các tỉnh, thành phố.
3. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành liên quan và các địa phương thực hiện việc hướng dẫn, đưa nội dung nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trong phòng, chống thiên tai vào kế hoạch bồi dưỡng an ninh - quốc phòng cho đối tượng 4 và đối tượng là cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác truyền thông, tuyên truyền, đưa tin trong phòng, tránh và giảm nhẹ rủi ro thiên tai; phối hợp, thực hiện các chương trình truyền thông về giảm nhẹ rủi ro thiên tai từ cộng đồng;
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu xây dựng, đề xuất phương án hỗ trợ cung cấp dịch vụ viễn thông trong nâng cao nhận thức cộng đồng về giảm nhẹ rủi ro thiên tai sử dụng Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam theo quy định;
- Chỉ đạo các cơ quan, thông tấn, báo chí và hệ thống thông tin cơ sở các cấp xây dựng kế hoạch, dành thời lượng phát sóng tuyên truyền nội dung của Đề án, các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng; phổ biến kiến thức về thiên tai, những tác động của thiên tai và biện pháp phòng chống.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng mô hình truyền thông về kiến thức phòng, chống thiên tai ngoại khóa cho các bậc học trên nền tảng các công trình quan trắc, giám sát thiên tai ở các tỉnh, thành phố.
6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các chương trình có liên quan như:
- Nâng cao năng lực ứng phó thiên tai cho đối tượng là người khuyết tật và các đối tượng dễ bị tổn thương khác;
- Tập huấn chuyên môn, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về lồng ghép hòa nhập người khuyết tật trong phòng chống và giảm nhẹ thiên tai;
- Nghiên cứu, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền; xây dựng hoặc chỉnh biên các tài liệu về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng có lồng ghép nội dung hòa nhập người khuyết tật; các đối tượng dễ bị tổn thương theo quy định;
- Phối hợp hoạt động trong huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để triển khai các hoạt động hòa nhập người khuyết tật, các đối tượng dễ bị tổn thương trong phòng chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
7. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối, bố trí kinh phí thuộc nguồn vốn chi thường xuyên hàng năm để thực hiện Đề án theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành liên quan và địa phương nghiên cứu, xây dựng văn bản hướng dẫn chế độ, chính sách về tài chính để thực hiện một số hoạt động đặc thù về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, thông tin truyền thông nâng cao nhận thức cho các cấp và người dân.
8. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hướng dẫn cơ chế huy động và tiếp nhận nguồn vốn hợp pháp từ các nguồn khác nhau, đặc biệt là từ các tổ chức phi Chính phủ phục vụ cho hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng, thông tin truyền thông về phòng chống thiên tai.
9. Các Bộ, ngành khác theo chức năng quản lý nhà nước được giao chủ động phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc tổ chức thực hiện Đề án; chủ động bố trí kinh phí trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao hàng năm để thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật khác có liên quan.
10. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động bố trí kinh phí từ nguồn vốn ngân sách địa phương trong kế hoạch hàng năm, đồng thời huy động các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật (bao gồm cả quỹ phòng, chống thiên tai, nguồn vốn xã hội hóa, vốn hỗ trợ, tài trợ của các tổ chức quốc tế) để triển khai thực hiện các nội dung của Đề án trên địa bàn, tập trung một số nhiệm vụ cụ thể sau:
- Chịu trách nhiệm toàn diện trong việc tổ chức, triển khai các nội dung Đề án trong địa phương mình;
- Tổ chức xây dựng, phê duyệt và triển khai thực hiện kế hoạch của Đề án theo nhiệm vụ;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, thống nhất danh sách các xã, phường theo thứ tự ưu tiên thực hiện;
- Chuẩn bị địa bàn thực hiện Đề án, các điều kiện cần thiết đáp ứng tiến độ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án trên địa bàn tỉnh, thành phố theo quy định;
- Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện lồng ghép một số nội dung phòng, chống thiên tai với một số môn học để đưa vào chương trình giáo dục thường xuyên, chương trình giảng dạy cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông;
- Chỉ đạo các cơ quan, thông tấn, báo chí và hệ thống thông tin cơ sở các cấp xây dựng kế hoạch, dành thời lượng phát sóng tuyên truyền nội dung của Đề án, các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng; phổ biến kiến thức về thiên tai, những tác động của thiên tai và biện pháp phòng chống;
- Tổ chức các đợt tập huấn, bồi dưỡng phù hợp với các đối tượng theo phân cấp; xây dựng tài liệu phù hợp với ngôn ngữ bản địa, đặc điểm văn hóa, kinh tế - xã hội, thiên tai vùng miền;
- Thực hiện lồng ghép nội dung của Đề án với các hoạt động có liên quan của các chương trình, dự án khác trên địa bàn, trong đó có việc thiết lập các hệ thống tiếp nhận tin, truyền tin thông báo, cảnh báo thiên tai trên địa bàn một xã và liên xã; xây dựng công trình quy mô nhỏ phục vụ phòng chống thiên tai;
- Tổ chức đánh giá, báo cáo định kỳ về tiến độ thực hiện, kiến nghị điều chỉnh nội dung Đề án trên địa bàn theo quy định;
- Xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai trên cơ sở kết quả đánh giá rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng; thực hiện lồng ghép phòng chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội;
- Ban hành hướng dẫn sử dụng Quỹ Phòng chống thiên tai cho các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng tại địa phương.
11. Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam, Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tăng cường sự tham gia của thành viên các cấp; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai; tham gia tập huấn; phổ biến pháp luật về phòng, chống thiên tai và các quy định pháp luật có liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai; vận động sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động của Đề án.
12. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về thiên tai, kỹ năng phòng, chống thiên tai cho chủ doanh nghiệp và người lao động; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ, ngành liên quan nghiên cứu từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách quy định cụ thể về quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc tham gia công tác xã hội hóa, hỗ trợ, tài trợ cho các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng, giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
13. Tham gia của các tổ chức phi Chính phủ
- Phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương trong các quá trình hoạt động của Đề án;
- Hỗ trợ công tác tập huấn, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, triển khai các biện pháp phòng tránh thiên tai dựa vào cộng đồng;
- Tham gia xây dựng và thực hiện các hoạt động của Đề án, dự án trong kế hoạch xây dựng làng xã an toàn trước thiên tai; xây dựng mô hình cộng đồng an toàn trước thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu;
- Phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng hỗ trợ, giúp đỡ người dân áp dụng, thực hiện các biện pháp phòng tránh, giảm nhẹ và thích nghi với các loại hình thiên tai mới ở địa phương;
- Xây dựng các chương trình, dự án hỗ trợ trực tiếp cho các hoạt động của Đề án tại các ngành, các địa phương.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giáo dục và Đào tạo, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, Quốc phòng, Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Trưởng ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai;
- Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam;
- Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam;
- Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Kiểm toán nhà nước;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT,
các Vụ: KTTH, KGVX, QHĐP, NC;
- Lưu: VT, NN (2) Tuynh.

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG

 

 

Trịnh Đình Dũng

 

 

Phụ lục

KHUNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 553/QĐ-TTg ngày 06 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ)
 

Hợp phần 1:

 

Các hoạt động chính

Cơ quan chủ trì

Thời gian thực hiện

Hoàn thiện cơ chế, chính sách, tài liệu hướng dẫn tổ chức thực hiện nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng

 

Hoạt động 1: Xây dựng, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn về chế độ, chính sách tài chính, quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, thông tin truyền thông nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền và người dân.

Bộ Tài chính

2021-2025

Hoạt động 2: Hướng dẫn củng cố, kiện toàn và phát triển nguồn nhân lực thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng, thông tin và truyền thông, quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng tại các cấp.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2021-2025

Hoạt động 3: Hướng dẫn lồng ghép một số nội dung phòng, chống thiên tai với một số môn học để đưa vào chương trình giảng dạy cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và một số trường đại học liên quan.

Bộ Giáo dục và Đào tạo

2021-2025

Hoạt động 4: Hướng dẫn đưa nội dung nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trong phòng, chống thiên tai vào kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh.

Bộ Quốc phòng

2021-2025

Hoạt động 5: Xây dựng tài liệu tập huấn về các hoạt động phòng, chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại cộng đồng; tài liệu tuyên truyền, truyền thông (bao gồm các giai đoạn chuẩn bị lập kế hoạch, lập kế hoạch, các hoạt động ứng cứu trong thiên tai, các hoạt động về khôi phục và phục hồi sau thiên tai).

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2023-2025

Hoạt động 6: Xây dựng Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động của Đề án.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2023-2025

Hợp phần 2: Nâng cao năng lực cho cá nhân, cán bộ chính    quyền các cấp về quản lý, triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.

Hoạt động 1: Tổ chức phổ biến nội dung nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trong phòng, chống thiên tai cho cán bộ, viên chức, cá nhân (thuộc đối tượng 4 và đối tượng là cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư) tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh hàng năm.

UBND các cấp

2023-2030

Hoạt động 2: Tổ chức đào tạo, tập huấn cho đội ngũ giảng viên, cán bộ, tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện Đề án ở các cấp.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các tỉnh, thành phố

2023-2030

Hoạt động 3: Tổ chức phổ biến chính sách, cơ chế, Bộ chỉ số đánh giá giám sát thực hiện Đề án.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các tỉnh, thành phố

2023-2030

Hoạt động 4: Tập huấn nâng cao kiến thức về phòng, chống thiên tai, tăng cường năng lực thực hiện công tác tuyên truyền cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cán bộ cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện, cán bộ đài truyền thanh cấp xã, báo cáo viên, tuyên truyền viên, lực lượng xung kích cơ sở; tập huấn chuyên biệt cho các đối tượng dễ bị tổn thương tại cộng đồng.

Bộ Thông tin và Truyền thông,

UBND các tỉnh, thành phố

2023 - 2030

Hoạt động 5: Thực hiện đa dạng hóa các hình thức nâng cao năng lực cho lực lượng làm công tác phòng chống thiên tai; các cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện Đề án.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các tỉnh, thành phố

2023 - 2030

Hoạt động 6: Trang bị dụng cụ hỗ trợ cho đội ngũ giảng viên, tuyên truyền viên, tình nguyện viên.

UBND các tỉnh, thành phố

Thường xuyên

Hợp phần 3:

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức; tăng cường năng lực cho cộng đồng về giảm nhẹ rủi ro thiên tai

Hoạt động 1: Tổ chức tuyên truyền, truyền thông phòng chống thiên tai đến mọi đối tượng trong cộng đồng; thực hiện đa dạng hóa tài liệu, các phương thức truyền thông tại cộng đồng, trong đó, có việc xây dựng phòng triển lãm, trưng bày hình ảnh, mô hình, tư liệu về các trận thiên tai, bài học kinh nghiệm phục vụ tham quan, học tập nâng cao nhận thức.

UBND các tỉnh, thành phố; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2023 - 2030

Hoạt động 2: Hướng dẫn và huy động người dân trực tiếp tham gia vào các hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn cấp xã như diễn tập phòng tránh thiên tai, đánh giá rủi ro thiên tai, các sự kiện liên quan.

UBND các tỉnh, thành phố

2021-2030

Hoạt động 3: Xây dựng và nhân rộng mô hình xã điển hình về thực hiện nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trong phòng chống thiên tai.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các tỉnh, thành phố

2021 -2030

Hoạt động 4: Xây dựng cơ sở dữ liệu về tài liệu, sản phẩm truyền thông trên quy mô toàn quốc; phổ biến, chia sẻ rộng rãi đến các các nhóm đối tượng trong xã hội.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2021-2025

Hoạt động 5: Xây dựng các công trình quy mô nhỏ phục vụ công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng.

UBND các tỉnh, thành phố

Thường xuyên

Hoạt động 6: Lắp đặt hệ thống cảnh báo sớm phòng, chống thiên tai tại cộng đồng; thiết lập, cập nhật định kỳ thông tin bản đồ rủi ro thiên tai ở từng cộng đồng xã, thôn; phát triển cơ sở dữ liệu về quản lý rủi ro thiên tai, thông tin truyền thông; thực hiện lồng ghép kế hoạch phòng chống thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

UBND các tỉnh, thành phố

2021 -2030

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER

_________

No. 553/QD-TTg

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence – Freedom – Happiness

________________________

Hanoi , April 06 , 2021

 

                                                       

DECISION

Approving the “Project for community awareness raising and community-based natural disaster risk management, with a vision toward 2030”

__________

THE PRIME MINISTER

 

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015; the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Organization of the Government and the Law on Organization of Local Administration dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on Natural Disaster Prevention and Control dated June 19, 2013;

Pursuant to the Law on National Defense and Security Education dated June 19, 2013 and the Law on Hydro-meteorology dated November 23, 2015;

Pursuant to the Secretariat’s Directive No. 42-CT/TW dated March 24, 2020, strengthening the leadership of the Party in preventing, responding to and overcoming the consequences of natural disasters;

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 379/QD-TTg, approving the National strategy for prevention and control of natural disasters through 2030, with a vision to 2050;

Pursuant to the Government’s Decree No. 94/2014/ND-CP dated October 17, 2014, on the setting up and management of natural disaster prevention and control funds and the Government’s Decree No. 83/2019/ND-CP dated November 12, 2019, amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree 94/2014/ND-CP dated October 17, 2014, on the setting up and management of natural disaster prevention and control funds;

At the proposal of the Minister of Agricultural and Rural Development;

 

DECIDES:

 

Article 1. To approve the “Project for community awareness raising and community-based natural disaster risk management, with a vision toward 2030” (hereinafter referred to as the Project) with the following principal contents:

I. PROJECT'S OBJECTIVES

1. General objectives

To raise awareness of natural disasters and natural disaster response capacity for staff working in natural disaster prevention and control, local government officials and people in areas frequently affected by natural disasters, contributing to build commune-level and district-level communities that are safe from natural disasters and have the ability to adapt to climate change. To form a culture of prevention, proactively and actively participating in natural disaster prevention and control of the majority of people in order to contribute to the realization of the national criteria for new rural communes, minimizing the loss of life, property and the environment caused by natural disasters.

2. Specific objectives

To strive to achieve the following goals by the end of 2025:

- Studying and completion of documents guiding mechanisms and policies related to the raising of community awareness and community-based natural disaster risk management from the central to local level;

- The lecturers and trainers at all levels shall be fully equipped with knowledge about natural disasters and have the capacity to organize and implement activities to raise awareness of natural disasters and skills to respond to natural disasters in the community;

- The people in areas prone to frequent typhoon, flashflood, landslide, flood and inundation shall be disseminated knowledge and skills to prevent, avoid and respond to natural disasters.

To strive to achieve the following goals by the end of 2030:

- 100% of cadres, public employees and individuals belong to the group of subject 4 and the subjects who are typical and prestigious individuals in the population community shall be disseminated about improving community awareness and community-based natural disaster risk management in natural disaster prevention and control upon participating in the training of national defense and security knowledge;

- 100% of the people in communes prone to frequent typhoon, flashflood, landslide, flood, inundation drought and seawater intrusion and at least 50% of the people in other areas shall be disseminated natural disaster- related knowledge and skills to prevent natural disasters, especially the types of natural disasters that frequently occur in areas;

- 100% of general training levels shall include natural disaster risk mitigation and prevention in some subjects for teaching;

- 100% of communes shall develop and approve natural disaster prevention and control plans with the participation of the community;

- Striving for 100% of households to receive sufficient information on natural disasters and disaster prevention and control directions.

II. IMPLEMENTATION PERIOD AND SCOPE

1. Implementation period: From 2021 to 2030.

2. Implementation scope: All communes and districts nationwide, priority given for high-risk areas in communes and districts frequently affected by natural disasters.

III. PROJECT CONTENTS

1. Component 1: Completing mechanisms, policies and documents guiding the implementation of community awareness raising and community-based natural disaster risk management.

a) Activity 1: Formulating and completing documents guiding the policies and regimes related to finance, management and implementation organization of community-based natural disaster risk management activities, communication to raise awareness of the people and authorities at all levels.

b) Activity 2: Guiding the consolidation, improvement and development of human resources to carry out activities to raise community awareness, information and communication, and community-based natural disaster risk management at all levels.

c) Activity 3: Guiding to integrating some natural disaster prevention and control contents with a number of subjects for inclusion in the curriculums at elementary, lower secondary, upper secondary and a number of related universities.

d) Activity 4: Guiding to include the community awareness raising and community-based natural disaster risk management for natural disaster prevention and control in the plan for training of national defense and security knowledge.

dd) Activity 5: Developing training materials on natural disaster risk mitigation, prevention and control activities in the community; propaganda and communication materials (including preparation and planning stages, natural disaster response activities, natural disaster recovery and restoration activities).

e) Activity 6: Developing a set of indicators to monitor and evaluate the results of the implementation of the Project.

2. Component 2: Capacity building for natural disaster prevention and control forces and government officials at all levels in managing and implementing community awareness raising and community-based natural disaster risk management activities.

a) Activity 1: Organizing to disseminate contents on community awareness raising and community-based natural disaster risk management in natural disaster prevention and control for cadres, public employees and individuals (belonging to group of subject 4 and the subjects who are typical and prestigious individuals in the population community) upon participating in the annual training of national defense and security knowledge.

b) Activity 2: Organizing the training and fostering for the teachers, officials, organizations and individuals directly implementing the Project at all levels.

c) Activity 3: Organizing to disseminate policies, mechanisms and the set if indicators to monitor and evaluate the Project implementation.

d) Activity 4: Training to improve knowledge about natural disasters, skills in natural disaster prevention and control, and capacity building to carry out propaganda work for reporters, editors, and officials of radio and television facilities at district level and commune-level radio station officials, reporters, propagandists, grassroots shock-troops; specialized training for vulnerable people in the community.

dd) Activity 5: Diversifying forms of capacity building for forces engaged in natural disaster prevention and control; individuals and organizations directly implementing the Project.

e) Activity 6: Equipping supporting tools for teachers, propagandists and volunteers.

3. Component 3: Strengthening propaganda, education to raise awareness; strengthening community capacity and skills in natural disaster risk mitigation.

a) Activity 1: Organizing propaganda and communication on natural disaster prevention to all subjects in the community; diversifying documents and communication methods in the community, including building an exhibition hall, displaying images, models and materials on natural disasters, and learned lessons learned for studying and raising awareness.

b) Activity 2: Guiding and mobilizing the people to directly participate in natural disaster prevention, control, and remediation in communes, such as natural disaster prevention and control drills, natural disaster risk assessment and relevant events.

c) Activity 3: Building and replicating typical commune models for implementing community awareness raising and community-based natural disaster risk management in natural disaster prevention and control.

d) Activity 4: Developing a database on communication documents and products; disseminating and distributing them to different groups of people in society.

dd) Activity 5: Building small-scale works in service of natural disaster prevention, control and mitigation in community.

e) Activity 6: Installing an early warning system for natural disaster prevention and control in community; developing and updating periodically natural disaster risk maps in each commune or village; developing a database on natural disaster risk management, information and communication; integrating natural disaster prevention and control plan in the socio-economic development plan.

The plan framework for the Project implementation is specified in Appendix attached to this Decision.

IV. FUNDING FOR THE PROJECT IMPLEMENTATION

Funding sources for the project implementation include: State budget (central and local budgets); natural disaster prevention and control funds at all levels; supports and aids from Governments and international organizations; mobilization from domestic organizations and individuals:

1. Central budget and central natural disaster prevention and control fund shall be allocated and arranged in accordance with the law on state budget and relevant laws to implement tasks under the central bodies’ responsibilities, including:

a) Implementing tasks under responsibilities of the Ministry of Agriculture and Rural Development and relevant ministries:

- Reviewing and formulating legal document and policies;

- Developing plans and contents to raise community awareness in natural disaster prevention and control, integrated such plans and contents in national defense and security training courses (for group of subject 4 and subjects who are typical and prestigious individuals in the population community);

- Training to building capacity for teacher at central levels; training officials directly implementing the Project at provincial level;

- Formulating and disseminating documents appropriate to regions;

- Implementing programs and topics of studying and applying scientific and technological advances in community awareness raising activities;

- Propagandizing and communicating about natural disaster prevention and control, awareness raising;

b) Supporting localities unable to balance their budgets in accordance with the law on state budget.

2. Local budgets and provincial-level natural disaster prevention and control funds shall be used to implement tasks related to training, national defense and security education of localities; conduct the assessment of natural disaster risks; drills; communication and propaganda; build small-scale works in service of natural disaster prevention, control and mitigation in community in accordance with law provisions.

3. Supports and aids from Governments and international organizations shall be used for policy development; training and drills; database formulation, communication and propaganda; supervision and assessment; sustainable livelihood during natural disasters; adaptation to climate change; construction of small-scale works and related activities.

4. Funding mobilized from organization and individuals as prescribed by law shall be used to build information and communication infrastructure, purchase and install appropriate equipment; install an early warning system for natural disaster prevention and control in community; develop and update periodically natural disaster risk maps in each commune or village; develop a database on natural disaster risk management, information and communication according to mechanisms and policies for mobilizing non-budget capitals of competent authorities.

V. IMPLEMENTATION ORGANIZATION

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and guide the implementation of, the Project and organize the implementation of tasks under of the Ministry's responsibilities, ensuring practicality, efficiency, unobtrusiveness, and formality, avoiding waste and loss of property and state budget, and shall take responsibility for:

- Generally coordinating, urging and guiding the implementation of the Project at all levels; approving the 5-year and annual plans of the Ministry;

- Assuming the prime responsibility for, and coordinating with relevant agencies in: Reviewing and completing legal provisions to improve effectiveness of the community awareness raising and community-based natural disaster risk management, meeting practical requirement and international practices;

- Assuming the prime responsibility for, and coordinating with ministries, branches, localities in, formulating guidance and curriculums on community awareness raising and community-based natural disaster risk management to be included in training and fostering programs and plans; organizing training courses; supporting training at the request of localities or relevant organizations and agencies;

- Assuming the prime responsibility for, and coordinating with press agencies in, disseminating, propagandizing and training the natural disaster prevention and control; raising community awareness and managing community-based natural disaster risks;

- Directing the collection and edition of propaganda documents and products from branches and localities to develop a general database and disseminate, share them to others;

- Assuming the prime responsibility for, and coordinating with relevant agencies and localities in, studying and building a pilot model of safe community during natural disasters; organizing strategies for propagandizing and disseminating models of safe community during natural disasters, and adaptation to climate change;

- Studying and applying scientific and technological advances, especially information technology in community-based natural disaster management; establishing a database on community-based natural disaster risk management;

- Acting as a national focal point in coordinating with international organizations in this sector;

- Making a preliminary summing-up, summing-up and assessing the implementation of the Project every 05 years and after completion.

2. The Ministry of Education and Training shall:

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in, organizing education, training and drills, raising awareness for teachers about natural disaster prevention, control and mitigation;

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development, ministries and branches in, including the natural disaster prevention and control in the curriculums in a number of faculties of specialized universities (irrigation or construction, etc.); faculties of pedagogical universities in order to develop teachers with natural disaster prevention and control knowledge;

- Directing localities to integrate a number of contents of natural disaster prevention and control in a number of subjects in the curriculums of continuing education, elementary, lower secondary and upper secondary programs;

- Directing to develop plans to ensure safety for students, equipment, tools serving learning, and education infrastructure in case of natural disasters;

- Assuming the prime responsibility for, and coordinating with relevant agencies in, formulating and supplementing the “safe schools during natural disasters” standard in the standards for safe schools.

- Coordinating with relevant ministries and branches in building the communication model of extracurricular natural disaster prevention and control knowledge for grades based on natural disaster observation and monitoring works in provinces and cities.

3. The Ministry of Defence shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development, relevant ministries and branches and localities in, guiding and including the content of community awareness raising and community-based natural disaster risk management in natural disaster prevention and control in the national defense and security training plan for the group of subject 4 and subjects who are typical and prestigious individuals in the population community.

4. The Ministry of Information and Communications shall

- Direct to improve the quality of propaganda and communication in natural disaster prevention, control and natural disaster risk mitigation; coordinate and implement communication programs on natural disaster risk mitigation in community;

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant ministries and branches in, studying the formulation and proposing plans supporting the telecommunications service provision in raising the community awareness of natural disaster risk mitigation using the Vietnam Public-utility Telecommunication Service Fund as prescribed;

- Direct agencies, press agencies and grassroots information systems at all levels to develop plans and spend time for broadcasting the Project contents and community awareness raising activities; disseminate knowledge of natural disasters, natural disaster impacts and prevention measures.

5. The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Education and Training and the Ministry of Agriculture and Rural Development in, building the communication model of extracurricular natural disaster prevention and control knowledge for grades based on natural disaster observation and monitoring works in provinces and cities.

6. The Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in, implementing relevant programs as follows:

- Building capacity of response to natural disaster for people with disabilities and other vulnerable people;

- Provide professional training, promoting communication activities to raise awareness about the integration of people with disabilities in natural disaster prevention and mitigation;

- Study and formulate legal documents under the competence; formulate and compile documents related to community-based natural disaster risk management included integration of people with disabilities; vulnerable people as prescribed;

- Coordinate in mobilizing and using effectively force resources to implement integration activities for people with disabilities and vulnerable people in natural disaster prevention, control and mitigation.

7. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment in, balancing and allocating funds belonging to the annual recurrent expenditure source for the implementation of the Project in accordance with the law on state budget; assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development, relevant ministries, branches and localities in, studying and formulating documents guiding financial regimes and policies for the implementation of a number of specific activities on community-based natural disaster risk management, information and communication to raise awareness for people and authorities at all levels.

8. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in, guiding the mechanism of mobilization and receipt of lawful funding sources from different sources, especially from non-governmental organizations serving the community awareness raising, and communication about natural disaster prevention and control.

9. Other ministries and branches shall, based on their assigned state management function, actively coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Center Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control and People's Committees of provinces and centrally run cities in, organizing the Project implementation; actively allocate funding within the annual budget estimates assigned by competent authorities to perform the assigned tasks in accordance with the law on state budget and other relevant laws.

10. People's Committees of provinces and centrally run cities shall take the initiative in allocating funding from the local budget in their annual plans, and at the same time, mobilizing other lawful capital sources as prescribed by law (including natural disaster prevention and control funds, socialization capital, support and funding from international organizations) to implement the contents of the Project in the localities, focusing on a number of specific tasks as follows:

- Taking full responsibility for the organization and implementation of the Project's contents in their localities;

- Organizing the development, approval and implementation of the plan of the Project according to the tasks;

- Assuming the prime responsibility for, and coordinating with the Ministry of Agriculture and Rural Development in, reviewing and unifying the list of communes and wards in order of priority for implementation;

- Preparing the area for implementation of the Project, necessary conditions to meet the implementation schedule of the Project’s objectives and tasks in the province or city as prescribed;

- Directing and guiding the integration of a number of natural disaster prevention and control contents with a number of subjects for inclusion in continuing education, elementary, lower secondary and upper secondary curriculums;

- Directing agencies, press agencies and grassroots information systems at all levels to develop plans and spend time for broadcasting the Project contents and community awareness raising activities; disseminating knowledge of natural disasters, natural disaster impacts and prevention measures;

- Organizing training sessions, fostering suitable for the subjects according to the decentralization; developing documents suitable to the local language, cultural, socio-economic and natural disaster characteristics of the region;

- Integrating the contents of the Project with relevant activities of other programs and projects in the area, including the establishment of systems for receiving news, transmitting information, and warning about natural disasters in a commune and inter-commune; building small-scale works in service of natural disaster prevention and control;

- Organizing periodic assessment and report on the progress of implementation, proposing adjustments to the contents of the Project in the locality according to regulations;

- Developing a natural disaster prevention and control plan based on the results of the community-based disaster risk assessment; integrating natural disaster prevention and control into socio-economic development master plans and plans;

- Promulgating guidelines on the use of the natural disaster prevention and control fund for local community awareness raising activities.

11. The Central Committees of the Vietnam Red Cross Society, the Vietnam Women's Union and Ho Chi Minh Communist Youth Union shall strengthen the participation of members at all levels; promote propaganda and communication to raise community awareness and manage natural disaster risks; participate in training; disseminate laws on natural disaster prevention and control and legal provisions related to natural disaster prevention and control; mobilize the participation of the community in the activities of the Project.

12. The Vietnam Chamber of Commerce and Industry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant ministries, branches and agencies in, organizing training and retraining to raise awareness about natural disasters and skills in natural disaster prevention and control for business owners and employees; coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development, relevant ministries and branches to study, step by step perfect, mechanisms and policies to specify the rights and responsibilities of enterprises in participating in socialization, support and sponsor activities to raise community awareness and reduce disaster risks.

13. Participation of non-governmental organizations

- Coordinating with local functional agencies in the operation of the Project;

- Supporting training, propaganda, awareness raising, implementation of community-based natural disaster prevention measures;

- Participating in the development and implementation of activities of the Project and projects in the plan to build safe villages and communes during natural disasters; building a safe community during natural disasters and climate change adaptation;

- Coordinating with local authorities and functional agencies to support and help people apply and implement measures to prevent, mitigate and adapt to new types of natural disasters in the locality;

- Developing programs and projects to directly support the Project's activities in sectors and localities.

Article 2. This Decision takes effect from the date of its signing.

Article 3. Ministers of Agricultural and Rural Development, Education and Training, Natural Resources and Environment, Labor, Invalids and Social Affairs, National Defence, Information and Communications, Finance, Planning and Investment; Head of the Center Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control, Chairpersons of People's Committees of provinces and centrally run cities and Heads of relevant agencies shall be responsible for the information of this Decision./.

 

 

FOR THE PRIME MINISTER
THE DEPUTY PRIME MINISTER

 

 

 

Trinh Dinh Dung

 

* All Appendices are not translated herein.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decision 553/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decision 553/QD-TTg PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 06/2024/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về đăng kiểm viên tàu cá; công nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm ngư; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá

Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất

Thông tư 06/2024/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về đăng kiểm viên tàu cá; công nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm ngư; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá

Nông nghiệp-Lâm nghiệp