Chỉ thị 07/2001/CT-BTS của Bộ Thủy sản về việc cấm sử dụng chloramphenicol và quản lý việc dùng hoá chất, thuốc thú y trong sản xuất thuỷ sản
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Chỉ thị 07/2001/CT-BTS
Cơ quan ban hành: | Bộ Thủy sản |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 07/2001/CT-BTS |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Người ký: | Nguyễn Thị Hồng Minh |
Ngày ban hành: | 24/09/2001 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Chỉ thị 07/2001/CT-BTS
CHỈ THỊ
CỦA BỘ
THUỶ SẢN SỐ 07/2001/CT-BTS NGÀY 24-9-2001
VỀ VIỆC CẤM SỬ DỤNG CHLORAMPHENICOL VÀ QUẢN LÝ
VIỆC DÙNG HOÁ CHẤT, THUỐC THÚ Ý TRONG SẢN XUẤT THUỶ SẢN
Cuối tháng 8 đầu tháng 9 năm 2001, một số lô tôm của Việt Nam xuất khẩu vào EU bị phát hiện nhiễm chloramphenicol đã dẫn đến việc Uỷ ban Châu Âu ra quyết định số 2001/699/EC ngày 19/9/2001 yêu cầu các nước thành viên EU buộc mọi lô tôm xuất phát hoặc xuất xứ từ Việt Nam phải chịu kiểm tra hoá học, đồng thời yêu cầu các nước thành viên đưa lên mạng cảnh báo nhanh kết quả kiểm tra đến tất cả các nước thành viên EU.
Nhằm giữ vững nhịp độ xuất khẩu, bảo vệ uy tín hàng thuỷ sản Việt Nam trên thị trường thế giới và tránh hậu quả xấu có thể xảy ra trong xuất khẩu vào EU, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản chỉ thị:
1- Nghiêm cấm hoàn toàn việc sử dụng chloramphenicol trong toàn bộ quá trình sản xuất giống, nuôi trồng thuỷ sản, sơ chế, bảo quản và chế biến thuỷ sản. Việc sử dụng các kháng sinh khác trong nuôi trồng thuỷ sản phải đảm bảo thực hiện đúng các quy định của Bộ Thuỷ sản.
2- Đối với Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản:
a) Thực hiện trong tháng 10 năm 2001 kế hoạch kiểm tra tăng cường, bao gồm:
- Tổ chức lấy mẫu kiểm tra tăng cường các chỉ tiêu hoá chất, thuốc thú y đặc biệt là chloramphenicol tại các vùng nuôi thuỷ sản, tập trung vào các vùng nuôi bán thâm canh, thâm canh và các vùng có dịch bệnh;
- Phối hợp với cơ quan kiểm tra địa phương tăng cường kiểm tra việc sử dụng hoá chất, thuốc thú y đặc biệt là chloramphenicol trong bảo quan, sơ chế tại tầu đánh bắt, đại lý thu gom, bảo quản và vận chuyển tôm nguyên liệu;
- Tăng cường kiểm tra khâu tiếp nhận nguyên liệu tôm nuôi tại các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản và lấy mẫu các nguồn nước sử dụng để kiểm tra dư lượng chloramphenicol, kiểm soát việc sử dụng hoá chất bảo quản, hoá chất tẩy rửa khử trùng (ví dụ: kem hoặc thuốc xoa tay đối với công nhân chế biến) có chứa chloramphenicol;
- Công bố rộng rãi kết quả kiểm soát dư lượng tới các doanh nghiệp chế biến, các Sở Thuỷ sản và các trại nuôi;
b) Phối hợp với Trung tâm Khuyến ngư Trung ương tổ chức các lớp tập huấn cho ngư dân các quy định về sử dụng thuốc thú y, hoá chất và chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thuỷ sản;
c) Có thư gửi Uỷ ban EU thông báo các hoạt động kiểm tra tăng cường dư lượng hoá chất dộc hại, trong đó có chloramphenicol trong hàng thuỷ sản Việt Nam và đề nghị EU thông báo cho Việt Nam về phương pháp và thiết bị kiểm tra áp dụng thống nhất trong EU và các nước xuất khẩu thuỷ sản vào EU;
d) Tổng hợp và báo cáo Bộ trước ngày 30 tháng 10 năm 2001;
e) Kinh phí triển khai các hoạt động kiểm tra được hỗ trợ từ nguồn kinh phí khoa học công nghệ.
3- Các Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quản lý thuỷ sản:
a) Phổ biến Chỉ thị này tới các chủ trại giống, các chủ đầm nuôi, đại lý thu gom nguyên liệu thuỷ sản, các cơ sở chế biến thuỷ sản và phối hợp kiểm tra thực hiện. Lưu ý tuyệt đối không sử dụng chloramphenicol trong sản xuất thuỷ sản. Đối với các trường hợp đã sử dụng kháng sinh khác đề phòng trị dịch bệnh cho thuỷ sản nuôi cần đảm bảo thời gian ngừng sử dụng trước khi thu hoạch là 4 tuần;
b) Chỉ đạo cơ quan kiểm tra địa phương, Trung tâm Khuyến ngư địa phương chủ trì phối hợp với Trung tâm và các Chi nhánh kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản triển khai các hoạt động nói tại mục a, điểm 2.
4- Đối với các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu vào EU: Chịu trách nhiệm về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm do mình sản xuất , cụ thể là:
a) Phải đảm bảo các lô nguyên liệu được mua từ những vùng được phép thu hoạch theo thông báo hàng tháng của Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản về kết quả kiểm soát dư lượng hoá chất độc hại trong thuỷ sản nuôi để chế biến xuất khẩu;
b) Trong quá trình tiếp nhận nguyên liệu, phải kiểm tra chặt chẽ chất lượng và an toàn vệ sinh, đặc biệt là các lô tôm xuất xứ từ những vùng có dịch bệnh. Trong thời gian này, doanh nghiệp cần phải thường xuyên gửi mẫu nguyên liệu đến Chi nhánh Kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản IV để kiểm tra đối với dư lượng kháng sinh và chloramphenicol;
c) Nghiêm cấm việc sử dụng các loại hoá chất tẩy rửa và khử trùng (ví dụ các loại kem xoa tay, thuốc bôi ngoài da cho công nhân trong thời gian sản xuất) có chứa chloramphenicol.
5- Đối với Cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản:
a) Chủ trì phối hợp với Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản và Vụ Khoa học công nghệ nghiên cứu các văn bản của CODEX, EU, Mỹ và các nước khác, văn bản của các Bộ, ngành trong nước để đề xuất Bộ ban hành các danh mục thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học được phép sử dụng/được phép sử dụng hạn chế/ cấm sử dụng trong nuôi, bảo quản nguyên liệu sau thu hoạch và chế biến thuỷ sản;
b) Chủ trì việc kiểm tra thực hiện Chỉ thị này tại các cơ sở sản xuất giống thuỷ sản;
c) Phối hợp với Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản, Sở Thuỷ sản, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn có quản lý thuỷ sản, các Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, các Trung tâm khuyến ngư tại địa phương thực hiện các nội dung tại mục a điểm 2.
6- Đối với Trung tâm khuyến ngư Trung ương:
Chủ trì và phối hợp với Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản, Cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản khẩn trương tổ chức các lớp tập huấn cho dân về các quy định sử dụng thuốc thú y, hoá chất và chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thuỷ sản.
Lãnh đạo các đơn vị có trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra việc chấp hành chỉ thị này.
THE MINISTRY OF AQUATIC RESOURCES | SOCIALISTREPUBLIC OF VIET NAM |
No: 07/2001/CT-BTS | Hanoi, September 24, 2001 |
DIRECTIVE
PROHIBITING THE USE OF CHLORAMPHENICOL AND MANAGING CHEMICALS AND VETERINARY DRUGS IN THE PRODUCTION OF AQUATIC GOODS
In late August and early September 2001, several shrimp lots of Vietnam exported to EU were detected to be infected with chloramphenicol, thus leading to a situation that the Europe Commission issued Decision No. 2001/699/EC of September 19, 2001, requesting EU member countries to force the chemical inspection of all shrimp lots exported or originated from Vietnam, and to quickly inform the inspection results to all EU member countries.
In order to maintain export tempo, protect the prestige of Vietnam’s aquatic products on the world market, and avoid bad consequences which may occur in the exportation thereof to the EU market, the Minister of Aquatic Resources instructs:
1. To absolutely prohibit the use of chloramphenicol in the whole process of producing aquatic breeds, rearing aquatic animals, preliminary processing, preserving and processing aquatic products. The use of other antibiotics in aquaculture shall have to strictly comply with regulations of the Ministry of Aquatic Resources.
2. For the Aquatic Product Quality and Hygiene Supervision Control Center:
a) To implement in October 2001 the enhanced inspection plan, covering:
- Taking samples for the enhanced inspection of the norms of chemicals and veterinary drugs, especially chloramphenicol, in aquatic farming areas, focusing on semi-intensive and intensive farming areas and areas affected with epidemics;
- Coordinating with local inspection agencies in further inspecting the use of chemicals and veterinary drugs, especially chloramphenicol, in the preservation and preliminary processing of aquatic products on fishing boats and raw-material shrimp-collecting, preserving and transporting agents.
- Enhancing the inspection at the stage of receiving raw material shrimps reared at aquatic product-processing enterprises, taking samples of used water resources in order to test chloramphenicol residue, controlling the use of preservative chemicals as well as cleansing and disinfecting chemicals containing chloramphenicol (for example: hand lotion or preparations for processing workers).
- Widely publicizing the results of such inspection to processing enterprises, provincial/municipal Aquatic Resources Services and aquacultural farms.
b) To coordinate with the Central Fishery Promotion Center in organizing refreshing courses on the use of veterinary drugs, chemicals and biological preparations in aquaculture for fishermen.
c) To send mails to the European Union’s Com-mission to notify the latter of activities carried out to enhance the inspection of residues of toxic chemicals, including chloramphenicol, in Vietnamese aquatic products, and request the EU to notify Vietnam of the testing methods and equipment applied uniformly in the EU and countries exporting aquatic products to the EU.
d) To make sum-up report to the Ministry of Aquatic Resources before October 30, 2001.
e) Funding for the implementation of inspection activities shall be provided as support from the source of funding for science and technology.
3. The provincial/municipal Aquatic Resource Ser-vices and Agriculture and Rural Development Services involved in the management of aquatic products:
a) To disseminate this Directive to breeding farms and farming ponds’owners, aquatic raw materials-gathering agents and aquatic product-processing establishments, and coordinate with the latter in inspecting the implementation thereof. To remind these subjects not to use chloramphenicol in the production of aquatic goods. For cases where other antibiotics have been used to prevent or treat ailments for aquatic animals, it must be ensured that these antibiotics are suspended from use at least four weeks before harvest.
b) To direct local inspection agencies and local Fishery Promotion Centers to assume the prime responsibility and coordinate with the Aquatic Product Quality and Hygiene Control Center and its branches in performing jobs stated at Item a, Point 2.
4. For enterprises processing aquatic products to be exported to the EU: To bear responsibility for the quality, hygiene and safety of their products, concretely as follows:
a) To ensure that all lots of raw materials are bought from areas where harvest is permitted according to monthly reports by the Aquatic Product Quality and Hygiene Control Center on the inspection of residue of toxic chemicals in aquatic animals reared for export processing.
b) During the process of receiving raw materials, to strictly control their quality, safety and hygiene, especially those of shrimp lots originated from areas affected with epidemics. In this period, enterprises shall have to regularly send samples of raw materials to Branch IV of the Aquatic Product Quality and Hygiene Control Center for the latter to test the residue of antibiotics and chloramphenicol.
c) To strictly prohibit the use of cleansing and disinfecting chemicals containing chloramphenicol (for example: assorted hand lotions or skin medicines for use by workers in working time).
5. For the Aquatic Resources Protection Department:
a) To assume the prime responsibility and coordinate with the Aquatic Product Quality and Hygiene Control Center and the Ministry’s Department for Science and Technology in studying documents issued by CODEX, EU, the US and other countries, as well as those issued by Vietnamese ministries and branches, so as to propose the Ministry to promulgate the lists of veterinary drugs, chemicals and biological preparations allowed for use/allowed for restricted use/ banned from use in aquaculture, post-harvest preservation of raw materials, and processing of aquatic products.
b) To assume the prime responsibility in inspecting the implementation of this Directive by aquatic breeding establishments.
c) To coordinate with the Aquatic Product Quality and Hygiene Control Center, the provincial/municipal Aquatic Resources Services and Agriculture and Rural Development Services involved in the management of aquatic products, Sub-Departments for Protection of Aquatic Resources and local Fishery Promotion Centers in implementing the contents mentioned in Item a of Point 2.
6. For the Central Fishery Promotion Center
To assume the prime responsibility and coordinate with the Aquatic Product Quality and Hygiene Control Center and the Aquatic Resources Protection Department in organizing refreshing courses on the stipulations on the use of veterinary drugs, chemicals and biological preparations in aquaculture for aquatic farmers.
The heads of the units shall have to organize the implementation and inspect and observance of this Directive.
| FOR THE MINISTER OF AQUATIC RESOURCES |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây