Thông tư liên tịch 05/2009/TTLT-BCA-BNG của Bộ Công an và Bộ Ngoại giao về việc hướng dẫn thủ tục giải quyết cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đăng ký thường trú tại Việt Nam

thuộc tính Thông tư liên tịch 05/2009/TTLT-BCA-BNG

Thông tư liên tịch 05/2009/TTLT-BCA-BNG của Bộ Công an và Bộ Ngoại giao về việc hướng dẫn thủ tục giải quyết cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đăng ký thường trú tại Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Công an; Bộ Ngoại giao
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:05/2009/TTLT-BCA-BNG
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư liên tịch
Người ký:Nguyễn Văn Hưởng; Nguyễn Thanh Sơn
Ngày ban hành:12/05/2009
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Ngoại giao

TÓM TẮT VĂN BẢN

Đăng ký thường trú tại Việt Nam cho Việt kiều - Ngày 12/05/2009, Bộ Công an và Bộ Ngoại giao đã ban hành Thông tư liên tịch số 05/2009/TTLT-BCA-BNG hướng dẫn thủ tục giải quyết cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài (CDVNĐCNN) đăng ký thường trú tại Việt Nam, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho CDVNĐCNN có nhu cầu hồi hương. Theo quy định tại Thông tư này, có 3 đối tượng CDVNĐCNN được đăng ký thường trú tại Việt Nam, gồm: CDVNĐCNN mang hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu do nước ngoài cấp còn giá trị; CDVNĐCNN không có hộ chiếu nước ngoài, nhưng có giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp và CDVNĐCNN có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng. Điều kiện để CDVNĐCNN được đăng ký thường trú tại Việt Nam là phải có một trong những giấy tờ chứng minh có nhà ở hợp pháp tại Việt Nam như: Bản sao giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu hoặc bản sao giấy tờ chứng minh có nhà ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân. Nếu CDVNĐCNN xin về thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương phải có thêm giấy tờ chứng minh đủ điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố đó. Trường hợp CDVNĐCNN được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu thì phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ ruột thịt giữa 2 người. Nếu không còn giấy tờ chứng minh, thì người bảo lãnh phải có đơn giải trình và được chính quyền địa phương xác nhận. Đối với CDVNĐCNN đề nghị về đăng ký thường trú tại cơ sở tôn giáo ở Việt Nam và hoạt động tôn giáo, thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu cơ sở tôn giáo đó, kèm theo giấy tờ chứng minh theo quy định và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về tôn giáo chấp thuận. Người đề nghị về Việt Nam thường trú có thể nộp hồ sơ tại Cơ quan đại diện Việt Nam (như Đại sứ quán, Lãnh sự quán) - nếu nộp ở nước ngoài; trường hợp ở trong nước thì nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) hoặc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đề nghị được về thường trú. Người được giải quyết về Việt Nam thường trú cần liên hệ với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để nhận giấy thông hành hồi hương trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày nhận được thông báo chấp nhận. Sau khi về nước phải liên hệ ngay với Công an địa phương nơi xin về thường trú để làm thủ tục đăng ký thường trú. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Thông tư liên tịch05/2009/TTLT-BCA-BNG tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ CÔNG AN - BỘ NGOẠI GIAO SỐ 05/2009/TTLT-BCA-BNG

NGÀY 12 THÁNG 05 NĂM 2009

HƯỚNG DẪN THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CHO CÔNG DÂN VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI ĐĂNG KÝ THƯỜNG TRÚ TẠI VIỆT NAM

 

Căn cứ Luật Cư trú số 81/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 107/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú;

Căn cứ Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam;

Căn cứ Chỉ thị số 19/2008/CT-TTg ngày 06 tháng 06 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường triển khai thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài;

Bộ Công an và Bộ Ngoại giao hướng dẫn thủ tục giải quyết cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài (dưới đây viết tắt là CDVNĐCNN) đăng ký thường trú tại Việt Nam như sau:

 

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG

1. Thông tư này áp dụng đối với CDVNĐCNN mang hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu do nước ngoài cấp còn giá trị (dưới đây gọi chung là hộ chiếu nước ngoài) về Việt Nam đăng ký thường trú.

2. CDVNĐCNN không có hộ chiếu nước ngoài, nếu có giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp thì cũng được áp dụng theo Thông tư này.

3. CDVNĐCNN có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng được giải quyết đăng ký thường trú tại Việt Nam theo quy định tại tiết b, điểm 1, Mục II Thông tư số 06/2007/TT-BCA-C11 ngày 01/7/2007 của Bộ Công an.

4. Những trường hợp sau đây không thuộc diện đối tượng áp dụng theo Thông tư này:

- Người đã xin thôi quốc tịch Việt Nam. Trường hợp muốn xin thường trú tại Việt Nam thì phải làm thủ tục xin trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Người thuộc diện “chưa được nhập cảnh Việt Nam” theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2000.

II. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CHO CDVNĐCNN VỀ VIỆT NAM THƯỜNG TRÚ

A. Hồ sơ đề nghị về việt nam thường trú được lập thành 02 bộ, mỗi bộ gồm:

1. Đơn đề nghị về Việt Nam thường trú (theo mẫu);

2. Bản sao hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp (hoặc bản chụp kèm theo bản chính để kiểm tra, đối chiếu);

3. Bản sao một trong các giấy tờ sau đây có giá trị chứng minh có quốc tịch Việt Nam:

- Giấy khai sinh; trường hợp Giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ;

- Giấy chứng minh nhân dân;

- Hộ chiếu Việt Nam;

- Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi;

- Giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp xác nhận đương sự còn giữ quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam về quốc tịch.

4. 03 ảnh mới chụp cỡ 4x6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính mầu (02 tấm dán vào đơn đề nghị và 01 tấm để rời);

5. Một trong những giấy tờ sau đây chứng minh có nhà ở hợp pháp tại Việt Nam:

5.1. Đối với người đã được sở hữu nhà ở tại Việt Nam:

Bản sao một trong những giấy tờ sau đây chứng minh chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu (hoặc bản chụp kèm theo bản chính để kiểm tra, đối chiếu) như: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở; Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán; giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật.

5.2. Đối với người có nhà ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân:

- Bản sao hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở của cá nhân (hoặc bản chụp kèm theo bản chính để kiểm tra, đối chiếu);

- Văn bản chứng minh người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho người đó đăng ký thường trú;

- Bản sao giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu nhà ở của người cho thuê, mượn, ở nhờ (hoặc bản chụp kèm theo bản chính để kiểm tra, đối chiếu).

6. CDVNĐCNN xin về thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương ngoài giấy tờ nên trên trong hồ sơ phải có một trong giấy tờ sau đây chứng minh đủ điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương (quy định tại khoản 1, 2 và 4 của Điều 20 Luật Cư trú):

6.1. Đối với CDVNĐCNN có chỗ ở hợp pháp phải có một trong giấy tờ sau chứng minh đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên:

- Giấy tờ về tạm trú có thời hạn hoặc xác nhận của Công an phường, xã, thị trấn về thời hạn tạm trú;

- Sổ tạm trú hoặc xác nhận của Công an phường, xã, thị trấn về thời gian đăng ký tạm trú

6.2. Đối với CDVNĐCNN được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình phải có một trong giấy tờ sau chứng minh mối quan hệ ruột thịt giữa hai người:

- Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

- Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột;

- Người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

- Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có đủ khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú bác, cậu ruột, người giám hộ;

- Người chưa thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại;

Trường hợp không còn giấy tờ chứng minh mối quan hệ ruột thịt nêu trên, thì người bảo lãnh phải có đơn giải trình và được UBND cấp xã nơi người đó có hộ khẩu thường trú xác nhận.

6.3. Giấy tờ chứng minh CDVNĐCNN trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình.

7. Đối với CDVNĐCNN đề nghị về đăng ký thường trú tại cơ sở tôn giáo ở Việt Nam và hoạt động tôn giáo, thì hồ sơ phải có ý kiến bằng văn bản của người đứng đầu cơ sở tôn giáo đó đồng ý cho người đó đăng ký thường trú, kèm theo giấy tờ chứng minh là chức sắc tôn giáo, nhà tu hành hoặc người chuyên hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo, và ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về tôn giáo chấp thuận cho người đó về Việt Nam hoạt động tôn giáo.

B. Nơi nộp hồ sơ và lệ phí:

1. CDVNĐCNN đề nghị về Việt Nam thường trú nộp hồ sơ tại một trong những cơ quan sau:

- Cơ quan đại diện Việt Nam nơi người nộp hồ sơ đang cư trú;

- Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người nộp hồ sơ đề nghị được về thường trú.

2. Người được giải quyết về Việt Nam thường trú phải nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.

C. Trách nhiệm của các cơ quan chức năng và người xin về việt nam thường trú

1. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm:

- Hướng dẫn thủ tục và tiếp nhận hồ sơ của người đề nghị về Việt Nam thường trú. Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ phải gửi 01 bộ hồ sơ (bản chính) kèm theo ý kiến nhận xét về Cục Quản lý xuất nhập cảnh;

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo bằng văn bản của Cục Quản lý xuất nhập cảnh (được về Việt Nam thường trú hoặc lý do không được về Việt Nam thường trú), cơ quan đại diện Việt Nam phải thông báo bằng văn bản kết quả cho người đề nghị về thường trú;

- Cấp giấy thông hành hồi hương cho người được phép về Việt Nam thường trú. Giấy thông hành hồi hương được cấp cho từng người, có giá trị 12 tháng, kể từ ngày cấp và không được gia hạn.

2. Cục Quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm:

- Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (nhận ở trong nước hay do cơ quan đại diện Việt Nam chuyển về), phải hoàn thành việc xem xét, giải quyết cho CDVNĐCNN về Việt Nam thường trú;

- Thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan đại diện Việt Nam và cơ quan chức năng của Bộ Ngoại giao (nếu nộp hồ sơ ở nước ngoài); Công an tỉnh, cơ quan chức năng của Bộ Ngoại giao và thân nhân của người xin về Việt Nam thường trú (nếu nộp hồ sơ ở trong nước). Trường hợp người xin thường trú đang tạm trú tại Việt Nam, thì văn bản thông báo kết quả đồng ý giải quyết cho thường trú của Cục Quản lý xuất nhập cảnh gửi cho thân nhân của người xin thường trú là giấy tờ có giá trị thay giấy thông hành hồi hương;

- Quá trình xem xét giải quyết, kể cả sau khi CDVNĐCNN đã đăng ký thường trú tại Việt Nam, nếu phát hiện có hành vi gian dối để được cấp giấy thông hành hồi hương, thì Cục Quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm thẩm tra lại, tùy tính chất, mức độ vi phạm mà xử lý hoặc chuyển cơ quan chức năng xử lý theo pháp luật Việt Nam.

3. Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

- Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Công an tỉnh phải gửi hồ sơ kèm theo ý kiến nhận xét, đề xuất về Cục Quản lý xuất nhập cảnh;

- Hướng dẫn các thủ tục cần thiết và tạo điều kiện thuận lợi cho CDVNĐCNN về Việt Nam làm thủ tục đăng ký thường trú.

4. Trách nhiệm của CDVNĐCNN xin về Việt Nam thường trú:

- Khai đúng sự thật về lai lịch, quá trình hoạt động và mục đích xin về Việt Nam thường trú;

- Người được giải quyết về Việt Nam thường trú phải nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính;

- Nộp hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Thông tư này;

- Người được giải quyết về Việt Nam thường trú cần liên hệ với cơ quan đại diện Việt Nam để nhận giấy thông hành hồi hương trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày nhận được thông báo. Sau khi về nước phải liên hệ ngay với Công an tỉnh, thành phố nơi xin về thường trú để làm thủ tục đăng ký thường trú theo quy định;

- Trường hợp CDVNĐCNN để quá 12 tháng mới đến nhận giấy thông hành hồi hương hoặc chưa làm thủ tục đăng ký thường trú (với trường hợp nộp hồ sơ ở trong nước), thì phải làm thủ tục như sau:

+ Trường hợp quá thời hạn nói trên nhưng chưa quá 24 tháng, thì phải nộp 02 đơn đề nghị được nhận giấy thông hành hồi hương (theo mẫu) và 02 ảnh 4x6 cm mới chụp;

+ Trường hợp quá thời hạn 24 tháng trở lên, thì phải làm lại hồ sơ đề nghị về Việt Nam thường trú như thủ tục lần đầu.

- CDVNĐCNN đã đăng ký thường trú tại Việt Nam, nếu có nhu cầu xuất nhập cảnh Việt Nam, thì phải làm thủ tục đề nghị cấp hộ chiếu Việt Nam để sử dụng như với công dân Việt Nam thường trú ở trong nước, không được sử dụng hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp để xuất nhập cảnh Việt Nam.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ Điều 27 Nghị định 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh ban hành các loại mẫu giấy tờ sau đây sau khi tham khảo ý kiến của Cục trưởng Cục Lãnh sự:

- Mẫu giấy thông hành hồi hương;

- Đơn đề nghị về Việt Nam thường trú;

- Mẫu văn bản thông báo kết quả giải quyết cho CDVNĐCNN về Việt Nam thường trú.

2. Cục Quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị Quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện Thông tư này.

3. Cục Lãnh sự có trách nhiệm hướng dẫn các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện Thông tư này.

4. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành và thay thế các văn bản sau:

- Thông tư liên tịch số 06/TT-LT ngày 29/01/1997 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) và Bộ Ngoại giao hướng dẫn thực hiện Quyết định số 875/TTg ngày 21/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết cho CDVNĐCNN hồi hương về Việt Nam;

- Thông tư liên tịch số 04/2005/TTLT-BCA-BNG ngày 28/11/2005 của Bộ Công an và Bộ Ngoại giao sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 06/TT-LT ngày 29/01/1997 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) và Bộ Ngoại giao.

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thanh Sơn

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Hưởng

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF PUBLIC SECURITY- THE MINISTRY OF FOREIGN AFFAIRS
---------
No.05/2009/TTLT-BCA-BNG
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence- Freedom- Happiness
----------
Hanoi, May 12, 2009
JOINT CIRCULAR
Guiding the procedures for overseas Vietnamese to register permanent residence in Vietnam
Pursuant to Residence Law No. 81/2006/QH11 dated November 29, 2006;
Pursuant to the Government’s Decree No. 107/2007/ND-CP dated June 25, 2007, detailing and guiding a number of articles of the Residence Law;
Pursuant to the Government’s Decree No. 136/2007/ND-CP dated August 17, 2007, on exit and entry of Vietnamese citizens;
Pursuant to the Prime Minister’s Directive No. 19/2008/CT-TTg dated June 6, 2008, enhancing the implementation of the Government’s action program on overseas Vietnamese-related affairs;
The Ministry of Public Security and the Ministry of Foreign Affairs jointly guide the procedures for overseas Vietnamese to register residence in Vietnam as follows:
I. SUBJECTS AND SCOPE OF APPLICATION
1. This Circular applies to overseas Vietnamese holding valid passports or passport substitute papers granted by foreign authorities (below collectively referred to as foreign passports) who register permanent residence in Vietnam.
2. This Circular also applies to overseas Vietnamese who do not hold foreign passports, but permanent residence papers granted by foreign authorities.
3. Overseas Vietnamese holding valid Vietnamese passports may register residence in Vietnam according to Item b, Point 1, Section II of the Public Security Ministry’s Circular No. 06/2007/TT-BCA-C11 dated July 1, 2007.
4. This Circular does not apply to the following subjects:
- Persons having renounced Vietnamese nationality. If wishing to register permanent residence in Vietnam, they shall carry out procedures to restore Vietnamese nationality under Vietnamese law.
- Persons ineligible for entry into Vietnam under Clause 1, Article 8 of the 2000 Ordinance on Entry, Exit and Residence of Foreigners in Vietnam.
II. ORDER AND PROCEDURES FOR OVERSEAS VIETNAMESE TO PERMANENTLY RESIDE IN VIETNAM
A. A dossier of request for permanent residence in Vietnam, which shall be made in two sets, comprises:
1. An application for permanent residence in Vietnam (made according to a set form);
2. A certified copy of foreign passport or residence paper granted by a foreign authority (or a photocopy enclosed with the original for comparison);
3. The certified copy of any of the following papers evidencing Vietnamese nationality:
- Birth certificate; when the birth certificate does not clearly show the applicant’s Vietnamese nationality, it must be enclosed with papers evidencing Vietnamese nationality of his/her parents;
- Identity card;
- Vietnamese passport;
- Decision on restoration of Vietnamese nationality, decision on recognition of adoption of a foreign child or decision on a foreigner’s adoption of a Vietnamese child;
- Other papers granted by competent Vietnamese authorities certifying the applicant’s retention of Vietnamese nationality under Vietnam law on nationality.
4. Three 4 cm x 6 cm recent photos with white background showing the applicant looking straight, bareheaded and wearing no color glasses (2 photos glued to the application and the other left loose);
5. Either of the following papers evidencing that the applicant lawfully has homes in Vietnam:
5.1. For those having owned homes in Vietnam:
The certified copy of any of the following papers evidencing accommodation lawfully owned by the applicant (or the photocopy enclosed with the original for comparison); certificate of house ownership; papers on purchase, sale, donation, grant, exchange or inheritance of the house; house purchase contract or papers evidencing the handover of the house by a licensed real estate developer; legally effective documents of a court or competent state administrative agency allowing house ownership.
5.2. For those lawfully having homes by lease or borrowing of or permitted stay in houses of other individuals:
- Certified copy of the contract on lease or borrowing of or permission of stay in houses of an individual (or a photocopy enclosed with original for comparison);
- Document evidencing the consent to the applicant’s permanent residence registration of the person who leases or lends the house to the applicant or allows him/her to stay in the house;
- Certified copy of papers and documents evidencing the house ownership of the person who leases or lends the house to the applicant or allows him/her to stay in the house (or photocopy enclosed with the original for comparison).
6. Overseas Vietnamese applicants who wish to permanently reside in centrally run cities shall, in addition to the above papers, produce any of the following papers evidencing their eligibility for registering permanent residence in those cities (under Clauses 1, 2 and 4, Article 20 of the Residence Law):
6.1 Overseas Vietnamese who lawfully have homes shall produce either of the following papers evidencing their constant temporary residence in those cities for at least one year:
- Paper on temporary residence for a definite duration or written certification of the police of wards, communes or townships on temporary residence duration;
- Temporary residence book or written certification of the police of wards, communes or townships on registered temporary residence duration.
6.2. An overseas Vietnamese who is allowed by the household residence book owner to be named in this book shall produce any of the following papers evidencing the blood relation between them:
- A wife living with her husband; a husband living with his wife; a child living with his/her parent(s); a farther or mother living with his/her child;
- Person beyond the working age, on pension, resigning on poor health or being laid-off and living with blood sibling;
- Person with disabilities, losing working capacity or suffering from mental illness or other diseases which render him/her in capable of perceiving or controlling his/her act, and living with blood sibling, aunt or uncle, or guardian;
- Minor whose parent die or cannot afford his/her and living with paternal or maternal grandparents, blood sibling, aunt or uncle, or guardian;
- Single minor living with paternal or maternal grandparents.
Click Download to see full text

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Joint Circular 05/2009/TTLT-BCA-BNG DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất