Nghị định 183-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về Cơ quan Đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài

thuộc tính Nghị định 183-CP

Nghị định 183-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về Cơ quan Đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:183-CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành:18/11/1994
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Ngoại giao

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 183-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 183-CP NGÀY 18-11-1994 QUY ĐỊNH

CHI TIẾT THI HÀNH PHÁP LỆNH VỀ CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NƯỚC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Pháp lệnh về Cơ quan Đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài ngày 2 tháng 12 năm 1993;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ ngoại giao,

NGHỊ ĐỊNH:

CHƯƠNG I
TỔ CHỨC, BỘ MÁY CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NƯỚC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI
Điều 1
1- Cơ quan Đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (dưới đây gọi tắt là cơ quan Đại diện) gồm: Cơ quan Đại diện ngoại giao, Phái đoàn đại diện thường trực tại tổ chức quốc tế liên Chính phủ và Cơ quan Lãnh sự.
2- Trong một số trường hợp cần thiết, Cơ quan Đại diện có thể có tên gọi khác theo sự thoả thuận giữa Việt Nam và nước tiếp nhận để thực hiện một phần hoặc toàn bộ nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 7 của Pháp lệnh về Cơ quan Đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (dưới đây gọi tắt là Pháp lệnh).
Thủ tướng Chính phủ quyết định quy chế hoạt động của các Cơ quan Đại diện nói tại Khoản 2 Điều này theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
3- Ngoài các cơ quan quy định tại các Khoản 1 và 2 Điều này, không một cơ quan nào khác có tư cách và thẩm quyền thực hiện chức năng, nhiệm vụ cơ quan quản lý Nhà nước ở nước ngoài.
Điều 2
1- Căn cứ vào yêu cầu hoạt động đối ngoại và triển vọng phát triển quan hệ giữa Việt Nam với từng nước hoặc tổ chức quốc tế, Bộ tưởng Bộ Ngoại giao trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thành lập hoặc đình chỉ hoạt động của Cơ quan Đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
2- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm tiến hành các thủ tục ngoại giao cần thiết để thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ nêu tại Khoản 1 Điều này.
Điều 3
1- Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Cơ quan Đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có trách nhiệm trao đổi ý kiến với Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và tham khảo ý kiến Thủ trưởng các cơ quan hữu quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định về tổ chức, bộ máy và biên chế của Cơ quan Đại diện, trong đó quy định rõ chức danh tiêu chuẩn của từng bộ phậm công tác và chỉ tiêu biên chế của từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cần có cán bộ chuyên môn để đảm nhiệm các lĩnh vực công tác của Cơ quan Đại diện.
2- Trong trường hợp do yêu cầu đối ngoại cấp bách, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao được phép điều chỉnh biên chế giữa các Cơ quan Đại diện trong phạm vi tổng biên chế do Thủ tướng Chính phủ duyệt cho Bộ Ngoại giao. Đối với biên chế của các Bộ, ngành khác trong các Cơ quan Đại diện, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cũng được phép điều chỉnh sau khi trao đổi thống nhất ý kiến với Thủ trưởng các Bộ, cơ quan hữu quan.
3- Quy định tại Khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với các trường hợp điều chỉnh, bổ sung biên chế của các Cơ quan Đại diện đã được thành lập.
Điều 4
1- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao căn cứ vào mức độ và tầm quan trọng của từng lĩnh vực quan hệ giữa Việt Nam với nước hoặc tổ chức quốc tế tiếp nhận để quyết định cử viên chức và chức vụ ngoại giao cho công chức làm việc trong các bộ phận công tác thuộc Cơ quan Đại diện theo quy định tại các Điều 10 và Điều 17 của Pháp lệnh.
2- Khi cần thiết, người đứng đầu Cơ quan Đại diện có quyền điều chỉnh việc phân công công tác đối với các viên chức, nhân viên làm việc trong các bộ phận công tác thuộc Cơ quan Đại diện cho phù hợp với yêu cầu công tác của từng thời điểm, nhưng không để ảnh hưởng đến công tác chuyên môn của bộ phận công tác đó. Các viên chức, nhân viên đó phải chấp hành sự phân công công tác của người đứng đầu Cơ quan Đại diện.
Điều 5
1- Tiêu chuẩn của viên chức Cơ quan Đại diện:
a) Phải là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam và không có vợ, chồng hoặc bố, mẹ là người nước ngoài;
b) Phải là công chức Nhà nước Việt Nam;
c) Trung thành với Tổ quốc và lợi ích dân tộc;
d) Có trình độ lý luận từ sơ cấp trở lên; có lập trường chính trị vững vàng và phẩm chất đạo đức tốt;
đ) Nắm vững và có khả năng vận động đúng đắn đường lối, chính sách đối ngoại cũng như chủ trương công tác thuộc lĩnh vực mình phụ trách;
e) Có trình độ đại học, có kiến thức chuyên môn và trình độ ngoại ngữ cần thiết để thực hiện nhiệm vụ được giao.
2- Tiêu chuẩn của nhân viên Cơ quan Đại diện:
Phải trung thành với Tổ quốc, có lập trường chính trị, phẩm chất đạo đức tốt và trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực công tác được giao.
Điều 6
Trong trường hợp cần thiết người đứng đầu Cơ quan Đại diện được quyền tuyển dụng người Việt Nam định cư ở nước tiếp nhận và người nước ngoài làm nhân viên Cơ quan Đại diện trong phạm vị chỉ tiêu biên chế đã được duyệt.
Điều 7
1- Nhiệm kỳ công tác của viên chức, nhân viên Cơ quan Đại diện là 3 năm.
2- Trong trường hợp đặc biệt, theo đề nghị của người đứng đầu Cơ quan Đại diện và Thủ trưởng cơ quan quản lý nhân sự (đối với viên chức và nhân viên không thuộc biên chế của Bộ Ngoại giao), Bộ trưởng Bộ ngoại giao xem xét quyết định việc kéo dài nhiệm kỳ công tác của viên chức, nhân viên Cơ quan Đại diện. Thời gian kéo dài không quá 18 tháng.
Điều 8
1- Việc cử Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Công sứ đặc mệnh toàn quyền và Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực tại Liên hợp quốc tiến hành như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Ngoại giao kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ về nhân sự trên cơ sở tiêu chuẩn quy định tại Điều 5 của Nghị định này, sau khi đã tham khảo ý kiến của các cơ quan hữu quan.
b) Thủ tướng Chính phủ xem xét, trình Chủ tịch nước quyết định.
Bộ Ngoại giao thực hiện các thủ tục ngoại giao cần thiết với nước tiếp nhận hoặc Tổng Thư ký Liên hợp quốc sau khi có quyết định cử của Chủ tịch nước.
2- Trong trường hợp người đứng đầu Cơ quan Đại diện ngoại giao tại một nước đồng thời được cử làm người đứng đầu Cơ quan Đại diện ngoại giao tại một nước khác hoặc Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực tại tổ chức quốc tế thì Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục ngoại giao cần thiết.
3- Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định việc triệu hồi Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Công sứ đặc mệnh toàn quyền và Trưởng Phái đoàn đại biểu thường trực tại Liên hợp quốc.
Bộ Ngoại giao thực hiện các thủ tục ngoại giao cần thiết với nước tiếp nhận hoặc Tổng Thư ký Liên hợp quốc sau khi có quyết định triệu hồi của Chủ tịch nước.
Điều 9
1- Đối với việc cử người đứng đầu Cơ quan Đại diện Ngoại giao và Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực tại tổ chức quốc tế không thuộc quy định tại Khoản 1 Điều 8 của Nghị định này, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao căn cứ vào tiêu chuẩn quy định tại Điều 5 của Nghị định này để xem xét quyết định đối với từng trường hợp cụ thể và Bộ Ngoại giao thực hiện các thủ tục ngoại giao cần thiết với nước tiếp nhận hoặc người đứng đầu tổ chức quốc tế.
2- Trong trường hợp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định triệu hồi những người nói tại Khoản 1 Điều này, Bộ Ngoại giao thực hiện các thủ tục ngoại giao cần thiết với nước tiếp nhận hoặc người đứng đầu tổ chức quốc tế.
Điều 10
Đại diện lâm thời tại nước có Đại sứ đặc mệnh toàn quyền do Đại sứ đặc mệnh toàn quyền hoặc Bộ Ngoại giao giới thiệu với nước tiếp nhận.
Quyền Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực tại tổ chức quốc tế do Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực hoặc Bộ ngoại giao giới thiệu với người đứng đầu tổ chức quốc tế.
Điều 11
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định việc cử, triệu hồi, điều động viên chức, nhân viên Cơ quan Đại diện, trừ các chức vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Công sứ đặc mệnh toàn quyền và Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực tại Liên hợp quốc.
Việc triệu hồi viên chức, nhân viên Cơ quan Đại diện được tiến hành trong các trường hợp sau đây:
a) Kết thúc nhiệm kỳ công tác.
b) Không có khả năng hoàn thành nhiệm vụ.
c) Không bảo đảm tiêu chuẩn sức khoẻ hoặc có những lý do đặc biệt khác.
d) Nước tiếp nhận tuyên bố không hoan nghênh hoặc không chấp nhận.
Điều 12
1- Việc cử và điều dộng viên chức, nhân viên không thuộc biên chế Bộ Ngoại giao ra công tác tại Cơ quan Đại diện thực hiện như sau:
- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ vào chỉ tiêu biên chế được Thủ tướng Chính phủ duyệt và tiêu chuẩn quy định tại Điều 5 của Nghị định này chịu trách nhiệm xét chọn và cử nhân sự cụ thể sang Bộ Ngoại giao.
- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao căn cứ vào yêu cầu công tác và đề nghị của Thủ trưởng cơ quan chủ quản quyết định cử viên chức và chức vụ ngoại giao, quyết định điều động nhân viên ra công tác tại Cơ quan Đại diện.
2- Việc quyết định triệu hồi, điều dộng viên chức, nhân viên không thuộc biên chế của Bộ Ngoại giao cần được tham khảo ý kiến của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhân sự đó.
Điều 13
1- Ngôi thứ viên chức ngoại giao trong Cơ quan Đại diện được xếp đặt theo quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh và Điều 13 của Nghị định này.
2- Người thứ hai trong cơ quan Đại diện phải là viên chức ngoại giao thuộc biên chế của Bộ ngoại giao.
3- Tham tán chuyên ngành và tuỳ viên quân sự trong Cơ quan Đại diện được xếp sau người thứ 2 và Tham tán chính trị.
4- Viên chức ngoại giao phụ trách chính trị đối ngoại xếp trên các viên chức cùng chức vụ ngoại giao. Ngôi thứ các viên chức cùng chức vụ ngoại giao còn lại được xếp theo thứ tự thời gian đến nhận nhiệm vụ tại Cơ quan Đại diện.
Điều 14
1- Kinh phí của Cơ quan Đại diện gồm kinh phí duy trì hoạt động của cơ quan và kinh phí trả sinh hoạt phí cho các thành viên Cơ quan Đại diện theo chế độ chi tiêu hiện hành của Nhà nước.
2- Người đứng đầu Cơ quan Đại diện căn cứ vào hoạt động của các bộ phận công tác trong Cơ quan Đại diện chịu trách nhiệm lập kế hoạch thu, chi ngân sách hàng năm gửi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; quản lý sử dụng kinh phí, tài sản của Cơ quan Đại diện theo đúng chế độ, chính sách của Nhà nước, hàng tháng lập báo cáo quyết toán gửi Bộ trưởng Bộ ngoại giao.
3- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có trách nhiệm xem xét, tổng hợp kế hoạch thu chi hàng năm; xét duyệt và tổng hợp báo cáo quyết toán năm của các Cơ quan Đại diện gửi Bộ Tài chính theo quy chế hiện hành.
CHƯƠNG II
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN VÀ NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU
CƠ QUAN ĐẠI DIỆN
Điều 15
Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Đại diện:
1- Bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, của tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và công dân Việt Nam tại nước tiếp nhận trên cơ sở pháp luật Việt Nam, pháp luật nước tiếp nhận, phú hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.
2- Kiến nghị với cơ quan hữu quan ở trong nước về các chính sách, biện pháp và việc đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế với nước tiếp nhận để bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, tổ chức và công dân Việt Nam.
3- Tiếp nhận kiến nghị và thông tin của các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và công dân Việt Nam về việc yêu cầu Cơ quan Đại diện Việt Nam tại nước tiếp nhận bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ khi bị vi phạm.
4- Tổ chức nghiên cứu tình hình mọi mặt của nước tiếp nhận; khả năng và mức độ phát triển quan hệ giữa nước ta với nước hoặc tổ chức quốc tế tiếp nhận để báo cáo về Bộ Ngoại giao và các cơ quan hữu quan ở trong nước.
5- Đề xuất với Bộ Ngoại giao và các cơ quan hữu quan ở trong nước về các chính sách, biện pháp nhằm phát triển quan hệ hữu nghị, thúc đẩy sự hợp tác kinh tế, thương mại, văn hoá, khoa học, công nghệ, đầu tư, du lịch và các lĩnh vực khác phù hợp với khả năng và chính sách của hai bên; tranh thủ sự ủng hộ và sự giúp đỡ tối đa của quốc tế đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
6- Tạo mọi điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho các cơ quan, tổ chức và người Việt Nam ở nước ngoài trong quan hệ với các cơ quan, tổ chức hữu quan của nước hoặc tổ chức quốc tế phù hợp với pháp luật Việt Nam và pháp luật nước tiếp nhận.
7- Yêu cầu cơ quan hữu quan trong nước cung cấp thông tin, ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền về đất nước, con người Việt Nam, về đường lối, chính sách trong các lĩnh vực để Cơ quan Đại diện có điều kiện thực hiện tốt công tác thông tin, văn hoá tại nước tiếp nhận nhằm tăng cường sự hiểu biết và quan hệ hợp tác hữu nghị với Việt Nam.
8- Cơ quan Đại diện ngoại giao và Cơ quan Lãnh sự có trách nhiệm bảo hộ quyền và lợi ích chính đáng của công dân Việt Nam và người Việt Nam ở nước tiếp nhận trên cơ sở pháp luật nước tiếp nhận, pháp luật và tập quán quốc tế, phù hợp với pháp luật Việt Nam; báo cáo với các cơ quan hữu quan trong nước về tình hình và công tác vận động cộng đồng người Việt Nam ở nước tiếp nhận; kiến nghị các chính sách thích hợp nhằm tạo điều kiện để họ giữ gìn tình cảm và quan hệ gắn bó với quê hương, có những đóng góp cho sự nghiệp xây dựng đất nước và phát triển quan hệ hữu nghị với nhân dân và Chính phủ nước tiếp nhận.
Điều 16
Nhiệm vụ và quyền hạn của người đứng đầu Cơ quan Đại diện:
1- Tổ chức việc thực hiện các quyết định, chỉ thị của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về hoạt động đối ngoại;
Phục vụ các đoàn đại biểu cao cấp Việt Nam sang thăm hữu nghị chính thức hoặc sang làm việc dự hội nghị, hội thảo... tại nước hoặc tổ chức quốc tế tiếp nhận.
Quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoặc hoạt đồng quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động đối ngoại khác mang danh nghĩa Nhà nước Việt Nam tại nước hoặc tổ chức quốc tế tiếp nhận.
2- Quản lý và chỉ đạo viên chức, nhân viên Cơ quan Đại diện, tạo mọi điều kiện thuận lợi để họ hoàn thành nhiệm vụ; thực hiện đầy đủ chính sách của Nhà nước đối với viên chức, nhân viên.
3- Hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan, tổ chức của Việt Nam không thuộc cơ cấu tổ chức Cơ quan Đại diện và công dân Việt Nam ở nước tiếp nhận để họ thực hiện đúng đường lối đối ngoại của Nhà nước ta với nước tiếp nhận.
Điều 17
Ngoài các nghĩa vụ quy định tại Điều 9 và Điều 16 của Pháp lệnh, viên chức, nhân viên Cơ quan Đại diện còn có nghĩa vụ:
1- Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về bảo vệ bí mật quốc gia;
2- Giữ gìn và tăng cường đoàn kết nội bộ;
3- Giữ gìn tư cách đại diện của Nhà nước và dân tộc Việt Nam.
CHƯƠNG III
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA
CƠ QUAN ĐẠI DIỆN VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI
Điều 18
1- Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước đối với các Cơ quan Đại diện: Quyết định việc thành lập hoặc đình chỉ hoạt động; quyết định về tổ chức, biên chế, quy định chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan Đại diện; chỉ đạo và quản lý toàn bộ hoạt động của Cơ quan Đại diện.
2- Bộ ngoai giao chịu trách nhiệm:
- Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các Cơ quan Đại diện;
- Chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản pháp quy về Cơ quan Đại diện;
Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thành lập, quy chế hoạt động và tổ chức biên chế Cơ quan Đại diện theo quy định tại Điều 1, Điều 2 và Điều 3 của Nghị định này;
- Quyết định cử, điều động và bố trí nhân sự của Cơ quan Đại diện theo quy định tại Điều 4, Điều 11, Điều 12 và Điều 13 của Nghị định này;
- Chỉ đạo, kiểm tra và hướng dẫn hoạt động của Cơ quan Đại diện nhằm bảo đảm thực hiện đúng đường lối, chính sách đối ngoại của Nhà nước và chức năng, nhiệm vụ của cơ quan và các viên chức, nhân viên Cơ quan Đại diện;
Ban hành các văn bản hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành các văn bản pháp quy của Nhà nước về Cơ quan Đại diện;
- Điều hoà, phối hợp hoạt động của các cơ quan ở trong nước trong quan hệ công tác với Cơ quan Đại diện nhằm bảo đảm sự quản lý thống nhất của Chính phủ trong các hoạt động đối ngoại ở nước ngoài;
- Chỉ đạo quản lý tài sản và thu chi tài chính của các Cơ quan Đại diện theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này và các quy chế hiện hành của Nhà nước;
- Khen thưởng và xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
Điều 19
Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội ở Trung ương và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thông qua Bộ ngoại giao để thông báo cho các cơ quan Đại diện những vấn đề thuộc phạm vi quan hệ hợp tác giữa cơ quan, tổ chức và địa phương mình với các cơ quan, tổ chức của nước tiếp nhận hoặc các tổ chức quốc tế; phối hợp với Cơ quan Đại diện chỉ đạo thực hiện các hoạt động đối ngoại của cơ quan, tổ chức và địa phương tại nước ngoài.
Điều 20
1- Thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có công chức làm việc trong các Cơ quan Đại diện có trách nhiệm cung cấp thông tin và phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao chỉ đạo nghiệp vụ chuyên môn thuộc lĩnh vực công tác do Bộ, cơ quan mình quản lý.
2- Trong trường hợp cấp bách cần xử lý các công việc thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành nếu ý kiến của Thủ trưởng Bộ, cơ quan ở trong nước khác với ý kiến của người đứng đầu Cơ quan Đại diện nhưng chưa kịp trao đổi, thống nhất ý kiến thì người đứng đầu cơ quan Đại diện quyết định và chịu trách nhiệm, sau đó phải báo cáo ngay với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Thủ trưởng cơ quan chuyên ngành ở trong nước. Các viên chức, nhân viên nói tại Khoản 1 Điều này phải chấp hành quyết định của người đứng đầu Cơ quan Đại diện.
Điều 21
Người đứng đầu Cơ quan Đại diện có trách nhiệm:
1- Tiếp nhận và chấp hành mọi mệnh lệnh, quyết định, chỉ thị của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
Kịp thời báo cáo Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao khi xuất hiện những vấn đề liên quan đến an ninh, quốc phòng và những chủ trương, quyết sách có ý nghĩa chiến lược của nước tiếp nhận hoặc tổ chức quốc tế có liên quan, ảnh hưởng tới Việt Nam.
Thường xuyên báo cáo Bộ trưởng Bộ ngoại giao về hoạt động của Cơ quan Đại diện, về tình hình mọi mặt của nước hoặc tổ chức quốc tế và quan hệ của họ đối với Việt Nam.
2- Thông qua Bộ Ngoại giao, tiếp nhận và chỉ đạo thực hiện các yêu cầu công tác của Thủ trưởng cơ quan Nhà nước cấp Trung ương, tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương và của các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội cấp Trung ương. Báo cáo Thủ trưởng cơ quan, tổ chức đó về những vấn đề có liên quan.
Điều 22
Các Văn phòng Đại diện hoặc chi nhánh của các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội của Việt Nam được thành lập ở nước ngoài không thuộc cơ cấu tổ chức của Cơ quan Đại diện phải báo cáo công việc của mình với người đứng đầu Cơ quan Đại diện và được Cơ quan Đại diện giúp đỡ trong hoạt động, bảo hộ các quyền và lợi ích của họ.
Trong trường hợp hoạt động của Văn phòng Đại diện hoặc chi nhánh nói trên không phù hợp với đường lối, chính sách đối ngoại, gây tổn hại đến lợi ích quốc gia hoặc không phù hợp với pháp luật Việt Nam và pháp luật nước tiếp nhận thì người đứng đầu Cơ quan Đại diện có quyền quyết định tạm thời đình chỉ hoạt động của Văn phòng Đại diện hoặc chi nhánh đó, đồng thời báo cáo ngay về nước để Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cùng Thủ trưởng cơ quan hữu quan xem xét và có quyết định chính thức.
Điều 23
Công dân Việt Nam ra nước ngoài không kể vì nhiệm vụ, mục đích gì đều phải phục tùng sự lãnh đạo và chấp hành sự quản lý hành chính Nhà nước của Cơ quan Đại diện theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG IV
XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 24
Viên chức, nhân viên Cơ quan Đại diện vi phạm các quy định của Pháp lệnh và của Nghị định này, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 29 của Pháp lệnh và có thể bị đưa về trước hạn, hạ hàm, tước hàm, cách chức chức vụ ngoại giao và không được tiếp tục làm công tác đối ngoại.
Điều 25
1- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định xử lý kỷ luật đối với viên chức, nhân viên Cơ quan Đại diện theo quy định tại Khoản 5 Điều 22 của Pháp lệnh.
2- Quyết định của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao xử lý kỷ luật đối với viên chức, nhân viên Cơ quan Đại diện không thuộc biên chế Bộ Ngoại giao cần được tham khảo ý kiến của Thủ trưởng cơ quan quản lý biên chế và nhân sự đó.
Điều 26
Người đứng đầu Cơ quan Đại diện được quyền quyết định kịp thời đưa về nước những viên chức, nhân viên, công dân Việt Nam ở nước ngoài trong các trường hợp dưới đây:
1- Có hành vi làm tổn hại an ninh hoặc bí mật quốc gia của Việt Nam.
2- Có chứng cớ rõ ràng về sự đào ngũ hoặc phản bội Tổ quốc.
3- Sự tiếp tục có mặt của đương sự sẽ gây nguy hại cho Cơ quan Đại diện hoặc cộng đồng người Việt Nam.
4- Bị nước tiếp nhận hoặc nước chủ nhà tuyên bố là nhân vật không được hoan nghênh hoặc không được chấp nhận do vi phạm pháp luật nước đó.
Điều 27
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao được quyền quyết định kịp thời đưa về nước người đứng đầu Cơ quan Đại diện ngoại giao và Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực tại Liên hợp quốc trong các trường hợp sau:
1- Có hành vi nêu tại Điều 26 của Nghị định này.
2- Không chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh, chỉ thị công tác, gây hậu quả nghiêm trọng.
Điều 28
1- Những người bị xử lý kỷ luật có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
2- Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn để xử lý sai trái đối với viên chức, nhân viên Cơ quan Đại diện, viên chức, nhân viên khác và công dân Việt Nam ở nước ngoài thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, bồi thường thiệt hại vật chất hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
CHƯƠNG V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 29
Để tạo điều kiện hoàn thành nhiệm vụ, thành viên Cơ quan Đại diện được Nhà nước dành các chế độ ưu đãi sau:
a) Được bảo đảm điều kiện, phương tiện làm việc và ăn ở.
b) Tại các cửa khẩu của Việt Nam, các cơ quan Nhà nước tôn trọng tư cách đại diện của viên chức ngoại giao. Khi xuất, nhập cảnh Việt Nam, thành viên Cơ quan Đại diện và thành viên gia đình đi theo (bao gồm vợ hoặc chồng, các con chưa đến tuổi thành niên) mang hộ chiếu ngoại giao được miễn khai báo và kiểm tra hải quan đối với hành lý cá nhân.
Khi có căn cứ để khẳng định trong hành lý cá nhân đó có chứa đồ vật cấm xuất khẩu, nhập khẩu thì hành lý đó có thể bị kiểm tra theo quyết định bằng văn bản của cấp có thẩm quyền với sự có mặt của chủ hành lý đó.
Điều 30
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
Bộ trưởng Bộ ngoại giao chịu trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra thực hiện Nghị định này.
Điều 31
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và người đứng đầu Cơ quan Đại diện Việt Nam ở nước ngoài chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------
No: 183-CP
Hanoi, November 18, 1994
 
DECREE
DETAILING THE IMPLEMENTATION OF THE ORDINANCE ON THE REPRESENTATIONS OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM IN FOREIGN COUNTRIES
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government on the 30th of September 1992;
Pursuant to the Ordinance on the Representations of the Socialist Republic of Vietnam in Foreign Countries issued on the 2nd of December 1993;
At the proposal of the Minister for Foreign Affairs,
DECREES:
Chapter I
ORGANIZATION AND APPARATUS OF THE REPRESENTATION OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM IN FOREIGN COUNTRIES
Article 1.-
1/ The representations of the Socialist Republic of Vietnam in foreign countries (representations for short) include: the diplomatic representations, the permanent missions at international, inter-governmental organizations, and the consulates.
2/ In a number of necessary cases, the representations may have another calling by mutual agreement between Vietnam and the host country with a view to discharging part or the whole of the mission and powers defined at Article 7 of the Ordinance on the Representations of the Socialist Republic of Vietnam in Foreign Countries (Ordinance for short).
The Prime Minister shall decide on the operating regulation of the representations stipulated at Item 2 of this Article at the proposal of the Minister for Foreign Affairs.
3/ Except for the representations stipulated at Items 1 and 2 of this Article, no other agency has the qualification and authority to carry out the functions and tasks of a State management office in a foreign country.
Article 2.-
1/ Basing himself on the need of external activities and the prospects for the development of relations between Vietnam and each country or international organization, the Minister for Foreign Affairs shall propose to the Prime Minister the establishment or suspension of a representation of Vietnam in a foreign country.
2/ The Minister for Foreign Affairs is to undertake the necessary diplomatic procedures to carry out the decision of the Prime Minister stated at Item 1 of this Article.
Article 3.-
1/ Basing himself on the decision of the Prime Minister on the establishment of a Vietnamese representation in a foreign country, the Minister for Foreign Affairs shall discuss with the Minister-Head of the Government Commission on Organization and Personnel, and consult the Heads of the concerned agencies, then submit to the Prime Minister for consideration and decision, on the organization, apparatus and personnel of the representation. The decision shall clearly specify the title and norms of each working department of the representation, and the size of the staff of each ministry, ministerial-level agency or agency attached to the Government which needs to assign specialized personnel to assume different areas of work at the representation.
2/ In case of an urgent need of external relations, the Minister for Foreign Affairs may adjust the number of staffs between different representations in the framework of the overall staff approved for the Ministry for Foreign Affairs by the Prime Minister. With regard to the staffs of other ministries and ministerial-level agencies in the representation, the Minister for Foreign Affairs may also adjust them after consulting with the Ministers and heads of the concerned agencies.
3/ The stipulations at Item 1 of this Article shall apply also to the adjustments and supplements to the staffs of the representations already established abroad.
Article 4.-
1/ Basing himself on the extent and importance of each area of the relations between Vietnam and the host country or international organization, the Minister for Foreign Affairs shall decide the sending of the officials and the diplomatic ranks of the government officials of different departments in the representation as stipulated at Article 10 and Article 17 of the Ordinance.
2/ When necessary, the Head of the representation may adjust the division of work among the officials and staff members in different departments of the representation, to make it conform with the need of the work in each period, but this should not affect the professional work of the departments. The concerned officials and staff members must abide by the assignment of work by the Head of the representation.
Article 5.-
1/ Criteria for officials of the representation:
a/ He/she must be a Vietnamese citizen residing in Vietnam without foreign spouses or parents;
b/ He/she must be a State employee of Vietnam;
c/ He/she must be loyal to the Fatherland and the national interests;
d/ He/she must have the theoretical level from the primary course upward, have a firm political stand and good moral qualities;
e/ He/she must firmly grasp and can apply correctly the State s external line and policies as well as the guidelines of the work in the domain of his/her responsibility;
f/ He/she must have the university degree and the necessary professional knowledge and command of foreign languages in order to perform the assigned tasks.
2/ Criteria for staff members of the representation:
They must be loyal to the Fatherland, have a good political stand, good moral qualities and a professional level corresponding with the assigned tasks.
Article 6.- When necessary, the Head of the representation may recruit Vietnamese who have settled in the host country and foreigners as staff members of the representation with in the approved size of the personnel.
Article 7.-
1/ The term of office of an official or staff member of a representation is three years.
2/ In special cases and at the proposals of the Head of the representation and the Head of the personnel management office (with regard to those officials and employees outside the payrolls of the Ministry for Foreign Affairs), the Minister for Foreign Affairs may consider and decide the extension of the term of office of an official or employee of the representation. The extension must not exceed 18 months.
Article 8.-
1/ The appointment of the Ambassador Extraordinary and Plenipotentiary, the Consul Extraordinary and Plenipotentiary and the Head of the Permanent Mission at the United Nations is effected as follows:
a/ The Minister for Foreign Affairs suggests the nomination to the Prime Minister on the basis of the criteria stipulated at Article 5 of this Decree after consulting the concerned agencies.
b/ The Prime Minister considers the nomination and submits it to the President of Republic for decision.
The Ministry for Foreign Affairs shall undertake the necessary diplomatic procedures with the host country or the General Secretary of the United Nations, after the nomination is approved by the President of the Republic.
2/ In case the Head of the diplomatic representation in a country is also assigned to head the diplomatic representation in another country or to head the permanent mission at an international organization, the Ministry for Foreign Affairs shall have to carry out the necessary diplomatic procedures.
3/ At the proposal of the Minister for Foreign Affairs, the Prime Minister shall propose to the President of the Republic the recall of an ambassador extraordinary and plenipotentiary, a consul extraordinary and plenipotentiary or the Head of the Permanent Mission at the United Nations.
The Ministry for Foreign Affairs shall undertake the necessary diplomatic procedures with the host country or the General Secretary of the United Nations after the President of the Republic has approved the recall.
Article 9.-
1/ In case the appointment of the Head of the diplomatic representation or the Head of the permanent mission at an international organization does not come under the stipulations of Item 1 of Article 8 of this Decree, the Minister for Foreign Affairs shall base himself on the criteria stipulated at Article 5 of this Decree to decide on each concrete case and shall perform the necessary diplomatic procedures with the host country or the Head of the international organization.
2/ In case the Minister for Foreign Affairs decides to recall the persons mentioned at Item 1 of this Article, the Ministry for Foreign Affairs shall perform the necessary diplomatic procedures with the host country or the Head of the international organization.
Article 10.- The Charge d Affaires and interim in a country with the posting of an ambassador extraordinary the plenipotentiary shall be presented to the host country by the Ambassador Extraordinary and Plenipotentiary or the Ministry for Foreign Affairs.
The Acting Head of the permanent mission at an international organization shall be presented by the Head of the Permanent Mission or the Ministry for Foreign Affairs to the Head of the international organization.
Article 11.- The Minister for Foreign Affairs shall appoint, recall or assign officials and personnel of a representation except the Ambassador Extraordinary and Plenipotentiary, the Consul Extraordinary and Plenipotentiary and the Head of the Permanent Mission at the United Nations.
The recall of the officials and personnel of the representation shall be effected in the following cases:
a/ Conclusion of office term:
b/ Incapable of accomplishing his/her mission;
c/ Physically unfit, or for special reasons;
d/ The host country refuses to accept him/her or declares them persona non grate.
Article 12.-
1/ The appointment or assignment of officials and personnel outside the payrolls of the Ministry for Foreign Affairs to a representation, shall be effected as follows:
- Basing themselves on the size of the personnel already approved by the Prime Minister and the criteria defined in Article 5 of this Decree, the ministry, the ministerial-level agency or the agency attached to the Government, is responsible for selecting and appointing the officials or personnel to the Ministry for Foreign Affairs.
- Basing himself on the need of the work and the proposal of the Head of the concerned agency, the Minister for Foreign Affairs shall decide the sending of officials and the diplomatic status or the assignment of personnel to the representation.
2/ The recall or assignment of the officials and personnel outside the payrolls of the Ministry for Foreign Affairs shall be made in consultation with the Head of the controlling agency of this official or personnel.
Article 13.-
1/ The hierarchy of the diplomatic officials in the representation is arranged according to the stipulations in Article 11 of the Ordinance and Article 13 of this Decree.
2/ The second-in-command in the representation must be a diplomatic official on the payrolls of the Ministry for Foreign Affairs.
3/ The specialized counselor and the military attaché at the representation are ranked after the second-in-command and the political counselor.
4/ The diplomatic official in charge of external political relations is graded above other officials with the same diplomatic rank. The remaining diplomats with the same rank shall be graded according to the order of time of their assignments at the representation.
Article 14.-
1/ The expenditures of the representation comprises the expenditures on maintaining the activities of the representation and the expenditures on the cost of living of its staff in accordance with the current expenditure regime of the State.
2/ The Head of the representation, basing himself on the activities of its departments, shall draw up the annual plan for budgetary revenues and expenditures and submit it to the Minister for Foreign Affairs. He shall also manage the use of the expenditures and property of the representation in accordance with the regime and policy of the State, and shall draw up monthly balances of accounts and send them to the Minister for Foreign Affairs.
3/ The Minister for Foreign Affairs shall have to examine and draw up the annual revenue-expenditure plan, approve the annual financial statements of the representations and send them to the Ministry of Finance according to the current regulations.
Chapter II
TASKS AND POWERS OF THE REPRESENTATION AND THE HEAD OF THE REPRESENTATION
Article 15.- Tasks and powers of the representation:
1/ To protect the interests of the State, of the economic and social organizations and citizens of Vietnam in the host country, on the basis of Vietnam law, the law of the host country and in conformity with international law and practice.
2/ To suggest to the concerned agencies in Vietnam about policies and measures, and the negotiations and signing of international treaties with the host country in order to protect the interests of the Vietnamese State, organizations and citizens in that country.
3/ To receive the proposals and information from Vietnamese economic and social organizations and citizens asking the Vietnamese representation in the host country to protect their legitimate rights and interests whenever they are violated.
4/ To organize the study of the situation in all fields of the host country, the possibilities and extent for development of the relations between Vietnam and the host country or the host international organization, and report them to the Ministry for Foreign Affairs and other concerned agencies at home.
5/ To suggest to the Ministry for Foreign Affairs and the concerned agencies in Vietnam about the policies and measures aimed at developing the relations of friendship and promoting the cooperation in the domains of economy, trade, culture, science, technology, investment, tourism and others in conformity with the capabilities and policies of both sides; to win the maximum international support and aid for the cause of national construction and defense.
6/ To create all favorable conditions for and to support the Vietnamese agencies and organizations and Vietnamese abroad in their relations with the concerned agencies and organizations in the host country or international organization, in conformity with Vietnam law and the law of the host country.
7/ To request the concerned agencies at home to supply information, printed matters and documents to introduce the Vietnamese land and people and Vietnam�s policies and lines in various domains, so that the representation may have the conditions to carry out well its information and cultural activities in the host country with a view to enhancing its understanding and its friendly cooperation with Vietnam.
8/ The diplomatic representation and the consulate office have the responsibility to protect the lawful rights and legitimate interests of Vietnamese citizens and Vietnamese residents in the host country, on the basis of the la w of the host country and international practice and in conformity with Vietnamese law; to report to the concerned agencies at home about the situation and activities in the mobilization of the Vietnamese community in the host country; to suggest appropriate policies aimed at helping them preserve their feelings and relations of attachment to the homeland and make contributions to the cause of national construction and to the development of friendly relations with the people and government of the host country.
Article 16.- Tasks and powers of the Head of the representation:
1/ To organize the implementation of the decisions and instructions of the President of the Republic, the Prime Minister and the Minister for Foreign Affairs on external activities.
To provide services for the high-level Vietnamese delegations on official friendly visits, working visits or to attend conferences and seminars held by the host country or international organizations.
To manage, direct and organize the implementation, or to co-sponsor the management, guidance and organization of the implementation of other external activities in the capacity of the Vietnamese State in the host country or international organization.
2/ To manage and direct the officials and personnel of the representation and create all favorable conditions for them to accomplish their duties, to fully implement the State policy with regard to these officials and personnel.
3/ To guide and assist the Vietnamese agencies and organizations outside the organizational structure of the representation as well as Vietnamese citizens in the host country in their implementation of the external policy of the Vietnamese State with regard to the host country.
Article 17.- Besides the obligations stipulated at Article 9 and Article 16 of the Ordinance, the officials and personnel of the representation also have the obligations:
1/ To strictly abide by the regulations on the preservation of national secrets;
2/ To preserve and enhance internal solidarity;
3/ To preserve the representative dignity of the Vietnamese State and nation.
Chapter III
STATE MANAGEMENT OF THE ACTIVITIES OF THE VIETNAM�S REPRESENTATIONS IN FOREIGN COUNTRIES
Article 18.-
1/ The Government exercises unified State management of the representations, decides to establish or suspend them, decides on their organization and staffs, defines their functions and tasks, and directs and manages the whole of their activities.
2/ The Ministry for Foreign Affairs has the duty:
- To exercise the function of State management toward the representations:
- To prepare the draft laws and ordinances and other legal documents on the representations:
- To submit to the Prime Minister the plan for the establishment, the operating statute and the staff of the representation as stipulated at Articles 1, 2 and 3 of this Decree:
- To appoint, assign and arrange the personnel of the representation as stipulated at Articles 4, 11, 12 and 13 of this Decree:
- To direct, inspect and guide the activities of the representation aimed at ensuring strict abidance to the external line and policies of the State, and the function and tasks of the representation and its officials and personnel:
- To issue the necessary documents to guide and control the implementation of the legal documents of the State on the representations;
- To regulate and coordinate the activities of various agencies at home in their working relations with the representation aimed at ensuring the unified management of the Government in the external activities abroad;
- To direct the management of the properties, financial revenues and expenditures of the representation as stipulated at Article 14 of this Decree and other current regulations of the State:
- To issue commendations and rewards and to handle violations under the purview of its responsibilities and powers.
Article 19.- The heads of the agencies and economic and social organizations at the Center and the presidents of the People's Committees in provinces and cities directly under the Central Government have the responsibility to inform, through the Ministry for Foreign Affairs, the representations about questions concerning the relations of cooperation among the agencies, organizations and localities with the agencies and organizations of the host countries or international organizations, and cooperate with the representation in directing the external activities of the agencies, organizations and localities in foreign countries.
Article 20.-
1/ The Minister and heads of ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government having their employees working at the representations, shall have to supply information and closely collaborate with the Ministry for Foreign Affairs in providing professional guidance in the areas of work under the management by their ministries or agencies.
2/ In urgent cases, when the need arises to handle an affair pertaining to the control of a specialized agency at home differs with that of the Head of the representation abroad, and pending the reconciliation of the two opinions, the affair shall be decided by the Head of the representation who shall take responsibility and report the decision immediately to the Minister for Foreign Affairs and the Head of the specialized agency at home. All the officials and personnel stipulated at Item 1 of this Article shall have to implement the decision of the Head of the representation.
Article 21.- The Head of the representation has the responsibility:
1/ To receive and carry out all orders, decisions and instructions of the President of the Republic, the Prime Minister and the Minister for Foreign Affairs.
To report in time to the President of the Republic, the Prime Minister and the Minister for Foreign Affairs when questions arise concerning security and national defense, and the undertaking and policies of a strategic significance of the host country or the international organization bearing on or affecting Vietnam.
To regularly report to the Minister for Foreign Affairs on the activities of the representation, on the situation in all fields of the host country or international organization and their relations with Vietnam.
2/ Through the Ministry for Foreign Affairs, to receive and direct the implementation of the work requirements of the Heads of the State agencies at the Center, of the provinces and cities directly under the Central Government and of the economic and social organizations at the Center, and to report to the Heads of these agencies and organizations about relevant matters.
Article 22.- The representative offices or branches of Vietnamese economic and social organizations established in foreign countries and not belonging to the organizational structure of the representation, shall have to report their work to the Head of the representation in their activities and its protection for their rights and interests.
In case the activities of the said representative office or branch do not conform with the external line and policy and cause damage to the national interests, or do not conform with Vietnamese law and the law of the host country, the Head of the representation may order the temporary suspension of the activities of this representative office or branch. At the same time he shall immediately report to the country so that the Minister for Foreign Affairs together with the Head of the concerned agency may consider and take an official decision.
Article 23.- Vietnamese citizens who go abroad for whatever mission or purpose, have to obey the leadership and administrative State management by the representation as prescribed by law.
Chapter IV
HANDLING OF VIOLATIONS
Article 24.- Any official or personnel of a representation who violates the regulations stipulated in the Ordinance and this Decree shall, depending on the extent of their offences, be sanctioned as stipulated in Article 29 of the Ordinance. They may have to return to the country before term, be demoted, stripped of their ranks or their diplomatic status and barred from further external relations work.
Article 25.-
1/ The Minister for Foreign Affairs shall decide the form of discipline regarding the officials and personnel of the representation as stipulated at Item 5, Article 22 of the Ordinance.
2/ The Minister for Foreign Affairs shall have to consult the Head of the controlling agency, when the discipline applies to an official or personnel outside the payrolls of the Ministry for Foreign Affairs.
Article 26.- The Head of the representation is authorized to repatriate urgently Vietnamese officials, personnel and other citizens in the following cases:
1/ They have taken acts damaging to the security or national secrets of Vietnam;
2/ They have exhibited clear evidences of desertion or betrayal to the Motherland;
3/ Their continued presence shall endanger the representation or the Vietnamese community.
4/ They are declared persona non grate by the host country or the latter refuses to accept them for their violations of the law of the host country.
Article 27.- The Minister for Foreign Affairs is authorized to repatriate urgently the Head of the diplomatic representation and the Head of the Permanent Mission at the United Nations in the following cases:
1/ They have taken actions stipulated at Article 26 of this Decree.
2/ They have not scrupulously carried out the orders and instructions for work and caused serious consequences.
Article 28.-
1/ The disciplined persons may file their protests as stipulated by law.
2/ Any person who misuses their position or powers to wrongly discipline an official or personnel of the representation, or other Vietnamese officials, staff members and citizens in a foreign country, shall, depending on the extent of their offenses, be subjected to discipline, have to pay compensations for the material damage or investigated for penal liability.
Chapter V
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 29.- To create conditions for them to accomplish their tasks, the members of the representation enjoy the following preferential treatments from the State:
a/ They are assured of the conditions and means for their work, food and accommodation.
b/ At the border gates of Vietnam, the State agencies shall respect the status of the diplomatic officials. When entering or leaving Vietnam, the members of the representation and their accompanying family members (including wife or husband and under-age children) who carry diplomatic passports, shall be exempted from customs declarations and checks of their personal luggage.
When there are grounds to affirm that their personal luggage contains objects banned from export or import, this luggage may be inspected by written decision of the authorized level in the presence of the owner of the luggage.
Article 30.-This Decree takes effect as from the date of its signing. All the previous regulations which are contrary to this Decree are now annulled.
The Minister for Foreign Affairs shall guide, monitor and inspect the implementation of this Decree.
Article 31.- The Ministers, the heads of ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the People s Committees in provinces and cities directly under the Central Government and heads of the Vietnamese representations in foreign countries have to implement this Decree.
 

 
FOR THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Vo Van Kiet
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản tiếng việt
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 183-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất