Quyết định 33/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2001-2010 (điều chỉnh)
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 33/2003/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 33/2003/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 04/03/2003 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác, Hành chính |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 33/2003/QĐ-TTg
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 33/2003/QĐ-TTG
NGÀY 04 THÁNG 3 NĂM 2003 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH
TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ- Xà HỘI TỈNH ĐỒNG NAI
THỜI KỲ 2001-2010 (ĐIỀU CHỈNH)
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai tại Tờ trình số 3196/TT.UBT ngày 05 tháng 8 năm 2002 và số 5720/TT.UBT ngày 27 tháng 12 năm 2002; đề nghị của Bộ trưởng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 613 BKH/VPTĐ ngày 28 tháng 01 năm 2003,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2001-2010 (điều chỉnh) với những nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu:
- Phấn đấu nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân (thời kỳ 2001 - 2010) đạt từ 11-12%/năm. Nâng mức thu nhập bình quân gần 400 USD/người năm 2000 đến năm 2010 đạt khoảng 1.100 - 1300USD/người năm (gấp 2,5 - 2,7 lần so với năm 2000).
- Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế để đến năm 2010, hình thành cơ cấu kinh tế Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp với tỷ lệ tương ứng trong GDP là 56% - 33% - 11%, (tỷ trọng nông nghiệp trong GDP năm 1990 là 50%, năm 2000 là 23% và đến năm 2010 dự kiến còn 11%). Tỷ lệ đô thị hoá được nâng cao từ 26% năm 1990 lên 31% năm 2000 và dự kiến đạt 45 - 50% vào năm 2010.
- Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 20%/năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu từ mức 3 tỷ USD năm 2000 tăng lên 12-13 tỷ USD vào năm 2010 .
- Bảo đảm phát triển bền vững, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, bảo vệ môi trường. Đến năm 2010, hoàn thành phổ cập trung học phổ thông, thu hút 100% trẻ đến tuổi vào lớp 1; nâng tỷ lệ số hộ sử dụng nưước sạch và sử dụng điện đạt trên 95% so với số hộ toàn Tỉnh.
2.Những quan điểm phát triển cơ bản:
- Phát huy đồng bộ sức mạnh tổng hợp của Tỉnh, của Trung ương, của cả nước và của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Khai thác nội lực, các thế mạnh của Tỉnh là nhân tố quyết định; nguồn lực bên ngoài là quan trọng.
- Phát triển kinh tế- xã hội của Tỉnh phải được thực hiện trong mối quan hệ hữu cơ với sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gắn kết với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận để tạo ra sự phân công hợp tác chặt chẽ trong một cơ cấu thống nhất.
- Kết hợp hài hoà các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng; phát triển lực lượng sản xuất gắn liền với xây dựng, củng cố quan hệ sản xuất, kết hợp giải quyết các vấn đề cấp bách trước mắt với thực hiện các mục tiêu cơ bản lâu dài. Xác định đúng trọng tâm các khâu, các ngành kinh tế có tính chất đột phá; xác định đúng các ngành ưu tiên phát triển trong từng giai đoạn và có những giải pháp đồng bộ, hiệu quả.
3. Định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực chủ yếu:
a) Công nghiệp, xây dựng:
- Tiếp tục phát triển công nghiệp và xây dựng với tốc độ cao, mức tăng trưởng công nghiệp bình quân thời kỳ 2001 - 2005 là 15,7%/năm về giá trị sản xuất và 13,5%/năm về giá trị gia tăng; thời kỳ 2006 - 2010 là 15%/năm về giá trị sản xuất và 13%/năm về giá trị gia tăng.
- ưƯu tiên phát triển công nghiệp sử dụng nguyên liệu tại chỗ, công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Ngoài các ngành, sản phẩm hiện có đang sản xuất kinh doanh có hiệu quả, cần chú trọng phát triển công nghiệp kỹ thuật cao, gắn kết với sự phát triển của các ngành công nghiệp trong vùng nhưư chế tạo máy, sản xuất hóa chất, công nghệ phần mềm, cơ khí, công nghiệp phục vụ nông nghiệp. Thực hiện liên kết phát triển với Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh. Từng bước nâng cao hàm lượng khoa học, công nghệ trong mỗi sản phẩm, tăng cường khả năng cạnh tranh, thích ứng với những đòi hỏi của giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.
- Điều chỉnh để hình thành 17 khu công nghiệp với quy mô thích hợp hơn với tổng diện tích là 7.686ha. Riêng giai đoạn 2001 - 2005, tập trung đầu tư xây dựng hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào các khu công nghiệp đã được Chính phủ phê duyệt quy hoạch, tạo môi trường thuận lợi để thu hút mạnh hơn các dự án đầu tư, cố gắng lấp đầy diện tích dùng để cho thuê. Đặc biệt, tập trung sức phát triển nhanh Khu công nghiệp và đô thị mới Nhơn Trạch, gắn với sự phát triển có điều chỉnh mới của thành phố Hồ Chí Minh và toàn vùng.
- Giai đoạn 2001 - 2010, phát triển bổ sung các cụm công nghiệp huyện trên địa bàn Tỉnh với tổng diện tích khoảng 620 ha. Bình quân qui mô diện tích của mỗi cụm công nghiệp là 30 ha; chủ yếu để bố trí các dự án công nghiệp nhỏ và vừa, tạo nhiều việc làm tại chỗ như: công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp sạch, công nghiệp nhẹ ít gây ô nhiễm, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
b) Ngành nông, lâm, ngưư nghiệp:
- Mức tăng trưởng toàn ngành bình quân là 3,0-3,5%/năm cho cả thời kỳ 2001 - 2010.
- Về Nông nghiệp: tập trung phát triển các vùng chuyên canh nguyên liệu nông sản, thực phẩm gắn với công nghiệp chế biến; phát triển mạnh đàn gia súc, gia cầm, khai thác nguồn lợi thủy sản khu vực sông Đồng Nai, hồ Trị An gắn với công nghiệp chế biến thực phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Đến năm 2010, ổn định diện tích các cây trồng chính: lúa từ 60.000 - 62.000 ha; cà phê 20.000 ha; cao su: 42.000 - 45.000 ha; điều 30.000 ha; cây ăn trái các loại 20.000 ha. Khai thác tốt và hiệu quả 25.000 ha mặt nước (sông Đồng Nai, hồ Trị An ) để nuôi trồng thủy sản các loại.
- Về Lâm nghiệp: trồng mới từ 5.000- 10.000 ha rừng. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ diện tích rừng tự nhiên, rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ. Nâng độ che phủ toàn Tỉnh lên 50% vào năm 2010 (trong đó: 30% diện tích rừng và 20% diện tích các cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả).
- Về Phát triển nông thôn: thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc điểm từng địa bàn, kết hợp với phát triển ngành nghề ở nông thôn, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo việc làm, tăng thu nhập, tận dụng thời gian lao động nông nhàn. Huy động các nguồn vốn (kể cả vốn nưước ngoài) để phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội ở nông thôn.
c) Thưương mại, dịch vụ và du lịch:
- Gắn sản xuất với nhu cầu của thị trường trong Tỉnh, trong vùng, cả nước và thị trường quốc tế để tạo động lực phát triển kinh tế. Đa dạng hoá các ngành dịch vụ, mở rộng thị trường tiêu dùng dịch vụ, phát triển các loại hình dịch vụ mới, cao cấp và hiện đại như tiếp thị, bảo hiểm, tài chính, tín dụng, tư vấn, chuyển giao công nghệ, .v.v. gắn sản xuất với thương mại, du lịch, dịch vụ nhằm phục vụ phát triển kinh tế và đời sống nhân dân. Góp phần nâng dần tỷ trọng của khu vực dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của Tỉnh từ 25% hiện nay lên 33% vào năm 2010.
- Về Thương mại: cần có các biện pháp cụ thể tạo điều kiện cho các hoạt động thưương mại diễn ra thuận lợi hơn nhưư tổ chức các khu thưương mại phục vụ các khu công nghiệp, phát triển mạng lưới thương xá ở đô thị và chợ nông thôn, các điểm dịch vụ cung ứng vật tư sản xuất, thu mua nông sản, thực phẩm. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển thương mại dịch vụ, thúc đẩy lưu thông hàng hóa. Thực hiện cổ phần hoá một số doanh nghiệp thương mại nhằm huy động các nguồn vốn và khả năng quản lý của các thành phần kinh tế khác. Xây dựng phong cách kinh doanh, hình thức thương mại hiện đại như thương mại điện tử, đáp ứng và hướng dẫn nhu cầu tiêu dùng cho dân cư .v.v. Phấn đấu đến năm 2010 tổng mức bán lẻ đạt khoảng 16.000 - 17.000 tỷ đồng, tăng bình quân 13%/năm cho cả thời kỳ.
- Thương mại quốc doanh chiếm tỷ trọng khoảng 10 - 11% tổng mức bán lẻ, chủ yếu là các mặt hàng và dịch vụ có tính chiến lược nhằm tham gia bình ổn giá cả, đảm bảo thực hiện các chương trình chung của Nhà nước và những sản phẩm do các doanh nghiệp quốc doanh buôn bán trực tiếp. Mở rộng khu vực thương mại dân doanh, đặc biệt là khu vực tập thể, nâng tỷ trọng của khu vực này lên 85 - 86% vào năm 2010. Khu vực thương mại dịch vụ có vốn đầu tư nước ngoài tăng bình quân 14%/năm, dự kiến đến năm 2010 tỷ trọng của khu vực này đạt khoảng 4,5 - 5% trong tổng mức bán lẻ.
- Giai đoạn 2001 - 2010, tập trung phát triển mạnh một số ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Tỉnh như may mặc, giày dép xuất khẩu, hàng thủ công mỹ nghệ, cơ điện và điện tử, các ngành dịch vụ thu ngoại tệ tại chỗ (bưu chính viễn thông, bảo hiểm, ngân hàng, du lịch, xuất khẩu lao động .v.v.). Xây dựng và phát triển trung tâm thông tin thương mại Tỉnh, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, lập Quỹ hỗ trợ xuất khẩu; thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệp ở nước ngoài. Phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu của Tỉnh đạt 7 tỷ USD vào năm 2010; trong đó giày dép xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD, sản phẩm cơ khí, điện và điện tử 1,6 tỷ USD, hàng may mặc 350 triệu USD,... Mở rộng thị phần tại các thị trường Bắc Mỹ, Tây Âu, Đông á và một số thị trường mới khác.
- Về Du lịch: huy động vốn đầu tưư từ nhiều nguồn để khai thác các tuyến, điểm du lịch theo quy hoạch được duyệt và gắn với du lịch cả vùng. Trưước mắt, tập trung khai thác khu du lịch Bửu Long, du lịch trên sông Đồng Nai, du lịch miệt vườn (làng bưưởi Tân Triều - huyện Vĩnh Cửu), khu Thác Mai, hồ nước nóng, đảo ó Đồng Trưường, du lịch về nguồn (chiến khu Đ, rừng Sác, vườn Quốc gia Cát Tiên)...
d) Hệ thống kết cấu hạ tầng:
- Phát triển mạnh và đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh, gắn kết với hệ thống kết cấu hạ tầng chung của vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất và phục vụ đời sống, tăng tốc độ và tỷ trọng của khu vực dịch vụ và kết cấu hạ tầng đối với phát triển của Tỉnh. Mục tiêu cụ thể trong một số lĩnh vực như sau:
- Giao thông: nâng cấp đoạn Quốc lộ 20 đi Đà Lạt - Lâm Đồng và Quốc lộ 56 (Tỉnh lộ 2 cũ dài 18km) đi Bà Rịa - Vũng Tàu thành đường cấp I, II; nâng cấp đoạn 2 Tỉnh lộ 769 (Dầu Giây - Long Thành) thành Quốc lộ nối với Quốc lộ 20. Mở đường cao tốc từ thành phố Hồ Chí Minh đi qua Long Thành đến ngã 3 Dầu Giây (huyện Thống Nhất). Xây dựng mới đoạn Quốc lộ 1A tránh thành phố Biên Hòa (đoạn từ Hố Nai 3 đến cổng 11 Long Bình thuộc Quốc lộ 51). Đặc biệt, xây dựng đường và cầu vượt sông Đồng Nai (từ thành phố Hồ Chí Minh đến Nhơn Trạch) gắn với phát triển cả vùng và khu đô thị mới Nhơn Trạch; xây dựng tuyến đường qua tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Phước để mở rộng giao lưu và bảo đảm an ninh quốc phòng khu vực. Đến năm 2010, nâng cấp toàn bộ các Tỉnh lộ thành đường cấp III, bêtông nhựa 100% các đường (gồm đường 760, 761, 762, 763, 764, 765, 766, 767, 768,....) và các cầu có tải trọng trên 25 tấn; nhựa hóa 100% các tuyến đường huyện quản lý, 60 - 70% đường xã quản lý. 100% Trung tâm cụm xã có đường nhựa nối liền với hệ thống đường huyện, đường tỉnh, Quốc lộ.
- Xây dựng tuyến đường sắt từ Biên Hòa đến Bà Rịa - Vũng Tàu. Mở mới các tuyến đường nội ô thành phố Biên Hòa, thị trấn Xuân Lộc (huyện Long Khánh). Xây dựng đoạn đường sắt trên cao từ thành phố Biên Hòa đến thành phố Hồ Chí Minh.
- Hệ thống cảng: xây mới các cảng với tổng công suất là 30 triệu tấn /năm, gồm hệ thống cảng sông như cảng Đồng Nai, cảng Gò Dầu A và Gò Dầu B, cảng Phước An (sông Thị Vải), cảng Phú Hữu, các cảng chuyên dùng (COGIDO) và các cảng cạn Container.
- Xây dựng hệ thống bến xe các huyện và thành phố Biên Hòa.
- Xây dựng các cảng hàng không như sân bay Biên Hòa, chuẩn bị xây dựng sớm sân bay quốc tế Long Thành, xây dựng lại các sân bay dã chiến (có từ trước 1975) phục vụ cho sự phát triển chung của cả vùng về công nghiệp, thương mại và du lịch, đặc biệt là địa bàn các vùng miền núi.
- Bưu điện: đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt. Đến năm 2010, 100% xã có điểm bưu cục phục vụ; bình quân đạt 17 máy điện thoại/100 dân. Đầu tư hạ tầng thông tin để mở rộng ứng dụng Internet, nâng cao tốc độ đường truyền, nhất là ở các Khu công nghiệp.
- Cấp điện: đến năm 2010, sản lượng điện đạt 4,834 tỷ KWh, bình quân trên 2.000 KWh/người/năm; thỏa mãn được nhu cầu cấp điện phục vụ sản xuất, điện sinh hoạt trên địa bàn nhất là đối với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung, thực hiện được mục tiêu đề ra .
- Cấp, thoát nước: tập trung mở rộng quy mô công suất các nhà máy cấp nước Thiện Tân, Nhơn Trạch, Long Bình, Tuy Hạ, thị trấn Xuân Lộc, thành phố Biên Hoà .v.v... đáp ứng nhu cầu nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Đến năm 2010, nâng mức sử dụng nước sạch đạt 120- 150 lít/người/ngày.
- Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thải thành phố Biên Hoà, các thị trấn, các khu công nghiệp, khu dân cư tập trung, tránh gây ô nhiễm, ngập úng vào mùa mưa. Xây dựng các nhà máy xử lý rác thải ở thành phố Biên Hoà và các Huyện để đảm bảo xử lý cơ bản rác thải trên địa bàn.
- Sửa chữa, nâng cấp hoàn thiện các công trình thủy lợi hiện có. Đồng thời, xây dựng mới các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, cung cấp nước sinh hoạt cho khu vực nông thôn, đặc biệt là xây dựng các hồ dự trữ nước ở địa bàn các huyện phía Bắc của Tỉnh, xây dựng hệ thống chống xói lở sông Đồng Nai và tiếp tục thực hiện kiên cố hoá kênh mương thủy lợi phục vụ nông nghiệp.
đ) Phát triển đô thị:
- Đến năm 2010, tỷ lệ dân số đô thị chiếm 45- 50% dân số toàn tỉnh. Dự kiến điều chỉnh phát triển mạng lưới đô thị trên địa bàn Tỉnh thời kỳ 2001- 2010 như sau:
- Cải tạo một số đô thị cũ như thành phố Biên Hòa và các thị trấn Xuân Lộc, Long Thành, Gia Ray, Vĩnh An, Định Quán, Tân Phú, Trảng Bom.
- Đầu tư kết cấu hạ tầng và chuẩn bị điều kiện để nâng cấp huyện Long Khánh thành thị xã Long Khánh và điều chỉnh địa giới một số huyện cho phù hợp với yêu cầu phát triển và quản lý trên địa bàn.
- Xây dựng đô thị mới: Tập trung đầu tư để phát triển nhanh đô thị Nhơn Trạch gắn với thành phố Hồ Chí Minh và cả vùng, đồng thời phát triển các khu đô thị mới khác như Tam Phước, Gò Dầu- Phước Thái, Thạnh Phú, Dầu Giây, La Ngà, Phương Lâm.
Dự kiến diện tích các đô thị trên địa bàn đến năm 2010 chiếm 15.000- 16.000 ha, dân số khoảng từ 1,1- 1,2 triệu ngưười.
e) Phát triển nguồn nhân lực:
- Tăng cường phát triển chất lượng nguồn nhân lực và đội ngũ người lao động có tay nghề cao. Chú trọng việc đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động tại chỗ và lao động mới di chuyển đến địa bàn Tỉnh. Đa dạng hoá các hình thức đào tạo liên thông giữa các trường và các trung tâm đào tạo. Gắn đào tạo với các cơ sở sản xuất, hình thành các Trung tâm đào tạo kỹ thuật viên bậc cao cho các khu công nghiệp, các ngành mũi nhọn có yêu cầu trình độ cao. Coi trọng đào tạo kỹ năng quản lý cho đội ngũ lãnh đạo và quản lý các cấp thích ứng với quá trình cải cách hành chính, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, có chính sách đãi ngộ hợp lý.
- Phát triển nguồn nhân lực bằng cách nâng cao chất lượng giáo dục các cấp, chất lượng đội ngũ giáo viên, kiện toàn cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ dạy và học. Xây dựng trường công nhân kỹ thuật tại Long Thành - Nhơn Trạch với ngành nghề đào tạo gồm điện, điện tử, hoá chất, chế biến thực phẩm, dệt, may công nghiệp, quy mô đào tạo 500- 1000 học sinh/năm. Xây dựng các Trung tâm và Trường dạy nghề của các huyệnư Tân Phú- Định Quán, Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Xuân Lộc- Long Khánh.
g) Thực hiện tốt việc phối hợp với các địa phưương trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ngay từ khâu quy hoạch và trong quá trình chỉ đạo tổ chức thực hiện; đặc biệt, là phát triển các dự án đầu tư hạ tầng có tính liên vùng như các tuyến đường sắt, đường bộ, các công trình cấp điện, cấp nước, các dự án xử lý môi trường, bảo vệ nguồn nước sông Đồng Nai...
h) Về phát triển văn hóa - xã hội và bảo vệ môi trường:
- Đến năm 2010, hoàn thành phổ cập trung học phổ thông. Thu hút 100% trẻ đến tuổi vào lớp 1; 100% số xã có bác sĩ thường xuyên khám và điều trị bệnh; giảm 50% các loại bệnh lây, truyền nhiễm; các xã, phưường có Trung tâm văn hoá, thể thao; 100% gia đình nông thôn đưược hưởng thụ văn hoá. Trên 95% hộ toàn Tỉnh sử dụng nưước sạch. Cơ bản không còn hộ nghèo. Trên 95% hộ toàn tỉnh sử dụng điện. Phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống dưới 7%. Củng cố mạng lưới y tế cơ sở phường, xã phục vụ khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, phòng chống các bệnh xã hội, ngăn chặn lây lan của đại dịch HIV/AIDS. Xây dựng bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh Đồng Nai với qui mô 700 giường, trang thiết bị y tế hiện đại, xây dựng mạng lưới y tế huyện, xã đạt tiêu chuẩn quốc gia. Đa dạng hoá các hình thức tham gia dịch vụ y tế từ các tổ chức xã hội và khu vực tưư nhân. Thực hiện rộng rãi bảo hiểm y tế trong nhân dân.
- Đầu tư nâng cấp đồng bộ hệ thống truyền hình và truyền thanh, phủ sóng 100% các phường, xã trên địa bàn.
- Tập trung giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, tạo việc làm, thực hiện tốt các chính sách xã hội.
- Xây dựng các thiết chế hoạt động của ngành văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao. Giai đoạn 2001 - 2005, xây dựng hoàn chỉnh các Trung tâm văn hóa tỉnh, huyện, các Trung tâm văn hóa, thể thao cơ sở phưường, xã.
- Phát triển các phong trào thể dục, thể thao quần chúng; chú trọng đào tạo tài năng trẻ.
- Nâng mức xử lý rác thải, nước thải từ 30% năm 2000 lên 100% vào năm 2005. Đến năm 2010, từ 95 - 100% hộ dân sử dụng nước sách, thu gom và xử lý 100% các loại rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, chất thải y tế...Giáo dục, nâng cao nhận thức để nhân dân tích cực tham gia bảo vệ môi trường.
4. Các giải pháp thực hiện:
a. Về vốn:
- Tập trung huy động vốn đầu tư cả trong nước và nước ngoài để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triển khoảng 8 - 10 tỷ USD cho cả thời kỳ 2001- 2010; trong đó: huy động vốn đầu tư nước ngoài khoảng 6 tỷ USD.
- Hướng chủ yếu là tạo môi trưường chính sách khuyến khích tăng tích luỹ nội bộ nền kinh tế, nâng cao tích luỹ hộ gia đình và khả năng huy động vào đầu tưư phát triển; đồng thời tăng cưường các biện pháp nhằm thu hút mạnh hơn nữa nguồn vốn đầu tưư nưước ngoài bằng việc tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật đang hoàn thiện của cả nước, cải tiến thủ tục hành chính, điều chỉnh giá cho thuê đất hợp lý, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, chú trọng đào tạo nguồn lao động có kỹ thuật, hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp, mở rộng các hình thức gọi vốn đầu tưư nước ngoài; tăng cường quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tưư .
b. Về cơ cấu ngành:
- Tạo lập chính sách phát triển các ngành kinh tế chủ đạo của Tỉnh, đặc biệt là các ngành công nghiệp công nghệ cao và các loại hình dịch vụ, góp phần nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, gắn với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Tạo cơ sở cho sự phát triển với tốc độ cao và chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa.
c. Về các điều kiện hạ tầng, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định:
- Từng bước hoàn thiện và nâng cao hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, đồng thời tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội cho giáo dục- đào tạo, y tế, các dịch vụ ngân hàng tín dụng, tưư vấn khoa học công nghệ.v.v.
d. Về tạo sự gắn kết giữa phát triển kinh tế với thương mại:
Trong những năm tới, Tỉnh cần tập trung củng cố và mở rộng thị trường trong nước, tạo chỗ đứng vững chắc cho các sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp. Đồng thời, mở rộng thị trưường xuất khẩu khu vực Châu á, Châu âu, Châu Mỹ, Châu Phi, đặc biệt là thị trưường các nưước EU, Hoa Kỳ. Khuyến khích các doanh nghiệp tìm kiếm khả năng tăng cường năng lực cạnh tranh, tham gia hoặc mở rộng xuất khẩu. Thành lập và điều hành tốt các quỹ hỗ trợ xuất khẩu. Tăng cường công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thưương mại.
đ. Về thực hiện các chính sách phát triển khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực:
Giai đoạn 2001 - 2010, cần đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ hiện đại trong sản xuất công nghiệp, ứng dụng các vật liệu mới, công nghệ điện tử, tin học; ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp; tăng cưường quản lý chất lượng để nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trưường trong nước và quốc tế; tạo lập những lợi thế so sánh mới, từng bước hình thành các ngành công nghiệp mới với công nghệ tiên tiến, hiện đại. Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn mới.
e. Về gắn kết với sự phát triển cả vùng:
Đẩy mạnh các hoạt động liên kết trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Đông Nam Bộ; đặc biệt liên kết, hợp tác phát triển toàn diện các mặt kinh tế - xã hội với thành phố Hồ Chí Minh thông qua các cơ chế, chính sách và các liên hệ kinh tế.
g. Về tổ chức và chỉ đạo, quốc phòng và an ninh:
Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, nâng cao năng lực chỉ đạo, tăng cường công tác quốc phòng an ninh, bảo vệ môi trưường tạo điều kiện cho nền kinh tế - xã hội phát triển ổn định và bền vững.
Điều 2. Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai có nhiệm vụ:
1. Căn cứ Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của Thủ tướng Chính phủ, nghiên cứu cụ thể hoá các mục tiêu và triển khai thực hiện bằng các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, các dự án đầu tư, xây dựng các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn để tổ chức quản lý và điều hành đạt hiệu quả. Trong quá trình thực hiện quy hoạch phải thường xuyên cập nhật tình hình và có những điều chỉnh kịp thời khi cần thiết.
2. Chủ động phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ nghiên cứu và kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ ban hành các cơ chế chính sách phù hợp với điều kiện của Tỉnh nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ, mở rộng thị trường chủ động hội nhập quốc tế, bảo vệ an ninh quốc phòng...., sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội đã nêu tại Điều 1.
3. Đẩy mạnh đổi mới tổ chức, quản lý và cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước, phát huy mạnh mẽ tiềm năng, thế mạnh của Tỉnh.
4. Chỉ đạo đầu tư tập trung, có trọng điểm để nhanh chóng mang lại hiệu quả thiết thực, ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tạo động lực phát triển các ngành và các lĩnh vực.
5. Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý các cấp cùng với việc đổi mới công tác sắp xếp cán bộ chủ chốt, xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp chế, chính sách, cụ thể hoá việc phân công phân cấp, chấn chỉnh kỷ cương kỷ luật hành chính, đề cao trách nhiệm của cá nhân, tổ chức bộ máy quản lý.
Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm chủ động phối hợp với UBND tỉnh Đồng Nai cụ thể hoá Quy hoạch ngành đã được phê duyệt bằng các chương trình và các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh để tạo điều kiện cho tỉnh đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 5. Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 33/2003/QD-TTg | Hanoi, March 4, 2003 |
DECISION
APPROVING THE OVERALL PLANNING ON SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT IN DONG NAI PROVINCE FOR THE 2001-2010 PERIOD (ADJUSTED)
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
At the proposal of the president of the People's Committee of Dong Nai province in Reports No.3196/TT.UBT of August 5, 2002 and No.5720/TT-UBT of December 27, 2002, and the proposal of the Minister of Planning and Investment in Official Dispatch No.613/BKH/VPTD of January 28, 2003,
DECIDES:
Article 1.- To approve the overall planning on socio-economic development in Dong Nai province for the 2001-2010 period (adjusted) with the following major contents:
1. Objectives:
- To strive to reach the average economic growth rate (for the 2001-2010 period) of 11–12%/year. To raise the average income from nearly USD 400/person/year in 2000 to about USD 1,100- 1,300/person/year in 2010 (up by 2.5- 2.7 times over 2000).
- To vigorously restructure the economy so that the industry-service-agriculture economic structure will be formulated by 2010 with the corresponding proportions of 56%- 33%- 11% in the GDP (the agricultural proportion was 50% in 1990, 23% in 2000 and estimated 11% in 2010). The urbanization rate has risen from 26% in 1990, 31% in 2000 and estimated 45-50% in 2010.
- To increase the export turnover by 20%/year on average; the total export-import turnover to USD 12-13 billion by 2010 from USD 3 billion in 2000.
- To ensure sustainable development with harmony between economic growth and social development as well as environmental protection. By 2010, to complete the universalization of senior secondary education and to attract 100% of eligible first graders to schools; to raise the rate of households using clean water and electricity to over 95% of the total number of households in the province.
2. The fundamental development viewpoints:
- To synchronously bring into full play the integrated strength of the province, the central government, the whole country and the southern key economic region; of various economic sectors inside and outside the country. To fully tap the internal resources and strengths of the province, considering them the decisive factor and the outside resources the important ones.
- The province's socio-economic development must be realized in its organic relationship with the socio-economic development of the whole country and of the southern key economic region, in its association with Ho Chi Minh City and nearby provinces in order to create a close cooperation within a unified structure.
- To harmoniously combine the political, economic, cultural, social, security and defense domains; to develop productive forces in association with the building and consolidation of the relations of production, combining the settlement of immediate urgent matters with the attainment of long-term basic objectives. To correctly determine processes and economic branches of breakthrough nature; to correctly identify branches with development priority in each period and work out synchronous and efficient solutions.
3. Orientations for development of key branches and fields:
a) Industry, construction:
- To continue developing industry and construction at high rates; to achieve the average industrial growth rate of 15.7%/year in production value and 13.5% in added value for the 2001-2005 period; 15%/year in production value and 13%/year in added value for the 2006-2010 period.
- To prioritize the development of industries which consume on-spot raw materials, farm produce- and foodstuff- processing industry, building material-manufacturing industry. In addition to existing branches and products with production and/or business efficiency, importance should be attached to developing hi-tech industries in association with the development of regional industries such as machine-tooling, chemical production, software technology, engineering, industries in service of agriculture. To align with Ho Chi Minh City hi-tech park for development. To step by step increase the scientific and technological contents in each product, to raise competitiveness, the adaptability with the requirements of the period of international economic integration.
- To make adjustment so as to formulate 17 industrial parks with appropriate sizes with the total acreage of 7,686 ha. Particularly for the 2001-2005 period, to concentrate investment in the complete construction of technical infrastructures inside and outside the industrial parks already approved by the Government in term of their planning, creating favorable environment to further attract investment projects and trying to fill up the whole land areas for lease. Particularly, to concentrate efforts on quickly developing the industrial park and new urban center of Nhon Trach in association with the newly adjusted development of Ho Chi Minh City and the whole region.
- For the 2001-2010 period, to additionally develop district industrial clusters in the provinces with the total area of 620 ha and an average land area of 30 ha for each industrial cluster, mainly to arrange small- or medium-sized industrial projects and create more jobs for locals, such as the farm produce- and foodstuff-processing industry, cottage industry and handicraft, friendly industries, less-polluting light industry, building-material manufacturing industry.
b) Agriculture, forestry and fishery sector:
- The average growth rate for the whole sector shall be 3.0- 3.5%/year for the entire 2001-2010 period.
- Regarding agriculture: To concentrate on developing zones specialized in cultivation of farm produce and foodstuff raw materials in association with the processing industry; to strongly develop the cattle herd, poultry flocks, to exploit aquatic resources in Dong Nai river areas, Tri An reservoir in association with the industry processing foodstuff for consumption and export. By 2010, to stabilize the areas under major crops: 60,000- 62,000 ha for rice; 20,000 ha for coffee; 42,000- 45,000 ha for rubber; 30,000 ha for cashew; 20,000 ha for assorted fruit trees. To well and efficiently exploit 25,000 ha of water surface (Dong Nai river and Tri An reservoir) for aquaculture.
- Regarding forestry: To plant 5,000-7,000 ha of forests. To enhance the management and protection of natural forest areas, headwater forests, protective forests. To increase the province's tree coverage to 50% in 2010 (including 30% by forests and 20% by long-term industrial trees and fruit trees).
- Regarding rural development: To restructure crops and husbandry suitable to each area's characteristics, in combination with development of rural crafts; to encourage the development of small- or medium-sized enterprises in order to create jobs, increase income and make full use of idle rural labor hours. To mobilize various sources of capital (including foreign capital) for development of economic and social infrastructure in the countryside.
c) Trade, services and tourism:
- To link production with market demands in the province, the region, the whole country and the world in order to creative motive forces for economic development. To diversify services, expand the service-consuming markets, develop types of new, high-quality and modern services such as marketing, insurance, finance, credit, consultancy, technological transfer, etc., combining production with trade, tourism and services in order to serve the economic development and the betterment of people's life, contributing to increase the service proportion in the province's economic structure from 25% now to 33% in 2010.
- Regarding trade: Specific measures should be worked out to create conditions for more convenient trade activities, such as organizing trade zones in service of industrial parks, developing networks of urban trade centers and rural marketplaces, service locations for supply of production materials and/or purchase of farm produce and foodstuff. To encourage various economic sectors to join in developing service commerce, promoting goods circulation. To equitize a number of trade enterprises with a view to mobilizing capital and managerial capability of other economic sectors. To build up modern trade styles and forms such as electronic commerce, satisfying and guiding consumption demands of people, etc. To strive to achieve by 2010 the total retail sale of VND 16,000-17,000 billion, an average increase of 13%/year for the whole period.
- The State-run trade shall represent around 10-11% of the total retail sale, mainly of strategic commodities and services in order to stabilize prices, ensure the implementation of general programs of the State, and of products directly traded by State-run enterprises. To expand the sector of people-run businesses, particularly the collective sector, increasing its proportion to 85-86% by 2010. The foreign-invested service commerce shall chalk up an average increase of 14%/year and its proportion in the total retain sale is expected to achieve around 4.5-5%.
- In the 2001-2010 period, to focus on strongly developing a number of key export items of the province such as garments, footwear, fine-art handicraft articles, mechanical, electric and electronic products, on-spot foreign currency-earning services (post and telecommunications, insurance, banking, tourism, labor export, etc.) To build and develop trade information center of the province, to step up trade promotion activities, set up export support funds; to establish overseas branches and/or representative offices of enterprises. To strive to achieve the province's export turnover of USD 7 billion by 2010, of which USD 1 billion for export footwear; USD 1.6 billion for mechanical, electric and electronic products, USD 350 million for garment....To expand the market shares in North America, Western European, Eastern Asian and some other new markets.
- Regarding tourism: To mobilize investment capital from various sources in order to exploit tourist routes and spots according to the approved planning in association with tourism of the whole region. In the immediate future. to focus on the exploitation of Buu Long tourist resort, on- Dong Nai river tourism, fruit-garden tourism (the grape-fruit village of Tran Trieu, Vinh Cuu district), Thai Mai tourist resort, hot-water lake, O Dong Truong island, back-to-the root tourism (D former resistance base, Sac jungle, Cat Tien national garden)....
d) Infrastructure system:
- To vigorously and synchronously develop the infrastructure system in the province, linking it with the common infrastructure system of the southern key economic region in order to contribute to boosting production and serving people's life, increasing the growth rate and proportion of the service sector as well as infrastructure for development of the province. The specific objectives of a number of domain are as follows:
- Communications: To upgrade the national highway 20 section to Da Lat-Lam Dong, and national highway 56 (former provincial road 2 of 18 km) to Ba Ria-Vung Tau into grade I, II roads; to upgrade the second section of provincial road 769 (Dau Giay-Long Thanh) into a national highway linking with national highway 20. To open express way from Ho Chi Minh City through Long Thanh to Dau Giay intersection (Thong Nhat district). To build a new national highway 1A section bypassing Bien Hoa city (the section from Ho Nai 3 to gate 11 Long Binh on national highway 51). Particularly, to build road and bridge across Dong Nai river (from Ho Chi Minh City to Nhon Trach) in association with the development of the whole region and the new urban center of Nhon Trach; to build a land route running through Binh Duong and Binh Phuoc provinces in order to expand exchanges and ensure regional defense and security. By 2010, all provincial roads shall be upgraded into grade III roads, to lay asphalt 100% of the roads (including roads 760, 761, 762, 763, 764, 765, 766, 767, 768,... and bridges of over 25 tons in load capacity; to lay asphalt 100% of the roads managed by districts, 60-70% of the roads managed by communes. 100% of the commune center clusters shall have asphalt roads linking with district roads, provincial roads, national highways.
- To build a railway line from Bien Hoa to Ba Ria- Vung Tau. To open intra-municipal roads in Bien Hoa city and Xuan Loc district town (Long Khanh district). To build an overhead railways section from Bien Hoa city to Ho Chi Minh City.
- Port system. To build new ports with the total capacity of 30 million tons/year, including river ports of Dong Nai, Go Dau A, Go Dau B, Phuoc An (Thi Vai river) and Phu Huu, special-use ports (COGIDO) and container dry ports.
- To build a system of car stations in districts and Bien Hoa city.
- To build airports such as Bien Hoa airfield, to build as soon as possible the international airport of Long Thanh, to rebuild field airports (which had been built before 1975) in service of general development of the whole region regarding industry, commerce and tourism, particularly mountainous areas.
- Post: To ensure smooth communications and information. By 2010, to build post offices in 100% of the communes; to achieve an average of 17 telephones per 100 persons. To invest in information infrastructure in order to expand the application of Internet, to raise the transmission speeds, particularly in industrial parks.
- Power supply: By 2010, to achieve the electricity output of 4.834 billion KWh, an average of over 2,000 KWh/person/year; to satisfy demands for electricity in service of production and daily-life activities in the locality, particularly industrial parks, concentrated industrial clusters, to achieve the set objectives.
- Water drainage and supply: To concentrate on increasing the capacity of the water plants in Thien Tanh, Nhon Trach, Long Binh, Tuy Ha, Xuan Loc district town, Bien Hoa city, etc., satisfying the demands for water in service of production and daily life. To raise the rate of using clean water to 120-150 liters/person/day by 2010.
- To build complete waste water treatment systems in Bien Hoa city, district towns, industrial parks, concentrated population quarters, not causing pollution, water logging in rainy seasons. To build garbage treatment plants in Bien Hoa city and districts so as to basically ensure the treatment of garbage in the locality.
- To repair and upgrade the existing irrigation works. At the same time to build new ones in service of agricultural production, to supply daily-life water for rural areas, particularly to build water reservoirs in northern districts of the province, to build anti-erosion system for Dong Nai river and continue solidifying water canals in service of agriculture.
e) Urban development:
- By 2010, the urban population shall represent 45- 50% of the province's population. The development of the urban networks in the province during the 2001-2010 period is expected to be adjusted as follows:
- To renovate a number of old urban centers such as Bien Hoa city and the district towns of Xuan Loc, Long Thanh, Gia Ray, Vinh An, Dinh Quan, Tan Phu and Trang Bom.
- To invest in infrastructure and prepare conditions for upgrading Long Khanh district into Long Khanh provincial town and adjust the boundaries of a number of districts to suit the development and management requirements in these localities.
- To build new urban centers: To concentrate investment on fast development of the urban center of Nhon Trach linking with Ho Chi Minh city and the whole region, and at the same time to develop other new urban centers such as Tam Phuoc, Go Dau- Phuoc Thai, Thanh Phu, Dau Giay, La Nga, Phuong Lam.
The new urban centers in the locality is expected to cover 15,000-16,000 ha, with a total population of around 1.1-1.2 million by 2010.
f) Human resource development:
- To qualitatively develop the human resources and contingents of skilled laborers. To attach importance to training and re-training of labor force available in the locality and laborers moving into the province from other areas. To diversify forms of accredited training between schools and training centers. To link training with production establishments, formulating centers for training high-grade technicians for industrial parks and spearhead branches requiring high qualifications. To attach importance to the training of managerial skills for the contingents of leading and managerial officials of different levels, suitable to the process of administrative reform, raising of quality of cadres, officials, to work out appropriate preferential treatment policies.
- To develop the human resources by way of raising the quality of education at all levels, the quality of the contingent of teachers, to consolidate the material and technical foundations in service of teaching and learning. To build technical workers' school in Long Thanh-Nhon Trach with the training majors in electricity, electronics, chemistry, foodstuff processing, textile, industrial tailoring, and the training scale of 500-1000 trainees/year. To build job-training centers and schools of the districts of Tan Phu-Dinh Quan, Vinh Cuu, Thong Nhat, Xuan Loc-Long Khanh.
g) To well coordinate with the localities in the southern key economic region right in stage of planning and in the process of directing and organizing the implementation thereof; particularly, to develop inter-regional infrastructure investment projects such as railways lines, land roads, electricity and water supply works, projects for environment treatment, protection of Dong Nai river water source....
h) Regarding socio-cultural development and environmental protection:
- By 2010, to complete the senior secondary education universalization. To attract 100% children of eligible age into grade 1; to have medical doctors in 100% of the communes for regular medical examination and treatment; to reduce 50% of contagious and communicable diseases; to have cultural and sport centers in communes and wards. Over 95% of the family households in the province to use clean water. There will be basically no poor household. Over 95% of the family households throughout the province use electricity. To strive to reduce the rate of malnourished children to below 7%. To consolidate the commune or ward health networks in service of medical examination and treatment as well as primary healthcare for people, to prevent and combat social diseases, to check the spread of HIV/AIDS epidemic. To build a general hospital in the heart of Dong Nai province with 700 hospital-beds, modern medical equipment and facilities, to build up district, commune health networks of national standards. To diversify forms of participation in medical services from social organizations and private sectors. To widely implement health insurance among the population.
- To invest in upgrading synchronously the television and public-addressing systems to cover 100% of wards and communes in the locality.
- To concentrate on settling burning social problems, to create jobs and well implement the social policies.
- To build up institutions for operation of the culture and information sector as well as the physical training and sport sector. In the 2001-2005 period, to completely build the provincial and district cultural centers, the ward and commune cultural and sport centers.
- To develop mass movements for physical training and sports; to attach importance to training of young talents.
- To increase the level of garbage and waste water treatment from 30% in 2000 to 100% in 2005. By 2010, from 95- 100% of family households to use clean water, to collect and treat 100% of the daily-life wastes, industrial wastes, medical wastes... To educate people and raise their awareness for active participation in environmental protection.
4. Implementation solutions:
a) Regarding capital:
- To concentrate on mobilizing domestic and foreign investment capital in order to meet the demand for a development investment capital amount of USD 8-10 billion for the entire 2001-2010 period; of which the mobilized foreign investment capital shall be around USD 6 billion.
- The main direction is to create a policy environment to encourage internal accumulation by the economy, to increase accumulation by family households and the capability to mobilize capital for development investment; at the same time to enhance measures to further attract foreign investment capital sources by continuing to improve the investment and business environment within the legal framework of the whole country, to improve the administrative procedures, to rationalize the land rents, to step up the tempo of project implementation, to attach importance to training of skilled laborers, to perfect the technical infrastructure in industrial parks, to expand forms of calling for foreign investment capital; to enhance the management and raise the efficiency of the use of investment capital.
b) Branch structure:
To work out policies for development of the leading economic branches of the province, particularly hi-tech industries and services, contributing to raising the efficiency and competitiveness of the economy, linking them with the process of international and regional economic integration. To lay foundations for development at high rates and vigorously restructure the economy along the direction of modernization.
c) Regarding infrastructure conditions, ensuring stable economic development:
To step by step perfect and upgrade the systems of technical infrastructure, at the same time to concentrate on building social infrastructure for education and training, healthcare, banking and credit, scientific and technological consultancy services, etc.
d) Regarding the creation of association between economic development with commerce:
In the coming years, the province should concentrate on consolidating and expanding domestic market, creating firm position for its agricultural and industrial products. At the same time to expand the export markets in Asia, Europe, Americas, Africa, particularly the markets in the EU countries, the United States. To encourage enterprises to seek ways to raise the competitiveness, to participate in or expand export. To set up and well manage export support funds. To intensify the work of preventing and fighting smuggling, trade fraud.
e) Regarding the implementation of policies for scientific and technological development and human resource training:
In the 2001-2010 period, to step up the application of modern technologies to industrial production, the application of new materials, electronic and information technologies; the application of bio-technology to agriculture; to enhance the quality management in order to raise the efficiency and competitiveness of products in domestic and international markets; to create new comparative edges, to step by step formulate new industries with advanced and modern technologies. To step up educational, healthcare and cultural activities, to raise the quality of human resources, thus meeting the development requirements of the economy in the new period.
f) Regarding the association with the development of the whole region:
To step up alignment activities in the southern and eastern South Vietnam key economic regions; particularly the alignment and cooperation on all-sided socio-economic development with Ho Chi Minh City through mechanisms, policies and economic contacts.
g) Regarding organization and direction, national defense and security:
To continue the administrative reform, raising the directing capability, enhance the work of national defense and security, environmental protection, creating conditions for stable and sustainable socio-economic development.
Article 2.- The People's Committee of Dong Nai province has the tasks:
1. Based on the Prime Minister's decision approving the master planning on socio-economic development, to study and concretize the objectives and deploy the implementation through programs on socio-economic development, environmental protection, investment projects, to draw up long-term, medium-term and short-term plans for efficient management and administration. In the course of implementing the planning, to regularly update the situation and to make timely adjustments when necessary.
2. To take initiative in coordinating with the ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government in studying and proposing to the Prime Minister for promulgation mechanisms and policies suitable to the province's conditions in order to encourage economic sectors to invest in the development of production, business and services, the expansion of markets for active international integration, protection of security and defense..., to efficiently use capital sources for achievement of the objectives stated in Article 1.
3. To step up the renewal of organization, management and administrative reform, particularly the reform of administrative procedures, creating favorable environment to encourage domestic and overseas investment, to strongly promote the province’s potentials and strengths.
4. To direct concentrated and focal investment in order to quickly bring about practical efficiency, to prioritize the investment in construction of technical and social infrastructure, creating motive forces for development of branches and domains.
5. To raise the efficiency of activities of the managerial apparatus of all levels together with renewing the work of arranging key officials, to build and perfect the legal system, policies, to concretize the responsibility assignment and decentralization, to enhance administrative discipline, to raise personal responsibility, to organize the managerial apparatus.
Article 3.- The ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government shall base on their respective functions and tasks to take initiative in coordinating with the People's Committee of Dong Nai province in concretizing the approved branch plannings through programs and investment projects in the province so as to create conditions for the province to attain the set objectives.
Article 4.- This Decisions takes effect 15 days after its publication on the Official Gazette.
Article 5.- The president of Dong Nai province's People's Committee, the ministers, the heads of the ministerial-level agencies and the heads of the agencies attached to the Government shall have to implement this Decision.
| PRIME MINISTER |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây