Quyết định 308/QĐ-TCTK của Tổng cục Thống kê về việc điều tra thu thập thông tin tính tổng sản phẩm trong nước quý theo phương pháp sản xuất và sử dụng cuối cùng năm 2011

thuộc tính Quyết định 308/QĐ-TCTK

Quyết định 308/QĐ-TCTK của Tổng cục Thống kê về việc điều tra thu thập thông tin tính tổng sản phẩm trong nước quý theo phương pháp sản xuất và sử dụng cuối cùng năm 2011
Cơ quan ban hành: Tổng cục Thống kê
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:308/QĐ-TCTK
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Đỗ Thức
Ngày ban hành:11/05/2011
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lĩnh vực khác

TÓM TẮT VĂN BẢN

Từ 01/08, điều tra thu thập thông tin tính tổng sản phẩm trong nước 
Ngày 11/05/2011, Tổng cục Thống kê ban hành Quyết định 308/QĐ-TCTK về việc điều tra thu thập thông tin tính tổng sản phẩm trong nước quý theo phương pháp sản xuất và sử dụng cuối cùng năm 2011. 
Theo đó, từ ngày 01/08/2011 sẽ tiến hành điều tra toàn bộ kết hợp với điều tra chọn mẫu các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, bán công, dân lập; tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo, từ thiện; doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập thuộc các loại hình kinh tế; cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản; hộ dân cư nhằm thu thập thông tin theo quý của từng ngành kinh tế và loại hình kinh tế, làm cơ sở tính GDP quý theo phương pháp sản xuất của cả nước và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng thời, làm căn cứ xác định kỳ gốc so sánh với 2010 và các hệ số tính toán cơ bản để tính GDP quý cho một số năm tiếp theo. 
Nội dung cuộc điều tra được thực hiện theo các nhóm có bản. Trong đó, đối với các bộ ngành như Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước, các Sở ban ngành ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiến hành điều tra nội dung thông tin về chi ngân sách Nhà nước toàn quốc và cho một số ngành kinh tế; thuế, phí và lệ phí; thu, chi của Ngân hàng Nhà nước Trung ương. 
Việc thu thập thông tin từ điều tra chọn mẫu được tiến hành ở 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, áp dụng đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức tôn giáo và từ thiện, các loại hình doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản …với các thông tin về giá trị sản xuất theo giá thực tế của các ngành kinh tế cấp I theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2007 (VSIC 2007); chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn; chi phí xây dựng và số năm sử dụng nhà ở dân cư phân theo loại nhà và theo khu vực thành thị, nông thôn. 
Quyết đinh cũng nêu rõ thời gian diễn ra và kết thúc cuộc điều tra. Theo đó, chậm nhất đến ngày 31/09/2011, các Cục Thống kê tỉnh, thành phố báo cáo tình hình triển khai cuộc điều tra với Tổng cục Thống kê. Việc phân tích, tổng hợp và công bố kết quả điều tra được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 11/2011 đến tháng 03/2012.
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 11/05/2011.

Xem chi tiết Quyết định308/QĐ-TCTK tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
TỔNG CỤC THỐNG KÊ
----------------------

Số: 308/QĐ-TCTK

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------------

Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2011

 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC ĐIỀU TRA THU THẬP THÔNG TIN TÍNH TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC QUÝ THEO PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG CUỐI CÙNG NĂM 2011

------------------------------------

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THỐNG KÊ

 

Căn cứ Luật Thống kê ngày 26 tháng 6 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 54/2010/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Căn cứ Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;

Để đáp ứng yêu cầu thông tin tính tổng sản phẩm trong nước theo quý phục vụ quản lý, điều hành nền kinh tế của Nhà nước trong giai đoạn hiện nay;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia,

 

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

 

Điều 1. Tiến hành điều tra toàn bộ kết hợp với điều tra chọn mẫu các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, bán công, dân lập; tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo, từ thiện; doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập thuộc các loại hình kinh tế; cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản; hộ dân cư để thu thập thông tin tính tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý theo phương pháp sản xuất và sử dụng cuối cùng năm 2011. Thời điểm điều tra là ngày 01 tháng 8 năm 2011 theo phương án điều tra ban hành kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị; Giám đốc doanh nghiệp; Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể và Chủ hộ dân cư quy định ở Điều 1 có trách nhiệm báo cáo đầy đủ, chính xác và kịp thời các thông tin theo phiếu điều tra.

Điều 3. Giao Vụ trưởng Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện cuộc điều tra theo đúng quy định của phương án.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 5. Vụ trưởng Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Chánh Văn phòng Tổng cục Thống kê, các Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Các Bộ, ngành;
- Bộ trưởng Võ Hồng Phúc (để báo cáo);
- Lãnh đạo Tổng cục;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW (để phối hợp chỉ đạo);
- Các Cục Thống kê tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Lưu: VT, Vụ TKQG.

TỔNG CỤC TRƯỞNG





Đỗ Thức

PHƯƠNG ÁN

ĐIỀU TRA THU THẬP THÔNG TIN TÍNH TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC QUÝ THEO PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG CUỐI CÙNG NĂM 2011
(Ban hành theo Quyết định số 308/QĐ-TCTK ngày 11 tháng 05 năm 2011

của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê)

 

1. Mục đích điều tra

Cuộc điều tra thu thập thông tin tính tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý theo phương pháp sản xuất và sử dụng cuối cùng năm 2011 nhằm các mục đích sau:

1.1. Thu thập thông tin theo quý của từng ngành kinh tế và loại hình kinh tế làm cơ sở tính GDP quý theo phương pháp sản xuất của cả nước và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; và phương pháp sử dụng cuối cùng của cả nước.

1.2. Làm căn cứ xác định kỳ gốc so sánh mới 2010 và các hệ số tính toán cơ bản để tính GDP quý cho một số năm tiếp theo.

2. Đối tượng, đơn vị và phạm vi điều tra

2.1. Đối tượng và đơn vị điều tra

- Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước Trung ương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Sở Xây dựng và Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, bán công, dân lập (văn hóa, y tế, giáo dục, cứu trợ xã hội, thể thao, giải trí, nghiên cứu khoa học, công nghệ, môi trường,…); tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo và từ thiện;

- Các cơ sở kinh tế, bao gồm doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập (được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Hợp tác xã 2003 và các Luật chuyên ngành), các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh trước thời điểm 01/01/2011 và hiện đang tồn tại;

- Các hộ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản;

- Các hộ dân cư có sửa chữa nhỏ nhà tự có tự ở năm 2010.

2.2. Phạm vi điều tra

a. Thu thập thông tin từ Bộ Tài chính, ngân hàng Nhà nước, các Sở, ban ngành ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

b. Thu thập thông tin từ điều tra chọn mẫu:

- Điều tra chọn mẫu ở 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo và từ thiện (cỡ mẫu 8007 đơn vị); các loại hình doanh nghiệp (cỡ mẫu 26144 doanh nghiệp); cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản (cỡ mẫu 15016 cơ sở);

- Điều tra chọn mẫu ở 25 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Tp Hà Nội, Tp Hải Phòng, Hà Nam, Thái Bình, Hà Giang, Lào Cai, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa, Gia Lai, Tp Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Vĩnh Long, Kiên Giang, Tp Cần Thơ, Bạc Liêu) đối với các cơ sở thương mại được chọn mẫu điều tra tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng để thu thập doanh thu bán cho sản xuất lẫn trong tổng mức bán lẻ (cỡ mẫu 4904 đơn vị, được thu thập trong điều tra tổng mức bán lẻ của tháng 7, 8, 9, 10 năm 2011); hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản (cỡ mẫu 16400 hộ); hộ gia đình có sửa chữa nhỏ nhà tự có tự ở (cỡ mẫu 27150 hộ).

3. Nội dung điều tra và phiếu điều tra

3.1. Nội dung điều tra

Nội dung các chỉ tiêu điều tra theo các nhóm cơ bản sau:

a. Đối với các Bộ, ngành:

Thông tin về chi ngân sách Nhà nước toàn quốc và cho một số ngành kinh tế; thuế, phí và lệ phí; thu, chi của Ngân hàng Nhà nước Trung ương.

b. Đối với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Thông tin về giá trị sản xuất theo giá thực tế của các ngành kinh tế cấp I theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2007 (VSIC 2007); chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn; chi phí xây dựng và số năm sử dụng nhà ở dân cư phân theo loại nhà và theo khu vực thành thị, nông thôn.

c. Đối với các Vụ Thống kê chuyên ngành:

Thông tin về giá trị sản xuất; tài sản ngắn hạn và tài sản cố định; sản xuất, tiêu thụ, tồn kho sản phẩm công nghiệp; vốn đầu tư thực hiện; diện tích và trị giá nhà ở của hộ gia đình; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng; xuất, nhập khẩu hàng hóa; chỉ số giá sản xuất (PPI), chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá xuất nhập khẩu hàng hóa; chi tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình năm 2010.

d. Đối với các đơn vị điều tra mẫu:

- Lao động; doanh thu/tổng thu; chi phí, lợi nhuận; tăng, giảm tài sản cố định;…

- Kết quả sản xuất và tiêu dùng sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản cho đời sống của hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản;

- Khấu hao và sửa chữa nhỏ nhà tự có tự ở của hộ dân cư phân theo khu vực thành thị, nông thôn và theo loại nhà; những khoản chi tiêu chi trả trực tiếp cho đơn vị cung cấp; doanh thu bán cho sản xuất lẫn trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng.

3.2. Phiếu điều tra: Có 21 loại biểu, phiếu điều tra (Xem chi tiết 12 loại biểu điều tra toàn bộ, 9 loại phiếu điều tra mẫu kèm theo):

- Biểu điều tra toàn bộ: Gồm các biểu từ số 01/TB-ĐTQ đến số 12/TB-ĐTQ.

- Phiếu điều tra mẫu: Gồm các phiếu từ số 01/M-ĐTQ đến số 09/M-ĐTQ.

4. Các bảng danh mục sử dụng cho cuộc điều tra

- Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam năm 2007.

- Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam.

- Danh mục thuế suất hàng nhập khẩu.

- Danh mục đơn vị hành chính Việt Nam ban hành theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ và được cập nhật đến 31/12/2010.

5. Thời điểm điều tra và thời kỳ thu thập số liệu

- Thời điểm điều tra: 01/8/2011.

- Thời kỳ thu thập số liệu: Các quý của năm 2010. Riêng cơ sở thương mại điều tra tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng để thu thập doanh thu bán cho sản xuất lẫn trong tổng mức bán lẻ là các tháng 7, 8, 9, 10 năm 2011.

6. Phương pháp điều tra

Cuộc điều tra thu thập thông tin tính GDP quý theo phương pháp sản xuất và sử dụng cuối cùng được thực hiện theo phương pháp điều tra toàn bộ kết hợp với điều tra chọn mẫu.

6.1. Chọn mẫu điều tra

6.1.1. Chọn mẫu điều tra doanh nghiệp

a. Quy mô mẫu và thiết kế mẫu:

Doanh nghiệp chọn mẫu điều tra đại diện cho từng ngành kinh tế cấp I của 4 loại hình doanh nghiệp (Doanh nghiệp nhà nước do Trung ương quản lý - KVKT1, doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý - KVKT2, doanh nghiệp ngoài nhà nước không có vốn đầu tư nước ngoài - KVKT3 và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - KVKT4) và cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Trên cơ sở kết quả điều tra doanh nghiệp năm 2010, Tổng cục Thống kê đã tính toán quy mô mẫu (phụ lục A) và tiến hành chọn mẫu doanh nghiệp điều tra cho từng tỉnh, thành phố theo phương pháp tỷ lệ thuận với căn bậc hai của số lượng doanh nghiệp của từng loại hình doanh nghiệp và từng ngành kinh tế cấp I.

b. Ước lượng các chỉ tiêu thống kê dựa vào mẫu

Các chỉ tiêu thống kê điều tra, bao gồm giá trị trung bình và giá trị tổng. Việc ước lượng sẽ tuân theo quy trình sau:

Bước 1: ước lượng giá trị trung bình của chỉ tiêu điều tra X của một ngành kinh tế (i) của từng loại hình doanh nghiệp (v) theo công thức:

=

Trong đó: x là chỉ tiêu cần ước lượng, i là chỉ số ngành, v là chỉ loại hình doanh nghiệp, ni là cỡ mẫu của ngành i.

Bước 2: ước lượng giá trị trung bình của chỉ tiêu X của toàn tỉnh, thành phố theo công thức:

=

Trong đó: x là chỉ tiêu cần ước lượng, i là chỉ số ngành, v là chỉ số loại hình doanh nghiệp, là tổng số doanh nghiệp của ngành i thuộc loại hình doanh nghiệp v.

- Để có chỉ tiêu tổng hợp cho chỉ tiêu giá trị trung bình của một ngành kinh tế của một vùng, lấy kết quả của từng tỉnh, thành phố trong vùng cộng có quyền số với nhau. Quyền số là tỷ trọng của ngành kinh tế của từng tỉnh, thành phố trong vùng.

6.1.2. Chọn mẫu điều tra cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông lâm nghiệp thủy sản (chọn mẫu hai cấp); và hộ dân cư (chọn mẫu ba cấp).

a. Thiết kế mẫu

Áp dụng phương pháp chọn mẫu nhiều cấp để chọn đơn vị điều tra.

- Chọn mẫu cấp I: Đơn vị chọn mẫu cấp I là huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là huyện).

Mỗi tỉnh, thành phố chọn 2/3 số huyện vào mẫu cấp I, dựa vào danh mục các đơn vị hành chính của tỉnh, thành phố để chọn mẫu hệ thống theo khoảng cách lấy đủ 2/3 số huyện chọn điều tra.

- Chọn mẫu cấp II: Đơn vị chọn mẫu cấp II là cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản; các địa bàn mẫu của tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 (để điều tra hộ dân cư).

+ Chọn mẫu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản: Trên cơ sở danh sách cơ quan nhà nước, các danh sách đơn vị sự nghiệp (phân theo hoạt động như phụ lục C) và các danh sách cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp thủy sản (phân theo hoạt động như phụ lục D) của huyện, để chọn các đơn vị điều tra. Áp dụng phương pháp chọn mẫu hệ thống theo khoảng cách lấy đủ số lượng đơn vị điều tra được phân bổ ở các phụ lục kèm theo.

+ Chọn địa bàn mẫu để điều tra hộ dân cư:

Trên cơ sở số địa bàn mẫu của tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 và số lượng hộ cần điều tra cho từng khu vực thành thị và nông thôn của huyện điều tra, chọn ra số địa bàn cần thiết vào mẫu cấp II cho từng huyện.

- Chọn mẫu cấp III (chọn hộ dân cư):

Sử dụng bảng kê số hộ, số nhà của các địa bàn mẫu được chọn điều tra, lập lại danh sách toàn bộ các hộ dân cư thuộc địa bàn và đánh dấu các hộ có sửa chữa nhỏ nhà tự có tự ở và hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản theo mẫu quy định (phụ lục E).

b. Ước lượng một số chỉ tiêu từ mẫu

b.1. Các chỉ tiêu ước lượng

- Tỷ lệ hộ dân cư có sửa chữa nhỏ nhà tự có tự ở;

- Chi phí bình quân sửa chữa nhỏ 1 m2 nhà ở phân theo các loại nhà;

- Tổng giá trị sửa chữa nhỏ nhà ở thuộc khu vực thành thị của tỉnh, thành phố phân theo các loại  nhà;

- Tổng giá trị sửa chữa nhỏ nhà ở thuộc khu vực nông thôn của tỉnh, thành phố phân theo các loại nhà;

b.2. Ước lượng một số chỉ tiêu

b.2.1. Ước lượng tỷ lệ hộ có sửa chữa nhỏ nhà tự có tự ở

 

Tỷ lệ hộ có sửa chữa nhỏ nhà tự có tự ở (%)

=

Tổng số hộ có sửa chữa nhỏ nhà tự có tự ở

Tổng số hộ thuộc các địa bàn điều tra

 

Các công thức trên có thể tính riêng cho từng khu vực thành thị, nông thôn phân theo các loại nhà.

b.2.2. Ước lượng giá trị trung bình

Giá trị trung bình của chỉ tiêu điều tra x của một loại nhà k được ước lượng theo công thức:

=

Trong đó: x là chỉ tiêu cần ước lượng, k là chỉ số chỉ loại nhà (k = 1,2,3,4), nk là cỡ mẫu của loại nhà k, j là chỉ số chỉ hộ được điều tra.

Công thức này được áp dụng riêng cho 4 loại nhà ở và riêng cho khu vực thành thị, nông thôn.

6.2. Phương pháp thu thập số liệu

Áp dụng 2 phương pháp thu thập số liệu trực tiếp và gián tiếp:

- Thu thập trực tiếp: Điều tra viên xuống trực tiếp đơn vị điều tra để phỏng vấn để ghi vào phiếu điều tra. Phương pháp này áp dụng đối với các cơ sở kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản; hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản; hộ gia đình; doanh nghiệp thuộc đơn vị điều tra nhưng chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán; hiệp hội, tổ chức tôn giáo.

- Thu thập gián tiếp: Hướng dẫn cho các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp về cách ghi phiếu điều tra để đơn vị tự ghi và nộp về cho cơ quan điều tra.

7. Kế hoạch tiến hành điều tra

7.1. Chuẩn bị điều tra: Thời gian thực hiện từ tháng 12/2010 đến hết tháng 4/2011.

- Ban hành quyết định điều tra;

- Xây dựng phương án điều tra, thiết kế phiếu điều tra và biểu tổng hợp;

- Xây dựng phương án chọn mẫu điều tra;

- Điều tra thử nghiệm tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- In ấn tài liệu và phiếu điều tra;

- Thiết kế biểu đầu ra và xây dựng phần mềm nhập tin tổng hợp kết quả điều tra.

7.2. Triển khai điều tra: từ tháng 5 đến cuối tháng 9/2011.

- Tổ chức tập huấn cho các Cục Thống kê tỉnh, thành phố và các Bộ, ngành trong khoảng thời gian từ ngày 20/5 đến 10/6/2011.

- Tổ chức tập huấn cho các đơn vị, các điều tra viên, giám sát viên của các Cục Thống kê các tỉnh, thành phố trong tháng 7/2011.

- Lập danh sách các đơn vị chọn mẫu điều tra: các Cục Thống kê tỉnh, thành phố lập danh sách các đơn vị điều tra và gửi về Tổng cục Thống kê (Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia) chậm nhất ngày 10/7/2011, điểm kế hoạch 100 điểm. Gồm các danh sách sau:

+ Danh sách 1: Báo cáo rà soát danh sách các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được chọn mẫu điều tra;

+ Danh sách 2: Báo cáo Danh sách cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, hiệp hội, tôn giáo, từ thiện được chọn mẫu điều tra;

+ Danh sách 3: Báo cáo Danh sách cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản được chọn mẫu điều tra;

+ Danh sách 4: Báo cáo tổng số hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản; và Danh sách hộ được chọn mẫu điều tra;

+ Danh sách 5: Báo cáo Danh sách hộ dân cư phân theo loại nhà đang ở, theo khu vực thành thị, nông thôn được chọn mẫu điều tra.

- Triển khai điều tra thu thập thông tin tại các đơn vị điều tra: 40 ngày kể từ thời điểm điều tra.

- Thời gian kiểm tra, đánh mã của các Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ 10/9 đến 20/9/2011.

- Thời gian nghiệm thu kết quả điều tra tại các tỉnh, thành phố bắt đầu từ ngày 10/9/2011 (kế hoạch nghiệm thu cụ thể sẽ có thông báo sau)

- Báo cáo tình hình triển khai cuộc điều tra (chọn mẫu, tập huấn, thu thập tại địa bàn,…), chậm nhất ngày 31/9/2011, điểm kế hoạch: 100 điểm đối với 5 thành phố trực thuộc Trung ương, 50 điểm đối với các tỉnh còn lại.

7.3. Nhập tin số liệu: Các Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhập tin phiếu điều tra từ 20/9 đến 20/10/2011 và truyền toàn bộ dữ liệu điều tra về Trung Tâm tin học Thống kê I (COSIS I) chậm nhất 25/10/2011.

7.4. Tổng hợp, phân tích và công bố kết quả điều tra: từ tháng 11/2011 đến tháng 3/2012.

8. Tổ chức chỉ đạo thực hiện

- Ở cấp Trung ương: Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia có trách nhiệm xây dựng phương án, phiếu điều tra và các văn bản liên quan; tổ chức các lớp tập huấn; chỉ đạo triển khai, kiểm tra, giám sát điều tra ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, ngành và tổng hợp, phân tích kết quả cuộc điều tra.

- Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: 01 Lãnh đạo Cục Thống kê trực tiếp chỉ đạo. Giúp Lãnh đạo Cục có các Trưởng phòng nghiệp vụ: Tổng hợp; Công nghiệp và Xây dựng; Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản; Thương mại, Dịch vụ và Giá cả, do Trưởng phòng Tổng hợp làm tổ trưởng. Tổ trưởng có trách nhiệm điều hành hoạt động của tổ, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận nghiệp vụ có liên quan của Cục Thống kê và Chi cục Thống kê các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong quá trình triển khai điều tra.

9. Kinh phí điều tra

Kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp cho cuộc điều tra thu thập thông tin tính GDP quý theo phương pháp sản xuất và sử dụng cuối cùng. Trên cơ sở số lượng các đơn vị điều tra và định mức chi tiêu cho từng khoản mục do Bộ Tài chính quy định, Tổng cục Thống kê phân bổ kinh phí điều tra cho các Cục Thống kê theo nội dung của phương án điều tra. Nếu các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có yêu cầu điều tra bổ sung, thì phần bổ sung do ngân sách địa phương cấp và không được làm ảnh hưởng đến tiến độ chung đã quy định.

Thủ trưởng các đơn vị Hệ thống Tài khoản quốc gia, Kế hoạch tài chính, Văn phòng Tổng cục Thống kê, Trung tâm tin học Thống kê I và các Cục Thống kê có trách nhiệm quản lý và sử dụng chặt chẽ, hiệu quả nguồn kinh phí được cấp theo quy định, bảo đảm điều kiện để thực hiện tốt cuộc điều tra./.

 

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất