Pháp lệnh Thương phiếu năm 1999

thuộc tính Pháp lệnh 17/1999/PL-UBTVQH10

Pháp lệnh Thương phiếu số 17/1999/PL-UBTVQH10 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
Cơ quan ban hành: Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:17/1999/PL-UBTVQH10
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Pháp lệnh
Người ký:Nông Đức Mạnh
Ngày ban hành:24/12/1999
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lĩnh vực khác

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Pháp lệnh 17/1999/PL-UBTVQH10

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

PHÁP LỆNH

CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SỐ 17/1999/PL-UBTVQH10

NGÀY 24 THÁNG 12 NĂM 1999 VỀ THƯƠNG PHIẾU

Để thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, giao lưu thương mại; mở rộng hoạt động tín dụng ngân hàng, tạo thêm công cụ thanh toán cho nền kinh tế; tạo điều kiện thực thi thuận lợi và có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia; bảo vệ lợi ích của Nhà nước; quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia quan hệ thương phiếu;

Căn cứ vào Điều 91 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;

Căn cứ vào Luật thương mại;

Căn cứ vào Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng;

Pháp lệnh này quy định về thương phiếu.

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Pháp lệnh này điều chỉnh các quan hệ thương phiếu phát sinh từ hoạt động thương mại có liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng trong việc phát hành, chấp nhận, chuyển nhượng, bảo lãnh, thanh toán, truy đòi, khởi kiện, cầm cố thương phiếu tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 2. Chủ thể được quyền phát hành
Người ký phát, người phát hành quy định trong Pháp lệnh này phải là các doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp nhà nước,  công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và hợp tác xã.
Tổ chức tín dụng không phải là người ký phát, người phát hành.
Điều  3. Giải thích từ ngữ
Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1.  “Thương phiếu” là chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định trong một thời gian nhất định. Thương phiếu gồm hối phiếu và lệnh phiếu.
 2.  “Hối phiếu” là chứng chỉ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.
3.  “Lệnh phiếu” là chứng chỉ có giá do người phát hành lập, cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.
4.  “Người ký phát” là người lập và ký phát hành hối phiếu.
5.  “Người bị ký phát” là người có trách nhiệm phải thanh toán số tiền ghi trên hối phiếu.
6.  “Người thụ hưởng” là người có tên trên thương phiếu và được thanh toán số tiền ghi trên thương phiếu hoặc bất cứ người nào được chuyển nhượng thương phiếu phù hợp với quy định của Pháp lệnh này.
7.  “Người phát hành” là người lập và ký phát hành lệnh phiếu.
8.  “Người có liên quan” bao gồm người ký phát, người bị ký phát, người phát hành, người chuyển nhượng, người nhận cầm cố và người bảo lãnh.
9.  “Phát hành” là việc lập, ký và chuyển giao thương phiếu lần đầu của người ký phát hoặc người phát hành cho người thụ hưởng.
10.  “Chuyển nhượng” là việc người thụ hưởng chuyển giao thương phiếu cho người được chuyển nhượng để đổi lấy tiền hoặc thanh toán một nghĩa vụ.
11.  “Chấp nhận” là cam kết của người bị ký phát thanh toán một phần hoặc toàn bộ số tiền ghi trên hối phiếu khi đến hạn thông qua việc ký chấp nhận trên hối phiếu phù hợp với quy định của Pháp lệnh này.
 12. “Chữ ký” là chữ ký bằng tay trực tiếp của người có quyền, nghĩa vụ đối với thương phiếu kèm theo đóng dấu, nếu có.
13.  “Quan hệ thương phiếu” là quan hệ giữa người thụ hưởng với những người có liên quan và quan hệ giữa những người có liên quan với nhau trong việc phát hành, chấp nhận, chuyển nhượng, bảo lãnh, thanh toán, truy đòi, khởi kiện và cầm cố thương phiếu.   
14.  “Quan hệ thương phiếu có yếu tố nước ngoài” là quan hệ thương phiếu có  người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài  tham gia với tư cách là người ký phát, người bị ký phát, người phát hành, người chuyển nhượng, người được chuyển nhượng, người bảo lãnh, người thụ hưởng.
Điều 4. áp dụng điều ước quốc tế và tập quán thương mại quốc tế trong giao dịch thương phiếu với nước ngoài
1. Trong trường hợp điều ước quốc tế  mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Pháp lệnh này, thì các bên tham gia quan hệ thương phiếu áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
2. Tập quán thương mại quốc tế chỉ được áp dụng cho quan hệ thương phiếu có yếu tố nước ngoài, nếu tập quán đó không trái với pháp luật Việt Nam.
3. Trường hợp một thương phiếu được phát hành ở Việt Nam, nhưng được chấp nhận, chuyển nhượng, bảo lãnh hoặc thanh toán ở một nước khác, thì thương phiếu phải được lập và ký phát hành theo quy định của Pháp lệnh này.
4. Trường hợp một thương phiếu được phát hành ở nước khác, nhưng được chấp nhận, chuyển nhượng, bảo lãnh hoặc thanh toán ở Việt Nam thì quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan đến thương phiếu được quy định như sau:
a) Hiệu lực của việc chấp nhận, chuyển nhượng, bảo lãnh thương phiếu được xác định theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Thời điểm đến hạn thanh toán của thương phiếu được xác định theo quy định của pháp luật Việt Nam;
c) Quyền và nghĩa vụ của người thụ hưởng liên quan đến việc xuất trình hối phiếu để chấp nhận hoặc truy đòi do thương phiếu không được chấp nhận hoặc không được thanh toán được xác định theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 5. Xác định thời hạn thương phiếu
1. Thời hạn thanh toán thương phiếu, thời hạn truy đòi và thời hạn khởi kiện khi có tranh chấp về quan hệ thương phiếu được tính cả ngày nghỉ lễ và ngày nghỉ cuối tuần; nếu ngày cuối cùng của thời hạn trùng vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ cuối tuần thì được chuyển sang ngày làm việc tiếp theo.
2. Thời hạn thanh toán thương phiếu theo quy định của Pháp lệnh này là ngắn hạn, trừ trường hợp đặc biệt do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định. Thời hạn thanh toán thương phiếu cụ thể do người thụ hưởng và người ký phát hoặc người phát hành xác định.
Điều 6. Số tiền thanh toán trên thương phiếu
1. Số tiền thanh toán trên thương phiếu phải được ghi bằng số và bằng chữ. Số tiền ghi bằng chữ không được khác với số tiền ghi bằng số. Nếu có sự khác nhau giữa số tiền ghi bằng số và số tiền ghi bằng chữ thì số tiền nhỏ hơn có giá trị thanh toán.
2. Số tiền thanh toán trên thương phiếu phải được ghi bằng đồng Việt Nam, trừ trường hợp được ghi trả bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối. Nếu thương phiếu được ghi trả bằng ngoại tệ không phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối thì số tiền trên thương phiếu được thanh toán bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thanh toán.
Điều 7. Mẫu thương phiếu, ngôn ngữ trên thương phiếu
1. Thương phiếu phải được lập trên mẫu in sẵn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thương phiếu phải được lập bằng tiếng Việt. Trong trường hợp có yếu tố nước ngoài, thương phiếu phải được lập bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
2. Việc sử dụng các hình thức thông tin điện tử trong quan hệ thương phiếu được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Điều 8. Mất thương phiếu
1. Khi thương phiếu bị mất hoặc bị hư hỏng, người thụ hưởng phải thông báo ngay cho người bị ký phát, người ký phát hoặc người phát hành. Người thụ hưởng phải thông báo rõ thương phiếu bị mất trong trường hợp nào hoặc thương phiếu bị hư hỏng do nguyên nhân nào và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của việc thông báo.
2. Người thụ hưởng có quyền yêu cầu người ký phát hoặc người phát hành ký phát hành thêm một bản thương phiếu thay thế sau khi đã thông báo về việc thương phiếu bị mất hoặc bị hư hỏng.
3. Khi người thụ hưởng đã thông báo về việc thương phiếu bị mất hoặc bị hư hỏng  theo quy định tại khoản 1 Điều này thì bản thương phiếu đó không còn giá trị.
Điều 9. Nội dung quản lý nhà nước về thương phiếu
Nội dung quản lý nhà nước về thương phiếu bao gồm:
1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thương phiếu;
2. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thương phiếu;
3. Giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về thương phiếu;
4. Tổ chức in, cung cấp và bảo quản mẫu thương phiếu;
5. Ký kết và tham gia các điều ước quốc tế về thương phiếu. 
Điều 10. Cơ quan quản lý nhà nước về thương phiếu
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thương phiếu.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về thương phiếu.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về thương phiếu theo sự phân công của Chính phủ.
4. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về thương phiếu tại địa phương theo phân cấp của Chính phủ.
CHƯƠNG II
CÁC LOẠI THƯƠNG PHIẾU
MỤC I
 HỐI PHIẾU
Điều 11. Nội dung của hối phiếu
1. Hối phiếu phải có đầy đủ các nội dung sau đây:
a) Từ “Hối phiếu” được ghi trên mặt trước của hối phiếu;
b) Lệnh yêu cầu thanh toán không điều kiện một số tiền xác định;
c) Thời hạn thanh toán hối phiếu;
d) Địa điểm thanh toán hối phiếu;
đ) Tên và địa chỉ của người bị ký phát;
e) Tên và địa chỉ của người thụ hưởng;
g) Địa điểm và ngày ký phát hành;
h) Tên, địa chỉ và chữ ký của người ký phát.
2. Hối phiếu thiếu một trong các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này không có giá trị.
3. Trong trường hợp hối phiếu không có đủ chỗ để viết, hối phiếu đó có thể có thêm tờ phụ đính kèm theo quy định của Chính phủ.
Điều 12.  Nghĩa vụ của người ký phát
Người ký phát chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc ký phát hành hối phiếu và có nghĩa vụ thanh toán số tiền trên hối phiếu  nếu người bị ký phát từ chối chấp nhận một phần hoặc toàn bộ số tiền trên hối phiếu khi hối phiếu được xuất trình đề nghị chấp nhận đúng hạn.
Điều 13.  Xuất trình đề nghị chấp nhận
1. Cho đến khi tới hạn thanh toán, người thụ hưởng có thể xuất trình hối phiếu cho người bị ký phát để chấp nhận. Người bị ký phát thực hiện việc chấp nhận ngay khi hối phiếu được xuất trình. Hối phiếu được coi là bị từ chối chấp nhận, nếu không được người bị ký phát ký chấp nhận ngay khi xuất trình.    
2. Người thụ hưởng phải xuất trình hối phiếu cho người bị ký phát để đề nghị chấp nhận trước khi chuyển nhượng hoặc trong trường hợp hối phiếu được thanh toán sau thời hạn xác định, kể từ ngày hối phiếu được chấp nhận.
Điều 14. Hình thức chấp nhận
1. Việc chấp nhận phải được thể hiện bằng việc người bị ký phát ghi trên tờ hối phiếu từ “chấp nhận”, số tiền đã ghi trên hối phiếu, ngày ký chấp nhận và chữ ký của mình.
2. Trong trường hợp chỉ chấp nhận một phần số tiền đã ghi trên hối phiếu, người bị ký phát phải ghi rõ từ “chấp nhận”, số tiền chấp nhận, ngày ký chấp nhận và chữ ký của mình.
Điều 15. Cam kết chấp nhận
1. Việc chấp nhận của người bị ký phát là không điều kiện.
2. Khi đến hạn thanh toán, người chấp nhận có nghĩa vụ thanh toán số tiền đã chấp nhận ghi trên hối phiếu.
Điều 16. Nghĩa vụ của người chấp nhận
Bằng việc chấp nhận một hối phiếu, người chấp nhận có các nghĩa vụ sau đây:
1. Cam kết thanh toán hối phiếu theo các nội dung đã chấp nhận;
2. Công nhận sự tồn tại của người ký phát và sự thanh toán đúng hạn hối phiếu của người ký phát cho người thụ hưởng đã được chuyển nhượng hối phiếu theo các quy định tại Chương IV của Pháp lệnh này.
MỤC II
LỆNH PHIẾU
Điều 17. Nội dung của lệnh phiếu
1. Lệnh phiếu phải có đầy đủ các nội dung sau đây:
a) Từ “Lệnh phiếu” được ghi trên mặt trước của lệnh phiếu;
b) Cam kết chi trả không điều kiện một số tiền xác định;
c) Thời hạn thanh toán lệnh phiếu;
d) Địa điểm thanh toán lệnh phiếu;
đ) Tên và địa chỉ của người thụ hưởng;
e) Địa điểm và ngày ký phát hành;
g) Tên, địa chỉ và chữ ký của người phát hành.
2. Lệnh phiếu thiếu một trong các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này không có giá trị.
3. Trong trường hợp lệnh phiếu không có đủ chỗ để viết, lệnh phiếu đó có thể có thêm tờ phụ đính kèm theo quy định của Chính phủ.
Điều 18. Nghĩa vụ của người phát hành
Người phát hành lệnh phiếu có nghĩa vụ thanh toán lệnh phiếu cho người thụ hưởng khi đến hạn.
CHƯƠNG III
BẢO LÃNH, CẦM CỐ THƯƠNG PHIẾU
MỤC I
 BẢO LÃNH THƯƠNG PHIẾU
Điều 19. Bảo lãnh thương phiếu
Bảo lãnh thương phiếu là việc người thứ ba, sau đây gọi là người bảo lãnh,  cam kết với người nhận bảo lãnh sẽ thanh toán toàn bộ hoặc một phần số tiền được ghi trên thương phiếu, nếu đến hạn thanh toán mà người được bảo lãnh bao gồm người bị ký phát, người phát hành hoặc người chuyển nhượng không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ số tiền được ghi trên thương phiếu.
Điều 20. Hình thức bảo lãnh
1. Việc bảo lãnh thương phiếu  được người bảo lãnh thực hiện bằng một trong các hình thức sau đây:
a) Cam kết bảo lãnh được ghi trên thương phiếu;
b) Cam kết bảo lãnh được lập thành văn bản riêng kèm theo thương phiếu.
2. Cam kết bảo lãnh phải  được người bảo lãnh ghi trên thương phiếu hoặc văn bản riêng từ “bảo lãnh”, số tiền cam kết bảo lãnh, tên, địa chỉ, chữ ký của người bảo lãnh và tên người được bảo lãnh.
Điều 21. Quyền và nghĩa vụ của người bảo lãnh
1. Người bảo lãnh có nghĩa vụ  thanh toán thương phiếu đúng số tiền đã cam kết bảo lãnh, nếu người được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình khi đến hạn. Việc bảo lãnh không được huỷ bỏ trừ trường hợp thương phiếu bị vi phạm các quy định về hình thức.
2. Người bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh có quyền yêu cầu người được bảo lãnh, người ký phát, người chấp nhận, nếu có, liên đới thực hiện nghĩa vụ trả số tiền bảo lãnh đã thanh toán.
3. Việc bảo lãnh thương phiếu được thực hiện theo quy định tại Mục này,  các quy định khác của Bộ luật dân sự và pháp luật có liên quan.
MỤC II
CẦM CỐ THƯƠNG PHIẾU
Điều 22. Quyền được cầm cố thương phiếu
Người thụ hưởng có quyền cầm cố thương phiếu theo quy định tại Mục này, các quy định khác của Bộ luật dân sự và pháp luật có liên quan.
Điều 23. Chuyển giao thương phiếu để cầm cố
Người cầm cố thương phiếu phải ghi cụm từ “chuyển giao để cầm cố”, tên, địa chỉ của người cầm cố, ký tên trên thương phiếu và chuyển giao thương phiếu cho người nhận cầm cố.
Điều 24. Xử lý thương phiếu được cầm cố
Khi người cầm cố hoàn thành đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ được bảo đảm, thì người nhận cầm cố phải hoàn trả thương phiếu cho người cầm cố và ghi trên mặt sau thương phiếu cụm từ “chấm dứt cầm cố”. Trong trường hợp người cầm cố không thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ được bảo đảm, thì người nhận cầm cố  trở thành người thụ hưởng thương phiếu và được thanh toán theo nghĩa vụ được bảo đảm.
  Điều 25. Công chứng
Văn bản cầm cố thương phiếu không phải có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền.
CHƯƠNG IV
CHUYỂN NHƯỢNG THƯƠNG PHIẾU VÀ QUYỀN CỦA
NGƯỜI THỤ HƯỞNG
Điều 26. Chuyển nhượng
1. Thương phiếu được chuyển nhượng giữa các doanh nghiệp.
2. Thương phiếu được chuyển nhượng khi người thụ hưởng ký vào mặt sau thương phiếu và chuyển giao thương phiếu cho người được chuyển nhượng. Kể từ thời điểm việc chuyển giao thương phiếu được hoàn thành, người được chuyển nhượng trở thành người thụ hưởng thương phiếu.
3. Thương phiếu không được chuyển nhượng khi trên thương phiếu có ghi cụm từ "không chuyển nhượng".
4. Thương phiếu có thể được chiết khấu hoặc tái chiết khấu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Điều 27. Điều kiện có hiệu lực của việc chuyển nhượng
1. Việc chuyển nhượng thương phiếu có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chuyển nhượng toàn bộ số tiền ghi trên thương phiếu. Việc chuyển nhượng một phần số tiền ghi trên thương phiếu là không có giá trị;
b) Người chuyển nhượng không được ghi thêm trên thương phiếu bất kỳ điều kiện nào ngoài nội dung chuyển nhượng quy định tại Điều 29 của Pháp lệnh này;
c) Được người bị ký phát ký chấp nhận toàn bộ đối với hối phiếu.
2.  Thương phiếu quá hạn thanh toán không được chuyển nhượng.
Điều 28. Hạn chế chuyển nhượng
1. Người chuyển nhượng phải chịu trách nhiệm về việc thương phiếu đã được chuyển nhượng mà không được thanh toán, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Người chuyển nhượng có thể không cho chuyển nhượng tiếp thương phiếu bằng cách ghi thêm cụm từ “không chuyển nhượng” trên thương phiếu. Trong trường hợp này, người chuyển nhượng không chịu trách nhiệm về việc chuyển nhượng tiếp thương phiếu.
  Điều 29. Hình thức ký chuyển nhượng
Việc ký chuyển nhượng phải được ghi trên mặt sau thương phiếu hoặc trên tờ phụ đính kèm và phải ghi đầy đủ tên, địa chỉ của người được chuyển nhượng, ngày chuyển nhượng và chữ ký của người chuyển nhượng.
Điều 30. Người thụ hưởng
Người thụ hưởng được coi là hợp pháp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Thương phiếu chưa quá hạn thanh toán và không có thông báo về việc thương phiếu đã bị từ chối trước đó, nếu có;
2. Việc nắm giữ thương phiếu là hợp pháp;
3. Không có thông báo về bất kỳ hạn chế nào đối với quyền của người thụ hưởng đã chuyển nhượng thương phiếu trước đó.
Điều 31. Quyền của người thụ hưởng
1. Người thụ hưởng nắm giữ thương phiếu không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ hạn chế nào đối với quyền của những người liên quan trước đó.
2. Người thụ hưởng có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu những người có liên quan thanh toán thương phiếu khi đến hạn;
b) Chuyển nhượng thương phiếu theo các quy định của Chương  này;
c) Cầm cố thương phiếu;
d) Truy đòi, khởi kiện về thương phiếu.
3.  Người đã thanh toán thương phiếu cho người thụ hưởng quy định tại  Điều 30 của Pháp lệnh này khi đến hạn được coi là đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán của mình.
 4. Người thụ hưởng tiếp theo của thương phiếu có các quyền quy định tại khoản 1và khoản 2 Điều này.
Điều 32. Người thụ hưởng nước ngoài
Lệnh phiếu được phát hành hoặc chuyển nhượng cho người thụ hưởng là người nước ngoài không cư trú tại Việt nam, pháp nhân nước ngoài không được phép hoạt động kinh doanh tại Việt nam phải được sự chấp thuận trước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
CHƯƠNG V
THANH TOÁN THƯƠNG PHIẾU
Điều 33. Xác định thời hạn thanh toán
1. Thương phiếu được người ký phát, người phát hành xác định thời hạn thanh toán theo một trong các thời hạn sau đây:
a) Ngay khi xuất trình;
b) Sau một thời hạn nhất định kể từ ngày hối phiếu được chấp nhận;
c) Sau một thời hạn nhất định kể từ ngày ký phát hành;
d) Thanh toán vào một ngày xác định cụ thể.
2. Thương phiếu có ghi nhiều thời hạn thanh toán hoặc thời hạn khác với quy định tại khoản 1 Điều này không có giá trị.
Điều 34. Xuất trình thương phiếu để thanh toán
1. Thương phiếu được xuất trình để thanh toán theo các quy định sau đây:
a) Việc xuất trình phải được thực hiện tại địa điểm đã ghi trên thương phiếu và vào ngày thương phiếu đến hạn thanh toán hoặc trong thời hạn 2 ngày sau đó;
b) Thương phiếu có thời hạn thanh toán quy định tại điểm a khoản 1 Điều 33 của Pháp lệnh này phải được xuất trình để thanh toán trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày ký phát hành.
2. Người thụ hưởng có thể được xuất trình để thanh toán thương phiếu  muộn hơn thời hạn ghi trên thương phiếu, nếu việc chậm trễ là do những trở ngại khách quan ngoài khả năng kiểm soát của người thụ hưởng và không phải do lỗi của người đó. Thời gian diễn ra trở ngại khách quan không tính vào thời hạn thanh toán.
3. Khi thương phiếu đã được thanh toán toàn bộ, người thụ hưởng phải giao thương phiếu và tờ phụ đính kèm, nếu có, cho người đã thanh toán.
Điều 35. Hoàn thành thanh toán thương phiếu
Việc thanh toán thương phiếu được coi là hoàn thành trong các trường hợp sau đây:
1. Người ký phát, người bị ký phát hoặc người phát hành thanh toán thương phiếu đúng hạn cho người thụ hưởng;
2. Người chấp nhận trở thành người thụ hưởng của hối phiếu vào ngày đến hạn thanh toán hoặc sau ngày đó;
3. Người phát hành trở thành người thụ hưởng của lệnh phiếu vào ngày đến hạn thanh toán hoặc sau ngày đó;
4. Người thụ hưởng huỷ bỏ thương phiếu.
Điều 36. Thanh toán trước hạn
Người bị ký phát hoặc người phát hành thanh toán thương phiếu trước khi đến hạn thanh toán theo yêu cầu của người thụ hưởng  phải chịu mọi tổn thất phát sinh do thanh toán trước hạn.
Điều 37. Nhờ thu qua ngân hàng
1. Người thụ hưởng có thể chuyển giao thương phiếu cho ngân hàng để nhờ thu số tiền ghi trên thương phiếu. Việc nhờ thu này phải được ghi trên  thương phiếu bằng cụm từ “chuyển giao để nhờ thu”, tên ngân hàng thu hộ, ngày chuyển giao để nhờ thu.
2. Ngân hàng thu hộ được thu phí theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng thu hộ phải xuất trình thương phiếu để thanh toán cho người bị ký phát theo quy định tại Điều 34 của Pháp lệnh này; nếu ngân hàng thu hộ không thực hiện việc xuất trình thương phiếu để thanh toán mà dẫn đến thương phiếu không được thanh toán thì ngân hàng phải thanh toán thương phiếu cho người thụ hưởng.
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cụ thể thủ tục nhờ thu thương phiếu qua ngân hàng.
CHƯƠNG VI
TRUY ĐÒI, KHỞI KIỆN VỀ THƯƠNG PHIẾU
MỤC I
TRUY ĐÒI DO THƯƠNG PHIẾU KHÔNG ĐƯỢC CHẤP NHẬN
 HOẶC KHÔNG ĐƯỢC THANH TOÁN
Điều 38. Quyền truy đòi
Người thụ hưởng có quyền truy đòi đối với những người sau đây:
1. Người ký phát, người bảo lãnh trong trường hợp hối phiếu bị từ chối chấp nhận một phần hoặc toàn bộ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Pháp lệnh này;
2. Người ký phát hoặc người phát hành, người chuyển nhượng, người bảo lãnh, khi thương phiếu đến hạn thanh toán mà không được thanh toán theo nội dung của thương phiếu;
3. Người ký phát, người chuyển nhượng, người bảo lãnh trong trường hợp người bị ký phát bị tuyên bố phá sản hoặc giải thể, kể cả hối phiếu đã được chấp nhận hoặc chưa được chấp nhận;
4. Người ký phát, người chuyển nhượng, người bảo lãnh trong trường hợp người ký phát bị tuyên bố phá sản hoặc giải thể, nếu hối phiếu chưa được chấp nhận;
5. Người phát hành, người chuyển nhượng, người bảo lãnh trong trường hợp người phát hành bị tuyên bố phá sản hoặc giải thể.   
Điều 39. Thông báo về việc từ chối
Trong trường hợp thương phiếu bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán, người thụ hưởng phải thông báo bằng văn bản cho người ký phát, người chuyển nhượng về việc từ chối đó.
Điều 40. Thời hạn thông báo
1. Người thụ hưởng phải thông báo về việc thương phiếu bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán trong thời hạn 4 ngày, kể từ ngày bị từ chối.
2. Trong thời hạn 2 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, mỗi người chuyển nhượng phải thông báo bằng văn bản cho người chuyển nhượng cho mình về việc thương phiếu bị từ chối, kèm theo tên và địa chỉ của người đã  thông báo trước đó. Việc thông báo này được thực hiện cho đến khi người ký phát hoặc người phát hành nhận được thông báo về việc thương phiếu bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán.
3. Trong thời hạn thông báo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu xẩy ra trở ngại khách quan ngoài khả năng kiểm soát của người thông báo và không phải do lỗi của người đó thì thời gian diễn ra trở ngại khách quan không tính vào thời hạn thông báo.
Điều 41. Trách nhiệm của những người có liên quan
1. Người ký phát, người phát hành, người chuyển nhượng chịu trách nhiệm đối với người thụ hưởng về toàn bộ số tiền ghi trên thương phiếu.
2. Người bị ký phát hối phiếu, người bảo lãnh thương phiếu chịu trách nhiệm đối với người thụ hưởng về số tiền đã cam kết chấp nhận hoặc cam kết bảo lãnh.
3. Những người có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm đối với người thụ hưởng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 42. Chấp nhận truy đòi
Người chuyển nhượng, người ký phát, người phát hành nhận được thông báo về việc thương phiếu bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người thụ hưởng. Người chuyển nhượng đã trả tiền cho người thụ hưởng được quyền truy đòi đối với người ký phát, người phát hành.
Điều 43. Số tiền được thanh toán
Người thụ hưởng có quyền yêu cầu  thanh toán các khoản tiền sau đây:
1. Số tiền không được chấp nhận hoặc không được thanh toán;
2. Chi phí truy đòi, các chi phí hợp lý có liên quan khác, nếu có;
3. Tiền lãi trên số tiền chậm trả kể từ ngày thương phiếu đến hạn thanh toán theo lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định.
MỤC II
KHỞI KIỆN VỀ THƯƠNG PHIẾU
Điều 44. Quyền khởi kiện
1. Sau 10 ngày, kể từ ngày gửi thông báo về việc thương phiếu bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán, mà không nhận được đủ tiền, thì người thụ hưởng có quyền khởi kiện trước Toà án đối với những người có liên quan, trừ người nhận cầm cố. Hồ sơ khởi kiện phải có đơn kiện, thương phiếu bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán.
2. Người thụ hưởng không xuất trình thương phiếu để thanh toán trong thời hạn quy định tại Điều 34 của Pháp lệnh này hoặc không gửi thông báo về việc thương phiếu bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán trong thời hạn quy định tại Điều 40 của Pháp lệnh này thì mất quyền khởi kiện đối với những người có liên quan, trừ người ký phát, người phát hành, người chấp nhận.
3. Việc khởi kiện đối với một người không cản trở việc khởi kiện đối với người khác. 
Điều 45. Quyền khởi kiện của người có liên quan
Người có liên quan bị khởi kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 44 của Pháp lệnh này được quyền khởi kiện người chuyển nhượng cho mình hoặc người ký phát, người phát hành hoặc người bảo lãnh về số tiền quy định tại Điều 43 của Pháp lệnh này, kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ thanh toán thương phiếu.
Điều 46. Thẩm quyền của Toà án
1. Toà án nhân dân các cấp có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến quan hệ thương phiếu.
2. Thủ tục giải quyết các tranh chấp về thương phiếu được thực hiện theo quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế.
Điều 47. Thời hiệu khởi kiện
1. Người thụ hưởng có quyền khởi kiện người ký phát, người phát hành, người bảo lãnh, người chuyển nhượng, người chấp nhận về số tiền quy định tại Điều 43 của Pháp lệnh này trong thời hạn 2 năm, kể từ ngày thương phiếu bị từ chối chấp nhận hoặc không được thanh toán hoặc không được thanh toán đầy đủ.
2. Người có liên quan bị khởi kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 44 của Pháp lệnh này có quyền khởi kiện người ký phát, người phát hành, người chuyển nhượng cho mình, người bảo lãnh, người chấp nhận về số tiền quy định tại Điều 43 của Pháp lệnh này trong thời hạn 2 năm, kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ thanh toán.
3. Trường hợp người thụ hưởng không xuất trình thương phiếu để thanh toán đúng hạn theo quy định tại Điều 34 của Pháp lệnh này hoặc không gửi thông báo về việc thương phiếu bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán trong thời hạn quy định tại Điều 40 của Pháp lệnh này, thì chỉ có quyền khởi kiện người chấp nhận, người phát hành, người ký phát trong thời hạn 2 năm, kể từ ngày ký phát hành thương phiếu.
4. Trong thời hiệu khởi kiện quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, nếu xẩy ra trở ngại khách quan ngoài khả năng kiểm soát của người khởi kiện và không phải do lỗi của người đó, thì thời gian diễn ra trở ngại khách quan không tính vào thời hiệu khởi kiện.
CHƯƠNG VII
XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 48. Xử lý vi phạm
Người nào vi phạm các quy định của Pháp lệnh này, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG VIII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 49. Hiệu lực của Pháp lệnh
Pháp lệnh này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2000.
Điều 50. Hướng dẫn thi hành Pháp lệnh.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE STANDING COMMITTEE OF THE NATIONAL ASSEMBLY
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence- Freedom- Happiness
------------
No.17/1999/PL-UBTVQH10
Hanoi, December 24, 1999
 
ORDINANCE
ON COMMERCIAL BILLS
To promote operations of production, business and trade activities; increase bank loans; create more payment facilities; pave the way for successful implementation of the nation's monetary policy; protect the State's interests and the interests of the organisations and individuals in commercial bill relations;
Pursuant to Article 91 of the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam issued in 1992;
Pursuant to the State Bank of Vietnam's Law and Law on Credit Institutions,
This ordinance includes the following regulations on commercial bills:
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1: Sphere of Application
This ordinance applies to commercial bill relations in transactions related to bank credit activities in the areas of issuance, acceptance, transfer, guarantee, payment, demand of return, initiating lawsuits and mortgage of commercial bills in the Socialist Republic of Vietnam.
Article 2: Commercial bill issuers
Commercial bill issuers referred to in this ordinance are enterprises including State-owned enterprises, limited liability, joint-stock and IV companies, private businesses, foreign invested businesses, enterprises that are member units of politic and social organisations, and co-operatives. Credit institutions are not drawers and issuers.
Article 3: Definitions
1. "Commercial bill" is a financial certificate that demands payment or a commitment to payment without any terms of a certain sum of money during a certain period of time. Commercial bills include bills of exchange and draft.
2. "Draft" is a financial certificate created by those who sign it at the time of issuance, requiring the relevant party to pay a certain sum of money without any terms to the recipient in a certain period of time in the future.
3. "Draft" is a financial certificate stating a commitment to paying a sum of money without any terms to the recipient in a certain period of time in the future.
4. " Drawer" is the one who established and signs the issuance of commercial bill(s).
5. "Drawee" is the person who is responsible for paying the sum of money stated in the bill of exchange.
6. "Recipient" is the person stated in the commercial bill who is to he paid the sum of money stated in the commercial bill, or any person who is permitted to transfer the commercial bill in accordance with the ordinance's regulations.
7. "Issuer" is the person who establishes and signs the issuance of commercial bill(s).
8. "Relevant parties" include those who sign the bill issuance, those who are responsible for paying the sum of money stated in the bill of transfer, the issuer, transferor, mortgagor, recipient and guarantor.
9. "Issuance" is the establishment, signing and transfer of commercial bills made by those who sign the issuance or the issuer to the recipient.
10. "Transfer" is an action where the recipient transfers commercial bills to a third party for cash or obligation to make a payment.
11. "Acceptance" is a commitment to paying part or all of the sum stated in the bill of exchange on time via signed acceptance in compliance with this ordinance's regulations.
12. "Signature" is the mark made by the hands of those taking part in the commercial bill transaction. This signature can be made with a stamp (if any).
13. "Commercial bill relation" is the relation between the recipient and relevant parties, and also the relation between related parties in regard to issuing, accepting, transferring, guaranteeing, paying, requiring a return of and initiating a lawsuit for, and mortgaging commercial bill(s).
14. "Foreign related commercial bill relation" is the relation attracting foreign organisation; and/or individuals who sign hill issuance, who are responsible for paying the sum of money stated in the bill of exchange, the issuer, transferor, the transferee, guarantor or recipient.
Article 4: Application of international convention(s) and trade customs to commercial bill transactions with foreign partners
1. In cases international conventions that the Socialist Republic in Vietnam has signed include regulations different from those stated in this ordinance, relevant parties of a commercial bill transaction are subject to those regulations.
2. International customs can only apply to transaction(s) attracting foreign partners, and only in cases where these customs are not contradictory to Vietnam's law.
3. In cases where a commercial bill is issued in Vietnam but is accepted, transferred, guaranteed and paid in other countries it is established or signed for issuance in accordance with regulations of this ordinance.
4. In cases where a commercial bill is issued in other countries but is accepted, transferred, guaranteed and paid in Vietnam, the rights and obligations of parties related to the bill transaction are as follows:
a. The effectiveness of acceptance, transfer and guarantee of commercial bills is regulated according to Vietnamese law;
b. Payment duration of a commercial bill is defined according to Vietnamese law;
c. Rights and obligations of the recipient, related to the declaration of bills of transaction for acceptance or requirement of return of money stated in commercial bills which have not been accepted or paid, are defined according to Vietnamese law.
Article 5: Commercial bill duration
1. Duration of payment, return requirements and/or requirements with regard to legal action on commercial bills does not include holidays and weekends. If the last day of the duration is a holiday or a weekend, it is considered to be the day following that holiday or weekend.
2. The payment duration of commercial bills stated in this ordinance is short term, excluding special cases regulated by the State Bank of Vietnam. The specific payment duration is defined by the relevant recipient, the person who signs the bill issuance or the issuer.
Article 6: Funds paid via commercial bills
1. Funds must be stated in the commercial bill in the form of both numerals and words. The value of funds stated in words must not be different from those stated in numerals. In cases where a difference exists, the smaller value is effective.
2. Amounts on commercial bills must be in Vietnamese dong, excluding cases where the bills are permitted to be paid in foreign currency according to Vietnamese regulations on foreign currency management. If these bills are made not in accordance with Vietnamese regulations on foreign currency management, the funds stated in them are to be paid in Vietnamese dong according to the exchange rate issued by the State Bank of Vietnam at the time of payment.
Article 7: Commercial bill form and language
1. A commercial bill must follow the form issued by the State Bank of Vietnam, in Vietnamese. In cases where the transaction includes foreign partners, the bill terms must be stated in both Vietnamese and English.
2. The use of electronic communication to promote commercial bill transactions must be implemented according to Government regulations.
Article 8: Commercial bill loss
1. When a commercial bill is lost or damaged the recipient must immediately inform the drawee, drawer or the issuer of that loss, clearly stating the situation where or reasons why the bill is lost or damaged. The recipient is responsible for notification.
2. Recipients have the rights to ask the drawer or issuer for another copy of the lost or damaged bill after informing the loss or damage.
3. The lost bill is no longer effective once the recipient provides notification of the loss or damage according to regulations stated in Article 1 of this Ordinance.
Article 9: State management of commercial bills
The State
1. Issues and provides guidance for implementing legal documents related to commercial bills;
2. Popularises laws on commercial bills;
3. Observes, inspects and punishes violations related to commercial bill transactions;
4. Prints, supplies and retains commercial bill forms;
5. Signs and participates in international conventions on commercial bills.
Article 10: State bodies responsible for commercial bill transaction management
1. The Government regulate management activities related to commercial bill transactions.
2. The State Bank of Vietnam is responsible to the Government for implementing State management of commercial bill transactions.
3. Ministries, ministerial and Governmental bodies are responsible for implementing State management of commercial bill transactions within their powers and duties under the Government's direction.
4. Centrally governed municipal and provincial People's Committees are responsible for implementing State management on commercial bill transaction within their power and duties under the Government's direction.
Chapter II
BILL TYPES
ITEM I: BILL OF EXCHANGE
Article 11 : Bill content
1. A bill of exchange must have all the following contents:
a. Word 'bill of exchange' is written on the front face of the certificate;
b. Requirement of payment of a certain sum of money without any terms;
c. Payment duration;
d. Payment location;
e. Name and address of the drawee;
g. Name and address of the recipient;
h. Location where and date when the bill issuance is signed;
i. Name, address and signature of the drawer.
2. A bill of transfer lacking one or more of the above is ineffective.
3. In cases where there is no more room on the bill to add required information, an additional page can be attached to it according to the Government's regulations.
Article 12: Drawer's duties
A drawer is responsible by law for his (her) signing of bill issuance and paying the amount stated in the bill if the original drawee refuses to accept part of or all that amount when the bill is due.
Article 13: Declaration for acceptance
1. When awaiting the time of payment, the recipient can assign bill of transaction to the drawee for acceptance. The drawee issues an acceptance as soon as the bill is transferred. The bill is not accepted if the drawee does not issue an acceptance for it as soon as it is transferred.
2. The recipient is required to make a declaration and record of the bill to the drawee for acceptance before transferring it. This is required when the bill is paid after the regulated deadline, commencing from when the bill is accepted.
Article 14: Modes of acceptance
1. Acceptance is approved only when the drawee writes the word 'accepted' beside the amount stated in the bill; his her) signature and date of that signature.
2. In case the drawer accepts part of the amount stated in the bill he (she) must write 'accepted' for the approved part of fund, his (her) signature and date of that signature.
Article 15 : Commitment to acceptance
1. The drawee's acceptance is made without any terms.
2. The drawee is responsible for paying the funds stated the bill on time.
Article 16: Drawee's duties
When accepting a bill of exchange the drawee is subject the following duties:
1. Issuing commitment to paying the funds according to the agreed terms;
2. Approving the presence of the drawer and on-time payment of the drawee towards the recipient as the transferee according to regulations in Chapter IV of this Ordinance.
ITEM II: DRAFT
Article 17: Draft content
1. A draft must include all the following contents:
a. Word "draft" written in the front face of the certificate;
b. Commitment to paying a certain sum of money without any terms;
c. Payment duration;
d. Payment location;
e. Name and address of the recipient;
g. Location and date of signing of the issuance;
h. Name, address and signature of the issuer.
2. A draft which lacks one or more of the terms state above is ineffective.
3. In cases where there is no more room to add require information, an additional page can be attached to it according to the Government's regulations.
Article 18: Issuer's duties
The issuer is responsible for paying the funds stated in the draft to the recipient on time.
Chapter III
BILL GUARAWTEE AWD MORTGAGE
ITEM I: BILL GUARANTEE
Article 19: Bill guarantee is the action that the third party (hereinafter called the guarantor) commits to paying all or part of the funds stated in the bill if the guaranteed party (including the drawee, issuer or transferor) is unable to make the payment on time.
Article 20: Modes of guarantee
1. Bill guarantee is made under one of the following modes:
a. Stating a commitment to making a payment on the bill.
b. Issuing a payment commitment which is stated in a paper attached to the bill.
2. Guarantee commitment is approved when word "guaranteed" is written for the related funds; name, address and signature of the guarantor; and name of the guaranteed party are stated in the bill.
Article 21: Guarantor's duties and rights
1. The guarantor is required to pay the funds that he (she) commits to paying if the guaranteed is unable to make the payment on time. The guarantee cannot be abolished, excluding cases where the related bill does not satisfy regulations on bill forms.
2. Those who grant a guarantee have the right to ask the guaranteed party, the drawer and the acceptor to return the funds that they have paid.
3. Bill guarantee is implemented according to regulations in this item, other regulations of the Civil Code and relevant laws.
Item II
BILL MORTGAGE
Article 22: Rights to mortgage bills
The recipient has the right to mortgage commercial bills according to regulations in this item, other regulations in the Civil Code and relevant laws.
Article 23: Transferring commercial bills for mortgage
The bill mortgagor is required to write "transfer for mortgage", his name and address, and his signature in the bill; and transfer the bill to the mortgagee.
Article 24: Mortgaged bills
When the mortgagor completes his (her) obligations the mortgagee has to return the commercial bill to the mortgagor and write "mortgage ends" on the back of the bill. In cases where the mortgagor does not complete his (her) obligations the mortgagee becomes a bill recipient and is paid according to law.
Article 25: Notary
Documents of bill mortgage are not required to be notarised by the State or stamped by relevant People's Committees.
Chapter IV
BILL TRANSFER AND RIGHTS OF THE RECIPIENT
Article 26: Transfer
1. Commercial bills are transferred between enterprises.
2. A commercial bill is transferred as the recipient signs the back of the bill and transfers it to the transferee. By completing a bill transfer the transferee becomes a bill recipient.
3. A commercial bill cannot be transferred if it includes the words "no transfer".
4. A commercial bill can be discounted or re-discounted according to regulations by the State Bank of Vietnam.
Article 27: Terms on bill transfer
1. A bill transfer is effective when it meets the following terms:
a. Transfer of all the funds stated in the bill. A transfer of part of the fund stated in the bill is not valid;
b. The transferor is not permitted to write terms on the bill which are different from those stated in Article 29 of this Ordinance;
c. There is an acceptance from the drawee.
2. Overdue commercial bills cannot be transferred.
Article 28: Transfer limit
1. The transferor is responsible for cases where a bill is transferred but not paid, excluding cases regulated in 2 of this Article.
2. The transferor can stop further transfer of a bill by adding the words 'no further transfer' to that bill. In such case the transferor is not responsible for a further transfer of the bill.
Article 29: Modes of assigning bill transfers
Assigning a bill transfer must be so stated on the hack of the bill or in an additional paper attached to the bill which must include name and address of the transferee, date of transfer and signature of the transferor.
Article 30: Recipient
A recipient is considered to have legal status when meeting all the following conditions:
1. The bill payment deadline has yet to arrive and there is no information that the bill will not be honoured (if any);
2. He/she has rights to hold commercial bills;
3. He/she has received no information of any liens on the recipient who transferred the bill.
Article 31: Recipient's rights
1. Recipients of commercial bills are not subject to limits on the rights of the relevant parties.
2. A recipient has the rights to:
a. Ask relevant parties to pay the bill on time;
b. Transfer commercial hills according to regulations stated in this chapter;
c. Mortgage commercial bills;
d. Require a return of and initiate a lawsuit for payment of commercial bills.
3. Those who pay the recipient according to regulations in Article 30 of this Ordinance are considered to have fulfilled their payment obligations.
4. Subsequent recipients are subject to rights stated in 1 and 2 of this Article.
Article 32: Foreign recipients
Transfer of drafts to recipients who are foreigners not residing in Vietnam and foreign individuals which are not permitted to do business in Vietnam must be approved by the State Bank of Vietnam.
Chapter V
BILL PAYMENT
Article 33: Defining payment deadlines
1. Commercial bill payment deadlines are defined by the drawer and the issuer as follows:
a. A bill can be paid off as soon as it is issued;
b. A bill can be paid off a certain period of time after it is accepted;
c. A bill can be paid off a certain period of time after it signed for issuance;
d. A bill can be paid on an agreed date.2. Bills with different payment deadlines or deadlines different from those stated in I of this article are ineffective.
Article 34: Declaring commercial bills for payment
1. Commercial bills are declared for payment according to the following regulations:
a. The declaration must be made at the place stated in the bill, on the agreed date or within two dates after the payment deadline arrives;
h. Bills with payment deadlines described in a, 1, Article 33, of this ordinance must be declared for payment with 90 days commencing from the date they are signed for issuance.
2. The recipient can declare bills for payment later than the deadline stated on the face of the bills in cases where the delay is due to natural causes. The period of the delay is not calculated in the payment period.
3. When a bill is fully paid the recipient is required return the original copy of the bill and any attached documents (if any) to the paying party.
Article 35: Completing bill payment
A bill payment is complete when:
1. The drawee and drawer or the issuer pay the amount due on the bill to the recipient on time;
2. The acceptor becomes a recipient of the bill payment on the due date for payment or after this date;
3. The issuer becomes a recipient of a draft on the due date for payment or after this date;
4. The recipient cancels the bill.
Article 36: The drawee or issuer who pays off bills before the required deadline in accordance with demands of the recipient must bear all losses that occur due to this early payment.
Article 37: Collecting amounts through banks
1. The recipient can transfer commercial bills to banks and ask them for help in collecting the amounts stated on the face of these bills. To do this, the words "transfer for help", the name of the bank granting assistance and the date of the transfer must be written on the bills.
2. Banks granting assistance are permitted to collect necessary fees according to regulations set by the State Bank of Vietnam. They have to declare the commercial bills due for payment according to regulations in Article 34, of this Ordinance. In cases where these banks do not declare the bills due, making them invalid, they are responsible for paying the amounts stated on these bills to the recipient.
3. The State Bank of Vietnam regulates procedures for seeking assistance in fund collection.
Chapter VI
REQUIRING RETURN OF AMOUNTS DUE AND INITIATING A LAWSUIT ON COMMERCIAL BILLS
ITEM I: REQUIRING RETURN OF AMOUNTS DECLARED UNPAID AND UNACCEPTED ON COMMERCIAL BILLS
Article 38: Rights for requiring return of funds
The recipient has the right to require return of payments from the following subjects:
1. The drawer and guarantor in cases where part or all of the bill is not accepted in accordance with regulations in 1, Article 13, of this Ordinance;
2. The drawer, issuer, transferor and guarantor in cases where the amount due on the bill is not paid on time;
3. The drawer, transferor and guarantor in cases where the drawee announces its dissolution or goes bankrupt regardless of whether the bill is or not accepted;
4. The drawer, transferor and guarantor in cases where the drawer announces its dissolution or goes bankrupt when the bill is not accepted;
5. The issuer, transferor and guarantor in cases where the issuer ends operations or declares bankruptcy.
Article 39: If payment on the bills is refused (the obligor refuses to make payment) or acceptance is refused, the recipient is required to notify the drawer and transferor.
Article 40: Deadline of report
1. The recipient has to file a report on bills for which repayment is refused or not accepted, within four days commencing from the date of refusal.
2. Within two days starting from the date of receiving a report, each transferor has to send a report on the refused bills (including the name and address of the previous recipient) to the relevant transferor. Such reporting will not be complete until the drawer or issuer receives reports on bills
refused to be paid or accepted.
3. In cases where natural calamities cause a delay of the reporting deadline stated in 1 and 2, this Article (and these difficulties are not caused by the recipient) the period of delay is considered to be outside the number of days given for required reporting.
Article 41: Responsibilities of relevant parties
1. The drawer, issuer and transferor are responsible to the recipient for the amounts stated on the commercial bill.
2. The drawee and guarantor are responsible to the recipient for the amounts pledged to be guaranteed or accepted.
3. Relevant parties are responsible to the recipient according to regulations stated in 1 and 2, this Article.
Article 42: Accepting a requirement of return of funds
The transferor, drawer and issuer receiving reports on bills for which payment or acceptance are refused are responsible for sending relevant reports to the recipient. The transferor which has paid amounts to the recipient has the right to require return of funds from the drawer and issuer.
Article 43: Amounts which are to be paid
The recipient has the right to request payment of the following amounts:
1. Amounts which are not accepted or not paid;
2. Expenses needed for requiring return of amounts due and other relevant expenses, if any;
3. Interest accrued on overdue debts (the interest rate or overdue debts, which is issued by the State Bank of Vietnam).
Item II
STARTING LEGAL ACTION FOR PAYMENT OF COMMERCIAL BILLS
Article 44: Right to initiate a lawsuit
1. Ten dates after sending reports on bills for which payment or acceptance are refused and the recipient has yet to receive the required amounts he (she) has the right to commence legal action against relevant parties, excluding mortgage recipients. Documents necessary for commencing legal action include a petition and bills for which payment
or acceptance are refused.
2. Recipients, who do not declare commercial bills due for payment with the duration regulated in Article 34 of this Ordinance, or do not send reports on bills for which payment or acceptance have been refused, within the duration stated in Article 40 of this ordinance, lose the right to initiate a lawsuit against relevant parties, excluding the drawer, issuer
and acceptor.
3. Permission is granted to initiate legal action against various parties at the same time.
Article 45: Rights of relevant parties in legal action
Relevant parties sued according to regulations in 1, Article 44 of this Ordinance have the right to sue a related transferor or drawer, or issuer or guarantor for all or part of the amounts stated in Article 43 of this Ordinance since they complete bill payment tasks.
Article 46: Court's powers
1. The People's Courts of different levels are responsible for hearing disputes related to commercial bill transactions.
2. Procedures to deal with disputes related to commercial bill transactions are implemented according to regulations on civil actions.
Article 47: Period of legal actions
1. The recipient has the right to initiate a lawsuit against the drawer, issuer, guarantor, transferor and acceptor for the amounts regulated in Article 43 of this Ordinance within two years commencing from the date there is a refusal to pay of accept the bills.
2. Relevant parties sued according to regulations in 1, Article 44 of this ordinance have the right to initiate lawsuits against the drawer, issuer, transferor, guarantor and acceptor regarding the amounts regulated in Article 43 of this Ordinance within two years commencing from completing payment tasks.
3. If the recipient does not demand commercial bills be paid on time according to regulations in Article 34 of this Ordinance, or does not send notification of bills for which there is a refusal to pay or accepted within the duration stated in Article 40 of this ordinance, he (she) can commence legal action but only against the acceptor, issuer or drawer within two years commencing from the date of assigning the bill issuance.
4. If natural difficulties cause a delay of legal action (these difficulties are not caused by the initiator of the lawsuit) during the statute of limitations stated in 1, 2 and 3 of this Article, the time of this delay is not calculated as falling within the statute of limitations.
Chapter VII
PUNISHMENT OF VIOLATIONS
Article 48: Punishment of Violations
Those who violate regulations in this ordinance shall be administratively punished and/or prosecuted according to the nature of their violations. Those who cause losses are liable for these losses according to law.
Chapter VIII
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 49: The ordinance's effect
This Ordinance is effective as of July 1, 2000.
Article 50: Guidance on implementation
The Government shall issue detailed regulations and guidance on implementing this Ordinance.
 

 
ON BEHALF OF THE STANDING COMMITTEE OF THE NATIONAL ASSEMBLY
PRESIDENT




Nong Duc Manh

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Ordinance 17/1999/PL-UBTVQH10 DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất