Nghị định 32/CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phòng, chống lụt bão

thuộc tính Nghị định 32/CP

Nghị định 32/CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phòng, chống lụt bão
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:32/CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:20/05/1996
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lĩnh vực khác
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 32/CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 32/CP NGÀY 20 THÁNG 5 NĂM 1996 QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH PHÁP LỆNH PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Pháp lệnh Phòng, Chống lụt, bão ngày 8 tháng 3 năm 1993;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

NGHỊ ĐỊNH:

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.- Lụt, bão nói trong Nghị định này bao gồm: lũ, ngập lụt, nước biển dâng, bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sạt lở đất (do mưa, lũ bão và sóng biển gây ra).
Đối với mưa úng nội đồng, vùng gió xoáy dưới cấp 6, các loại gió mùa không thuộc phạm vi quy định của Nghị định này.
Điều 2.- Trong Nghị định này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Lụt là hiện tượng nước ngập vượt quá mức bình thường.
2. Lũ là mức nước và tốc độ dòng chảy ở các sông, suối vượt quá mức bình thường.
3. Bão là luồng gió xoáy thuận nhiệt đới được phát sinh trên biển có sức gió từ cấp 8 đến cấp 11 (tốc độ gió từ 62 km đến 117 km/giờ).
4. Bão mạnh là luồng gió xoáy thuận nhiệt đới được phát sinh trên biển có sức gió từ cấp 12 trở lên (tốc độ gió từ 118 km/giờ trở lên).
5. áp thấp nhiệt đới là vùng gió xoáy phát sinh trên biển có sức gió từ cấp 6, cấp 7 (tốc độ gió từ 39 km đến 61 km/giờ).
6. Lốc là luồng gió xoáy có sức gió mạnh tương đương với sức gió của cơn bão nhưng được hình thành và tan trong thời gian ngắn với phạm vi hoạt động trong không gian hẹp từ vài km đến vài chục km.
7. Nước biển dâng là hiện tượng mực nước biển dâng cao hơn mực nước triều bình thường do bão hoặc do các hiện tượng thiên tai khác gây nên.
8. Sạt lở đất là hiện tượng mái đất tự nhiên mất ổn định do mưa, lũ, bão hoặc sóng biển gây ra.
9. Công trình phòng, chống lụt, bão có tác dụng:
- Trực tiếp chống lại, hạn chế hoặc làm giảm nhẹ các tác động của lụt, bão.
- Phục vụ việc dự báo, cảnh báo, chỉ huy, chỉ đạo công tác phòng,
chống lụt, bão.
10. Công trình có liên quan đến công trình phòng, chống lụt, bão là công trình chuyên dùng được đặt trong phạm vi bảo vệ an toàn của công trình phòng, chống lụt, bão mà mỗi sự cố của công trình này đều có thể gây ra mất an toàn cho công trình phòng, chống lụt, bão.
CHƯƠNG II
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO
Điều 3.- Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về công tác phòng chống và khắc phục hậu quả của lụt, bão trên phạm vi cả nước.
Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương có cơ quan thường trực đặt tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có trách nhiệm tổ chức phối hợp với các cơ quan hữu quan nghiên cứu, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các đề án về phòng, chống lụt, bão; thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão; đề ra các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều, phòng, chống lụt, bão.
Điều 4.- Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương do Thủ tướng Chính phủ quyết định, bổ nhiệm có trách nhiệm:
1. Giúp Chính phủ làm nhiệm vụ điều hành, phối hợp với các cơ quan hữu quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành về phòng, chống lụt, bão.
2. Xử lý các thông tin có liên quan đến quyết định cảnh báo;
3. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác phòng, chống lụt, bão;
4. Chỉ đạo phòng ngừa đối phó với các diễn biến của lụt, bão;
5. Tổng hợp tình hình, công bố số liệu thiệt hại và đề xuất với Chính phủ biện pháp khắc phục hậu quả do lụt, bão gây ra.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh có Phân Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão giúp Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương quản ký công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão tại các tỉnh phía nam.
Điều 5.- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình lập quy hoạch, kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm về phòng, chống lụt, bão trong ngành mình; tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học vào công nghệ về phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão; hướng dẫn nghiệp vụ phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão cho các lực lượng chuyên nghiệp, bán chuyên nghiệp thuộc mình quản lý; thành lập Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão ngành, cử cán bộ chuyên trách giúp bộ, ngành đôn đốc và hướng dẫn các cơ quan trực thuộc thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả lụt, bão.
Điều 6.- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Uỷ ban nhân dân tỉnh) chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về phòng, chống lụt, bão ở địa phương thuộc mình quản lý; lập quy hoạch, kế hoạch dài hạn và hàng năm về phòng, chống lụt, bão; thành lập Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, chính quyền các cấp và nhân dân trong địa phương thực hiện các biện pháp phòng, chống và khắc phục các hậu quả lụt, bão.
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là cơ quan thường trực của Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão tỉnh.
Điều 7.- Cơ quan quản lý Nhà nước về phòng, chống lụt, bão được tổ chức theo hệ thống từ Trung ương đến địa phương.
1. ở Trung ương:
Cục Phòng, chống lụt, bão và quản lý đê điều là cơ quan thường trực giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương thực hiện chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành và điều hành công tác phòng, chống lụt, bão trên phạm vi cả nước.
Cục Phòng, chống lụt, bão và quản lý đê điều có một bộ phận đặt tại thành phố Hồ Chí Minh làm nhiệm vụ Văn phòng thường trực của Phân ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão các tỉnh phía Nam.
Nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy Văn phòng của Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương và Văn phòng Phân ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thoả thuận với Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương quy định.
2. ở địa phương:
a. ở cấp tỉnh:
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là cơ quan thường trực của Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão tỉnh:
- Tại các tỉnh có đê: giao cho Phòng quản lý đê điều, chống lụt, bão của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn kiêm nhiệm Văn phòng thường trực của Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão tỉnh, giúp Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác phòng, chống lụt, bão ở địa phương.
- Tại các tỉnh khác: giao cho một tổ chức của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn kiêm nhiệm Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác phòng, chống lụt, bão ở địa phương.
Nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Văn phòng Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão tỉnh do Trưởng ban Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão tỉnh quy định.
b. ở các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là huyện): Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn làm thường trực tham mưu cho Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão huyện thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước về công tác phòng, chống lụt, bão trong phạm vi quản lý của mình.
c. ở các xã, phường, thị trấn do Uỷ ban nhân dân phân công cán bộ kiêm nhiệm thường trực công tác phòng, chống lụt, bão.
Điều 8.- Hàng năm mỗi cấp, mỗi ngành phải kiện toàn lực lượng phòng, chống lụt, bão; sắp xếp và phân công các công việc cho mỗi lực lượng chuyên ngành trong việc phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão.
ở mỗi công trình phòng, chống lụt, bão, mỗi khu vực trọng điểm, xung yếu, cơ quan quản lý công trình phải có phương án phòng, chống lụt, bão được duyệt và phải tổ chức Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão của công trình, bố trí lực lượng chuyên trách hoặc bán chuyên trách xử lý các sự cố công trình, đồng thời quy định rõ chế độ trách nhiệm của mỗi lực lượng trong việc thực hiện các phương án đó.
CHƯƠNG III
PHÒNG NGỪA LỤT, BÃO
Điều 9.- Việc phòng ngừa lụt, bão được quy định tại các Điều 10 và 11 của Pháp lệnh phòng, chống lụt, bão. Các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân phải có kế hoạch phòng ngừa lụt, bão hàng năm và dài hạn.
Uỷ ban nhân dân các cấp phối hợp với các đoàn thể nhân dân ở địa phương tổ chức vận động và hướng dẫn nhân dân chủ đông, tích cực chuẩn bị phòng ngừa lụt, bão.
Điều 10.- Kế hoạch phòng ngừa lụt, bão được quy định như sau:
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phải có kế hoạch đề phòng các sự cố do lụt, bão gây ra cho các công trình thuộc ngành mình quản lý, tổ chức kiểm tra việc chuẩn bị phòng, chống lụt, bão ở địa phương, cơ sở theo chức năng và trách nhiệm quản lý của mình.
2. Uỷ ban nhân dân các cấp phải có phương án phòng, chống lụt, bão cho toàn địa bàn, cho từng công trình trọng điểm tại địa phương.
Phương án chống lụt bão của các công trình trọng điểm trong tỉnh do Uỷ ban nhân dân tỉnh xét duyệt.
3. Tổ chức, cá nhân phải chuẩn bị các biện pháp cần thiết để phòng ngừa lụt, bão và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan quản lý Nhà nước về công tác phòng, chống lụt, bão giao cho.
Điều 11.- Để thực hiện công tác phòng ngừa lụt, bão được quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Pháp lệnh phòng, chống lụt, bão, các Bộ ngành sau đây có nhiệm vụ:
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có trách nhiệm:
a. Chỉ đạo các tỉnh bảo đảm, củng cố và xây dựng hệ thống đê điều, tổ chức quản lý hệ thống đê điều, xây dựng các trạm cảnh báo lũ, bão; trang bị công nghệ tiến bộ cho công tác cảnh báo, điều hành chỉ đạo, chỉ huy của Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương và hướng dẫn kiện toàn hệ thống chỉ huy, cảnh báo từ Trung ương đến cơ sở, chỉ đạo các ngành, các địa phương thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn đê điều, các hồ chứa nước và các công trình phòng, chống lụt, bão khác.
b. Quy định tiêu chuẩn phòng, chống lụt, bão cho từng vùng, đôn đốc các Bộ, ngành xây dựng các tiêu chuẩn an toàn chống lụt, bão đối với các loại công trình do các ngành đó quản lý.
c. Ban hành văn bản hướng dẫn việc quản lý đầu tư về xây dựng và tu bổ đê điều, thoát lũ dòng sông phù hợp với quyền hạn và trách nhiệm đã quy định trong công tác hộ đê và phòng, chống lụt, bão.
d. Hướng dẫn nhân dân các vùng thường bị lụt, bão tác động tổ chức dân cư, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi mùa vụ, giống cây trồng và thời kỳ sinh sản gia súc để tránh các thời điểm thường có lụt, bão ở từng địa phương.
đ. Hướng dẫn, đôn đốc việc tu bổ, trồng và bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn, các giải cây và các công trình chắn sóng, giảm tốc độ dòng chảy, chắn gió cát ven sông suối, ven biển.
2. Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn có trách nhiệm trang bị công nghệ tiên tiến cho hệ thống thông tin chuyên ngành, bảo đảm thu nhập và phát báo kịp thời, đầy đủ chính xác các thông tin cần thiết phục vụ công tác quy hoạch phòng, chống lụt, bão, dự báo thời tiết, thuỷ văn, về lũ bão trên phạm vi toàn cầu, khu vực và trong cả nước; đồng thời có trách nhiệm cung cấp từng giờ các thông tin từ khi có bão, lũ từ báo động II trở lên cho Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương.
3. Tổng cục Bưu điện có trách nhiệm ưu tiên cho mạng thông tin phòng, chống lụt, bão; xây dựng, củng cố, nâng cấp các mạng thông tin chính từ Trung ương đến các tỉnh, huyện, hải đảo và các công trình trên biển; bảo đảm liên lạc thông suốt kể cả khi lũ, bão đang xẩy ra; phát báo các thông tin khí tượng hàng hải theo quy chế thông tin hàng hải hiện hành.
4. Bộ Thuỷ sản có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc đối với công tác tổ chức phòng, tránh bão của ngư dân khi hoạt động trên biển; công tác bảo vệ các phương tiện tại nơi trú ẩn; công tác bảo vệ sản xuất và các công trình nuôi trồng thuỷ sản.
5. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm bố trí ưu tiên và bảo đảm thông tuyến cho các phương tiện làm công tác hộ đê, phòng, chống lụt, bão, xây dựng, củng cố, nâng cấp các trục đường giao thông chính từ Trung ương đến các tỉnh thường bị lũ, bão gây ách tắc; bảo đảm giao thông thông suốt cả khi có lũ, bão xẩy ra; có biện pháp bảo vệ các bến cảng, kho tàng, hàng hoá và hướng dẫn các hoạt động giao thông vận tải trong các khu vực bị lụt, bão đe doạ hoặc tác động.
6. Bộ Xây dựng có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các tiêu chuẩn quy định về xây dựng các công trình kiến trúc dân dụng, kiến trúc công nghiệp nhằm bảo đảm an toàn đối với lụt, bão cho từng cấp công trình; hướng dẫn nhân dân trong việc xây dựng, tu bổ nhà cửa để hạn chế tổn thất do lụt, bão gây ra.
7. Bộ Công nghiệp có trách nhiệm:
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc bảo vệ các hồ chứa nước thuộc ngành quản lý và bảo đảm cho các nhà máy điện, mạng lưới điện vận hành an toàn cả khi có lụt, bão.
- Tổ chức phòng, chống lụt, bão, bảo vệ các cơ sở thuộc ngành quản lý, đặc biệt là các nhà máy có hoá chất độc hại; chống sạt trượt đất, bảo đảm an toàn tại các khu vực hầm lò khai thác khoáng sản.
8. Ngành Dầu khí có trách nhiệm: Tổ chức phòng, chống bão, nước biển dâng, bảo vệ các công trình thăm dò, khai thác dầu khí và các cơ sở thuộc ngành quản lý.
9. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm: Tổ chức lực lượng, phương tiện để hộ đê, chống lụt, bão khi có yêu cầu của các Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão, xây dựng các phương án bố trí ứng cứu, chi viện kịp thời các khu vực trọng điểm cần bảo vệ.
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm và đưa vào chương trình giảng dạy trong các nhà trường những kiến thức phổ thông về lụt, bão.
11. Bộ Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm tổ chức việc tuyên truyền cổ động để nhân dân hiểu rõ và thực hiện tốt công tác phòng, chống lụt, bão nhằm giảm nhẹ thiên tai.
12. Bộ Nội vụ có trách nhiệm phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan lập kế hoạch bảo vệ các công trình trọng điểm, phương án bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở vùng phân lũ, vùng có lụt, bão.
13. Bộ Y tế có trách nhiệm chuẩn bị dự trữ thuốc, phương tiện chữa bệnh và hướng dẫn, đôn đốc thực hiện các phương án cấp cứu, phòng chống các loại dịch bệnh thường phát sinh sau khi có lụt, bão xẩy ra.
14. Bộ Tài chính có trách nhiệm cân đối, cấp vốn kịp thời cho công tác duy tu bảo dưỡng đê điều, dự báo, cảnh báo lũ, bão và khắc phục hậu quả.
15. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm ưu tiên bố trí vốn cho công tác xây dựng cơ bản đê điều, hộ đê và phòng, chống lụt, bão.
16. Các Bộ, ngành khác có trách nhiệm thực hiện quản lý theo chức năng về công tác phòng ngừa lụt, bão; bảo vệ kho tàng, cơ sở kinh tế thuộc mình quản lý.
17. Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam có trách nhiệm truyền phát kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng các tin tức dự báo, cảnh báo lũ, bão, các mệnh lệnh hoặc các văn bản hướng dẫn việc phòng, chống, tránh lũ, bão do Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương gửi đến; tổ chức phổ biến sâu rộng trong nhân dân các kiến thức, kinh nghiệm và pháp lệnh về phòng, chống lụt, bão.
18. Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình đã được Chính phủ quy định có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá các kế hoạch và triển khai thực hiện việc phòng ngừa lụt, bão của các cấp, các ngành.
Điều 12.- Đối với các vùng xung yếu, hiểm trở thường bị lũ, bão, Uỷ ban nhân dân các cấp có kế hoạch chỉ đạo các ngành liên quan tổ chức dự trữ và hướng dẫn nhân dân ở địa phương dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm, thuốc chữa bệnh để sử dụng khi bị lũ, bão gây ra ách tắc giao thông.
Điều 13.- Uỷ ban nhân dân tỉnh phân công, phân cấp việc kiểm tra các công trình phòng, chống lụt, bão trong phạm vi địa phương quản lý trước mùa mưa bão. Kết quả kiểm tra phải lập thành biên bản, có kết quả đánh giá chất lượng công trình. Nếu phát hiện có hư hỏng phải có biện pháp khắc phục và phân công trách nhiệm xử lý. Trường hợp vượt quá khả năng giải quyết của cấp kiểm tra phải báo cáo kịp thời lên Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão tỉnh giải quyết.
Điều 14.- Các công trình chuyên dùng có kết hợp với các công trình phòng, chống lụt, bão và các công trình dùng vào mục đích khác được đặt trong phạm vi bảo vệ an toàn của công trình phòng chống lụt, bão phải có cấp tiêu chuẩn bảo vệ tối thiểu tương đương với cấp tiêu chuẩn bảo vệ của công trình phòng, chống lụt, bão đó; trong quá trình khai thác phải tuân thủ mọi quy định về công tác phòng, chống lụt, bão. Chủ quản công trình phải có trách nhiệm tu bổ, nâng cấp công trình theo quy định chung của toàn hệ thống công trình phòng, chống lụt, bão.
Điều 15.- Việc xây dựng mới các kho chứa lương thực, chất độc hại, chất nổ, nhiên liệu, vật tư thiết yếu và tài sản quan trọng khác trong lòng sông, bãi sông, vùng phân lũ, ngoài việc tuân theo quy hoạch và chấp hành các tiêu chuẩn về phòng, chống lụt, bão còn phải được Uỷ ban nhân dân tỉnh cho phép.
Đối với các kho đã có từ trước ngày ban hành Nghị định này chủ kho phải có biện pháp bảo đảm an toàn và không gây ra ô nhiễm môi trường xung quanh khi xẩy ra lụt bão.
Điều 16.- Lòng sông, bãi sông trong hệ thống sông tiêu thoát lũ, vùng phân lũ thuộc phạm vi địa phương nào do chính quyền nơi đó quản lý, phạm vi toàn quốc do Cục Phòng chống lụt, bão và quản lý đê điều hướng dẫn thực hiện các quy định về quản lý.
Tổ chức hoặc cá nhân gây ra chướng ngại, làm cản trở việc tiêu thoát lũ phải có trách nhiệm xử lý thanh thải vật cản đó; Nếu để chậm trễ, cơ quan quản lý phòng chống lụt, bão có quyền quyết định xử lý để bảo đảm thông thoát dòng chảy kịp thời; tổ chức hoặc cá nhân gây ra chướng ngại phải thanh toán mọi phí tổn.
Điều 17.- Thành lập một số trạm cứu hộ tàu thuyền tại các cảng quan trọng: Hải Phòng, Cửa Lò, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu.
Bộ Giao thông Vận tải xây dựng mô hình tổ chức, quy chế hoạt động của các trạm cứu hộ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 18.- Các loại phương tiện vận tải sông, biển, tàu chở khách, tàu thuyền đánh cá, tàu chuyên dùng khác đều phải trang bị đầy đủ các phương tiện thông tin, tín hiệu theo quy chế báo bão và phương tiện cứu hộ người, cứu hộ tàu thuyền.
Tàu thuỷ chở khách phải có đủ số lượng phao cá nhân cho hành khách.
Bộ Giao thông Vận tải quy định cụ thể số trang bị thông tin, tín hiệu cần thiết, phương tiện cứu hộ người, cứu hộ tàu thuyền, quy định các kiến thức tối thiểu về phòng, chống bão cho các thuyền viên để kịp xử lý khi nhận được các tin cảnh báo bão.
Cơ quan Đăng kiểm tàu biển ngoài việc kiểm tra tàu, thuyền còn có trách nhiệm kiểm tra các trang thiết bị đã nói ở trên.
ở các huyện có bến đò ngang, Phòng Giao thông huyện phải định kỳ kiểm tra chất lượng phương tiện, tiêu chuẩn người lái, phao cứu sinh bảo đảm an toàn cho các hoạt động giao thông, đặc biệt là trong mùa mưa bão.
Trước khi cho tàu thuyền hoạt động, chủ phương tiện, thuyền trưởng có trách nhiệm kiểm tra các trang bị nói trên, nếu tàu thuyền nào không được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo đảm an toàn, tàu thuyền đó không được hoạt động .
Trường hợp cho tàu, thuyền hoạt động nhưng không trang bị đủ phương tiện bảo đảm an toàn khi cơ quan kiểm tra, thanh tra giao thông phát hiện thì chủ phương tiện, thuyền trưởng phải chịu trách nhiệm. Nếu để xẩy ra thiệt hại thì chủ phương tiện, thuyền trưởng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại.
CHƯƠNG IV
CHỐNG LỤT, BÃO
Điều 19.- Thủ trưởng ngành, Uỷ ban nhân dân địa phương nơi được cảnh báo hoặc báo động lụt, bão phải tiến hành triển khai ngay các biện pháp phòng, chống lụt, bão tương ứng với cấp báo động đã được cảnh báo.
Điều 20.- Các công trình chống lụt, bão hoặc công trình có liên quan đến phòng, chống lụt, bão đang bị sự cố hoặc có nguy cơ gây ra tai hoạ phải được tập trung mọi lực lượng, phương tiện để bảo vệ và cứu hộ. Cơ quan quản lý các công trình đó phải xử lý ngay sau khi phát hiện, đồng thời phải báo cáo kịp thời lên cơ quan quản lý cấp trên.
Điều 21.- Trong khi có lụt, bão mọi tổ chức và cá nhân có trách nhiệm:
1. Chủ động, khẩn cấp cứu hộ và bảo vệ người, công trình và tài sản bị lụt, bão uy hiếp hoặc bị phá hoại.
2. Nghiêm chỉnh chấp hành mọi quyết định, hướng dẫn của chính quyền và của cơ quan, chỉ đạo phòng, chống lụt, bão;
3. Triển khai kịp thời lực lượng và phương tiện phòng chống lụt, bão theo kế hoạch hoặc các quyết định của chính quyền và của cơ quan chỉ đạo phòng, chống lụt, bão;
4. Truyền đạt đầy đủ, kịp thời mọi thông tin chỉ huy, chỉ đạo phòng, chống lụt, bão;
5. Tổ chức thường trực tại cơ quan chỉ đạo phòng, chống lụt, bão theo chế độ tuần tra canh gác tại các công trình phòng, chống lụt, bão;
6. Giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong vùng xảy ra lụt, bão theo sự hướng dẫn của cơ quan công an;
7. Tự bảo vệ và triển khai công tác phòng, chống lụt, bão cho đơn vị và gia đình, đồng thời tham gia vào công tác chống lụt, bão theo các phương án phòng, chống lụt, bão được duyệt và theo sự hướng dẫn của Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão ở địa phương.
Điều 22.- Nơi có công trình phòng, chống lụt, bão không bảo đảm an toàn theo cấp lũ, bão hoặc được cảnh báo thì Uỷ ban nhân dân địa phương có trách nhiệm hướng dẫn dân sơ tán ra khỏi khu vực nguy hiểm đồng thời phải áp dụng mọi biện pháp để cứu hộ công trình.
Điều 23.- Chính phủ giao cho Bộ Tài chính chủ trì cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn thực hiện việc đền bù theo quy định tại Điều 23 của Pháp lệnh phòng, chống lụt, bão.
Điều 24.- Tài sản trong vùng có lụt, bão bị trôi dạt, dù ai thu hồi được vẫn thuộc quyền sở hữu của chủ tài sản; chính quyền sở tại phải thông báo ngay cho tổ chức, nhân dân có tài sản đó biết để nhận lại. Trường hợp không có người nhận hoặc chủ tài sản không còn người thừa kế thì tài sản đó được sung vào công quỹ của địa phương.
Nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân lợi dụng lụt, bão dể xâm phạm tài sản của Nhà nước, của tập thể và của công dân.
CHƯƠNG V
KHẮC PHỤC HẬU QUẢ LỤT, BÃO
Điều 25.- Phải thực hiện đầy đủ các công việc khắc phục hậu quả lụt, bão đã quy định tại Điều 24, 25 của Pháp lệnh phòng, chống lụt, bão và được cụ thể thêm như sau:
1. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phối hợp với các ngành liên quan tổ chức cứu hộ người, tài sản;
Nắm ngay tình hình thiệt hại để báo cáo với cơ quan có thẩm quyền và triển khai ngay các lực lượng khắc phục hậu quả lụt, bão.
2. Tổng cục Thống kê có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thống kê và đánh giá thiệt hại do lụt, bão gây ra.
3. Thủ trưởng các ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp, chủ quản lý các công trình bị tác hại do lụt, bão có trách nhiệm chỉ đạo, phục hồi các công trình, khắc phục hậu quả; tổ chức và hướng dẫn nhân dân ổn định đời sống, phục hồi sản xuất; báo cáo kịp thời kết quả khắc phục hậu quả lụt, bão với Chính phủ, các cơ quan cấp trên có liên quan và kiến nghị các biện pháp hỗ trợ cần thiết.
Điều 26.- Để bảo đảm nhanh chóng khắc phục hậu quả lụt, bão trách nhiệm của các Bộ, ngành được quy định như sau:
1. Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương có trách nhiệm tổng hợp tình hình, đề xuất với Chính phủ quyết định các biện pháp khắc phục hậu quả, chỉ đạo các ngành các cấp thực hiện các biện pháp do Chính phủ quyết định.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có trách nhiệm:
+ Lập kế hoạch phục hồi các công trình đê điều, và các công trình phòng, chống lụt, bão khác bị lụt, bão phá hoại.
+ Hướng dẫn các địa phương khắc phục hậu quả, phục hồi sản xuất và ổn định đời sống nhân dân.
+ Hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương sửa chữa các công trình đê điều các công trình phòng, chống lụt, bão bị lụt, bão phá hoại.
3. Bộ Thuỷ sản có trách nhiệm hướng dẫn các địa phương khắc phục hậu quả, phục hồi các cơ sở sản xuất và đánh bắt thuỷ sản.
4. Bộ Y tế có trách nhiệm hướng dẫn việc tổ chức cấp cứu nạn nhân tại các cơ sở y tế, phòng chống dịch bệnh phát sinh trong vùng lụt bão.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn chỉ đạo việc tổ chức cứu trợ cho nhân dân vùng bị thiệt hại, đặc biệt đối với các đối tượng chính sách và các hộ nghèo.
6. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn các địa phương khắc phục hậu quả về ô nhiễm môi trường do lụt, bão, thực hiện vệ sinh môi trường sinh thái.
7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm cân đối các nguồn vốn để phục hồi các công trình đê điều, các công trình phòng, chống lụt, bão và các cơ sở hạ tầng bị lụt, bão phá hoại.
8. Bộ Tài chính có trách nhiệm cấp phát vốn từ ngân sách kịp thời sau mỗi đợt lũ, bão để sửa chữa đê điều, công trình phòng, chống lụt, bão và khắc phục hậu quả lụt, bão.
9. Bộ Ngoại giao phối với Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương tổ chức việc thông báo với các tổ chức quốc tế và kêu gọi sự trợ giúp quốc tế khi xẩy ra thiên tai lớn ở các địa phương.
10. Các Bộ: Xây dựng, Giao thông vận tải, Công nghiệp, Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành khác có trách nhiệm khắc phục hậu quả lụt, bão theo chức năng quản lý Nhà nước thuộc lĩnh vực ngành mình phụ trách.
CHƯƠNG VI
NGUỒN TÀI CHÍNH PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO
Điều 27.- Nguồn tài chính phòng, chống lụt, bão được quy định tại Điều 27, 28 của Pháp lệnh Phòng, Chống lụt, bão và được cụ thể thêm như sau:
1. Ngân sách Nhà nước: Cấp thường xuyên hàng năm và cấp đột xuất khi có lụt, bão xẩy ra.
- Đầu tư xây dựng cơ bản đê điều và công trình phòng, chống lụt, bão.
- Duy tu, bảo dưỡng đê điều, công trình phòng, chống lụt, bão và các công trình cảnh báo lụt, bão.
- Xử lý đột xuất các sự cố đê điều, công trình phòng, chống lụt, bão và khắc phục hậu quả lụt, bão.
2. Quỹ phòng, chống lụt, bão của địa phương do nhân dân đóng góp theo quy định chung của Chính phủ gồm các đối tượng sau đây:
- Cá nhân (không lấy công nghĩa vụ theo Pháp lệnh lao động công ích đưa vào Quỹ này).
- Doanh nghiệp đóng ở địa phương (bao gồm Doanh nghiệp Nhà nước do Trung ương hoặc địa phương quản lý và Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác).
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mức đóng góp quỹ phòng, chống lụt, bão hàng năm của địa phương.
4. Các nguồn tài trợ của các Tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc, của các nước và của các tổ chức phi Chính phủ; các khoản cứu trợ khẩn cấp của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước khi có thiên tai lụt, bão xẩy ra.
Điều 28.- Ngân sách Nhà nước cấp thường xuyên được sử dụng vào việc đầu tư xây dựng, củng cố, sửa chữa công trình phòng, chống lụt, bão; trang thiết bị cho công tác dự báo, cảnh báo, chi phí cho công tác chỉ huy, chỉ đạo điều hành phòng, chống lụt, bão.
Ngân sách Nhà nước cấp đột xuất trích từ nguồn kinh phí dự trữ quốc gia được Chính phủ xét duyệt trợ cấp cho các địa phương bị thiên tai phá hoại lớn theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương và các Bộ có liên quan khác.
Điều 29.- Quỹ phòng, chống lụt, bão của địa phương do các tổ chức và nhân dân cư trú tại địa phương đóng góp được thành lập, quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật.
Nghiêm cấm việc sử dụng quỹ phòng, chống lụt, bão sai mục đích dưới bất kỳ hình thức nào.
Điều 30.- Uỷ ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận và phân phối các khoản cứu trợ lụt bão theo đúng đối tượng và mục đích. Các khoản kinh phí, hàng cứu trợ sau khi phân phát phải báo cáo ngay với Chính phủ, Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương, Bộ Tài chính, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và có báo cáo quyết toán hàng năm.
Nghiêm cấm việc sử dụng các khoản cứu trợ vào các mục đích khác.
Điều 31.- Vật tư dự phòng tại các Bộ, ngành để xử lý khẩn cấp khi xẩy ra sự cố đê điều, khi có lụt, bão được quy định như sau:
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn:
- Được dự phòng bao tải, vải lọc, rọ thép để khắc phục sự cố trong mùa mưa bão ở các công trình thuỷ lợi lớn.
- Được dành một phần kinh phí dự trữ Nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, giống cây trồng, giống vật nuôi để tham gia khắc phục hậu quả, phục hồi sản xuất nông nghiệp.
2. Bộ Giao thông vận tải được dự phòng một số dầm cầu, phà, ca nô, và vật tư thiết yếu dùng để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông ở một số tuyến đường chính trình Chính phủ phê duyệt.
3. Bộ Y tế được dự phòng một số cơ số thuốc phòng dịch, chữa bệnh ở Trung ương và ở một số địa bàn thuận tiện cho việc điều động phục vụ chống lụt, bão. Số thuốc này được luân chuyển sử dụng hàng năm.
4. Bộ Công nghiệp được dự phòng vật tư cần thiết cho việc khắc phục sự cố ở các nhà máy điện chính, đường dây và trạm.
5. Ngành Bưu điện dự phòng vật tư, thiết bị cần thiết cho việc khắc phục các sự cố thông tin bảo đảm thông tin phục vụ chống lụt, bão thông suốt.
6. Bộ Thương mại dự phòng giấy dầu và chất lợp khác phục vụ việc khắc phục hậu quả lụt, bão và hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc việc dự phòng các nhu yếu phẩm ở các khu vực xung yếu thường bị lụt, bão gây ra ách tắc giao thông.
7. Các ngành sản xuất kinh doanh được dành một phần kinh phí dự phòng vật tư phục vụ công tác chống lụt, bão.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối, lập kế hoạch dự trữ các khoản vật tư này theo đề nghị của các Bộ có liên quan để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Điều 32.- Quỹ vật tư dự phòng của các tỉnh, thành phố trực thuộc  Trung ương bao gồm vật tư của Nhà nước do địa phương quản lý và vật tư của nhân dân đóng góp để phục vụ phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão ở địa phương.
- Nghiêm cấm việc sử dụng quỹ dự trữ vật tư phòng, chống lụt, bão sai mục đích.
Điều 33.- Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn việc lập sổ sách, kiểm tra thu chi và thanh quyết toán kinh phí, vật tư, hàng hoá đã sử dụng cho việc phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão, hàng năm không phân biệt từ nguồn nào.
CHƯƠNG VII
THANH TRA CHUYÊN NGÀNH VỀ PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO
Điều 34.- Thanh tra chuyên ngành về phòng, chống lụt, bão thực hiện chức năng thanh tra việc chấp hành pháp luật về phòng, chống lụt, bão, đề ra các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống lụt, bão.
Cục trưởng Cục Phòng, chống lụt, bão và quản lý đê điều Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chịu trách nhiệm tổ chức và thực hiện nhiệm vụ thanh tra về phòng, chống lụt, bão trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được giao.
Điều 35.- Nội dung thanh tra phòng, chống lụt, bão bao gồm:
1. Thanh tra việc chấp hành pháp luật và các văn bản pháp quy của Nhà nước về phòng, chống lụt, bão, các công việc có liên quan đến phòng chống và khắc phục hậu quả lụt, bão.
2. Thanh tra việc xây dựng, tu bổ, bảo vệ, sử dụng đê điều và công tác hộ đê, chống lụt.
3. Thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ quản lý và bảo vệ các hồ chứa nước lớn, các công trình phân lũ, chặn lũ, thoát lũ và các công trình khác có liên quan đến công trình phòng, chống lụt, bão;
4. Thanh tra việc quản lý và sử dụng vật tư dự trữ phòng, chống lụt, bão.
5. Thanh tra các hoạt động khác có liên quan đến pháp luật phòng chống lụt, bão.
Điều 36.- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Tổng thanh tra Nhà nước, Bộ trưởng - Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội xây dựng mô hình tổ chức và quy chế hoạt động của thanh tra chuyên ngành về công tác phòng, chống lụt, bão trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
CHƯƠNG VIII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 37.- Nghị định này có hiệu lực từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
Điều 38.- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------
No. 32-CP
Hanoi ,May 20, 199
DECREE
PROVIDING DETAILS FOR THE IMPLEMENTATION OF THE ORDINANCE ON THE PREVENTION AND FIGHT AGAINST FLOODS AND STORMS
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Ordinance on the Prevention and Fight against Floods and Storms of March 8, 1993;
At the proposal of the Minister of Agriculture and Rural Development,
DECREES:
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- The floods and storms mentioned in this Decree comprise: flood, inundation, rising seawater, storm, tropical depression, whirlwind, landslide (caused by rain, flood, storm and sea waves).
The rain and water logging inside the fields, the whirlwind below degree 6 and the monsoon do not come under the regulation of this Decree.
Article 2.- In this Decree the following terms are construed as follows:
1. Inundation is a water immersion deeper than the normal level.
2. Flood is the level and flow of water in the rivers and streams which surpass the normal level.
3. Storm is a clockwise tropical cyclone arising from the sea with the velocity of wind from degree 8 to degree 11 (wind speed of from 62 km to 117 km/hour).
4. Big storm is a clockwise tropical cyclone arising from the sea with wind speed upward of degree 12 (118km and more per hour).
5. Tropical depressure is a cyclone arising from the sea with wind speed of from degree 6 to degree 7 (from 39 to 61km/hour).
6. Cyclone is a whirlwind with wind velocity equivalent to the wind speed of a storm but which is formed and disperses within a short time and acts within a narrow scope from a few kilometers to a few scores of kilometers in diameter.
7. High sea water is the rising of the sea water higher than the normal tide caused by a storm or other atmospheric turbulences.
8. Landslide is the sudden loss of stability of the surface soil caused by rain, flood, storm or sea waves.
9. The constructions to prevent and fight against floods and storms are designed to:
- Directly counter, limit or reduce the impact of floods and storms.
- Help in the forecast, warning, command and guidance of the prevention and fight against floods and storms.
10. The constructions related to the projects to prevent and fight against floods and storms are specialized projects installed within the area of protection for the safety of the projects for prevention and fight against floods and storms of which any incident might cause the loss of safety of such projects.
Chapter II
STATE MANAGEMENT OF FLOOD AND STORM PREVENTION AND COMBAT
Article 3.- The Government effects unified State management throughout the country of the Prevention and Fight Against Floods and Storms and the settlement of their consequences.
The Standing Committee of the Central Steering Committee for the Prevention and Fight against Floods and Storms is headquartered at the Ministry of Agriculture and Rural Development. It has the responsibility of organizing and coordinating with the related agencies in studying and working out the strategy, general plan, plans and specific projects on the prevention and fight against floods and storms and carrying out its function of specialized inspection in the prevention and fight against floods and storms and in the settlement of their consequences; putting forth measures of preventing and checking all acts of violation of the legislation on dykes and on the prevention and fight against floods and storms.
Article 4.- The Head of the Central Steering Committee for the Prevention and Fight against Floods and Storms shall be appointed by the Prime Minister. He has the task of:
1. Helping the Government in directing and coordinating with the concerned agencies in executing the function of specialized State management of the prevention and fight against floods and storms.
2. Processing all the information related to the decisions to issue warnings against floods and storms.
3. Inspecting and promoting the prevention and fight against floods and storms.
4. Directing the preparations to cope with the evolution of the floods and storms.
5. Reviewing the situation and making public figures about the losses and proposing to the Government measures to overcome the consequences of the floods and storms.
In Ho Chi Minh City there will be a Steering Sub-Committee for the Prevention and Fight against Floods and Storms to help the Head of the Central Steering Committee in monitoring the prevention and fight against floods and storms and in overcoming their consequences in the southern provinces.
Article 5.- The Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government shall, within the limit of their tasks and powers, draw up the general plan, the long-term plans and annual plans on the prevention and fight against floods and storms in their respective branches; conduct scientific research and apply scientific and technological advances in the prevention and fight against floods and storms and in overcoming their consequences; provide professional guidance in this domain for the specialized and semi-specialized forces under their management; found the Committees for Prevention and Fight against Floods and Storms in their services and send specialized personnel to help the ministries or services to promote and guide the dependent agencies in the execution of the task of preventing and fighting against floods and storms and overcoming their consequences.
Article 6.- The Presidents of the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government (provincial People’s Committees for short) shall exert State management in the prevention and fight against floods and storms in their localities; draw up the general plan, the long-term and annual plans on the prevention and fight against floods and storms and set up the committees for the prevention and fight against floods and storms; direct and inspect and urge the agencies and administrations at various levels and the population in their localities to implement the measures of preventing and fighting against floods and storms and overcoming their consequences.
The Agriculture and Rural Development Service is the standing agency of the Committee for the Prevention and Fight against Floods and Storms in the province.
Article 7.- The State management agencies for the prevention and fight against floods and storms shall be organized according to a unified system from the center down to the localities.
1. At the center:
The Department for the Prevention and Fight against Floods and Storms and Dyke Management is the standing agency to help the Minister of Agriculture and Rural Development and the Head of the Central Steering Committee for the Prevention and Fight against Floods and Storms to carry out the function of specialized State management and direct the prevention and fight against floods and storms on the national scale.
The Department shall set up a sub-department in Ho Chi Minh City to act as standing office of the Steering Sub Committee for the Prevention and Fight against Floods and Storms in the southern provinces.
The tasks, powers and organization of the apparatus of the Office of the Central Steering Committee for the Prevention and Fight against Floods and Storms and of the Office of the Steering Sub-Committee for the Prevention and Fight against Floods and Storms shall be defined by the Minister of Agriculture and Rural Development in consultation with the Head of the Central Steering Committee for the Prevention and Fight against Floods and Storms.
2. In the localities:
a/ At the provincial level:
The Service of Agriculture and Rural Development is the standing committee of the provincial Committee for prevention and fight against floods and storms:
- In the provinces protected by dykes: the Section for the management of dykes and for the fight against floods and storms of the Service of Agriculture and Rural Development shall also act as the standing office of the Committee for the Prevention and Fight against Floods and Storms of the province to help this Committee carry out the function of State management in this work in the locality.
- In other provinces an agency of the Service of Agriculture and Rural Development shall also act as standing agency of the provincial Committee for the Prevention and Fight against Floods and Storms to help this Committee carry out its function of state management in this work in the locality.
The tasks, powers and organization of the apparatus of the office of the provincial Committee for the Prevention and Fight against Floods and Storms shall be defined by the Head of the Committee for the Prevention and Fight Against Floods and Storms in the province.
b/ In the districts, towns and cities under the province (district for short): the Section of Agriculture and Rural Development shall be the standing body to counsel the district Committee for the prevention and Fight against Floods and Storms to carry out its State management function in this work within its jurisdiction.
c/ In the communes, wards and townships the People’s Committee shall assign the tasks to its personnel to act as standing committee for the prevention and fight against floods and storms.
Article 8.- Every year, each level and each branch must strengthen its forces in the prevention and fight against floods and storms, arrange and assign concrete tasks to each specialized force in the Pprevention and fight against floods and storms and in overcoming their consequences.
At every project for the prevention and fight against floods and storms and each key and strategic area, the managing agency must work out its plan for preventing and fighting against floods and storms and submit it for approval and must organize the Committee for this work with regard to the project, arrange a specialized or semi-specialized force to handle every incident at the project. At the same time there must be a clear assignment of the responsibility of each in the execution of this plan.
Chapter III
PREVENTION AGAINST FLOODS AND STORMS
Article 9.- The prevention against floods and storms is stipulated in Articles 10 and 11 of the Ordinance on the Prevention and Fight against Floods and Storms. The State agencies, the economic and social organizations and the People’s Armed Forces units must have annual and long-term plans for this work.
The People’s Committees at all levels shall have to coordinate with the people’s organizations in the locality to organize, mobilize and guide the people to take the initiative for active preparations to cope with floods and storms.
Article 10.- The plan to prevent floods and storms is stipulated as follows:
1. The ministries, ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government must work out plans to provide against disasters caused by floods and storms to the installations under their management, organize the inspection of the preparations in this respect in their localities and their grass-roots according to their managerial function and responsibility.
2. The People’s Committees at all levels must work out the plan for Prevention and Fight Against Floods and Storms in the whole of their territories as well as for each key project in their localities.
The plan against floods and storms of each key project in the province must be approved by the provincial People’s Committee.
3. All organizations and individuals must take necessary measures to prevent floods and storms and carry out the tasks assigned by the State managerial agency in this work.
Article 11.- In order to carry out the prevention against floods and storms provided for in Articles 10 and 11 of the Ordinance on the Prevention and Fight against Floods and Storms the ministries and services shall have the following responsibilities:
1. The Ministry of Agriculture and Rural Development:
a/ To direct the provinces to ensure, strengthen and build the system of dykes, to organize the management of the dyke systems, set up the warning stations against floods and storms; to provide advanced technological means and equipment for the warning work, to direct the execution of the command of the Central Steering Committee and guide the consolidation of the system of command and warning from the center down to the grassroots, to direct the different services and localities to take measures to ensure the safety of the dykes, the reservoirs and other flood and storm prevention and combat projects.
b/ To work out the norms for the prevention and fight against floods and storms for each region and urge the ministries and branches to work out the safety norms in the fight against floods and storms with regard to the installations managed by these ministries and branches.
c/ To issue documents to guide the management of investment in the construction and reinforcement of the dykes and drainage systems for the rivers within their competence and responsibilities as defined for the work of dyke protection and the prevention and fight against floods and storms.
d/ To guide the population in the flood and storm-prone localities and to urge the population organizations to protect their agricultural production and reschedule their cropping seasons and change the strains of the plants and the reproductive cycles of their domestic animals in order not to coincide with the periods where floods and storms usually occur in the locality.
e/ To guide and promote the strengthening, planting and protection of headwater protection forests, the tree belts and the wave damming projects, to reduce the flow of the rivers and to shield against the wind and sand invasion along the streams, rivers and the coast.
2. The General Department of Meteorology and Hydrology shall have to provide advanced technologies for the system of specialized communication in order to ensure the timely collection of full and accurate information necessary for the plan of prevention and fight against floods and storms, weather and hydrology forecast, forecast on floods and storms on the global scale as well as in the region and in the country. At the same time it has to supply hourly the information to the Central Steering Committee for the Prevention and Fight against Floods and Storms right after it receives alert from the Second Degree upward.
3. The General Post Department shall have to give priority to the information network for the prevention and fight against floods and storms; build, strengthen and upgrade the main networks of information from the center down to each province, district, island and offshore island construction; ensure smooth communication even during the flood and storm; issue information about maritime meteorology according to the current maritime information statute.
4. The Ministry of Aquaculture shall have to guide, inspect and promote the prevention and avoidance of storms for the fishermen operating on the sea, the protection of the means at their shelters as well as the protection of production establishments and the aquacultural institutions and projects.
5. The Ministry of Communications and Transport shall have to give priority to and ensure uninterrupted circulation for the means of transport in their task of dyke protection and the prevention and fight against floods and storms, build, strengthen and upgrade the main transport routes from the center to the provinces which are prone to floods and storms in order to prevent traffic disruption; to ensure uninterrupted transport even during the flood and storm; to take measures to protect the ports, storages and goods and guide the communication and transport activities in the areas threatened or affected by floods and storms.
6. The Ministry of Construction shall have to guide, inspect and promote the observance of the prescribed norms in the construction of civil and industrial installations in order to ensure safety against floods and storms for each grade of the constructions, guide the population in the building and refurbishment of houses in order to limit the losses and damage caused by floods and storms.
7. The Ministry of Industry shall have:
- To guide, inspect and promote the protection of the reservoirs under its management and ensure that the power plants and the electric grids can operate safely right during the flood and storm.
- To organize the prevention and fight against floods and storms and protect the establishments under its management especially the factories using noxious chemicals; to prevent landslides and ensure the safety in the areas where lie tunnels and pits for mineral exploitation.
8. The Oil and Gas Service shall have to organize the prevention and fight against storms, the rising of sea water, to protect the projects of prospection and exploitation of oil and gas and the other establishments under its management.
9. The Ministry of Defense shall have to organize the forces and means for dyke protection and the fight against floods and storms at the request of the Committees for the Prevention and Fight against Floods and Storms and to work out plans for the timely rescue and reinforcement of the key areas which need protection.
10. The Ministry of Education and Training shall have to include in its teaching programs at the schools the general knowledge about floods and storms.
11. The Ministry of Culture and Information shall organize the education and mobilization work to make the population better understand and carry out well the prevention and fight against floods and storms aimed at reducing the losses caused by natural calamities.
12. The Ministry of the Interior shall cooperate with the various concerned levels and services to work out a plan for the protection of the key projects and a program to ensure security and social order and safety in the areas of flood diversion and the areas affected by floods and storms.
13. The Ministry of Health shall have to make good preparations in medicaments and medical treatment facilities and shall guide and promote the implementation of the plan of first aid and prevention of epidemics which usually break out after the occurrence of floods and storms.
14. The Ministry of Finance shall prepare the fiscal balance and disburse in time the capital for the maintenance and reinforcement of dykes, the forecast and warning against floods and storms and the settlement of their consequences.
15. The Ministry of Planning and Investment shall give priority to the supply of capital for the construction and reinforcement of dykes and the prevention and fight against floods and storms.
16. The other ministries and branches shall have to exert their managerial functions concerning the prevention of floods and storms, the protection of storages and economic establishments under their management.
17. The Voice of Vietnam Radio and the Vietnam Television shall have to broadcast in time on the mass media the information about the forecast and warnings against floods and storms, the orders or documents guiding the prevention, fight and avoidance of floods and storms sent by the Central Steering Committee for the Prevention and Fight against Floods and Storms, and organize the wide and deep dissemination among the population of the knowledge and experiences as well as the Ordinance on the Prevention and Fight against Floods and Storms.
18. The Central Steering Committee for the Prevention and Fight against Floods and Storms shall base itself on its function and tasks already defined by the Government to guide, inspect and evaluate the plans and the implementation of the prevention against floods and storms by different levels and branches.
Article 12.- With regard to key areas or areas where access is difficult and which are prone to floods and storms, the People’s Committees at various levels shall work out plans to guide the concerned branches to organize the reserve work and guide the local population to keep reserve in food and other essential necessities as well as medicaments for use when the flood and storm cause traffic disruption.
Article 13.- The provincial People’s Committee shall assign responsibilities in the inspection of the projects to prevent and fight against floods and storms within the areas under their management prior to each rainy and storm season. The results of the inspection must be put into written reports together with the evaluation of the quality of the projects. If any damage is detected they shall have to take measures of remedy and assign responsibilities for the remedy. Where such measures are beyond the capacity of settlement of such an inspection level they must report in time to the provincial Committee for the Prevention and Fight against floods and storms for a solution.
Article 14.- For the special-purpose constructions which are combined with the projects of prevention and fight against floods and storms and other projects used for other objectives installed within the area of safety protection of the projects against floods and storms, they must be built according to the minimum norms of protection equivalent to the norms of protection of these projects of prevention and fight against floods and storms. In the process of their exploitation the users must observe all regulations concerning the prevention and fight against floods and storms. The responsible manager of the project shall have to strengthen and upgrade the project according to the common regulation of the whole system of the projects of prevention and fight against floods and storms.
Article 15.- The construction of new storages for food, noxious substances, explosives, fuel and vital materials and other important properties within the beds of the rivers, on the river banks and in the flood diversion areas shall, in addition to observing the plan and the norms about prevention and fight against floods and storms must also get the permission of the provincial People’s Committee.
For the storages which had existed before the promulgation of this Decree the owner must take measures to ensure their safety and to prevent the pollution of the environment when a flood or storm occurs.
Article 16.- The river beds and banks within the system of rivers for the drainage of flood waters and in the flood diversion areas shall be managed by the local authorities. On the national scale the General Department for the Prevention and Fight against Floods and Storms and Management of Dykes shall provide guidance in the implementation of the regulations regarding their management.
Any organization or individual which causes obstacles which prevent the draining of flood water shall have to remove these obstacles. In case of delay the agency managing the prevention and fight against floods and storms has the right to handle the case in order to ensure the timely evacuation of the flood water. The organization or individual which causes the obstacle shall have to bear all expenses for the removal of the obstacle.
Article 17.- A number of ship rescue stations shall be established in a number of important ports such as Hai Phong, Cua Lo, Da Nang, Nha Trang and Vung Tau.
The Ministry of Communications and Transport shall set up a model for the organization and work out the operating statute of these stations and submit them to the Prime Minister for decision.
Article 18.- All the means of river and sea transport, passenger ships, trawlers and other special-purpose ships must be fully equipped with the means of communication and signals according to the Regulation on the storm forecast and the means of rescue for the passengers and ships.
All passenger boats must have the necessary quantity of lifebuoys for the passengers.
The Minister of Communications and Transport shall provide in detail for the quantity of necessary communications and signals, the means of rescue for passengers and for the ships and provide for the minimum knowledge about the prevention and fight against storms for the ship crew so that they may act in time after receiving the warning against a storm.
The Ocean-Going Ship Registration Agency, apart from controlling the ships and boats shall also have to inspect their equipment as mentioned above.
In the districts where lie ferry or ferries the Communications Section of the district must periodically check the quality of the ferry or ferries, the qualification of the driver and the lifebuoys in order to ensure the safety of the transport activities especially during the rainy and storm season.
Before putting a ship into operation the owner of the means and the ship captain shall have to check the above equipment. If the ship does not carry the necessary equipment to ensure safety, it is not allowed to operate.
In case a ship or boat is put into operation without the necessary safety equipment, if the transport control and inspection detects the infraction, the owner of the ship or boat shall have to bear full responsibility. If losses are incurred due to this deficiency the owner and the captain of the ship must take responsibility before law and must pay compensation for any losses.
Chapter IV
FIGHT AGAINST FLOODS AND STORMS
Article 19.- The heads of the branches and the People’s Committee in the locality which has received the warning or the alert about a flood or storm must immediately take the measures of prevention and fight against the flood and storm corresponding to the degree of alert which has been announced.
Article 20.- The projects against floods and storms or other projects related to the prevention and fight against floods and storms which are being damaged or are in danger of causing disaster must be given all the possible forces and means of protection and rescue. The agency managing such a project must take immediate measures of remedy after detecting the danger. At the same time it must report immediately to the higher level of management.
Article 21.- While the flood and storm is under way all organizations and individuals shall have the responsibility:
1. To take the initiative and urgent measures to rescue and protect the population, the projects and properties threatened or damaged by the flood or storm.
2. To strictly observe all decisions and guidances of the administration and of the agency for the prevention and fight against floods and storms;
3. To deploy in time the forces and means for the prevention and fight against floods and stormsaccording to plan or the decision of the administration and the agency in charge of this work.
4. To disseminate fully and in time all information from the agencies in command and the agencies to prevent and fight against floods and storms;
5. To organize permanent monitoring at the agency directing the prevention and fight against floods and storms according to the regime of patrol and guard at the projects for the prevention and fight against floods and storms;
6. To preserve social order and safety in the area affected by the flood or storm under the guidance of the police.
7. To organize self-protection and take measures to prevent and fight against floods and storms for the unit and the family, at the same time to join in the prevention and fight against floods and stormsaccording to the plan already approved and under the guidance of the Steering Committee in the locality.
Article 22.- Where the projects for Pprevention and fight against floods and storms do not meet the safety norms as required by the alerted level of the flood or storm the local People’s Committee shall have to guide the population to move out of the danger area while taking all necessary measures to save the local installations.
Article 23.- The Government assigns the Ministry of Finance to preside over and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in guiding the work of compensation as stipulated in Article 23 of the Ordinance on the Prevention and Fight Against Floods and Storms.
Article 24.- All properties which are washed away by the flood or storm and retrieved by whomsoever remain under the ownership of their owner. The local administration must immediately notify the organization or the owner of these properties so that they may recover them. In case nobody claims back the properties or their properties leave no inheritor the properties shall be remitted to the public fund of the locality.
All acts of any organization or individual of taking advantage of the flood or storm to infringe upon the property of the State, the collective and the citizens are strictly prohibited.
Chapter V
OVERCOMING THE CONSEQUENCES OF FLOODS AND STORMS
Article 25.- Everybody shall have to fully implement the work of overcoming the consequences of floods and storms as provided for in Articles 24 and 25 of the Ordinance on the Prevention and Fight Against Floods and Storms. More concretely :
1. The People’s Committees at all levels have the responsibility to coordinate with the concerned branches to organize the rescue of people and properties;
To get immediately informed of the situation of the losses in order to report it to the authorized agency and deploy immediately the forces to overcome the consequences of the flood and storm.
2. The General Department of Statistics shall guide and promote the verification of the statistics and the evaluation of the losses caused by the flood or storm.
3. The heads of the various branches, the Presidents of the People’s Committees at various levels, the responsible managers of the projects damaged by the flood or storm shall direct the restoration of the projects and overcome the consequences, organize and guide the population to stabilize life and restore production; report in time the result of the settlement of the consequences to the Government, the higher concerned agencies and propose the necessary measures of aid.
Article 26.- In order to ensure the quick overcoming of the consequences of floods and storms, the ministries and branches shall have to carry out the following tasks:
1. The Central Steering Committee for the Prevention and Fight against Floods and Storms shall make a general review of the situation and propose to the Government measures of remedy and guide the various branches and levels to carry out the measures decided by the Government.
2. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall have to:
+ Draw up a plan of restoration of the dykes and the other projects of prevention and fight against floods and storms which have been destroyed or damaged by the flood or storm.
+ Guide the localities to overcome the consequences, restore production and stabilize the life of the population.
+ To guide and direct the localities to repair the dykes and other projects of prevention and fight against floods and storm that have been destroyed or damaged by the flood or storm.
3. The Ministry of Aquaculture shall have to guide the localities to overcome the consequences and restore the production establishments and the fishing facilities.
4. The Ministry of Health shall have to guide the rescue of victims at the medical establishments and to prevent the outbreak of epidemics in the affected areas.
5. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall guide and direct the provision of aid to the population in the stricken areas, in particular, with regard to the beneficiaries of entitlement policies and the poor households.
6. The Ministry of Science, Technology and Environment shall guide the localities to overcome the environmental pollution caused by the flood or storm and carry out measures for environmental and ecological hygiene.
7. The Ministry of Planning and Investment shall have to balance the sources of capital to restore the dykes and other projects for Prevention and Fight Against Floods and Storms and the other infratructural works damaged or destroyed by the flood or storm.
8. The Ministry of Finance shall disburse budgetary fund in time after each flood and storm for the repair of dykes and other projects for the Prevention and Fight Against Floods and Storms and for overcoming their consequences.
9. The Ministry for Foreign Affairs shall together with the Central Steering Committee for Prevention and Fight Against Floods and Storms inform the international organizations and call for international aid in case of major natural calamities in the localities.
10. The Ministry of Construction, the Ministry of Communications and Transport, the Ministry of Industry, the Ministry of Education and Training and the other ministries and branches shall have to overcome the consequences of the flood and storm according to the State managerial function under their jurisdiction.
Chapter VI
FINANCIAL SOURCES FOR THE PREVENTION AND FIGHT AGAINST FLOODS AND STORMS
Article 27.- The financial sources for the prevention and fight against floods and storms are provided for in Articles 27 and 28 of the Ordinance on the Prevention and Fight against Floods and Storms. More concretely:
1. The State budget: regular allocation every year and urgent disbursement when a flood or storm occurs.
- Investment in capital construction of dykes and other projects for prevention and fight against floods and storms.
- For the strengthening and maintenance of dykes and other projects for Prevention and Fight Against Floods and Storms and for the projects on flood and storm warning.
- For the emergency handling of incidents of the dykes and other projects for Prevention and Fight Against Floods and Storms and the overcoming of their consequences.
2. The fund for the Prevention and Fight Against Floods and Storms of the locality shall be contributed by the population according to the common prescriptions of the Government. The following organizations and individuals shall have to contribute to this fund:
- The individual citizens (excluding the contribution made in the form of obligatory community labor as prescribed by the Ordinance on Community Labor).
- The enterprises located in the locality (including State enterprises managed by the Central Government or the locality and the enterprises of other economic sectors).
3. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall coordinate with the Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment and the concerned ministries and branches to work out and submit to the Government for approval the level of contribution to the annual fund of the locality for the prevention and fight against floods and storms.
4. The aid sources from the organizations of the United Nations, the various countries and the non-governmental organizations, the emergency aid of the organizations and individuals in the country and abroad when a flood and storm disaster occurs.
Article 28.- The regular allocations from the State budget shall be used to invest in the construction, consolidation and repair of the projects for prevention and fight against floods and storms, the purchase of equipment for forecast and warning, the expenses on the command and direction of the prevention and fight against floods and storms.
The emergency allocations from the State Budget shall be deducted from the national reserve fund approved by the Government to aid the localities seriously damaged by natural calamities at the proposal of the Presidents of the People’s Committees of the province and cities directly under the Central Government, the Head of the Central Steering Committee for the Prevention and Fight against Floods and Storms and the other concerned ministries.
Article 29.- The fund for the prevention and fight against floods and storms of the locality, contributed by the local organizations and population shall be set up, managed and ued in accordance with the prescriptions of law. The use of the fund for the prevention and fight against floods and storms for wrong purposes in any form is strictly forbidden.
Article 30.- The People’s Committees at various levels shall have to organize the reception and distribution of the aid to the right victims and for the right purpose. After distribution, the expenses and aid goods shall be immediately reported to the Government, the Central Steering Committee for the Prevention and Fight against Floods and Storms, the Ministry of Finance and reported in the mass media and must be recorded in the annual statement of accounts.
The use of the aid money and goods for other purposes is strictly forbidden.
Article 31.- The following is stipulated for the reserve materials at the ministries and branches for emergency use in case of dyke breaks during a flood or storm:
1. The Ministry of Agricultural and Rural Development:
- Is allowed to keep a reserve in gunny sacks, filter cloth and wire baskets at the major water conservancy works to cope with incidents during the rainy and flood season.
- To earmark part of the State reserve fund for plant protection medicine, veterinary medicaments, plant strains and animal strains in order to join in the overcoming of the consequences and restoration of agricultural production.
2. The Ministry of Communications and Transport is allowed to keep a reserve of a number of bridge girders, ferry boats, launches and other necessary materials for overcoming the incidents and ensure traffic on a number of main roads as ratified by the Government.
3. The Ministry of Health is allowed to keep a reserve of medicaments against epidemics and for medical treatment at the center and in a number of localities convenient to their transportation in service of the fight against floods and storms. This amount of medicaments shall be renewed for yearly use.
4. The Ministry of Industry is allowed to keep in reserve an amount of materials necessary for overcoming accidents in the main power plants, electric lines and transformer stations.
5. The Post Service shall keep a reserve of materials and equipment necessary for overcoming accidents in communication in order to assure the uninterrupted communication in service of the prevention and fight against floods and storms.
6. The Ministry of Trade is allowed to keep in reserve an amount of oil paper and other roofing materials in service of the overcoming of the consequences of the floods and storms and shall guide, inspect and promote the reserve of essential goods in the key areas prone to floods and storms in anticipation of possible traffic disruption.
7. The other branches of production and business are allowed to keep in reserve some materials in service of the fight against floods and storms.
The Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall balance their revenues and expenditures and draw up the plan to keep a reserve of the above-mentioned materials at the proposal of the concerned ministries and submit them to the Prime Minister for examination and ratification.
Article 32.- The reserve material funds of the provinces and cities directly under the Central Government including materials of the State managed by the localities and materials contributed by the population in service of the prevention and fight against floods and storms and overcoming their consequences in the localities.
- All uses of the reserve material fund for the prevention and fight against floods and storms outside the set purpose are strictly forbidden.
Article 33.- The Ministry of Finance shall have to guide the making of books of accounts, check the revenues and expenditures and the settlements of accounts in the expenditures, the materials and goods already used for the prevention and fight against floods and storms each year and in overcoming their consequences, regardless of their sources.
Chapter VII
SPECIALIZED INSPECTION OF THE PREVENTION AND FIGHT AGAINST FLOODS AND STORMS
Article 34.- The specialized inspection service for the prevention and fight against floods and storms shall discharge its function of inspecting the observance of the legislation on the prevention and fight against floods and storms and put forth measures to prevent and check the acts of violation of this legislation.
The Head of the Department for the Prevention and Fight against Floods and Storms and the Management of the Dykes under the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Director of the Agriculture and Rural Development Service shall organize and implement the inspection of the prevention and fight against floods and storms within their functions, tasks and powers.
Article 35.- The contents of the inspection work concerning the prevention and fight against floods and storms comprises the following:
1. To inspect the observance of law and the regulatory documents of the State on the prevention and fight against floods and storms and the other related works and the overcoming of the consequences of floods and storms.
2. To inspect the construction, reinforcement, protection and use of the dykes and the dyke reinforcement and the fight against floods.
3. To inspect the execution of the task of managing and protecting the major reservoirs, the flood diversion, delaying and drainage and other works related to these projects;
4. To inspect the management and use of material reserve for the prevention and fight against floods and storms.
5. To inspect the other activities related to the legislation on the prevention and fight against floods and storms.
Article 36.- The Minister of Agriculture and Rural Development shall coordinate with the General Inspector of the State, the Minister-Chairman of the Government Commission on the Organization and Personnel, the Minister of Finance, the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs to build a model for the organization and the statute of operation of the specialized Inspection Service in the work of prevention and fight against floods and stormsand summit it to the Prime Minister for decision.
Chapter VIII
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 37.- This Decree takes effect on the date of its signing. The earlier regulations which are contrary to this Decree are now annulled.
Article 38.- The Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government, the Presidents of the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to implement this Decree.
On behalf of the Government

  
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Phan Van Khai
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản tiếng việt
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 32/CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất