Chỉ thị 04/2005/CT-BBCVT của Bộ Bưu chính, Viễn thông về công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai năm 2005
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Chỉ thị 04/2005/CT-BBCVT
Cơ quan ban hành: | Bộ Bưu chính Viễn thông |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 04/2005/CT-BBCVT |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Người ký: | Đỗ Trung Tá |
Ngày ban hành: | 26/04/2005 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Chỉ thị04/2005/CT-BBCVT tại đây
tải Chỉ thị 04/2005/CT-BBCVT
CHỈ THỊ
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG SỐ 04/2005/CT-BBCVT
NGÀY 26 THÁNG 4 NĂM 2005 VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG LỤT, BàO,
GIẢM NHẸ THIÊN TAI NĂM 2005
Ngày 08 tháng 4 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 12/2005/CT-TTg về công tác phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2005, để tổ chức triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ nhằm chủ động đối phó với mọi tình huống của thiên tai, bảo đảm an toàn tuyệt đối thông tin liên lạc phục vụ sự chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai của cơ quan Đảng và chính quyền các cấp, các ngành, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ, kế hoạch năm 2005, Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông chỉ thị các đơn vị khẩn trương thực hiện tốt những công việc trọng tâm sau:
1. Tổ chức phổ biến, quán triệt sâu rộng trong cán bộ, công nhân, viên chức ở tất cả các đơn vị trong ngành về Pháp lệnh phòng, chống lụt, bão của Nhà nước, các Nghị định số 32/CP ngày 20/5/1996, số 62/1999/NĐ-CP của Chính phủ, các Quyết định số 1548/QĐ-TTg ngày 05/12/2001, số 132/2002/QĐ-TTg ngày 07/02/2002, số 63/2002/QĐ-TTg ngày 20/5/2002 và Chỉ thị số 32/2004/CT-TTg ngày 17/9/2004, số 12/2005/CT-TTg ngày 08/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai;
2. Tổ chức kiện toàn Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tổng kết rút kinh nghiệm công tác phòng, chống lụt, bão, khắc phục hậu quả thiên tai và đảm bảo thông tin liên lạc năm 2004 ở tất cả các đơn vị, các cấp; khen thưởng kịp thời đối với những tập thể điển hình, những cá nhân tiêu biểu đã có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống lụt, bão, khôi phục mạng lưới thông tin và đảm bảo an toàn thông tin liên lạc năm 2004;
3. Chủ động nắm bắt nhu cầu thông tin phục vụ công tác điều tra, dự báo khí tượng thuỷ văn, phục vụ chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống lụt, bão của các cơ quan Đảng, chính quyền và Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão các cấp, các ngành để xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện nhằm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu thông tin nói trên ngay từ đầu tháng 4 năm 2005;
4. Xây dựng, triển khai thực hiện ngay từ đầu tháng 4/2005 các phương án phòng, chống lụt, bão; phương án ứng cứu - khôi phục mạng lưới; phương án dự phòng trang thiết bị mạng lưới; phương án bảo đảm thông tin liên lạc cho cơ quan Đảng, chính quyền và Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão các cấp theo định hướng " Chủ động phòng tránh - Đối phó kịp thời - Khắc phục khẩn trương và có hiệu quả". Việc xây dựng các phương án trên phải được thực hiện theo phương châm " 4 tại chỗ", phải đồng bộ giữa các giải pháp về kỹ thuật, kinh tế và tổ chức nhân sự; phải phù hợp với đặc điểm của từng đơn vị, từng địa phương nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối thông tin liên lạc, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra; việc trang thiết bị dự phòng mạng lưới cần xem xét và tính đến phương án dự phòng theo địa bàn, theo phân cấp quản lý nhằm tiết kiệm và hiệu quả.
5. Đối với các đơn vị thuộc Bộ
Ngoài những nội dung công việc đã xác định trên đây, công tác phòng, chống lụt bão cần được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị. Chủ động đề xuất, phối hợp với Ban chỉ huy phòng, chống lụt bão Bộ để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và giải quyết các công việc liên quan đến công tác phòng, chống lụt, bão của doanh nghiệp bưu chính viễn thông.
a) Vụ Viễn thông chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong Bộ và các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông để xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành Quyết định của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông về công tác phòng, chống lụt, bão và đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác phòng, chống lụt, bão.
b) Cục Tần số Vô tuyến điện:
- Phân bổ, cấp phép, xử lý can nhiễu cho thiết bị hệ thống thông tin vô tuyến điện Hệ một, hệ thống thông tin phục vụ phòng, chống lụt, bão và hệ thống thông tin an toàn, tìm kiếm cứu nạn;
- Sớm công bố băng tần, điều kiện sử dụng thiết bị vô tuyến điện không cần giấy phép cho tàu thuyền đánh cá;
- Chủ trì, Vụ viễn thông và Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam phối hợp giải quyết dứt điểm can nhiễu giữa trạm rada thời tiết Nha Trang của Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia với tuyến vi ba của Công ty VTN để đảm bảo an toàn cho thông tin liên lạc và thông tin dự báo thời tiết.
6. Đối với các doanh nghiệp bưu chính viễn thông:
a) Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành và sớm đưa các dự án bảo đảm thông tin liên lạc trong vùng phân lũ, chậm lũ Bắc bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long vào hoạt động để phục vụ cho các địa phương thuộc hai vùng nói trên trước mùa mưa lũ năm 2005;
b) Tiếp tục triển khai chủ trương nâng tầng, kiên cố hoá nhà trạm và mạng ngoại vi; tăng cường công tác kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống thiết bị, mạng lưới viễn thông, đặc biệt lưu ý đến hệ thống nguồn điện và chống sét; tăng cường năng lực mạng thông tin di động phục vụ công tác phòng, chống lụt, bão, phấn đấu đến hết năm 2005 đạt 100% số huyện và các khu vực trọng điểm lũ lụt được phủ sóng di động. Chủ động nghiên cứu, phối hợp giữa các doanh nghiệp thông tin di động (VMS, GPC, Viettel) để xây dựng phương án và khi cần thiết có thể thực hiện chuyển vùng giữa 3 mạng di động tại những địa bàn trọng điểm về phòng, chống lụt, bão và an ninh quốc phòng; nâng cao tính cơ động và số lượng của xe thông tin di động vô tuyến sóng ngắn, xe lưu động di động GSM, thiết bị thông tin vệ tinh Inmarsat phục vụ phòng chống lụt bão;
c) Cần ưu tiên đầu tư phát triển mạng lưới và bảo đảm thông tin liên lạc cho các xã đảo, huyện đảo; đẩy nhanh tiến độ thử nghiệm và sớm có kết luận về thông tin di động GSM công suất lớn phục vụ phát triển kinh tế - biển đảo, phục vụ phòng, chống lụt bão và an ninh, quốc phòng.
d) Đối với Công ty Thông tin Điện tử Hàng hải:
- Ngoài việc bảo đảm thông tin an toàn - báo nạn hàng hải theo quy định hiện hành, cần mở rộng và nâng cao chất lượng nhận tin, phát trực tiếp tin thời tiết, bão lũ và trực canh trên cặp tần số 7903 kHz - 7906 kHz tại các đài duyên hải để phục vụ ngư dân. Tổ chức tốt việc phát tin an toàn hàng hải bằng tiếng Việt trên thiết bị NAVTEX ở tần số 490kHz;
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc ngành Thuỷ sản, Quốc phòng và chính quyền địa phương của các tỉnh, thành phố ven biển để tuyên truyền, hướng dẫn ngư dân trang bị, sử dụng thiết bị thông tin trên tàu, thuyền.
Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão Bộ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị này, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện và báo cáo kết quả lên Bộ trưởng./.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây