Thông tư 27/2010/TT-BKHCN đo lường bức xạ, hạt nhân

thuộc tính Thông tư 27/2010/TT-BKHCN

Thông tư 27/2010/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về đo lường bức xạ, hạt nhân và xây dựng, quản lý mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:27/2010/TT-BKHCN
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Lê Đình Tiến
Ngày ban hành:30/12/2010
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ, Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Xây dựng mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia

Ngày 30/12/2010, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư 27/2010/TT-BKHCN về việc hướng dẫn đo lường bức xạ, hạt nhân và xây dựng, quản lý mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường.

Theo đó, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam có trách nhiệm xây dựng trình Bộ KHCN ban hành quyết định thành lập Trung tâm điều hành và các trạm vùng thuộc Mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia; quản lý hoạt động của Trung tâm điều hành và các trạm vùng thuộc Mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia.

Cụ thể, Trung tâm điều hành có chức năng quản lý, điều phối hoạt động của Mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia và phục vụ điều hành ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân. Trung tâm có các nhiệm vụ: thu thập dữ liệu từ các trạm, các điểm quan trắc trong Mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia và Hệ thống quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia; xử lý và xây dựng cơ sở dữ liệu phóng xạ môi trường quốc gia; lưu giữ vô thời hạn các dữ liệu phóng xạ môi trường…

Ngoài ra, trạm vùng có chức năng thực hiện quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường trong vùng; điều phối hoạt động của các trạm địa phương và trạm cơ sở thuộc vùng và phục vụ điều hành ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân. Trạm vùng có các nhiệm vụ: nhận và phân tích đánh giá chỉ tiêu phóng xạ của các mẫu môi trường do các trạm địa phương trong vùng gửi đến; kết nối và thu nhận dữ liệu quan trắc trực tuyến từ các trạm địa phương và các trạm cơ sở của cơ sở hạt nhân có trong vùng…

Thông tư có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Thông tư27/2010/TT-BKHCN tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
---------------------

Số: 27/2010/TT-BKHCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2010

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VỀ ĐO LƯỜNG BỨC XẠ, HẠT NHÂN VÀ XÂY DỰNG, QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC VÀ CẢNH BÁO PHÓNG XẠ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 07/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử;

Căn cứ Nghị định số 70/2010/NĐ-CP ngày 22 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử về nhà máy điện hạt nhân;

Căn cứ Quyết định số 1636/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia đến năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về đo lường bức xạ, hạt nhân và xây dựng, quản lý mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường như sau:

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn về đo lường bức xạ, hạt nhân và xây dựng, quản lý mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường bao gồm: Trung tâm điều hành quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường (sau đây được gọi là Trung tâm điều hành), trạm quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường cấp vùng (sau đây được gọi là trạm vùng), trạm quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường cấp tỉnh (sau đây được gọi là trạm địa phương) và trạm quan trắc tại các cơ sở hạt nhân (sau đây được gọi là trạm cơ sở).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tiến hành các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tại Việt Nam.
Chương II
CHUẨN ĐO LƯỜNG BỨC XẠ, HẠT NHÂN KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN THIẾT BỊ GHI ĐO BỨC XẠ, HẠT NHÂN VÀ THIẾT BỊ BỨC XẠ
Điều 3. Thiết lập, duy trì chuẩn đo lường bức xạ, hạt nhân quốc gia
1. Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam quản lý phòng chuẩn đo lường bức xạ, hạt nhân quốc gia theo các quy định của pháp luật về đo lường.
2. Phòng chuẩn đo lường bức xạ, hạt nhân quốc gia có các nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu sau đây:
a) Thiết lập chuẩn, giữ chuẩn, truyền chuẩn đo lường bức xạ, hạt nhân và định kỳ hiệu chuẩn hoặc so sánh với chuẩn quốc tế được công nhận;
b) Nghiên cứu phương pháp đo lường bức xạ, hạt nhân;
c) Nghiên cứu xây dựng các quy trình kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị ghi đo bức xạ, thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân;
d) Công nhận các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực kỹ thuật tiến hành kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị ghi đo bức xạ, thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân;
đ) Lưu giữ hồ sơ liên quan đến hoạt động của Phòng chuẩn đo lường bức xạ, hạt nhân quốc gia.
Điều 4. Kiểm định, hiệu chuẩn các thiết bị ghi đo bức xạ, hạt nhân và thiết bị bức xạ
1. Danh mục các thiết bị ghi đo bức xạ, hạt nhân phải kiểm định, hiệu chuẩn được quy định tại Danh mục phương tiện đo pháp định và Tiêu chuẩn quốc gia về quy trình kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị ghi đo bức xạ do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
2. Danh mục thiết bị bức xạ phải kiểm định, hiệu chuẩn được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Tiêu chuẩn quốc gia về quy trình kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị bức xạ do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
Chương III
QUAN TRẮC VÀ CẢNH BÁO PHÓNG XẠ MÔI TRƯỜNG
Điều 5. Chỉ tiêu và tần suất quan trắc
1. Suất liều bức xạ gamma trong không khí - quan trắc liên tục;
2. Liều tích lũy - ba tháng đo một lần;
3. Đồng vị phóng xạ trong son khí - quan trắc liên tục;
4. Tổng hoạt độ phóng xạ beta trong mẫu rơi lắng khô, rơi lắng ướt và nước mưa - mỗi tháng đo một lần;
5. Hàm lượng radon và tổng hoạt độ phóng xạ beta trong nước (nước sinh hoạt, nước mặt, nước ngầm và nước thải) - ba tháng đo một lần;
6. Hàm lượng các đồng vị phóng xạ trong môi trường đất (đất bề mặt, trầm tích) - sáu tháng đo một lần;
7. Hàm lượng các đồng vị phóng xạ trong thực vật, lương thực và thực phẩm - sáu tháng đo một lần;
8. Các thông số khí tượng liên quan - quan trắc liên tục.
Điều 6. Xây dựng và quản lý Trung tâm Điều hành, trạm vùng, trạm địa phương, trạm cơ sở
1. Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam có trách nhiệm:
a) Xây dựng trình Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quyết định thành lập Trung tâm điều hành và các trạm vùng thuộc Mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia;
b) Quản lý hoạt động của Trung tâm Điều hành và các trạm vùng thuộc Mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia. Định kỳ hàng năm Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ về hiện trạng phóng xạ môi trường quốc gia và báo cáo ngay khi có hiện tượng bất thường về phóng xạ, đồng thời gửi bản sao báo cáo tới Cục An toàn bức xạ và hạt nhân.
2. Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
a) Xây dựng trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành quyết định thành lập Trạm địa phương trên cơ sở Quy hoạch mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia;
b) Quản lý hoạt động của Trạm địa phương trên địa bàn.
3. Tổ chức, cá nhân vận hành một trong những cơ sở hạt nhân sau đây phải xây dựng và quản lý các trạm cơ sở:
a) Nhà máy điện hạt nhân;
b) Lò phản ứng nghiên cứu;
c) Cơ sở làm giàu urani, chế tạo nhiên liệu hạt nhân;
d) Cơ sở xử lý, lưu giữ, chôn cất chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực của Trung tâm Điều hành và Trạm vùng, Trạm địa phương, Trạm cơ sở phải đáp ứng yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường.
Điều 7. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Điều hành
1. Trung tâm Điều hành có chức năng quản lý, điều phối hoạt động của Mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia và phục vụ điều hành ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân.
2. Trung tâm Điều hành có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
a) Thu thập dữ liệu từ các trạm, các điểm quan trắc trong Mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia và Hệ thống quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia;
b) Xử lý và xây dựng cơ sở dữ liệu phóng xạ môi trường quốc gia và lưu giữ vô thời hạn các dữ liệu phóng xạ môi trường;
c) Thực hiện phân tích, đánh giá diễn biến sự cố bức xạ và hạt nhân phục vụ việc điều hành ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân;
d) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, điều phối và kiểm tra hoạt động của các trạm quan trắc trong Mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia;
đ) Báo cáo Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam về kết quả quan trắc định kỳ sáu tháng một lần và báo cáo ngay khi có hiện tượng bất thường về phóng xạ hoặc khi Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam yêu cầu.
Điều 8. Chức năng, nhiệm vụ của trạm vùng
1. Trạm vùng có chức năng thực hiện quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường trong vùng; điều phối hoạt động của các trạm địa phương và trạm cơ sở thuộc vùng và phục vụ điều hành ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân.
2. Trạm vùng có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
a) Thu thập, xử lý và phân tích các chỉ tiêu phóng xạ môi trường tại các địa phương thuộc vùng nơi không có trạm địa phương theo chỉ tiêu và tần suất quy định tại Điều 5 của Thông tư này;
b) Nhận và phân tích đánh giá chỉ tiêu phóng xạ của các mẫu môi trường do các trạm địa phương trong vùng gửi đến;
c) Kết nối và thu nhận dữ liệu quan trắc trực tuyến từ các trạm địa phương và các trạm cơ sở của cơ sở hạt nhân có trong vùng;
d) Thực hiện đánh giá tình trạng phóng xạ tại hiện trường khi có sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân xảy ra trong vùng;
đ) Báo cáo kết quả quan trắc trong vùng bằng văn bản với Trung tâm Điều hành định kỳ ba tháng một lần và báo cáo ngay khi có hiện tượng bất thường về phóng xạ hoặc khi Trung tâm Điều hành yêu cầu.
Điều 9. Chức năng, nhiệm vụ của trạm địa phương
1. Trạm địa phương có chức năng thực hiện quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường trong phạm vi tỉnh, thành phố nơi đặt trạm; phục vụ điều hành ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân.
2. Trạm địa phương có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
a) Thực hiện quan trắc các chỉ tiêu phóng xạ môi trường tại địa phương theo tần suất quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 8 Điều 5 của Thông tư này;
b) Thu thập và gửi về trạm vùng các mẫu môi trường theo quy định tại các khoản 4, 5, 6,7 Điều 5 của Thông tư này và theo yêu cầu của Trạm vùng;
c) Tập hợp dữ liệu, phân tích đánh giá và gửi báo cáo kết quả quan trắc tới Trạm vùng và Sở Khoa học và Công nghệ định kỳ mỗi tháng một lần, báo cáo ngay khi có hiện tượng bất thường về phóng xạ hoặc khi Trạm vùng và Sở Khoa học và Công nghệ yêu cầu.
Điều 10. Chức năng, nhiệm vụ của trạm cơ sở
1. Trạm cơ sở có chức năng thực hiện quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường trong phạm vi cơ sở hạt nhân; phục vụ điều hành ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân.
2. Trạm cơ sở có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
a) Thực hiện quan trắc các chỉ tiêu phóng xạ môi trường tại cơ sở hạt nhân theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này;
b) Kết nối, gửi số liệu quan trắc thường xuyên tới Trạm vùng và trạm địa phương nơi có cơ sở hạt nhân;
c) Thu thập số liệu, xử lý, phân tích đánh giá các chỉ tiêu phóng xạ môi trường; tập hợp và lưu giữ số liệu quan trắc theo quy định;
d) Gửi báo cáo đánh giá kết quả quan trắc tới Trạm vùng, Sở Khoa học và Công nghệ ba tháng một lần; tới Cục An toàn bức xạ và hạt nhân sáu tháng một lần và báo cáo ngay khi có hiện tượng bất thường về phóng xạ hoặc khi Trung tâm điều hành, Trạm vùng, Sở Khoa học và Công nghệ, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân yêu cầu;
đ) Thực hiện đánh giá tình trạng phóng xạ tại hiện trường khi có sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân xảy ra tại cơ sở.
Điều 11. Công bố kết quả quan trắc
Bộ Khoa học và Công nghệ có thẩm quyền công bố kết quả quan trắc phóng xạ môi trường.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức và cá nhân kịp thời phản ánh bằng văn bản về Bộ Khoa học và Công nghệ để xem xét, sửa đổi, bổ sung.

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Toà án NDTC; Viện KSNDTC;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Lưu VT, NLNT, PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Đình Tiến

PHỤ LỤC

DANH MỤC THIẾT BỊ BỨC XẠ PHẢI KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN
 (Ban hành kèm theo Thông tư số 27 ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về đo lường bức xạ, hạt nhân và xây dựng, quản lý mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường)

1. Thiết bị phát tia X dùng kiểm tra hành lý.

2. Thiết bị phát tia X chụp ảnh công nghiệp.

3. Thiết bị phát tia X dùng trong nghiên cứu và chiếu xạ.

4. Thiết bị bức xạ dùng trong y tế:

- Máy X quang thường quy;

- Máy X quang chiếu chụp mạch, chiếu chụp can thiệp;

- Máy X quang vú;

- Máy X quang di động;

- Máy X quang răng;

- Máy chụp cắt lớp vi tính (CT, PET/CT).

5. Các thiết bị xạ trị:

- Máy xạ trị Co-60;

- Máy xạ trị gia tốc tuyến tính (LINAC);

- Máy xạ trị bằng chùm tia ion, proton;

- Máy xạ trị gamma knife, cyber – knife;

- Máy xạ trị áp sát.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF SCIENCE AND TECHNOLOGY
___________

No. 27/2010/TT-BKHCN

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
______________

Hanoi, December 30, 2010

CIRCULAR

Guiding the measurement of radiation and nuclear, development and management of the network of environmental radioactivity observation and warning

 

Pursuant to the Law on Atomic Energy No. 18/2008/QH12 dated June 03, 2008;

Pursuant to the Government’s Decree No. 07/2010/ND-CP dated January 25, 2010, detailing and guiding a number of articles of the Law on Atomic Energy;

Pursuant to the Government’s Decree No. 70/2010/ND-CP dated June 22, 2010, detailing and guiding a number of articles of the Law on Atomic Energy regarding nuclear power plants;

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 1636/QD-TTg dated August 31, 2010, approving the national network of environmental radioactivity observation and warning through 2020;

Pursuant to the Government's Decree No. 28/2008/ND-CP dated March 14, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Science and Technology;

The Minister of Science and Technology guides the measurement of radiation and nuclear, development and management of the network of environmental radioactivity observation and warning as follows:

 

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation

This Circular guides the measurement of radiation and nuclear, development and management of the network of environmental radioactivity observation and warning, including operation center for environmental radioactivity observation and warning (hereinafter referred to as operation center), regional stations for environmental radioactivity observation and warning (hereinafter referred to as regional observatories), provincial stations for environmental radioactivity observation and warning (hereinafter referred to as local observatories) and observatories at nuclear facilities (hereinafter referred to as grassroots-level observatories).

Article 2. Subjects of application

This Circular applies to organizations and citizens in the country, overseas Vietnamese, foreign organizations and individuals, international organizations carrying out activities in the field of atomic energy in Vietnam.

 

Chapter II

STANDARDS OF RADIATION AND NUCLEAR MEASUREMENT, TESTING AND CALIBRATION OF RADIATION AND NUCLEAR MEASURING EQUIPMENT, RADIATION EQUIPMENT

 

Article 3. Setting and keeping the national standards of radiation and nuclear measurement

1. Vietnam Atomic Energy Institute shall manage the national laboratory for radiation and nuclear measurement in accordance with the law on measurement.

2. The national laboratory for radiation and nuclear measurement shall have the main tasks and powers as follows:

a) Standard setting, standard keeping, transmission of radiation and nuclear measurement standards and periodic calibration or comparison with internationally recognized standards;

b) Study of radiation and nuclear measurement methods;

c) Study and development of processes for inspection and calibration of radiation measuring equipment, radiation equipment, and nuclear equipment;

d) Recognition of organizations and individuals with sufficient technical capacity to inspect and calibrate radiation measuring equipment, radiation equipment, and nuclear equipment;

dd) Archive of dossiers relating to activities of the national laboratory for radiation and nuclear measurement.

Article 4. Testing and calibration of radiation and nuclear measuring equipment, radiation equipment

1. The lists of radiation and nuclear measuring equipment subject to testing and calibration are provided in the List of legal measuring instruments and National Standards on procedures for testing and calibration of radiation recording and measuring equipment issued by the Ministry of Science and Technology.

2. The list of radiation equipment subject to testing and calibration is provided in Appendix to this Circular. National Standards on procedures for testing and calibration of radiation recording and measuring equipment shall be issued by the Ministry of Science and Technology.

 

Chapter III

ENVIRONMENTAL RADIOACTIVITY OBSERVATION AND WARNING

 

Article 5. Norm and observation frequency

1. Gamma radiation dose rate in the air - continuous observation;

2. Cumulative dose - once every three months;

3. Radioisotopes in aerosols - continuous observation;

4. Total beta radioactivity in dry, wet and rainwater samples - once a month;

5. Radon content and total beta radioactivity in water (domestic water, surface water, groundwater and wastewater) - every three months;

6. Content of radioisotopes in the soil environment (surface soil, sediment) - every six months;

7. Content of radioisotopes in plants, food and foodstuff - every six months;

8. Relevant meteorological parameters - continuous observation.

Article 6. Building and managing operation center, regional observatories, local observatories and grassroots-level observatories

1. The Vietnam Atomic Energy Institute shall:

a) Formulate and submit to the Ministry of Science and Technology for promulgation of the decisions on establishment of the operation center and regional observatories affiliated to the national network of environmental radioactivity observation and warning;

b) Manage operations of the operation center and regional observatories affiliated to the national network of environmental radioactivity observation and warning. On an annual basis, the Vietnam Atomic Energy Institute shall send reports on the national environmental radioactivity to the Ministry of Science and Technology and immediately report abnormal phenomenon of radioactivity, concurrently, send a copy of such report to the Agency for Radiation and Nuclear Safety.

2. Departments of Science and Technology of provinces and centrally-run cities shall:

a) Formulate and submit to People's Committees of provinces and centrally-run cities for promulgation of decisions on establishment of local observatories on the basis of the Master plan for national network of environmental radioactivity observation and warning;

b) Manage operations of local observatories in the localities.

3. Organizations and individuals operating one of the following nuclear facilities must build and manage grassroots-level observatories:

a) Nuclear power plants;

b) Research reactor;

c) Facilities that enrich uranium or produce nuclear fuel;

d) Facilities that store, dispose of or bury radioactive waste and spent nuclear fuel.

4. Physical foundations, equipment and human resources of operation center, regional observatories, local observatories and grassroots-level observatories must meet requirements specified in the national technical regulation on environmental radioactivity observation and warning.

Article 7. Functions and tasks of the operation center

1. The operation center shall manage and operate the national network of environmental radioactivity observation and warning, and serve the response to radiation incidents, nuclear incidents.

2. The operation center has the following main tasks:

a) Collecting data from stations and observatories in the national network of environmental radioactivity observation and warning and national system of natural resources and environment observation;

b) Processing and developing the national database on environmental radioactivity, and storing indefinitely environmental radioactivity data;

c) Analyzing and assessing radiation and nuclear incidents, serving the response to radiation and nuclear incidents;

d) Providing professional guidance, coordinating and inspecting operations of observatories in the national network of environmental radioactivity observation and warning;

dd) Reporting the Vietnam Atomic Energy Institute the biannual observation results, and immediately sending reports on abnormal phenomenon of radioactivity, or upon the Vietnam Atomic Energy Institute's request.

Article 8. Functions and tasks of regional observatories

1. The regional observatory shall conduct the environmental radioactivity observation and warning in the region; coordinate operations of local and grassroots-level observatories, and serve the response to radiation incidents, nuclear incidents.

2. The regional observatory has the following main tasks:

a) Collecting, processing and analyzing environmental radioactivity norms in localities in the region where local observatories are unavailable according to the norms and frequency specified in Article 5 of this Circular;

b) Receiving and analyzing radioactive norms of environmental samples sent by local observatories in the region;

c) Connecting and receiving online observation data from local and grassroots-level observatories of nuclear facilities in the region;

d) Assessing the radioactive status at the scene when radiation incidents or nuclear incidents occur in the region;

dd) Sending written reports on the observation results in the region to the operation center every three months, and immediately sending reports on abnormal phenomenon of radioactivity, or upon the operation center's request.

Article 9. Functions and tasks of local observatories

1. The local observatory shall conduct the environmental radioactivity observation and warning in the province or city where it is located; serve the response to radiation incidents, nuclear incidents.

2. The local observatory has the following main tasks:

a) Observing environmental radioactivity norms in the locality according to the frequency specified in Clauses 1, 2, 3 and 8 Article 5 of this Circular;

b) Collecting environmental samples and sending them to regional observatories in accordance with Clauses 4, 5, 6, 7 Article 5 of this Circular, and upon request of regional observatories;

c) Summarizing data, analyzing, assessing and sending reports on observation results to regional observatories, and the provincial-level Department of Science and Technology on a monthly basis, and immediately sending reports on abnormal phenomenon of radioactivity, or upon the requests of regional observatories and the provincial-Department of Science and Technology.

Article 10. Functions and tasks of grassroots-level observatories

1. The grassroots-level observatory shall conduct the environmental radioactivity observation and warning in the nuclear facility; serve the response to radiation incidents, nuclear incidents.

2. The observatory has the following main tasks:

a) Observing environmental radioactivity norms in the nuclear facility in accordance with Article 5 of this Circular;

b) Frequently connecting and sending observation data to regional and local observatories where the nuclear facility is located;

c) Collecting data, processing, analyzing and assessing environmental radioactivity norms; collecting and storing observation data in accordance with regulations;

d) Sending reports on observation assessment to regional observatories and the provincial-level Department of Science and Technology every three months; sending such reports to the Agency for Radiation and Nuclear Safety every six months, and immediately sending reports on abnormal phenomenon of radioactivity, or upon the requests of regional observatories, the provincial-Department of Science and Technology and Agency for Radiation and Nuclear Safety.

dd) Assessing the radioactive status at the scene when radiation incidents or nuclear incidents occur in the facility;

Article 11. Observation result announcement

The Ministry of Science and Technology shall announce environmental radioactivity observation results.

 

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

 

Article 12. Effect

1. This Circular takes effect after 45 days from the signing date.

2. Any difficulties arising in the course of implementation should be promptly reported in writing to the Ministry of Science and Technology for review, amendment and supplementation.

For the Minister

The Deputy Minister

LE DINH TIEN

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 27/2010/TT-BKHCN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 27/2010/TT-BKHCN PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 930/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng nhà máy sản xuất kinh doanh nguyên vật liệu phòng cháy chữa cháy, vật liệu cách nhiệt cách âm, ngành xây dựng, ngành cơ khí, ngành thép, điện, điện tử, đồ gỗ, đồ gia dụng, sản phẩm từ plastic, nhựa nguyên sinh, vật liệu hiện đại” của Công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật công nghệ môi trường Đất Việt

Tài nguyên-Môi trường