Thông tư 25/2010/TT-BKHCN thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm

thuộc tính Thông tư 25/2010/TT-BKHCN

Thông tư 25/2010/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất oxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ và các chất ăn mòn bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:25/2010/TT-BKHCN
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Quân
Ngày ban hành:29/12/2010
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ, Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

-------------------------

Số: 25/2010/TT-BKHCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-------------------------

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2010

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm

là các chất oxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ và các chất ăn mòn

bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

------------------------------------

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 thỏng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Cụng nghệ;

Căn cứ Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 thỏng 11 năm 2009 của Chớnh phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Cụng nghệ hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất ôxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ và các chất ăn mòn bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên lãnh thổ Việt Nam như sau:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm loại 5 và loại 8 bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, gồm: các chất ôxy hoá, các hợp chất ô xít hữu cơ (loại 5) và các chất ăn mòn (loại 8) quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây viết tắt là Nghị định số 104/2009/NĐ-CP).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) liên quan đến việc vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên lãnh thổ Việt Nam.
Trường hợp Điều ước quốc tế liên quan đến vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ mà nước Cộng hoà xó hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với Thông tư này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.
2. Việc vận chuyển hàng nguy hiểm phục vụ mục đích quốc phũng, an ninh của lực lượng vũ trang do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
3. Các trường hợp quy định tại Điều 2 Nghị định 104/2009/NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ quyết định việc áp dụng những quy chế, biện pháp đặc biệt, cụ thể:
a) Hàng phục vụ cho yêu cầu cấp bách phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, địch họa;
b) Hàng quá cảnh của các nước, tổ chức quốc tế mà Việt Nam không ký kết hoặc gia nhập Điều ước quốc tế liên quan với các nước, tổ chức quốc tế đó.
Điều 3. Giải thớch thuật ngữ
Trong Thông tư này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người gửi hàng là doanh nghiệp có hàng nguy hiểm cần vận chuyển bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
2. Người vận tải là doanh nghiệp thực hiện việc vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
3. Bản sao hợp lệ là bản sao có chứng thực của cơ quan công chứng hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp.
4. Phiếu an toàn hóa chất là tài liệu do nhà sản xuất hoặc nhập khẩu thiết lập, được in bằng tiếng Việt có đầy đủ các thông tin sau:
a) Nhận dạng hóa chất;
b) Nhận dạng đặc tính nguy hiểm của hóa chất;
c) Thông tin về thành phần các chất;
d) Đặc tính lý, hóa của hóa chất;
đ) Mức độ ổn định và khả năng hoạt động của hóa chất;
e) Thông tin về độc tính;
g) Thông tin về sinh thái;
h) Biện pháp sơ cứu về y tế;
i) Biện pháp xử lý khi có hoả hoạn;
k) Biện pháp phòng ngừa, ứng phú khi có sự cố;
l) Yêu cầu về cất giữ;
m) Tác động lên người và yêu cầu về thiết bị bảo vệ cá nhân;
n) Yêu cầu trong việc thải bỏ;
o) Yêu cầu trong vận chuyển;
p) Quy chuẩn kỹ thuật và quy định pháp luật phải tuân thủ;
q) Các thông tin cần thiết khác.
Trường hợp Phiếu an toàn hoá chất có nhiều trang, các trang phải được đánh số liên tiếp từ trang đầu đến trang cuối. Số đánh trên mỗi trang phải bao gồm số thứ tự của trang và số chỉ thị tổng số trang của toàn bộ Phiếu an toàn hoá chất.
Chương II
ĐIỀU KIỆN ĐỂ DOANH NGHIỆP ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM BẰNG PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM
Điều 4. Đối với hàng nguy hiểm được gửi
Hàng nguy hiểm là hóa chất loại 5 và loại 8 cần vận chuyển phải được đóng gói, ghi nhãn theo quy định tại các Điều 7, 8, 9 và Điều 13 Nghị định số 104/2009/NĐ-CP, cụ thể như sau:
1. Việc đóng gói hàng nguy hiểm, bao bì, thùng chứa hóa chất nguy hiểm phải phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành về bao gói hóa chất nguy hiểm dùng trong sản xuất công nghiệp hoặc tiêu chuẩn quốc tế được Bộ Công Thương thừa nhận.
Trường hợp sử dụng các dụng cụ chứa khác thì dụng cụ chứa hàng nguy hiểm phải có tiêu chuẩn áp dụng và phải được thử nghiệm đạt yêu cầu kỹ thuật với tiêu chuẩn đó.
2. Bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm phải có:
a) Nhãn hàng hóa theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ quy định về nhãn hàng hóa và các quy định hiện hành về ghi nhãn hàng hóa là hóa chất nguy hiểm;
b) Dán biểu trưng nguy hiểm của loại, nhóm hàng hóa theo quy định tại Mục 1 Phụ lục III của Nghị định số 104/2009/NĐ-CP.
3. Có đầy đủ phiếu an toàn hóa chất theo quy định tại khoản 4 Điều 3 của Thông tư này.
Điều 5. Đối với phương tiện vận chuyển
Điều kiện đối với phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm:
1. Phương tiện vận chuyển của chính doanh nghiệp có hàng nguy hiểm cần vận chuyển hoặc của người vận tải được thuê vận chuyển phải được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Giao thụng vận tải kiểm định, cấp phép lưu hành và còn thời hạn sử dụng.
2. Phương tiện vận chuyển phải đáp ứng các điều kiện kỹ thuật cho việc vận chuyển hàng nguy hiểm do Bộ Công Thương quy định, cụ thể như sau:
a) Không dùng xe rơ móc để chuyên chở hàng nguy hiểm;
b) Xe vận chuyển hàng nguy hiểm phải có ca bin đủ chỗ cho 02 người ngồi gồm 01 lái xe và 01 người áp tải;
c) Người vận tải phải đảm bảo các yêu cầu về người điều khiển phương tiện, người áp tải, trang thiết bị phụ trợ và các biện pháp kỹ thuật đối với vận chuyển hàng nguy hiểm quy định tại tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002;
d) Có dụng cụ phương tiện, trang thiết bị phòng cháy chữa cháy phù hợp đối với hàng nguy hiểm được vận chuyển do cơ quan Công an phòng chữa cháy quy định;
đ) Có phương tiện che, phủ kín toàn bộ bộ phận chở hàng. Mép che phủ sau khi phủ kín các phía cũn thừa ra ớt nhất 20cm và có đủ các bộ phận gá buộc để có thể định vị chắc chắn khi vận chuyển;
e) Phương tiện che phủ phải đảm bảo chống được thấm nước và chống cháy;
g) Điện áp trong hệ thống của phương tiện vận chuyển không được vượt quá 24V.
h) Phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm còn phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật khác như đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ Giao thông vận tải quy định.
3. Phương tiện vận chuyển phải dán biểu trưng nguy hiểm của loại hàng, nhóm hàng vận chuyển. Nếu cùng một phương tiện vận chuyển nhiều loại hàng nguy hiểm khác nhau tại một thời điểm thì trên phương tiện vận chuyển đó phải dán đủ các biểu trưng nguy hiểm của các loại hàng đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên và phía sau phương tiện. Bên dưới biểu trưng này phải dán báo hiệu nguy hiểm có hình dạng, kích thước, màu sắc quy định tại Mục 2 Phụ lục III của Nghị định 104/2009/NĐ-CP, ở giữa có ghi số UN (mã số Liên hợp quốc). Kích thước của báo hiệu và mã số Liên hợp quốc (UN) quy định tại Phụ lục VII của Thông tư này.
4. Doanh nghiệp có phương tiện vận chuyển phải có kế hoạch, biện pháp cụ thể về việc xử lý phương tiện (xóa hoặc bóc các biểu trưng nguy hiểm dán trên phương tiện; tẩy rửa, khử các hóa chất độc hại còn lại trên phương tiện,...) sau khi kết thúc đợt vận chuyển nếu không tiếp tục vận chuyển loại hàng nguy hiểm đó.
Điều 6. Đối với người điều khiển phương tiện và người áp tải
1. Người điều khiển phương tiện vận chuyển phải có giấy phép lái xe còn hiệu lực, phù hợp với hạng xe ghi trong giấy phép lái xe, đồng thời phải có chứng chỉ chứng nhận đó được huấn luyện an toàn hóa chất do Bộ Công Thương cấp.
Người điều khiển phương tiện vận chuyển có trách nhiệm kiểm tra hàng nguy hiểm trước khi vận chuyển, phải đảm bảo an toàn vận chuyển theo quy định; chấp hành đầy đủ thông báo của người gửi hàng và những quy định ghi trong giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm; chỉ tiến hành vận chuyển khi có đủ giấy phép, biểu trưng và biển báo nguy hiểm theo quy định.
2. Người áp tải phải được huấn luyện và có chứng chỉ chứng nhận đó được huấn luyện an toàn hóa chất mà mình áp tải do Bộ Công Thương cấp và chấp hành đầy đủ các quy định ghi trong giấy phép vận chuyển.
Chương III
THỦ TỤC CẤP GIẤY PHẫP VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM
BẰNG PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ
Điều 7. Thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm
Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền thẩm xét hồ sơ xin cấp phép của doanh nghiệp và cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho doanh nghiệp cần vận chuyển bằng phương tiện giao thụng cơ giới đường bộ kèm theo báo hiệu nguy hiểm.
Điều 8. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm
Doanh nghiệp có hàng nguy hiểm cần vận chuyển hoặc doanh nghiệp thực hiện vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ lập 01 bộ hồ sơ gửi về Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Hồ sơ bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục I Thụng tư này (tên hàng nguy hiểm phải được ghi theo đúng tên gọi, mã số Liên hợp quốc UN theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định số 104/2009/NĐ-CP) kèm theo bản sao hợp lệ giấy đăng ký kinh doanh.
2. Danh sách phương tiện vận chuyển, người điều khiển phương tiện, người áp tải theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này.
3. Danh mục lịch trình vận chuyển, loại hàng nguy hiểm vận chuyển, tổng trọng lượng hàng nguy hiểm cần vận chuyển theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Thông tư này.
4. Bản cam kết của doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này.
5. Lệnh điều động vận chuyển (đối với giấy phép cho vận chuyển nhiều chuyến hàng, nhiều loại hàng nguy hiểm) theo mẫu quy định tại Phụ lục V của Thông tư này.
6. Bản cam kết của người vận tải (trong trường hợp doanh nghiệp thuê phương tiện vận chuyển của doanh nghiệp khác).
7. Phiếu an toàn hóa chất quy định tại khoản 4 Điều 3 của Thông tư này.
8. Các tài liệu liên quan đến yêu cầu của người điều khiển phương tiện, người áp tải:
a) Bản sao hợp lệ thẻ an toàn lao động của người điều khiển phương tiện, người áp tải được cấp theo quy định hiện hành của Nhà nước kèm theo chứng chỉ chứng nhận đó được huấn luyện an toàn hóa chất do Bộ Công Thương cấp;
b) Bản sao hợp lệ giấy phép lái xe của người điều khiển phương tiện phù hợp với phương tiện vận chuyển.
8. Bảo sao hợp lệ giấy đăng ký phương tiện vận chuyển kèm theo giấy chứng nhận kiểm định phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) cấp. Trường hợp doanh nghiệp cú hàng nguy hiểm cần vận chuyển phải thuê phương tiện vận chuyển, doanh nghiệp phải nộp kèm theo bản sao hợp lệ hợp đồng thuê vận chuyển trong đó nêu chi tiết các thông tin về phương tiện vận chuyển (loại phương tiện, biển kiểm soát, trọng tải).
9. Bảo sao hợp lệ giấy chứng nhận kiểm định bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm cần vận chuyển còn thời hạn hiệu lực (đối với các dụng cụ chứa chuyên dụng). Trường hợp sử dụng các dụng cụ chứa khác, doanh nghiệp phải nộp kèm theo hồ sơ bản sao hợp lệ các tài liệu sau:
a) Tiêu chuẩn áp dụng đối với dụng cụ chứa hàng nguy hiểm do doanh nghiệp công bố ;
b) Phiếu kết quả thử nghiệm phự hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng của dụng cụ chứa hàng nguy hiểm do tổ chức thử nghiệm đó đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm theo quy định tại Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động đánh giá sự phự hợp cấp.
Điều 9. Trình tự cấp Giấy phép vận chuyển
1. Trong thời hạn bảy ngày (07) làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ tổ chức thẩm xét hồ sơ và cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục VI của Thông tư này.
2. Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng các yêu cầu quy định, trong thời hạn ba ngày (03) làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tới doanh nghiệp để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Điều 10. Hiệu lực của Giấy phép vận chuyển
Giấy phép vận chuyển được cấp theo hồ sơ đăng ký cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm của doanh nghiệp. Thời hạn hiệu lực của giấy phép vận chuyển không quá 12 tháng, kể từ ngày cấp.
Chương IV
TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH NGHIỆP
VÀ CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN
Điều 11. Trách nhiệm của doanh nghiệp
1. Người gửi hàng, người vận tải, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có trách nhiệm:
a) Tuân thủ các quy định của Thông tư này trong quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm;
b) Kiểm tra, kiểm soát hàng hóa, phương tiện vận chuyển, người điều khiển phương tiện, người áp tải hàng hóa về việc tuân thủ các quy định tại các Điều 4, 5, 6 Thông tư này và thể hiện đầy đủ trong bộ hồ sơ xin cấp phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng tài liệu cụ thể;
c) Xây dựng lịch trình vận chuyển hàng nguy hiểm rõ ràng, đầy đủ; yêu cầu người điều khiển phương tiện tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về lịch trình vận chuyển, các yêu cầu của người gửi hàng, chỉ dẫn của các đơn vị thi công cầu, đường trên tuyến hành trình vận chuyển. Thực hiện đúng lịch trình vận chuyển, hàng nguy hiểm vận chuyển, thời gian vận chuyển nếu trong giấy phép vận chuyển; thực hiện ghi nhật ký quá trình vận chuyển theo lệnh điều động đối với từng chuyến hàng vận chuyển và định kỳ 3 tháng, báo cáo tình hình vận chuyển hàng nguy hiểm về Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố nơi cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho doanh nghiệp kèm theo lệnh điều động theo mẫu quy định tại Phụ lục V;
d) Thông báo bằng văn bản thời gian cụ thể của lịch trình vận chuyển hàng nguy hiểm và bản sao giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp tới Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố nằm trong lịch trình vận chuyển đó xây dựng để có kế hoạch giúp đỡ, hỗ trợ trong trường hợp có sự cố;
đ) Tuân thủ các quy định về an toàn trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ hàng hoá nguy hiểm;
e) Chịu trách nhiệm về an toàn, vệ sinh, môi trường đối với hàng nguy hiểm trong quá trình vận chuyển;
g) Thực hiện đầy đủ những quy định liên quan khác trong Nghị định số 104/2009/NĐ-CP.
2. Trường hợp vi phạm các quy định của Thông tư này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả gây ra sẽ bị thu hồi giấy phép vận chuyển hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Tổ chức thẩm xét hồ sơ và cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho doanh nghiệp.
2. Phối hợp với ngành chức năng (thanh tra giao thông vận tải, công thương, công an,...) thanh tra, kiểm tra việc vận chuyển hàng nguy hiểm của doanh nghiệp đó được cấp giấy phép vận chuyển.
3. Định kỳ 6 tháng, báo cáo tình hình cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm về Bộ Khoa học và Công nghệ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trên địa bàn quản lý.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành và thay thế Thông tư số 10/2008/TT-BKHCN ngày 08 tháng 8 năm 2008 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thủ tục cấp giấy phộp vận chuyển hoá chất nguy hiểm là các chất ôxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ và các chất ăn mòn bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Điều 14. Điều khoản chuyển tiếp
Trường hợp, giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cấp cho doanh nghiệp theo quy định tại Thông tư số 10/2008/TT-BKHCN ngày 08 thỏng 8 năm 2008 của Bộ Khoa học và Công nghệ vẫn còn thời hạn khi Thông tư này có hiệu lực thi hành, doanh nghiệp tiếp tục được phép sử dụng giấy phép vận chuyển đó cho đến khi hết thời hạn hiệu lực.
Điều 15. Tổ chức thực hiện
 1. Trong trường hợp tiêu chuẩn quốc gia viện dẫn trong Thông tư này có sự sửa đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì sử dụng tiêu chuẩn đó sửa đổi, bổ sung hoặc công bố mới.
2. Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có vướng mắc, đề nghị tổ chức, cá nhân cú liên quan kịp thời phản ánh về Bộ Khoa học và Công nghệ để xem xét, giải quyết./ .

Nơi nhận:

- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);

- Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);

- Các Bộ, CQ ngang Bộ, CQ thuộc CP;

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Các Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, TP;

- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);

- Công báo;                                                     

- Lưu: VT, TĐC.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

(Đã ký)

 

 

 

 

Nguyễn Quân

Phụ lục I

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 25/2010/TT-BKHCN

ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

---------------------------------

 

Tên đơn vị chủ quản (nếu có):...

Tên doanh nghiệp đề nghị cấp phép:....

---------------------------

Số:..............................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------------------

..........ngày.......tháng......năm..............

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP

Vận chuyển các chất ôxi hóa/các hợp chất ôxit hữu cơ/các chất ăn mòn

(Vận chuyển loại hàng hoá nào thì ghi tên loại hàng hoá đó)

 

Kính gửi: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh/thành phố.............

 

Tên doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép: ..................................................................

Địa chỉ:........................................................................................................................

Điện thoại:...................................................................................................................

Fax: .................................................- E-mail:..............................................................

Giấy đăng ký kinh doanh số:...................Ngày cấp:........................Nơi cấp:...............

Đề nghị cấp giấy phép vận chuyển (tên hàng nguy hiểm, nhóm hàng, mã UN):.........

Thời gian bắt đầu vận chuyển:.....................................................................................

Tổng trọng lượng hàng hoá cần vận chuyển (tấn): ...........................................……..

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép vận chuyển bao gồm:

1.

2.

3.

....

...........................................................................(tên doanh nghiệp đề nghị cấp phép vận chuyển) cam kết chấp hành đầy đủ các quy định của nhà nước về vận chuyển hàng nguy hiểm./.

 

 

 

Đại diện doanh nghiệp

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu )

 

Phụ lục II

MẪU DANH SÁCH PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN,

NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN, NGƯỜI ÁP TẢI HÀNG NGUY HIỂM

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 25/2010/TT-BKHCN

ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

-------------------------------------

 

Tên đơn vị chủ quản (nếu có):...

Tên doanh nghiệp đề nghị cấp phép:....

----------------------------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------------

 

 

DANH SÁCH

PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN, NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN,

NGƯỜI ÁP TẢI HÀNG NGUY HIỂM

 

 

TT

Tên chủ phương tiện

Loại xe

Trọng tải

(ghi đúng trọng tải theo giấy đăng ký)

Biển kiểm soát

Tên người điều khiển

Tên người áp tải

Hợp đồng thuê vận chuyển (đối với trường hợp thuê phương tiện vận chuyển)

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đại diện doanh nghiệp

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu )

 

Phụ lục III

MẪU LỊCH TRÌNH VẬN CHUYỂN, LOẠI HÀNG NGUY HIỂM VẬN CHUYỂN

VÀ TỔNG TRỌNG LƯỢNG HÀNG NGUY HIỂM CẦN VẬN CHUYỂN

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 25/2010/TT-BKHCN

ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

-----------------------------------

 

Tên đơn vị chủ quản (nếu có):...

Tên doanh nghiệp đề nghị cấp phép:....

----------------------------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------------------

 

LỊCH TRÌNH VẬN CHUYỂN, LOẠI HÀNG NGUY HIỂM VẬN CHUYỂN

VÀ TỔNG TRỌNG LƯỢNG HÀNG NGUY HIỂM CẦN VẬN CHUYỂN

 

TT

Tên, địa chỉ đơn vị sản xuất

Tên, địa chỉ đơn vị nhận hàng

Tên hàng, nhóm hàng, mã UN

Hành trình vận chuyển (ghi tên các tỉnh, thành phố nơi hàng hóa sẽ vận chuyển đi qua)

Tổng trọng lượng hàng nguy hiểm cần vận chuyển (tấn/năm)

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng:

............

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

....

Tổng cộng:

.............

 

 

Đại diện doanh nghiệp

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu )

 

Phụ lục IV

MẪU BẢN CAM KẾT VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 25/2010/TT-BKHCN

ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

--------------------------------------

 

Tên đơn vị chủ quản (nếu có):...

Tên doanh nghiệp đề nghị cấp phép:....

-------------------------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------------

............, ngày......tháng.......năm......

 

 

BẢN CAM KẾT VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỀM

 

 

Kính gửi:           Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh/thành phố..............

 

 

            - Họ và tên (của giám đốc doanh nghiệp):........................................................

            - Chức vụ: Giám đốc.........(tên doanh nghiệp)..................................................

            - Địa chỉ:...........................................................................................................

            - Điện thoại:........................................Fax:.......................................................

            ......(tên doanh nghiệp).......................... cam kết thực hiện các nội dung sau:

1. Thực hiện đúng lịch trình vận chuyển theo giấy phép vận chuyển và mỗi chuyến hàng vận chuyển hàng nguy hiểm đều làm Lệnh điều động vận chuyển theo mẫu kèm theo và có sổ theo dõi việc vận chuyển hàng nguy hiểm.

            2. Bảo đảm an toàn, vệ sinh, môi trường trong quá trình vận chuyển hàng  nguy hiểm theo quy định của pháp luật. Đồng thời thông báo tới Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố nằm trong lịch trình vận chuyển để có kế hoạch giúp đỡ, hỗ trợ trong trường hợp xảy ra sự cố.

 

 

Đại diện doanh nghiệp

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu )

 

Phụ lục V

MẪU LỆNH ĐIỀU ĐỘNG VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 25/2010/TT-BKHCN

ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

-------------------------------------

 

Tên đơn vị chủ quản (nếu có):...

Tên doanh nghiệp đề nghị cấp phép:....

----------------------------

Số:............/LĐĐ....

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------------------

............, ngày......tháng.......năm......

 

 

LỆNH ĐIỀU ĐỘNG VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỀM

 

 

- Họ và tên (của Lãnh đạo doanh nghiệp):........................................................

- Chức vụ: .........................................................................................................

- Hôm nay, ngày.......tháng.......năm....., .......................(tên doanh nghiệp) điều động vận chuyển hàng nguy hiểm theo giấy phép vận chuyển đã được cấp như sau:

Loại phương tiện, biển kiểm soát:.................................................................

Tên người điều khiển phương tiện:...............................................................

Tên người áp tải:............................................................................................

Tên hàng hóa vận chuyển (tên hàng hóa, nhóm hàng, mã UN):...................

Trọng lượng hàng hóa vận chuyển:...............................................................

Hoá đơn số, ngày, tháng, năm:......................................................................

Lý do vận chuyển:.........................................................................................

Địa điểm lấy hàng hóa:..................................................................................

Địa điểm giao hàng hoá:................................................................................

Hành trình vận chuyển:.................................................................................

Thời gian vận chuyển:...................................................................................

Tên, địa chỉ và điện thoại của chủ hàng khi cần liên hệ khẩn cấp:...............

 

Nơi nhận:

- ........(nơi nhận hàng);

- ........(nơi giao hàng);

- ........(tên UBND tỉnh/thành phố nơi hàng nguy hiểm được vận chuyển đi qua) (để phối hợp);

- ......(người điều khiển phương tiện) (để thực hiện);

- ........(người áp tải) (để thực hiện);

- Lưu............

Đại diện doanh nghiệp

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu )

 

Phụ lục VI

MẪU GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM  

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 25/2010/TT-BKHCN

 ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

---------------------------------

Thông tư 25/2010/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất oxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ và các chất ăn mòn bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

Ghi chú: - Trường hợp doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép vận chuyển cho nhiều phương tiện, nhiều người điều khiển phương tiện và nhiều người áp tải thì các nội dung ở mục 3, 4, 5, 6 của mẫu giấy phép vận chuyển cần được xây dựng thành phụ lục 1 với các nội dung quy định tại Phụ lục II của Thông tư này. Khi đó, nội dung ở các mục 3, 4, 5, 6 sẽ ghi: “theo Phụ lục 1 kèm theo Giấy phép này“.

- Trường hợp doanh nghiệp có lịch trình vận chuyển đến nhiều địa điểm khác nhau với trọng lượng vận chuyển khác nhau thì các nội dung ở mục 7, 8 cần được xây dựng thành phụ lục 2 với các nội dung quy định tại Phụ lục III của Thông tư này. Khi đó, nội dung ở các mục 7, 8 sẽ ghi: “theo Phụ lục 2 kèm theo Giấy phép này“.

 

Phụ lục VII

KÍNH THƯỚC CỦA BÁO HIỆU VÀ MÃ SỐ LIÊN HỢP QUỐC (UN)

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 25/2010/TT-BKHCN

 ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

-----------------------------------
Thông tư 25/2010/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất oxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ và các chất ăn mòn bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

Cách thức thể hiện:

- Báo hiệu nguy hiểm được thiết kế là hình chữ nhật (kích thước 300mm x 500mm) với màu vàng cam.
- Mã số Liên hợp quốc (UN) gồm 4 chữ số theo Phụ lục 1 Nghị định số 104/2009/NĐ-CP.
- Mã số UN được ghi ở giữa báo hiệu, chiều cao của chữ số không được nhỏ hơn 70mm

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF SCIENCE AND TECHNOLOGY
--------

No. 25/2010/TT-BKHCN

SOCIALISTREPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------

Hanoi, December 29,2010

 

CIRCULAR

GUIDING THE PROCEDURES FOR LICENSING THE ROAD TRANSPORT OF HAZARDOUS GOODS BEING OXIDANTS, ORGANIC OXIDES, AND CORROSIVE SUBSTANCES

Pursuant to the Law on Product and goods quality dated November 21st2007;

Pursuant to the Government s Decree No. 28/2008/NĐ-CP dated March 14th2008 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Science and Technology;

Pursuant to the Government s Decree No.104/2009/NĐ-CPdated November 11th2009 on the list of hazardous goods and the road transport of hazardous goods;

The Minister of Science and Technology guides the procedures for licensing the road transport of hazardous goods being oxidants, organic oxides, and corrosive substances within the Vietnam’s territory as follows: 

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

This Circular guides the procedures for licensing the transport of hazardous goods of class 5 and class 8 using road motor vehicles, comprising: oxidants, organic oxides (class 5) and corrosive substances (class 8) specified in the Annex 1 promulgated together with the Government s Decree No. 104/2009/NĐ-CP dated November 09th2009 of the Government on the list of hazardous goods being transported by motor transports (hereinafter referred to as the Decree No. 104/2009/NĐ-CP).

Article 2. Subjects of application

1. This Circular is applicable to the Vietnamese and foreign organizations and individuals (hereinafter referred to as enterprises) related to the transport of hazardous goods by road motor vehicles in the Vietnam’s territory.

If the International Agreements related to the transport of hazardous goods by road motor vehicles to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory are inconsistent with this Circular, such International Agreements shall apply.

2. The transport of hazardous goods serving National defense and security of the armed forces shall be prescribed by the Ministry of National Defense and the Minister of Public Security.

3. The application of the special measures and regulations to the cases prescribed in Article 2 of Decree No. 104/2009/NĐ-CP shall be decided by the Prime Minister, in particular:

a) The goods serving the urgent need for the prevention of epidemics, natural disaster, or enemy invasion;

b) The goods in transit of the countries and international organizations that Vietnam does not sign or join any International Agreement with them.

Article 3. Interpretation of terms

The terms in this Circular are construed as follows:

1. The consignor is the enterprise that has hazardous goods that needs to be transported by road motor vehicles.

2. The deliverer is the enterprise that transports the hazardous goods  by road motor vehicles.

3. Valid copies are copies authenticated by a notarizing agency or certified by the enterprise.

4. Chemical safety card is a document made by the producer or imported, printed in Vietnamese, that contains the following information:

a) The chemical identification;

b) The hazards identification;

c) The information about the chemical compositions;

d) The physical and chemical properties;

dd) The chemical stability and reactivity;

e) Information about the toxicity;

g) Ecological information;

h) First-aid measures;

i) Fire-fighting measures;

k) Preventive and handling measures;

I) Requirements for storage;

m) Impacts on humans and requirements for personal protection equipment;

n) Requirements for disposal;

o) Requirements for transportation;

p) The corresponding technical regulation and law provisions;

q) Other necessary information.

If the chemical safety card comprises multiple pages, the pages must be continuously numbered from the first page to the last page. The page number must specify the ordinal number and the total numbers of pages of the chemical safety card.

Chapter II

CONDITIONS FOR LICENSING THE TRANSPORT OF HAZARDOUS GOODS BY ROAD MOTOR VEHICLES IN THE VIETNAM’S TERRITORY

Article 4. The hazardous goods being sent

The hazardous goods being chemicals of class 5 and class 8 must be packed and labeled as prescribed in Article 7, 8, 9, and 13 of the Decree No. 104/2009/NĐ-CP. In particular:

1. The hazardous goods, packages, and containers of hazardous chemicals must be packed in accordance with the current regulations and standards of packing hazardous chemicals used for industrial manufacture, or with the international standards accredited by the Ministry of Industry and Trade.

The use of other instruments to store hazardous goods must apply standards and pass the test on such standards.

2. The packages and containers of hazardous goods must have:

a) The goods labels as prescribed in the Government s Decree No. 89/2006/NĐ-CP dated June 30th2006 on the goods labels, and current provisions on labeling goods being hazardous chemicals;

b) The label that contains the hazard symbols corresponding to the kind of goods as prescribed in Section 1 Annex II of the Decree No. 104/2009/NĐ-CP.

3. All the chemical safety cards as prescribed in Clause 4 Article 3 of this Decree.

Article 5. Vehicles

The requirements for vehicles that transport hazardous goods:

1. The vehicles of the enterprise that has hazardous goods that needs to be transported, or the vehicles of the hired deliverer must be tested, licensed by competent agencies of the Ministry of Transport, and its use period is not expired.

2. The vehicles must satisfy the technical requirements for the transport of hazardous goods prescribed by the Ministry of Industry and Trade, in particular:

a) Do not use trailers to transport hazardous goods;

b) The cabin of vehicles that transport hazardous goods must be sufficient for 02 people, including 01 drivers and 01 assistant;

c) The deliverer must satisfy the requirements for the drivers, the assistants, the ancillary equipment, and technical measures for the transport of hazardous goods in the National Standard No. TCVN 5507:2002;

d) There must be appropriate instruments and devices for fire prevention and fighting when transporting hazardous goods prescribed by the Fire Department;

dd) The cargo must be completely covered. The canvas margin must be at least 20 cm after the cargo is completely covered, and must be firmly fastened during the transport;

e) The canvas must be waterproof and flameproof;

g) The voltage of the vehicle must not exceed 24V.

h) The vehicles that transport hazardous goods must satisfy other technical requirements for motor vehicles prescribed by the Ministry of Transport.

3. The vehicle must have the hazard symbol corresponding to the kind of the goods being transported. If a vehicle transports various kinds of hazardous goods at the same time, all the corresponding hazard symbols must be stuck on it. The symbols must be stuck on its sides and back. Stick the sign of danger, in the shape, size, and color prescribed in Section 2 of Annex III of the Decree No. 104/2009/NĐ-CP, under such symbols, and the UN code in the middle. The size of the sign and the UN code are prescribed in Annex VII of this Circular.

4. The enterprise that has the vehicles must have specific plans and measures for dealing with them (removing the hazard symbols, cleaning and disposing the residual hazardous chemicals on the vehicles…) after the transport if that kind of hazardous goods is no longer be transported.

Article 6. Drivers and assistants

1. The driver must have an unexpired license that is suitable for the class of vehicle written in the license, and also have a certificate of knowledge about chemical safety issued by the Ministry of Industry and Trade.

The driver must check the hazardous goods before the transport and ensure the transport safety as prescribed; must comply with the notification of the consignor, and the provisions I the license to transport hazardous goods; only transport the hazardous goods after having the license, symbols, and signs as prescribed.

2. The driver must be trained and issued with a certificate of knowledge about the chemicals being transported issued by the Ministry of Industry and Trade, and must comply with the provisions written in the license to transport.

Chapter III

THE PROCEDURES FOR LICENSING THE TRANSPORT OF HAZARDOUS GOODS BY ROAD MOTOR VEHICLES

Article 7. The authority to issue the license to transport hazardous goods

The Services of Science and Technology in central-affiliated cities and provinces (hereinafter referred to as the provincial Services of Science and Technology) are entitled to examine the dossiers of application submitted by enterprises, and issue the Licenses to transport hazardous goods to the enterprises that need the transport by road motor vehicles together with the danger signs.

Article 8. The dossier of application for the license to transport hazardous goods

The enterprise having hazardous goods that needs transport, or the enterprise that transports hazardous goods by motor vehicles must make and send 01 dossier to the Service of Science and Technology in the central-affiliated city or province where they registered their business. The dossier comprises:

1. The application for the License to transport hazardous goods, made under the form prescribed in Annex I of this Circular (the names of the hazardous goods must be consistent with the UN codes and names prescribed in Annex I of the Decree No. 103/2009/NĐ-CP) enclosed with a valid copy of the Certificate of business registration.

2. The list of vehicles, drivers, and assistants made under the form in Annex II of this Circular.

3. The schedule of transport, the list of hazardous goods being transported, the total weight of hazardous goods being transported made under the form in Annex III of this Circular.

4. The written commitment of the enterprise made under the form in Annex IV of this Circular.

5. The delivery order (applicable to the license to transport in many trips and many kinds of hazardous goods) made under the form in Annex III of this Circular.

6. The written commitment of the deliverer (in case the enterprise hires the vehicles of another enterprise).

7. The chemical safety card prescribed in Clause 4 Article 3 of this Decree.

8. The documents related to the requirements for the drivers and assistants:

a) The valid copies of the labor safety cards of the driver and the assistant as prescribed by law, together with the a certificate of knowledge about the chemical safety issued by the Ministry of Industry and Trade;

b) The valid copy of the driver license of the driver that is suitable for the vehicle;

8. The valid copy of the written registration of the vehicle enclosed with an unexpired certificate of vehicle test issued by the Vietnam Register (the Ministry of Transport). The enterprise hiring vehicles to transport their hazardous goods must submit a copy of the transport contract, specifying the information about the vehicle (the kind of the vehicle, the license plate, the load limit).

9. The valid copy of the unexpired certificate of testing the packages and containers of hazardous goods being transported (applicable to specialized containers). When using other containing instruments, the enterprise must enclose the valid copies of the following documents to the dossier:

a) The standards applicable to the instruments for storing hazardous goods announced by the enterprise;

b) The sheet of test results that is conformable to the applicable standards of the instruments for storing hazardous goods issued by the testing organization that registered for carrying out testing as prescribed in the Circular No. 08/2009/TT-BKHCN dated April 08th2009 of the Ministry of Science and Technology guiding the requirements and procedures for registering the conformity assessment.

Article 9. The procedures for issuing the License to transport

1. Within 07 working days as from receiving the complete and valid dossier, the Service of Science and Technology shall examine the dossier and issue the License to transport hazardous goods to the enterprise, under the form in Annex VI of this Circular.

2. If the dossier does not satisfy the prescribed requirements, within 03 working days as from receiving it, the Service of Science and Technology must inform the enterprise in writing so that they can supplement and complete the dossier.

Article 10. The validity of the License to transport

The License to transport is issued according to the dossier of application for the License to transport hazardous goods. The License is valid within 12 months as from the date of issue.

Chapter IV

RESPONSIBILITIES OF ENTERPRISE AND COMPETENT STATE AGENCIES

Article 11. Responsibilities of enterprises

1. The consignor, the deliverer, and the organizations and individuals relevant to the transport hazardous goods by road motor vehicles must:

a) Comply with this Circular during the transport of hazardous goods:

b) Check and control the conformity of the goods, vehicles, drivers, and assistants to the provisions in Article 4, 5 and 6 of this Circular, and express it in writing in the dossier of application for the license to transport hazardous goods;

c) Make a clear and sufficient schedule for transporting hazardous goods, request the drivers to strictly obey the schedule, the requirements of the consignor, and the instruction of the road constructors along the route. Stick to the schedule, the list of hazardous goods, and the transport time stated in the license to transport; log the transport according to the delivery order, and report the transport of hazardous goods every 3 months to the provincial Service of Science and Technology that issued the License to transport hazardous goods to the enterprise, together with the delivery order made under the form in Annex V;

d) Send written notification of the transport schedule and the copy of the Licenses to transport hazardous goods issued by the provincial Service of Science and Technology to the provincial People’s Committees along the route so that they can help and support in an emergency;

dd) Comply with the safety regulation during the transport and loading of hazardous goods;

e) Be responsible for the environment, the safety and hygiene of the hazardous goods during the transport;

g) Comply with other relevant provisions in the Decree No. 104/2009/NĐ-CP.

2. When this Circular is violated, depending on the nature and extent of violations, the enterprise shall have their License revoked, be liable to administrative penalties, or liable to criminal prosecution as prescribed by law.

Article 12. Responsibilities of provincial Services of Science and Technology

1. Examining the dossiers and issuing the Licenses to transport hazardous goods to enterprises.

2. Cooperating with other sectors in inspecting the transport of hazardous goods of the enterprises that have been issued with the Licenses to transport.  

3. Reporting the issuance of Licenses to transport hazardous goods to the Ministry of Science and Technology and the local provincial People’s Committee every 6 months.

Chapter V

IMPLEMENTATION ORGANIZATION

Article 13. Effects

This Circular takes effect after 45 days as from the date of its signing, and supersedes the Circular No. 10/2008/TT-BKHCN dated August 08th2008 of the Ministry of Science and Technology guiding the procedures for licensing the road transport of hazardous chemicals being oxidants, organic oxides, and corrosive substances.

Article 14. Transitional provisions

Enterprises may still use the unexpired Licenses to transport hazardous goods issued as prescribed in the Circular No. 10/2008/TT-BKHCN dated August 08th2008 of the Ministry of Science and Technology until they expire.

Article 15. Implementation organization

1. In case the National Standard referred to in this Circular is amended, supplemented, or superseded, then the new standards shall apply.

2. Organizations and individuals are recommended to send feedbacks on the difficulties arising during the course of implementation to the Ministry of Science and Technology for consideration and settlement./.

 

 

FOR THE MINISTER
DEPUTY MINISTER




Nguyen Quan

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 25/2010/TT-BKHCN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất