Thông tư 23/2012/TT-BKHCN vận chuyển an toàn vật liệu phóng xạ

thuộc tính Thông tư 23/2012/TT-BKHCN

Thông tư 23/2012/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn vận chuyển an toàn vật liệu phóng xạ
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:23/2012/TT-BKHCN
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Lê Đình Tiến
Ngày ban hành:23/11/2012
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ, Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Không chứa vật liệu phòng xạ và các vật khác trong cùng kiện hàng

Ngày 23/11/2012, Bộ Khoa học và công nghệ đã ban hành Thông tư số 23/2012/TT-BKHCN hướng dẫn vận chuyển an toàn vật liệu phóng xạ với một số nội dung mới đáng chú ý.
Cụ thể, khi vận chuyển, kiện hàng chứa vật liệu phóng xạ không được chứa các vật khác ngoài những vật cần thiết cho việc sử dụng vật liệu phóng xạ và bảo đảm các vật này không được ảnh hưởng tới an toàn của kiện hàng. Nếu sử dụng côngtenơ đã dùng vận chuyển vật liệu phóng xạ để lưu giữ tạm thời hoặc vận chuyển hàng hóa khác thì phải tẩy xa côngtenơ đến mức thấp hơn 0,4 (Bq/cm2) đối với chất phát beta, chất phát gama…Trong quá trình vận chuyển, kiện hàng phải được tách riêng với thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa nguy hiểm khác.
Cũng theo Thông tư này, khi vận chuyển và lưu kho trung chuyển, kiện hàng chứa vật liệu phóng xạ phải được sắp xếp an toàn và chắc chắn để không bị xê dịch, không bị lật, không bị rơi; bảo đảm thông lượng nhiệt trung bình trên bề mặt của kiện không vượt 15 (W/m2); Chất kiện vào côngtenơ hoặc phương tiện vận chuyển sao cho suất liều bức xạ bề mặt, TI và CSI không vượt các giá trị được quy định…
Thông tư này có hiệu lực thi hành ngày 07/01/2013 và thay thế Thông tư số 14/2003/TT-BKHCN ngày 11/07/2003.

Xem chi tiết Thông tư23/2012/TT-BKHCN tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
--------------------

Số: 23/2012/TT-BKHCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2012

THÔNG TƯ

Hướng dẫn vận chuyển an toàn vật liệu phóng xạ

Căn cứ Luật Năng lượng nguyên tử ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn vận chuyển an toàn vật liệu phóng xạ,

Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này hướng dẫn bảo đảm vận chuyển an toàn vật liệu phóng xạ bao gồm từ khâu thiết kế, chế tạo, thử nghiệm, đóng gói kiện hàng phóng xạ đến khâu vận chuyển, bảo quản dọc đường cũng như tiếp nhận ở vị trí cuối cùng vật liệu phóng xạ và kiện hàng phóng xạ trong điều kiện bình thường cũng như xảy ra sự cố, tai nạn.
Thông tư này không áp dụng đối với việc vận chuyển:
a) Vật liệu phóng xạ trong phạm vi cơ sở tiến hành công việc bức xạ mà không sử dụng đường giao thông công cộng;
b) Hàng hóa tiêu dùng chứa chất phóng xạ được phép lưu thông phân phối;
c) Vật liệu phóng xạ mà hoạt độ riêng của nó nhỏ hơn hoạt độ riêng đối với vật liệu phóng xạ miễn trừ hoặc hoạt độ tổng nhỏ hơn giới hạn hoạt độ đối với lô hàng miễn trừ được quy định tại cột 4 và 5 Bảng 1, Bảng 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6867-1:2001 “An toàn bức xạ - Vận chuyển an toàn chất phóng xạ - Phần 1: Quy định chung” (gọi tắt là TCVN 6867-1:2001);
d) Chất phóng xạ đã được đưa vào cơ thể người, động vật sống cho mục đích chẩn đoán và điều trị.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia và liên quan tới hoạt động vận chuyển vật liệu phóng xạ dạng rắn, lỏng, khí bằng phương tiện vận chuyển trên đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Các đơn vị đo lường trong Thông tư này được viết tắt theo quy định tại Phụ lục III của Thông tư.
2. A1 là giá trị được sử dụng để xác định giới hạn hoạt độ của vật liệu phóng xạ dạng đặc biệt trong kiện hàng phóng xạ được phép vận chuyển. Giá trị A1 được quy định tại cột 2 Bảng 1, Bảng 2 TCVN 6867-1:2001.
3. A2 là giá trị được sử dụng để xác định giới hạn hoạt độ của vật liệu phóng xạ không là dạng đặc biệt trong kiện hàng phóng xạ được phép vận chuyển. Giá trị A2 được quy định tại cột 3 Bảng 1, Bảng 2 TCVN 6867-1:2001.
4. Hoạt độ riêng của vật liệu phóng xạ là hoạt độ trên một đơn vị khối lượng của vật liệu trong đó nhân phóng xạ được phân bố đều. Đơn vị là Bq/g.
5. Chất phát anpha độc tính thấp là urani tự nhiên, urani nghèo, thori tự nhiên, urani 235, urani 238, thori 232, quặng hoặc tinh quặng chứa thori 228 và thori 230 hoặc chất phát anpha có chu kỳ bán rã nhỏ hơn 10 ngày.
6. Vật liệu phóng xạ hoạt độ riêng thấp (ký hiệu là LSA) là vật liệu phóng xạ về bản chất có hoạt độ riêng thấp hoặc vật liệu phóng xạ có hoạt độ riêng trung bình thấp hơn mức giới hạn quy định tại Điều 8 Thông tư này.
7. Vật liệu phóng xạ phát tán thấp là vật liệu phóng xạ ở dạng rắn và không ở dạng bột hoặc là vật liệu phóng xạ dạng rắn được bọc trong vỏ kín để hạn chế sự phát tán.
8. Vật liệu phân hạch là urani 233, urani 235, plutoni 239, plutoni 241 hoặc hỗn hợp bất kỳ của chúng. Vật liệu phân hạch không bao gồm urani tự nhiên, urani nghèo chưa bị chiếu xạ hoặc chỉ bị chiếu xạ trong lò phản ứng nhiệt.
9. Vật nhiễm bẩn bề mặt (ký hiệu là SCO) là vật rắn, bản thân nó không phải là vật liệu phóng xạ nhưng có chất phóng xạ bám trên bề mặt.
10. Nhiễm bẩn phóng xạ là sự có mặt của chất phóng xạ trên bề mặt với lượng lớn hơn 0,4 (Bq/cm2) đối với chất phát beta, chất phát gama và chất phát anpha độc tính thấp hoặc lớn hơn 0,04 (Bq/cm2) đối với chất phát anpha khác.
11. Nhiễm bẩn phóng xạ không bám chắc là nhiễm bẩn phóng xạ mà chất phóng xạ có khả năng rời khỏi bề mặt trong điều kiện vận chuyển bình thường.
12. Nhiễm bẩn phóng xạ bám chắc là nhiễm bẩn phóng xạ không thuộc dạng quy định tại Khoản 11 Điều 3 Thông tư này.
13. Thori chưa chiếu xạ là thori chứa không quá 10-7 (g) urani 233 trong 1 (g) thori 232.
14. Urani chưa chiếu xạ là urani chứa không quá 2 x 103 (Bq) plutoni, không quá 9 x 106 (Bq) sản phẩm phân hạch và không quá 5 x 10-3 (g) urani 236 tính cho 1 (g) urani 235.
15. Urani tự nhiên là urani có thành phần khối lượng 99,28% urani 238 và 0,72% urani 235.
16. Urani nghèo là urani chứa đồng vị urani 235 nhỏ hơn 0,72% khối lượng.
17. Urani giàu là urani chứa đồng vị urani 235 lớn hơn 0,72% khối lượng.
18. Bao bì là hệ cấu trúc gồm các bộ phận cần thiết để bao kín hoàn toàn vật liệu phóng xạ, chống lại tác hại gây ra bởi vật liệu phóng xạ và phù hợp với đặc trưng của vật liệu phóng xạ được vận chuyển. Bao bì có thể gồm một hoặc nhiều vỏ chứa, vật liệu hấp thụ, cấu trúc ngăn cách, che chắn bức xạ và thiết bị cho việc nạp, tháo rỗng, thoát khí, giảm áp suất, dùng để làm lạnh, giảm chấn động, cách nhiệt, để dịch chuyển... Bao bì có thể là hộp, thùng, côngtenơ, téc.
19. Kiện hàng phóng xạ (gọi tắt là kiện) là hệ gồm bao bì và vật liệu phóng xạ bên trong bao bì được chuẩn bị để vận chuyển.
20. Lô hàng phóng xạ (gọi tắt lô hàng) là một hoặc nhiều kiện hàng phóng xạ được vận chuyển trong cùng một chuyến hàng.
21. Côngtenơ là một loại bao bì được thiết kế để dễ dàng cho việc vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện vận chuyển khác nhau mà không cần dỡ hoặc xếp lại hàng khi chuyển đổi phương tiện vận chuyển. Côngtenơ có đặc trưng là kín, chắc chắn, được sử dụng nhiều lần và được lắp ráp thêm bộ phận cần thiết để việc chuyển côngtenơ từ phương tiện này sang phương tiện khác dễ dàng. Côngtenơ nhỏ có kích thước ngoài lớn nhất là 1,5 (m) hoặc thể tích trong nhỏ hơn 3 (m3). Côngtenơ lớn có kích thước lớn hơn côngtenơ nhỏ.
22. Tec là côngtenơ ở dạng thùng, bồn được sử dụng trong vận chuyển để chứa chất lỏng, bột, hạt, bùn hoặc chất rắn với dung tích không nhỏ hơn 450 (L) và chứa chất khí với dung tích không nhỏ hơn 1000 (L).
23. Thiết kế là bản mô tả của vật liệu phóng xạ dạng đặc biệt, vật liệu phóng xạ phát tán thấp, kiện hoặc bao bì cho phép chúng có thể được nhận dạng chính xác. Thiết kế bao gồm đặc trưng kỹ thuật, bản vẽ kỹ thuật, bản phân tích chứng minh sự phù hợp với quy định, tiêu chuẩn quốc gia và quy định khác có liên quan.
24. Chỉ số vận chuyển (ký hiệu là TI) là chỉ số của kiện hoặc côngtenơ chứa vật liệu phóng xạ dùng để kiểm soát sự chiếu xạ trong quá trình vận chuyển nhằm bảo đảm an toàn bức xạ. Cách xác định TI được quy định tại Điều 23 Thông tư này.
25. Chỉ số an toàn tới hạn (ký hiệu là CSI) là chỉ số của kiện hoặc côngtenơ chứa vật liệu phân hạch nhằm kiểm soát lượng vật liệu phân hạch và điều kiện sắp xếp trong quá trình vận chuyển bảo đảm vật liệu phân hạch đó luôn ở dưới mức tới hạn. Cách xác định CSI được quy định tại Điều 24 Thông tư này.
26. Mã số Liên hợp quốc (ký hiệu là mã số UN) là nhóm số gồm bốn chữ số do Hội đồng chuyên gia về vận chuyển hàng nguy hiểm của Liên hợp quốc quy định để nhận biết một chất hoặc một nhóm chất cụ thể.
27. Sử dụng độc quyền là việc độc quyền sử dụng một phương tiện vận chuyển hoặc một côngtenơ lớn của bên gửi hàng và toàn bộ hoạt động chất hàng, dỡ hàng trong quá trình vận chuyển phải được thực hiện theo hướng dẫn của bên gửi hàng hoặc bên nhận hàng.
28. Phê duyệt đặc biệt là phê duyệt do cơ quan thẩm quyền cho phép áp dụng theo hướng dẫn khác trong trường hợp việc vận chuyển kiện hàng phóng xạ không đáp ứng được đầy đủ quy định của Thông tư này.
Điều 4. Kế hoạch bảo đảm an toàn
Tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình vận chuyển vật liệu phóng xạ phải lập và thực hiện kế hoạch bảo đảm an toàn. Kế hoạch này gồm các yêu cầu sau:
1. Tối ưu hóa các biện pháp bảo đảm an toàn bức xạ trong quá trình vận chuyển sao cho liều bức xạ (gọi tắt là liều) của cá nhân phải thấp hơn giới hạn liều đã quy định và có các biện pháp để giảm thấp liều, số người bị chiếu xạ.
2. Có phương án bảo vệ bức xạ cho cá nhân, kiểm tra nhiễm bẩn phóng xạ của kiện, khu vực chuẩn bị kiện, khu vực kho và phương tiện vận chuyển, lập và lưu giữ hồ sơ kiểm tra.
3. Nhân viên tham gia vào quá trình vận chuyển phải được đào tạo về an toàn bức xạ tại cơ sở được phép đào tạo, am hiểu quy tắc phòng cháy, chữa cháy và quy định vận chuyển an toàn vật liệu phóng xạ.
4. Kiện hàng phóng xạ phải được cách ly với nhân viên vận chuyển và dân chúng. Khoảng cách cách ly được tính toán dựa trên giới hạn về liều như sau:
a) Đối với nhân viên vận chuyển, bốc xếp, đóng kiện: 5 (mSv/y);
b) Đối với dân chúng qua lại khu vực có vật liệu phóng xạ: 1 (mSv/y).
5. Kiện hàng phóng xạ phải được cách ly khỏi phim chưa rửa. Cơ sở để tính khoảng cách cách ly là liều giới hạn: 0,1 (mSv/lô hàng phim).
Điều 5. Kế hoạch bảo đảm an ninh
Tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động vận chuyển vật liệu phóng xạ phải lập và thực hiện kế hoạch bảo đảm an ninh theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Điều 6. Kế hoạch ứng phó sự cố khi vận chuyển
Tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động vận chuyển vật liệu phóng xạ phải lập và thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Điều 7. Bảo đảm chất lượng
Tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động vận chuyển phải lập và thực hiện chương trình bảo đảm chất lượng theo hướng dẫn của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân.
Chương 2.
PHÂN LOẠI VẬT LIỆU PHÓNG XẠ VÀ KIỆN HÀNG PHÓNG XẠ
MỤC 1. PHÂN LOẠI VẬT LIỆU PHÓNG XẠ
Điều 8. Vật liệu phóng xạ hoạt độ riêng thấp
Vật liệu phóng xạ hoạt độ riêng thấp gồm: LSA-I, LSA-II và LSA-III.
1. LSA-I gồm:
a) Quặng urani, quặng thori hoặc tinh quặng của chúng và các quặng khác chứa nhân phóng xạ tự nhiên được sử dụng để sản xuất các nhân phóng xạ này;
b) Urani tự nhiên, urani nghèo, thori tự nhiên, hợp chất hoặc hỗn hợp của chúng với điều kiện chưa được chiếu xạ và ở dạng rắn hoặc dạng lỏng;
c) Vật liệu phóng xạ mà giá trị A2 không bị giới hạn trừ vật liệu phân hạch không được miễn trừ như quy định tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư này;
d) Vật liệu phóng xạ khác mà hoạt độ được phân bố đều và hoạt độ riêng trung bình không vượt quá 30 lần giá trị nồng độ hoạt độ quy định tại Cột 4 Bảng 1 và Cột 4 Bảng 2 TCVN 6867-1:2001 trừ vật liệu phân hạch không được miễn trừ như quy định tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư này.
2. LSA-II gồm:
a) Nước với nồng độ triti đến 0,8 (TBq/L);
b) Vật liệu phóng xạ khác mà hoạt độ được phân bố đều và hoạt độ riêng trung bình không vượt 10-4 A2 (TBq/g) đối với chất rắn, chất khí và 10-5 A2 (TBq/g) đối với chất lỏng.
3. LSA-III gồm:
a) Vật liệu phóng xạ được phân bố trong chất rắn hoặc vật liệu phóng xạ được phân bố trong tác nhân đóng rắn (như bêtông, nhựa đường, sứ v.v..);
b) Vật liệu phóng xạ ít tan hoặc vật liệu phóng xạ được chứa trong bao bì ít tan mà trong trường hợp mất bao bì thì vật liệu phóng xạ bị hao hụt do tan khi ngâm vào nước trong 7 ngày không vượt 0,1 A2 (TBq);
c) Vật liệu phóng xạ ở dạng rắn có hoạt độ riêng trung bình (không kể vật liệu che chắn) không vượt 2 x 10-3 A2 (TBq/g).
Điều 9. Vật nhiễm bẩn bề mặt
Vật nhiễm bẩn bề mặt gồm: SCO-I và SCO-II.
1. SCO-I là vật rắn có đặc trưng sau:
a) Bẩn phóng xạ không bám chắc trên bề mặt có thể tiếp cận được, lấy trung bình trên diện tích 300 (cm2) (hoặc toàn bộ diện tích bề mặt nếu nhỏ hơn 300 (cm2)) không lớn hơn 4 (Bq/cm2) đối với chất phát beta, chất phát gama và chất phát anpha độc tính thấp hoặc không lớn hơn 0,4 (Bq/cm2) đối với các chất phát anpha khác;
b) Bẩn phóng xạ bám chắc trên bề mặt có thể tiếp cận được, lấy trung bình trên diện tích 300 (cm2) (hoặc toàn bộ diện tích bề mặt nếu nhỏ hơn 300 (cm2)) không lớn hơn 4 x 104 (Bq/cm2) đối với chất phát beta, chất phát gama và chất phát anpha độc tính thấp hoặc không lớn hơn 4 x 103 (Bq/cm2) đối với các chất phát anpha khác;
c) Bẩn phóng xạ không bám chắc cộng thêm bẩn phóng xạ bám chắc trên bề mặt không tiếp cận được, lấy trung bình trên diện tích 300 (cm2) (hoặc toàn bộ diện tích bề mặt nếu nhỏ hơn 300 (cm2)) không lớn hơn 4 x 104 (Bq/cm2) đối với chất phát beta, chất phát gama và chất phát anpha độc tính thấp, hoặc 4 x 103 (Bq/cm2) đối với các chất phát anpha khác.
2. SCO-II là vật rắn có thể là bẩn phóng xạ bám chắc hoặc không bám chắc trên bề mặt lớn hơn các giới hạn quy định cho SCO-I và có thêm đặc tính sau:
a) Bẩn phóng xạ không bám chắc trên bề mặt tiếp cận được, lấy trung bình trên diện tích 300 (cm2) (hoặc toàn bộ diện tích bề mặt nếu nhỏ hơn 300 (cm2)) không lớn hơn 400 (Bq/cm2) đối với chất phát beta, chất phát gama và chất phát anpha độc tính thấp hoặc 40 (Bq/cm2) đối với các chất phát anpha khác;
b) Bẩn phóng xạ bám chắc trên bề mặt tiếp cận được, lấy trung bình trên diện tích 300 (cm2) (hoặc toàn bộ diện tích bề mặt nếu nhỏ hơn 300 (cm2)) không lớn hơn 8 x 105 (Bq/cm2) đối với các chất phát beta, chất phát gama và chất phát anpha độc tính thấp hoặc không lớn hơn 8 x 104 (Bq/cm2) đối với các chất phát anpha khác;
c) Bẩn phóng xạ không bám chắc cộng với bẩn phóng xạ bám chắc trên bề mặt không tiếp cận được, lấy trung bình trên diện tích 300 (cm2) (hoặc toàn bộ diện tích bề mặt nếu nhỏ hơn 300 (cm2)) không lớn hơn 8 x 105 (Bq/cm2) đối với chất phát beta, chất phát gama và chất phát anpha độc tính thấp hoặc không lớn hơn 8 x 104 (Bq/cm2) đối với chất phát anpha khác.
Điều 10. Vật liệu phóng xạ dạng đặc biệt
1. Vật liệu phóng xạ dạng đặc biệt là vật liệu phóng xạ dạng rắn hoặc được chứa trong vỏ kín không phát tán phóng xạ ra môi trường xung quanh. Vỏ kín cấu thành vật liệu phóng xạ dạng đặc biệt được chế tạo chỉ có thể mở bằng cách phá hủy nó. Vật liệu phóng xạ dạng đặc biệt có ít nhất một kích thước không nhỏ hơn 5 (mm).
2. Thiết kế (nếu có) của vật liệu phóng xạ dạng đặc biệt phải được cơ quan có thẩm quyền quốc gia có thiết kế đó phê duyệt.
Điều 11. Vật liệu phóng xạ phát tán thấp
1. Vật liệu phóng xạ phát tán thấp nếu tổng lượng vật liệu phóng xạ này trong kiện có suất liều bức xạ tại khoảng cách 3 (m) từ vật liệu phóng xạ không che chắn không vượt quá 10 (mSv/h);
2. Thiết kế (nếu có) của vật liệu phóng xạ phát tán thấp phải được cơ quan thẩm quyền quốc gia có thiết kế đó và quốc gia vật liệu vận chuyển đến, đi qua phê duyệt.
Điều 12. Vật liệu phân hạch
1. Kiện chứa vật liệu phân hạch được phân loại như Bảng 7, Phụ lục I trừ trường hợp thỏa mãn một trong các điều kiện sau:

a) Giới hạn về khối lượng vật liệu phân hạch trong một lô hàng có kích thước bên ngoài nhỏ nhất của mỗi kiện không nhỏ hơn 10 (cm):

M1 là khối lượng urani 235 (g);

M2 là khối lượng vật liệu phân hạch khác (g);

X và Y là giá trị được xác định trong Bảng 2, Phụ lục I;

và đáp ứng một trong các điều kiện sau: Mỗi kiện chứa không quá 15 (g) vật liệu phân hạch; Vật liệu phân hạch là dung dịch chứa hyđrô đồng nhất hoặc hỗn hợp có tỉ lệ về khối lượng nhân phân hạch và hyđrô nhỏ hơn 5%; Có không quá 5 (g) vật liệu phân hạch trong bất kỳ 10 (L) thể tích;

b) Urani 235 được làm giàu tối đa 1% về khối lượng và với tổng khối lượng plutoni và urani 233 không vượt quá 1% khối lượng của urani 235 với quy định rằng nhân phân hạch được phân bố hầu như đồng nhất. Yêu cầu không được xếp chồng lên nhau nếu urani 235 ở dạng tấm, dạng oxit hoặc dạng cacbua;
c) Dung dịch uranyl nitrat mà trong đó urani 235 được làm giàu tối đa 2% về khối lượng với tổng khối lượng plutoni và urani 233 không vượt quá 0,002% khối lượng urani và tỉ lệ nguyên tử nitơ trên urani nhỏ nhất là 2;
d) Trong một chuyến hàng, khối lượng plutoni không lớn hơn 20% khối lượng các nhân phân hạch và khối lượng plutoni tối đa là 1 (kg). Trường hợp khác với Điểm này, vận chuyển phải sử dụng độc quyền.
2. Kiện chứa vật liệu phân hạch không được phép chứa:
a) Khối lượng vật liệu phân hạch khác với giá trị được phê duyệt cho thiết kế kiện;
b) Nhân phóng xạ hoặc vật liệu phân hạch khác với phê duyệt cho thiết kế kiện;
c) Vật liệu phân hạch có hình dạng, trạng thái vật lý, hóa học hoặc sự sắp xếp về mặt không gian khác với phê duyệt cho thiết kế kiện.
3. Thiết kế kiện chứa vật liệu phân hạch phải được cơ quan thẩm quyền quốc gia có thiết kế đó và quốc gia mà kiện vận chuyển đến, đi qua phê duyệt.
Điều 13. Urani hexa florua (UF6)
1. Urani hexa florua được phân loại như Bảng 7, Phụ lục I và kiện chứa urani hexa florua không được phép chứa:
a) Khối lượng UF6 khác với giá trị được cơ quan thẩm quyền phê duyệt cho thiết kế kiện;
b) Khối lượng UF6 lớn hơn giá trị dẫn đến hao hụt lượng nhỏ hơn 5% ở nhiệt độ tối đa cho phép của kiện;
c) UF6 không ở dạng rắn hoặc áp suất bên trong kiện lớn hơn áp suất khí quyển khi bắt đầu vận chuyển.
2. Thiết kế kiện chứa khối lượng lớn hơn hoặc bằng 0,1 (kg) UF6 phải được cơ quan thẩm quyền quốc gia có thiết kế đó phê duyệt. Thiết kế kiện chứa khối lượng lớn hơn hoặc bằng 9.000 (kg) UF6 phải được cơ quan thẩm quyền quốc gia có thiết kế đó và quốc gia mà kiện vận chuyển đến, đi qua phê duyệt.
MỤC 2. PHÂN LOẠI KIỆN HÀNG PHÓNG XẠ
Điều 14. Kiện miễn trừ
1. Bao bì rỗng đã chứa vật liệu phóng xạ.
2. Kiện chứa dụng cụ, vật phẩm hoặc vật liệu phóng xạ có hoạt độ phóng xạ không lớn hơn giá trị quy định tại Bảng 1 Phụ lục I Thông tư này.
3. Kiện chứa vật phẩm sản xuất từ urani tự nhiên, urani nghèo hoặc thori tự nhiên.
4. Thiết kế của kiện miễn trừ không yêu cầu cơ quan thẩm quyền quốc gia có thiết kế đó và quốc gia mà kiện vận chuyển đến, đi qua phê duyệt.
Điều 15. Kiện công nghiệp
Kiện công nghiệp là kiện chứa LSA và SCO. Lượng vật liệu phóng xạ trong kiện được hạn chế sao cho hoạt độ đối với phương tiện vận chuyển không được lớn hơn giá trị quy định tại Bảng 4 Phụ lục I Thông tư này. Kiện công nghiệp gồm:
1. Kiện công nghiệp loại 1 (ký hiệu IP-1) chứa:
a) LSA-I dạng rắn;
b) LSA-I dạng lỏng, vận chuyển sử dụng độc quyền;
c) SCO-I.
2. Kiện công nghiệp loại 2 (ký hiệu IP-2) chứa:
a) LSA-I dạng lỏng, vận chuyển không sử dụng độc quyền;
b) LSA-II dạng rắn;
c) LSA-II dạng lỏng và khí vận chuyển sử dụng độc quyền;
d) LSA-III vận chuyển sử dụng độc quyền;
đ) SCO-II.
3. Kiện công nghiệp loại 3 (ký hiệu IP-3) chứa:
a) LSA-II dạng khí và lỏng vận chuyển không sử dụng độc quyền;
b) LSA-III vận chuyển không sử dụng độc quyền.
4. Thiết kế của kiện công nghiệp không yêu cầu cơ quan thẩm quyền quốc gia có thiết kế đó và quốc gia mà kiện vận chuyển đến, đi qua phê duyệt.
Điều 16. Kiện loại A
1. Kiện chứa vật liệu phóng xạ dạng đặc biệt hoạt độ không lớn hơn A1 (TBq).
2. Kiện chứa vật liệu phóng xạ khác hoạt độ không lớn hơn A2 (TBq).

3. Kiện chứa hỗn hợp các nhân phóng xạ đã xác định được tên và hoạt độ phóng xạ, hoạt độ của các nhân này phải thỏa mãn:

Trong đó:

A1(i) là giá trị A1 của nhân phóng xạ i;

A2(j) là giá trị A2 của nhân phóng xạ j;

B(i) là hoạt độ nhân phóng xạ i trong vật liệu phóng xạ dạng đặc biệt;

C(j) là hoạt độ nhân phóng xạ j trong vật liệu phóng xạ không phải dạng đặc biệt.

4. Thiết kế của kiện loại A không yêu cầu cơ quan thẩm quyền quốc gia có thiết kế đó và quốc gia mà kiện vận chuyển đến, đi qua phê duyệt.
Điều 17. Kiện loại B
1. Kiện loại B không được chứa:
a) Vật liệu phóng xạ có hoạt độ lớn hơn giá trị được phê duyệt cho thiết kế kiện;
b) Nhân phóng xạ khác với phê duyệt cho thiết kế kiện;
c) Vật liệu phóng xạ có hình dạng, trạng thái vật lý hoặc hóa học khác với phê duyệt cho thiết kế kiện.
2. Nếu kiện loại B được vận chuyển bằng máy bay thì phải theo quy định tại Khoản 1 Điều này và các điều kiện sau:
a) Kiện chứa vật liệu phóng xạ dạng đặc biệt: hoạt độ không được lớn hơn 3.000A1 (TBq) hoặc 100.000A2 (TBq);
b) Kiện chứa vật liệu phóng xạ khác: hoạt độ không lớn hơn 3.000A2 (TBq).
3. Kiện loại B gồm 2 loại B(U) và B(M):
a) Thiết kế kiện loại B(U) phải được phê duyệt bởi cơ quan thẩm quyền quốc gia có thiết kế đó. Trường hợp kiện loại B(U) chứa vật liệu phân hạch hoặc vật liệu phóng xạ phát tán thấp thì thiết kế phải được phê duyệt bởi cơ quan thẩm quyền quốc gia có thiết kế đó và quốc gia mà kiện vận chuyển đến, đi qua.
b) Thiết kế kiện loại B(M) phải được phê duyệt bởi cơ quan thẩm quyền quốc gia có thiết kế đó và quốc gia mà kiện vận chuyển đến, đi qua.
Điều 18. Kiện loại C
1. Kiện loại C không được chứa:
a) Vật liệu phóng xạ có hoạt độ lớn hơn giá trị được phê duyệt cho thiết kế kiện;
b) Nhân phóng xạ khác với phê duyệt cho thiết kế kiện;
c) Vật liệu phóng xạ có hình dạng, trạng thái vật lý hoặc hóa học khác với phê duyệt cho thiết kế kiện.
2. Thiết kế kiện loại C phải được cơ quan thẩm quyền quốc gia có thiết kế đó phê duyệt. Trường hợp kiện loại C chứa vật liệu phân hạch thì thiết kế kiện phải được cơ quan thẩm quyền quốc gia có thiết kế đó và quốc gia mà kiện vận chuyển đến, đi qua phê duyệt.
Chương 3.
QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI VẬN CHUYỂN
Điều 19. Yêu cầu trước khi vận chuyển
1. Bảo đảm kiện được sử dụng phải đáp ứng các yêu cầu liên quan quy định trong Thông tư này.
2. Đối với kiện đã được cơ quan thẩm quyền phê duyệt và cấp giấy chứng nhận, phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong giấy chứng nhận.
3. Đối với vật liệu phóng xạ dạng đặc biệt và vật liệu phóng xạ phát tán thấp đã được cơ quan thẩm quyền phê duyệt phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong giấy chứng nhận.
4. Đối với kiện loại B(U), B(M) và C phải bảo đảm giữ ở trạng thái ổn định về nhiệt độ và áp suất mới tiến hành vận chuyển, trừ trường hợp những yêu cầu này đã được miễn trừ do cơ quan thẩm quyền phê duyệt thiết kế đó cho phép.
5. Kiện loại B(U), B(M), C và kiện chứa vật liệu phân hạch phải được kiểm tra trước khi vận chuyển bảo đảm không xảy ra rò rỉ phóng xạ ra bên ngoài.
Điều 20. Vận chuyển với hàng hóa khác
1. Kiện hàng không được, chứa các vật khác ngoài những vật cần thiết cho việc sử dụng vật liệu phóng xạ và bảo đảm các vật này không ảnh hưởng tới an toàn của kiện.
2. Trường hợp sử dụng côngtenơ đã dùng vận chuyển vật liệu phóng xạ để lưu giữ tạm thời hoặc vận chuyển hàng hóa khác thì phải tẩy xạ côngtenơ đến mức thấp hơn 0,4 (Bq/cm2) đối với chất phát beta, chất phát gama và chất phát anpha độc tính thấp hoặc 0,04 (Bq/cm2) đối với các chất phát anpha khác.
3. Trong quá trình vận chuyển, kiện phải được tách riêng với thực phẩm, được phẩm và hàng hóa nguy hiểm khác.
Điều 21. Kiểm soát nhiễm bẩn phóng xạ
1. Bẩn phóng xạ không bám chắc trên bề mặt của kiện không được vượt quá các giới hạn sau:
a) 4 (Bq/cm2) đối với chất phát beta, chất phát gama và chất phát anpha độc tính thấp;
b) 0,4 (Bq/cm2) đối với các chất phát anpha khác.
Các giá trị giới hạn được lấy trung bình trên diện tích 300 (cm2) hoặc toàn bộ diện tích bề mặt nếu nhỏ hơn 300 (cm2).
2. Nhiễm bẩn phóng xạ không bám chắc trên bề mặt bên ngoài, bên trong của bao bì, côngtenơ, téc và phương tiện vận chuyển không được vượt giới hạn quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp kiện bị hư hại hoặc rò rỉ phóng xạ hoặc nghi ngờ (có khả năng) bị hư hại hoặc rò rỉ phóng xạ, cần cách ly và khoanh vùng khu vực bị nhiễm xạ. Tiến hành đánh giá nhiễm bẩn phóng xạ đối với kiện, phương tiện vận chuyển, khu vực bốc dỡ kiện. Nếu cần thiết, tiến hành đánh giá nhiễm bẩn phóng xạ đối với tất cả các vật khác được vận chuyển trên cùng phương tiện đó.
Kiện bị hư hại hoặc rò rỉ phóng xạ vượt quá giới hạn cho phép được quy định tại Điều 21, Điều 22 Thông tư này phải được chuyển đến địa điểm thích hợp để sửa chữa, tẩy xạ đến khi khôi phục lại điều kiện ban đầu mới được vận chuyển tiếp.
4. Phương tiện, trang thiết bị sử dụng trong vận chuyển phải được kiểm tra để xác định mức nhiễm bẩn phóng xạ. Tần suất kiểm tra phụ thuộc vào mức độ sử dụng nhưng không được ít hơn 1 lần trong 1 năm.
Phương tiện, trang thiết bị sử dụng trong vận chuyển bị nhiễm bẩn phóng xạ vượt quá giới hạn quy định tại Khoản 1 Điều này hoặc suất liều bức xạ tại bề mặt lớn hơn 5 (mSv/h) phải được tẩy xạ và chỉ sử dụng lại khi bảo đảm không vượt quá giới hạn quy định tại Khoản 1 Điều này và suất liều bức xạ tại bề mặt không lớn hơn 5 (mSv/h).
5. Trong sử dụng độc quyền, không yêu cầu áp dụng các quy định tại Khoản 1 và Khoản 4 Điều này đối với việc kiểm soát nhiễm bẩn bề mặt bên trong côngtenơ, téc và phương tiện vận chuyển vật liệu phóng xạ không đóng gói.
Điều 22. Điều kiện về suất liều bức xạ trong vận chuyển
1. Đối với kiện miễn trừ, suất liều bức xạ ở sát bề mặt kiện không lớn hơn 5 (mSv/h).
2. Đối với các loại kiện khác, suất liều bức xạ trên mặt ngoài của kiện không lớn hơn 2 (mSv/h).
3. Đối với thiết bị hoặc vật phẩm không bao gói, suất liều bức xạ tại điểm cách mặt ngoài 10 (cm) không lớn hơn 0,1 (mSv/h).
4. Đối với LSA hoặc SCO chứa trong mỗi kiện công nghiệp loại IP-1, IP-2 hoặc IP-3, suất liều tại điểm cách 3 (m) từ LSA hoặc SCO khi không che chắn không lớn hơn 10 (mSv/h).
5. Đối với vận chuyển sử dụng độc quyền:
a) Bằng đường bộ hoặc đường sắt: suất liều bức xạ trên bề mặt ngoài của mỗi kiện có thể lớn hơn 2 (mSv/h) nhưng không được lớn hơn 10 (mSv/h) khi đáp ứng các điều kiện phương tiện vận chuyển được bảo vệ hoặc được bao kín để trong suốt quá trình vận chuyển trừ người được phép thì không ai có thể lọt vào bên trong phần bao kín; Gia cố để bảo đảm kiện ở vị trí cố định bên trong phương tiện vận chuyển trong suốt quá trình vận chuyển; Kiện bảo đảm không được chất thêm vào, dỡ ra trong thời gian vận chuyển;
b) Bằng đường không hoặc đường thủy: suất liều bức xạ trên bề mặt ngoài của mỗi kiện không được lớn hơn 2 (mSv/h). Trường hợp lớn hơn mức này, bắt buộc không được lớn hơn 10 (mSv/h) và phải được phép của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (Bộ Khoa học và Công nghệ).
6. Đối với phương tiện vận chuyển chứa kiện hoặc côngtenơ, suất liều bức xạ ở điểm bất kỳ trên thành xe (kể cả phía trên và gầm xe) không được lớn hơn 2 (mSv/h) và suất liều bức xạ ở cách bề mặt ngoài của phương tiện vận chuyển 2 (m) không được lớn hơn 0,1 (mSv/h).
7. Tại vị trí người ngồi trên phương tiện vận chuyển, suất liều bức xạ không được vượt quá 0,02 (mSv/h) nếu những người này không được che chắn bức xạ.
Điều 23. Xác định chỉ số vận chuyển (TI) và TI được phép
1. TI đối với mỗi kiện, côngtenơ hoặc đối với vật liệu LSA-I hoặc SCO-I không đóng kiện được xác định như sau:
a) Đối với kiện chứa vật liệu phóng xạ không phải là vật liệu phân hạch, đo suất liều bức xạ cực đại (đơn vị đo là mSv/h) ở khoảng cách 1 (m) từ bề mặt ngoài của kiện. Giá trị có được nhân với 100 và số nhận được là TI;
b) Đối với kiện chứa vật liệu phân hạch, suất liều bức xạ cực đại tại khoảng cách 1 (m) từ bề mặt ngoài của kiện có giá trị như sau: 0,4 (mSv/h) cho quặng và tinh quặng thể lý của urani và thori; 0,3 (mSv/h) cho tinh quặng thể hóa của thori; 0,02 (mSv/h) cho tinh quặng thể hóa của urani trừ urani hexa florua. Giá trị này nhân với 100 và số nhận được là TI;
c) Đối với côngtenơ và vật liệu LSA-I và SCO-I không đóng kiện, đo suất liều bức xạ cực đại (đơn vị đo là mSv/h) ở khoảng cách 1 (m) từ bề mặt ngoài côngtenơ hoặc vật liệu LSA-I và SCO-I. Giá trị đo được nhân với hệ số tương ứng quy định tại Bảng 5 Phụ lục I Thông tư này và số nhận được là TI;
d) Giá trị TI nhận được tại Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này được làm tròn tăng lên đến chữ số thập phân thứ nhất (thí dụ 1,13 thành 1,2), ngoại trừ các giá trị bằng hoặc nhỏ hơn 0,05 được coi bằng 0.
2. TI đối với côngtenơ hoặc phương tiện vận chuyển chứa nhiều kiện được xác định bằng tổng TI của tất cả các kiện hoặc bằng xác định trực tiếp suất liều bức xạ như quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Quy định về TI được phép:
a) TI của mỗi kiện không được lớn hơn 10 trừ trường hợp vận chuyển sử dụng độc quyền;
b) TI đối với côngtenơ hoặc phương tiện vận chuyển không sử dụng độc quyền được quy định tại Bảng 8 Phụ lục I Thông tư này;
c) Đối với vận chuyển vật liệu LSA-I, không quy định giới hạn tổng TI;
d) Đối với sử dụng độc quyền, không quy định giới hạn tổng TI.
Điều 24. Xác định chỉ số an toàn tới hạn (CSI) và CSI được phép vận chuyển
1. CSI cho kiện chứa vật liệu phân hạch được xác định bằng cách chia 50 cho N, trong đó N là giá trị nhỏ hơn được tính trong hai điều kiện sau:
a) Trong điều kiện vận chuyển bình thường, “N” được xác định bằng cách lấy 5 lần “N” kiện với điều kiện sắp xếp và đóng gói kiện cho phép việc sản sinh nơtrôn cực đại như sau vẫn bảo đảm dưới tới hạn:
Không có ngăn cách giữa các kiện và sắp xếp kiện để tất cả các mặt được phản xạ bởi tường nước dày ít nhất là 20 cm;
b) Trong điều kiện vận chuyển xảy ra sự cố giả định, “N” được xác định bằng cách lấy 2 lần “N” kiện với điều kiện sắp xếp và đóng gói kiện cho phép việc sản sinh nơtrôn cực đại như sau vẫn bảo đảm dưới tới hạn:
Có chất làm chậm chứa hyđrô giữa các kiện và sự sắp xếp kiện để tất cả các mặt được phản xạ bởi tường nước dày ít nhất là 20 (cm).
2. CSI đối với bao bì, côngtenơ vận chuyển chứa nhiều kiện được xác định bằng tổng CSI của tất cả các kiện. CSI của bao bì, côngtenơ bằng 0 tức là số kiện dưới tới hạn không hạn chế trong bao bì, côngtenơ đó.
3. Quy định về CSI được phép vận chuyển:
a) CSI của kiện, bao bì và côngtenơ không được lớn hơn 50 trừ vận chuyển sử dụng độc quyền. Lô hàng chứa nhiều kiện, côngtenơ cần được sắp xếp, lưu giữ thành từng nhóm. Khoảng cách giữa các nhóm cần bảo đảm ít nhất là 6 (m);
b) Tổng CSI của côngtenơ hoặc phương tiện vận chuyển sử dụng độc quyền và không sử dụng độc quyền được quy định tại Bảng 9 Phụ lục I Thông tư này.
Điều 25. Đánh dấu kiện
1. Mặt ngoài bao bì của kiện phải ghi rõ các thông tin sau:
a) Tên người gửi và người nhận;
b) Mã số liên hợp quốc như quy định tại Bảng 7 Phụ lục I Thông tư này;
c) Khối lượng của kiện nếu lớn hơn 50 (kg);
d) Ký hiệu nhóm kiện phù hợp với thiết kế:
Đối với kiện công nghiệp ghi: IP-1, IP-2, IP-3 (IF đối với kiện chứa vật liệu phân hạch); Đối với kiện loại A ghi: Loại A (AF đối với kiện chứa vật liệu phân hạch); Đối với kiện loại B ghi: Loại B(U) hoặc Loại B(M) (B(U)F hoặc B(M)F đối với kiện chứa vật liệu phân hạch); Đối với kiện loại C ghi: Loại C (CF đối với kiện chứa vật liệu phân hạch);
đ) Đối với kiện loại B(U), loại B(M) và loại C mặt ngoài có dấu hiệu cảnh báo bức xạ quy định tại Hình 1 Phụ lục II Thông tư này. Dấu hiệu này phải được dập nổi hoặc đóng dấu, bền với lửa, với nước.
2. Đối với vật liệu LSA-I hoặc SCO-I có nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt không lớn hơn 10 lần mức quy định tại Khoản 9 Điều 3 Thông tư này cần sử dụng độc quyền, đồng thời bề mặt ngoài của thùng chứa hoặc vật liệu bao gói phải được ghi rõ: “PHÓNG XẠ LSA-I” hoặc “PHÓNG XẠ SCO-I”.
3. Trường hợp kiện là hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu, các từ giải thích được ghi bằng tiếng Việt hoặc Anh.
Điều 26. Dán nhãn trên kiện
1. Các kiện được phân hạng để dán nhãn phù hợp với các điều kiện quy định tại Bảng 6 Phụ lục I Thông tư này và theo nguyên tắc sau:
a) Nếu TI đáp ứng điều kiện đối với hạng này nhưng suất liều bức xạ bề mặt đáp ứng điều kiện đối với hạng khác thì kiện sẽ xếp vào hạng cao hơn;
b) Kiện phải được dán nhãn phù hợp với hạng của mình;
c) Nhãn của hạng được quy định tại Hình 2, Hình 3 và Hình 4 Phụ lục II Thông tư này. Kiện chứa vật liệu phân hạch có thêm nhãn được quy định tại Hình 6 Phụ lục II Thông tư này;
d) Trường hợp kiện là hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu, nội dung nhãn được ghi bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
2. Nhãn không liên quan đến nội dung bên trong của kiện phải được bóc hoặc che đi.
3. Kiện, bao bì miễn trừ không cần dán nhãn. Kiện, bao bì loại khác phải được dán nhãn ở hai phía đối diện bên ngoài kiện, bao bì. Đối với côngtenơ hoặc tec, nhãn được dán ở bốn mặt ngoài. Đối với côngtenơ lớn, phải dán nhãn kích thước lớn như quy định tại Hình 5 Phụ lục II Thông tư này bên cạnh nhãn quy định tại Hình 2, Hình 3 và Hình 4 Phụ lục II Thông tư này.
4. Nhãn cần chứa các thông tin sau:
a) Tên nhân phóng xạ (dùng ký hiệu như Bảng 1 TCVN 6867-1: 2001) trừ LSA-I. Nếu là hỗn hợp các nhân phóng xạ: tên nhân phóng xạ cần chú ý nhất phải được ghi trong nhãn. Đối với LSA-I chỉ cần ghi “LSA-I” là đủ;
b) Hoạt độ: hoạt độ cực đại của các nhân phóng xạ, đơn vị là Bq với các tiền tố thích hợp (kBq, MBq ...). Đối với vật liệu phân hạch, ghi khối lượng; đơn vị là g;
c) TI: không yêu cầu đối với nhãn I-TRẮNG. Đối với vật liệu phân hạch, ghi thêm CSI.
Điều 27. Gắn nhãn cảnh báo trên côngtenơ, phương tiện vận chuyển
1. Côngtenơ hoặc tec chứa các kiện không phải là kiện miễn trừ phải mang bốn nhãn cảnh báo màu vàng như quy định tại Hình 5 Phụ lục II Thông tư này. Trường hợp kiện là hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu, từ “PHÓNG XẠ” có thể ghi bằng tiếng Anh. Nhãn cảnh báo được gắn theo phương thẳng đứng ở mỗi mặt và ở mép thành côngtenơ hoặc tec. Có thể gắn nhãn như quy định tại Hình 2, Hình 3 và Hình 4 Phụ lục II Thông tư này với kích thước tối thiểu như Hình 5 Phụ lục II Thông tư này thay cho việc gắn nhãn cảnh báo.
2. Phương tiện vận chuyển vật liệu phóng xạ phải được gắn ba nhãn màu vàng như quy định tại Hình 5 Phụ lục II Thông tư này ở hai mặt bên và mặt sau phương tiện vận chuyển.
3. Côngtenơ hoặc tec chứa lô hàng thuộc loại LSA-I hoặc SCO-I không đóng kiện hoặc lô hàng vật liệu phóng xạ được đóng kiện, sử dụng độc quyền, phải ghi thêm ở nửa dưới của nhãn (Hình 5 Phụ lục II Thông tư này) mã số liên hợp quốc (Bảng 7 Phụ lục I Thông tư này) với chữ số màu đen, chiều cao không nhỏ hơn 65 (mm).
Điều 28. Cách ly khi vận chuyển và lưu kho trung chuyển
1. Trong quá trình vận chuyển và lưu kho trung chuyển, kiện, côngtenơ chứa vật liệu phóng xạ phải được cách ly khỏi:
a) Vị trí có người và có phim ảnh chưa rửa tuân theo quy định tại các Khoản 4 và Khoản 5 Điều 4 Thông tư này;
b) Hàng hóa nguy hiểm khác: dễ cháy, dễ nổ, độc hại.
2. Kiện hoặc lô hàng thuộc hạng II-VÀNG, III-VÀNG không được để trong khoang hành khách trừ trường hợp khoang này được dành riêng cho người được phép đặc biệt đi kèm.
3. Đối với vận chuyển vật liệu phân hạch khi lưu kho, nhóm kiện hoặc côngtenơ có CSI vượt giá trị 50 phải được đặt cách nhau tối thiểu 6 (m).
4. Người vận chuyển phải chịu trách nhiệm bảo đảm sự cách ly cần thiết được duy trì trong suốt quá trình vận chuyển và lưu kho trung chuyển.
Điều 29. Sắp xếp kiện khi vận chuyển và lưu kho trung chuyển
1. Bảo đảm an toàn và chắc chắn để không bị xê dịch, không bị lật, không bị rơi.
2. Bảo đảm thông lượng nhiệt trung bình trên bề mặt của kiện không vượt 15 (W/m2).
3. Chất kiện vào côngtenơ hoặc phương tiện vận chuyển sao cho suất liều bức xạ bề mặt, TI và CSI không vượt các giá trị quy định tại các Khoản 6 Điều 22, Khoản 3 Điều 23 và Khoản 3 Điều 24 Thông tư này.
Điều 30. Quy định đối với vận chuyển bao bì rỗng
Bao bì rỗng đã từng chứa vật liệu phóng xạ được vận chuyển như vận chuyển kiện miễn trừ với các điều kiện sau:
1. Các bao bì rỗng được bảo quản tốt và bảo đảm độ kín.
2. Bao bì là urani hoặc thori phải được bọc bằng vỏ kim loại hoặc vật liệu vững chắc khác.
3. Mức nhiễm bẩn phóng xạ không bám chắc bên trong bao bì không được lớn hơn 100 lần mức quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 9 Thông tư này.
4. Nhãn đã sử dụng theo quy định phải được che lại hoặc bóc đi.
Điều 31. Quy định đối với vận chuyển bằng đường bộ
Tổ chức, cá nhân tham gia và liên quan tới vận chuyển vật liệu phóng xạ bằng đường bộ ngoài việc thực hiện các quy định chung từ Điều 19 tới Điều 29 còn phải thực hiện các quy định sau đây:
1. Chỉ được sử dụng ôtô để vận chuyển vật liệu phóng xạ. Ôtô vận chuyển vật liệu phóng xạ phải có độ an toàn cao.
2. Cấm vận chuyển hành khách trong ô tô chở hàng phóng xạ trừ trường hợp chở kiện miễn trừ.
3. Bắt buộc sử dụng xe có mui khi vận chuyển kiện dễ thấm nước.
4. Không được dùng xe có rơmoóc để vận chuyển vật liệu phóng xạ.
5. Xe phải có nhãn như quy định tại Điều 27 Thông tư này và bên gửi hàng phải chịu trách nhiệm gắn nhãn chính xác.
6. Khi đỗ xe phải có người bảo vệ trừ trường hợp suất liều bức xạ ở tất cả mọi điểm của xe thấp hơn 5 (mSv/h) và khoang chứa kiện phải được khoá để không ai có thể lấy kiện ra. Phải đỗ cách xa nơi có dân cư 50 (m) trừ trường hợp dỡ hàng vào kho.
7. Người điều khiển ôtô phải có chứng chỉ đào tạo về an toàn bức xạ, được huấn luyện xử lý sự cố trên đường vận chuyển và được trang bị thiết bị đo liều thích hợp. Nếu người điều khiển ô tô không đáp ứng được những yêu cầu trên thì mỗi chuyến hàng phải có người áp tải (trừ trường hợp vận chuyển kiện miễn trừ). Người áp tải phải đáp ứng các yêu cầu trên.
Điều 32. Quy định đối với vận chuyển bằng đường sắt
Tổ chức, cá nhân tham gia và liên quan tới vận chuyển vật liệu phóng xạ bằng đường sắt ngoài việc thực hiện các quy định chung từ Điều 19 tới Điều 29 còn phải thực hiện các quy định sau đây:
1. Được phép vận chuyển hàng phóng xạ bằng tầu chở hàng hoặc trong toa hành lý của tầu chở khách. Toa chở hàng phóng xạ phải có mái che khi vận chuyển kiện dễ thấm nước.
2. Toa chở hàng phóng xạ phải được gắn nhãn như quy định tại Điều 27 Thông tư này ở phía ngoài hai bên thành toa. Trường hợp toa không có thành, chở côngtenơ thì nhãn trên côngtenơ là đủ. Bên gửi hàng phải chịu trách nhiệm dán nhãn chính xác.
3. Khi vận chuyển (trừ trường hợp vận chuyển kiện miễn trừ) phải có người áp tải. Người áp tải phải có chứng chỉ đào tạo về an toàn bức xạ, được huấn luyện xử lý sự cố trên đường vận chuyển và được trang bị thiết bị đo liều thích hợp.
Điều 33. Quy định đối với vận chuyển bằng đường không
Tổ chức, cá nhân tham gia và liên quan tới vận chuyển vật liệu phóng xạ bằng đường không ngoài việc thực hiện các quy định chung từ Điều 19 tới Điều 29 còn phải thực hiện các quy định sau đây:
Kiện hoặc côngtenơ chứa vật liệu phóng xạ có một trong các đặc điểm như dưới đây sẽ không được vận chuyển bằng đường không:
1. Kiện loại B(M) trong sử dụng độc quyền.
2. Kiện loại B(M) mà trong quá trình vận chuyển cần bộ phận làm mát bên ngoài hoặc kiện chứa vật liệu lỏng dễ cháy.
3. Kiện có suất liều bức xạ bề mặt lớn hơn 2 (mSv/h) trừ trường hợp được phê duyệt đặc biệt.
Chương 4.
TRÁCH NHIỆM BẢO ĐẢM AN TOÀN BỨC XẠ
Điều 34. Trách nhiệm bên gửi
1. Bên gửi hàng có trách nhiệm bảo đảm an toàn bức xạ trong vận chuyển từ khâu kiểm tra bao bì, đóng kiện, tẩy xạ bề mặt (nếu cần thiết), niêm phong, dán nhãn đến khi trao kiện cho bên vận chuyển. Bên gửi hàng phải chuẩn bị kiện theo đúng quy định của Thông tư này, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định khác về vận chuyển hàng hóa.
2. Bên gửi hàng phải gửi kèm hồ sơ vận chuyển với các thông tin sau:
a) Tên dùng trong gửi hàng quy định tại Bảng 6 Phụ lục I Thông tư này;
b) Mã số phân loại hàng của liên hợp quốc: “7”;
c) Mã số liên hợp quốc của vật liệu phóng xạ như quy định tại Bảng 7 Phụ lục I Thông tư này viết sau từ “UN”;
d) Tên hoặc ký hiệu nhân phóng xạ; đối với hỗn hợp các nhân phóng xạ là tên chung thích hợp hoặc danh sách các nhân phóng xạ cần chú ý nhất;
đ) Mô tả dạng hóa học và vật lý của vật liệu phóng xạ hoặc chỉ ghi “vật liệu phóng xạ dạng đặc biệt”, “vật liệu phóng xạ phát tán thấp” tương ứng;
e) Hoạt độ cực đại của nhân phóng xạ, đơn vị là Bq với tiền tố thích hợp (kBq, MBq...). Khối lượng đối với vật liệu phân hạch, đơn vị là g;
g) Hạng kiện: hoặc I-TRẮNG, hoặc II-VÀNG, hoặc III-VÀNG;
h) TI (đối với II-VÀNG, III-VÀNG); CSI (đối với vận chuyển vật liệu phân hạch không thuộc miễn trừ);
i) Mã số do cơ quan thẩm quyền quốc gia sản xuất cấp trong chứng chỉ phê duyệt (đối với vật liệu phóng xạ dạng đặc biệt, vật liệu phóng xạ phát tán thấp, phê duyệt đặc biệt, thiết kế kiện);
k) Đối với lô hàng gồm các kiện trong côngtenơ, ghi chi tiết nội dung của mỗi kiện bên trong côngtenơ. Nếu các kiện được lấy ra khỏi côngtenơ ở một điểm dỡ hàng trung gian, cần chuẩn bị sẵn các hồ sơ vận chuyển thích hợp;
l) Nếu lô hàng được vận chuyển sử dụng độc quyền cần ghi “VẬN CHUYỂN SỬ DỤNG ĐỘC QUYỀN”;
m) Hoạt độ tổng của lô hàng ở dạng bội số của A2 đối với LSA-II, LSA-III, SCO-I, SCOII. Đối với vật liệu phóng xạ có giá trị A2 không bị giới hạn, giá trị hoạt độ vật liệu phóng xạ đó sẽ là 0.
3. Bên gửi hàng phải cam đoan về hàng hóa trong lô hàng và phải được mô tả đầy đủ, chính xác, được phân loại, đóng kiện, đánh dấu, (dán nhãn và tuân thủ các điều kiện vận chuyển theo quy định của pháp luật hiện hành và quy định của quốc tế (nếu lô hàng chuyển qua quốc gia khác). Ghi rõ ngày, tháng, năm và ký tên.
4. Bên gửi hàng cần thông báo cho người vận chuyển thực hiện các yêu cầu cần thiết gồm tối thiểu các điểm sau bằng văn bản kèm trong hồ sơ vận chuyển:
a) Các yêu cầu bổ sung về sắp xếp hàng, lưu kho, bốc xếp và dỡ kiện bao gồm cả việc lưu kho đặc biệt để an toàn phân tán nhiệt;
b) Các hạn chế về hình thức vận chuyển hoặc phương tiện vận chuyển và những chỉ dẫn cần thiết trên đường vận chuyển;
c) Cách xử lý tình trạng sự cố, tai nạn đối với lô hàng.
Điều 35. Trách nhiệm của bên vận chuyển
1. Ngoài những quy định về vận tải hàng hóa hiện hành, bên vận chuyển chỉ được chấp nhận vận chuyển khi:
a) Có đầy đủ bản khai, giấy chứng nhận đã được cơ quan thẩm quyền phê duyệt, giấy phép vận chuyển theo quy định của pháp luật, huớng dẫn trong vận chuyển;
b) Kiểm tra cẩn thận kiện, lô hàng, côngtenơ khớp với bản khai và theo đúng quy định tại Thông tư này. Trường hợp phát hiện những điều không đúng thì có quyền từ chối vận chuyển, lập biên bản và sao gửi cho các bên hữu quan (bên gửi hàng, bên nhận hàng) và cơ quan thẩm quyền.
2. Bảo đảm an toàn bức xạ trong suốt quá trình vận chuyển, lưu kho trung chuyển, bao gồm cả việc ghi nhật ký đọc suất liều trong quá trình vận chuyển.
3. Thông báo cụ thể kế hoạch, lộ trình vận chuyển vật liệu phóng xạ cho Cục An toàn bức xạ và hạt nhân và Sở Khoa học và Công nghệ tại địa phương trên tuyến đường vận chuyển.
Điều 36. Trách nhiệm của bên nhận
1. Phối hợp với tổ chức, cá nhân gửi hàng, tổ chức, cá nhân vận chuyển tiếp nhận an toàn, đúng hạn, nhanh chóng giải phóng kiện ra khỏi nơi nhận hàng.
2. Tham gia khắc phục hậu quả cùng với tổ chức, cá nhân liên quan khi xảy ra sự cố.
3. Báo cáo ngay cho tổ chức, cá nhân gửi hàng và Cục An toàn bức xạ và hạt nhân khi phát hiện hàng hóa nhận được không đúng với hợp đồng vận chuyển về chủng loại, số lượng, kiện có dấu hiệu bị hư hỏng, bị tháo dỡ, bị rò rỉ phóng xạ.
Điều 37. Trách nhiệm của bên lưu giữ kiện phóng xạ tại kho trung chuyển
1. Phối hợp với bên vận chuyển, bên nhận hàng tiếp nhận an toàn, nhanh chóng giải phóng các kiện hàng phóng xạ ra khỏi nơi nhận hàng.
2. Tham gia khắc phục hậu quả cùng với các bên liên quan khi sự cố xảy ra.
3. Báo cáo ngay với Cục an toàn bức xạ và hạt nhân khi phát hiện các kiện hàng phóng xạ có dấu hiệu bị hư hỏng, bị tháo đỡ, bị rò rỉ phóng xạ; kiện hàng phóng xạ không có người nhận.
Điều 38. Công tác kiểm tra, giám sát và quản Iý của cơ quan hải quan
1. Hải quan chỉ mở kiểm tra kiện chứa vật liệu phóng xạ khi có nghi vấn bên trong kiện có chứa hàng bất hợp pháp.
2. Việc mở kiểm tra kiện phải có sự cùng tham gia của đại diện Cục An toàn bức xạ và hạt nhân và đại diện Sở Khoa học và Công nghệ tại địa phương, được tiến hành tại nơi bảo đảm an toàn bức xạ và có phương tiện thích hợp cho việc kiểm xạ.
3. Kiện bị mở theo quy định phải được đóng gói lại như ban đầu trước khi bàn giao lại cho bên vận chuyển, bên nhận.
4. Hàng phóng xạ không có người nhận phải được cơ quan hải quan thông báo và phối hợp với Cục An toàn bức xạ và hạt nhân để xử lý.
Điều 39. Giải quyết sự cố, tai nạn trong vận chuyển vật liệu phóng xạ
1. Khi xảy ra sự cố, tai nạn trên đường vận chuyển, người áp tải hàng hoặc người điều khiển phương tiện vận chuyển cần phải thực hiện các bước sau:
a) Thông báo ngay cho: cơ quan cấp giấy phép vận chuyển vật liệu phóng xạ; cơ quan công an và Sở Khoa học và Công nghệ địa phương nơi xảy ra sự cố, tai nạn; chủ phương tiện vận chuyển; chủ hàng; bên nhận;
b) Đưa nạn nhân (nếu có) ra xa khu vực xảy ra sự cố, tai nạn (theo hướng gió) để tiến hành cấp cứu và đưa họ đến cơ sở y tế gần nhất;
c) Kiểm tra xem xét nguy cơ cháy nổ (nếu có) và tìm biện pháp khắc phục;
d) Cách ly dân chúng khỏi khu vực xảy ra sự cố, tai nạn từ 50 (m) đến 200 (m) và bảo vệ không cho những người không có trách nhiệm vào khu vực này.
2. Khi được tin báo về sự cố, tai nạn các bên hữu quan tại Điểm a Khoản 1 Điều này phải cử ngay cán bộ cùng trang bị cần thiết đến hiện trường để xử lý, khắc phục hậu quả theo kế hoạch đã dự định trước (như quy định tại Điều 6 Thông tư này). Tùy theo mức độ sự cố, tai nạn mà có những biện pháp thích hợp sau:
a) Thành lập đội khắc phục hậu quả sự cố, tai nạn;
b) Kiểm xạ, khoanh vùng xảy ra sự cố, tai nạn để tiến hành công việc xử lý, khôi phục lại trạng thái ban đầu;
c) Tẩy xạ khu vực xảy ra sự cố, tai nạn, phương tiện vận chuyển, kiện, người, quần áo, thiết bị bảo hộ;
d) Kiểm tra nguồn nước và thực phẩm;
đ) Bảo vệ hệ thống thoát nước;
e) Phát hiện những người bị chiếu xạ quá liều để theo dõi sức khỏe;
g) Tìm nguyên nhân và lập hồ sơ về sự cố, tai nạn.
3. Ngay sau khi tai nạn xảy ra, bên vận chuyển phải báo cáo chi tiết bằng văn bản về tai nạn gửi Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Sở Khoa học và Công nghệ và cơ quan công an địa phương.
4. Khi phát hiện mất kiện hàng phóng xạ phải thông báo ngay cho:
a) Cục An toàn bức xạ và hạt nhân;
b) Cơ quan công an tại địa phương;
c) Sở Khoa học và Công nghệ tại địa phương;
d) Bên gửi hàng.
Bên vận chuyển cần cung cấp cho các cơ quan trên thông tin cần thiết để việc tìm kiếm, thu hồi kiện bị mất được dễ dàng.
5. Tùy theo nguyên nhân, mức độ vi phạm và hậu quả của sự cố, tai nạn, bên gửi hàng, bên vận chuyển phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Chương 5.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 40. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký và thay thế Thông tư số 14/2003/TT-BKHCN ngày 11 tháng 7 năm 2003 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc vận chuyển an toàn chất phóng xạ.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Khoa học và Công nghệ để xem xét sửa đổi, bổ sung./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Các Bộ, CQ ngang Bộ, CQ thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Lưu: VT, ATBXHN (5b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Đình Tiến

PHỤ LỤC I

(Kèm theo Thông tư số 23/2012/TT-BKHCN ngày 23 tháng 11 năm 2012

của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

Bảng 1. Giới hạn hoạt độ phóng xạ đối với kiện miễn trừ

Trạng thái vật lý của vật liệu phóng xạ trong kiện

Thiết bị hoặc vật phẩm chứa chất phóng xạ (*)

Vật liệu phóng xạ

Giới hạn hoạt độ -phóng xạ (TBq) đối với thiết bị hoặc vật phẩm

Giới hạn hoạt độ phóng xạ (TBq) đối với kiện

Giới hạn hoạt độ phóng xạ (TBq) đối với kiện

Rắn:

 

 

 

- Dạng đặc biệt

10-2 A1

A1

10-3 A1

- Dạng khác

10-2 A2

A2

10-3 A2

Lỏng

10-3 A2

10-1 A2

10-4 A2

Khí:

 

 

 

- Triti

2 x 10-2 A2

2 x 10-1 A2

2 x 10-2 A2

- Dạng đặc biệt

10-3 A1

10-2 A1

10-3 A1

- Dạng khác

10-3 A2

10-2 A2

10-3 A2

* Chất phóng xạ được chứa trong thiết bị hoặc vật phẩm hoặc chất phóng xạ là một bộ phận của chúng như đồng hồ đeo tay, thiết bị điện tử...

Bảng 2. Giới hạn khối lượng vật liệu phân hạch đối với kiện miễn trừ

Vật liệu phân hạch

Khối lượng vật liệu phân hạch (g) trộn với chất có mật độ hyđrô trung bình nhỏ hơn hoặc bằng nước

Khối lượng vật liệu phân hạch (g) trộn với chất có mật độ hyđrô trung bình lớn hơn nước

Urani 235 (X)

400

290

Vật liệu phân hạch khác (Y)

250

180

 

Bảng 3. Quy định đối với kiện công nghiệp chứa LSA và SCO

 

Vật liệu phóng xạ

Kiện công nghiệp

Sử dụng độc quyền

Không sử dụng độc quyền

LSA-I

 

 

- Rắn(*)

Loại I (IP-1)

Loại I (IP-1)

-Lỏng

Loại I (IP-1)

Loại II (IP-2)

LSA-II

 

 

- Rắn

Loại II (IP-2)

Loại II (IP-2)

- Lỏng và khí

Loại II (IP-2)

Loại III (EP-3)

LSA-III

Loại II (IP-2)

Loại III (IP-3)

SCO-I

Loại I (IP-1)

Loại I (IP-1)

SCO-II

Loại II (IP-2)

Loại II (IP-2)

Bảng 4. Giới hạn hoạt độ của phương tiện vận chuyển vật liệu LSA và SCO

 chứa trong kiện công nghỉệp

Tính chất của vật liệu phóng xạ

Giới hạn hoạt độ phóng xạ (TBq) của phương tiện vận chuyển (trừ tàu thủy nội địa)

Giới hạn hoạt động phóng xạ (TBq) của ngắn tàu thủy

LSA-I

Không bị giới hạn

Không bị giới hạn

LSA-II và LSA-III rắn không cháy được

Không bị giới hạn

100 A2

LSA-II vàLSA-III dạng rắn cháy được và tất cả dạng lỏng và khí

100 A2

10 A2

SCO

100 A2

10 A2

 

Bảng 5. Hệ số để xác định TI đối với côngtenơ

 

Kích thước

Hệ số

Kích thước ≤ 1 (m2)

1

1 (m2) < Kích thước ≤ 5 (m2)

2

5 (m2) < Kích thước ≤ 20 (m2)

3

Kích thước > 20 (m2)

10

 

(*) Đo ở tiết diện ngang lớn nhất

 

Bảng 6. Phân hạng kiện và bao bì

Điều kiện

Hạng

Chỉ số vận chuyển (TI)

Suất liều bức xạ tại điểm bất kỳ trên bề mặt ngoài kiện

0 (*)

Không lớn hơn 5 (mSv/h)

I-TRẮNG

0 < TI ≤ 1

Lớn hơn 5 (mSv/h) nhưng không lớn hơn 0,5 (mSv/h)

II-VÀNG

1 < TI ≤ 10

Lớn hơn 0,5 (mSv/h) nhưng không lớn hơn 2 (mSv/h)

III-VÀNG

10 <TI

Lớn hơn 2 (mSv/h) nhưng không lớn hơn 10 (mSv/h)

III-VÀNG (**)

 

(*) Theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 24 Thông tư này, nếu TI nhỏ hơn hoặc bằng 0,05 thì được coi như bằng 0

(**) Chỉ đối với sự vận chuyển sử dụng độc quyền.

 

Bảng 7. Tên dùng trong vận chuyển (trích từ bảng mã số Liên hợp quốc)

 

Số UN

Tên dùng trong vận chuyển và giải thích

Kiện miễn trừ

2908

Vật liệu phóng xạ, kiện miễn trừ - bao bì rỗng

2909

Vật liệu phóng xạ, kiện miễn trừ - vật phẩm sản xuất từ uran tự nhiên hoặc urani nghèo hoặc thori tự nhiên

2910

Vật liệu phóng xạ, kiện miễn trừ - lượng vật liệu phóng xạ bị giới hạn

2911

Vật liệu phóng xạ, kiện miễn trừ - thiết bị hoặc vật phẩm

Vật liệu phóng xạ hoạt độ riêng thấp

2912

Vật liệu phóng xạ, hoạt độ riêng thấp (LSA-I), không phân hạch hoặc phân hạch miễn trừ

3321

Vật liệu phóng xạ, hoạt độ riêng thấp (LSA-II), không phân hạch hoặc phân hạch miễn trừ

3322

Vật liệu phóng xạ, hoạt độ riêng thấp (LSA-III), không phân hạch hoặc phân hạch miễn trừ

3324

Vật liệu phóng xạ, hoạt độ riêng thấp (LSA-II), phân hạch

3325

Vật liệu phóng xạ, hoạt độ riêng thấp (LSA-III), phân hạch

Vật nhiễm bẩn bề mặt

2913

Vật liệu phóng xạ, vật nhiễm bẩn bề mặt (SCO-I hoặc SCO-II), không phân hạch hoặc phân hạch miễn trừ

3326

Vật liệu phóng xạ, vật nhiễm bẩn bề mặt (SCO-I hoặc SCO-II), phân hạch

Kiện loại A

2915

Vật liệu phóng xạ, kiện loại A - không phải dạng đặc biệt, không phân hạch hoặc phân hạch miễn trừ

3327

Vật liệu phóng xạ, kiện loại A, phân hạch, không phải dạng đặc biệt

3332

Vật liệu phóng xạ, kiện loại A - dạng đặc biệt, không phân hạch hoặc phân hạch miễn trừ

3333

Vật liệu phóng xạ, kiện loại A, dạng đặc biệt, phân hạch

Kiện loại B

2916

Vật liệu phóng xạ, kiện loại B(U), không phân hạch hoặc phân hạch miễn trừ

2917

Vật liệu phóng xạ, kiện loại B(M), không phân hạch hoặc phân hạch miễn trừ

3328

Vật liệu phóng xạ, kiện loại B(U), phân hạch

3329

Vật liệu phóng xạ, kiện loại B(M), phân hạch

Kiện loại C

3323

Vật liệu phóng xạ, kiện loại C, không phân hạch hoặc phân hạch miễn trừ

3330

Vật liệu phóng xạ, kiện loại C, phân hạch

Phê duyệt đặc biệt

2919

Vật liệu phóng xạ, phê duyệt đặc biệt, không phân hạch hoặc phân hạch miễn trừ

3331

Vật liệu phóng xạ, phê duyệt đặc biệt, phân hạch

Vật liệu urani hexa florua

2977

Vật liệu phóng xạ, UF6, phân hạch

2978

Vật liệu phóng xạ, UF6, không phân hạch hoặc phân hạch miễn trừ

 

Bảng 8. Giới hạn TI đối với côngtenơ và phương tiện vận chuyển không sử dụng độc quyền

 

Loại côngtenơ hoặc phương tiện vận chuyển

Giới hạn tổng TI trong côngtenơ hoặc phương tiện vận chuyển

Côngtenơ nhỏ

50

Côngtenơ lớn

50

Ô tô, tàu hỏa

50

Máy bay

 

- Máy bay chở khách

50

- Máy bay chở hàng

200

Tàu thủy nội địa

50

Tàu biển

 

Hầm tàu, khoang, phần boong được khoanh:

 

- Nhiều kiện, nhiều côngtenơ nhỏ

50

- Nhiêu côngtenơ lớn

200

Toàn tàu:

 

- Nhiều kiện, nhiều côngtenơ nhỏ

200

- Nhiều côngtenơ lớn

Không bị giới hạn

 

Bảng 9. Giới hạn CSI đối với côngtenơ và phương tiện vận chuyển chứa vật liệu phân hạch

 

Loại côngtenơ hoặc phương tiện vận chuyển

Giới hạn tổng CSI đối với côngtenơ hoặc phương tiện vận chuyển

Không sử dụng độc quyền

Sử dụng độc quyền

Côngtenơ nhỏ

50

Không áp dụng

Côngtenơ lớn

50

100

Ô tô, tàu hỏa

50

100

Máy bay

 

 

- Máy bay chở khách

50

Không áp dụng

- Máy bay chở hàng

50

100

Tàu thủy nội địa

50

100

Tàu biển

 

 

Hầm tàu, khoang, phần boong được khoanh:

 

 

- Nhiều kiện, nhiều côngtenơ nhỏ

50

100

- Nhiều côngtenơ lớn

50

100

Toàn tàu:

 

 

- Nhiều kiện, nhiều côngtenơ nhỏ

200

200

- Nhiều côngtenơ lớn

Không bị giới hạn (*)

Không bị giới hạn (**)

 

(*) Lô hàng được sắp xếp sao cho tổng CSI của mỗi nhóm không vượt quá 50 và các nhóm được sắp xếp cách nhau ít nhất 6 (m).

(**) Lô hàng được sắp xếp sao cho tổng CSI của mỗi nhóm không vượt quá 100 và các nhóm được sắp xếp cách nhau ít nhất 6 (m).

PHỤ LỤC II

(Kèm theo Thông tư số 23/2012/TT-BKHCN ngày 23 tháng 11 năm 2012

 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

Hình 1. Dấu hiệu cảnh báo bức xạ.

Bán kính tối thiểu X của đường tròn trung tâm là 4 (mm).

Hình 2. Nhãn I-TRẮNG: nền màu trắng, dấu hiệu cảnh báo bức xạ màu đen, chữ màu đen, chữ I màu đỏ, kích thước mỗi chiều tối thiểu 100 (mm).

Hình 3. Nhãn II-VÀNG: nửa trên nền màu vàng, nửa dưới nền màu trắng, dấu hiệu cảnh báo bức xạ màu đen, chữ màu đen, chữ II màu đỏ, kích thước mỗi chiều tối thiểu 100 (mm).

Hình 4. Nhãn III-VÀNG: nửa trên nền màu vàng, nửa dưới nền màu trắng, dấu hiệu cảnh báo bức xạ màu đen, chữ màu đen, chữ III màu đỏ, kích thước mỗi chiều tối thiểu 100 (mm).

Hình 5. Nhãn cảnh báo phóng xạ: nửa trên nền màu vàng, nửa dưới nền màu trắng, dấu hiệu cảnh báo bức xạ màu đen, chữ màu đen, kích thước mỗi chiều tổi thiểu 250 (mm).

Hình 6. Nhãn chỉ số an toàn tới hạn: nền màu đen trắng, kích thước mỗi chiều tối thiểu 100 (mm).

PHỤ LỤC III

(Kèm theo Thông tư số 23/2012/TT-BKHCN ngày 23 tháng 11 năm 2012

của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

Bảng 1. Đơn vị đo

Đại lượng

Tên đơn vị

Ký hiệu đơn vị

khối lượng

Gam

g

chiều dài

Mét

m

diện tích

mét vuông

m2

thể tích

mét khối

m3

Lít

L

thời gian

giờ

h

Ngày

d

Năm

y

thông lượng nhiệt

oát trên mét vuông

W/m2

hoạt độ phóng xạ

Becơren

Bq

hoạt độ riêng vật liệu phóng xạ

becơren trên gam

Bq/g

mật độ hoạt độ phóng xạ

becơren trên mét vuông

Bq/m2

nồng độ hoạt độ phóng xạ

becơren trên lít

Bq/L

liều bức xạ

Sivơ

Sv

suất liều bức xạ

sivơ trên giờ

Sv/h

Bảng 2. Tên, ký hiệu của tiền tố và thừa số quy đổi trong đơn vị đo

Tên

Ký hiệu

Thừa số quy đổi

tera

T

1012

mega

M

106

kilô

k

103

centi

c

10-2

mili

m

10-3

micrô

m

10-6

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF SCIENCE AND TECHNOLOGY
------

No. 23/2012/TT-BKHCN

SOCIALISTREPUBLIC OF VIETNAM
Independence-Freedom- Happiness

--------

Hanoi, November 23, 2012

 

CIRCULAR

GUIDING ON RADIOACTIVE MATERIAL TRANSPORT SAFETY

Pursuant to the June 03, 2008 Law on atomic energy;

Pursuant to the Government’s Decree No. 28/2008/ND-CP, of March 14, 2008 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Science and Technology;

The Minister of science and technology guiding on radioactive material transport safety,

Chapter 1.

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

1.This Circular guides assurance of radioactive material transport safety including from design, manufacture, test, packing of radioactive packages to transport, preservation on road, as well as receipt at the final destination, of radioactive material and packages in normal conditions as well as in the event of incidents, accidents.

This Circular does not apply to the transport of:

a) The radioactive material in scope of facility conducting radioactive work without use of public roads;

b) Consumption goods containing radioactive substances that are allowed to circulate and distribute;

c) Radioactive material that their specific activity is lower than the specific activity of exempted radioactive material or their total activity is lower than activity limit of an exempted consignment specified in Columns 4 and 5 of Table 1, Table 2 of Vietnam Standards TCVN 6867-1:2001 "Radiation Safety - Safe Transportation of Radioactive Material - Part 1: General Provisions (hereinafter referred to as TCVN 6868-1:2001);

d) Radioactive material have been put into body of alive people or animals for purpose of health diagnostic and treatment.

Article 2. Subjects of application

This Circular applies to organizations, individuals taking part in and relating to activities of transport of radioactive material in solid, liquid, gas by means of transport of road, railway, waterway and airway.

Article 3. Interpretation of terms

In this Circular, the following terms are construed as follows:

1.Measurement units in this Circular is abbreviated as prescribed in Annex III of this Circular.

2.A1means value used in order to define the activity limit of special-form radioactive material in radioactive packages that are allowed to transport.The A1value specified in column 2 table 1, table 2 TCVN 6867-1:2001.

3.A3means value used in order to define the activity limit of ordinary-form radioactive material in radioactive packages that are allowed to transport.The A2value specified in column 3 table 1, table 2 TCVN 6867-1:2001.

4.The specific activity of radioactive materialmeans activity per weight of material in which the radionuclide(s) are dispersed uniformly.Unit is Bq/g.

5.Low hazardous alpha emitters mean natural uranium, depleted uranium, natural thorium, uranium 238, thorium 232, ores or crystallized orescontaining thorium 228 and thorium 230 or alpha emitters with half-life of less than 10 days.

6. A low specific activity (LSA) radioactive material means the radioactive material, on its nature,  with low specific activity or radioactive material with average specific activity lower than the limit specified in Article 8 of this Circular.

7.A low dispersible radioactive material means a solid radioactive material that is not in powder form or a solid radioactive material in a sealed capsule to prevent dispersion.

8.Fissile materialsare uranium 233, uranium 235, plutonium 239, plutonium 241 or any combination of them.Fissile material do not include natural uranium, depleted uranium that has not yet been irradiated or has been irradiated only in the thermal reactor.

9.A surface contaminated object(SCO) is a solid object that is not itself a radioactive material, but there are radioactive material sticking on its surface.

10.The radioactive contamination means the presence of radioactive substances on the surface in excess of 0.4 (Bq/cm2) for the beta and gamma emitter and low toxicity alpha emitter, or excess of 0.04 (Bq/cm2) for all other alpha emitters.

11.Removable radioactive contaminationmeans the radioactive contamination which radioactive material can be removed from a surface in condition of normal transport.

12.Fixed radioactive contaminationmeans the radioactive contamination not including provision in clause 11 Article 3 of this Circular.

13.Thorium not yet irradiatedis the thorium that contains 10-7 gram or less than 10-7 gram of uranium 233 in one gram of thorium 232.

14.Uraniumnot yet irradiatedis the uranium that contains 2 x 103(Bq) or less than 2 x 103(Bq) of Plutoni, 9 x 106(Bq) or less than 9 x 106(Bq) of fissile products and 5 x 10-3gram or less than 5 x 10-3gram of uranium 236 in one gram of uranium 235.

15. Natural uranium is uranium containing 99.28% uranium 238 and 0.72% uranium 235.

16.Depleted uraniumis the uranium that contains less than 0.72% of uranium 235 isotope.

17.Enriched uraniumis the uranium that contains greater than 0.72% of uranium 235 isotope.

18.Containment means the assembly of components essential for covering all the radioactive material, preventing adverse effects caused by the radioactive material and suitable for the transported radioactive material characteristics.The containment can comprise of several layers, adsorber, structure separating or shielding radiation, and equipment for loading, unloading, ventilation, pressure reduction, cooling, shaking reduction, heat insulation, and transportation.The containment can be boxes, tank, containers, cistern.

19.Radioactive package(referred to as package) is a structure comprising containments and radioactive material inside, and prepared to be transported.

20.Radioactive consignment (referred to as consignment) is a radioactive package or several radioactive packages transported in a same batch.

21.Containeris a type of containment designed for easy use for transportation of goods by different modes of transport without unload and reload goods when changing means of transport.The characteristics of containers shall be tight, strong and re-usable, and can be fitted with necessary devices for easy transfer of container from one means to other means.A small container is that which has external dimensions of equal to or less than 1.5 m or an internal volume of equal to or less than 3 m3. A large container has dimensions larger than that of a small container.

22.Tank is a type of a container, tub used in transport in order to contain liquids, powders, granules, slurries, or solids with a capacity of equal to or larger than 450 liters, and a capacity of equal to or larger than 1000 litters in order to contain gases.

23.Designmeans the descriptionof a special radioactive material or low dispersion radioactive material or package or packaging that allows them to be identified exactly.The description includes technical specifications, drawings and an analysis demonstrating compliance with the regulations, National Standards and other relevant regulations.

24.Transport Index(denoted as TI) means the index of packages or containers holding radioactive material being used in order to control over irradiation during transport in order to ensure radioactive safety.The calculation for TI is specified in Article 23 of this Circular.

25.Critical safety Index(denoted as CSI) means the index of package or container holding fissile material aiming to control over weight of fissile material and conditions of arrangement during transport in order to ensure that such fissile material is always maintained at the critical level.The calculation for CSI is specified in Article 24 of this Circular.

26.United Nation number(denoted as UN number) is a number series of four digits set out by the UN Council of Expert on Transport of dangerous goods in order to identify a specific substance or a group of specific substances.

27.Exclusive use means the right of the consignor in monopoly use of a means of conveyance or a large freight container, and all activities of loading and unloading of goods during transport must be implemented in accordance with instructions from the consignor or consignee.

28.The special approvalmeans approval of a competent agency to permit application under other guidance in case transport of radioactive package fails to fully meet provisions of this Circular.

Article 4. The safety plan

Organizations, individuals participating in course of transport of radioactive material must formulate and implement safety plan.This plan includes the following requirements:

1.Measures for radiation safety during transport shall be optimized so as to keep individual radiation dose (hereinafter referred to as dose) lower than the provided dose limit and there measures in order to reduce low the dose and number of persons exposed to radiation.

2.There are plans for individual radiation protection and inspection of radioactive contamination of packages, packaging areas, storage areas and transportation means, dossiers of inspection shall be established and kept.

3.The staff participating in course of transport must be trained in radiation safety at facilities licensed for training, have good knowledge in rule of fire fighting and prevention and regulations on radioactive material safety transport.

4.The radioactive packages must be isolated from the escort staff and the public.Isolation distance shall be calculated based on the following dose limits as follows:

a) Dose limit for staff of escort, loading, unloading and packaging is 5 (mSv/y);

b) Dose limit for the public in the vicinity of the radioactive area: 1 (mSv/y).

5.Radioactive packages must be isolated from undeveloped films.The basis for calculation of isolation distance is the dose limit, that is 0.1 (mSv/ package of film).

Article 5. The security plan

Organizations, individuals participating in activities of radioactive material transport must elaborate and implement security plan under guides of the Ministry of Science and Technology.

Article 6. Plans for emergency response during transport

Organizations, individuals participating in activities of radioactive material transport must elaborate and implement plan for emergency response at basis level under guides of the Ministry of Science and Technology.

Article 7. Quality assurance

Organizations, individuals participating in activities of transport must elaborate and implement program on quality assurance under guides of theDepartment of Radiation Safety and Nuclear.

Chapter 2.

CLASSIFICATION OF RADIOACTIVE MATERIAL AND RADIOACTIVE PACKAGES

ITEM 1. CLASSIFICATION OF RADIOACTIVE MATERIAL

Article 8. Radioactive material with low specific activity

Radioactive material with low specific activity include: LSA-I, LSA-II and LSA-III.

1.LSA-I includes:

a) Uranium ores, thorium ores or their crystallized ores and other ores containing natural the radionuclide(s) used in order to produce these the radionuclide(s);

b) Natural uranium, depleted uranium, natural thorium, their compoundsor mixturesin condition that they have not yet been irradiated and being in solid or liquid form;

c) Radioactive material which its A2value is not be limited, except fissile material not be exempted as specified in clause 1 Article 12 of this Circular;

d) Other radioactive material which their activities are dispersed uniformly and their average specific activities not exceed 30 times of activity concentration value specified in column 4 table 1 and column 4 table 2 TCVN 6867-1:2001, except fissile material not be exempted as specified in clause 1 Article 12 of this Circular.

2.LSA-II includes:

a) Water with tritium concentration of up to 0.8 (TBq/L);

b) Other radioactive material which their activities are dispersed uniformly and their average specific activities not exceed 10-4A2(TBq/g) for solid, gas and 10-5A2(TBq/g) for liquid.

3.LSA-III includes:

a) Radioactive material which are dispersed in solid or radioactive material which are dispersed in solidified agents (such as concrete, asphalt, porcelain, etc);

b) The slightly-soluble radioactive material or radioactive material contained in slightly-soluble packagings and in case of packaging loss, radioactive material diminished when soaked in water for 7 days shall not exceed  0.1 A2(TBq);

c) Solid radioactive material with average specific activity (not including shelding material) not exceeding 2 x 10-3A2(TBq/g).

Article 9. Thesurface contaminated objects

The surface contaminated objects include SCO-I and SCO-II.

1.SCO-I is a solid with the following characteristics:

a) The removable contamination on an accessible surface, for average on area of 300 (cm2) (or the total area of the surface if less than 300 (cm2)) that does not exceed 4 (Bq/cm2) for beta and gamma emitters and low hazardous alpha emitters, or does not exceed 0.4 (Bq/cm2) for the other alpha emitters;

b) The fixed contamination on the accessible surface for average on area of 300 (cm2) (or the total area of the surface of less than 300 (cm2)) that does not exceed 4 x 104(Bq/cm2) for beta and gamma emitters and low hazardous alpha emitters, or does not exceed 4 x 103(Bq/cm2) for the other alpha emitters;

c) The removable contamination and the fixed contamination on the inaccessible surface, for average on area of 300 (cm2) (or the total area of the surface of less than 300 (cm2)) that does not exceed 4 x 104(Bq/cm2) for beta and gamma emitters and low hazardous alpha emitters, or 4 x 103(Bq/cm2) for the other alpha emitters;

2.SCO-II is a solid that may be the fixed or removable contamination on the surface exceeds the limits specified for SCO-I and having the following additional characteristics:

a) The removable contamination on an accessible surface, for average on area of 300 (cm2) (or the total area of the surface if less than 300 (cm2)) that does not exceed 400 (Bq/cm2) for beta and gamma emitters and low hazardous alpha emitters, or does not exceed 40 (Bq/cm2) for the other alpha emitters;

b) The fixed contamination on the accessible surface for average on area of 300 (cm2) (or the total area of the surface of less than 300 (cm2)) that does not exceed 8 x 105(Bq/cm2) for beta and gamma emitters and low hazardous alpha emitters, or does not exceed 8 x 104(Bq/cm2) for the other alpha emitters;

c) The removable contamination and the fixed contamination on the inaccessible surface, for average on area of 300 (cm2) (or the total area of the surface of less than 300 (cm2)) that does not exceed 8 x 105(Bq/cm2) for beta and gamma emitters and low hazardous alpha emitters, or does not exceed 8 x 104(Bq/cm2) for the other alpha emitters;

Article 10. Radioactive materialof special form

1.Radioactive material of special formisradioactive material of solid form or being held in a sealed capsule to not disperse radioactivity into ambience.The sealed capsule that constitute radioactive material of special form is manufactured in condition that it cannot open without destruction.Sizes of radioactive material of special form are minimally not fewer than 5 (mm).

2.Design (if any) of radioactive material of special form must be approved by competent agencies of nation having design.

Article 11. Radioactive material with low dispersion

1.A radioactive material is radioactive material with low dispersion if totalvolumeof this radioactive material in packages has radiation dose at distance of 3 (m) from the radioactive without shielding not exceed 10 (mSv/h);

2.Design (if any) of radioactive material with low dispersion must be approved by competent agencies of nation having design and nations being destination or places where material transported pass.

Article 12. Fissile material

1.Packages containing fissile material are classified as table 7, Annex 1, except case satisfying one of the following conditions:

a) Limit on volume of fissile material in a consignment with minimum outer size of each package not fewer than 10 (cm):

M1is volume of uranium 235 (g);

M2is volume of other fissile material (g);

X and Y are values defined in table 2, Annex I;

And satisfying one of the following conditions:Each consignment does not contain more than 15 (g) fissile material; fissile material are solution containing homogenous hydrogen or mixture with rate of fissile nuclear volume and hydrogen fewer than 5%; in any volume of 10 (L), there are not more than 5 (g) fissile material.

b) Uranium 235 enriched maximally for volume and total volume of plutonium and uranium 233 does not exceed 1% of volume of uranium 235 in condition that fissile nucleus are dispersed in almost homogenous way.Is is required to arrange in no stacking if uranium 235 in form of plate, oxide or carbide;

c) The uranyl nitrate solution in which uranium 235 enriched maximally for 2% volume and total volume of plutonium and uranium 233 does not exceed 0.002% of volume of uranium 235 and rate of nitrogen atom for uranium not fewer than 2.

d) In a goods batch, volume of plutonium not more than 20% of volume of fissile nucleus and maximum volume of plutonium is 1 (kg).For cases areunlike onestated in this point, the form of exclusive transport must be used.

2.Packages containing fissile materialswhich are not permitted to contain:

a) Volume of fissile material is unlike the value approved for design of packages;

b) The radionuclide(s) or fissile material that are unlike the approved design of packages;

c) Fissile material having forms, physical and chemical conditions or space arrangement that are unlike the approved design of packages;

3.Design of packages containing radioactive material must be approved by competent agencies of nation having design and nations being destination or places where packages transported pass.

Article 13.  Uranium hexafluoride (UF6)

1.Uranium hexafluoride is classified as table 7, Annex 1 and packages containing Uranium hexafluoride do not permit to contain:

a) Volume of UF6that is unlike the value approved for design of packages by competent agencies;

b) Volume of UF6that is more than value leading to the loss of avolumefewer than 5% at the permitted maximum temperature of package;

c) UF6that is not in solid form or the inside pressure of package is more than atmospheric pressure upon beginning transport.

2.Designs of packages containing a volume of more than or equal to 0.1 (kg) UF6 must be approved by competent agencies of nation having such designs.Designs of packages containing a volume of more than or equal to 0.1 (kg) UF6must be approved by competent agencies of nation having such designs.

ITEM 2. CLASSIFICATION OF RADIOACTIVE PACKAGES

Article 14. Excepted packages

1.Empty packagings that had been contained radioactive material.

2.Packages containing tools, articles of radioactive material with the radioactive activity not exceeding values specified in table 1 Annex I of this Circular.

3.Packages containing articles manufactured from natural uraniums, depleted uraniums or natural thoriniums.

4.Designs of excepted packages are not required to be approved by competent agencies of nation having design and nations being destination or places where packages transported pass.

Article 15. Industrial packages

Industrial packeages are packages containing LSA and SCO.Volume of radioactive material in a package shall be restrained in condition that the activity for means of transport is not more than values specified in table 4 Annex I of this Circular.Industrial packages include:

1.Industrial packages of type 1 (denoted as IP-1) contain:

a) LSA-I in solid form;

b) LSA-I in liquid form, transported by exclusive use;

c) SCO-I.

2.Industrial packages of type 2 (denoted as IP-2) contain:

b) LSA-I in liquid form, transported by shared use;

b) LSA-II in solid form;

c) LSA-II in liquid or gas form, transported by exclusive use;

d) LSA-II transported by exclusive use;

e) SCO-II.

3.Industrial packages of type 3 (denoted as IP-3) contain:

a) LSA-II in gas and liquid form, transported by shared use;

b) LSA-III transported by shared use;

4.Designs of industrial packages are not required to be approved by competent agencies of nation having design and nations being destination or places where packages transported pass.

Article 16. A-type packages

1.Packages containing radioactive material of special form with the activity not more than A1(TBq).

2.Packages containing other radioactive material with the activity not more than A2(TBq).

3.Packages containing mixturesof the radionuclide(s) that have been identified name and radioactive activity, the activity of this nucleus must satisfy:

In which:

A1(i) is value of A1of the radionuclide(s) i;

A2(j) is value of A2of the radionuclide(s) j;

B(i) means activity of the radionuclide(s) i in special-form radioactive material.

C(j) means activity of the radionuclide(s) j in normal radioactive material.

4.Designs of A-type packages are not required to be approved by competent agencies of nation having design and nations being destination or places where packages transported pass.

Article 17. B-type packages

1.B-type packages are not allowed to contain:

a) Radioactive material with the activities that are more than the value approved for design of packages;

b) The radionuclide(s) that are unlike the approved design of packages;

c) Radioactive material having forms, physical or chemical conditions unlike the approved design of packages;

2.If B-type packages are transported by plane, the provisions in clause 1 of this Article and the following conditions must be complied:

a) Packages containing radioactive material of special form: the activity not exceed 3,000 A1(TBq) or 100,000 A2(TBq);

b) Packages containing other radioactive material: the activity not exceed 3,000 A2(TBq).

3.B-type packages include 2 types of B(U) and B(M):

a) Design of packages of B(U) type must be approved by competent agencies of nation having such design.If packages of B(U) type containing fissile material or radioactive material that have low dispersion, the design must be approved by competent agencies of nation having design and nations being destination or places where packages are transported pass.

b) Design of packages of B(M) type must be approved by competent agencies of nation having design and nations being destination or places where packages are transported pass.

Article 18. C-type packages

1.C-type packages are not allowed to contain:

a) Radioactive material with the activities that are more than the value approved for design of packages;

b) The radionuclide(s) that are unlike the approved design of packages;

c) Radioactive material having forms, physical or chemical conditions unlike the approved design of packages;

2.Design of packages of C type must be approved by competent agencies of nation having such design.If the packages of C type containing fissile material, their design must be approved by competent agencies of nation having design and nations being destination or places where packages are transported pass.

Chapter 3.

PROVISIONS FOR TRANSPORT

Article 19. Requirements before transport

1.To ensure that the used packages must meet relevant requirements stipulated in this Circular.

2.For packages that have been approved and granted certificate by competent agencies, must meet requirements stipulated in the certificate.

3.For radioactive material of special form and radioactive material with low dispersion, that have been approved by competent agencies, must meet requirements stipulated in the certificate.

4.For packages of B(U), B(M) and C types, they must kept in stable status of temperature and pressure before carrying out transport, except case these requirements have been exempted by permission of agencies competent to approve such design.

5.Packages of B(U), B(M) and C types and packages containing fissile material must be checked before transport in order to ensure not happen radioactive leakage.

Article 20. Transport for other goods

1.Packages are not permitted to contain other items except items thatareneccesary for use of radioactive material and these items must be ensured to not affect to safety of packages.

2.If using containers that have been used to transport radioactive material for temporary preservation or transport of other goods, such containers must be decontaminated to degree lower than 0.4 (Bq/cm2) for the beta and gamma emitter and low toxicity alpha emitter, or 0.04 (Bq/cm2) for all other alpha emitters.

3.During transport, packages must be separated with food, pharmaceutical products and other dangerous goods.

Article 21. Control of radioactive contamination

1.The removable contamination on the surface of packagedoesnot exceed the following limits:

a) 4 (Bq/cm2) for the beta and gamma emitter and low toxicity alpha emitter;

b) 0.4 (Bq/cm2) for all other alpha emitters.

The limited values is calculated for average on area of 300 (cm2) or all area of surface if less than 300 (cm2).

2.The removable contamination on the surface outside or inside of packagings, containers, tanks and means of transport not exceed limits specified in clause 1 of this Article.

3.In case packages are corrupted or leaked radioactivity or have doubts of being corrupted or leaked radioactivity, the contaminated area should be isolated and delineated.To conduct assessment of radioactive contamination for packages, means of transport, areas where loading and unloading packages.If it is necessary, to conduct assessment of radioactive contamination for all other items which are transported on the same means of transport.

Packages being corrupted or leaked radioactivity exceeding the permitted limits specified in Article 21, Article 22 of this Circular must be moved to proper places for repair, decontamination until the origin status is restored, then they may continue transport.

4.Means, equipments used for transport must be tested to define degree of radioactive contamination.The testing frequency is depend on degree of use but not fewer than 1 times per year.

Means, equipment used for transport and contaminated radioactivity exceeding limits specified in clause 1 of this Article or radiation dose rate in surface more than 5 (mSv/h) must be decontaminated and only re-use when it is ensured to not exceed limits specified in clause 1 of this Article and radiation dose rate in surface not exceeding 5 (mSv/h).

5.In exclusive use, provisions in clause 1 and clause 4 of this article are not required to apply in control of contamination in surface, inside of containers, tanks and means of transport of radioactive material not be packed.

Article 22. Conditions on radiation dose rate for transport

1.For excepted packages, the radiation dose rate at near of surface of packagesisnot more than 5 (mSv/h).

2.For packages of other types, the radiation dose rate on outside of packages is not more than 2 (mSv/h).

3.For equipment or items not be packed, the radiation dose rate at point with distance of 10 (cm) from the outside surface is not more than 0.1 (mSv/h).

4.For LSA or SCO contained in each industry package of IP-1, IP-2 or IP-3 types, the dose rate at point with distance of 3 (m) from LSA or SCO when not be shielded is not more than 10 (mSv/h).

5.For transport of exclusive use:

a) By road or railway:The radiation dose rate on outside surface of each package may be more than 2 (mSv/h) but not more than 10 (mSv/h) when meeting conditions of means of transport being protected or covered tightly aiming to during transport, except the persons allowed, noone can enter inside of the part having been covered tightly; reinforce to ensure that packages in fixed position inside of means of transport during course of transport; packages are ensured not to load additionally or unload during the transport time;

b) By airway or waterway:The radiation dose rate on the outside surface of each package is not more than 2 (mSv/h).If being more than this level, it is forced to not be more than 10 (mSv/h) and must be permitted by the Department of Radiation Safety and Nuclear (Ministry of Science and Technology).

6.For means of transport containing packages or containers, the radiation dose rate in any point on sides of vehicles (including above and substructure of vehicles) is not more than 2 (mSv/h) and radiation dose rate at distance of 2 (m) from outside surface of means of transport is not more than 0.1 (mSv/h).

7.At position of seat for person on means of transport, the radiation dose ratedoesnot exceed 0.02 (mSv/h) in case this person is not shielded from radiation.

Article 23. Defining the transport index (TI) and TI allowed

1.TI for each package, container or for LSA-I or SCO-I material not be packed is defined as follows:

a) For packages containing radioactive material not being fissile material,measuringthe maximum radiation dose rate (measurementunit is mSv/h) at distance of 1 (m) from the outside surface of packages.The measured value is multiplied with 10 and thegettingresult is TI;

b) For packages containing fissile material, the maximum radiation dose rate at distance of 1 (m) from the outside surface of packages has value as follows:0.4 (mSv/h) for ores or physical crystallized ores of uranium and thorium; 0.3 (mSv/h) for chemical crystallized ores of thorium; 0.02 (mSv/h) for chemical crystallized ores of uranium, except urani hexaflorua.This value is multiplied with 100 and thegettingresult is TI;

c) For containers and LSA-I and SCO-I material not packed, measuring the maximum radiation dose rate (measurement unit is mSv/h) at distance of 1 (m) from the outside surface of containers and LSA-I and SCO-I material.The measured value is multiplied with the corresponding coefficient specified in table 5, Annex I of this Circular and the getting result is TI;

d) The values of TI getting at points a, b and c clause 1 of this Article are rounded up to the first decimal number (example 1.13 into 1.2), except values equal to or fewer than 0.05 shall be consider as 0.

2.TI for containers or means of transport containing many packages, shall bedefined by total TI of all packages or by defining directly the radiation dose rate as prescribed in clause 1 of this Article.

3.Provisions on TI allowed:

a) TI of each package is not more than 10, except case of exclusive use transport;

b) TIs for containers or means of transport with shared use are specified in Table 8 Annex I of this Circular

c) For transport of LSA-I material, limit of total TI is not provided;

d) For exclusive use, limit of total TI is not provided.

Article 24. Defining theCritical safety Index(CSI) and CSI allowed to transport

1.CSI for packages containing fissile material is defined by dividing 50 for N, in which N is smaller value calculated in two following conditions:

a) In normal transportation condition, “N" is defined by taking 5 times of “N” packages in condition that arrangement and packing of packages allow to produce maximum neutron as follows, and still ensure lower than critical condition.

No separation among packages and arranging packages in order to all surfaces are reflected by water wall with thickness not fewer than 20 cm;

b) In transportation condition happening assumed malfunction, “N" is defined by taking 2 times of “N” packages in condition that arrangement and packing of packages allow to produce maximum neutron as follows, and still ensure lower than critical condition:

There are retardants containing hydrogen among packages and arrangement of packages for all surfaces to be reflected by water wall with thickness not fewer than 20 (cm).

2.CSI for packagings, containers for transport, which contain many packages,isdefined by total CSI of all packages.CSI of packagings, containers is equal 0, meaning that number of packages at below of the critical condition is not limited in such packagings, containers.

3.Provisions on CSI allowed to transport:

a) CSI of packages, packagings and containers is not more than 50, except case of exclusive use transport;Consignments containing many packages, containers should be arranged, preserved by each group.Distance among groups should be ensured to equal to or not nearer than 6 (m);

b) Total CSI of container of means of transport with exclusive use and shared use is specified in Table 9 Annex I of this Circular.

Article 25. Marking packages

1.The outside surface of packagings for packages must clearly indicate the following information:

a) Names of the consignor and consignee;

b) United Nation Number as given in Table 7 Annex I of this Circular;

c) Gross mass of the package if it exceeds 50 (kg);

d) Symbol of the package group, in conformity with the design:

For industrial packages, writing:IP-1, IP-2, IP-3 (IF for packages containing fissile material); For packages of A type, writing:A type (AF for packages containing fissile material); For packages of B type, writing:B(U) type or B(M) type, B(U)F or B(M)F type for packages containing fissile material); For packages of C type, writing:C type (CF for packages containing fissile material);

e) For packages of B(U) type, B(M) type and C type, the outside surface must haveasign to warn radiation specified in picture 1 Annex II of this Circular.This warning sign shall be embossed or stamped resistant to fire and water.

2.For LSA-I or SCO-I material contaminated radioactivity on surface not more than 10 times of level specified in clause 9 article 3 of this Circular, they are required to apply exclusive use, and the outside surface of tanks of wrapping material must be clearly written:“RADIOACTIVE LSA-I” or “RADIOACTIVE SCO-I” as appropriate.

3.In case that the package is imported or exported, terms for explanation are written in Vietnamese or English.

Article 26. Labelling on packages

1.Packages are categorised for labeling in conformity with conditions specified in Table 6, Annex I of this Circular and following the following principle:

a) If the TI satisfies conditions for a category but the surface radiation dose level is in accordance with the conditions for a higher category, the package shall be categorised as the higher category;

b) Each package must be labeled in conformity with its category;

c) Labels for categories are specified in Picture 2, Picture 3 and Picture 4 Annex II of this Circular.Packages containing fissile material shall have additionally labels specified in Picture 6 Annex II of this Circular;

d) In case that the package is imported or exported, content of label is written in Vietnamese or English.

2.Any labels which do not relate to the contents in the package must be removed or under-covered.

3.Labelling is not required for excepted packages, wrappings.For other packages and wrappings, labels must be affixed to two opposite sides of the package or wrapping outside.For containers or tanks, labels must be affixed on all four outside sides.For large freight containers must be affixed with the large size labels as determined in Picture 5 Annex II of this Circular side by side labels specified in Picture 2, Picture 3 and Picture 4 Annex II of this Circular.

4.Each label shall consist of the following information:

a) Except for LSA-I material, name(s) of the radionuclide(s) (using the symbols prescribed in Table I TCVN 6867-1: 2001).For mixtures of radionuclides:Names of the most restrictive radionuclides must be listed in label.For LSA-I material, only the label LSA-I is required.

b) Activity:The maximum activity of radionuclides,inunitofBq with proper prefixes (kBq, MBq, etc).For fissile material,listedvolume;inunitofg;

c) TI:Not require for I-WHITE category. For fissile material, additionally listed CSI.

Article 27. Affixing the warning labels to containers and means of transport

1.Freight containers or tanks carrying packages other than excepted packages must bear four yellow warning labels as specified in Picture 5 Annex II of this Circular.In case that the package is imported or exported, the term “RADIOACTIVE” may be written in English.The warning labels shall be vertically affixed to each side of the freight container or tank.Labels as specified in Picture 2, Picture 3, Picture 4 Annex II of this Circular with the dimensions of the minimum size indicated in Picture 5 Annex II of this Circular can be used to replace for affixing of warning labels.

2.Means of transport of radioactive material must be affixed with three yellow lables as specified in Picture 5 Annex II of this Circular on the two sides and rear side.

3.The freight container or tank containing packages of LSA-I or SCO-I type that is not packaged or the packages of radioactive material that is packaged, with exclusive use, must be affixed with the appropriate United Nations number (as specified in Table 7 Annex I of this Circular) in black and 65 mm high or more on the lower half of the label (as specified in Picture 5 Annex II of this Circular).

Article 28. Isolation during transport and transit storage

1.During transport and transit storage, packages and freight containers containing radioactive material must be isolated from:

a) Areas occupied by people and undeveloped photographic films with the distance as specified in clause 4 and clause 5 Article 4 of this Circular;

b) Other dangerous goods: flammable, explosive, harmful.

2.Category II-Yellow, III-Yellow packages or consigments shall not be carried in passenger compartments, except those solely reversed for special authorised escorts.

3.For transport of fissile material, when storing, group of packages or container with the CSI exceeding the value of 50 must beplaced at least 6m far from each others.

4.The transporter must have the responsibility to maintain the required distance during transport and transit stores.

Article 29. Arrangement of packages during transport and transit storage

1.Packages shall be safely and firmly arranged so as to prevent moving, toppling or falling.

2.Packages shall be arranged in such manner that their average surface heat fluxes do not exceed 15 (W/m2).

3.Loading packages onto a container or means of transport shall be in such manner that the surface radioactive dose rate, TI and CSI do not exceed the limits specified in clause 6 Article 22, clause 3 Article 23 and clause 3 Article 24 of this Circular.

Article 30. Provisions for transport of empty packagings

Empty packagings that have been used for radioactive material may be transported as excepted packages if the following requirements are met:

1.They are in well maintained conditions and air-tight ensured.

2.Empty packagings that have been used for uranium or thorium must be protected with metal shield or other solid material.

3.The level of removable contamination on the package internal does not exceed 100 times the level specified in point a clause 1 Article 9 of this Circular.

4.Any labels have been uused must be covered or removed in conformity with regulations.

Article 31. Provisions for transport by road

Organizations, individuals participating in and relating to transport of radioactive material by road, apart from implementation of general provisions from Article 19 to Article 29, they must implement the following regulations:

1.Transportation of radioactive material by road shall be by trucks only.The truck used for radioactive material transportation must have high safety level.

2.Carrying passengers are prohibited in truck used for radioactive material transportation, except for case of carrying the excepted packages.

3.It is forced to use truck with hood upon transporting non-water-resistant packages.

4.Vehicle with trailers shall not be used for transportation of radioactive material.

5.Vehicle shall have labels as prescribed in Article 27 of this Circular and the consignor shall have the responsibility to affix the label appropriately.

6.Parking vehicle must be guarded, except that the radiation dose rate at any position of the vehicle is lower than 5 (mSv/h) and the compartment must be locked so as to prevent anyone in bringing the packages out.The vehicle must be parked 50 m far from population area, except for unloading into storages.

7.Drivers must possess certificate of training in radiation safety and be trained to handle malfunction during transportation and be equipped with a suitable dosimeter.If these requirements are not satisfied, each consignment shall be escorted by a person whose quality satisfies all the above requirements (except case of transport of excepted packages).

Article 32. Provisions for transport by railway

Organizations, individuals participating in and relating to transport of radioactive materials by railway, apart from implementation of general provisions from Article 19 to Article 29, they must implement the following regulations:

1.Radioactive material is allowed to be transported by freight train or in luggage compartment of passenger train.Non-water-resistant radioactive packages shall be transported by using carriages with roof.

2.Thecarriagescarrying radioactive goods must be affixed label as specified in Article 27 of this Circular at both sides.In case of the carriages with no walls, carrying containers, labelling the containers is sufficient.The consignor shall be responsible for labelling appropriately.

3.During transportation (except for the transportation of excepted packages), escort shall be required.The escort must possess certificate of training in radiation safety, and be trained to handle malfunction during transportation and be equipped with suitable dosimeter.

Article 33. Provisions for transport by airway

Organizations, individuals participating in and relating to transport of radioactive materials by airway, apart from implementation of general provisions from Article 19 to Article 29, they must implement the following regulations:

Packages or containers containing radioactive material with one of characteristics below shall not be transported by airway:

1.Packages of B(M) type in exclusive use.

2.Packages of B(M) type during transport are required to have a outside-cooling part or packages containing material being flammable liquid.

3.Packages with surface radiation dose rate more than 2 (mSv/h), except special case have been approved.

Chapter 4.

RESPONSIBILITY FOR ASSURANCE OF RADIATION SAFETY

Article 34. Consignor’s responsibility

1.The consignor shall have the responsibility to ensure radiation safety during transportation of radiation material, including packaging checking, packaging, surface decontamination (if necessary), sealing, labelling until the package are handed over to the transporter.The consignor shall prepare packages in compliance with this Circular, National Technical Regulations and other provisions on goods transportation.

2.The consignor shall include in the transport documents with each consignment the following information:

a) Shipping name as specified in Table 6 Annex I of this Circular;

b) The United Nation number: 7;

c) The United Nation number assigned to the radioactive material as specified in Table 7 Annex I of this Circular, preceded by the letters UN;

d) Name or symbol of each radionuclide, for mixtures of radionuclides, an appropriate general description or a list of the most restrictive radionuclides;

dd) A description of the physical and chemical form of the radioactive material, or a notation “Special radioactive material” or “Low dispersible radioactive material”, respectively;

e) The maximum activity of radionuclides, in unit of Bq with proper prefixes (kBq, MBq, etc).Volume For fissile materials, in unit of g;

g) The category of the package: I-WHITE, or II-YELLOW, or III-YELLOW;

h) The transport index (for categories II-YELLOW and III-YELLOW only); CSI (for transport of fissile materials not subject to be exempted);

i) Identification number in the certificate issued by the competent authority of production nation that approved for the transportation of special radioactive material, low dispersible radioactive material, special approval, package design);

k) For consignments including packages in container, a detailed statement of the contents of each package within the freight container shall be required.If packages are to be unloaded from the freight container at an intermediate point, appropriate transport documents shall be made available.

l) If a consignment is required to be exclusively transported, recording "EXCLUSIVE USE TRANSPORT”;

m) The total activity of consignment in type as a multiple of A2, for LSA-II, LSA-III, SCO-I and SCO-II.For radioactive material with value of A2not be limited, value of activity of such radioactive material shall be 0.

3.The consignor shall include in the transport documents a declaration on goods in consignment and such goods must be fully and accurately described and are classified, packed, marked and labelled, and comply with conditions for transport as prescribed by current law and international provisions (if the consignment is transported pass other country(ies)).Date of transportation and signature.

4.The consignor shall inform the transporter in writing enclosed in transport documents to implement necessary requirements including at least of the following points that should be met:

a) Additional requirements for arrangement, storage, loading and unloading of the packages, including any special requirements on storage for heat dissipation safety;

b) Restrictions on the mode of transportation and necessary instructions for transportation;

c) Emergency response measures appropriate to the consignment.

Article 35. Transporter’s responsibility

1.In addition to the applicable provisions on goods transportation, the transporter may accept the consignment if the following requirements are met:

a) The transporter has obtained all required relevant declaration, approval certificates, transport permits in accordance to law and guides on transportation;

b) The transporter has checked carefully that the packages, consignments and freight containers are in accordance with the declaration and satisfy provisions of this Circular.In case that there is inconsistency, the transporter shall have right to refuse transportation, make report and send copies to concerned parties (consignor, consignee) and the competent authority.

2.The transporter shall have responsibility to ensure radiation safe during transportation and transshipment storage, including responsibility to record diary of reading dose rate during transportation.

3.The transporter shall inform specifically plan, roadmap of radioactive material transport to the Department of Radiation Safety and Nuclear and Departments of science and technology on transport routes.

Article 36.Consignee’s responsibility

1.The consignee shall coordinate with consignor, transporter to receive safely, on schedule, and release fastly packages from place of receipt.

2.The consignee shall participate in consequence remedy together with relevant organizations, individuals when happening malfunction.

3.The consignee shall report immediately for consignor and the Department of Radiation Safety and Nuclear when detecting the goods received are not inconsistent with transport contract on category, quantity, packages denote being corrupted, unloaded, leaked radioactivity.

Article 37. The responsibility of party keeping radioactive packages in transshipment storages

1.Thisparty shall coordinate with transporter, consignee to receive safely, and release fastly radioactive packages from place of receipt.

2.This party shall participate in consequence remedy together with relevant parties when happening malfunction.

3.This party shall report immediately for the Department of Radiation Safety and Nuclear when detecting that the radioactive packages denote being corrupted, unloaded, leaked radioactivity; or no receiver.

Article 38. Checking, Inspection and Control of Customs agencies

1.Customs may unpack packages containing radioactive material for checking only if the packages are suspected to contain illegal goods.

2.The unpacking of a radioactive material package requires the presence of representative(s) from the Department of Radiation Safety and Nuclear and local department of science and technology, and shall take place at a place where radiation safety is guaranteed and there are appropriate devices for checking.

3.Any packages that has been unpacked must be repacked to its original status before being handed over to the transporter, consignee.

4.If a consignment has no receiver, the customs agencies shall be informed and coordinate with the Department of Radiation Safety and Nuclear for handling.

Article 39. Response to incidents, accidents during transportation of radioactive material

1.In the event of incidents, accidents during transportation, the escort or the controller of the transport means shall take the following steps:

a) Immediately inform agency granting permit of radioactive material transport; the local police and the department of science and technology where the incident or accident occurs; the ower of transport means; consignment owner; the consignee;

b) Take the victim(s) (if any) away from the incident or accident area (in according to wind direction) for first aid treatment and to the nearest clinic;

c) Check if there is any risk of fire and apply measures to overcome;

d) Isolate people 50 m to 200 m away from the incident, accident area and protect the area from unauthorised access.

2.Once being informed of an incident or accident, relevant parties as indicated in point a clause 1 of this Article shall send their staff equipped with essential equipment to the scene to minimise consequences as planned (as prescribed in Article 6 of this Circular).Depending upon the severity of the incident or accident, the following measures shall be applied appropriately:

a) Establishing an emergency response team;

b) Radiation monitoring and delineating the area of the incident, accident so as to apply appropriate handling measures and restore the initial state;

c) Decontaminating the incident or accident area, the carrier, packages, people, clothes, safety equipment;

d) Checking water sources and food;

dd) Protecting drainage systems;

e) Detecting over-exposured persons for healthy monitoring;

g) Investigating cause(s) and setting up dossiers on the incident, accident.

3.Immediately after the accident, the transporter shall make a detail report on the accident and submit it to the Department of Radiation Safety and Nuclear, local department of science and technology and police agency.

4.As soon as acknowledging the loss of radioactive material package the information shall be reported to:

a) The Department of Radiation Safety and Nuclear;

b) The local police agency;

c) The local department of science and technology;

d) The consignor.

The transporter shall provide the aforementioned agencies with necessary information that making the search, recovery of the lost package to be easy.

5.The consignor and the transporter shall bear liability before law, depended on the cause(s), level of the violation and consequences of the incident, accident.

Chapter 5.

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 40. Effectiveness

1.This Circular shall take effect 45 days after the day of signing and replace the Circular No. 14/2003/TT-BKHCN, of July 11, 2003 of the Ministry of Science and Technology guiding on radioactivity transportation safety.

2.In the course of implementation, any arising problems should be reported timely to the Ministry of Science and Technology for consideration and amendment and supplementation.

 

  

FOR THE MINISTER OF SCIENCE AND TECHNOLOGY
VICE MINISTER




Le Dinh Tien

 

ANNEX I

(Enclosed with the Circular No. 23/2012/TT-BKHCN dated November 23rd2012 of the Minister of Science and Technology)

Table 1. Radioactivity limits for excepted packages

Physical state of radioactive materials in the package

Instruments or items that contain radioactive substances (*)

Radioactive materials

Radioactivity limit (TBq) for instruments or items

Radioactivity limit (TBq) for packages

Radioactivity limit (TBq) for packages

Solid:

 

 

 

- In special forms

10-2A1

A1

10-3A1

- In other forms

10-2A2

A2

10-3A2

Liquid

10-3A2

10-1A2

10-4A2

Gas

 

 

 

- Triti

2 x 10-2A2

2 x 10-1A2

2 x 10-2A2

- In special forms

10-3A1

10-2A1

10-3A1

- In other form

10-3A2

10-2A2

10-3A2

* Radioactive substances are contained in an instrument or item, or radioactive substances Article part of it such as watches, electronic devices, etc.

Fissile material weight limits for excepted packages

Fissile materials

The weight of fissile materials (g) mixed with substances of which the hydrogen density is lower than or equal to that of water

The weight of fissile materials (g) mixed with substances of which the hydrogen density is higher than that of water

Uranium 235 (X)

400

290

Other fissile materials (Y)

250

180

Table 3. Regulations on industrial packages that contain LSA materials and SCOs

Radioactive materials

Industrial packages

Exclusive

Non-exclusive

LSA-I

 

 

- Solid (*)

Type I (IP-1)

Type I (IP-1)

-Liquid

Type I (IP-1)

Type II (IP-2)

LSA-II

 

 

- Solid

Type II (IP-2)

Type II (IP-2)

- Liquid and gas

Type II (IP-2)

Type III (EP-3)

LSA-III

Type II (IP-2)

Type III (IP-3)

SCO-I

Type I (IP-1)

Type I (IP-1)

SCO-II

Type II (IP-2)

Type II (IP-2)

Table 4. Activity limits for vehicles that transport LSA materials and SCOs in industrial packages

Characteristics of radioactive materials

Radioactivity limits (TBq) for vehicles (except for domestic ships)

Radioactivity limits (TBq) for ships

LSA-I

Unlimited

Unlimited

Non-flammable solid LSA-II and LSA-III

Unlimited

100 A2

Liquid, gas, and flammable solid LSA-II and LSA-III

100 A2

10 A2

SCOs

100 A2

10 A2

Table 5. Coefficients for calculating TI of containers

Sizes

Coefficient

Size ≤ 1 (m2)

1

1 (m2) < Size ≤ 5 (m2)

2

5 (m2) < Size ≤ 20 (m2)

3

Size > 20 (m2)

10

(*) The biggest cross-section

Table 6. Classification of packages

Conditions

Class

Transport index (TI)

Radiation dose rate at any point on the outer surface of the package

0(*)

Not higher than 5mSv/h

I-WHITE

0 < TI ≤ 1

Higher than 5mSv/h, but not higher than 0.5 mSv/h

II-YELLOW

1 < TI ≤ 10

Higher than 0,5 mSv/h, but not higher than 2 mSv/h

III-YELLOW

10 <TI

Higher than 2 mSv/h, but not higher than 10 mSv/h

III-YELLOW (**)

(*) According to Point c Clause 1 Article 24 of this Circular, TI is considered 0 if it is not higher than 0.05

(**) Only applicable to exclusive transport.

Table 7. Names used during transport (extracted from the List of UN numbers)

UN number

Name used in the transport, and explanation

Excepted package

2908

Radioactive materials, excepted packages – Empty packages

2909

Radioactive materials, excepted packages - articles manufactured from natural Uranium or depleted Uranium, or natural thorium

2910

Radioactive materials, excepted packages – limited quantity of radioactive materials

2911

Radioactive materials, excepted packages – Instruments or Articles

Low specify activity radioactive materials

2912

Radioactive materials, low specify activity (LSA-I), non-fissile or fissile-excepted

3321

Radioactive materials, low specify activity (LSA-II), non-fissile or fissile-excepted

3322

Radioactive materials, low specify activity (LSA-III), non-fissile or fissile-excepted

3324

Radioactive materials, low specify activity (LSA-II), fissile

3325

Radioactive materials, low specify activity (LSA-III), fissile

Surface contaminated objects

2913

Radioactive materials, surface contaminated objects (SCO-I or SCO-II), non-fissile or fissile-excepted

3326

Radioactive materials, surface contaminated objects (SCO-I or SCO-II), fissile

Type A package

2915

Radioactive materials, Type A package, non-special form

3327

Radioactive materials, Type A package, fissile, non-special form

3332

Radioactive materials, Type A package - special form, non-fissile or fissile excepted

3333

Radioactive materials, Type A package, special form, fissile

Type B package

2916

Radioactive materials, Type B(U) package, non-fissile or fissile excepted

2917

Radioactive materials, Type B(M) package, non-fissile or fissile excepted

3328

Radioactive materials, Type B(U) package, fissile

3329

Radioactive materials, Type B(M) package, fissile

Type C package

3323

Radioactive materials, Type C package, non-fissile or fissile excepted

3330

Radioactive materials, Type C package, fissile

Special arrangements

2919

Radioactive materials, transported under special arrangements, non-fissile or fissile excepted

3331

Radioactive materials, transported under special arrangements, fissile

Uranium hexafluoride

2977

Radioactive materials, UF6, fissile

2978

Radioactive materials, UF6, non-fissile or fissile excepted

Table 8. TI limits for non-exclusive vehicles and containers

Kind of container or vehicle

Limit of total TI in the container or vehicle

Small containers

50

Large containers

50

Cars; trains

50

Airplanes

 

- Passenger airplanes

50

- Cargo airplanes

200

Domestic ships

50

Sea-going ships

 

Hold, hull, deck

 

- Many small containers and packages

50

- Many large containers

200

The whole ship:

 

- Many small containers and packages

200

- Many large containers

Unlimited

Table 9. CSI limits for non-exclusive vehicles that contain fissile materials

Kind of container or vehicle

Limit of total CSI for the container or vehicle

Non-exclusive

Exclusive

Small containers

50

Not applicable

Large containers

50

100

Cars; trains

50

100

Airplanes

 

 

- Passenger airplanes

50

Not applicable

- Cargo airplanes

50

100

Domestic ships

50

100

Sea-going ships

 

 

Hold, hull, deck

 

 

- Many small containers and packages

50

100

- Many large containers

50

100

The whole ship:

 

 

- Many small containers and packages

200

200

- Many large containers

Unlimited (*)

Unlimited (**)

(*) The packages are arranged so that the total CSI of each group does not exceed 50, and the groups are at least 6 meters away from one another.

(*) The packages are arranged so that the total CSI of each group does not exceed 100, and the groups are at least 6 meters away from one another.

 

ANNEX II

(Enclosed with the Circular No. 23/2012/TT-BKHCN dated November 23rd2012 of the Minister of Science and Technology)

Picture 1. The radioactivity sign

The minimum radius X of the central circle is 4 mm

Picture 2. Label I-WHITE: white background, black radioactivity sign, black text, the letter “I” is red, the minimum length of each side is 100 mm.

Picture 3. Label II-YELLOW: the upper half is yellow background, the lower half is white background, black radioactivity sign, black text, the letter “II” is red, the minimum length of each side is 100 mm.

Picture 4. Label III-YELLOW: the upper half is yellow background, the lower half is white background, black radioactivity sign, black text, the letter “III” is red, the minimum length of each side is 100 mm.

Picture 5. Radioactivity warning label: the upper half is yellow background, the lower half is white background, black radioactivity sign, black text, the minimum length of each side is 250 mm.

Picture 6. The label of critical safety index, the length of each side is 100 mm.

 

ANNEX III

(Enclosed with the Circular No. 23/2012/TT-BKHCN dated November 23rd2012 of the Minister of Science and Technology)

Table 1. Units of measurement

Quantity

Unit name

Unit symbol

Weight

gram

g

Length

Meter

m

Area

Square meter

m2

Volume

Cubic meter

m3

Liter

L

Time

Hour

h

Day

d

Year

y

Heat flux

Watt per square meter

W/m2

Radioactivity

Becquerel

Bq

Specify activity of radioactive materials

Becquerel per gram

Bq/g

Radioactivity Density

Becquerel per square meter

Bq/m2

Radioactivity concentration

Becquerel per liter

Bq/L

Radiation dose

Sievert

Sv

Radiation dose rate

Sievert per hour

Sv/h

Table 2. Names and symbols of prefixes, and factors

Name

Symbol

Factor

tera

T

1012

mega

M

106

kilo

k

103

centi

c

10-2

Mili

m

10-3

micro

m

10-6

 

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 23/2012/TT-BKHCN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất