Thông tư 21/2014/TT-BKHCN về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn

thuộc tính Thông tư 21/2014/TT-BKHCN

Thông tư 21/2014/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:21/2014/TT-BKHCN
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Trần Việt Thanh
Ngày ban hành:15/07/2014
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ

TÓM TẮT VĂN BẢN

Các yêu cầu về ghi lượng của hàng đóng gói sẵn trên nhãn hàng hóa

Ngày 15/7/2021, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư 21/2014/TT-BKHCN quy định về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn.

Theo đó, yêu cầu về ghi lượng của hàng đóng gói sẵn trên nhãn hàng hóa như sau: Lượng của hàng đóng gói sẵn được ghi trên nhãn hàng hóa là lượng danh định; Lượng danh định của hàng đóng gói sẵn phải được ghi bằng cách in, gắn hoặc dán trực tiếp trên hàng đóng gói sẵn hoặc trên bao bì hoặc nhãn của hàng đóng gói sẵn; Vị trí ghi lượng danh định phải dễ thấy, dễ đọc trong điều kiện trưng bày thông thường của hoạt động buôn bán;…

Bên cạnh đó, cơ sở sản xuất hàng đóng gói sẵn phải đáp ứng đủ các yêu cầu về cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm: Có đủ phương tiện định lượng hàng đóng gói sẵn (đối với cơ sở sản xuất hàng đóng gói sẵn), phương tiện đo để tự đánh giá sự phù hợp về lượng của hàng đóng gói sẵn (đối với cơ sở thực hiện tự đánh giá sự phù hợp về lượng của hàng đóng gói sẵn); các phương tiện đo được định kỳ kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định; Có mặt bằng làm việc, điều kiện môi trường theo quy định,…

Ngoài ra, khi tiếp nhận thông báo của tổ chức, cá nhân khác hoặc tự phát hiện sự không phù hợp của hàng đóng gói sẵn do cơ sở sản xuất, nhập khẩu so với yêu cầu kỹ thuật đo lường, cơ sở tiến hành các biện pháp khắc phục đồng thời thông báo với các cơ quan nhà nước về đo lường có thẩm quyền về sự không phù hợp, biện pháp khắc phục và kết quả khắc phục sự không phù hợp.

Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 30/8/2014.

Xem chi tiết Thông tư21/2014/TT-BKHCN tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-------

Số: 21/2014/TT-BKHCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 15 tháng 07 năm 2014

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ ĐO LƯỜNG ĐỐI VỚI LƯỢNG CỦA HÀNG ĐÓNG GÓI SẴN

Căn cứ Luật Đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011;

Căn cứ Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đo lường;

Căn cứ Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định về nhãn hàng hóa;

Căn cứ Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng,

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn bao gồm: yêu cầu kỹ thuật đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn; danh mục hàng đóng gói sẵn nhóm 2; dấu định lượng; công bố sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn nhóm 1; chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn nhóm 2.
2. Thông tư này không áp dụng đối với hàng đóng gói sẵn là: Thuốc chữa bệnh; hàng hóa được ưu đãi, miễn trừ thủ tục hải quan; hàng tạm nhập tái xuất; hàng quá cảnh, chuyển khẩu; hàng gửi kho ngoại quan; hàng doanh nghiệp Việt Nam gia công cho thương nhân nước ngoài; vật tư thiết bị máy móc nhập khẩu phục vụ các dự án đầu tư; hàng hóa thuộc lĩnh vực bí mật quốc gia; hàng hóa phục vụ các yêu cầu khẩn cấp; hàng hóa phục vụ trực tiếp cho hoạt động đo lường đặc thù thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân (sau đây viết tắt là cơ sở) sản xuất, nhập khẩu, lưu thông, buôn bán hàng đóng gói sẵn.
2. Cơ quan nhà nước về đo lường và tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong văn bản này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hàng đóng gói sẵn là hàng hóa được định lượng theo đơn vị đo khối lượng, thể tích, diện tích, chiều dài hoặc số đếm, được đóng gói và ghi định lượng trên nhãn hàng hóa mà không có sự chứng kiến của bên mua.
2. Hàng đóng gói sẵn nhóm 1 là hàng đóng gói sẵn không thuộc Danh mục quy định tại Khoản 3 Điều này.
3. Hàng đóng gói sẵn nhóm 2 là hàng đóng gói sẵn có số lượng lớn lưu thông trên thị trường hoặc có giá trị lớn, có khả năng gây tranh chấp, khiếu kiện về đo lường giữa các bên trong mua bán, thanh toán, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, môi trường thuộc Danh mục hàng đóng gói sẵn nhóm 2 quy định tại Điều 6 của Thông tư này.
4. Đơn vị hàng đóng gói sẵn hoặc bao hàng đóng gói sẵn là tập hợp gồm bao bì và lượng hàng hóa chứa trong bao bì.
5. Bao bì là vật liệu để bao gói phía ngoài hàng đóng gói sẵn trừ những thứ thuộc về bản chất của hàng hóa.
6. Lượng thực (Qr) là lượng hàng đóng gói sẵn chứa trong bao bì và được xác định bằng phương tiện đo phù hợp quy định.
7. Đơn vị hàng đóng gói sẵn không phù hợp là đơn vị hàng đóng gói sẵn có lượng thực (Qr) nhỏ hơn lượng tối thiểu cho phép (Qmin).
8. Lượng tối thiểu cho phép (Qmin) là hiệu số giữa lượng danh định (Qn) và lượng thiếu cho phép (T).
Qmin = Qn - T
Trong đó, lượng thiếu cho phép (T) được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
9. Lượng danh định (Qr) là lượng của hàng đóng gói sẵn được ghi trên nhãn hàng hóa.
10. Giá trị trung bình (Xtb) của lượng của hàng đóng gói sẵn là giá trị quy định tại Khoản 3 Điều 3 của Nghị định 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường.
11. Lô hàng đóng gói sẵn (gọi tắt là lô) là tập hợp các đơn vị hàng đóng gói sẵn giống nhau được sản xuất (bao gồm một hoặc các hoạt động sản xuất, sang bao hoặc chai, đóng gói), nhập khẩu, lưu thông, buôn bán với cùng một lượng danh định, dưới những điều kiện như nhau mà từ đó hàng đóng gói sẵn được lấy ra để tiến hành đánh giá sự phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường.
12. Cỡ lô (N) là con số chỉ tổng số đơn vị hàng đóng gói sẵn trong lô và được xác định theo các yêu cầu sau đây:
a) Tại nơi sản xuất, cỡ lô được tính bằng số đơn vị hàng đóng gói sẵn được sản xuất trong một giờ;
b) Tại nơi nhập khẩu; cỡ lô được tính bằng số đơn vị hàng đóng gói sẵn theo từng đợt nhập hàng;
c) Tại nơi lưu thông, buôn bán, cỡ lô được tính bằng số đơn vị hàng đóng gói sẵn trên phương tiện vận chuyển, tại nơi chứa, tại nơi bán;
d) Cỡ lô không quá một trăm nghìn (100 000).
13. Cỡ mẫu (n) là con số chỉ số đơn vị hàng đóng gói sẵn phải lấy mẫu ngẫu nhiên trong lô để đánh giá.
14. Số đơn vị hàng đóng gói sẵn không phù hợp là con số chỉ số đơn vị hàng đóng gói sẵn không phù hợp yêu cầu quy định và được xác định khi đánh giá lô hàng đóng gói sẵn.
15. Dung môi là chất lỏng, chất khí được chứa cùng với hàng đóng gói sẵn và được bỏ đi sau khi sử dụng hàng đóng gói sẵn đó.
16. Lượng ráo nước là lượng thực của hàng đóng gói sẵn trong dung môi lỏng.
17. Cơ sở sản xuất hàng đóng gói sẵn là tổ chức, cá nhân thực hiện một hoặc các hoạt động sản xuất, sang bao hoặc chai, đóng gói tại Việt Nam.
18. Cơ sở nhập khẩu hàng đóng gói sẵn là tổ chức, cá nhân nhập khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu hàng đóng gói sẵn.
19. Các từ ngữ khác được hiểu theo quy định tại Điều 3 Luật Đo lường.
Chương II
YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG ĐỐI VỚI LƯỢNG CỦA HÀNG ĐÓNG GÓI SẴN,
DANH MỤC HÀNG ĐÓNG GÓI SẴN NHÓM 2
Điều 4. Yêu cầu kỹ thuật đối với lượng của hàng đóng gói sẵn
1. Yêu cầu về ghi lượng của hàng đóng gói sẵn trên nhãn hàng hóa
a) Lượng của hàng đóng gói sẵn được ghi trên nhãn hàng hóa là lượng danh định;
b) Lượng danh định (Qn) của hàng đóng gói sẵn phải được ghi bằng cách in, gắn hoặc dán trực tiếp trên hàng đóng gói sẵn hoặc trên bao bì hoặc nhãn của hàng đóng gói sẵn;
c) Vị trí ghi lượng danh định phải dễ thấy, dễ đọc trong điều kiện trưng bày thông thường của hoạt động buôn bán;
d) Trường hợp phía trước của lượng danh định (Qn) ghi “khối lượng tịnh:” hoặc “thể tích thực:” thì không được phép ghi “khoảng” hoặc “nhỏ nhất” như: khối lượng tịnh khoảng hoặc thể tích thực nhỏ nhất;
đ) Lượng danh định (Qn) được ghi bằng trị số và đơn vị đo pháp định hoặc theo số đếm; giữa trị số và đơn vị đo phải cách nhau một (01) ô trống;
e) Ghi lượng danh định (Qn) của hàng đóng gói sẵn theo đơn vị đo khối lượng hoặc thể tích được thực hiện như sau:
- Đối với hàng đóng gói sẵn là chất rắn, khí hóa lỏng, hàng đông lạnh, hàng đóng gói sẵn dạng bình phun, xịt (aerosols) hoặc có hàng hóa chứa cùng khí nén: Ghi theo đơn vị đo khối lượng;
- Đối với hàng hóa là chất lỏng: ghi theo đơn vị đo thể tích;
- Đối với hàng hóa ở dạng sệt hoặc hàng hóa khác: ghi theo đơn vị đo khối lượng hoặc thể tích;
g) Ghi đơn vị đo theo từng phạm vi của lượng danh định (Qn) được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
h) Chiều cao tối thiểu của chữ và số thể hiện lượng danh định (Qn) phải đáp ứng yêu cầu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
i) Khi một (01) đơn vị hàng đóng gói sẵn chứa hai (02) hay nhiều bao, gói hàng đóng gói sẵn cùng loại với cùng lượng danh định có thể dùng để bán lẻ, phải ghi tổng lượng danh định của đơn vị hàng đóng gói sẵn, số lượng bao, gói và lượng danh định của một (01) bao, gói hàng đóng gói sẵn.
Ví dụ: Một (01) hộp cà phê chứa 10 gói, mỗi gói có khối lượng là 20 g, ghi lượng danh định của hộp cà phê như sau:
200 g (10 gói x 20 g)
k) Khi một (01) đơn vị hàng đóng gói sẵn chứa hai (02) hay nhiều bao, gói hàng đóng gói sẵn không cùng loại, phải ghi tên, số lượng bao hoặc gói và lượng danh định của từng loại hàng đóng gói riêng lẻ.
Ví dụ: Một (01) túi xi đánh giày chứa: hai (02) hộp xi đen, mỗi hộp có khối lượng 15 g; một (01) hộp xi nâu có khối lượng 25 g; một (01) hộp xi trắng có khối lượng 15 g, ghi lượng danh định của túi xi đánh giày nêu trên như sau:
Xi đen: 2 hộp x 15 g; xi nâu: 1 hộp x 25 g; xi trắng: 1 hộp x 15 g.
Tổng số: 4 hộp (70 g).
l) Đối với hàng đóng gói sẵn chứa trong dung môi, phải ghi lượng ráo nước và ghi khối lượng tổng trên nhãn hàng hóa.
2. Yêu cầu về hình dáng, kích thước và các yêu cầu khác của bao hàng đóng gói sẵn
a) Bao hàng đóng gói sẵn không được có hình dáng, kích thước và các cấu trúc khác (như đáy phụ, vách ngăn, nắp phụ, tấm phủ phụ) gây nhầm lẫn hoặc lừa dối người mua về lượng của hàng đóng gói sẵn chứa trong bao hàng;
b) Hàng đóng gói sẵn phải điền đầy thể tích của bao bì trừ trường hợp phải có sự khác biệt giữa thể tích của bao bì với thể tích của hàng đóng gói sẵn chứa trong bao bì đó do một hoặc các nguyên nhân sau đây:
- Để bảo vệ hàng đóng gói sẵn;
- Do yêu cầu vận hành của thiết bị được dùng để bao gói hàng đóng gói sẵn;
- Do yêu cầu của việc vận chuyển hàng đóng gói sẵn;
- Do bản chất của hàng đóng gói sẵn (bao hàng đóng gói sẵn dạng bình xịt, có chứa khí nén...).
c) Trường hợp lượng của hàng đóng gói sẵn được ghi tại nhiều vị trí trên bao hàng thì tại từng vị trí việc ghi lượng của hàng đóng gói sẵn phải đáp ứng yêu cầu tại Khoản 1 Điều này;
d) Thông tin về lượng hàng đóng gói sẵn bổ sung thêm hoặc miễn phí phải được ghi rõ cùng với lượng danh định (Qn) trên nhãn, trừ trường hợp cơ sở sản xuất công bố rõ lượng bổ sung thêm hoặc miễn phí nêu trên đã bao gồm trong lượng danh định (Qn) của hàng đóng gói sẵn.
Điều 5. Yêu cầu về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn
1. Yêu cầu về giá trị trung bình Xtb
a) Trường hợp cỡ mẫu (n) bằng với cỡ lô (N) (n=N), giá trị trung bình (Xtb) của lượng thực (Qr) của các đơn vị hàng đóng gói sẵn trong lô phải thỏa mãn yêu cầu theo biểu thức sau:

Xtb ³ Qn

b) Trường hợp cỡ mẫu (n) nhỏ hơn cỡ lô (N) (n < N), giá trị trung bình (Xtb) phải thỏa mãn yêu cầu theo biểu thức sau:

Xtb ³ Qn - k.s

Trong đó: s là độ lệch bình phương trung bình của lượng thực được tính theo công thức quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
k là hệ số hiệu chính được chọn tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Yêu cầu về số đơn vị hàng đóng gói sẵn không phù hợp
a) Trường hợp cỡ mẫu (n) bằng với cỡ lô (N) (n=N), phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Số đơn vị hàng đóng gói sẵn không phù hợp không được vượt quá 2,5 % cỡ lô;
- Không được có bất kỳ đơn vị hàng đóng gói sẵn không phù hợp nào có lượng thiếu lớn hơn hai (02) lần lượng thiếu cho phép T quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Trường hợp cỡ mẫu (n) nhỏ hơn cỡ lô (N) (n < N), phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Số đơn vị hàng đóng gói sẵn không phù hợp không được vượt quá giá trị cho phép quy định tại Bảng 1, Bảng 2 (đối với trường hợp lấy mẫu tại nơi sản xuất, nhập khẩu, lưu thông, buôn bán), tại Bảng 3 (đối với trường hợp lấy mẫu tại nơi nhập khẩu, lưu thông, buôn bán và cần phải phá bao bì của hàng đóng gói sẵn) của Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
- Không được có bất kỳ đơn vị hàng đóng gói sẵn không phù hợp nào có lượng thiếu lớn hơn hai (02) lần lượng thiếu cho phép T quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 6. Danh mục hàng đóng gói sẵn nhóm 2
1. Danh mục hàng đóng gói sẵn nhóm 2 gồm tên các loại hàng đóng gói sẵn cụ thể.
2. Trên cơ sở đề xuất của các Bộ, ngành và yêu cầu quản lý nhà nước về đo lường, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổng hợp, trình Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, quyết định hàng đóng gói sẵn nhóm 2 thuộc Danh mục quy định tại Khoản 1 Điều này.
Chương III
DẤU ĐỊNH LƯỢNG
Điều 7. Dấu định lượng
1. Dấu định lượng là ký hiệu được sử dụng để thể hiện lượng của hàng đóng gói sẵn phù hợp với quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Thông tư này.
2. Dấu định lượng là chữ V, kiểu chữ in hoa, chữ đứng và đậm, phông chữ “Times New Roman”. Chiều cao chữ lớn hơn hoặc bằng ba milimét (3 mm).
Điều 8. Sử dụng dấu định lượng
1. Hàng đóng gói sẵn nhóm 1 được mang dấu định lượng trên nhãn hàng hóa nếu đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 4 và Điều 5 và được cơ sở đáp ứng yêu cầu quy định tương ứng tại Điều 10 hoặc Điều 11 tự công bố theo quy định tại Mục 2 Chương IV của Thông tư này.
2. Hàng đóng gói sẵn nhóm 2 phải mang dấu định lượng trên nhãn hàng hóa sau khi cơ sở sản xuất, nhập khẩu được chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng theo quy định tại Mục 3 Chương IV của Thông tư này.
Điều 9. Thể hiện dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn
1. Dấu định lượng được thể hiện bằng cách in, gắn hoặc dán trực tiếp trên hàng hóa hoặc trên bao bì hoặc nhãn gắn trên hàng hóa ở vị trí dễ thấy, dễ đọc.
2. Dấu định lượng được thể hiện cùng mầu với lượng danh định và đặt ở vị trí trước lượng danh định của hàng đóng gói sẵn. Giữa dấu định lượng và lượng danh định phải có một (01) ô trống.
Ví dụ: V 800 g hoặc V 500 ml.
Chương IV
CÔNG BỐ SỬ DỤNG DẤU ĐỊNH LƯỢNG, CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN
SỬ DỤNG DẤU ĐỊNH LƯỢNG
Mục 1: YÊU CẦU ĐỐI VỚI CƠ SỞ SỬ DỤNG DẤU ĐỊNH LƯỢNG
Điều 10. Yêu cầu đối với cơ sở sản xuất hàng đóng gói sẵn
1. Được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Có đủ cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Có đủ phương tiện định lượng hàng đóng gói sẵn (đối với cơ sở sản xuất hàng đóng gói sẵn), phương tiện đo để tự đánh giá sự phù hợp về lượng của hàng đóng gói sẵn (đối với cơ sở thực hiện tự đánh giá sự phù hợp về lượng của hàng đóng gói sẵn); các phương tiện đo được định kỳ kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định;
b) Có mặt bằng làm việc, điều kiện môi trường và điều kiện khác theo yêu cầu quy định tại Khoản 4 Điều này.
3. Có đủ nhân viên kỹ thuật thực hiện các biện pháp kiểm soát về đo lường quy định tại Khoản 4 Điều này.
4. Ban hành và thực hiện các biện pháp kiểm soát về đo lường đối với phương tiện đo, phương tiện định lượng, việc thực hiện phép đo (sau đây viết tắt là biện pháp kiểm soát về đo lường) để bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn.
5. Lưu giữ đầy đủ hồ sơ kết quả kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo, hồ sơ đánh giá kỹ thuật đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn (do cơ sở tự đánh giá hoặc do cơ quan chứng nhận quy định tại Điều 16 của Thông tư này được cơ sở thuê thực hiện).
Điều 11. Yêu cầu đối với cơ sở nhập khẩu hàng đóng gói sẵn
1. Phải thể hiện dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn nhóm 2.
2. Ban hành và thực hiện các biện pháp kiểm soát về đo lường để bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn.
Mục 2: CÔNG BỐ SỬ DỤNG DẤU ĐỊNH LƯỢNG
Điều 12. Trình tự, thủ tục công bố sử dụng dấu định lượng
1. Cơ sở đáp ứng yêu cầu quy định tương ứng tại Điều 10, Điều 11 của Thông tư này lập hai (02) bản công bố sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn (sau đây viết tắt là bản công bố) (theo Mẫu 1. CBDĐL tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này) gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) nơi cơ sở đăng ký trụ sở chính.
2. Trong thời gian ba (03) ngày làm việc kể từ khi nhận được bản công bố, nếu bản công bố chưa đầy đủ, chưa đúng quy định, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản cho cơ sở những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh.
Sau thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng gửi thông báo, nếu cơ sở không bổ sung bản công bố đầy đủ, đúng quy định, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có quyền hủy bỏ việc xử lý đối với bản công bố này.
3. Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận các bản công bố, nếu các bản công bố đầy đủ, đúng quy định, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ký xác nhận, đóng dấu tiếp nhận vào hai (02) bản công bố của cơ sở và gửi lại một (01) bản cho cơ sở đó.
4. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng lập sổ theo dõi, quản lý tiếp nhận công bố.
Điều 13. Lưu giữ hồ sơ công bố
1. Cơ sở chịu trách nhiệm lập và lưu giữ hồ sơ công bố tại cơ sở như sau:
a) Bản công bố có xác nhận và đóng dấu tiếp nhận của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng;
b) Văn bản của người đứng đầu cơ sở quy định các biện pháp kiểm soát để bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn;
c) Hồ sơ kết quả kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo, hồ sơ đánh giá kỹ thuật đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn, hồ sơ kết quả thực hiện các biện pháp kiểm soát về đo lường khác theo quy định.
2. Thời hạn lưu giữ: hai (02) năm sau khi hồ sơ bị thay thế hoặc bị hủy bỏ hoặc hết thời hạn có giá trị.
Điều 14. Điều chỉnh nội dung của bản công bố
1. Khi có bất kỳ sự thay đổi nào về nội dung của bản công bố đã được tiếp nhận hoặc trường hợp bản công bố đã được tiếp nhận bị thất lạc, hư hỏng và cơ sở có nhu cầu tiếp nhận lại, cơ sở thực hiện công bố lại theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 12 của Thông tư này.
2. Số thứ tự lần tiếp nhận trong bản công bố được đánh liên tục từ lần xác nhận và đóng dấu tiếp nhận đầu tiên đến các lần tiếp nhận công bố lại tiếp theo.
Điều 15. Hủy bỏ công bố
1. Hủy bỏ công bố sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Cơ sở vi phạm nghiêm trọng quy định tại Điều 25 của Thông tư này;
b) Cơ sở có văn bản thông báo hủy bỏ công bố gửi Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nơi cơ sở đăng ký hoạt động;
c) Cơ sở bị phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ký và đóng dấu tiếp nhận vào bản thông báo hủy bỏ công bố, gửi lại cho cơ sở và ghi vào sổ theo dõi, quản lý tiếp nhận công bố.
Mục 3: CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG DẤU ĐỊNH LƯỢNG
Điều 16. Cơ quan chứng nhận
1. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng đối với cơ sở có đề nghị và đáp ứng các yêu cầu quy định thực hiện sản xuất, nhập khẩu hàng đóng gói sẵn trên phạm vi cả nước.
2. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng đối với cơ sở có đề nghị và đáp ứng các yêu cầu quy định thực hiện sản xuất, nhập khẩu hàng đóng gói sẵn trên địa bàn địa phương.
Điều 17. Hồ sơ đề nghị chứng nhận
Cơ sở đề nghị đáp ứng các điều kiện quy định tương ứng tại Điều 10, Điều 11 của Thông tư này lập một (01) bộ hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan chứng nhận. Bộ hồ sơ gồm:
1. Đề nghị chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn (theo Mẫu 2. ĐNCN tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Bản sao (có xác nhận sao y bản chính của cơ sở sản xuất) quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
3. Văn bản của người đứng đầu cơ sở quy định các biện pháp kiểm soát về đo lường để bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn.
4. Hồ sơ kết quả kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo, hồ sơ đánh giá kỹ thuật đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn, hồ sơ kết quả thực hiện các biện pháp kiểm soát về đo lường khác theo quy định.
Điều 18. Xử lý hồ sơ
1. Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ, cơ quan chứng nhận thông báo bằng văn bản cho cơ sở đề nghị những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh.
Sau thời hạn chín mươi (90) ngày kể từ ngày cơ quan chứng nhận gửi thông báo, nếu cơ sở đề nghị không bổ sung hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ quan chứng nhận có quyền hủy bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.
2. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chứng nhận ra quyết định thành lập đoàn đánh giá tại cơ sở và tiến hành đánh giá theo quy định tại Điều 19 của Thông tư này (đối với cơ sở sản xuất hàng đóng gói sẵn);
3. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chứng nhận cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn (sau đây viết tắt là giấy chứng nhận) theo quy định tại Điều 20 của Thông tư này cho cơ sở đề nghị.
Điều 19. Đánh giá tại cơ sở
1. Đánh giá tại cơ sở được tổ chức theo hình thức đoàn đánh giá và thực hiện đánh giá theo nguyên tắc chuyên gia.
2. Đoàn đánh giá do Thủ trưởng cơ quan chứng nhận quyết định thành lập để đánh giá tại cơ sở, báo cáo kết quả và tư vấn cho Thủ trưởng cơ quan chứng nhận về sự phù hợp của cơ sở đề nghị với các yêu cầu quy định tại Thông tư này.
3. Thành phần đoàn đánh giá và trách nhiệm của thành viên đoàn đánh giá
a) Đoàn đánh giá gồm trưởng đoàn và thành viên khác. Số lượng người của đoàn đánh giá tùy thuộc vào đề nghị chứng nhận và không ít hơn hai (02) người; Trưởng đoàn và thành viên khác phải có giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo nghiệp vụ đánh giá về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức;
b) Trưởng đoàn có trách nhiệm: Tổ chức thực hiện nhiệm vụ của đoàn đánh giá; trực tiếp đánh giá về hệ thống quản lý; phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên; triệu tập và chủ trì các buổi họp của đoàn đánh giá; thông qua hồ sơ kết quả đánh giá trước khi trình Thủ trưởng cơ quan chứng nhận;
c) Thành viên khác có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước Trưởng đoàn về nội dung, kết quả thực hiện nhiệm vụ.
4. Nội dung đánh giá: Đánh giá sự phù hợp của cơ sở đề nghị với các yêu cầu quy định tại Điều 10, Điều 11 của Thông tư này.
5. Phương pháp, phương tiện đánh giá và trình tự đánh giá tại cơ sở thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
6. Chi phí và các điều kiện khác phục vụ việc đánh giá tại cơ sở của đoàn đánh giá do cơ sở đề nghị bảo đảm.
Điều 20. Giấy chứng nhận
1. Nội dung, hình thức của giấy chứng nhận theo Mẫu 4.GCN tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận là năm (05) năm kể từ ngày ký.
3. Giấy chứng nhận được gửi tới cơ sở đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nơi cơ sở đề nghị thực hiện sản xuất, nhập khẩu hàng đóng gói sẵn và đăng trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Điều 21. Lưu giữ hồ sơ chứng nhận
1. Hồ sơ chứng nhận được lưu giữ gồm: bộ hồ sơ đề nghị chứng nhận quy định tại Điều 17, hồ sơ đánh giá tại cơ sở quy định tại Điều 19 và giấy chứng nhận quy định tại Điều 20 của Thông tư này.
2. Một (01) bộ hồ sơ chứng nhận được lưu giữ tại cơ quan chứng nhận.
3. Cơ sở được chứng nhận chịu trách nhiệm lập và lưu giữ một (01) bộ hồ sơ đề nghị chứng nhận tại trụ sở của cơ sở hoặc nơi thực hiện sản xuất bảo đảm thuận lợi cho hoạt động thanh tra, kiểm tra.
4. Thời hạn lưu giữ: hai (02) năm sau khi giấy chứng nhận hết thời hạn hiệu lực hoặc bị đình chỉ hoặc bị hủy bỏ hiệu lực.
Điều 22. Chứng nhận lại, điều chỉnh nội dung của giấy chứng nhận
1. Không ít hơn ba (03) tháng trước khi hết thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận đã cấp hoặc khi có nhu cầu điều chỉnh nội dung của giấy chứng nhận, cơ sở đề nghị lập một (01) bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 17 của Thông tư này đối với nội dung đề nghị chứng nhận lại, chứng nhận điều chỉnh gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan chứng nhận.
2. Tùy từng trường hợp cụ thể, cơ quan chứng nhận xem xét, quyết định kiểm tra trên hồ sơ hoặc đánh giá tại cơ sở và xử lý hồ sơ theo quy định tại Điều 18 của Thông tư này.
3. Giấy chứng nhận lại, giấy chứng nhận điều chỉnh được gửi tới cơ sở được chứng nhận, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nơi cơ sở được chứng nhận thực hiện sản xuất, nhập khẩu hàng đóng gói sẵn và đăng trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
4. Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận lại là năm (05) năm kể từ ngày ký. Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận điều chỉnh lấy theo thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận còn thời hạn hiệu lực đã cấp cho cơ sở được chứng nhận.
5. Việc lưu giữ hồ sơ chứng nhận lại, chứng nhận điều chỉnh, được áp dụng theo quy định tại Điều 21 của Thông tư này.
Điều 23. Đình chỉ hiệu lực của giấy chứng nhận
1. Đình chỉ hiệu lực của giấy chứng nhận được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Cơ sở được chứng nhận không duy trì được các yêu cầu quy định tương ứng tại Điều 10, Điều 11 của Thông tư này gây hậu quả nghiêm trọng;
b) Cơ sở được chứng nhận có văn bản đề nghị được đình chỉ phạm vi được chứng nhận.
2. Tùy từng trường hợp cụ thể, cơ quan chứng nhận ra thông báo đình chỉ hiệu lực một phần hoặc toàn bộ giấy chứng nhận đã cấp (sau đây gọi tắt là thông báo đình chỉ). Thời hạn đình chỉ không được quá sáu (06) tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của thông báo đình chỉ.
3. Thông báo đình chỉ được gửi cho cơ sở bị đình chỉ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nơi cơ sở bị đình chỉ thực hiện sản xuất, nhập khẩu hàng đóng gói sẵn và được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
4. Trong thời hạn bị đình chỉ và sau khi đã hoàn thành việc khắc phục hậu quả, cơ sở bị đình chỉ có quyền lập một (01) bộ hồ sơ đề nghị bãi bỏ hiệu lực của thông báo đình chỉ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan chứng nhận. Bộ hồ sơ gồm: Công văn đề nghị bãi bỏ hiệu lực của thông báo đình chỉ; hồ sơ chứng minh đã hoàn thành việc khắc phục hậu quả.
5. Tùy từng trường hợp cụ thể, cơ quan chứng nhận quyết định kiểm tra trên hồ sơ hoặc kiểm tra tại cơ sở về nội dung đã khắc phục hậu quả và xử lý hồ sơ theo quy định tại Điều 18 của Thông tư này.
6. Thông báo hủy bỏ hiệu lực được gửi cho cơ sở được chứng nhận, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nơi cơ sở được chứng nhận thực hiện sản xuất, nhập khẩu hàng đóng gói sẵn và được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
7. Thông báo đình chỉ, thông báo hủy bỏ hiệu lực và các hồ sơ liên quan được lưu giữ theo quy định tại Điều 21 của Thông tư này.
Điều 24. Hủy bỏ hiệu lực của giấy chứng nhận
1. Hủy bỏ hiệu lực của giấy chứng nhận được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Cơ sở vi phạm nghiêm trọng quy định tại Điều 25 của Thông tư này;
b) Cơ sở bị đình chỉ không hoàn thành việc khắc phục hậu quả trong thời hạn bị đình chỉ ghi trong thông báo đình chỉ;
c) Cơ sở được chứng nhận có văn bản đề nghị không tiếp tục sử dụng dấu định lượng trong phạm vi đã được chứng nhận;
d) Cơ sở được chứng nhận bị phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật.
2. Tùy từng trường hợp cụ thể, cơ quan chứng nhận ra quyết định hủy bỏ hiệu lực một phần hoặc toàn bộ giấy chứng nhận đã cấp (gọi tắt là quyết định hủy bỏ hiệu lực).
3. Quyết định hủy bỏ hiệu lực được gửi cho cơ sở được chứng nhận, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nơi cơ sở được chứng nhận thực hiện sản xuất, nhập khẩu hàng đóng gói sẵn và được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Chương V
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Điều 25. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, lưu thông, buôn bán hàng đóng gói sẵn
1. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng đóng gói sẵn:
a) Duy trì các yêu cầu quy định tương ứng tại Điều 10, Điều 11 của Thông tư này;
b) Thông tin trung thực về lượng của hàng đóng gói sẵn;
c) Thông báo với khách hàng, người sử dụng về điều kiện phải thực hiện khi vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hàng đóng gói sẵn;
d) Bảo đảm lượng của hàng đóng gói sẵn đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đo lường theo quy định tại Thông tư này;
đ) Khi tiếp nhận thông báo của tổ chức, cá nhân khác hoặc tự phát hiện sự không phù hợp của hàng đóng gói sẵn do cơ sở sản xuất, nhập khẩu so với yêu cầu kỹ thuật đo lường, cơ sở tiến hành các biện pháp khắc phục đồng thời thông báo với các cơ quan nhà nước về đo lường có thẩm quyền về sự không phù hợp, biện pháp khắc phục và kết quả khắc phục sự không phù hợp;
e) Thực hiện chứng nhận, duy trì điều kiện và việc sử dụng, thể hiện dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn nhóm 2 theo quy định tại Thông tư này;
g) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra nhà nước về đo lường của cơ quan, người có thẩm quyền;
h) Định kỳ hằng năm trước ngày 31 tháng 01 hoặc đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ sở lập báo cáo tình hình sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn (theo Mẫu 3.BCTH tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này) gửi về Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã tiếp nhận công bố hoặc cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng cho cơ sở.
2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân lưu thông, buôn bán hàng đóng gói sẵn:
a) Thông tin trung thực về lượng của hàng đóng gói sẵn;
b) Thông báo với khách hàng, người sử dụng về điều kiện phải thực hiện khi vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hàng đóng gói sẵn;
c) Tiếp nhận kiến nghị của khách hàng về sự không phù hợp của hàng đóng gói sẵn so với yêu cầu kỹ thuật đo lường và thông báo kịp thời tới cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng đóng gói sẵn đó;
d) Chỉ được lưu thông, buôn bán hàng đóng gói sẵn bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đo lường. Đối với hàng đóng gói sẵn nhóm 2 phải có dấu định lượng theo quy định của Thông tư này;
đ) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra nhà nước về đo lường của cơ quan, người có thẩm quyền.
Điều 26. Trách nhiệm của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
1. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn theo quy định của Thông tư này.
2. Ban hành hướng dẫn phương pháp, phương tiện đánh giá, trình tự đánh giá của đoàn đánh giá tại chỗ, văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam, phê duyệt chương trình đào tạo, tài liệu đào tạo và tổ chức đào tạo nghiệp vụ đánh giá về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn.
3. Kiểm tra nhà nước về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn trong phạm vi trách nhiệm quy định của pháp luật về đo lường.
4. Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ kiểm tra, đánh giá về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn; thông tin, tuyên truyền các quy định của Thông tư này cho các tổ chức, cá nhân có liên quan.
5. Định kỳ hai (02) năm một (01) lần hoặc đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thực hiện kiểm tra việc tiếp nhận công bố sử dụng dấu định lượng, việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
6. Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về đo lường theo quy định của pháp luật.
Điều 27. Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Chỉ đạo Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn trong phạm vi trách nhiệm được quy định tại Khoản 3 Điều 13 của Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường và quy định tại Thông tư số 28/2013/TT-BKHCN ngày 17/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định kiểm tra nhà nước về đo lường.
2. Chỉ đạo thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đo lường trên địa bàn.
Điều 28. Trách nhiệm của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Tuyên truyền, phổ biến Thông tư này cho các tổ chức, cá nhân liên quan.
2. Tiếp nhận và xác nhận vào bản công bố sử dụng dấu định lượng, lập và ghi chép vào sổ theo dõi, quản lý tiếp nhận công bố; cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn theo quy định tại Thông tư này.
3. Kiểm tra nhà nước về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn trên địa bàn theo quy định của pháp luật về đo lường.
4. Phối hợp thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về đo lường theo quy định của pháp luật.
5. Định kỳ hằng năm trước ngày 31 tháng 3 hoặc đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổng hợp báo cáo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng về kết quả hoạt động tiếp nhận công bố, chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn; tình hình và kết quả kiểm tra lượng của hàng đóng gói sẵn trên địa bàn.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 29. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 8 năm 2014.
2. Bãi bỏ hiệu lực của các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:
a) Quyết định số 02/2008/QĐ-BKHCN ngày 25 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành “Quy định về việc kiểm tra đo lường đối với hàng đóng gói sẵn theo định lượng”;
b) Quyết định số 07/2008/QĐ-BKHCN ngày 8 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành “Danh mục hàng đóng gói sẵn phải quản lý nhà nước về đo lường”.
Điều 30. Tổ chức thực hiện
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Thông tư này.
2. Thủ trưởng cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
3. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời bằng văn bản về Bộ Khoa học và Công nghệ để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng CP;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở KHCN, Chi cục TCĐLCL các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo VPCP;
- Lưu: VT, TĐC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Việt Thanh

PHỤ LỤC I

GHI ĐƠN VỊ ĐO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2014/TT-BKHCN ngày 15 tháng 7 năm 2014

của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

Lượng danh định (Qn)

Ghi đơn vị đo

Giá trị

Theo đơn vị đo

Qn < 1 g

Khối lượng

mg

1 g £ Qn < 1000 g

g

Qn ³ 1000 g

kg

Qn £ 999 mL

Thể tích (lỏng)

mL (ml) hoặc cL (cl)

Qn ³ 1L

L (l)

Qn ≤ 1000 cm3 (1 dm3)

Thể tích (rắn)

cm3, mL (ml)

1 dm3 < Qn < 1000 dm3

dm3, L (l)

Qn ³ 1000 dm3

m3

Qn < 1 mm

Chiều dài

mm hoặc mm

1 mm £ Qn < 100 cm

mm hoặc cm

Qn ³ 100 cm

m

Qn < 100 cm2 (1 dm2)

Diện tích

mm2 hoặc cm2

1 dm2 £ Qn < 100 dm2 (1 m2)

dm2

Qn ³ 1 m2

m2

 

PHỤ LỤC II

CHIỀU CAO TỐI THIỂU CỦA CHỮ VÀ SỐ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2014/TT-BKHCN ngày 15 tháng 7 năm 2014

của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

Lượng danh định (Qn)

Chiều cao tối thiểu của chữ và số
(mm)

Theo đơn vị đo g (hoặc mL)

 

Đến 50

2

Trên 50 đến 200

3

Trên 200 đến 1000

4

Theo đơn vị đo kg (hoặc L)

 

Trên 1

6

Theo đơn vị đo chiều dài, diện tích, số đếm

2

PHỤ LỤC III

CÔNG THỨC TÍNH s VÀ HỆ SỐ HIỆU CHÍNH k
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2014/TT-BKHCN ngày 15 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

1. Công thức tính s

Độ lệch bình phương trung bình của lượng thực s được tính theo công thức sau:

Thông tư 21/2014/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn

Với Qir là lượng thực của đơn vị hàng đóng gói sẵn thứ i (i = 1,2,...,n);

2. Hệ số hiệu chính k

Hệ số hiệu chính k được chọn tương ứng với cỡ lô (N), cỡ mẫu n, nơi lấy mẫu, đơn vị đo (khối lượng, thể tích, chiều dài, diện tích hoặc số đếm) và được xác định như sau:

+ Trường hợp lấy mẫu hàng đóng gói sẵn định lượng theo đơn vị đo khối lượng, thể tích tại nơi sản xuất, nhập khẩu, lưu thông, buôn bán, hệ số hiệu chính k được chọn theo Bảng 1.

Bảng 1

Cỡ lô (N)

Cỡ mẫu (n)

Hệ số hiệu chính (k)

Số lượng đơn vị hàng đóng gói sẵn không phù hợp cho phép (m)

Từ 1 đến 10

N

-

-

Từ 11 đến 50

10

1,028

0

Từ 51 đến 99

13

0,848

1

Từ 100 đến 500

50

0,379

3

Từ 501 đến 3 200

80

0,295

5

Trên 3 200

125

0,234

7

+ Trường hợp lấy mẫu hàng đóng gói sẵn định lượng theo đơn vị đo chiều dài, diện tích hoặc số đếm tại nơi sản xuất, nhập khẩu, lưu thông, buôn bán, hệ số hiệu chính k được chọn theo Bảng 2.

 Bảng 2

Cỡ lô (N)

Cỡ mẫu (n)

Hệ số hiệu chính (k)

Số lượng đơn vị hàng đóng gói sẵn không phù hợp cho phép (m)

1 đến 25

N

-

-

26 đến 50

3

1,00

0

51 đến 150

5

0,35

0

151 đến 500

8

0,20

1

501 đến 3 200

13

0,15

1

Trên 3 200

20

0,10

1

+ Trường hợp lấy mẫu hàng đóng gói sẵn định lượng theo đơn vị đo khối lượng, thể tích tại nơi nhập khẩu, lưu thông, buôn bán và cần phải phá bao bì của hàng đóng gói sẵn đó, hệ số hiệu chính k được chọn theo Bảng 3.

Bảng 3

Cỡ lô (N)

Cỡ mẫu (n)

Hệ số hiệu chính (k)

Số đơn vị hàng đóng gói sẵn không phù hợp cho phép (m)

Từ 100 trở lên

20

0,640

1

PHỤ LỤC IV

LƯỢNG THIẾU CHO PHÉP T
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2014/TT-BKHCN ngày 15 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

TT

Lượng danh định (Qn)

Lượng thiếu cho phép T

1

theo đơn vị đo khối lượng
(hoặc thể tích)
g (hoặc mL)

T (1)

theo % của Qn

theo g
(hoặc mL)

Lớn hơn 0 đến 5 (2)

-

-

Trên 5 đến 50

9

-

Trên 50 đến 100

-

4,5

Trên 100 đến 200

4,5

-

Trên 200 đến 300

-

9

Trên 300 đến 500

3

-

Trên 500 đến 1 000

-

15

Trên 1 000 đến 10 000

1,5

-

Trên 10 000 đến 15 000

-

150

Trên 15 000

1,0

-

2

theo đơn vị đo chiều dài (m)

theo % của Qn

Qn £ 5

Không cho phép có đơn vị hàng đóng gói sẵn không phù hợp

Qn > 5

2

3

theo đơn vị đo diện tích (m2)

theo % của Qn

Tất cả Qn

3

4

theo số đếm (cái, chiếc...)

theo % của Qn

Qn £ 50

Không cho phép có đơn vị hàng đóng gói sẵn không phù hợp

Qn > 50

1(3)

Ghi chú:

(1): Đối với mục 1 trong Bảng nêu trên, T được làm tròn lên đến phần mười tiếp theo của g (hoặc mL) đối với Qn £ 1000 g (hoặc 1000 mL) và đến hàng đơn vị tiếp theo của g (hoặc mL) đối với Qn > 1000 g (hoặc 1000 mL);

(2): Chỉ phải thỏa mãn yêu cầu về giá trị trung bình Xtb;

(3): T được làm tròn lên đến số nguyên tiếp theo.

PHỤ LỤC V

CÁC MẪU BIỂU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2014/TT-BKHCN ngày 15 tháng 7 năm 2014

của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

1. Mẫu 1. CBDĐL: Bản công bố sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn.

2. Mẫu 2. ĐNCN: Đề nghị chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn.

3. Mẫu 3. BCTH: Báo cáo tình hình sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn.

4. Mẫu 4. GCN: Giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn.

Mẫu 1. CBDĐL
21/2014/TT-BKHCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

BẢN CÔNG BỐ SỬ DỤNG DẤU ĐỊNH LƯỢNG
TRÊN NHÃN HÀNG ĐÓNG GÓI SẴN

Số: ………………

Tên cơ sở sản xuất, nhập khẩu:

Địa chỉ trụ sở chính:

Điện thoại: ………………………; Fax: ……………………; Email: ……………………………

Địa chỉ văn phòng giao dịch (nếu có): ……………………………………………………………

Địa chỉ nơi sản xuất (nếu khác với trụ sở chính) hoặc nơi nhập khẩu: ………………………

………………………………………………………………………………………………………..

CÔNG BỐ

Sử dụng dấu định lượng “V” trên nhãn hàng đóng gói sẵn sau đây:

TT

Tên hàng đóng gói sẵn

Lượng danh định (Qn)

Khối lượng bao bì

 

 

 

 

 

 

 

 

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất
lượng tỉnh …….. đã tiếp nhận bản
công bố. Lần tiếp nhận: ……………

……….., ngày ... tháng ... năm ...
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

……….., ngày ... tháng ... năm ...
Người đứng đầu cơ sở sản xuất (nhập khẩu)
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

 

 

Ghi chú: Bản công bố này gồm 02 bản, Cơ sở giữ 01 bản và Chi cục lưu 01 bản.

 

Mẫu 2. ĐNCN
21/2014/TT-BKHCN

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ SỞ ĐỀ NGHỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……….

……….., ngày  tháng  năm 20…

ĐỀ NGHỊ CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG DẤU ĐỊNH LƯỢNG

TRÊN NHÃN HÀNG ĐÓNG GÓI SẴN

Kính gửi: (Tên cơ quan chứng nhận)

1. Cơ sở đề nghị: …………………. (tên cơ sở đề nghị) ………………………………….. thuộc: ………………………………………………………………………………………………………

- Địa chỉ trụ sở chính([1]): ………………………………………………………………………………..

- Điện thoại: ……………………………………………………………………………………………

- Fax: ………………………………………..; E-mail: ………………………………………………..

- Địa chỉ văn phòng giao dịch (nếu có): …………………………………………………………….

Địa chỉ nơi sản xuất (nếu khác với trụ sở chính) hoặc nơi nhập khu: .....................................

Đăng ký kinh doanh số…………... Ngày cấp …………… Nơi cấp …………………..

2. Đề nghị chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn sau đây khi (sản xuất hoặc nhập khẩu) ([2]):

TT

Tên hàng đóng gói sẵn

Lượng danh định (Qn)

Khối lượng bao bì

Ghi chú

 

 

 

 

 

3. Danh sách phương tiện đo dùng để xác định lượng của hàng đóng gói sẵn:

TT

Tên thiết bị, phương tiện đo

Nơi sản xuất

Số sản xuất

Phạm vi đo

Cấp/độ chính xác

Nơi KĐ/HC

Hiệu lực KĐ/HC đến

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Mặt bằng làm việc và điều kiện môi trường:

Tổng diện tích dùng cho đóng gói, xác định lượng hàng đóng gói sẵn: ………………………..

Điều kiện môi trường: (nhiệt độ, độ ẩm,...)

Các điều kiện khác: (nếu có)

5. Danh sách nhân viên kỹ thuật

TT

Họ và tên

Năm sinh

Trình độ học vấn

Kinh nghiệm công tác

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

6. (Tên cơ sở đề nghị) cam kết bảo đảm lượng của hàng đóng gói sẵn phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật đo lường và chấp hành đầy đủ các quy định về việc chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn theo Thông tư số 21/2014/TT-BKHCN./.

Hồ sơ kèm theo:

Bản sao (có xác nhận sao y bản chính của cơ sở) giấy chứng nhận hiệu chuẩn, kiểm định của phương tiện đo, thiết bị định lượng.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT;…

Người đứng đầu cơ sở đề nghị
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

([1])Ghi rõ theo đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập.

([2]): Ghi rõ sản xuất hoặc nhập khẩu.

Mẫu 3. BCTH
21/2014/TT-BKHCN

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ SỞ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……..

………, ngày … tháng … năm 20…

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG DẤU ĐỊNH LƯỢNG TRÊN NHÃN HÀNG ĐÓNG GÓI SẴN

(Thời gian từ ngày…… đến ngày……)

Kính gửi: …………………… (1) …………………..

Tên cơ sở lập báo cáo: ………………. (tên cơ sở) ………………………………………………

Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………………

Điện thoại: …………………… Fax: …………………. Email: ……………………………………

Địa chỉ văn phòng giao dịch (nếu có): ……………………………………………………………..

Địa chỉ nơi sản xuất (nếu khác với trụ sở chính): ………………………………………………..

Số tiếp nhận công bố (2):

Giấy chứng nhận số (3): ……… ngày ... tháng ... năm … do ...(tên cơ quan cấp giấy chứng nhận)... cấp. Thời hạn hiệu lực đến: ………………………………………………………………..

1. Sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn:

TT

Tên hàng đóng gói sẵn

Lượng danh định (Qn)

Khối lượng bao bì

Số lượng sản xuất/ nhập khẩu

Số lượng đã bán

Số lượng tồn kho

 

 

 

 

 

 

 

2. Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra:

Biên bản kiểm tra, thanh tra trong thời hạn báo cáo (nếu có): …………………………

3. Tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu có)……………………………………………..

4. Kiến nghị: …………………………………………………………………………………………..

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT;...

Người đứng đầu cơ sở
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

(1): Ghi tên cơ quan tiếp nhận công bố hoặc cơ quan chứng nhận.

(2): Áp dụng đối với cơ sở đã được tiếp nhận công bố.

(3): Áp dụng đối với cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng.

Mẫu 4. QĐCN
21/2014/TT-BKHCN

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN CHỨNG NHẬN
-------

Số:          /GCN-.(1)..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………, ngày … tháng … năm …

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG DẤU ĐỊNH LƯỢNG

TRÊN NHÃN HÀNG ĐÓNG GÓI SẴN

Căn cứ Luật Đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011;

Căn cứ ..(2)..;

Căn cứ Thông tư số 21/2014/TT-BKHCN ngày 15 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn;

Xét đề nghị của ...(3)….,

(Tên cơ quan chứng nhận) chứng nhận:

1. Tên cơ sở đề nghị: …………………………………………………………………………………..

Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………………….

Điện thoại: ………………………; Fax: ……………………..; E-mail: ……………………………….

Địa chỉ văn phòng giao dịch (nếu có)………………………………………………………………..

Địa chỉ nơi sản xuất (nếu khác với trụ sở chính) hoặc nơi nhập khẩu: …………………………..

Đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng "V" trên nhãn hàng đóng gói sẵn sau đây:

TT

Tên hàng đóng gói sẵn

Lượng danh định (Qn)

Khối lượng bao bì

Ghi chú

 

 

 

 

 

2. Giấy chứng nhận này có hiệu lực đến hết ngày ..../..../20....

Nơi nhận:
- Cơ sở đề nghị;
- Lưu: VT, (Đơn vị được giao xử lý).

Thủ trưởng cơ quan chứng nhận
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

(1): Ký hiệu cơ quan chứng nhận.

(2): Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chứng nhận.

(3): Thủ trưởng đơn vị được giao xử lý.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF SCIENCE AND TECHNOLOGY
___________

No. 21/2014/TT-BKHCN

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
______________

Hanoi, July 15, 2014


 

CIRCULAR

Providing regulations on measurement of prepackaged goods

 

Pursuant to the Law on Measurement dated November 11, 2021;

Pursuant to the Government's Decree No. 86/2012/ND-CP dated October 19, 2012, on detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law on Measurement;

Pursuant to the Government’s Decree No. 89/2006/ND-CP dated August 30, 2006, on goods labeling;

Pursuant to the Government’s Decree No. 20/2013/ND-CP dated February 26, 2013, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Science and Technology;

At the proposal of the Director General of the Directorate for Standards, Metrology and Quality,

The Minister of Science and Technology hereby promulgates the Circular providing regulations on measurement of prepackaged goods.

 

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation

1. This Circular provides regulations on measurement of quantities of prepackaged goods, including: measurement technique requirements for quantities of prepackaged goods; lists of category-2 prepackaged goods; quantity marks; announcement on use of quantity marks on category-1 prepackaged goods’ labels; certificates of eligibility for using quantity marks on category-2 prepackaged goods’ labels.

2. This Circular does not apply to prepackaged goods which are: Medicines; goods eligible for preferential treatment or exemption from customs procedures; goods temporarily imported for re-export; goods in transit, border-gate transfer; goods deposited in bonded warehouses; goods processed by Vietnamese enterprises for foreign traders; materials, equipment and machinery imported to serve investment projects; goods in the field of state secrets; goods for urgent requirements; goods directly serving specific measurement activities in the field of natural defense and security.

Article 2. Subjects of application

1. Organizations and individuals (hereinafter referred to as establishments) manufacturing, importing, circulating and trading prepackaged goods.

2. State agencies in charge of measurement and relevant organizations and individuals.

Article 3. Interpretation of terms

In this Circular, the terms below are construed as follows:

1. Prepackaged goods are goods which are quantified by the unit of measurement of mass, volume, area, length or cardinal number, and packaged and have their quantities written on their labels without the witness of buyers.

2. Category-1 prepackaged goods are prepackaged goods which do not belong to the List specified in Clause 3 of this Article.

3. Category-2 prepackaged goods are prepackaged goods circulating in large quantities on the market or of great value, which are likely to cause disputes or lawsuits on measurement between parties in purchase, sale, payment, and cause a great impact on health and the environment on the List of category-2 prepackaged goods specified in Article 6 of this Circular.

4. Unit of prepackaged goods or sack of prepackaged goods is a collection of packages and the quantity of goods contained in the package.

5. Package means materials used to wrap the outside of the prepackaged goods, other than those of the nature of the goods.

6. Real quantity (Qr) is the quantity of prepackaged goods which is contained in the package and identified by measuring instruments in accordance with regulations.

7. Nonconforming prepackaged goods unit is an unit of prepackaged goods with real quantities (Qr) less than the minimum allowable quantity (Qmin).

8. Minimum allowable quantity (Qmin) is the difference between the nominal quantity (Qn) and the tolerable deficiency (T).

Qmin = Qn - T

Where tolerable deficiency (T) is defined in Appendix IV attached to this Circular.

9. Nominal quantity (Qn) is the quantity of prepackaged goods recorded on its label.

10. Average value (Xtb) of the quantity of prepackaged goods is the value specified in Clause 3, Article 3 of the Government's Decree 86/2012/ND-CP dated October 19, 2012, detailing and guiding implement a number of articles of the Law on Measurement.

11. Lot of prepackaged goods (hereinafter referred to as lot) is a collection of units of similar prepackaged goods which are manufactured (including one or more activities of production, transferring to another sack or bottling, packing), imported, circulated or traded in the same nominal quantity, under the same conditions from which the prepackaged goods have been taken, to conduct an assessment of conformity with measurement technique requirements.

12. Lot size (N) is a number indicating the total number of prepackaged goods units in the lot which is determined according to the following requirements:

a) At the manufacturing establishment, the lot size is calculated by the number of prepackaged goods units manufactured in one hour;

b) At the place of importation, the lot size is calculated by the number of units of prepackaged goods by each import;

c) At the place of circulation and trading, the lot size is calculated by the number of units of prepackaged goods on means of transport, at the place of storage or sale;

d) The lot size must not exceed one hundred thousand (100,000).

13. Sample size (n) is the number indicating the number of units of prepackaged goods that must be randomly sampled in the lot for evaluation.

14. Number of nonconforming prepackaged goods units is an indicator number of prepackaged goods units that do not conform to prescribed requirements and is determined when evaluating a lot of prepackaged goods.

15. Solvent is liquid or gas that is contained with prepackaged goods and discarded after use of such prepackaged goods.

16. Drained quantity is the real quantity of the prepackaged goods in liquid solvent.

17. Establishment manufacturing prepackaged goods is an organization or individual carrying out one or several activities of production, transferring to another sack or bottling, packing in Vietnam.

18. Establishments importing prepackaged goods is an organization or individual importing or entrusting to import prepackaged goods.

19. Other terms shall be construed in accordance with Article 3 of the Law on Measurement.

 

Chapter II

MEASUREMENT TECHNIQUE REQUIREMENTS FOR QUANTITIES OF PREPACKAGED GOODS, LISTS OF CATEGORY-2 PREPACKAGED GOODS

 

Article 4. Measurement technique requirements for quantities of prepackaged goods

1. Requirements for writing of the quantity of prepackaged goods on their labels

a) The quantity of prepackaged goods recorded on their labels is nominal quantity;

b) The nominal quantity (Qn) of prepackaged goods must be printed, affixed or sealed directly on such prepackaged goods or their package or label;

c) The nominal quantity must be printed, affixed or sealed at an easily noticeable and readable position in normal display conditions of trading activities;

d) In case the phrase “net weight:” or “net volume:” is recorded in front of the nominal quantity (Qn), it is not allowed to write the “approximate” or “minimum” such as approximate net weight or minimum net volume;

dd) The nominal quantity (Qn) is stated in numeric value and legal units of measure or numerical units; in which, between the numeric value and the unit of measurement must be separated by one (01) blank cell;

e) Recording the nominal quantity (Qn) of prepackaged goods in units of measurement of mass or volume as follows:

- For prepackaged goods which are solids, liquefied gases, frozen goods, prepackaged goods in the form of aerosols or with goods containing the same compressed gas: Recording in units of mass;

- For goods which are liquid: Recording in units of volume;

- For goods in the form of a paste or other goods: Recording in units of mass or volume;

g) Writing units of measurement for each range of nominal quantity (Qn) shall comply with Appendix I attached to this Circular;

h) The minimum height of letters and numbers representing the nominal quantity (Qn) must meet the requirements provided in Appendix II attached to this Circular;

i) When one (01) unit of prepackaged goods contains two (02) or more sacks or packets of prepackaged goods of the same type with the same nominal quantity that can be used for retail sale, the total nominal quantity of the unit of such prepackaged goods, number of sacks, packages and nominal quantity of one (01) sack or packet of prepackaged goods must be recorded.

For example: One (01) box of coffee contains 10 packets, each pack has a weight of 20 g, the nominal amount of the coffee box is recorded as follows:

200 g (10 packets x 20 g)

k) When one (01) unit of prepackaged goods contains two (02) or more sacks or packets of prepackaged goods that are not of the same type, the name, number of sacks or packets and the nominal quantity of each type of prepackaged goods must be recorded.

For example: One (01) kit of shoe polish contains: two (02) boxes of black polish, each weighing 15 g; one (01) box of brown polish with a weight of 25 g; one (01) box of white polish with a weight of 15 g, the nominal quantity of the above mentioned kit of shoe polish shall be recorded as follows:

Back polish: 2 boxes x 15 g; brown polish: 1 box x 25 g; white polish: 1 box x 15 g.

Total: 4 boxes (70 g).

l) For prepackaged goods in solvents, the drained quantity and total weight must be recorded on the label of the goods.

2. Requirements on shape, size and other requirements for a sack of prepackaged goods

a) A sack of prepackaged goods must not have another shape, size and structure (such as secondary bottom, partition, secondary covers) that mislead or cause confusion for buyers in term of the quantity of the prepackaged goods in the sack;

b) Prepackaged goods must fill the full volume of the package, unless there is a difference between the volume of the package and the volume of the prepackaged goods contained in that package due to one or several of the following reasons:

- Protecting the prepackaged goods;

- Due to operation requirements of equipment used to pack the prepackaged goods;

- Due to requirements of prepackaged goods transportation;

- Due to the nature of prepackaged goods (prepackaged goods in the form of aerosols, containing compressed air, etc.).

c) In case the quantity of prepackaged goods is recorded at many places on the sack, the quantity of prepackaged goods recorded at each position must meet the requirements specified in Clause 1 of this Article;

d) Information on the amount of additional or free prepackaged goods must be clearly stated together with the nominal quantity (Qn) on the label, unless the manufacturing establishment clearly declares the amount of extra or free of charge as mentioned above in the nominal quantity (Qn) of the prepackaged goods.

Article 5. Measurement requirements on quantities of prepackaged goods

1. Requirements for average value Xtb

a) In case the sample size (n) is equal to the lot size (N) (n=N), the average value (Xtb) of the real quantity (Qr) of the prepackaged goods units in the lot must satisfy the requirements according to the following formula:

Xtb ³ Qn

b) In case the sample size (n) is smaller than the lot size (N) (n < N), the average value (Xtb) must satisfy the requirements according to the following formula:

Xtb ³ Qn - k.s

Where: s is the mean square deviation of the real quantity calculated according to the formula specified in Appendix III attached to this Circular.

k is the correction factor selected in Appendix III attached to this Circular.

2. Requirements for the number of nonconforming prepackaged goods units

a) In case the sample size (n) is equal to the lot size (N) (n = N), the following requirements must be satisfied:

- The number of nonconforming prepackaged goods units must not exceed 2.5% of the lot size;

- There must not be any units of nonconforming prepackaged goods with a shortage of more than two (02) times the tolerable deficiency T as specified in Appendix IV attached to this Circular.

b) In case the sample size (n) is smaller than the lot size (N) (n < N), the following requirements must be satisfied:

- The number of nonconforming prepackaged goods units must not exceed the to the allowable value as specified in Table 1, Table 2 (in case of taking samples at the place of manufacturer, import, circulation or trade), or Table 3 (in case of taking samples at the place of importation, circulation, trade and the package of the prepackaged goods must be torn) provided in Appendix III attached to this Circular;

- There must not be any units of nonconforming prepackaged goods with a shortage of more than two (02) times the tolerable deficiency T as specified in Appendix IV attached to this Circular.

Article 6. List of category-2 prepackaged goods

1. The List of category-2 prepackaged goods contains name of specific prepackaged goods of all types.

2. On the basis of proposals of ministries, branches and State management requirements regarding measurement, the Directorate for Standards, Metrology and Quality shall synthesize and submit the Ministry of Science and Technology for considering and deciding the category-2 prepackaged goods belong to the List specified in Clause 1 of this Article.

 

Chapter III

QUANTITY MARKS

 

Article 7. Quantity marks

1. Quantity mark means a sign used to present the quantity of prepackaged goods conformable to Article 4 and Article 5 of this Circular.

2. The quantity mark is presented by the letter V, in uppercase, bold and “Times New Roman” font. The letter height is greater than or equal to three millimeters (3 mm).

Article 8. Use of quantity marks

1. Category-1 prepackaged goods may bear the quantity mark on their labels if they meet the requirements specified in Articles 4 and 5 and are self-declared by establishments that meet the requirements specified in Article 10 or Article 11 according to Section 2, Chapter IV of this Circular.

2. Category-2 prepackaged goods must bear the quantity mark on their labels after the manufacturing or importing establishment is certified to be eligible for use of the quantity mark as prescribed in Section 3, Chapter IV of this Circular.

Article 9. Presenting quantity marks on prepackaged goods’ labels

1. The quantity mark shall be printed, affixed or sealed directly on the goods or their packages or labels at the easily noticeable and readable position.

2. The quantity mark must be shown in the same color with the nominal quantity and placed in front of the nominal quantity of prepackaged goods. Between the quantity mark and nominal quantity there must be one (01) blank cell.

For example: V 800 g or V 500 ml.

 

Chapter IV

ANNOUNCEMENT OF THE USE OF QUANTITY MARKS, CERTIFICATES OF ELIGIBILITY FOR USING QUANTITY MARKS

 

 

Section 1: REQUIREMENTS FOR ESTABLISHMENTS USING QUANTITY MARKS

 

Article 10. Requirements for establishment manufacturing prepackaged goods

1. Being established in accordance with law provisions.

2. Having adequate technical facilities that meet the following requirements:

a) Having adequate means of measuring prepackaged goods (for establishments manufacturing prepackaged goods), measuring instruments to self-assess the quantity conformity of prepackaged goods (for establishments self-assessing the quantity conformity of prepackaged goods); measuring instruments that are periodically inspected and calibrated as prescribed;

b) Having a working space, environmental conditions and other conditions as required in Clause 4 of this Article.

3. Having adequate technical staff to take measurement control measures as prescribed in Clause 4 of this Article.

4. Promulgating and taking measurement control measures for measuring instruments, quantitative instruments, implementation of measurement procedures (hereinafter referred to as measurement control measures) in order to ensure measurement technique requirements for quantities of prepackaged goods.

5. Archiving complete dossiers of results of inspection and calibration of measuring instruments, and dossiers of measurement technique assessment of the quantity of prepackaged goods (either by the establishment itself or by the certification agency specified in Article 16 of this Circular which is hired by the establishment).

Article 11. Requirements for establishment importing prepackaged goods

1. Quantity marks must be recorded on labels of category-2 prepackaged goods.

2. Promulgating and taking measurement control measures to ensure measurement technique requirements for quantities of prepackaged goods.

 

Section 2: ANNOUNCEMENT OF THE USE OF QUANTITY MARKS

 

Article 12. Order and procedures for announcing the use of quantity marks

1. An establishment satisfying corresponding requirements specified in Article 10, Article 11 of this Circular shall make two (02) copies of announcements of the use of quantity marks on the prepackaged goods’ labels (hereinafter referred to as the announcement) (using Form 1. CBDDL provided in Appendix V attached to this Circular) and send them directly or via postal office to the Department of Standards, Metrology and Quality of province or centrally-run city (hereinafter referred to as the Department of Standards, Metrology and Quality) where the establishment’s head office is registered.

2. Within three (03) working days from the date of receiving the incomplete or insufficient announcements, the Department of Standards, Metrology and Quality shall notify in writing to such establishment of contents to be supplemented.

After thirty (30) days from the date on which the notices are sent by the Department of Standards, Metrology and Quality, if the establishment fails to supplement such announcements as prescribed, the Department of Standards, Metrology and Quality may cancel the processing of such announcements.

3. Within five (05) working days after receiving completed announcements as prescribed, the Department of Standards, Metrology and Quality shall sign, certify and stamp on two (02) copies of announcements of the establishment and return one (01) copy to such establishment.

4. The Department of Standards, Metrology and Quality shall make a book to monitor and manage the receipt of announcements.

Article 13. Archiving dossiers of announcement

1. An establishment shall make and archive dossiers of announcement as follows:

a) The announcement bearing certification and stamp of receipt of the Department of Standards, Metrology and Quality;

b) A document issued by the head of the establishment, stipulating control measures to ensure measurement technique requirements for quantities of prepackaged goods;

c) Dossiers of results of inspection and calibration of measuring instruments, and dossier of measurement technique assessment of the quantity of prepackaged goods; dossiers of results of implementation of other measurement control measures as prescribed.

2. Archiving duration: Two (02) years after the time the dossier is replaced or destroyed or expired.

Article 14. Correction of announcements

1. When there are any changes to contents of the received announcement or the received announcement is lost, damaged and the establishment wishes to re-receive it, it shall re-announce according to the order and procedures specified in Article 12 of this Article.

2. The ordinal number of receipts in the announcement is consecutively numbered from the first confirmation and stamp for receipt to the subsequent receipts of re-announcement.

Article 15. Cancellation of announcement

1. Cancellation of announcement on use of quantity marks on the prepackaged goods’ labels shall be applied in the following cases:

a) The establishment seriously violates provisions in Article 25 of this Circular;

b) The establishment sends a notice on cancellation of announcement to the Department of Standards, Metrology and Quality where it registered for operation;

c) The establishment becomes bankrupt or dissolves in accordance with law provisions.

2. For cases specified at Point b, Clause 1 of this Article, the Department of Standards, Metrology and Quality shall sign and stamp on the notice of announcement cancellation, return it to the establishment and record in the book for monitoring and managing announcement receipt.

 

Section 3: CERTIFICATION OF ELIGIBILITY FOR USING QUANTITY MARKS

 

Article 16. Certifying agencies

1. The Directorate for Standards, Metrology and Quality shall certify the eligibility for using quantity marks for requesting establishments that meet prescribed requirements and manufacture, import prepackaged goods nationwide.

2. The Department of Standards, Metrology and Quality shall certify the eligibility for using quantity marks for requesting establishments that meet prescribed requirements and manufacture, import prepackaged goods in the locality.

Article 17. Dossiers of request for certification

Requesting establishments meeting conditions specified in Article 10, Article 11 of this Circular shall compile a (01) set of dossier and send it directly or via postal office to the certifying agencies. Such a dossier must comprise:

1. A request for certification of eligibility for using quantity marks on prepackaged goods’ labels (using Form 2. DNCN provided in Appendix V attached to this Circular).

2. A copy (true copy certified by the manufacturing establishment) of the decision on establishment or enterprise registration certificate granted by the competent State agency.

3. A document issued by the head of the establishment, stipulating measurement control measures to ensure measurement technique requirements for quantities of prepackaged goods.

4. Dossiers of results of inspection and calibration of measuring instruments, and dossier of measurement technique assessment of the quantity of prepackaged goods; dossiers of results of implementation of other measurement control measures as prescribed.

Article 18. Processing of dossiers

1. Within five (05) working days from the date of receiving the incomplete and invalid dossier, the certifying agency shall notify in writing to the requesting establishment of contents to be supplemented.

After ninety (90) days from the date on which the certifying agency sends the notice, if the requesting fails to supplement the dossier as prescribed, the certifying agency may cancel the processing of such dossier.

2. Within thirty (30) working days after receiving the complete and valid dossier, the certifying agency shall issue the decision on establishment an assessment team at the establishment and carry out the assessment under Article 19 of this Circular (for establishments manufacturing prepackaged goods);

3. Within fifteen (15) working days after receiving the complete and valid dossier, the certifying agency shall grant the certificate of eligibility for using quantity marks on the prepackaged goods’ labels (hereinafter referred to as the certificate) in accordance with Article 20 of this Circular to the requesting establishment.

Article 19. At-establishment assessment

1. At-establishment assessment shall be organized in the form of an assessment team and the assessment shall be carried out according to the expert principle.

2. The assessment team shall be established according to the decision of the head of the certifying agency, to carry out the at-establishment assessment, report results and consult to the head of the certifying agency of the conformity of the requesting establishment with requirements specified in this Circular.

3. Participants of the assessment team and responsibilities of its members

a) The assessment team includes the team leader and other members. The number of people on the assessment team depends on the certification request and is not less than two (02) people. The team leader and other members must have a certificate of completion of the training course in measurement assessment of quantities of prepackaged goods organized by the Directorate for Standards, Metrology and Quality;

b) The team leader shall be responsible for: Organizing the implementation of tasks of the assessment team; directly assessing the management system; appointing specific tasks for other members; revoking and chairing meetings of the assessment team; approving dossiers of assessment results before submitting them to the head of certifying agency;

c) Other members shall perform the assigned tasks and take responsibilities before the team leader for the contents and results of task implementation.

4. Assessment contents: Assessment of the conformity of requesting establishments with requirements specified in Articles 10 and 11 of this Circular.

5. Methods and means used for the assessment and procedures for assessment at the establishment shall comply with instructions of the Directorate for Standards, Metrology and Quality.

6. Costs and other conditions serving the at-establishment assessment of the assessment team shall be covered by the requesting agency.

Article 20. Certificates

1. Contents and form of the certificate shall comply with Form 4.GCN provided in Appendix V attached to this Circular.

2. A certificate shall be valid for five (05) years from the date of signing.

3. The certificate shall be sent to the requesting establishment, the Directorate for Standards, Metrology and Quality and the Department of Standards, Metrology and Quality where the requesting establishment manufactures or imports prepackaged goods and uploaded on the portal of the Directorate for Standards, Metrology and Quality.

Article 21. Archiving dossiers of certification

1. A dossier of certification to be archived comprises: A set of dossiers of request for certification specified in Article 17, a dossier of assessment at the establishment specified in Article 19 and a certificate specified in Article 20 of this Circular.

2. One (01) set of dossier of certification shall be kept at the certifying agency.

3. The certified establishment shall be responsible for compiling and archiving one (01) set of dossiers of request for certification at its head office or place of manufacture to ensure the convenience in inspection and examination.

4. Archiving duration: Two (02) years after the certificate expires, or its validity is suspended or canceled.

Article 22. Re-certification, adjustment of certificates

1. At least three (03) months before the expiry of the validity period of the issued certificate or when there is a need to adjust the contents of the certificate, the requesting establishment shall compile one (01) set of dossier as prescribed in Article 17 of this Circular for the contents requested for re-certification or adjustment certification and send it directly or by post to the certifying agency.

2. Depending on each specific case, the certifying agency shall review and decide on inspection of the dossier or assessment at the establishment and processing of dossiers under Article 18 of this Circular.

3. The re-issued certificate or adjusted certificate shall be sent to the certificated establishment, the Directorate for Standards, Metrology and Quality, the Department of Standards, Metrology and Quality where the certified establishment manufactures and imports prepackaged goods and uploaded on the portal of the Directorate for Standards, Metrology and Quality.

4. A re-issued certificate shall be valid for five (05) years from the date of signing. The validity period of an adjusted certificate shall be taken according to the validity period of the certificate with the validity period granted to the certified establishment.

5. The archiving of dossiers of re-certification or adjustment certification shall comply with Article 21 of this Circular.

Article 23. Suspension of the validity of certificates

1. Suspension of the validity of a certificate shall apply to the following cases:

a) The certified establishment does not maintain the satisfaction of requirements as prescribed in Articles 10 and 11 of this Circular, causing serious consequences;

b) The certified establishment requests in writing to suspend the certified scope.

2. Depending on specific cases, the certification agency shall issue the notice on partial or complete suspension of the validity of the issued certificate (hereinafter referred to as the suspension notice).  Suspension period shall not exceed six (06) months form the effective date of the suspension notice.

3. The notice on suspension shall be sent to the suspended establishment, the Directorate for Standards, Metrology and Quality; the Department of Standards, Metrology and Quality where the suspended establishment carries out the manufacturing and importation of prepackaged goods and be posted on the website of the Directorate for Standards, Metrology and Quality.

4. During the suspension period and after the remedial measures have been completed, the suspended establishment has the right to compile one (01) dossier of request for cancellation of the validity of the suspension notice and send it to the certifying agency directly or by post. Such a dossier comprises: A written request on cancellation of the validity of the suspension notice; documents proving that remedial measures have been completed.

5. Depending on specific cases, the certifying agency shall decide to examine the dossier or examine at the establishment for the remedial work content and handle the dossier according to Article 18 of this Circular.

6. The notice on cancellation of the validity shall be sent to the certified establishment, the Directorate for Standards, Metrology and Quality or the Department of Standards, Metrology and Quality where the certified establishment carries out the manufacturing and importation of prepackaged goods and be posted on the website of the Directorate for Standards, Metrology and Quality.

7. The notice on suspension, notice on cancellation of the validity and relevant dossiers shall be archived according to Article 21 of this Circular.

Article 24. Cancellation of the validity of certificates

1. Cancellation of the validity of a certificate shall apply to the following cases:

a) An establishment commits serious acts of violations of Article 25 of this Circular;

b) A suspended establishment fails to complete the remedial measures within the suspension period stated in the suspension notice;

c) A certified establishment requests in writing not to continue using use of quantity marks within the certified scope;

d) The certified establishment is bankrupt or dissolved in accordance with law.

2. Depending on specific cases, the certifying agency shall issue the decision on partial or complete cancellation of validity of the granted certificate (hereinafter referred to as validity cancellation decision for short)

3. The validity cancellation decision shall be sent to the certified establishment, the Directorate for Standards, Metrology and Quality or the Department of Standards, Metrology and Quality where the certified establishment carries out the manufacturing and importation of prepackaged goods and be posted on the website of the Directorate for Standards, Metrology and Quality.

 

Chapter V

RESPONSIBILITIES OF AGENCIES, ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS

 

Article 25. Responsibilities of organizations and individuals manufacturing, importing, circulating and trading prepackaged goods

1. Responsibilities of organizations and individuals manufacturing, importing prepackaged goods

a) To maintain the satisfaction of requirements specified in Articles 10 and 11 of this Circular;

b) To provide truthful information on quantities of prepackaged goods;

c) To notify customers and consumers of required conditions for transporting, storing, preserving and using prepackaged goods;

d) To ensure that the quantity of prepackaged goods meets the measurement technique requirements as prescribed in this Circular;

dd) When receiving notices of other organizations or individuals or detecting on its own that the prepackaged goods manufactured or imported by the establishment do not conform to the measurement technique requirements, the establishment shall carry out remedial measures and at the same time notify the competent state agency in charge of measurement of the nonconformity, remedial measures and results of remedying the nonconformity;

e) To carry out certification, maintain the satisfaction of conditions and the use, display of the quantity marks on category-2 prepackaged goods’ labels according to this Circular;

g) To submit to state inspection and examination of measurement by competent agencies and persons;

h) Annually before January 31 or at the competent state agency’s request, the establishment shall send a report on the use of quantity marks on prepackaged goods’ labels (using the Form 3.BCTH in Appendix V to this Circular) to the Department of Standards, Metrology and Quality, which has received the announcement or the agency that has granted the certificate of eligibility for using the quantity marks to the establishment.

2. Responsibilities of organizations and individuals circulating and trading prepackaged goods

a) To provide truthful information on quantities of prepackaged goods;

b) To notify customers and consumers of required conditions for transporting, storing, preserving and using prepackaged goods;

c) To receive customers’ proposals on nonconformity of prepackaged goods with measurement technique requirements and notify it to the establishment manufacturing and importing such prepackaged goods;

d) To only circulate and trade prepackaged goods meeting measurement technique requirements. For category-2 prepackaged goods, quantity marks as prescribed in this Circular are required;

dd) To submit to state inspection and examination of measurement by competent agencies and persons.

Article 26. Responsibilities of the Directorate for Standards, Metrology and Quality

1. To grant certificates of eligibility for using the quantity marks on prepackaged goods’ labels as prescribed in this Circular.

2. To promulgate the guidance on methods, means of assessment, assessment order of on-site assessment teams, Vietnamese measurement technique documents, approve training programs, training documents and organizing training of assessment of measurement for quantities of prepackaged goods.

3. To carry out state examination of measurement for within the scope of its responsibilities as prescribed in law on measurement.

4. To promulgate professional guidance on examination and assessment of measurement for the quantity of prepackaged goods; provide information and propaganda of this Circular with relevant organizations and individuals.

5. Periodically once every two (02) years or at the request of a competent state agency, to examine the receipt of announcements on use of quantity marks, the issuance of certificates of eligibility for using quantity marks on prepackaged goods’ labels of the Departments of Standards, Metrology and Quality.

6. To inspect and settle complaints and denunciations and handle violations related to measurement according to law regulations.

Article 27. Responsibilities of Departments of Science and Technology of provinces and centrally-run cities

1. To direct Departments of Standards, Metrology and Quality to conduct the state examination of measurement for quantities of prepackaged goods within their scope of responsibilities as specified in the Government's Decree No. 86/2012/ND-CP dated October 19, 2012 detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law on Measurement and the Circular No. 28/2013/TT-BKHCN dated December 17, 2013 of the Minister of Science and Technology defining state examination of measurement.

2. To direct the inspection and examination of the compliance with law on measurement in the localities.

Article 28. Responsibilities of Departments of Standards, Metrology and Quality of provinces and centrally-run cities

1. To widely disseminate and guide this Circular to relevant organizations and individuals.

2. To receive and confirm announcements on use of quantity marks, make a book and record in the book to monitor and manage the receipt of the announcement; grant certificates of eligibility for using quantity marks on prepackaged goods’ labels according to this Circular.

3. To conduct state examination of measurement for quantities of prepackaged goods in the localities according to the law on measurement.

4. To coordinate in inspecting and settling complaints and denunciations and handling violations related to measurement according to law regulations.

5. Annually before March 31 or at the request of a competent state agency, to summarize the results of receipt of announcements on, certification of eligibility for using quantity marks on prepackaged goods’ labels; the examination of quantities of prepackaged goods in the localities and its results and report on them to the Directorate for Standards, Metrology and Quality.

 

Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

 

Article 29. Effect

1. This Circular takes effect on August 30, 2014.

2. To repeal the following legal normative documents:

a) The Decision No. 02/2008/QD-BKHCN dated February 25, 2008 of the Minister of Science and Technology, promulgating “Regulations on measurement examination for quantitatively prepackaged goods”;

b) The Decision No. 07/2008/QD-BKHCN dated July 08, 2008 of the Minister of Science and Technology, promulgating “List of prepackaged goods subject to state management of measurement”.

Article 30. Organization of implementation

1. The Directorate for Standards, Metrology and Quality shall be responsible for guiding and organize the implementation of this Circular.

2. Heads of state agencies, related organizations and individuals are responsible for implementation of this Circular.

3. Any difficulty and problem arising in the course of implementation should be promptly reported in writing to the Ministry of Science and Technology for study, amendment and supplement./.

 

 

FOR THE MINISTER
THE DEPUTY MINISTER




Tran Viet Thanh

 

 

 

APPENDIX I

UNITS OF MEASUREMENT
(Attached to the Circular No. 21/2014/TT-BKHCN dated July 15, 2014 of the Minister of Science and Technology)

 

Nominal quantity (Qn)

Unit

Value

For

Qn < 1 g

Mass

mg

1 g £ Qn < 1,000 g

g

Qn ³ 1,000 g

kg

Qn £ 999 mL

Volume (liquid)

mL (ml) or cL (cl)

Qn ³ 1L

L (l)

Qn ≤ 1,000 cm3 (1 dm3)

Volume (solid)

cm3, mL (ml)

1 dm3 < Qn < 1,000 dm3

dm3, L (l)

Qn ³ 1,000 dm3

m3

Qn < 1 mm

Length

mm or mm

1 mm £ Qn < 100 cm

mm or cm

Qn ³ 100 cm

m

Qn < 100 cm2 (1 dm2)

Area

mm2 or cm2

1 dm2 £ Qn < 100 dm2 (1 m2)

dm2

Qn ³ 1 m2

m2

 

 

 

 

APPENDIX II

MINIMUM HEIGHTS OF LETTERS AND NUMBERS
(Attached to the Circular No. 21/2014/TT-BKHCN dated July 15, 2014 of the Minister of Science and Technology)

 

Nominal quantity (Qn)

Minimum heights of letters and numbers
(mm)

Unit of measurement: g (or mL)

 

Up to 50

2

Between over 50 and 200

3

Between over 200 and 1,000

4

Unit of measurement: kg (or L)

 

Over 1

6

Units of measurement of length, area, cardinal number

2

 

 

APPENDIX III

FORMULA FOR CALCULATING S AND
THE CORRECTION FACTOR K

(Attached to the Circular No. 21/2014/TT-BKHCN dated July 15, 2014 of the Minister of Science and Technology)

 

1. Formula for calculating s

The mean square deviation of the real quantity s is calculated according to the following formula:

 is the real quantity of the ith prepackaged goods unit (i=1, 2, ..., n);

2. Correction factor k

The selected correction factor k is corresponding to lot size (N), sample size n, sample-collecting place, unit of measurement (of mass, volume, area, length or cardinal number) and is determined as follows:

+ In cases of taking samples of prepackaged goods quantified according to the unit of measurement of mass or volume at the place of manufacturing, importation, circulation, trading, the correct factor k shall be selected according to Table 1.

Table 1

Lot size (N)

Sample size (n)

Correction factor (k)

Number of tolerable nonconforming prepackaged goods units (m)

Between 1 and 10

N

-

-

Between 11 and 50

10

1.028

0

Between 51 and 99

13

0.848

1

Between 100 and 500

50

0.379

3

Between 501 and 3,200

80

0.295

5

Over 3,200

125

0.234

7

+ In cases of taking samples of prepackaged goods quantified according to the unit of measurement of length, area or cardinal number at the place of manufacturing, importation, circulation, trading, the correct factor k shall be selected according to Table 2.

 Table 2

Lot size (N)

Sample size (n)

Correction factor (k)

Number of tolerable nonconforming prepackaged goods units (m)

Between 1 and 25

N

-

-

Between 26 and 50

3

1.00

0

Between 51 and 150

5

0.35

0

Between 151 and 500

8

0.20

1

Between 501 and 3,200

13

0.15

1

Over 3,200

20

0.10

1

+ In cases of taking samples of prepackaged goods quantified according to the unit of measurement of mass or volume at the place of importation, circulation, trading and it is necessary to tear the package of such prepackaged goods, the correct factor k shall be selected according to Table 3.

Table 3

Lot size (N)

Sample size (n)

Correction factor (k)

Number of tolerable nonconforming prepackaged goods units (m)

100 or more

20

0.640

1

 

 

APPENDIX IV

TOLERABLE DEFICIENCY (T)
(Attached to the Circular No. 21/2014/TT-BKHCN dated July 15, 2014 of the Minister of Science and Technology)

No.

Nominal quantity (Qn)

Tolerable deficiency T

1

Unit of measurement of mass
(or volume)
g (or mL)

T (1)

% of Qn

g
(or mL)

Between over 0 and 5 (2)

-

-

Between over 5 and 50

9

-

Between over 50 and 100

-

4.5

Between 100 and 200

4.5

-

Between over 200 and 300

-

9

Between over 300 and 500

3

-

Between over 500 and 1,000

-

15

Between over 1,000 and 10,000

1.5

-

Between over 10,000 and 15,000

-

150

Over 15,000

1.0

-

2

Unit of measurement of length (m)

% of Qn

Qn £ 5

Nonconforming prepackaged goods units are not permitted

Qn > 5

2

3

Unit of measurement of area (m2)

% of Qn

Total Qn

3

4

Cardinal number (piece, etc.)

% of Qn

Qn £ 50

Nonconforming prepackaged goods units are not permitted

Qn > 50

1(3)

Note:

(1): For item 1 in the Table above, T is rounded to the next tenth of g (or mL) for Qn £ 1,000 g (or 1,000 mL) and to the next ones of g (or mL) for Qn > 1,000 g (or 1,000 mL);

(2): Is only required to satisfy requirements of Xtb average value;

(3): T is rounded to the next integer.


* Some Appendices are not translated herein.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 21/2014/TT-BKHCN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 21/2014/TT-BKHCN PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất