Quyết định 792/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghệ cao đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

thuộc tính Quyết định 792/QĐ-TTg

Quyết định 792/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghệ cao đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:792/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Vũ Đức Đam
Ngày ban hành:08/06/2015
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ

TÓM TẮT VĂN BẢN

Dự kiến thành lập mới 3 khu công nghệ cao

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 792/QĐ-TTg ngày 08/06/2015 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghệ cao đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, nhằm tiến tới mục tiêu hình thành các khu công nghệ cao trên toàn quốc, trong đó hạt nhân là các khu công nghệ cao quốc gia, góp phần thúc đẩy phát triển công nghệ cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, vùng miền.
Như vậy, bên cạnh việc tăng cường đầu tư chiều sâu, tiếp tục hoàn thiện xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại các khu công nghệ cao quốc gia gồm: Khu Công nghệ cao Hòa Lạc; khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh và khu Công nghệ cao Đà Nẵng, Quy hoạch này còn đề ra định hướng sẽ thành lập mới các khu công nghệ cao do tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đầu tư xây dựng, gồm: Khu Công nghệ cao sinh học Hà Nội, TP. Hà Nội; khu Công nghệ cao chuyên ngành sinh học Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai; Khu Công nghệ cao Ascendas-Protrade, tỉnh Bình Dương.
Để thực hiện mục tiêu và định hướng nêu trên, Quy hoạch này nêu ra các giải pháp như: Khuyến khích, hỗ trợ các đơn vị đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao trong và ngoài khu công nghệ cao; hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút, trọng dụng, đãi ngộ cho cán bộ quản lý và chuyên gia làm việc trong các khu công nghệ cao, trong đó đặc biệt là chế độ trả lương thỏa đáng cho cán bộ, chuyên gia khoa học thực hiện nghiên cứu ứng dụng, đào tạo nhân lực chất lượng cao; tăng cường liên kết trong phát triển các khu công nghệ cao nhằm tăng lợi thế cạnh tranh; xây dựng và phát triển mối liên kết hợp tác giữa các khu công nghệ cao với các cơ sở nghiên cứu, các trường đại học và các doanh nghiệp trong các lĩnh vực ưu tiên…
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định792/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

Số: 792/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 08 tháng 6 năm 2015

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHỆ CAO

 ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

----------------------------

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Khoa học và công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Luật Công nghệ cao ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,

QUYẾT ĐỊNH:

nhayBổ sung Khu Công nghệ cao Hà Nam vào Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghệ cao đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt tại Quyết định 792/QĐ-TTg theo quy định tại Điều 1 Quyết định 2098/QĐ-TTg.nhay

Điều 1. Phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghệ cao đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” (sau đây gọi tắt là Quy hoạch) với những nội dung chủ yếu sau:

 

I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

Hình thành các khu công nghệ cao trên toàn quốc, trong đó hạt nhân là các khu công nghệ cao quốc gia, góp phần thúc đẩy phát triển công nghệ cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, vùng miền; góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; tăng nhanh hàm lượng công nghệ cao trong các sản phẩm hàng hóa; đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Từ nay đến năm 2030, thành lập mới một số khu công nghệ cao do tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, góp phần tạo hiệu ứng lan tỏa thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ trong cả nước.
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHỆ CAO
1. Tăng cường đầu tư chiều sâu tiếp tục hoàn thiện xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại các khu công nghệ cao quốc gia, bao gồm:

a) Khu Công nghệ cao Hòa Lạc;

b) Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh;

c) Khu Công nghệ cao Đà Nẵng.
2. Thành lập các khu công nghệ cao do tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đầu tư xây dựng đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, nhất là nguồn vốn để triển khai, bao gồm:

a) Khu Công nghệ cao sinh học Hà Nội, thành phố Hà Nội;

b) Khu Công nghệ cao chuyên ngành sinh học Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai;

c) Khu Công nghệ cao Ascendas-Protrade, tỉnh Bình Dương.

3. Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đáp ứng đầy đủ các điều kiện thành lập khu công nghệ cao, xây dựng đề án gửi Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với các khu công nghệ cao; tăng cường phân công, phân cấp đối với chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quản lý khu công nghệ cao.
2. Nguồn vốn đầu tư thực hiện quy hoạch:

a) Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư thực hiện quy hoạch; khuyến khích xã hội hóa và thu hút vốn đầu tư nước ngoài tham gia xây dựng và phát triển các khu công nghệ cao;

b) Ưu tiên bố trí vốn ngân sách nhà nước để hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ của các khu công nghệ cao quốc gia.

c) Đối với các khu công nghệ cao do các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách địa phương và các nguồn vốn xã hội hóa, hình thức và tổng mức đầu tư sẽ do các tỉnh, thành phố quyết định phù hợp với các quy định của pháp luật.

3. Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao:

a) Khuyến khích, hỗ trợ các đơn vị đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao trong và ngoài khu công nghệ cao; phối hợp tổ chức các chương trình đào tạo để phát triển nguồn nhân lực hoạt động trong các khu công nghệ cao;

b) Hoàn thiện cơ chế, ban hành mới các chính sách thu hút, trọng dụng, đãi ngộ cho cán bộ quản lý và chuyên gia làm việc trong khu công nghệ cao hoạt động khoa học công nghệ, thực hiện nghiên cứu, đào tạo nhân lực chất lượng cao; trong đó đặc biệt là chế độ trả lương thỏa đáng cho cán bộ quản lý, chuyên gia khoa học thực hiện nghiên cứu ứng dụng, đào tạo nhân lực chất lượng cao;

c) Tăng cường thu hút các tổ chức, cá nhân, chuyên gia giỏi của các nước tiên tiến tham gia đầu tư, hợp tác, liên kết với khu công nghệ cao để đào tạo cán bộ, bồi dưỡng công nhân kỹ thuật cao; đặc biệt trọng dụng, thu hút các nhà khoa học trẻ, tài năng làm việc tại các khu công nghệ cao;

d) Xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý của Ban quản lý khu công nghệ cao, trong đó chú trọng cán bộ quản lý khoa học công nghệ.

4. Rà soát các chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao để bổ sung chính sách đối với dự án đầu tư sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đi kèm dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao trong khu công nghệ cao.

5. Tăng cường liên kết trong phát triển các khu công nghệ cao nhằm tăng lợi thế cạnh tranh của khu công nghệ cao. Xây dựng định hướng lĩnh vực công nghệ ưu tiên thu hút đầu tư đối với từng khu công nghệ cao dựa trên tiềm lực khoa học công nghệ của địa phương.

6. Xây dựng và phát triển mối liên kết hợp tác giữa các khu công nghệ cao với các cơ sở nghiên cứu, các trường đại học và các doanh nghiệp trong các lĩnh vực ưu tiên.

7. Tăng cường thông tin sâu rộng về chính sách khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trong các khu công nghệ cao, góp phần thu hút đầu tư vào các khu công nghệ cao, đặc biệt là từ các tập đoàn đa quốc gia.

Xây dựng kế hoạch xúc tiến đầu tư chung cho các khu công nghệ cao và tham gia Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Khoa học và Công nghệ
a) Chủ trì theo dõi, đôn đốc, triển khai thực hiện Quy hoạch;
b) Thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, mở rộng khu công nghệ cao hoặc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch khi cần thiết;
c) Xây dựng hệ thống thông tin toàn quốc về khu công nghệ cao; đánh giá hiệu quả hoạt động của các khu công nghệ cao.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan có liên quan hướng dẫn hưởng ưu đãi hỗ trợ đầu tư; bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước để hỗ trợ thực hiện Quy hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quy hoạch xây dựng khu công nghệ cao
a) Dành đất cho xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu công nghệ cao;
b) Thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến thành lập các khu công nghệ cao tại địa phương;
c) Xây dựng và tổ chức triển khai quy hoạch phát triển khu công nghệ cao tại địa phương; định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
4. Các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nêu trên lập quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ngoài hàng rào khu công nghệ cao đồng bộ với việc xây dựng các khu công nghệ cao.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
-
Thủ tướng, các Phó Thủ tưng Chính phủ;
-
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
-
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
-
Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
-
Văn phòng Tổng Bí thư;
-
Văn phòng Chủ tịch nưc;
-
Hội đồng Dân tộc và các y ban của Quốc hội;
-
Văn phòng Quốc hội;
- Ủ
y ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
-
Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
-
VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục;
-
Lưu: VT, KGVX (03b). PC 165

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Vũ Đức Đam

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER

Decision No.792/QD-TTg dated June 08, 2015 of the Prime Minister on approving the general planning for hi-tech zone development to 2020 with a vision to 2030

Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;

Pursuant to science and technology dated June 18, 2013;

Pursuant to the Law on High technologies dated November 13, 2008;

Pursuant to the Government’s Decree No. 92/2006/ND-CP dated September 07, 2006 on establishment, approval and management of general planning for socio-economic development and the Government’s Decree No. 04/2008/ND-CP dated January 11, 2008 amending and supplementing a number of articles of Decree No. 92/2006/ND-CP;

At the request of the Minister of Science and Technology,

DECISION

Article 1.Approving “General planning for hi-tech zone development to 2020 with a vision to 2030” (hereinafter referred to as the Planning) as follows:

I. DEVELOPMENT OBJECTIVES

Establish hi-tech zones across the country, of which national hi-tech zones are the core, make a contribution toward accelerating hi-tech development serving socio-economic development in localities and regions; make a contribution toward innovating growth models and improving competitiveness of the economy; accelerate proportion of high technology in products and hasten the process of industrialization and modernization of the country;

From now to 2030, study the establishment of a number of hi-tech zones invested by central-affiliated cities and provinces on the basis of local budget and other sources aimed at furthering attraction of investment into hi-tech areas, making a contribution toward development of science and technology across the country;

II. ORIENTATION OF HI-TECH ZONE DEVELOPMENT

1. Increase intensive investment and continue to complete the construction of synchronous and modern infrastructure of national hi-tech zones including:

a) Hoa Lac hi-tech zones;

b) Ho Chi Minh City hi-tech zones;

c) Da Nang hi-tech zones;

2. Establish hi-tech zones invested by central-affiliated cities and provinces with all conditions, especially capital sources being fully prepared as follows:

a) Bio hi-tech zones of Hanoi and Ho Chi Minh City;

b) Dong Nai bio hi-tech zones, Dong Nai Provinces;

c) Ascendas-Protrade hi-tech zones, Binh Duong Province;

3. Based on socio-economic development situations, central-affiliated cities and provinces shall carry out the establishment of the project and make the submission to the Ministry of Science and Technology for scrutiny and submission to the Prime Minister for consideration and decision.

II. MAIN SOLUTIONS

1. Continue to improve mechanism and policies on hi-tech zones; intensify assignment and decentralization of authorities of central-affiliated cities and provinces in the management of hi-tech zones;

2. Capital sources for implementation of the planning:

a) Diversify capital sources for the implementation of the planning; encourage private sector involvement and attract foreign investment in the construction and development of hi-tech zones;

b) Prioritize allocation of state budget capital for the completion of synchronous technical infrastructure of national hi-tech zones;

c) For hi-tech zones invested by central-affiliated cities and provinces from local budget and other private sector sources, the manner and total investment shall be decided by provincial and municipal authorities in accordance with law provisions;

3. Support to development of hi-tech human resources:

a) Provide encouragement and support to the development of hi-tech human resources inside and outside hi-tech zones; coordinate organization of training programs for the development of human resources working in hi-tech zones;

b) Improve and promulgate mechanism and policies on attraction, employment and treatment to administrative officers who work in hi-tech zones; carry out studying and training high-quality human resources, especially satisfactory pay package to administrative officers, scientific experts who conduct applied research and train high-quality human resources;

c) Intensify attracting qualified organizations, individuals and experts from developed countries to take part in investment and cooperation with hi-tech zones for training hi-tech workers, especially attracting and employing young talented scientists working in hi-tech zones;

d) Build plans and contents of programs for training and improving capacity of administrative officers of hi-tech zone authority with great importance attached to administrative officers in the areas of science and technology;

4. Check policies on hi-tech supporting industrial development to make supplements to policies on investment projects for supporting industrial products along with hi-tech product manufacturing projects;

5. Intensify connectivity in the development of hi-tech zones aimed at increasing competitive advantages of hi-tech zones; Build and orientate the areas of technology and prioritize attracting investment to hi-tech zones based on local scientific and technological potentialities;

6. Build and develop connectivity between hi-tech zones and research facilities, universities and enterprises in prioritized areas;

7. Strengthen intensive communication about policies on incentives and investment support in hi-tech zones, make a contribution toward attracting investment to hi-tech zones, especially from multinational corporations;

Build plans for promoting investment to hi-tech zones and take part in National investment promotion program;

Article 2.Implementation

1. The Ministry of Science and Technology

a) Preside over monitoring, speeding up and implementing the Planning;

b) Carry out appraisal and submission to the Prime Minister for decisions on the establishment and expansion of hi-tech zones, or adjustments and supplements to the Planning in case of need;

c) Build a hi-tech zone information system across the country; carry out assessment of performance of hi-tech zones;

2. The Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry of Science and Technology and relevant agencies shall provide guidance on application for investment support; allocate state budget capital as support for the implementation of the Planning as prescribed in the Law on State Budget;

3. People’s committees of central-affiliated cities and provinces:

a) Reserve land for construction of technical infrastructure of hi-tech zones;

b) Perform administrative procedures concerning establishment of hi-tech zones in localities;

c) Build and organize the implementation of the planning for hi-tech zone development in localities; make annual reports to the Ministry of Science and Technology;

4. Relevant ministries, sectors and People’s committees of central-affiliated cities and provinces shall establish the planning for development of technical and social infrastructure outside hi-tech zones synchronized with the construction of hi-tech zones;

Article 3.This Decision takes effect on the signing date.

Article 4.Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of governmental agencies, presidents of People’s committees of central-affiliated cities and heads of relevant agencies shall be responsible for executing this Decision./.

For the Prime Minister

The Deputy Minister

Vu Duc Dam



 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 792/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 1300/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt Danh mục nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ đặt hàng thuộc Dự án “Thúc đẩy hoạt động năng suất và chất lượng” thuộc Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” để xét giao trực tiếp bổ sung thực hiện trong kế hoạch năm 2015

Khoa học-Công nghệ, Doanh nghiệp

văn bản mới nhất