Quyết định 54/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế Quản lý và điều hành các Chương trình Kỹ thuật - Kinh tế: Công nghệ thông tin, Công nghệ sinh học, Công nghệ vật liệu và Công nghệ tự động hoá

thuộc tính Quyết định 54/1998/QĐ-TTg

Quyết định 54/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế Quản lý và điều hành các Chương trình Kỹ thuật - Kinh tế: Công nghệ thông tin, Công nghệ sinh học, Công nghệ vật liệu và Công nghệ tự động hoá
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:54/1998/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Phạm Gia Khiêm
Ngày ban hành:03/03/1998
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 54/1998/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 54/1998/QĐ-TTG NGÀY 03 THÁNG 3 NĂM 1998 BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH CÁC CHƯƠNG TRÌNH KỸ THUẬT - KINH TẾ: CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN, CÔNG NGHỆ SINH HỌC, CÔNG NGHỆ
VẬT LIỆU VÀ CÔNG NGHỆ TỰ ĐỘNG HOÁ

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ các Nghị quyết của Chính phủ: số 49/CP ngày 04 tháng 8 năm 1993 về phát triển Công nghệ Thông tin, số 18/CP ngày 11 tháng 3 năm 1994 về phát triển Công nghệ Sinh học, số 88/CP ngày 31 tháng 12 năm 1996 về phát triển khoa học và Công nghệ Vật liệu, số 27/CP ngày 28 tháng 3 năm 1997 về ứng dụng và phát triển Công nghệ Tự động hoá phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;

Căn cứ Quyết định số 531/TTg ngày 08 tháng 8 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về Quản lý các Chương trình quốc gia;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1.- Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Quản lý và Điều hành các Chương trình Kỹ thuật - Kinh tế về phát triển và ứng dụng Công nghệ Thông tin, Công nghệ Sinh học, Công nghệ Vật liệu và Công nghệ Tự động hoá phục vụ thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

 

Điều 2.- Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký,

 

Điều 3.- Các Bộ trưởng Bộ chủ trì Chương trình kiêm Chủ nhiệm Chương trình Kỹ thuật - Kinh tế, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

 

 

 

 

CHÍNH PHỦ

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

QUY CHẾ

QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH CÁC CHƯƠNG TRÌNH KỸ THUẬT - KINH TẾ: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, CÔNG NGHỆ SINH HỌC, CÔNG NGHỆ
VẬT LIỆU VÀ CÔNG NGHỆ TỰ ĐỘNG HOÁ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 54/1998/QĐ-TTg ngày 03 tháng 3 năm 1998
của Thủ tướng Chính phủ)

 

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1.- Chương trình Kỹ thuật - Kinh tế (sau đây gọi tắt là Chương trình) là một hệ thống đồng bộ các hoạt động khoa học - công nghệ - sản xuất, các chính sách và biện pháp đầu tư, trong đó lấy công nghệ làm động lực phát triển nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế xác định.

Chương trình phải tạo ra được năng lực công nghệ đủ mạnh để đảm bảo tính cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực hoặc công nghệ và làm nòng cốt cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Quy chế này áp dụng cho các Chương trình Kỹ thuật - Kinh tế về Công nghệ Thông tin, Công nghệ Sinh học, Công nghệ Vật liệu và Công nghệ Tự động hoá.

 

Điều 2.- Chương trình bao gồm các dự án Kỹ thuật - Kinh tế nhằm đạt được các mục tiêu của từng giai đoạn và mục tiêu tổng thể của Chương trình. Đối tượng quản lý là mục tiêu Chương trình, kế hoạch đầu tư được thực hiện theo dự án.

Dự án của Chương trình là tập hợp các hoạt động để tiến hành một công việc nhất định nhằm đạt được một hay nhiều mục tiêu cụ thể đã định rõ trong Chương trình với một khoản ngân sách và một thời gian thực hiện xác định.

Nội dung tổng quát của Chương trình bao gồm các hoạt động khoa học, công nghệ của các dự án Kỹ thuật - Kinh tế, xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ, xây dựng chính sách, các luận chứng tiền khả thi cho các dự án sản xuất các sản phẩm chủ lực nhằm thực hiện các mục tiêu Chương trình.

Đầu tư sản xuất các sản phẩm chủ lực theo định hướng của Chương trình thuộc trách nhiệm của các Doanh nghiệp. Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua các chính sách ưu đãi và có thể hỗ trợ một phần vốn từ ngân sách. Vốn hỗ trợ từ ngân sách được xác định và bổ sung trong nguồn vốn áp dụng kỹ thuật tiến bộ hoặc công nghệ mới vào sản xuất. Doanh nghiệp được trợ giúp về Khoa học - Công nghệ (tư vấn công nghệ, chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ, thiết lập các cơ quan Khoa học - Công nghệ...).

 

Điều 3.- Ban chủ nhiệm Chương trình được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm về việc xây dựng, chỉ đạo thực hiện, quản lý và hiệu quả hoạt động của Chương trình. Chương trình tồn tại trong suốt thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và được xây dựng theo nguyên tắc mở, có thể điều chỉnh hoặc bổ sung nội dung, nếu các điều kiện cân đối hoặc mục tiêu của Chương trình thay đổi. Chương trình được chia thành các giai đoạn và bố trí vào kế hoạch 5 năm và hàng năm của Nhà nước.

 

II. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH

 

Điều 4.- Căn cứ Chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội và Chiến lược phát triển Khoa học - Công nghệ đến năm 2020, các Ban chủ nhiệm Chương trình tổ chức xây dựng kế hoạch tổng thể đến năm 2020, nhằm thực hiện mục tiêu chung là công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và chia thành các mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn 5 năm để thực hiện. Trước mắt xác định mục tiêu của Chương trình cần phải đạt trong giai đoạn 1998-2005.

 

Điều 5.- Các bước xác định nội dung của Chương trình bao gồm:

- Đánh giá thực trạng tình hình của lĩnh vực mà Chương trình cần giải quyết;

- Xây dựng mục tiêu dài hạn và ngắn hạn của Chương trình, các chỉ tiêu cơ bản phải đạt được trong một khoảng thời gian cụ thể;

- Lựa chọn các sản phẩm chủ lực và các công nghệ để sản xuất các sản phẩm đã được lựa chọn;

- Phát triển các nguồn lực khoa học - công nghệ gắn với định hướng phát triển các sản phẩm chủ lực;

- Nghiên cứu xây dựng các dự án tiền khả thi sản xuất các sản phẩm chủ lực;

- Xác định tổng mức vốn và phương thức huy động các nguồn vốn của Chương trình, trong đó chia ra mức vốn theo từng năm;

- Xây dựng các chính sách và biện pháp bảo đảm thực hiện Chương trình, tổ chức triển khai sản xuất các sản phẩm chủ lực;

- Xây dựng kế hoạch, tiến độ và phân công tổ chức thực hiện Chương trình;

- Lồng ghép các nhiệm vụ của 4 Chương trình trên cùng địa bàn;

- Thực hiện hợp tác quốc tế.

 

Điều 6.- Căn cứ vào mục tiêu, nội dung của Chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các Bộ, Tổng công ty nhà nước, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và phê duyệt các dự án Kỹ thuật - Kinh tế theo quy định hiện hành làm cơ sở xem xét, bố trí kế hoạch. Kế hoạch đầu tư các dự án phải được tổng hợp chung trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Bộ, Tổng công ty nhà nước, tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương.

 

Điều 7.- Trong quá trình xây dựng kế hoạch hàng năm và 5 năm, nếu các điều kiện cân đối hoặc mục tiêu Chương trình có thay đổi, Ban chủ nhiệm Chương trình trình Thủ tướng Chính phủ các nội dung sau:

- Đánh giá phần nội dung Chương trình đã thực hiện;

- Sự cần thiết và lý do điều chỉnh;

- Nội dung điều chỉnh;

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Tài chính tổ chức thẩm định nội dung điều chỉnh trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

 

III. CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH CHƯƠNG TRÌNH

 

Điều 8.- Bộ trưởng Bộ chủ trì Chương trình kiêm Chủ nhiệm Chương trình chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng, chỉ đạo thực hiện, quản lý và hiệu quả hoạt động của Chương trình được giao phụ trách.

 

Điều 9.- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham gia Chương trình chịu trách nhiệm về việc xây dựng, tổ chức thực hiện, quản lý và hiệu quả của các dự án được giao và định kỳ báo cáo Chủ nhiệm Chương trình về tình hình thực hiện các dự án này.

 

Điều 10.- Nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Văn phòng Ban chủ nhiệm Chương trình:

1. Chủ nhiệm Chương trình chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về mọi hoạt động của Chương trình.

Phó chủ nhiệm thường trực giúp Chủ nhiệm Chương trình trong việc xây dựng kế hoạch, chỉ đạo điều hành công tác chung của Chương trình và thay mặt Chủ nhiệm Chương trình giải quyết các công việc thường xuyên của Chương trình.

Các Uỷ viên Ban chủ nhiệm Chương trình có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ được Chủ nhiệm Chương trình phân công.

2. Mỗi Ban chủ nhiệm Chương trình có Văn phòng giúp việc đặt tại Bộ chủ trì Chương trình, được sử dụng con dấu và tài khoản của Bộ chủ trì Chương trình. Chức năng cụ thể của Văn phòng do Bộ trưởng Bộ chủ trì Chương trình kiêm Chủ nhiệm Chương trình Kỹ thuật - Kinh tế quy định.

3. Ban chủ nhiệm Chương trình có các nhiệm vụ và quyền hạn:

- Xây dựng kế hoạch tổng thể, kế hoạch 5 năm và hàng năm để thực hiện Chương trình, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện các kế hoạch đó, bao gồm việc thẩm định, duyệt và phân bổ kinh phí cho các dự án của các Bộ, ngành, địa phương tham gia thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình.

- Theo dõi, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các dự án của các Bộ, ngành, địa phương; xử lý theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ xử lý các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện Chương trình.

- Phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng các chính sách, chế độ, biện pháp để triển khai Chương trình, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành. Ban hành các văn bản hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định của Chính phủ.

- Theo dõi, kiểm tra tình hình hoạt động của các Doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm theo định hướng của Chương trình; tư vấn cho các Cơ quan chức năng của Nhà nước về việc thực hiện các chế độ ưu đãi đối với các Doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm chủ lực; trợ giúp các Doanh nghiệp về Khoa học - Công nghệ;

- Báo cáo định kỳ theo quy định tình hình thực hiện Chương trình và phối hợp với các cơ quan có liên quan đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện Chương trình.

 

IV. CƠ CHẾ QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH

 

Điều 11.- Nhiệm vụ của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường:

- Là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ trong việc theo dõi, tổng hợp tình hình xây dựng và triển khai thực hiện 4 Chương trình; có trách nhiệm phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trong việc quản lý, kiểm tra và đánh giá tình hình thực hiện các Chương trình; báo cáo Thủ tướng Chính phủ hàng quý và năm; phát hiện các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Chương trình và đề xuất với Thủ tướng Chính phủ các biện pháp xử lý kịp thời.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về phương pháp luận xây dựng Chương trình, lồng ghép các nội dung của Chiến lược, phát triển Khoa học - Công nghệ, các hoạt động Khoa học - Công nghệ vào Chương trình, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách, biện pháp và cơ chế quản lý chung cho cả 4 Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các Bộ, ngành, địa phương có liên quan tổ chức đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện Chương trình theo từng giai đoạn kế hoạch 5 năm.

 

Điều 12.- Nhiệm vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Tài chính cùng các Bộ, ngành, địa phương có liên quan tổ chức thẩm định Kế hoạch tổng thể và phân kỳ cho từng kế hoạch 5 năm của các Chương trình, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét để trình Quốc hội thông qua.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Tài chính tổng hợp các nhiệm vụ, mục tiêu của các Chương trình và đề xuất cân đối các nguồn lực để đảm bảo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình trong kỳ kế hoạch.

 

Điều 13.- Nhiệm vụ của Bộ Tài chính:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường cân đối mức ngân sách nhà nước dành cho các Chương trình trong tổng dự toán ngân sách nhà nước để Chính phủ xem xét, trình Quốc hội thông qua.

- Cấp phát kinh phí cho từng Chương trình, dự án đã được xét duyệt theo kế hoạch; hướng dẫn, kiểm tra các Bộ chủ trì Chương trình thực hiện các quy định tài chính - kế toán hiện hành. Tổng hợp tình hình cấp phát kinh phí hàng năm cho từng Chương trình và duyệt quyết toán kinh phí Chương trình và các dự án đã kết thúc, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

 

Điều 14.- Nhiệm vụ của Bộ chủ trì Chương trình:

- Hàng năm, theo hướng dẫn xây dựng kế hoạch của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ chủ trì Chương trình đánh giá tình hình thực hiện năm, báo cáo tổng hợp, đề xuất các nhu cầu về mục tiêu, nhiệm vụ, nguồn lực cho năm kế hoạch của Chương trình bao gồm vốn ngân sách (vốn xây dựng cơ bản, vốn sự nghiệp, vốn vay và viện trợ nước ngoài của Chính phủ), vốn tín dụng trong nước, ngoài nước và vốn tự có của các đơn vị tham gia thực hiện Chương trình... gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

- Sau khi được Bộ Tài chính thông báo tổng mức kinh phí của Chương trình, Bộ chủ trì Chương trình chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phân bổ dự toán chi Chương trình theo mục tiêu, nhiệm vụ được giao cho các Bộ, ngành, địa phương và gửi: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổng hợp vào kế hoạch của từng Bộ, ngành, địa phương trình Thủ tướng Chính phủ giao chỉ tiêu kế hoạch.

- Bộ chủ trì Chương trình có trách nhiệm quản lý, điều hành và sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí đầu tư cho Chương trình và báo cáo tình hình sử dụng kinh phí hàng quý, hàng năm cho các cơ quan tài chính đồng cấp để theo dõi, cấp phát và kiểm tra.

- Phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương có liên quan trong việc đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện Chương trình hàng năm và làm báo cáo tổng kết hoàn thành Chương trình trình Thủ tướng Chính phủ.

 

Điều 15.- Nguồn, cơ chế cấp phát và quản lý kinh phí của Chương trình được thực hiện như sau:

Hạn mức ngân sách nhà nước dành cho các Chương trình được cân đối từ nguồn ngân sách Trung ương. Đối với các dự án do các Bộ, ngành trực tiếp quản lý, Bộ Tài chính cấp vốn trực tiếp cho các Bộ, ngành để thực hiện. Các dự án do địa phương quản lý được cấp qua Sở Tài chính - Vật giá. Đối với các dự án sử dụng vốn xây dựng cơ bản, vốn vay tín dụng trong nước, ngoài nước, vốn viện trợ (hoàn lại và không hoàn lại) phải thực hiện theo các quy định hiện hành về quản lý các nguồn vốn này.

Việc quản lý chi tiêu và thanh quyết toán kinh phí của Chương trình được thực hiện theo Quyết định 531/TTg ngày 08 tháng 8 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý các Chương trình quốc gia và văn bản hướng dẫn thi hành Quyết định này.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-----
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
No. 54/1998/QD-TTg
Hanoi, March 3, 1998
 
DECISION
ISSUING THE REGULATION ON MANAGEMENT AND EXECUTION OF TECHNO-ECONOMIC PROGRAMS FOR INFORMATION TECHNOLOGY, BIOLOGICAL TECHNOLOGY, MATERIALS TECHNOLOGY AND AUTOMATION TECHNOLOGY
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Government's Resolution No.49-CP of August 4, 1993 on the development of the Information Technology, Resolution No.18-CP of March 11, 1994 on the development of the Biological Technology, Resolution No.88-CP of December 31, 1996 on the development of the Materials Science and Technology and Resolution No.27-CP of March 28, 1997 on the application and development of the Automation Technology in service of the national industrialization and modernization;
Pursuant to Decision No.531-TTg of August 8, 1996 of the Prime Minister on the management of national programs;
At the proposal of the Minister of Science, Technology and Environment,
DECIDES:
Article 1.- To issue together with this Decision the Regulation on Management and Execution of Techno-Economic Programs for development and application of Information Technology, Biological Technology, Materials Technology and Automation Technology in service of the national industrialization and modernization.
Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its signing.
Article 3.- The ministers of ministries in charge of techno-economic programs, who are at the same time managers of such programs, the other ministers, the heads of the ministerial-level agencies , the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to implement this Decision.
 

 
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Pham Gia Khiem
 
THE REGULATION
ON MANAGEMENT AND EXECUTION OF TECHNO-ECONOMIC PROGRAMS FOR INFORMATION TECHNOLOGY, BIOLOGICAL TECHNOLOGY, MATERIALS TECHNOLOGY AND AUTOMATION TECHNOLOGY
(Issued together with Decision No.54/1998/QD-TTg of March 3, 1998 of the Prime Minister)
I. GENERAL PROVISIONS
Article 1.- Techno-economic programs (hereafter referred to as the programs) constitute a comprehensive system of scientific-technological-production activities, investment policies and measure, with technology being the motive force for development so as to achieve the set economic targets.
The programs must create technological capabilities strong enough to ensure the competitiveness of the main products or technologies and play the key role in the national industrialization and modernization.
This Regulation shall apply to the Techno-Economic Programs for Information Technology, Biological Technology, Materials Technology and Automation Technology.
Article 2.- A program shall consist of various techno-economic projects aimed to achieve objectives set for each period and the overall objectives of the program. Subject to the management shall be the program's objectives and investment plans to be implemented through projects.
A project of the program is an assortment of activities to perform a particular task in order to achieve one or several specific objectives clearly set forth in the program with a given fund and within a prescribed duration.
The general content of the program shall include the scientific and technological activities of the techno-economic projects, the building of scientific and technological capabilities, the formulation of policies and pre-feasibility studies of projects on the manufacture of the main products, in order to achieve objectives of the program.
The responsibility for investment in the manufacture of main products according to the program's orientation shall rest with enterprises. The State shall support enterprises through its preferential treatment policies and may partly provide capital supports from its budget. The capital supports from the State budget shall be determined and added to the fund for application of technical advances and new technologies to production. The enterprises shall also be provided with scientific-technological supports (technological consultancy, technology transfer, personnel training, establishment of scientific-technological institutions...).
Article 3.- The management boards of the programs shall be established by decisions of the Prime Minister and responsible for formulation, direction of implementation, management and efficient operation of such programs. The programs shall exist throughout the period of national industrialization and modernization and be formulated on the principle of openness, and can be readjusted and supplemented in cases where the conditions for funding or objectives of the programs change. The programs shall be divided into phases and incorporated into five-year and annual plans of the State.
II. FORMULATION OF THE PROGRAM
Article 4.- On the basis of the Socio-Economic Development Strategy and the Scientific-Technological Development Strategy till the Year 2020, the management boards of the programs shall organize the formulation of overall plans till the year 2020, aimed to achieve the common objective of national industrialization and modernization and dispersed into specific objectives to be achieved in each five-year period. In the immediate future, the programs' objectives to be achieved in the 1998-2005 period must be set.
Article 5.- Steps of determining the contents of the programs include:
- Evaluating the actual situation of the fields to be addressed by the programs;
- Setting long-term and short-term objectives of the programs, and the basic norms that must be achieved within a given period of time;
- Selecting main products and technologies for the manufacture of the selected products;
- Developing scientific-technological resources in association with the orientation of developing the main products;
- Studying and drawing up pre-feasibility projects for the manufacture of the main products;
- Determining the total capital and mode of mobilizing capital from various sources for the programs, which shall be divided into annual capitals;
- Devising policies and measures to ensure the implementation of the programs and organizing the manufacture of the main products;
- Elaborating plans and timetable for implementing the programs and assigning the tasks thereof;
- Integrating the tasks of the four programs to be implemented in the same locality;
- Developing international co-operation.
Article 6.- Basing themselves on the objectives and contents of the programs already approved by the Prime Minister, the ministries, the State corporations, the provinces and cities directly under the Central Government shall draw up and approve techno-economic projects in accordance with the current regulations, which shall serve as basis for consideration and arrangement of plans. The investment plans of projects must be incorporated into socio-economic development plans of such ministries, State corporations, provinces and cities directly under the Central Government.
Article 7.- In the course of elaboration of annual and five-year plans, if the conditions for funding or the objectives of the programs change, the management board of each program shall submit to the Prime Minister the following contents:
- The evaluation of the program parts which have already been implemented;
- The necessity of and reasons for the adjustment;
- The contents of adjustment.
The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Science, Technology and Environment and the Ministry of Finance in organizing the evaluation of the to-be adjusted contents before submitting them to the Prime Minister for consideration and decision.
III. THE MECHANISM FOR EXECUTION OF THE PROGRAMS
Article 8.- The minister of the ministry in charge of a program who is at the same time manager of such program shall be responsible to the Prime Minister for the formulation, direction of implementation, management and efficient operation of the program.
Article 9.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government taking part in the programs shall be responsible for the formulation, organization of implementation, management and efficiency of the projects assigned to them and periodically report to the managers of the programs on the implementation thereof.
Article 10.- The tasks, powers and organizational structure of the office of the management board of a program:
1. The manager of the program shall be responsible to the Prime Minister for all activities of the program.
The standing deputy-manager shall assist the manager in drawing up plans, directing and running the program and representing the manager to handle regular activities of the program.
The members of the management board of the program shall have to perform tasks assigned by the management board.
2. Each management board shall have its assisting office which shall be located at the ministry in charge of the program, entitled to use the seal and bank account of such ministry. The specific functions of the office shall be defined by the minister of the ministry in charge of the techno-economic program, who is at the same time the manager of such program.
3. The management boards of the programs shall have the following tasks and powers:
- To draw up the overall plans, five-year and annual plans for the implementation of the programs, then submit them to the Prime Minister for approval and organize the implementation of such plans, including the evaluation, approval and allocation of funds for projects of ministries, branches and localities taking part in the performance of tasks of the programs.
- To oversee, guide and inspect the implementation of projects of ministries, branches and localities; to handle according to their jurisdiction or propose the Prime Minister to handle matters arising in the course of implementation of the programs.
- To coordinate with the concerned agencies in devising policies, regimes and measures for the implementation of the programs, then submit them to the Prime Minister for promulgation. To issue documents guiding the implementation of the Government's regulations and inspect such implementation.
- To oversee and inspect the operations of the enterprises manufacturing products according to the programs' orientation; to provide consultancy to the State functional bodies on the application of preferential regimes to the enterprises manufacturing the main products; to provide scientific-technological assistance for enterprises;
- To periodically report on the implementation of the programs and coordinate with the concerned agencies in evaluating and accepting the results of the programs' implementation.
IV. THE MECHANISM FOR MANAGEMENT OF THE PROGRAMS
Article 11.- The Ministry of Science, Technology and Environment shall have the tasks:
- To act as a coordinator to assist the Government in monitoring and summing up the situation of formulating and implementing the four programs; to coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance in managing, inspecting and evaluating the implementation of the programs; to make quarterly and yearly reports to the Prime Minister; to detect difficulties and problems arising in the course of implementation of the programs and propose to the Prime Minister measures for timely handling.
- To assume prime responsibility and coordinate with the Ministry of Planning and Investment in methodologically guiding the formulation of programs, the incorporation of contents of the Scientific-Technological Development Strategy and scientific and technological activities into the programs, and to propose to the Prime Minister for promulgation the policies, measures and management mechanism to be collectively applied to all four programs.
- To assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and the concerned ministries, branches and localities in evaluating and accepting the results of implementation of the programs for each five-year period.
Article 12.- The Ministry of Planning and Investment shall have the tasks:
- To assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Science, Technology and Environment, the Ministry of Finance and the concerned ministries, branches and localities in organizing the evaluation of the overall plans and five-year plans of the programs, then submit them to the Prime Minister for consideration before they are adopted by the National Assembly.
- To assume prime responsibility and coordinate with the Ministry of Science, Technology and Environment and the Ministry of Finance in summing up the objectives and tasks of the programs and proposing the allocation of resources to ensure the fulfillment of the objectives and tasks of the programs within each planning period.
Article 13.- The Ministry of Finance shall have the tasks:
- To assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Science, Technology and Environment in planning the State budget allocations to the programs within the total State budget estimates, then submit them to the Government for consideration before they are submitted to the National Assembly for adoption.
- To allocate fund to each approved program and project according to plan; to guide and inspect the ministries in charge of the programs in the observance of the current financial and accounting regulations. To make a sum-up report on the annual fund allocation for each program and ratify the final settlement of expenditures for the program and the completed projects, submitting it to the Prime Minister and at the same time to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Science, Technology and Environment.
Article 14.- The ministries in charge of programs shall have the tasks:
- Each year, under the plan elaboration guidance of the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance, the ministries in charge of the programs shall evaluate the performance in the year, sum-up reports and propose the requirements related to objectives, tasks and resources for the plan year of the programs, including the capital from the State budget (capital for capital construction, non-business capital, borrowed capital and aid from foreign governments), domestic and foreign credit capital, and self-acquired capital of the units taking part in the implementation of the programs,...then send them to the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and the Ministry of Science, Technology and Environment.
- After being informed by the Ministry of Finance of the total fund for the programs, the ministries in charge of the programs shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Science, Technology and Environment in allocating the expenditure estimates for the programs according to the objectives and tasks assigned to the ministries, branches and localities; and send them to the Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Science, Technology and Environment for incorporation into the plan of each ministry, branch or locality for submission to the Prime Minister before plan quotas are assigned.
- The ministries in charge of programs shall have to manage, execute and efficiently use the funds for the programs and make quarterly and yearly reports on the use of such funds to the financial agencies of the same level for monitoring, allocating and inspecting purposes.
- To coordinate with the concerned ministries, branches and localities in evaluating and accepting the results of the annual implementation of the programs and make sum-up reports on the completion of the programs, then submit them to the Prime Minister.
Article 15.- The sources of the programs' funds and the mechanism for allocation and management thereof shall be effected as follows:
The State budget allocations for the programs shall be channeled from the central budget. For projects directly managed by ministries and branches, the Ministry of Finance shall directly allocate funds to such ministries and branches for implementation thereof. Funds for projects managed by localities shall be allocated through the provincial/municipal Finance and Pricing Departments. Projects using capital construction fund, domestic or foreign credit capital, aid capital (both refundable and non-refundable) shall be carried out in accordance with the current regulations on the management of such capital sources.
The management of expenditure; and the final settlement of funds for the programs shall comply with Decision No.531-TTg of August 8, 1996 of the Prime Minister on the management of national programs and documents guiding the implementation of this Decision.
 

 
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT  
DEPUTY PRIME MINISTER




Pham Gia Khiem
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 54/1998/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất