Quyết định 33/2006/QĐ-BBCVT của Bộ Bưu chính, Viễn thông về việc ban hành Quy định về quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông

thuộc tính Quyết định 33/2006/QĐ-BBCVT

Quyết định 33/2006/QĐ-BBCVT của Bộ Bưu chính, Viễn thông về việc ban hành Quy định về quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông
Cơ quan ban hành: Bộ Bưu chính Viễn thông
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:33/2006/QĐ-BBCVT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Đỗ Trung Tá
Ngày ban hành:06/09/2006
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 33/2006/QĐ-BBCVT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG SỐ 33/2006/QĐ-BBCVT
NGÀY 06 THÁNG 9 NĂM 2006 BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG

BỘ TRƯỞNG BỘ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG

 

Căn cứ Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông ngày 25 tháng 5 năm 2002;

Căn cứ Nghị định số 90/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Bưu chính, Viễn thông;

Căn cứ Nghị định số 157/2004/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông về bưu chính;

Căn cứ Nghị định số 160/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông về viễn thông;

Căn cứ Nghị định số 179/2004/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ quy định quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá;

Căn cứ Quyết định số 190/2004/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý dịch vụ chuyển phát;

Xét Tờ trình số 28/QLCL-CLDV ngày 24 tháng 8 năm 2006 của Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định về quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông".

 

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau mười lăm (15) ngày kể từ ngày đăng Công báo.

Quyết định này thay thế cho Quyết định số 176/2003/QĐ-BBCVT ngày 10 tháng 11 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông.

 

Điều 3. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Bưu chính, Viễn thông, Giám đốc các Sở Bưu chính, Viễn thông, các tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp, sử dụng dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát, dịch vụ chuyển phát nhanh, dịch vụ viễn thông chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

BỘ TRƯỞNG

(Đã ký)

Đỗ Trung Tá


QUY ĐỊNH

Về quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông

(Ban hành kèm theo Quyết định số 33 /2006/QĐ-BBCVT

ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông)

 

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:

1. Văn bản này quy định việc quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát, dịch vụ chuyển phát nhanh và dịch vụ viễn thông (sau đây gọi chung là dịch vụ bưu chính, viễn thông).

2. Văn bản này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp, sử dụng dịch vụ bưu chính, viễn thông tại Việt Nam.

 

Điều 2. Nội dung quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông bao gồm:

1. Công bố chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông.

2. Báo cáo chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông.

3. Kiểm tra chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông.

4. Giám sát chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông.

5. Công khai thông tin về chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông.

6. Thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông.

 

Điều 3. Chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông được quản lý trên cơ sở:

1. Các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Bưu chính, Viễn thông và của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

2. Các tiêu chuẩn do Bộ Bưu chính, Viễn thông ban hành hoặc công bố bắt buộc áp dụng.

3. Các tiêu chuẩn do doanh nghiệp tự nguyện áp dụng để công bố chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông.

 

Điều 4. Theo từng thời kỳ, Bộ Bưu chính, Viễn thông ban hành "Danh mục dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng" phù hợp với chính sách, yêu cầu quản lý và thực tế phát triển của dịch vụ viễn thông.

 

Điều 5. Cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông:

1. Cục Quản lý chất lượng Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin trực thuộc Bộ Bưu chính, Viễn thông là cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông trên phạm vi cả nước.

2. Các Sở Bưu chính, Viễn thông quản lý nhà nước về chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông trên địa bàn quản lý của mình theo chức năng, nhiệm vụ và nội dung được phân công.

 

Điều 6. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông có trách nhiệm:

1. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông tại văn bản này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

2. Đảm bảo và duy trì chất lượng dịch vụ như mức đã công bố. Thường xuyên tự kiểm tra, giám sát chất lượng dịch vụ do mình cung cấp. Khi có sự cố hoặc khi phát hiện mức chất lượng dịch vụ không phù hợp với mức đã công bố phải thực hiện ngay các biện pháp khắc phục để đảm bảo chất lượng dịch vụ.

3. Phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp có liên quan trong việc duy trì chất lượng dịch vụ liên mạng.

4. Chịu trách nhiệm về chất lượng dịch vụ do các đại lý của mình cung cấp theo các quy định của pháp luật.

 

Điều 7. Các đại lý dịch vụ bưu chính, đại lý dịch vụ chuyển phát, đại lý dịch vụ chuyển phát nhanh, đại lý dịch vụ viễn thông (sau đây gọi chung là đại lý) có trách nhiệm:

1. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông tại văn bản này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

2. Các đại lý dịch vụ bưu chính, đại lý dịch vụ chuyển phát, đại lý dịch vụ chuyển phát nhanh phải đảm bảo chất lượng dịch vụ đã thoả thuận trong hợp đồng đại lý.

3. Các đại lý dịch vụ viễn thông là đại lý hoa hồng có trách nhiệm đảm bảo chất lượng dịch vụ theo mức chất lượng dịch vụ mà doanh nghiệp được cấp phép (quy định tại điều 8 của văn bản này) đã công bố.

4. Các đại lý dịch vụ viễn thông là đại lý bán lại chịu trách nhiệm về chất lượng dịch vụ do mình cung cấp.

 

Chương II
CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG

 

Điều 8. Doanh nghiệp bưu chính; doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh; doanh nghiệp viễn thông được Bộ Bưu chính, Viễn thông cấp giấy phép cung cấp dịch vụ; doanh nghiệp viễn thông được Bộ Bưu chính, Viễn thông cấp giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ (sau đây gọi chung là doanh nghiệp được cấp phép) có trách nhiệm:

1. Công bố chất lượng theo tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng đối với các dịch vụ viễn thông thuộc "Danh mục dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng", dịch vụ bưu chính công ích. Mức chất lượng công bố không được trái với mức quy định của tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng.

2. Tự công bố chất lượng theo tiêu chuẩn tự nguyện áp dụng đối với các dịch vụ bưu chính, viễn thông khác với các dịch vụ bưu chính, viễn thông quy định tại khoản 1 điều này.

 

Điều 9. Thủ tục công bố chất lượng đối với các dịch vụ bưu chính, viễn thông quy định tại khoản 1 điều 8 của văn bản này như sau:

1. Doanh nghiệp được cấp phép gửi hồ sơ công bố chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông đến Cục Quản lý chất lượng Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin. Hồ sơ bao gồm: bản sao giấy phép cung cấp dịch vụ; công văn về việc công bố chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông (theo mẫu tại phụ lục I của quy định này); "Bản công bố chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông" (theo mẫu tại phụ lục II của quy định này); "Danh mục các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông" (theo mẫu tại phụ lục III của quy định này).

2. Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ khi hồ sơ hợp lệ được chấp thuận, doanh nghiệp được cấp phép sẽ được cấp "Bản tiếp nhận công bố chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông" (theo mẫu tại phụ lục IV của quy định này).

3. Sau khi được cấp "Bản tiếp nhận công bố chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông", doanh nghiệp được cấp phép có trách nhiệm:

a) Công bố "Bản công bố chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông" và "Danh mục các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông" trên trang tin điện tử (website) của doanh nghiệp được cấp phép;

b) Niêm yết "Bản công bố chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông" và "Danh mục các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông" tại nơi dễ dàng đọc được ở tất cả các điểm giao dịch.

 

Điều 10. Đối với các dịch vụ bưu chính, viễn thông quy định tại khoản 2 điều 8: doanh nghiệp được cấp phép phải tự công bố chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông theo tiêu chuẩn tự nguyện áp dụng trên trang tin điện tử (website) của doanh nghiệp. Khuyến khích doanh nghiệp được cấp phép tự công bố chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông theo thủ tục quy định tại điều 9 của văn bản này.

 

Điều 11. Thời hạn công bố chất lượng:

1. Đối với dịch vụ viễn thông thuộc "Danh mục dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng": doanh nghiệp được cấp phép phải hoàn thành thủ tục công bố chất lượng quy định tại điều 9 của văn bản này trong thời hạn sáu mươi (60) ngày kể từ ngày "Danh mục dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng" có hiệu lực áp dụng hoặc kể từ ngày bắt đầu cung cấp dịch vụ.

2. Đối với dịch vụ bưu chính công ích: doanh nghiệp bưu chính phải hoàn thành thủ tục công bố chất lượng quy định tại điều 9 của văn bản này trong thời hạn sáu mươi (60) ngày kể từ ngày tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng do Bộ Bưu chính, Viễn thông ban hành hoặc công bố có hiệu lực áp dụng.

3. Đối với các dịch vụ bưu chính, viễn thông khác với các dịch vụ bưu chính, viễn thông quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này: doanh nghiệp được cấp phép phải hoàn thành việc công bố chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông trong thời hạn sáu mươi (60) ngày kể từ ngày văn bản này có hiệu lực áp dụng hoặc kể từ ngày bắt đầu cung cấp dịch vụ.

 

Điều 12. Doanh nghiệp được cấp phép phải thực hiện lại và hoàn thành việc công bố chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông trong thời hạn sáu mươi (60) ngày kể từ khi Bộ Bưu chính, Viễn thông thay đổi tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng hoặc doanh nghiệp thay đổi tiêu chuẩn tự nguyện áp dụng để tự công bố chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông hoặc có bất kỳ sự thay đổi nào về nội dung công bố.

Chương III
BÁO CÁO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG

 

Điều 13. Báo cáo định kỳ:

Cục Quản lý chất lượng Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin ban hành các mẫu báo cáo định kỳ chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông. Doanh nghiệp được cấp phép có trách nhiệm báo cáo chất lượng dịch vụ định kỳ đối với dịch vụ viễn thông thuộc "Danh mục dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng", dịch vụ bưu chính công ích về Cục Quản lý chất lượng Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin theo đúng các mẫu đã ban hành.

1. Đối với dịch vụ viễn thông thuộc "Danh mục dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng": trong thời hạn hai mươi (20) ngày đầu tiên hàng quý, doanh nghiệp được cấp phép có trách nhiệm báo cáo thực tế chất lượng dịch vụ viễn thông do mình cung cấp trong quý trước đó. Báo cáo phải bao gồm tất cả các số liệu về thực tế chất lượng dịch vụ viễn thông tại địa bàn từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà doanh nghiệp được cấp phép cung cấp dịch vụ.

2. Đối với dịch vụ bưu chính công ích: trước ngày 10 tháng 4 hàng năm, doanh nghiệp bưu chính có trách nhiệm báo cáo thực tế chất lượng dịch vụ bưu chính công ích do mình cung cấp trong năm trước đó.

 

Điều 14. Báo cáo đột xuất:

1. Doanh nghiệp được cấp phép có trách nhiệm báo cáo Cục Quản lý chất lượng Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin về thực tế chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông do mình cung cấp khi có yêu cầu.

2. Doanh nghiệp thuộc doanh nghiệp được cấp phép, đại lý trên địa bàn do Sở Bưu chính, Viễn thông quản lý có trách nhiệm báo cáo Sở Bưu chính, Viễn thông về thực tế chất lượng dịch vụ do mình cung cấp khi có yêu cầu.

3. Khi có sự cố làm cho việc sử dụng dịch vụ trên địa bàn một hay nhiều tỉnh, thành phố hoặc trên hướng liên tỉnh, liên mạng, quốc tế không thực hiện được trong khoảng thời gian từ hai (02) giờ trở lên thì trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày xảy ra sự cố, doanh nghiệp được cấp phép có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản về nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng và việc khắc phục sự cố gửi Cục Quản lý chất lượng Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin và Sở Bưu chính, Viễn thông quản lý địa bàn xảy ra sự cố.

 

Điều 15. Các doanh nghiệp, đại lý có trách nhiệm lưu trữ các số liệu, tài liệu sử dụng để lập báo cáo chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông ít nhất là hai (02) năm kể từ ngày báo cáo; chịu trách nhiệm về tính chính xác, kịp thời của các nội dung và tài liệu, số liệu báo cáo; giải trình và cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.

 

Chương IV

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG

Mục 1
VIỆC KIỂM TRA CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

 

Điều 16. Kiểm tra theo kế hoạch:

1. Hàng năm, Cục Quản lý chất lượng Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin ban hành kế hoạch kiểm tra chất lượng đối với dịch vụ viễn thông thuộc "Danh mục dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng", dịch vụ bưu chính công ích và phối hợp với các Sở Bưu chính, Viễn thông tiến hành kiểm tra theo kế hoạch đã ban hành.

2. Nội dung kiểm tra bao gồm: kiểm tra việc chấp hành các quy định quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông; đo kiểm, đánh giá tất cả các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng.

3. Trước khi tiến hành kiểm tra, Cục Quản lý chất lượng Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin ban hành quyết định về nội dung, lịch trình kiểm tra và gửi đến doanh nghiệp trước ngày tiến hành kiểm tra ít nhất là bảy (07) ngày làm việc.

 

Điều 17. Kiểm tra đột xuất:

1. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Bưu chính, Viễn thông hoặc Cục Quản lý chất lượng Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin quyết định việc tiến hành kiểm tra đột xuất chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông của doanh nghiệp; Sở Bưu chính, Viễn thông quyết định việc tiến hành kiểm tra đột xuất đối với các doanh nghiệp thuộc doanh nghiệp được cấp phép, các đại lý cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông trên địa bàn quản lý.

2. Nội dung kiểm tra đột xuất của Bộ Bưu chính, Viễn thông hoặc của Cục Quản lý chất lượng Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin bao gồm: kiểm tra việc thực hiện các quy định quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông; đo kiểm, đánh giá các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ mà doanh nghiệp được cấp phép công bố.

3. Nội dung kiểm tra đột xuất của Sở Bưu chính, Viễn thông bao gồm: kiểm tra việc thực hiện các quy định quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông; đánh giá các chỉ tiêu chất lượng phục vụ của dịch vụ mà doanh nghiệp được cấp phép công bố theo tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng, chỉ tiêu chất lượng dịch vụ mà doanh nghiệp được cấp phép tự công bố theo tiêu chuẩn tự nguyện áp dụng. Trong trường hợp Sở Bưu chính, Viễn thông thấy việc kiểm tra đột xuất cần phải thực hiện đo kiểm thì Sở có văn bản đề nghị Cục Quản lý chất lượng Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin quyết định việc tiến hành kiểm tra đột xuất.

 

Điều 18. Việc đo kiểm phục vụ công tác kiểm tra chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông do đơn vị đo kiểm thuộc danh sách các đơn vị đo kiểm về lĩnh vực chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông được Bộ Bưu chính, Viễn thông công bố thực hiện theo yêu cầu của Cục Quản lý chất lượng Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin.

 

Điều 19. Việc kiểm tra phải được lập thành biên bản. Nếu phát hiện có vi phạm quy định, tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông thì đoàn kiểm tra báo cáo người ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

 

Điều 20. Trách nhiệm của doanh nghiệp được kiểm tra:

1. Người đứng đầu doanh nghiệp được kiểm tra hoặc người được uỷ quyền theo quy định của pháp luật phải làm việc với đoàn kiểm tra trong suốt quá trình kiểm tra và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra.

2. Chuẩn bị đầy đủ các nội dung, tài liệu, số liệu và phương tiện cần thiết cho việc đo kiểm, kiểm tra; chịu trách nhiệm về tính chính xác của các số liệu, tài liệu; giải trình và cung cấp số liệu, tài liệu theo yêu cầu của đoàn kiểm tra.

3. Cung cấp miễn phí, miễn cước phần dịch vụ bưu chính, viễn thông phục vụ công tác đo kiểm, kiểm tra chất lượng.

4. Thực hiện ngay các biện pháp khắc phục tồn tại về chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông theo yêu cầu của đoàn kiểm tra.

5. Trả chi phí đo kiểm theo quy định của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

 

Điều 21. Đơn vị thực hiện việc đo kiểm chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông để phục vụ công tác kiểm tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đo kiểm; lưu trữ các số liệu đo kiểm ít nhất là hai (02) năm kể từ ngày lập báo cáo kết quả đo kiểm và giải trình, cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.

 

Mục 2
VIỆC KIỂM TRA CỦA DOANH NGHIỆP

 

Điều 22. Trong thời hạn sáu mươi (60) ngày kể từ ngày quy định này có hiệu lực áp dụng, doanh nghiệp được cấp phép phải ban hành quy chế tự kiểm tra việc tuân thủ các quy định của văn bản này và việc đo kiểm, đánh giá thực tế chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông theo các tiêu chuẩn đã công bố; gửi quy chế về Cục Quản lý Chất lượng Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin.

 

Điều 23. Hàng quý, doanh nghiệp được cấp phép phải tổ chức tự kiểm tra việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông; đo kiểm, đánh giá chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông theo từng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có cung cấp dịch vụ. Kết quả kiểm tra, đo kiểm, đánh giá phải được lập thành văn bản theo mẫu do Cục Quản lý Chất lượng Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin ban hành.

Doanh nghiệp được cấp phép phải lưu trữ văn bản kết quả kiểm tra, đo kiểm, đánh giá, các số liệu xây dựng kết quả kiểm tra, số liệu đo kiểm, đánh giá ít nhất là hai (02) năm kể từ ngày lập kết quả kiểm tra, đo kiểm, đánh giá và báo cáo cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.

Chương V
GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG

 

Mục 1
VIỆC GIÁM SÁT CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

 

Điều 24. Bộ Bưu chính, Viễn thông quyết định các dịch vụ bưu chính, viễn thông phải giám sát chất lượng trong "Danh mục dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng", dịch vụ bưu chính công ích theo từng thời kỳ phù hợp với chính sách, yêu cầu quản lý và thực tế phát triển của dịch vụ bưu chính, viễn thông.

 

Điều 25. Các phương thức giám sát chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông bao gồm:

1. Giám sát bằng thiết bị đo chuyên dụng: áp dụng đối với các chỉ tiêu chất lượng kỹ thuật của dịch vụ.

2. Giám sát bằng phương thức khác: áp dụng đối với các chỉ tiêu chất lượng phục vụ của dịch vụ.

 

Điều 26. Cục Quản lý chất lượng Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin tổ chức thực hiện việc giám sát theo phương thức quy định tại khoản 1 điều 25 của văn bản này trên bất kỳ địa bàn cung cấp dịch vụ nào trong phạm vi cả nước.

 

Điều 27. Các Sở Bưu chính, Viễn thông tổ chức thực hiện việc giám sát theo phương thức quy định tại khoản 2 điều 25 của văn bản này trên địa bàn do mình quản lý. Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ khi có kết quả giám sát chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông, các Sở Bưu chính, Viễn thông có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả giám sát về Cục Quản lý chất lượng Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin.

 

Điều 28. Việc giám sát các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông phải tuân thủ phương pháp xác định nêu tại tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng.

 

Điều 29. Đơn vị thực hiện việc giám sát chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả giám sát; lưu trữ các số liệu giám sát ít nhất là hai (02) năm kể từ ngày lập báo cáo kết quả giám sát và báo cáo cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.

Trường hợp phát hiện có chỉ tiêu chất lượng dịch vụ không phù hợp mức chất lượng dịch vụ mà doanh nghiệp đã công bố thì đơn vị giám sát kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

 

Điều 30. Chi phí để thực hiện việc giám sát chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông được áp dụng theo các quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

 

Mục 2
VIỆC GIÁM SÁT CỦA DOANH NGHIỆP

 

Điều 31. Trong thời hạn sáu mươi (60) ngày kể từ ngày Bộ Bưu chính, Viễn thông quyết định các dịch vụ bưu chính, viễn thông phải giám sát chất lượng, doanh nghiệp được cấp phép phải ban hành quy chế tự giám sát chất lượng đối với các dịch vụ đó và gửi quy chế về Cục Quản lý chất lượng Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin.

 

Điều 32. Các doanh nghiệp được cấp phép phải tổ chức tự giám sát thường xuyên theo từng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với các dịch vụ bưu chính, viễn thông mà Bộ Bưu chính, Viễn thông quyết định phải giám sát chất lượng.

Việc giám sát các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông phải tuân thủ phương pháp xác định nêu tại tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng.

Kết quả giám sát phải được lập thành văn bản theo mẫu do Cục Quản lý chất lượng Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin ban hành.

 

Điều 33. Trong trường hợp cần thiết, các doanh nghiệp phải giám sát đột xuất các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông theo yêu cầu của Bộ Bưu chính, Viễn thông hoặc Cục Quản lý chất lượng Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin.

 

Điều 34. Doanh nghiệp phải lưu trữ văn bản kết quả giám sát, các số liệu giám sát ít nhất là hai (02) năm kể từ ngày lập kết quả giám sát và báo cáo cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.

 

Chương VI
CÔNG KHAI THÔNG TIN
VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG

 

Điều 35. Hàng quý, Cục Quản lý chất lượng Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin thực hiện việc công khai thông tin về chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông trên trang tin điện tử (website) của Bộ Bưu chính, Viễn thông.

 

Điều 36. Các thông tin được công khai bao gồm:

1. Tình hình thực hiện công bố chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông và các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông mà doanh nghiệp được cấp phép đã công bố.

2. Tình hình chấp hành chế độ báo cáo và các chỉ tiêu chất lượng mà doanh nghiệp được cấp phép báo cáo.

3. Kết quả kiểm tra, giám sát chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông của các cơ quan quản lý nhà nước.

 

Chương VII
THANH TRA, XỬ LÝ VI PHẠM VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

 

Điều 37. Thanh tra chuyên ngành Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin thực hiện thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông theo các quy định của pháp luật.

 

Điều 38. Các doanh nghiệp, đại lý được thanh tra có trách nhiệm cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các hồ sơ, tài liệu, thông tin liên quan đến nội dung thanh tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của hồ sơ, tài liệu, thông tin đã cung cấp.

 

Điều 39. Mọi khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp, sử dụng dịch vụ bưu chính, viễn thông tại Việt Nam liên quan đến quản lý nhà nước về chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

 

Chương VIII
TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Điều 40. Cục Quản lý chất lượng Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin:

1. Chủ trì, hướng dẫn các Sở Bưu chính, Viễn thông, các doanh nghiệp thực hiện văn bản này.

2. Tổng hợp, báo cáo Bộ Bưu chính, Viễn thông tình hình công tác quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông.

3. Nghiên cứu, đề xuất với Bộ Bưu chính, Viễn thông những vấn đề liên quan đến công tác quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông.

 

Điều 41. Các Sở Bưu chính, Viễn thông:

1. Thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông trên địa bàn quản lý theo chức năng, nhiệm vụ và các nội dung được phân công.

2. Phối hợp với Cục Quản lý chất lượng Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin trong việc thực hiện công tác quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông trên địa bàn do mình quản lý.

3. Tháng một hàng năm tổng hợp và gửi báo cáo tình hình thực thi công tác quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông trên địa bàn trong năm trước đó về Cục Quản lý chất lượng Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin.

4. Phát hiện và phản ảnh các vấn đề tồn tại về chất lượng trên địa bàn, báo cáo và đề xuất với Bộ Bưu chính, Viễn thông các biện pháp xử lý.

 

Điều 42. Các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông có trách nhiệm sắp xếp đơn vị đầu mối, phân công cán bộ lãnh đạo để triển khai, điều hành các nội dung quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông được quy định tại văn bản này.

 

Điều 43. Trong quá trình thực hiện quy định này nếu có vướng mắc cần kịp thời phản ánh về Bộ Bưu chính, Viễn thông để xem xét điều chỉnh.

 

BỘ TRƯỞNG

(Đã ký)

Đỗ Trung Tá


Phụ lục I

MẪU CÔNG VĂN VỀ VIỆC CÔNG BỐ
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2006/QĐ-BBCVT
ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông)

 


(TÊN DOANH NGHIỆP ĐƯỢC CẤP PHÉP)

 


Số: /

V/v: Công bố chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông.

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 


................, ngày.....tháng.....năm...........

Kính gửi: Cục Quản lý chất lượng Bưu chính, Viễn thông

và Công nghệ thông tin

 

1. Tên doanh nghiệp:

Địa chỉ:

Điện thoại:

Fax:

E-mail:

2. Tên đơn vị đầu mối về chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông:

Địa chỉ:

Điện thoại:

Fax:

E-mail:

3. Công bố chất lượng:

Dịch vụ: …(tên dịch vụ bưu chính, viễn thông) …

Tiêu chuẩn áp dụng: …(số hiệu và tên tiêu chuẩn) …

4. Tài liệu kèm theo:

a) Bản sao giấy phép cung cấp dịch vụ hoặc giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ;

b) Bản công bố chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông số… ngày… tháng… năm…;

c) Danh mục các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông.

5. Doanh nghiệp cam kết:

a) Thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của Bộ Bưu chính, Viễn thông về quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông;

b) Đảm bảo chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông như mức công bố.

 

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu ...

Doanh nghiệp được cấp phép

( Ký tên, đóng dấu )


Phụ lục II

MẪU BẢN CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG
DỊCH VỤ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2006/QĐ-BBCVT

ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông)

 


Phụ lục III

MẪU DANH MỤC CÁC CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG
DỊCH VỤ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2006/QĐ-BBCVT

ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông)

 

DANH MỤC CÁC CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG
DỊCH VỤ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG

 

(Kèm theo bản công bố chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông số ……ngày … tháng… năm …… của…(tên doanh nghiệp được cấp phép)…)

Dịch vụ: …(tên dịch vụ bưu chính, viễn thông)…

 

STT

Tên chỉ tiêu

Mức theo tiêu chuẩn

(số hiệu tiêu chuẩn)

Mức công bố

Ghi chú

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……, ngày … tháng … năm……

Doanh nghiệp được cấp phép

(ký tên, đóng dấu)


Phụ lục IV

MẪU BẢN TIẾP NHẬN CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG
DỊCH VỤ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2006/QĐ-BBCVT

ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông)

 

BỘ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG

CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

 


Số: / …

CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

 

 

 


BẢN TIẾP NHẬN
CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG

 

Cục Quản lý chất lượng Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin xác nhận đã tiếp nhận bản công bố chất lượng phù hợp tiêu chuẩn số …. của …(doanh nghiệp) . . . . . . . . . . . . (địa chỉ) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Công bố chất lượng dịch vụ: . . . . (tên dịch vụ bưu chính, viễn thông) . . . . . . . . .

Phù hợp tiêu chuẩn: …(số hiệu và tên tiêu chuẩn) …

Bản tiếp nhận công bố chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông này không có giá trị chứng nhận cho dịch vụ bưu chính, viễn thông phù hợp với tiêu chuẩn mà doanh nghiệp công bố. Doanh nghiệp phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính phù hợp tiêu chuẩn chất lượng của dịch vụ bưu chính, viễn thông do mình cung cấp.

 

 

 

Nơi nhận:

- (doanh nghiệp);

- Lưu TCHC, CLDV.

 

Hà Nội, ngày tháng năm 20…

CỤC TRƯỞNG

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF POST AND TELECOMMUNICATIONS
 -------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 33/2006/QD-BBCVT

Hanoi, September 06, 2006

 

DECISION

PROMULGATING THE REGULATION ON MANAGEMENT OF THE QUALITY OF POST AND TELECOMMUNICATIONS SERVICES

THE MINISTER OF POST AND TELEMATICS

 

Pursuant to the May 25, 2002 Ordinance on Post and Telecommunications;

Pursuant to the Govemment's Decree No. 90/20021 ND-CP of November 11, 2002, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Post and Telematics;

Pursuant to the Government's Decree No. 157/ 2004/ND-CP of August 18, 2004, detailing the implementation of a number of articles of the Ordinance on Post and Telecommunications regarding post;

Pursuant to the Government's Decree No. 160/ 2004/ND-CP of September 3, 2004, detailing the implementation of a number of articles of the Ordinance on Post and Telecommunications regarding telecommunications;

Pursuant to the Government's Decree No. 179/ 2004/ND-CP of October 21, 2004, providing for the state management of the quality of products and goods;

Pursuant to the Prime Minister's Decision No. 190/ 2004/QD- TTg of November 8, 2004, on management of delivery services;

Considering Report No. 28/QLCL-CLDV of August 24, 2006, of the director of the Department for Management of the Quality of Post, Telecommuni­cations and Information Technology;

At the proposal of the director of the Science and Technology Department,

DECIDES:

Article 1.- To promulgate together with this Decision the Regulation on management of the quality of post and telecommunications services.

Article 2.- This Decision shall take effect 15 days after its publication in "CONG BAO"

This Decision replaces Decision No. 176/2003/QD­BBCVT of November 10, 2003, of the Minister of Post and Telematics.

Article 3.- The director of the Office, the chief inspector, the director of the Science and Technology Department, directors of other departments, the director of the Department for Management of the Quality of Post, Telecommunications and Information Technology, heads of units under the Ministry of Post and Telematics, directors of provincial/municipal Post and Telematics Services, organizations and individuals involved in the provision and use of post, delivery, express delivery and telecommunications services shall have to implement this Decision.  

 

MINISTER OF POST AND TELEMATICS




Do Trung Ta

 

REGULATION

ON MANAGEMENT OF THE QUALITY OF POST AND TELECOMMUNI­CATIONS SERVICES
(Promulgated together with Decision No. 33/2006/QD-BBCVT of September 6, 2006, of the Minister of Post and Telematics)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Governing scope and application subjects:

1. This document provides for management of the quality of post, delivery, express delivery and telecommunications services (hereinafter collectively referred to as post and telecommunications services).

2. This document applies to organizations and individuals involved in the provision and use of post and telecommunications services in Vietnam.

Article 2.- Contents of management of the quality of post and telecommunications services shall cover:

1. Announcing the quality of post and telecommuni­cations services.

2. Reporting on the quality of post and telecom­munications services.

3. Inspecting the quality of post and telecommuni­cations services.

4. Monitoring the quality of post and telecommuni­cations services.

5. Publicizing information on the quality of post and telecommunications services.

6. Inspecting, handling violations and settling complaints and denunciations about the quality of post and telecommunications services.

Article 3.- The quality of post and telecommuni­cations services shall be managed on the following grounds:

1. Legal documents of the Ministry of Post and Telematics and competent state agencies.

2. Standards promulgated or announced by the Ministry of Post and Telematics for compulsory application.

3. Standards voluntarily applied by enterprises to the announced quality of their post and telecommunications services.

Article 4.- For each period the Ministry of Post and Telematics shall promulgate a list of telecommuni­cations services subject to quality management in conformity with the management policies and requirements as well as the actual development of telecommunications services.

Article 5.- State management agencies in charge of the quality of post and telecommunications services:

1. The Department for Management of the Quality of Post, Telecommunications and Information Technology under the Ministry of Post and Telematics shall be in charge of the state management of the quality of post and telecommunications services throughout the country.

2. Provincial/municipal Post and Telematics Services shall perform the state management of the quality of post and telecommunications services in localities under their respective management according to their assigned functions, tasks and jobs.

Article 6.- Post and telecommunications service enterprises shall have the following responsibilities:

1. To strictly abide by the provisions on management of the quality of post and telecommuni­cations services of this document and relevant legal documents.

2. To ensure and maintain the quality of services according to the announced standards. To regularly inspect and monitor the quality of services they provide. In case of incidents or detecting that the quality of services is not up to the announced standards, to immediately apply measures in order to ensure the quality of such services.

3. To coordinate with the concerned units and enterprises in maintaining the quality of inter-network services.

4. To be accountable for the quality of services provided by their agents according to the provisions of law.

Article 7.- Post, delivery, express delivery and telecommunications service agents (hereinafter collectively referred to as agents) shall have to:

1. Strictly abide by the provisions on management of the quality of post and telecommunications services of this document and relevant legal documents.

2. Ensure the quality of services as agreed upon in agency contracts, for post, delivery and express delivery service agents.

3. Ensure the quality of services according to the service quality standards already announced by the licensed enterprises (specified in Article 8 of this document), for commissioned telecommunications service agents.

4. Take responsibility for the quality of services they provide, for telecommunications service subagents.

Chapter II

ANNOUNCEMENT OF THE QUALITY OF POST AND TELECOMMUNICATIONS SERVICES

Article 8.- Post enterprises; delivery or express delivery service enterprises; telecommunications enterprises licensed by the Ministry of Post and Telematics to provide services; telecommunications enterprises licensed by the Ministry of Post and Telematics to establish networks and provide services (hereinafter collectively referred to as licensed enterprises) shall have to:

1. Announce the quality of telecommunications services which are on the list of telecommunications services subject to quality management, and of public post services according to compulsory quality standards. The announced quality standards must not contravene the compulsory ones.

2. Announce the quality of post and telecommuni­cations services other than those defined in Clause 1 of this Article according to the quality standards they voluntarily apply.

Article 9.- Procedures for announcement of the quality of post and telecommunications services defined in Clause 1, Article 8 of this document are provided for as follows:

1. Licensed enterprises shall send dossiers for announcement of the quality of post and telecommunications services to the Department for Management of the Quality of Post, Telecommuni­cations and Information Technology. Such a dossier shall comprise a copy of the service provision license; an official letter on announcement of the quality of post and telecommunications services (made according to a set form); a notice of the quality of post and telecommunications services (made according to a set form); and a list of post and telecommunications service quality standards (made according to a set form).

2. Within five (05) working days after their valid dossiers are accepted, enterprises shall be granted notices of the acceptance of announcement of the quality of post and telecommunications services (made according to a set form).

3. After being granted notices of the acceptance of announcement of the quality of post and telecommunications services, licensed enterprises shall have to:

a/ Announce notices of the quality of post and telecommunications services and the list of post and telecommunications service quality standards on their websites;

b/ Post up notices of the quality of post and telecommunications services and lists of post and telecommunications service quality standards at easy­to-read places in all transaction offices.

Article 10.- With regard to post and telecommuni­cations services defined in Clause 2 of Article 8, licensed enterprises shall themselves announce the quality of post and telecommunications services according to the voluntarily applied standards published on their websites. Licensed enterprises are encouraged to announce the quality of their post and telecommunications services according to the procedures stipulated in Article 9 of this document.

Article 11.- Time limit for quality announcement:

1. With regard to telecommunications services on the list of those subject to quality management, licensed enterprises shall have to complete procedures for quality announcement prescribed in Article 9 of this document within sixty (60) days after the list of telecommunications services subject to quality management comes into force or after they start to provide services.

2. With regard to public post services, post enterprises shall have to complete the quality­announcement procedures prescribed in Article 9 of this document within sixty (60) days after the

compulsory standards promulgated or announced by the Ministry of Post and Telematics take effect.

3. With regard to post and telecommunications services other than those stipulated in Clauses 1 and 2 of this Article, licensed enterprises shall have to complete the announcement of the quality of post and telecommunications services within sixty (60) days after this document takes effect or after they start to provide services.

Article 12.- Licensed enterprises must refill in the procedures for, and complete the announcement of the quality of post and telecommunications services within sixty (60) days after the Ministry of Post and Telematics makes changes in the compulsory standards or concerned enterprises make changes in their voluntarily applicable standards for announcement of the quality of post and telecommunications services or in case of any changes in the announced contents.

Chapter III

REPORTING ON QUALITY OF POST AND TELECOMMUNICATIONS SERVICES

Article 13.- Periodical reports

The Department for Management of the Quality of Post, Telecommunications and Information Technology shall promulgate forms of periodical reports on the quality of post and telecommunications services. Licensed enterprises shall have to periodically report to the Ministry of Post and Telematics on the quality of telecommunications services on the list of those subject to quality management, and of public post services strictly according to the promulgated forms.

1. With regard to telecommunications services on the list of those subject to quality management, within the first twenty (20) days of each quarter, licensed enterprises shall have to report on the actual quality of telecommunications services they provide in the preceding quarter. Such a report must include all data on the actual quality of telecommunications services in each province or centrally-run city where licensed enterprises provide services.

2. With regard to public post services, before April 10 every year, post enterprises shall have to report on the actual quality of public post services they provide in the preceding year.

Article 14.- Extraordinary reports

1. Licensed enterprises shall, upon request, have to report to the Department for Management of the Quality of Post, Telecommunications and Information Technology on the actual quality of post and telecommunications services they provide.

2. Enterprises attached to licensed enterprises and agents in localities managed by provincial/municipal Post and Telecommunications Services shall, upon request, have to report to the latter on the actual quality of services they provide.

3. In case of incidents which disrupt the use of services in one or many provinces or cities or in the inter-provincial, inter-network or international direction for two (02) hours or more, within three (03) working days after the occurrence of such incidents, licensed enterprises shall have to report in writing on the causes, extent of impact and remedy of incidents to the Department for Management of the Quality of Post, Telecommunications and Information Technology and the provincial/municipal Post and Telecommunications Services in charge of the localities where the incidents occur.

Article 15.- Enterprises and agents shall have to archive data and documents used for making reports on the quality of post and telecommunications services for at least two (02) years after reporting; take responsibility for the accuracy and promptness of the reported contents, documents and data; explain and supply them to competent agencies upon request.

Chapter IV

INSPECTION OF QUALITY OF POST AND TELECOMMUNICATIONS SERVICES

Section 1. INSPECTION BY STATE MANAGEMENT AGENCIES

Article 16.- Planned inspection:

1. Annually, the Department for Management of the Quality of Post, Telecommunications and Information Technology shall announce plans on inspection of the quality of telecommunications services on the list of those subject to quality management, and of public post services, and coordinate with provincial/municipal Post and Telecommunications Services in conducting inspection according to the announced plans.

2. Inspection shall include inspection of the observance of regulations on management of the quality of post and telecommunications services; measurement and evaluation of all service quality according to the compulsory standards.

3. Before conducting inspection, the Department for Management of the Quality of Post, Telecommuni­cations and Information Technology shall issue a decision on inspection contents and schedule and send it to concerned enterprises at least seven (07) working days before inspection.

Article 17.- Extraordinary inspection

1. When necessary, the Ministry of Post and Telematics or the Department for Management of the

Quality of Post, Telecommunications and Information Technology shall decide to conduct extraordinary inspection of the quality of post and telecommuni­cations services; provincial/municipal Post and Telematics Services shall decide to conduct extraordinary inspection of enterprises attached to licensed enterprises as well as agents providing post and telecommunications services in localities under their management.

2. Extraordinary inspection by the Ministry of Post and Telematics or the Department for Management of the Quality of Post, Telecommunications and Information Technology shall include inspection of the observance of regulations on management of the quality of post and telecommunications services; measurement and evaluation of service quality according to standards announced by licensed enterprises.

3. Extraordinary inspection by provincial/municipal Post and Telematics Services shall include inspection of the implementation of regulations on management of the quality of post and telecommunications services; evaluation of service quality standards announced by licensed enterprises according to their voluntarily applicable standards. Where provincial/municipal Post and Telematics Services deem that an extraordinary inspection requires measurement, they shall send a written request to the Department for Management of the Quality of Post, Telecommunications and Information Technology for decision.

Article 18.- Measurement in service of inspection of the quality of post and telecommunications services shall be conducted by measurement units on the list of those operating in the domain of measurement of the quality of post and telecommunications services promulgated by the Ministry of Post and Telematics at the request of the Department for Management of the Quality of Post, Telecommunications and Information Technology.

Article 19.- Inspections must be recorded in writing. If detecting violations of regulations on post and telecommunications service quality standards, inspection teams shall report them to the persons who have issued decisions on their setting up for consideration and handling according to the provisions of law.

Article 20.- Responsibilities of inspected enterprises

1. Leaders of inspected enterprises or authorized persons prescribed by law shall have to work with inspection teams during the inSpection process and create favorable conditions for inspection.

2. To prepare all contents, documents, data and necessary facilities for measurement and inspection; take responsibility for the accuracy of data and documents; explain and supply data and documents at the request of inspection teams.

3. To provide free of charge post and telecommuni­cations services in service of quality measurement and inspection.

4. To immediately take measures to overcome shortcomings in terms of the quality of post and telecommunications services at the request of inspection teams.

5. To pay measurement expenses according to regulations of competent state agencies.

Article 21.- Units that measure the quality of post and telecommunications services for inspection shall take responsibility before law for inspection results; archive measurement data for at least two (02) years after making reports on measurement results and explain and supply them to competent agencies upon request.

Section 2. INSPECTION BY ENTERPRISES

Article 22.- Within sixty (60) days after this Regulation takes effect, licensed enterprises shall have to promulgate regulations on self-inspection of observance of the provisions of this document and the actual measurement and evaluation of the quality of post and telecommunications services according to the announced standards; and send such regulations to the Department for Management of the Quality of Post, Telecommunications and Information Technology.

Article 23.- Quarterly, licensed enterprises shall have to organize by themselves inspection of the observance of regulations on management of the quality of post and telecommunication services; measure and evaluate the quality of post and telecommunications services in each province or centrally-run city where they provide services. The inspection, measurement and evaluation results shall be recorded in writing according to a form set by the Department for Management of the Quality of Post, Telecommunications and Information Technology.

Licensed enterprises shall have to archive written records on inspection, measurement and evaluation results as well as data used for making such results for at least two (02) years after obtaining such results and report them to competent agencies upon request.

Chapter V

MONITORING OF THE QUALITY OF POST AND TELECOMMUNICATIONS SERVICES

Section 1. MONITORING BY STATE MANAGEMENT AGENCIES

Article 24.- The Ministry of Post and Telematics which decides on post and telecommunications services shall have to monitor the quality of telecommunications services on the list of those subject to quality management, and of public post services in each period, in line with the management policies and requirements and the actual development of post and telecommunications services.

Article 25.- Modes of monitoring the quality 6f post and telecommunications services:

1. Monitoring by special-use measuring devices: applicable to technical service quality standards.

2. Monitoring by other modes: applicable to quality standards of services.

Article 26.- The Department for Management of the Quality of Post, Telecommunications and Information Technology shall organize the monitoring by the modes stipulated in Clause 1, Article 25 of this document in all localities where services are provided throughout the country.

Article 27.- Provincial/municipal Post and Telecommunications Services shall conduct monitoring by the modes prescribed in Clause 2, Article 25 of this document in localities under their management. Within five (O5) working days after obtaining the results of monitoring of the quality of post and telecommunications services, provincial/municipal Post and Telecommunications Services shall send reports thereon to the Department for Management of the Quality of Post, Telecommunications and Information Technology.

Article 28.- The monitoring of quality standards of post and telecommunications services shall comply with the determination methods mentioned in the compulsory standards.

Article 29.- Units monitoring the quality of post and telecommunications services shall take responsibility before law for monitoring results; archive monitoring data for at least two (02) years after making reports on monitoring results and report them to competent agencies upon request.

If detecting cases where service quality standards are not up to those announced by enterprises, monitoring units shall report them to competent agencies for handling in accordance with the provisions of law.

Article 30.- Expenses for monitoring of the quality of post and telecommunications services shall comply with the regulations of competent state management agencies.

Section 2. MONITORING BY ENTERPRISES

Article 31.- Within sixty (60) days after the Ministry of Post and Telematics decides on post and telecommunications services subject to quality monitoring, licensed enterprises shall have to promulgate regulations on self-monitoring of the quality of such services and send them to the Department for Management of the Quality of Post, Telecommuni­cations and Information Technology.

Article 32.- Licensed enterprises shall have to organize in each province and centrally-run city regular self-monitoring of post and telecommunications services which are subject to quality monitoring under decisions of the Ministry of Post and Telematics.

The monitoring of post and telecommunications service quality standards must comply with the determination methods mentioned in compulsory standards.

Article 33.- In case of necessity, enterprises shall have to monitor post and telecommunications service quality standards at the request of the Ministry of Post and Telematics or the Department for Management of the Quality of Post, Telecommunications and Information Technology.

Article 34.- Enterprises shall have to archive written records on monitoring results and data for at least two (02) years after making them and, upon request, report to competent agencies thereon.

Chapter VI

PUBLICATION OF INFORMATION ON QUALITY OF POST AND TELECOMMUNICATIONS SERVICES

Article 35.- Quarterly, the Department for Management of the Quality of Post, Telecommuni­cations and Information Technology shall publicize information on the quality of post and telecommuni­cations services on the website of the Post and Telematics Ministry.

Article 36.- Information to be publicized include:

1. Post and telecommunications service quality and post and telecommunications service quality standards already announced by licensed enterprises.

2. The observance of the reporting regime and quality standards reported by licensed enterprises.

3. The results of inspection and monitoring of the quality of post and telecommunications services by competent state agencies.

Chapter VII

INSPECTION, HANDLING OF VIOLATIONS AND SETTLEMENT OF COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS

Article 37.- The post, telecommunications and information technology specialized inspectorate shall conduct inspection, handle violations and settle complaints and denunciations about the quality of post and telecommunications services according to the provisions of law.

Article 37.- The post, telecommunications and information technology specialized inspectorate shall conduct inspection, handle violations and settle complaints and denunciations about the quality of post and telecommunications services according to the provisions of law.

Article 38.- Inspected enterprises and agents shall have to promptly supply complete and accurate dossiers, documents and information related to inspection contents and take responsibility before law for the accuracy of supplied dossiers, documents and information.

Article 39.- All complaints and denunciations of organizations and individuals involved in the provision and use of post and telecommunications services in Vietnam related to the state management of post and telecommunication services shall comply with the provisions of law on complaints and denunciations.

Chapter VIII

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 40.- The Department for Management of the Quality of Post, Telecommunications and Information Technology:

1. To assume the prime responsibility for, and guide provincial/municipal Post and Telematics Services and enterprises in, the implementation of this document.

2. To sum up and report to the Ministry of Post and Telematics on the management of the quality of post and telecommunications services.

3. To study and propose to the Ministry of Post and Telematics issues related to the management of the quality of post and telecommunications services.

Article 41.- Provincial/municipal Post and Telematics Services

1. To perform the management of the quality of post and telecommunications services in localities under their management according to their assigned functions, tasks and contents.

2. To coordinate with the Department for Management of the Quality of Post, Telecommuni­cations and Information Technology in managing the quality of post and telecommunications services in localities under their management.

3. In January every year, to sum up and send reports on the management of the quality of post and telecommunications services in localities in the previous year to the Department for Management of the Quality of Post, Telecommunications and Information Technology.

4. To detect and report problems on the quality of services in localities to the Ministry of Post and Telematics and propose measures to handle them.

Article 42.- Post and telecommunications enterprises shall have to arrange major units, assign tasks to leaders for implementation and administration of the contents of management of the quality of post and telecommunications services provided for in this document.

Article 43.- Any problems arising in the course of implementing this Regulation should be reported to the Ministry of Post and Telematics for consideration and settlement.

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 33/2006/QD-BBCVT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất