Nghị quyết 88/CP của Chính phủ về chương trình phát triển khoa học và công nghệ vật liệu ở Việt Nam đến năm 2010

thuộc tính Nghị quyết 88/CP

Nghị quyết 88/CP của Chính phủ về chương trình phát triển khoa học và công nghệ vật liệu ở Việt Nam đến năm 2010
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:88/CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị quyết
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:31/12/1996
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị quyết 88/CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ QUYẾT

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 88/CP NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 1996 VỀ
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU
Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010

 

Khoa học và công nghệ vật liệu là một tập hợp các ngành khoa học trong việc nghiên cứu thành phần, cấu trúc và quy trình gia công vật liệu để tạo ra vật liệu có các tính năng kỹ thuật cần thiết và sản xuất trên quy mô công nghiệp.

Công nghệ tiên tiến trong công nghiệp vật liệu đóng góp một phần quan trọng không thể thiếu được đối với sự tăng trưởng kinh tế, là cơ sở phát triển của nhiều ngành mới và sản phẩm mới, tạo điều kiện khai thác tối ưu các nguồn lực phục vụ phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân và đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Nghị quyết này khái quát tình hình công nghiệp vật liệu ở nước ta hiện nay, xác định mục tiêu, phương hướng, nội dung phát triển khoa học và công nghệ vật liệu đến năm 2010 và các chủ trương, biện pháp chính nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra.

 

I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VẬT LIỆU
Ở VIỆT NAM

 

1. Cho đến nay, Việt Nam phát triển công nghiệp vật liệu chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên và khoáng sản trong nước, tuy khá phong phú về chủng loại nhưng phức tạp về phương diện khai thác và chế biến. Nhìn chung, các mỏ khoáng sản đều có quy mô vừa và nhỏ, hàm lượng không cao, trữ lượng khai thác thấp và công nghệ tuyển còn lạc hậu.

2. Từ đầu những năm 60 ở miền Bắc và sau năm 1975 trên cả nước, Chính phủ đã chú trọng xây dựng nền công nghiệp nước nhà, đã hình thành một số ngành cùng với các khu, cụm công nghiệp vật liệu, trong đó có một số công trình lớn quan trọng và cải tạo một số công trình kết cấu hạ tầng, tạo cơ sở vật chất - kỹ thuật bước đầu để công nghiệp hoá đất nước.

Trong các ngành công nghiệp vật liệu, ngành thép Việt Nam đã được hình thành tương đối sớm. Trong hơn hai chục năm qua do không có điều kiện đổi mới thiết bị, cho nên công nghệ sản xuất khá lạc hậu. Những năm gần đây mới chỉ xây dựng thêm một số nhà máy cán thép, đưa sản lượng thép từ 100.000 tấn/năm 1990 lên 1.000.000 tấn/năm trong năm 1995 nhưng chủ yếu là thép xây dựng.

Ngành vật liệu xây dựng đặt được những kết quả nhất định. Hiện nay có 5 nhà máy xi măng lớn: Hải Phòng, Bỉm Sơn, Hoàng Thạch, Hà Tiên 1 và Hà Tiên 2. Tổng sản lượng của 5 nhà máy trên là 4,6 triệu tấn/năm và của các nhà máy xi măng nhỏ còn lại khác khoảng 2 triệu tấn/năm. Những nhà máy mới xây dựng trong những năm gần đây đã có công nghệ sản xuất tương đối hiện đại.

Ngành gốm, sứ, thuỷ tinh chưa được đầu tư một cách đáng kể, quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu do đó sản lượng và chất lượng còn thấp. Cho đến nay mới chỉ có nhà máy kính Đáp Cầu sản xuất kính xây dựng là có quy mô tương đối lớn với sản lượng khoảng 2.000 tấn/năm.

Ngành công nghiệp chất dẻo và sơn đã bắt đầu hình thành trong những năm gần đây. Các loại vật liệu thông dụng khác được sản xuất với quy mô nhỏ, trên các dây chuyền lạc hậu hoặc thủ công.

Nhìn chung, năng lực công nghiệp vật liệu nước ta còn nhỏ bé và chưa đủ sức tự đầu tư phát triển, dây chuyền sản xuất còn lạc hậu và chậm được đổi mới, năng suất và chất lượng còn thấp chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng trong nước, nhiều sản phẩm quan trọng chủ yếu vẫn phải nhập khẩu.

3. Đảng và Chính phủ đã sớm chăm lo đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật. Trong nhiều ngành vật liệu, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đã có khả năng tiếp thu công nghệ mới, thực hiện việc lắp đặt, vận hành, bảo trì và bước đầu cải tiến công nghệ nhập khẩu cho phù hợp với điều kiện thực tế. Tuy nhiên năng lực của đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật còn hạn chế chưa đủ sức để tạo ra các công nghệ mới, vật liệu mới. Công tác nghiên cứu triển khai và áp dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật và công nghệ về vật liệu đã có những tiến bộ bước đầu, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội.

Song trình độ trang bị lạc hậu của các cơ sở nghiên cứu, mức đầu tư cho công tác nghiên cứu phát triển công nghệ còn thấp và dàn trải, không đồng bộ, thiếu cơ chế gắn kết nghiên cứu với sản xuất đang là những cản trở đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của ngành công nghiệp vật liệu.

4. Hiện nay khoa học và công nghệ đã trở thành yếu tố quan trọng trong phát triển quốc gia. Điều này đòi hỏi nước ta phải tăng cường đầu tư, đổi mới nhanh chóng và cơ bản ngành công nghiệp vật liệu nhằm tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Bối cảnh và tình hình quốc tế trong những năm tới sẽ có những chuyển biến sâu sắc, vừa thuận lợi cho sự phát triển ngành công nghiệp vật liệu nước ta, vừa có những thách thức đòi hỏi chúng ta phải tính toán và lựa chọn những bước đi và mô hình thích hợp nhằm nhanh chóng thoát khỏi nguy cơ bị tụt hậu so với các nước trong khu vực.

Tất cả các yếu tố này yêu cầu chúng ta phải tăng cường phát triển ngành công nghiệp vật liệu theo chiến lược phát triển riêng của mình.

 

II. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010

 

1. Mục tiêu phát triển công nghệ vật liệu

a) Đến năm 2000 ngoài việc thoả mãn phần lớn nhu cầu về các loại vật liệu thông dụng từ tài nguyên trong nước, chúng ta phải đưa một số lĩnh vực của ngành công nghiệp vật liệu tiếp cận trình độ công nghệ của các nước phát triển trong khu vực, và đến năm 2010 một số lĩnh vực phải đạt trình độ trung bình tiên tiến trên thế giới.

b) Xây dựng nền công nghiệp vật liệu Việt Nam có cơ sở vững chắc và cơ cấu đồng bộ, có đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu sản xuất những vật liệu phục vụ những ngành then chốt của nền kinh tế quốc dân như: năng lượng, xây dựng hạ tầng cơ sở, cơ khí chế tạo, điện tử... và có khả năng sản xuất được các loại vật liệu có tính năng kỹ thuật mới, vật liệu mới đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của các ngành kinh tế.

c) Xây dựng hệ thống các cơ quan nghiên cứu và triển khai thuộc lĩnh vực công nghệ vật liệu có năng lực tiến hành nghiên cứu ở trình độ cao, có khả năng tạo ra các công nghệ mới, vật liệu mới phục vụ nền kinh tế quốc dân.

2. Phương hướng phát triển công nghệ vật liệu

a) Coi trọng việc tìm hiểu, tiếp thu và chuyển giao công nghệ vật liệu thích hợp, tiên tiến nhằm phát triển nền công nghiệp vật liệu bền vững, rút ngắn khoảng cách về trình độ công nghệ giữa nước ta và các nước khác. Đồng thời nâng cao năng lực khoa học và công nghệ nội sinh để tiếp thu, đồng hoá và cải tiến công nghệ nhập nội cho phù hợp với điều kiện và yêu cầu thực tế sản xuất, nhằm khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ.

b) Chú trọng phát triển các công nghệ sử dụng tài nguyên khoáng sản sẵn có trong nước, tiến hành nghiên cứu và triển khai các công nghệ tiên tiến sản xuất vật liệu truyền thống và các vật liệu mới.

c) Đầu tư chiều sâu, cải tiến công nghệ hiện có để nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm, tập trung vào các khâu quyết định các tính năng kỹ thuật của vật liệu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

d) Phát triển các ngành công nghiệp vật liệu ở những nơi có điều kiện thuận lợi. Chú trọng các quy mô nhỏ và vừa để khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế từng vùng, hạn chế sự mất cân đối trong vận chuyển. Chú ý phương châm lấy ngắn nuôi dài, kết hợp công nghê truyền thống với công nghệ cao có chọn lọc, đồng thời xây dựng một số công trình quy mô lớn cần thiết và có hiệu quả.

đ) Phát triển công nghệ mới và cao phải tiến hành theo nguyên tắc tập trung vào các hướng ưu tiên đã lựa chọn. Nhà nước hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu, triển khai và khuyến khích các ngành công nghiệp vật liệu đưa vào ứng dụng các công nghệ mới và cao.

 

III. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU Ở
VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010

 

Căn cứ vào tiềm năng tài nguyên khoáng sản Việt Nam, vào tiềm lực khoa học, công nghệ vật liệu của các cơ quan nghiên cứu - triển khai, vào nhu cầu vật liệu của nước ta hiện nay và trong một tương lai gần, trên cơ sở mục tiêu và phương hướng đã lựa chọn, cần tập trung thực hiện những nội dung trọng điểm sau đây cho chương trình phát triển Khoa học và Công nghệ vật liệu đến năm 2010.

a) Vật liệu kim loại

Công nghiệp sản xuất vật liệu kim loại là lĩnh vực quan trọng có tác dụng quyết định đối với sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước cũng như đối với việc bảo vệ an ninh quốc gia. Nước ta có những điều kiện thuận lợi để phát triển có hiệu quả nền công nghiệp luyện kim: tài nguyên khoáng sản đa dạng, giàu tiềm năng thuỷ điện, có vị trí địa lý thuận lợi và lực lượng lao động dồi dào. Trong việc xây dựng ngành công nghiệp luyện kim Việt Nam cần chú trọng phát triển các lĩnh vực công nghệ sau đây:

1. Những công nghệ luyện lim phù hợp để sản xuất các loại thép và vật liệu kim loại cơ bản, đáp ứng được nhu cầu chủ yếu của nền kinh tế và góp phần xuất khẩu. Đặc biệt chú trọng công nghệ luyện kim không dùng than cốc.

2. Công nghệ luyện thép chất lượng cao, thép hợp kim và hợp kim cho cơ khí chế tạo máy, công nghệ hoá chất, xi măng, dầu khí, cho nhu cầu quốc phòng. Các công nghệ đúc tiên tiến, công nghệ gia công, xử lý, phân tích kiểm nghiệm tương ứng.

3. Công nghệ luyện kim bột, vật liệu cho công nghệ hàn và phun phủ, công nghệ sản xuất vật liệu tổ hợp kim loại.

4. Công nghệ luyện đồng, nhôm và các hợp kim của chúng.

5. Công nghệ tìm kiếm thăm dò khoáng sản và công nghệ xử lý tổng hợp tài nguyên khoáng sản.

6. Công nghệ sản xuất các hợp kim ferro và các ô xít kim loại chất lượng cao từ tài nguyên khoáng sản Việt Nam.

7. Công nghệ sản xuất các kim loại sạch và siêu sạch, các kim loại quý hiếm, công nghệ sản xuất các vật liệu kỹ thuật tiên tiến trên cơ sở đất hiếm.

8. Công nghệ sản xuất các hợp kim đặc biệt dùng trong ngành kỹ thuật điện, điện tử và các ngành kinh tế khác.

b) Vật liệu xây dựng

Việc xây dựng cơ sở hạ tầng đề ra những yêu cầu lớn đối với ngành xi măng. Nước ta lại có nhiều tiềm năng về nguyên, nhiên liệu và điều kiện thuận lợi để phát triển lĩnh vực công nghệ này:

1. Về công nghệ sản xuất xi măng: phải lựa chọn phương pháp khô với công nghệ tiên tiến tự động hoá cao; cải tạo và đổi mới công nghệ của các nhà máy xi măng sản xuất theo phương pháp ướt, xây dựng các nhà máy mới theo công nghệ tiên tiến.

2. Về các chủng loại xi măng: ngoài xi măng pooclăng thông dụng, cần sản xuất các loại xi măng đặc biệt như xi măng bền sunphát để sử dụng trong môi trường biển, xi măng dùng trong các giếng khoan dầu khí, xi măng cường độ cao, xi măng pooclăng-puzôlan,... để sử dụng cho các công trình đặc biệt.

c) Vật liệu gốm, sứ, thuỷ tinh

Gốm, sứ, thuỷ tinh là vật liệu được dùng để sản xuất ra các loại sản phẩm dân dụng và kỹ thuật có nhu cầu sử dụng lớn. Nước ta lại có nguồn nguyên liệu phân bố trên tất cả các vùng của đất nước với trữ lượng lớn và chất lượng tốt. Các xí nghiệp không đòi hỏi vốn đầu tư quá lớn và lại tạo ra việc làm cho lao động địa phương. Để đảm bảo khả năng cạnh tranh với hàng ngoại và đẩy mạnh xuất khẩu cần phải đưa vào ứng dụng những công nghệ tiên tiến:

1. Trong lĩnh vực vật liệu gốm, sứ chú trọng phát triển công nghệ sản xuất vật liệu có tính năng kỹ thuật cao để thay thế một số loại thép và hợp kim, công nghệ sản xuất gốm, sứ mỹ nghệ để xuất khẩu, công nghệ sản xuất vật liệu chịu lửa với khối lượng và chất lượng thoả mãn phần lớn nhu cầu của công nghiệp luyện kim, thuỷ tinh và xi măng, công nghệ sản xuất gốm xốp và màng xúc tác, sứ cách điện dùng trong các thiết bị điện và đường dây truyền tải điện cao thế, các vật liệu gốm sử dụng trong việc xử lý ô nhiễm môi trường.

2. Trong lĩnh vực vật liệu thuỷ tinh, chú trọng phát triển công nghệ sản xuất kính xây dựng, thuỷ tinh y tế, thuỷ tinh cho thí nghiệm khoa học, thuỷ tinh cho kỹ thuật chiếu sáng, thuỷ tinh trang trí cao cấp, thuỷ tinh cách điện, sợi thuỷ tinh cách nhiệt, sợi thuỷ tinh làm cốt cho vật liệu tổ hợp và sợi thuỷ tinh dẫn quang.

d) Vật liệu cao phân tử

Nước ta có những nguồn tài nguyên phong phú cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp vật liệu cao phân tử: Dầu khí, cao su thiên nhiên, các loại nhựa thực vật và các loại dầu thực vật. Vật liệu cao phân tử được sử dụng không chỉ đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng mà còn được sử dụng để chế tạo nhiều bộ phận không thể thay thế của các thiết bị công nghiệp, các phương tiện giao thông cũng như để thay thế cho những vật liệu truyền thống khác như sắt, thép, bê tông,... Về vật liệu cao phân tử cần chú trọng các hướng công nghệ sau đây:

1. Công nghệ sản xuất các vật liệu tổ hợp trên cơ sở các chất cao phân tử nhiệt dẻo và nhiệt rắn tăng cường bằng sợi thuỷ tinh, sợi badan, sợi các bon và biến tính gỗ bằng các chất cao phân tử.

2. Công nghệ sản xuất các sản phẩm cao cấp và các vật liệu tổ hợp từ nguyên liệu là cao su thiên nhiên, các loại nhựa thực vật và các loại dầu thực vật.

3. Công nghệ sản xuất các loại sơn và các loại vật liệu tổ hợp bảo vệ kim loại chống ăn mòn trong các môi trường xâm thực mạnh như trong môi trường nước biển, môi trường nóng ẩm, trong các thiết bị công nghiệp hoá chất,...

4. Công nghệ sản xuất các loại vật liệu tổ hợp cao phân tử để sử dụng kỹ thuật điện và điện tử trong các điều kiện môi trường khắc nghiệt.

5. Công nghệ sản xuất các loại màng cao phân tử đặc biệt, các chất cao phân tử sinh học, cao phân tử huỷ sinh học, cao phân tử xử lý ô nhiễm môi trường và các chất cao phân tử đặc biệt khác.

đ) Bảo vệ vật liệu

Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nước ta, nhất là các vùng ven biển và trong môi trường biển, việc nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp bảo vệ vật liệu, đặc biệt các vật liệu kim loại là một nội dung rất quan trọng. Cần tập trung nghiên cứu và triển khai theo các hướng công nghệ sau:

1. Công nghệ bản vệ các công trình biển bằng các phương pháp điện hoá.

2. Công nghệ bảo vệ vật liệu bằng các lớp phủ (mạ, phun phủ, sơn, vật liệu tổ hợp,...).

3. Công nghệ bảo vệ vật liệu bằng các chất ức chế.

e) Vật liệu điện tử

Công nghiệp điện tử là ngành công nghiệp kỹ thuật cao đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân và cần được ưu tiên phát triển, lựa chọn một số loại vật liệu, tiến hành nghiên cứu, tiếp thu công nghệ tiên tiến từ nước ngoài và tổ chức sản xuất vật liệu, linh kiện cho lắp ráp các thiết bị hoặc xuất khẩu. Trong hoàn cảnh nhiều nước trong khu vực đã xây dựng thành công ngành công nghiệp điện tử, là một bước đi sau, nước ta cần tập trung phát triển công nghệ theo các hướng sau đây:

1. Công nghệ sản xuất các loại ferrit chất lượng cao, nam châm đất hiếm, các vật liệu vô định hình và vi tinh thể.

2. Công nghệ sản xuất các loại vật liệu và linh kiện cảm biến (bán dẫn, siêu âm, các chất dẫn điện mới, gốm áp điện) sử dụng trong các thiết bị đo, trong các thiết bị tự động hoá, trong sinh học và y học.

3. Công nghệ sản xuất các vật liệu và linh kiện quang điện tử (optoelectronics) và quang tử (photonics): vật liệu và linh kiện bán dẫn thu nhận ánh sáng, vật liệu và linh kiện bán dẫn phát quang, laser bán dẫn, các vật liệu quang phi tuyến, dây dẫn quang, dây dẫn quang có khuyếch đại, laser dây, đĩa quang, các vật liệu quang điện hoá...

4. Công nghệ sản xuất vật liệu thu nhận và biến đổi năng lượng để sử dụng làm nguồn điện cho các thiết bị điện tử.

 

IV. NHỮNG CHỦ TRƯƠNG VÀ BIỆN PHÁP CHÍNH NHẰM
THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU

 

1. Xây dựng kế hoạch phát triển Khoa học và Công nghệ vật liệu trên quy mô quốc gia.

Các Bộ, ngành và địa phương cần có kế hoạch khai thác thế mạnh và tiềm năng sẵn có của mình, xây dựng các chương trình, đề án cụ thể nhằm các mục tiêu phát triển Khoa học và Công nghệ vật liệu, đổi mới phương thức sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng. Có kế hoạch đưa vào nghiên cứu và sử dụng các vật liệu mới, áp dụng công nghệ mới, thay thế các công nghệ cũ lạc hậu, cải tạo và nâng cấp các công nghệ hiện có nhằm nâng cao năng suất và tính năng kỹ thuật của vật liệu, của sản phẩm. áp dụng các biện pháp tiết kiệm nguyên vật liệu từ khâu khai thác, chế biến đến sử dụng vật liệu.

Bộ khoa học, Công nghê và Môi trường chỉ đạo và hỗ trợ cho các Bộ, ngành và địa phương thực hiện có kết quả kế hoạch của mình.

2. Xây dựng tiềm lực Khoa học và Công nghệ vật liệu

Tổ chức lại hệ thống các cơ quan nghiên cứu và phát triển Khoa học - Công nghệ vật liệu bao gồm các viện nghiên cứu của trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia, của các Bộ và các doanh nghiệp, các phòng thí nghiệm và trung tâm nghiên cứu của các trường đại học.

Tập trung xây dựng một số đơn vị trọng điểm theo các hướng trọng điểm. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị nghiên cứu, thí nghiệm nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu, đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành công nghiệp vật liệu.

Trong các khu công nghệ cao sẽ định hướng thành lập một số cơ sở sản xuất, nghiên cứu triển khai công nghệ vật liệu mới trong các lĩnh vực ưu tiên như vật liệu điện tử, vật liệu cao phân tử...

3. Tăng cường công tác nghiên cứu triển khai

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu Khoa học và Công nghệ về vật liệu ở các trường đại học, các viện nghiên cứu, các cơ sở sản xuất vật liệu. Có cơ chế thích hợp để gắn hoạt động nghiên cứu của các cơ sở nghiên cứu khoa học với hoạt động sản xuất của các cơ sở sản xuất, các khu công nghệ cao.

Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp lập các tổ chức nghiên cứu Khoa học - Công nghệ để thực hiện việc nghiên cứu triển khai, nâng cao trình độ công nghệ sản xuất và tạo sức cạnh tranh cho sản phẩm.

Các cơ quan nghiên cứu triển khai của các Bộ, các ngành, các trường đại học phối hợp chặt chẽ với các đơn vị nghiên cứu triển khai trong các doanh nghiệp để tổ chức nghiên cứu khoa học, triển khai sản xuất các vật liệu mới và áp dụng các công nghệ mới.

Khai thác triệt để lợi thế của việc nhập công nghệ để nhanh chóng nâng cao trình độ sản xuất. Khuyến khích các nhà đầu tư nhập công nghệ hiện đại về sản xuất vật liệu vào Việt Nam, chuyển giao công nghệ giữa các đơn vị sản xuất trong nước.

4. Tổ chức đào tạo cán bộ

Nâng cấp và xây dựng mới một số cơ sở đào tạo về Khoa học - Công nghệ vật liệu tại một số viện và trường đại học. Nâng cao trình độ cán bộ về Khoa học và Công nghệ vật liệu dưới nhiều hình thức khác nhau.

Khuyến khích các cơ quan đào tạo quốc tế mở các phân hiệu, phân viện, phân khoa tiến hành đào tạo về khoa học công nghệ vật liệu trên lãnh thổ Việt Nam và cấp văn bằng, chứng chỉ trình độ tương đương với các nước tiên tiến trên thế giới. Đưa người đi học nước ngoài để đào tạo cán bộ khoa học một số ngành nước ta chưa có điều kiện tổ chức đào tạo.

5. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế

Khuyến khích các đơn vị nghiên cứu và sản xuất kinh doanh trong nước tổ chức tham quan, khảo sát, học tập ở nước ngoài, hợp tác nghiên cứu, sử dụng chuyên gia và chuyển giao công nghệ vật liệu với nước ngoài.

Khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư hoặc liên doanh góp vốn đầu tư vào các lĩnh vực vật liệu ưu tiên tại các khu công nghệ cao và các khu chế xuất.

6. Hỗ trợ và huy động vốn

Nhà nước tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển tiềm lực khoa học một số lĩnh vực Khoa học và Công nghệ vật liệu trọng điểm.

Nhà nước có các chính sách và biện pháp khuyến khích để huy động nguồn vốn của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, các tổ chức sản xuất, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách Nhà nước và từ các chương trình viện trợ quốc tế, đặc biệt là các chương trình viện trợ ODA cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng công nghệ vật liệu.

 

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Do tầm quan trọng của Khoa học và Công nghệ vật liệu đối với nền kinh tế quốc dân trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, Chính phủ quyết định lập một chương trình kỹ thuật - kinh tế quy mô quốc gia về Khoa học và Công nghệ vật liệu với mục tiêu là thúc đẩy việc nghiên cứu và áp dụng các công nghệ tiến tiến, hiện đại trong lĩnh vực vật liệu vào các ngành sản xuất ở trung ương cũng như địa phương. Việc điều hành Chương trình do một Ban điều hành chương trình đảm nhận. Bộ khoa học, Công nghệ và môi trường trường có trách nhiệm soạn thảo Quyết định của Chính phủ về việc thành lập Ban điều hành Chương trình cùng các chức năng nhiệm vụ của Ban điều hành để trình thủ tướng Chính phủ xét duyệt.

Trách nhiệm của các Bộ, ngành và địa phương trong việc tổ chức thực hiện được phân công như sau:

- Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trong chức năng quản lý nhà nước soạn thảo các quy chế, chính sách tạo môi trường thuận lợi cho việc thực hiện Chương trình.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm cân đối các nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình quốc gia trong các kế hoạch hàng năm và 5 năm.

- Bộ Tài chính cân đối kinh phí cho các Bộ, ngành và địa phương tham gia thực hiện các nhiệm vụ thuộc chương trình quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đề xuất các chính sách tài chính phù hợp về thuế, quỹ phát triển... để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện Chương trình.

- Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học và các viện nghiên cứu của các Bộ, ngành tăng cường kết hợp với các cơ sở sản xuất trong công tác nghiên cứu và thử nghiệm, đào tạo cán bộ, đề xuất các hướng phát triển công nghệ vật liệu.

Các Bộ, các ngành và địa phương xây dựng kế hoạch tổng thể, kế hoạch 5 năm và hàng năm của mình thông qua Ban điều hành Chương trình Quốc gia trình Chính phủ để tổng hợp vào kế hoạch chung của nhà nước. Từng thời kỳ phải báo cáo lên Ban điều hành Chương trình quốc gia về tình hình thực hiện của Bộ, ngành và địa phương mình. Trên cơ sở đó Ban điều hành chương trình tổng hợp lại và báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ

Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
---------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------
No: 88-CP
Ha Noi ,December 31, 1996
 
RESOLUTION
OF THE GOVERNMENT ON THE PROGRAM FOR THE DEVELOPMENT OF MATERIALS SCIENCE AND TECHNOLOGY IN VIETNAM TILL THE YEAR 2010
Materials science and technology constitute a group of scientific branches for researching on the composition, structure and processing of materials to create materials with necessary technical properties and manufacture them on the industrial scale.
The advanced technologies used in the materials industry plays an important and indispensable role in economic development, constituting a basis for the development of many new branches and new products, creating conditions for the maximum exploitation of resources to develop production, raise the people�s living standard and accelerate national industrialization and modernization.
This Resolution reviews the current situation of the materials industry of Vietnam, set forth the objectives, orientation and contents for the development of materials science and technology till the year 2010 as well as major policies and solutions to achieve the set objectives.
I. THE DEVELOPMENT OF THE MATERIALS INDUSTRY IN VIETNAM
1. To date, Vietnam has developed its materials industry mainly on the basis of its own natural resources and minerals which are diversified but difficult to exploit and process. Generally speaking, the mines are of medium or small size, with low mineral contents and exploitable reserves and the sorting technologies are obsolete.
2. Since the early 1960s in the North and 1975 in the whole country, the Government has attached importance to the development of the country�s industry, having established a number of materials sectors, materials industrial zones and groups, including several large and important new projects, and transformed a number of infrastructure projects, thus creating the initial material-technical basis for national industrialization.
Among Vietnam�s materials industries, the steel industry was set up at a relatively early date. However, over the past 20 years and more, the steel production technology has remained backward due to lack of conditions for equipment renewal. Over recent years, only a few new steel rolling mills have been constructed, increasing total steel output from 100,000 tons in 1990 to 1,000,000 tons in 1995, most of which are construction steel.
The construction materials industry has also obtained certain results. There are now 5 large cement factories throughout the country: Hai Phong, Bim Son, Hoang Thach, Ha Tien 1 and Ha Tien 2. The total output of the above said factories is 4.6 million tons/year, while smaller cement plants produce a combined 2 million tons/year. Factories built in recent years are relatively modern in production technology.
No considerable investments have been made in the ceramic, porcelain and glass manufacturing industries where small production scale and obsolete technology still prevail, hence low output and poor quality of products. So far, only the Dap Cau Glass Factory can produce a relatively large quantity of construction glass averaging around 2,000 tons/year.
The plastic and paint industries have initially taken shape in recent years. Other common materials are all manufactured with obsolete or hand-operated equipment and machinery and on a small scale.
On the whole, the materials industry of Vietnam is limited in capacity, incapable of investing in development on its own, its production lines are obsolete and are not renovated, resulting in low productivity and poor quality of products which cannot meet the domestic demand. Many important products still have to be imported.
3. The Party and Government have
Yet, the poor and backward equipment for research institutions, little and even-handed investment in technological research and development and the lack of a mechanism to combine research and production are preventing the scientific and technical personnel from contributing to the development of the materials industry.
4. Science and technology have now become important factors in national development. This requires us to increase the investment, to speedily and substantially renovate the materials industry in order to create the impetus for the development of the entire national economy.
The international situation in the coming years shall witness profound changes beneficial to the development of Vietnam�s materials industry. At the same time it will pose new challenges, which require that we consider and select proper steps and forms so as to be able to get out of the danger of lagging behind other countries in the region.
All these factors require Vietnam to intensify the development of the materials industry according to its own strategy.
II. ORIENTATION AND OBJECTIVES OF THE DEVELOPMENT OF THE MATERIALS TECHNOLOGY IN VIETNAM TILL THE YEAR 2010
1- Objectives of the development of the materials technology
a) From now to the year 2000, besides meeting most of the demands for common materials manufactured from domestic resources, Vietnam has to take a number of sectors of the materials industry to the level of the developed countries in the region, and by the year 2010, a number of sectors to the medium advanced level of the world.
b) Building Vietnam�s materials industry on a firm basis and with a synchronous structure capable of meeting the requirement of producing materials for the key industries of the national economy such as energy, infrastructure construction, machine building, electronics, etc., and capable of turning out materials with new technical properties and new materials to meet the diversified demands of various economic branches.
c) Establishing a system of research and development institutions in the field of materials technologies, which are capable of conducting high-level research and creating new technologies and new materials in service of the national economy.
2- Orientation for the development of the materials technology
a) Attaching importance to the study, absorbing and receiving the transfer of appropriate and advanced materials technologies so as to develop a sustainable materials industry, narrow the technological gap between Vietnam and other countries. At the same time, raising the intrinsic scientific and technological capability in order to receive, adapt and modify the imported technologies to suit to practical conditions and requirements of production, in order to exploit such technologies and raise the efficiency of their utilization.
b) Paying attention to the development of technologies that use natural resources and minerals available in the country, conducting research on and development of advanced technologies in the manufacture of traditional materials and new materials.
c) Making in depth investment, improving the existing technologies to raise the production capacity and quality of products, focusing on the processes that determine the technical properties of materials and competitiveness of products.
d) Developing materials industries in areas where favorable conditions exist. Attaching importance to developing small and medium-scale establishments so as to fully exploit the potentials and strengths of each region and minimize the imbalance in transportation. Paying attention to the guiding principle of "feeding long-term projects with short-term ones", combining the traditional technologies with the selected high technologies, and at the same time, building a number of large-scale projects which are necessary and efficient.
e) Developing new and high technologies must be conducted on the principle of focusing on the already selected priorities. The State shall support the research on and development of new and high technologies and encourage the materials industries to apply them.
III. CONTENTS OF THE DEVELOPMENT OF THE MATERIALS TECHNOLOGY IN VIETNAM TILL THE YEAR 2010
Depending on our country�s natural resources and minerals potential, the research and development institutions� capabilities in materials science and technology, the country�s demands for materials at present and in the near future, and on the basis of the set objectives and orientation, efforts should be concentrated on the realization of the following major contents of the Program for the Development of Materials Science and Technology till the Year 2010:
a) Metal materials:
The metal materials manufacturing industry is an important sector having a decisive impact on the cause of national industrialization and modernization as well as on national defense of security. Vietnam has favorable conditions for effectively developing the metallurgical industry, such as diversified mineral resources, a big hydro-electric power potential, advantageous geographical location and an abundant labor force. In building the metallurgical industry of Vietnam, importance should be attached to the development of the following technologies:
1. Metallurgical technologies suitable for the production of steel and basic metal materials of various kinds, so as to meet the essential demands of the economy and export. Special attention should be paid to non-coke metallurgical technologies.
2. The metallurgical technology for the production of high-quality steel, steel alloy and other alloys for machine building, the chemicals, cement and petroleum technologies and the requirements of national defense, advanced molding technologies and the corresponding technologies for processing, treatment, analysis and testing.
3. The technology for powder metallurgy, materials for soldering and spray-coating technologies, technology for manufacturing composite metal materials.
4. The technology for the processing of copper and aluminum and their alloys.
5. The technology for mineral prospection and exploration and the technology for general treatment of minerals.
6. The technology for producing ferro-alloys and high-quality metal oxides from Vietnam�s mineral resources.
7. The technology for producing pure and super-pure metals, precious and rare metals, the technology for manufacturing advanced technical materials from rare earths.
8. The technology for producing special alloys for use in electricity, electronics and other industries.
b) Construction materials
Infrastructure building requires a large supply of cement. Vietnam has also great potentials of raw materials, fuel and favorable conditions for developing this industry:
1. The cement manufacture technology: To select the "dry" method with highly-automatic advanced technology; to upgrade and renew the technology for cement production by the "wet" method, and build new factories using advanced technologies.
2. Types of cement: Besides the common type of Portland cement, it�s necessary to produce cement of special types such as durable sulfate cement for use in the sea environment, cement for use in oil wells, high-intensity cement, Portland-Puzzolan cement, ... for use in special structures.
c) Ceramic, porcelain and glass materials
Ceramics, porcelain and glass are materials used for producing ordinary and technical items of great demand. Vietnam has materials resources with large deposits and good quality in all regions of the country. Even the enterprises with no big investment capital can create jobs for the local labor force. To ensure the competitiveness of domestic products and boost the export, the following advanced technologies should be applied:
1. In the field of ceramic and porcelain materials, attention should be paid to the development of technology for producing materials with high-level technical properties as substitutes for some kinds of steel and alloys, technology for producing art ceramics and porcelains for export, technology for producing fire-resistant materials with quantity and quality that satisfy most of the need of the metallurgical, glass and cement industries, technology for manufacturing porous ceramics and catalytic layers, insulation porcelain for use in electric equipment and high-voltage transmission lines, ceramic materials used in the treatment of environmental pollution.
2. In the field of glass materials, attention should be paid to the development of technology for producing construction glass, medical glass, glass for scientific laboratories, glass for the lighting industry, high-quality glass for decoration, electricity-insulating glass, heat-insulating fiber glass, fiber glass for composite materials and optical fiber glass.
d) Polymer materials
Vietnam has abundant natural resources to supply raw materials to the polymer industry: petroleum, natural rubber, vegetal resins and oils. Polymer materials are used not only for daily life, but also for the manufacture of indispensable parts of industrial equipment, transport means, as well as substitutes for ordinary materials such as iron, steel, concrete, etc. Attention should be paid to the following polymer technologies:
1. The technology for the manufacture of composite materials from flexible and inflexible heated polymers reinforced with glass fiber, basalt fiber and carbon fiber and for denaturing wood with polymer substances.
2. The technology for the manufacture of high-grade products and composite materials from natural rubber, vegetal resins and oils.
3. The technology for the manufacture of various types of paint and other anti-corrosion composite materials for protecting metals in strongly corrosive environments such as sea water, hot and humid environment, equipment used in the chemicals industry, etc.
4. The technology for the manufacture of polymer composite materials for electric and electronic purposes in harsh environmental conditions.
5. The technology for the manufacture of special polymer membranes, biological polymers, polymers used for biological dissolution, polymers used for treatment of environmental pollution and other special polymers.
e) Protection of materials
In the tropical climatic conditions of Vietnam, especially in the coastal areas and the sea environment, the research and application of methods of protecting materials, especially metal materials, is a content of paramount Efforts should be concentrated on the research and development of the following technologies:
1. The technology for protecting sea constructions by electrochemical methods;
2. The technology for protecting materials with coating layers (plating, spray-coating, painting and composite materials, etc.);
3. The technology for protecting materials with inhibitors.
f) Electronic materials
The electronic industry is a high-tech industry playing an important role in the modernization of the national economy and should be given priority for development by selecting several kinds of materials, conducting research and absorbing advanced technologies of foreign countries and producing materials and components for the assembly of equipment or for export. Since many regional countries have successfully developed their electronic industries, Vietnam should concentrate on the development of the following technologies:
1. The technology for the manufacture of high-quality ferrite, rare earth magnet, amorphous and micro-crystal materials.
2. The technology for the manufacture of sensor materials and component (semi-conductor, super-conductor, new electricity conducting substances, piezoelectric ceramics) used in measuring equipment, automation equipment, for biological and medical purposes.
3. The technology for the manufacture of optoelectronic and photonic materials and components: light-absorbing semi-conductive materials and components, light-emitting semi-conductive materials and components, semi-conductive laser, non-linear optic materials, optic conductor, amplified optic conductor, laser disc, opto-electric materials, etc.
4. The technology for the manufacture of energy admitting and converting materials used as power sources of electronic equipment.
IV. MAJOR POLICIES AND MEASURES TO BOOST THE DEVELOPMENT OF MATERIALS SCIENCE AND TECHNOLOGY
1. Drawing up plans for the development of materials science and technology on the national scale
The Ministries, branches and localities should draw up plans for exploiting their existing advantages and potentials, work out specific programs, projects, aiming to develop materials science and technology, renew the modes of materials production and use. There shall also be plans for researching and using new materials and applying technologies, replacing obsolete and backward technologies, renovating and upgrading the existing technologies in order to raise productivity and technical properties of materials and products. Measures should be taken to save materials from their exploitation and processing to their use.
The Ministry of Science, Technology and Environment shall direct and support other ministries and localities in the efficient execution of their plans.
2. Building up the materials science and technology potential
National Center for Natural Sciences and Technologies, of ministries and enterprises, laboratories and research centers of various universities.
Increasing investment in building material bases, renovating research and laboratory equipment to raise the research capability, meet the requirement of the development of the materials industry.
3. Stepping up research and development
Stepping up the materials science and technology research in universities, research institutes,
The State encourages all enterprises to set up scientific-technological research departments to conduct research and development, raise the level of production technology and the competitiveness of products.
The research and development agencies of ministries, branches and universities shall closely coordinate with research and development units of enterprises in organizing scientific research, production of new materials and application of new technologies.
Encouraging investors to import advanced materials-manufacture technologies into Vietnam and transferring technologies among domestic production establishments.
4. Organizing personnel training
Improving the professional level of personnel engaged in materials science and technology in various forms.
territory of Vietnam and issuing diplomas or certificates that correspond to those of developed countries in the world. Sending people abroad for training in some branches where Vietnam still
5. Promoting international cooperation
Encouraging domestic research, production and business establishments to organize study tours to foreign countries, cooperate in research, employing experts and cooperating with foreign countries in the transfer of materials technologies.
Encouraging domestic and foreign enterprises to invest or jointly contribute capital to invest in the fields of prioritized materials in high-tech zones and export processing zones.
6. Capital support and mobilization
The State shall invest in the research and development of the scientific of a number of key materials sciences and technologies.
The State shall also draw up policies and preferential measures to mobilize capital sources from enterprises, economic sectors, production organizations, attract foreign investment capital and support the training, scientific research and application of materials technologies partly with fund from the State budget and international aid, especially from ODA programs.
V. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
Due to the importance of the materials science and technology for the national economy in the period of national industrialization and modernization, the Government has decided to establish the National Economic-Technical Program for Materials Science and Technology with a view to promoting the research and application of advanced and modern materials technologies to the production branches at both central and local levels. The management of the Program shall be undertaken by a managing board. The Ministry of Science, Technology and Environment shall have to elaborate the Government Decision on the establishment of the program managing board together with its functions and tasks and submit it to the Prime Minister for approval.
The responsibilities of the ministries, branches and localities for organizing the implementation are assigned as follows:
- The Ministry of Science, Technology and Environment shall, within its State management function, lay down regulations and policies to facilitate the implementation of the Program.
- The Ministry of Planning and Investment shall have to supply resources for the implementation of the National Program�s tasks set in annual and five-year plans.
- The Ministry of Finance shall provide funds for ministries, branches and localities performing tasks of the National Program already approved by the Prime Minister, propose appropriate financial policies regarding taxation, development funds... to facilitate the implementation of the Program.
- The National Center for Natural Sciences and Technologies, the Ministry of Education and Training, universities and research institutes of the ministries and branches shall enhance cooperation with production establishments in research and experimentation and personnel training, propose orientations for the development of materials technologies.
- The ministries, branches and localities shall elaborate their own master plans, five-year plans and annual plans to be submitted by the Managing Board of the National Program to the Government for their incorporation into the general plan of the State; periodically report to the Managing Board of the National Program on the implementation of their assigned tasks; the Managing Board of the Program shall base itself on such reports to report to the Prime Minister.
The Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government, the Presidents of the People�s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to implement this Resolution.
 

 
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Phan Van Khai
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản tiếng việt
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Resolution 88/CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất