Nghị quyết 27/CP của Chính phủ về ứng dụng và phát triển công nghệ tự động hóa phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

thuộc tính Nghị quyết 27/CP

Nghị quyết 27/CP của Chính phủ về ứng dụng và phát triển công nghệ tự động hóa phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:27/CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị quyết
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:28/03/1997
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị quyết 27/CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ QUYẾT

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 27/CP NGÀY 28 THÁNG 3 NĂM 1997 VỀ ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TỰ ĐỘNG HOÁ PHỤC VỤ
CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC

 

Công nghệ tự động hoá là tập hợp các phương pháp và kỹ thuật tiên tiến nhằm tạo ra các thiết bị, hệ thống thiết bị và quá trình sản xuất được điều khiển tự động để thay thế hoặc giảm nhẹ lao động trực tiếp của con người, đồng thời nâng cao năng suất lao động, chất lượng của sản phẩm và hiệu quả hoạt động của con người trong các loại hình công việc khác nhau.

Ngày nay, tự động hoá xâm nhập và phát triển mạnh mẽ vào tất cả mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, có vai trò to lớn thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế.

Nghị quyết này khái quát tình hình ứng dụng và phát triển công nghệ tự động hoá ở nước ta, khẳng định các quan điểm, mục tiêu và đề ra các chủ trương, biện pháp thực hiện để thúc đẩy việc ứng dụng và phát triển công nghệ tự động hoá trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

 

I. TÌNH HÌNH VÀ YÊU CẦU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
TỰ ĐỘNG HOÁ Ở VIỆT NAM

 

1. Nền công nghiệp nước ta được hình thành và phát tiển từ một nước nông nghiệp lạc hậu lại phải trải qua nhiều năm chiến tranh nên mặc dù trong những năm qua đã được quan tâm đầu tư, đổi mới và gần đây có những sự thay đổi rõ rệt, nhưng nhìn chung vẫn còn là một nền công nghiệp chậm phát triển với công nghệ sản xuất lạc hậu, sản xuất thủ công và cơ khí nhỏ chiếm tỷ lệ lớn trong nhiều lĩnh vực kinh tế, mới có một số các dây chuyền sản xuất được bán tự động hoặc tự động hoá ở trình độ thấp và còn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

 

2. Nhằm tạo ra sự chuyển biến trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, năm 1990 Chính phủ đã ra quyết định thành lập Ban điều hành Nhà nước về tự động hoá. Năm 1994 hội khoa học công nghệ tự động Việt Nam được thành lập để tập hợp và phát huy tiềm lực của đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên gia khoa học - kỹ thuật trong lĩnh vực tự động hoá. Mấy năm nay công tác nghiên cứu triển khai phát triển công nghệ tự động hoá đã được quan tâm và đầu tư phát triển. Các chương trình nghiên cứu khoa học - công nghệ và các dự án thử nghiệm khoa học - công nghệ về tự đông hoá cấp Nhà nước giai đoạn 1986 - 1990; 1991 - 1995; 1996 - 2000 đã được triển khai thực hiện và đã thu được một số kết quả bước đầu trong việc đưa kết quả nghiên cứu vào ứng dụng sản xuất. Nhưng nhìn chung, hiệu quả của các hoạt động này còn thấp và còn nhiều hạn chế.

 

3. Công tác đào tạo cán bộ về lĩnh vực tự động hoá đã có những chuyển biến, nội dung và hình thức đào tạo được hiệu chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tiến bộ kỹ thuật và yêu cầu sử dụng cán bộ, song cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở nghiên cứu và đào tạo cán bộ về lĩnh vực tự động hoá vẫn còn nghèo nàn, không đồng bộ. Sự phối hợp hoạt động giữa các cơ sở đào tạo với các viện nghiên cứu và các cơ sở sản xuất để nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ chưa được quan tâm đúng mức. Lực lượng cán bộ, chuyên gia kỹ thuật tự động hoá hiện nay còn thiếu và yếu chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế đòi hỏi.

 

4. Gần đây, bên cạnh việc hình thành những khu công nghiệp, xí nghiệp liên doanh với nước ngoài có công nghệ sản xuất tự động hoá hiện đại, việc triển khai ứng dụng công nghệ mới, cải tiến, nâng cấp dây chuyền sản xuất của các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp đã có bước phát triển. Tuy nhiên, công việc này mới mang tính chất cục bộ, tự phát, còn nhiều vấn đề tồn tại trong các khâu từ nhập khẩu đến làm chủ công nghệ, cần có sự quản lý và chỉ đạo thống nhất của Nhà nước.

Nhìn chung, trong nền công nghiệp nước ta đã có sự quan tâm đầu tư đổi mới công nghệ, nghiên cứu triển khai ứng dụng các công nghệ sản xuất tự động hoá tiên tiến, nhưng công tác này còn chậm. Sự chậm phát triển và đổi mới ứng dụng công nghệ tự động hoá là một nguyên nhân làm cho năng suất, chất lượng sản phẩm của nhiều ngành kinh tế chậm được nâng cao, đang là một thách thức lớn đối với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.

 

5. Việc thực hiện các mục tiêu của chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong những năm tới đặt ra yêu cầu cấp bách phải tổ chức, thực hiện một chương trình ứng dụng và phát triển công nghệ tự động hoá. Sự phát triển và đổi mới nhanh chóng công nghệ tự động hoá của các nước trong khu vực và thế giới tạo điều kiện cho chúng ta tiếp thu và áp dụng ngay các thành tựu mới của công nghệ tự động hoá hiện đại, tiên tiến. Tiềm năng vốn có của đội ngũ cán bộ kỹ thuật khi được tập hợp và sắp xếp lại, với những cơ chế, chính sách phù hợp và sự đầu tư thích đáng của Nhà nước sẽ trở thành nguồn lực quan trọng thúc đẩy tiến trình tự động hoá các qua trình sản xuất.

Tình hình trên đây đòi hỏi nước ta phải có chiến lược riêng thông qua một chương trình quốc gia phát triển ứng dụng công nghệ tự động hoá nhằm góp phần nhanh chóng đưa nước ta vượt qua khỏi nguy cơ tụt hậu về kinh tế, vươn tới hội nhập vào cộng đồng thế giới và khu vực đang phát triển sôi động.

 

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG ỨNG DỤNG VÀ
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TỰ ĐỘNG HOÁ ĐẾN NĂM 2020

 

1. Quan điểm ứng dụng và phát triển tự động hoá

a. Phát triển tự động hoá ở nước ta phải đồng thời đi theo cả hai hướng: Tiếp thu, ứng dụng những công nghệ tự động hoá tiên tiến của nước ngoài và nâng cao năng lực khoa học và công nghệ nội sinh để nghiên cứu nâng cao, sáng tạo công nghệ. Trong giai đoạn trước mắt, tiếp thu, ứng dụng công nghệ là hướng chủ yếu.

b. Kết hợp một cách hợp lý giữa việc đổi mới công nghệ (kể cả đổi mới từng phần, hiện đại hoá từng khâu, tùng bộ phận) với việc tận dụng các công nghệ hiện có nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và khai thác mọi tiềm lực vốn có phục vụ phát triển sản xuất.

c. Tranh thủ đi thẳng vào ứng dụng công nghệ tự động hoá hiện đại có chọn lọc, phù hợp đối với từng ngành, từng lĩnh vực sản xuất và trong từng giai đoạn phát triển khác nhau. Chủ động trong chuyển giao công nghệ và nghiên cứu làm chủ công nghệ nhập để khai thác nâng cao hiệu quả ứng dụng, đồng thời làm cơ sở cho việc nghiên cứu sáng tạo nâng cao.

d. Triển khai ứng dụng công nghệ tự động hoá vào các lĩnh vực sản xuất, hoạt động dịch vụ kinh tế - xã hội, có phân giai đoạn thực hiện và đầu tư có trọng tâm vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp được lựa chọn nhằm nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu, vào các ngành then chốt phục vụ xây dựng cơ sở kết cấu hạ tầng.

đ. Các nội dung của công tác nghiên cứu khoa học công nghệ phải xuất phát trực tiếp từ nhu cầu thực tế sản xuất trên cơ sở thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa Nghiên cứu - Đào tạo - Sản xuất.

 

2. Mục tiêu ứng dụng và phát triển công nghệ tự động hoá

a. Mục tiêu ngắn hạn đến năm 2000

- Lựa chọn, tiếp thu, giám định, làm chủ và khai thác có hiệu quả các công nghệ tự động hoá tiên tiến của nước ngoài được chuyển giao vào Việt Nam.

- Vận hành và khai thác có hiệu quả các thiết bị và dây chuyền công nghệ tự động hoá hiện có của các ngành sản xuất, đồng thời thực hiện việc cải tiến, nâng cấp hoặc đổi mới công nghệ trên cơ sở áp dụng công nghệ tự động hoá hoặc nâng cao mức độ tự động hoá.

- Tập trung đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị theo hướng ứng dụng các công nghệ, thiết bị tự động hoá tiên tiến trong một số lĩnh vực sản xuất công nghiệp và các ngành then chốt như: Năng lượng, Dầu khí, Chế tạo máy, sản xuất Vật liệu xây dựng, Giao thông, Luyện kim, chế biến Nông - Lâm - Hải sản v.v...

- Tập hợp và xây dựng đội ngũ cán bộ, chuyên gia kỹ thuật chuyên ngành tự động hoá và từng bước nâng cao năng lực nghiên cứu triển khai của đội ngũ này để có thể đảm đương được việc thực hiện các nhiệm vụ với yêu cầu ngày càng cao trong những giai đoạn tiếp theo. Hình thành và đưa vào hoạt động các cơ sở thiết kế, chế tạo sử dụng công nghệ hiện đại (CAD, CAM).

- Xây dựng các định hướng chiến lược, chủ trương chính sách và quy hoạch tổng thể phát triển công nghệ tự động hoá ở Việt Nam đến năm 2010 và 2020.

b. Mục tiêu dài hạn

Đến năm 2010 trình độ công nghệ tự động hoá của nước ta trong mọi lĩnh vực hoạt động nói chung phải tiếp cận trình độ của các nước phát triển trong khu vực. Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, công nghệ sản xuất phải được đổi mới về cơ bản với mức độ tự động hoá phát triển ở mức độ cao. Một số lĩnh vực phải đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, góp phần quan trọng đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.

 

3. Nội dung ứng dụng và phát triển công nghệ tự động hoá

Chương trình ứng dụng và phát triển công nghệ tự động hoá đến năm 2020 được phân thành các giai đoạn thực hiện phù hợp với chương trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước: 1996 - 2000; 2000 - 2010 và 2010 - 2020. Nội dung thực hiện của mỗi giai đoạn được thể hiện bằng những kế hoạch cụ thể, có sự điều chỉnh qua mỗi giai đoạn thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đề ra và bao gồm những nội dung chính sau đây:

a. Công tác triển khai ứng dụng công nghệ tự động hoá phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Căn cứ vào mục tiêu đã lựa chọn trong chiến lược phát triển của mình, các ngành, các lĩnh vực được ưu tiên tiến hành xây dựng các dự án triển khai, ứng dụng công nghệ tự động hoá, có trọng điểm trong mỗi giai đoạn thực hiện chương trình.

Trên cơ sở kế hoạch và nhu cầu phát triển sản xuất, kế hoạch cải tạo, nâng cấp hoặc đổi mới công nghệ của các cơ sở sản xuất và các doanh nghiệp, các Bộ, Ngành, Địa phương hình thành chương trình gồm các dự án nghiên cứu triển khai của các cơ sở nghiên cứu khoa học và tư vấn công nghệ, các dự án chuyển giao công nghệ từ nước ngoài.

Áp dụng kỹ thuật mới để cải tiến, nâng cấp hoặc đổi mới dây chuyền công nghệ sản xuất hiện tại của các ngành kinh tế theo hướng nâng cao mức độ tự động hoá và tự động hoá các dây chuyền sản xuất thủ công, lạc hậu.

b. Công tác nghiên cứu khoa học - công nghệ tự động hoá

- Tăng cường hoạt động tư vấn chuyển giao và giám định công nghệ, nghiên cứu khả năng ứng dụng công nghệ tự động hoá của các nước trên thế giới để lựa chọn các công nghệ tiên tiến, thích hợp đối với từng ngành sản xuất của Việt Nam.

- Nghiên cứu làm chủ các công nghệ tiên tiến nhập để cải tiến, hiệu chỉnh và thích nghi các công nghệ này với điều kiện, yêu cầu sản xuất, khai thác có hiệu quả công nghệ nhập, nâng cao năng lực quản lý, vận hành và bảo dưỡng dây chuyền công nghệ.

- Nghiên cứu tạo ra công nghệ mới, thiết kế, chế tạo các dây chuyền công nghệ tự động hoá tiên tiến tiếp cận với trình độ kỹ thuật hiện đại của thế giới.

c. Công tác đào tạo và xây dựng tiềm lực phát triển công nghệ tự động hoá

Yếu tố quyết định sự thành công của chương trình, đảm bảo việc thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng nêu trên là năng lực của đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật. Vì vậy, cần phải áp dụng các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao về số lượng và chất lượng đào tạo cán bộ của các cơ sở đào tạo và nâng cao năng lực nghiên cứu của các cơ quan nghiên cứu Khoa học - Công nghệ về tự động hoá .

 

III. NHỮNG CHỦ TRƯƠNG VÀ BIỆN PHÁP CHÍNH NHẰM
THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
TỰ ĐỘNG HOÁ

 

1. Xây dựng kế hoạch úng dụng và phát triển công nghệ tự động hoá trên quy mô quốc gia.

Trên cơ sở các kế hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ tự động hoá của các Bộ, ngành và địa phương, cơ quan chỉ đạo thực hiện chương trình sẽ xây dựng kế hoạch tổng thể quy mô Quốc gia trong từng năm, từng giai đoạn thực hiện và căn cứ vào kế hoạch này để lập ra các dự án triển khai ứng dụng cụ thể.

 

 

2. Xây dựng tiềm lực nghiên cứu khoa học - công nghệ

- Kiện toàn hệ thống các cơ quan nghiên cứu và triển khai về lĩnh vực tự động hoá của các Bộ, trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ Quốc gia, các doanh nghiệp, các phòng thí nghệm và trung tâm nghiên cứu của các trường đại học. Tăng cường sự phối hợp hoạt động của các cơ quan này để hình thành mạng lưới hoạt động khoa học công nghệ và đào tạo có đủ năng lực thực hiện các chức năng nghiên cứu triển khai, ứng dụng, tư vấn và giám định công nghệ.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị nghiên cứu của các cơ quan nghiên cứu khoa học. Tập trung xây dựng một số đơn vị trọng điểm và các phòng thí nghiệm trọng điểm Quốc Gia về tự động hoá; thành lập một số cơ sở sản xuất nghiên cứu triển khai công nghệ tự động hoá trong các khu công nghệ cao.

 

3. Tăng cường công tác nghiên cứu triển khai.

- Xây dựng và ban hành cơ chế quản lý, chính sách thích hợp nhằm đẩy mạnh và gắn kết công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo ở các viện nghiên cứu, các trường đại học với các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp.

- Tăng cường việc chuyển giao và triển khai ứng dụng các công nghệ tiên tiến của nước ngoài. Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đưa công nghệ sản xuất tự động hoá hiện đại hoá vào Việt Nam.

- Phối hợp, khai thác, kế thừa các hoạt động và kết quả nghiên cứu của các công trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp của các viện nghiên cứu, các trường đại học để tiết kiệm nguồn lực và nâng cao hiệu quả đầu tư.

 

4. Tổ chức đào tạo cán bộ.

Kiện toàn hệ thống các cơ sở đào tạo cán bộ và tăng cường trang thiết bị thí nghiệm phục vụ đào tạo. Cải tiến, bổ xung và hoàn thiện chương trình, giáo trình đào tạo nhằm nâng cao trình độ cán bộ. Xây dựng quy hoạch đào tạo và sử dụng cán bộ, chuyên gia kỹ thuật chuyên ngành tự động hoá. Khuyến khích mọi hình thức đào tạo trong và ngoài nước.

 

5. Đẩy mạnh hợp tác Quốc tế

- Nhà nước khuyến khích và hỗ trợ sự hợp tác Quốc tế để nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, tìm hiểu và chuyển giao công nghệ tự đông hoá vào Việt Nam.

- Tạo môi trường thuận lợi về pháp lý, tài chính, ngân hàng và hạ tầng cơ sở để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư chuyển giao các công nghệ tự động hoá sản xuất hiện đại vào Việt Nam.

 

6. Hỗ trợ và huy động vốn

- Nhà nước ưu tiên đầu tư từ nguồn vốn ngân sách, từ các chương trình viện trợ Quốc tế và huy động sự đóng góp của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế cho công tác đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học và xây dựng tiềm lực cơ sở vật chất của các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học về lĩnh vực tự động hoá.

- Nhà nước hỗ trợ đầu tư từ nguồn vốn ngân sách và huy động vốn đầu tư nước ngoài cho việc thực hiện các nội dung then chốt nhất trong các dự án triển khai ứng dụng. Xây dựng và ban hành các chính sách tài chính thích hợp về thuế, về tín dụng v.v... để khuyến khích, hỗ trợ hoặc buộc các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, ứng dụng các công nghệ hiện đại tiên tiến.

 

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Chính phủ lập Chương trình kỹ thuật - Kinh tế Quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ tự động hoá và giao trách nhiệm cho các Bộ, Ngành và địa phương trong việc thực hiện chương trình như sau:

- Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Tài chính, các Bộ ngành có liên quan và các địa phương xây dựng chương trình kỹ thuật - kinh tế Quốc gia về tự động hoá, tổ chức điều hành và chỉ đạo thực hiện chương trình.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp thẩm định, quản lý, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Chương trình và lập dự toán ngân sách cho việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc chương trình trong các kế hoạch hàng năm.

- Bộ Tài chính cấp phát kinh phí cho các Bộ, ngành và địa phương tham gia thực hiện các nhiệm vụ thuộc chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, phối hợp với Bộ Công nghiệp, các cơ quan có liên quan xây dựng và ban hành các chính sách về tài chính nhằm khuyến khích việc ứng dụng và phát triển công nghệ tự động hoá.

- Bộ Khoa học, Công nghệ và môi trường có trách nhiệm soạn thảo các quy chế, chính sách tạo môi trường thuận lợi cho việc thực hiện chương trình.

- Các Viện nghiên cứu của các Bộ, ngành, của các trường Đại học và Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công Nghệ Quốc gia tăng cường kết hợp với nhau, với các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất trong công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo và triển khai ứng dụng phát triển công nghệ tự đông hoá.

- Các Bộ, ngành, Uỷ ban Nhân dân địa phương xây dựng kế hoạch tổng thể, kế hoạch 5 năm, hàng năm của mình thông qua ban điều hành chương trình để tổng hợp vào kế hoạch chung của Nhà nước. Từng thời kỳ báo cáo cho Ban Điều hành về tình hình thực hiện của Bộ, ngành và địa phương mình. Trên cơ sở đó Ban Điều hành Chương trình tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

- Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
---------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom Happiness
--------------
No. 27-CP
Hanoi, March 28, 1997
 
RESOLUTION
ON APPLYING AND DEVELOPING AUTOMATION TECHNOLOGY IN SERVICE OF NATIONAL INDUSTRIALIZATION AND MODERNIZATION
Automation technology is a collection of advanced methods and techniques which are to be used for creating automatically operated equipment, equipment systems and production processes to replace or reduce manual human labor and, at the same time, increase labor productivity, product quality and production efficiency of different forms of human work.
Today, automation is penetrating and fast developing in all aspects of social life, playing a big role in promoting production, raising the competitiveness of products and stimulating economic growth.
This Resolution is to outline the situation of application and development of automation technology in our country, reaffirm the viewpoints and goals and work out the approaches and measures for accelerating the application and development of automation technology in the course of national industrialization and modernization.
I. THE APPLICATION AND DEVELOPMENT REQUIREMENTS OF AUTOMATION TECHNOLOGY IN VIETNAM
1. Our industry was formed and developed on the basis of a backward agricultural economy and has undergone years of war. Although it has over the past years been given much investment and renewal and has recently shown visible changes, it remains in general underdeveloped, with outdated technologies and handicraft and small-scale mechanical engineering accounting for a high percentage in many economic fields, and with only a number of production processes semi-automated or automated at a low level. Therefore, it has failed to meet with the need of the country�s socio-economic development.
2. With a view to creating changes in industrial production, the Government decided to set up in 1990 a State Steering Committee on Automation. In 1994, the Vietnam Association of Automation Technology was set up to rally and tap potentials of the contingent of scientific-technological managers and experts in the field of automation technology. In the past years, research and development on automation technology have received attention and development investment. The scientific-technological research programs and the State-level trial scientific-technological projects on automation of the 1986-1990, 1991-1995 and 1996-2000 periods were undertaken and yielded initial results in applying research results to production. However, the efficiency of these applications are in general low and betraying many limitations.
3. The training of personnel in automation has had changes in both content and mode which have been adjusted and supplemented in accordance with technical advances and the need of personnel skills. However, the material and technical basis of the research institutions and for training personnel in automation technology remains poor and incompatible. The coordination between training and research institutions and production establishments has not been well heeded to help raise the quality of personnel training. The contingent of personnel and experts in automation technology remains too small and weak to meet practical requirements.
4. Recently, apart from the formation of industrial estates and joint ventures with foreign countries which employ modern automation technology in production, the application of new technologies and the renovation and improvement of technological processes at production units and enterprises have seen new steps of development. Yet, these practices remain local and spontaneous and still contain many problems, ranging from the importation to mastery of technologies, giving rise to the need to have a uniform State management and control.
In sum, although our industry has received attentive investment for modernizing technology and conducting research and development of advanced automation technologies, progress has been slow. The slow progress in the development and renewal of the application of automation technology is a cause behind the slow improvement of productivity and product quality in many economic branches and is posing a great challenge to the need of socio-economic development in our country.
5. The implementation of the targets of the strategy for national industrialization and modernization in the ucoming years is posing urgent needs for the organization and realization of the program for application and development of automation technology. The rapid development and renewal of automation technology in countries of the region and the world is providing us with convenient conditions for learning and applying promptly new achievements of modern and advanced automation technology. The latent potentials of the contingent of technical personnel, after being rallied and reorganized and given appropriate policies and investment from the State, will become an important resource for promoting the automation of production processes.
The above-described situation dictates that our country has to develop a separate strategy which will through a national program for development and application of automation technology contribute to taking out country rapidly out of the danger of falling behind economically toward integration into the fast-growing regional and world community.
II. THE APPROACHES, OBJECTIVES AND CONTENTS OF THE APPLICATION AND DEVELOPMENT OF AUTOMATION TECHNOLOGY TO THE YEAR 2020
1. The approaches in application and development of automation:
a) The development of automation in our country must move in both directions at the same time: To absorb and apply foreign advanced automation technologies and to raise the inherent scientific and technological capacity to study, upgrade and create technologies. In the immediate future, absorbing and applying technologies are the main direction.
b) To combine appropriately the renewal of technology (including partial renewal and modernization) with the utilization of existing technologies with a view to raising the efficiency of investment and tapping all inherent potentials for production development.
c) To make use of all conditions to apply on a selective basis modern automation technologies which are suitable for each industry, each production area and each stage of development. To take initiative in technology transfer and study to master imported technologies and apply them efficiently and, at the same time, to create the basis for advanced studies of them.
d) To apply automation technologies to production areas and socio-economic activities in phases and with investment concentrated on selected areas of industrial production with a view to raising the competitiveness of products on the market so as to increase export, and on key industries for infrastructure construction.
e) The contents of the technological research work must be directly based on the practical needs of the production and on the basis of a close relation among Research, Training and Production.
2. The objectives of application and development of automation technology:
a) The short-term objectives to the year 2000:
- To select, absorb, expertise, master and utilize efficiently foreign advanced automation technologies which have been transferred into Vietnam.
- To operate and utilize efficiently the existing equipment and processes of automation technology of production branches and, at the same time, carry out renovation, upgrading or modernization of technologies through applying automation technologies or upgrading automation standard.
- To concentrate investment on renovating technologies and equipment along the line of applying advanced automation technology and equipment to a number of key industrial production and branches such as energy, oil and gas, machine building, construction materials, transport, metallurgy and processing of agricultural, forest and marine produce.
- To rally and build the contingent of personnel and experts in automation technology and step by step raise the research and development capacity of this contingent to enable it to handle the new tasks and higher requirements of the following stages. To form and put into operation designing and manufacturing establishments which employ modern (CAD and CAM) technologies.
- To build strategic orientations, policies and master plans for the development of automation technology in Vietnam to the years 2010 and 2020.
b) Long-term objectives:
By the year 2010, our country’s automation technology shall have reached the standard of the developed countries in the region. In the field of industrial production, technologies shall have been basically overhauled and automated at a high level. Technologies in a number of fields shall have reached the advanced level of the region and the world, contributing an important part to making ours basically an industrialized country by the year 2020.
3. The contents of application and development of automation technology:
The program for application and development of automation technology to the year 2020 is divided into phases so as to suit the national socio-economic development program: 1996-2000; 2000-2010 and 2010-2020. The implementation of each phase is prescribed in detailed plans and adjusted through each phase with a view to achieving the set targets, and is composed of the following main contents:
a) Developing and applying automation technology to serving socio-economic development.
Based on the chosen targets of the branch’s development strategy and the prioritized fields, to design projects for development and application of automation technology with particular focuses for each implementation period.
On the basis of the development plans and requirements for production, the plans for technological improvement, upgrading or renovation of production units and enterprises of the various Ministries, branches and localities, to formulate programs which comprise research and development projects of scientific research institutions and technological consultants and projects for foreign technology transfer.
To apply new technologies to improve, upgrade or renovate the existing technological processes of economic branches along the line of upgrading the level of automation and automating manual and backward production chains.
b) The research of automation science and technology
- To step up consultancy on, and expertising of, technology transfer and conduct researches on capabilities for applying automation technology of other countries in the world so as to select advanced and suitable technologies for each of Vietnam’s production branch.
- To study and master imported advanced technologies so as to renovate, adjust and suit them to the country’s conditions and production requirements, make efficient use of them and raise the capacity in management, operation and maintenance of technological processes.
- To study to create new technologies, design and manufacture processes of automation technology of high level, approaching the world’s modern technological standard.
c) The training and building of potentials for development of automation technology
A decisive factor for the success of the program, guaranteeing the realization of the above-said tasks of scientific research and application, is the competence of the corps of scientific and technical workers. Therefore, it is necessary to take concrete measures to increase the quantity and quality of training for personnel training establishments and raise the research capability of research institutions on automation technology.
III. THE MAIN APPROACHES AND MEASURES TO ACCELERATE APPLICATION AND DEVELOPMENT OF AUTOMATION TECHNOLOGY
1. To work out plans for application and development of automation technology on a national scale:
On the basis of the plans for application and development of automation technology of the Ministries, branches and localities, the agency for steering the implementation of the program shall design the national master plan for each year and each period and, on the basis of this plan, design detailed projects for application and development.
2. To build the potentials for scientific-technological research:
- To strengthen the system of research and development agencies in the field of automation at the various Ministries, the National Center for Natural Sciences and Technologies, at enterprises, and at laboratories and research centers of universities. To strengthen the coordination among these agencies to formulate a network of scientific and technological activities and training capable of carrying out the functions of technological research and development, consultancy and expertising.
- To increase investment in the technical bases and renovate research facilities of scientific research institutions. To concentrate on building a number of key national institutions and laboratories of automation; to establish a number of establishments for production and research and development of automation technology in high-tech parks.
3. To strengthen research and development work
- To design and effect appropriate managerial mechanism and policies with a view to stimulating and linking scientific research and training work at research institutions and universities with production and business units.
- To strengthen the transfer and application of foreign advanced technologies. To encourage foreign investors to introduce modern automation technology into Vietnam.
- To coordinate, utilize and inherit the activities and results of the scientific research programs, projects and subjects of all levels undertaken by research institutions and universities so as to save resources and raise the efficiency of investment.
4. Organization and training of personnel:
To strengthen the system of personnel training institutions and beef up the supply of laboratory facilities for training. To renovate, supplement and perfect training programs and curricula with a view to upgrading the personnel standard. To design the plans for training and employment of experts and specialists in automation discipline. To encourage all forms of training at home and abroad.
5. To promote international cooperation
- The State encourages and supports international cooperation in scientific research and personnel training and study and in the transfer of automation technology into Vietnam.
- To create favorable conditions in terms of law, finance, banking and infrastructure so as to attract foreign investors to invest in transferring modern automation technology into Vietnam.
6. Capital support and mobilization
- The State shall give priority to investment from its budgetary sources and from international assistance programs and contributions by enterprises of different economic sectors in the training of scientific research personnel and the building of the material bases of training and research institutions in the field of automation.
- The State shall provide investment support from its budgetary sources and foreign investment for realizing the most essential contents of the research and development projects. It shall also design and effect appropriate financial policies in terms of tax, credit, etc., to encourage, support or force enterprises to invest in technological renewal and application of modern and advanced technologies.
IV. IMPLEMENTATION
The Government shall formulate the National Techno-Economic Program on application and development of automation technology and assign responsibilities to the various Ministries, branches and localities in implementing this Program as follows:
- The Ministry of Industry is to be in charge and coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Science, Technology and Environment, the Ministry of Finance and other concerned Ministries, branches and localities to design the National Techno-Economic Program on automation and organize and steer the implementation of the Program.
- The Ministry of Planning and Investment is to be in charge and coordinate with the Ministry of Finance and the Ministry of Industry to evaluate, manage, control and appraise the implementation of the Program and configure the budget proposal for the implementation of the tasks of the Program in the annual budget plan.
- The Ministry of Finance is to allocate budget for the Ministries, branches and localities which take part in the implementation of the tasks of the Program already approved by the Prime Minister, coordinate with the Ministry of Industry and the other concerned agencies in designing and effecting policies on finance with a view to encouraging the application and development of automation technology.
- The Ministry of Science, Technology and Environment is to compile regulations and policies so as to create favorable conditions for the implementation of the Program.
- The Research Institutes of the Ministries, branches, universities and the National Center for Natural Sciences and Technologies are to increase coordination among themselves and with enterprises and production units in their scientific research, training and development and application of automation technology.
- The Ministries, branches and local People’s Committees shall design their master plans and five-year and annual plans and, through the Steering Committee, integrate them into the national plan. They shall periodically report to the Steering Committee on the situation of their implementation of the plans. On that basis, the Steering Committee shall summarize the situation and report it to the Prime Minister.
- The Ministers, the Heads of the ministerial-level Agencies, the Heads of the Agencies attached to the Government and the Presidents of Deputy Prime Minister the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government are responsible for the implementation of this Resolution.
 

 
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT FOR THE PRIME MINISTER DEPUTY PRIME MINISTER




Phan Van Khai
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản tiếng việt
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Resolution 27/CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất