Nghị định 45/1998/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ

thuộc tính Nghị định 45/1998/NĐ-CP

Nghị định 45/1998/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:45/1998/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:01/07/1998
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 45/1998/NĐ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 45/1998/NĐ-CP NGÀY 01 THÁNG 7 NĂM 1998
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

 

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Bộ Luật dân sự ngày 28 tháng 10 năm 1995;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,

NGHỊ ĐỊNH:

 

CHƯƠNG I
CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

1. Nghị định này quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ nhằm hướng dẫn thi hành các quy định tại Chương III, phần thứ sáu của Bộ Luật dân sự được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28 tháng 10 năm 1995.

2. Các quy định về chuyển giao công nghệ trong Bộ Luật dân sự và Nghị định này được áp dụng đối với:

a) Việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam;

b) Chuyển giao công nghệ trong các dự án đầu tư nước ngoài dưới dạng góp vốn bằng giá trị công nghệ hoặc mua công nghệ trên cơ sở Hợp đồng;

c) Chuyển giao công nghệ trong nước có tính chất thương mại giữa các Bên tham gia Hợp đồng;

d) Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài.

3. Phần chuyển giao công nghệ trong Hợp đồng nhập thiết bị hoặc Hợp đồng chuyển giao công nghệ kèm theo Hợp đồng nhập thiết bị phải tuân theo Nghị định này.

4. Việc chuyển giao công nghệ trong khuôn khổ các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với Nghị định này thì áp dụng theo các điều ước quốc tế đó.

 

Điều 2. Giải thích thuật ngữ

Trong Nghị định này các thuật ngữ được hiểu như sau:

1. "Chuyển giao công nghệ" là hình thức mua và bán công nghệ trên cơ sở Hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được thoả thuận phù hợp với các quy định của pháp luật. Bên bán có nghĩa vụ chuyển giao các kiến thức tổng hợp của công nghệ hoặc cung cấp các máy móc, thiết bị, dịch vụ, đào tạo... kèm theo các kiến thức công nghệ cho bên mua và bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán để tiếp thu, sử dụng các kiến thức công nghệ đó theo các điều kiện đã thoả thuận và ghi nhận trong Hợp đồng chuyển giao công nghệ.

2. "Bên giao" dùng để chỉ "Bên chuyển giao công nghệ" nêu tại Bộ Luật dân sự.

3. "Bên nhận" dùng để chỉ:

a) "Bên được chuyển giao công nghệ" nêu tại Bộ Luật dân sự.

b) "Người được chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp" nêu tại Điều 816 Bộ Luật dân sự.

4. Giá thanh toán cho việc chuyển giao công nghệ là tổng số tiền Bên nhận phải trả cho Bên giao trong suốt thời gian hiệu lực của Hợp đồng.

5. "Bí quyết" là những kinh nghiệm, kiến thức, thông tin kỹ thuật quan trọng, mang tính chất bí mật được tích lũy, khám phá trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, có khả năng tạo ra những dịch vụ, sản phẩm có chất lượng cao, đem lại hiệu quả kinh tế lớn, có khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

6. Chuyển giao công nghệ trong nước là chuyển giao công nghệ trong lãnh thổ Việt Nam, trừ việc chuyển giao qua ranh giới khu chế xuất.

7. Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam là chuyển giao công nghệ từ ngoài biên giới quốc gia hoặc từ trong khu chế xuất của Việt Nam vào trong lãnh thổ Việt Nam.

8. Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài là chuyển giao công nghệ từ trong biên giới ra ngoài biên giới quốc gia Việt Nam hoặc chuyển giao vào trong khu chế xuất.

9. "Giá bán tịnh" được quy định đối với chuyển giao công nghệ trong nước và chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam là tổng giá bán sản phẩm hoặc dịch vụ mà trong quá trình tạo ra chúng có áp dụng công nghệ được chuyển giao, tính theo hóa đơn bán hàng trừ đi các khoản sau:

a) Thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng;

b) Chiết khấu thương mại;

c) Chi phí đầy đủ cho việc mua các bán thành phẩm, bộ phận chi tiết, linh kiện từ bất kể nguồn cung cấp nào;

d) Chi phí bao bì, chi phí đóng gói, chi phí vận tải, chi phí quảng cáo.

Các bán thành phẩm, bộ phận, chi tiết, linh kiện và các chi phí nêu tại mục c, d khoản này được xác định trong Hợp đồng tuỳ thuộc công nghệ và loại sản phẩm do công nghệ chuyển giao sản xuất ra.

10. "Ngày cấp giấy phép" nêu tại Điều 811 Bộ Luật dân sự là ngày cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Hợp đồng chuyển giao công nghệ theo quy định tại Điều 32 Nghị định này.

 

Điều 3. Điều kiện chuyển giao công nghệ

Các cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác có quyền chuyển giao công nghệ nêu tại Điều 807 Bộ Luật dân sự khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bên giao là chủ sở hữu hợp pháp của công nghệ hoặc được quyền chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.

2. Công nghệ không vi phạm quy định nêu tại Điều 5 Nghị định này.

 

Điều 4. Nội dung chuyển giao công nghệ

Chuyển giao công nghệ bao gồm:

1. Chuyển giao các đối tượng sở hữu công nghiệp: sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu hàng hóa đang trong thời hạn được pháp luật Việt Nam bảo hộ và được phép chuyển giao.

2. Chuyển giao các bí quyết về công nghệ, kiến thức dưới dạng phương án công nghệ, các giải pháp kỹ thuật, quy trình công nghệ, tài liệu thiết kế sơ bộ và thiết kế kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, phần mềm máy tính (được chuyển giao theo Hợp đồng chuyển giao công nghệ), thông tin dữ liệu về công nghệ chuyển giao (sau đây gọi tắt là các thông tin kỹ thuật) có kèm hoặc không kèm theo máy móc thiết bị.

3. Chuyển giao các giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ.

4. Thực hiện các hình thức dịch vụ hỗ trợ chuyển giao công nghệ để Bên nhận có được năng lực công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm và/hoặc dịch vụ với chất lượng được xác định trong Hợp đồng bao gồm:

a) Hỗ trợ trong việc lựa chọn công nghệ, hướng dẫn lắp đặt thiết bị, vận hành thử các dây chuyền thiết bị nhằm áp dụng công nghệ được chuyển giao;

b) Tư vấn quản lý công nghệ, tư vấn quản lý kinh doanh, hướng dẫn thực hiện các quy trình công nghệ được chuyển giao;

c) Đào tạo huấn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn và quản lý của công nhân, cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý để nắm vững công nghệ được chuyển giao.

5. Máy móc, thiết bị, phương tiện kỹ thuật kèm theo một hoặc một số nội dung nêu tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.

 

Điều 5. Những công nghệ không được chuyển giao

Những công nghệ không được chuyển giao theo quy định tại Điều 808 Bộ Luật dân sự bao gồm:

1. Những công nghệ không đáp ứng các yêu cầu trong các quy định của pháp luật Việt Nam về an toàn lao động, vệ sinh lao động, sức khoẻ con người, bảo vệ môi trường.

2. Những công nghệ có tác động và gây hậu quả xấu đến văn hóa, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội của Việt Nam.

3. Những công nghệ không đem lại hiệu quả kỹ thuật, kinh tế hoặc xã hội.

4. Công nghệ phục vụ lĩnh vực an ninh, quốc phòng khi chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.

 

Điều 6. Bảo đảm quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp được chuyển giao không bị Bên thứ ba xâm phạm.

Quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp được chuyển giao bị Bên thứ ba xâm phạm được xử lý theo pháp luật về sở hữu công nghiệp.

 

Điều 7. Quyền phát triển công nghệ được chuyển giao

1. Bên nhận có quyền cải tiến, phát triển công nghệ được chuyển giao mà không phải thông báo cho Bên giao biết, trừ trường hợp trong Hợp đồng chuyển giao công nghệ các Bên có thoả thuận khác.

2. Việc chuyển giao những cải tiến, phát triển đối với công nghệ đã được chuyển giao theo thoả thuận trong Hợp đồng đã được ký kết hoặc thông qua một Hợp đồng mới hoặc Hợp đồng bổ sung được các Bên giao kết Hợp đồng chuyển giao cho nhau trên nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi.

 

CHƯƠNG II
HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

 

Điều 8. Hình thức Hợp đồng

1. Mọi hoạt động chuyển giao công nghệ phải được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng bằng văn bản về chuyển giao công nghệ (sau đây gọi tắt là Hợp đồng) và tuân theo quy định của Nghị định này. Hợp đồng là cơ sở cho các Bên thực hiện các cam kết, bảo đảm tính pháp lý cho việc chuyển giao công nghệ, thanh toán và giải quyết tranh chấp.

2. Hợp đồng có thể được lập cho việc chuyển giao: một hoặc nhiều nội dung công nghệ quy định tại Điều 4 của Nghị định này.

Trong trường hợp Bên giao chuyển giao cho Bên nhận nhiều nội dung công nghệ thì việc chuyển giao các nội dung đó phải được lập chung trong một Hợp đồng.

Trong trường hợp Bên giao chuyển giao công nghệ kèm theo máy móc, thiết bị, phương tiện kỹ thuật thì trong Hợp đồng phải có danh mục các máy móc, thiết bị, phương tiện kỹ thuật.

3. Trong Hợp đồng chuyển giao dây chuyền thiết bị sản xuất hoặc chuyển giao thiết bị toàn bộ hoặc thiết bị của một dự án đầu tư nếu có nội dung chuyển giao công nghệ thì phần chuyển giao công nghệ phải lập thành một phần riêng của Hợp đồng nhập thiết bị. Chi phí chuyển giao công nghệ phải được tính riêng (không nằm trong giá thiết bị) .

4. Trong trường hợp đã có Hợp đồng mà Bên giao và Bên nhận muốn chuyển giao bổ sung thêm hoặc thay đổi các nội dung Hợp đồng thì các Bên phải lập Hợp đồng bổ sung theo các quy định của Nghị định này.

 

Điều 9. Các đối tượng sở hữu công nghiệp trong chuyển giao công nghệ

Trong trường hợp Bên giao chuyển giao cho Bên nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp và các nội dung khác nêu tại Điều 4 của Nghị định này, thì phần chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đó được lập thành một phần riêng trong Hợp đồng chuyển giao công nghệ.

Phần chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp trong Hợp đồng chuyển giao công nghệ chịu sự điều chỉnh của pháp luật về sở hữu công nghiệp.

 

Điều 10. Hợp đồng chuyển giao kết quả nghiên cứu, triển khai công nghệ mới

1. Nhà nước khuyến khích chuyển giao các kết quả nghiên cứu và triển khai công nghệ mới, phù hợp với quy định của Nghị định này, trên cơ sở bảo vệ thông tin mật, bí mật thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết và/hoặc tham gia.

2. Đối với việc chuyển giao các kết quả nghiên cứu và triển khai công nghệ mới có sử dụng nguồn vốn Nhà nước thì ngoài việc phải thực hiện theo các quy định tại Nghị định này còn phải tuân theo các quy định về sử dụng vốn của Nhà nước trong hoạt động khoa học, công nghệ.

3. Bên giao và Bên nhận kết quả nghiên cứu và triển khai công nghệ mới, thoả thuận về quyền nộp đơn xin bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp, phương thức và mức trả thù lao cho tác giả tạo ra kết quả nghiên cứu, triển khai công nghệ đó.

4. Trường hợp trong Hợp đồng các Bên không có thoả thuận về quyền nộp đơn xin bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp thì Bên nhận kết quả nghiên cứu, triển khai công nghệ mới có quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kết quả nghiên cứu, triển khai công nghệ mới và phải trả thù lao cho tác giả khi sử dụng kết quả nghiên cứu và triển khai công nghệ đó theo quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp.

 

Điều 11. Nội dung của Hợp đồng

Hợp đồng bao gồm những nội dung chính sau đây:

1. Tên, địa chỉ Bên giao và Bên nhận:

- Tên, chức vụ người đại diện của các Bên, số tài khoản của các Bên.

- Tóm tắt kết quả hoạt động nghiên cứu, triển khai hoặc kết quả sản xuất, kinh doanh liên quan đến công nghệ được chuyển giao của Bên giao.

2. Định nghĩa các khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong Hợp đồng.

3. Nội dung công nghệ được chuyển giao:

a) Tên công nghệ;

b) Mô tả chi tiết những đặc điểm, nội dung, mức độ an toàn, vệ sinh lao động của công nghệ được chuyển giao; trong trường hợp Bên giao cung cấp máy móc, thiết bị kèm theo các nội dung khác của công nghệ, Hợp đồng phải nêu rõ danh mục máy móc, thiết bị bao gồm tính năng kỹ thuật, ký mã hiệu, nước chế tạo, năm chế tạo, tình trạng chất lượng, giá cả.

c) Kết quả cụ thể đạt được sau khi thực hiện chuyển giao (về mặt chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, định mức kinh tế, kỹ thuật, về mặt năng suất, các yếu tố về môi trường, xã hội).

4. Nội dung chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp (nếu có) theo quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp.

5. Quyền hạn và trách nhiệm của các Bên trong việc thực hiện chuyển giao công nghệ.

6. Thời hạn, tiến độ và địa điểm cung cấp công nghệ, máy móc thiết bị.

7. Các nội dung liên quan đến việc đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật để bảo đảm thực hiện chuyển giao công nghệ bao gồm:

a) Nội dung chương trình, hình thức, lĩnh vực, số lượng học viên, chuyên gia Bên giao và Bên nhận, địa điểm, thời hạn;

b) Trách nhiệm của các Bên trong việc tổ chức đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật;

c) Trình độ, chất lượng, kết quả đạt được sau khi đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật;

d) Chi phí cho đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật.

8. Giá cả và thanh toán:

a) Giá cả, điều kiện và phương thức thanh toán (loại tiền, địa điểm, thời hạn...);

b) Trường hợp công nghệ được chuyển giao gồm nhiều nội dung khác nhau trong Hợp đồng, phải ghi rõ phần thanh toán cho mỗi nội dung chuyển giao, giá thanh toán cho việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;

c) Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, khi một nội dung hoặc một số nội dung Hợp đồng không được thực hiện, thì Bên nhận có quyền yêu cầu điều chỉnh việc thanh toán.

9. Cam kết của các Bên về bảo đảm, bảo hành và thời hạn bảo hành:

a) Bên giao cam kết có quyền hợp pháp đối với việc chuyển giao công nghệ;

b) Bên nhận cam kết thực hiện đúng theo các thông tin kỹ thuật của Bên giao cung cấp;

c) Trên cơ sở Bên nhận thực hiện đúng chỉ dẫn của Bên giao, Bên giao có nghĩa vụ bảo đảm thực hiện chuyển giao công nghệ để đạt được những kết quả sau:

- Đạt được mục tiêu đã đề ra trong Hợp đồng;

- Công nghệ tạo ra được sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đạt được các chỉ tiêu chất lượng đã được định rõ trong Hợp đồng;

- Công nghệ đạt được các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, các chỉ tiêu tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư đã định rõ trong Hợp đồng;

- Công nghệ đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về môi trường, về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

d) Những cam kết khác của các Bên nhằm đảm bảo không xảy ra sai sót trong chuyển giao công nghệ và sử dụng kết quả sau khi hết thời hạn hiệu lực của Hợp đồng;

e) Bảo hành và thời hạn bảo hành:

- Bên giao có trách nhiệm bảo hành các nội dung công nghệ được chuyển giao, kể cả đối với chất lượng máy móc, thiết bị (nếu máy móc, thiết bị do Bên giao cung cấp) trong thời hạn do các Bên thoả thuận trong Hợp đồng;

- Trường hợp các Bên không có thoả thuận khác thì thời hạn bảo hành là thời hạn Hợp đồng có hiệu lực;

- Trong thời hạn bảo hành nếu Bên nhận thực hiện đúng các chỉ dẫn của Bên giao mà sản phẩm hàng hóa, dịch vụ hoặc công nghệ không đạt được các nội dung đã đề ra thì Bên giao phải thực hiện các biện pháp khắc phục bằng chi phí của Bên giao.

10. Nghĩa vụ hợp tác và trao đổi thông tin của các Bên.

11. Điều kiện sửa đổi và huỷ bỏ Hợp đồng.

12. Thời hạn hiệu lực của Hợp đồng và những điều kiện liên quan đến các Bên trong việc sửa đổi thời hạn hiệu lực hoặc kết thúc Hợp đồng.

13. Phạm vi và mức độ bảo đảm bí mật đối với công nghệ được chuyển giao.

14. Trách nhiệm của mỗi Bên trong trường hợp vi phạm các cam kết trong Hợp đồng.

15. Các vấn đề liên quan đến những tranh chấp phát sinh từ Hợp đồng:

a) Được xử lý theo quy định của Bộ Luật dân sự;

b) Hình thức, thủ tục xử lý tranh chấp;

c) Cơ quan xử lý tranh chấp (cơ quan xét xử, cơ quan giám định chất lượng và giá cả của công nghệ chuyển giao).

16. Ngày lập, nơi lập, họ tên và chữ ký của người đại diện cho từng Bên ký Hợp đồng.

17. Các phụ lục chi tiết hóa các điều khoản của Hợp đồng: Danh mục sản phẩm và các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm, kế hoạch đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, danh mục hồ sơ tài liệu hoặc các thông tin liên quan. Các phụ lục nêu trên là bộ phận không tách rời của Hợp đồng.

Ngoài các nội dung chính nêu trên, các Bên có thể thoả thuận đưa vào Hợp đồng những điều khoản khác nếu không trái với quy định của Nhà nước và luật pháp Việt Nam.

 

Điều 12. Ngôn ngữ của Hợp đồng

Hợp đồng chuyển giao công nghệ và các văn bản kèm theo phải được lập bằng tiếng Việt. Trong trường hợp Bên tham gia Hợp đồng là cá nhân, pháp nhân, tổ chức nước ngoài, văn bản Hợp đồng có thể được lập thêm bằng một thứ tiếng nước ngoài thông dụng do các Bên thoả thuận. Văn bản Hợp đồng bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài có giá trị pháp lý như nhau.

 

Điều 13. Những điều khoản không được đưa vào Hợp đồng

Những nội dung sau đây không được đưa vào Hợp đồng:

1. Buộc Bên nhận phải mua hoặc phải tiếp nhận từ Bên giao hoặc từ Bên thứ ba do Bên giao chỉ định, những đối tượng sau:

a) Nguyên liệu, vật liệu;

b) Tư liệu sản xuất: máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải;

c) Sản phẩm trung gian;

d) Lao động giản đơn;

e) Quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.

Trường hợp do yêu cầu của công nghệ cần có những bảo đảm đặc biệt về nguyên liệu, vật liệu, các phụ kiện, tư liệu sản xuất sản phẩm trung gian, nhân lực có trình độ kỹ thuật hoặc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp kèm theo thì nội dung này phải được giải trình chi tiết và phải được các Bên thoả thuận.

2. Buộc Bên nhận phải chấp nhận một số hạn mức nhất định (trừ trường hợp chuyển giao công nghệ để thực hiện Hợp đồng gia công sản phẩm) về:

a) Quy mô sản xuất, số lượng sản phẩm (hoặc nhóm sản phẩm);

b) Giá bán sản phẩm;

c) Chỉ định: đại lý tiêu thụ sản phẩm cho Bên nhận, cơ chế hoạt động và quan hệ giữa Bên nhận và các đại lý này.

3. Hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị trường xuất khẩu, khối lượng và cơ cấu các nhóm sản phẩm được xuất khẩu của Bên nhận.

4. Quy định Bên nhận không được tiếp tục nghiên cứu và phát triển công nghệ được chuyển giao hoặc không được tiếp nhận những công nghệ tương tự từ các nguồn khác.

5. Buộc Bên nhận chuyển giao vô điều kiện cho Bên giao quyền sử dụng các kết quả cải tiến, đổi mới công nghệ do Bên nhận tạo ra từ công nghệ được chuyển giao, quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu công nghiệp và các quyền khác của các cải tiến, đổi mới công nghệ đó.

6. Miễn trừ trách nhiệm của Bên giao đối với:

- Sai sót của Bên giao trong chuyển giao công nghệ;

- Máy móc thiết bị do Bên giao cung cấp không đảm bảo chất lượng như quy định trong Hợp đồng.

7. Ngăn cấm Bên nhận tiếp tục sử dụng công nghệ đã được chuyển giao sau khi hết hạn Hợp đồng (trừ các đối tượng sở hữu công nghiệp đang còn trong thời hạn bảo hộ tại Việt Nam).

Trong trường hợp các Bên thoả thuận về việc Bên nhận không tiếp tục sử dụng công nghệ đã được chuyển giao sau khi hết hạn Hợp đồng, thì các Bên phải giải trình về sự hợp lý của thoả thuận đó và Hợp đồng phải được cơ quan quản lý chuyển giao công nghệ có thẩm quyền phê duyệt (đối với Hợp đồng phải được phê duyệt theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 32 Nghị định này).

 

Điều 14. Thời điểm có hiệu lực của Hợp đồng

1. Thời điểm có hiệu lực của Hợp đồng do các Bên thoả thuận. Trong trường hợp Hợp đồng phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì thời điểm có hiệu lực của Hợp đồng được tính từ ngày Hợp đồng được phê duyệt.

2. Đối với Hợp đồng không phải phê duyệt nhưng phải đăng ký tại Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này thì Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày Hợp đồng được đăng ký tại Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

3. Nếu trong Hợp đồng có phần nội dung về chuyển giao đối tượng sở hữu công nghiệp thì phần đó có hiệu lực kể từ ngày được đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định pháp luật về sở hữu công nghiệp.

 

Điều 15. Thời hạn của Hợp đồng

1. Thời hạn của Hợp đồng là khoảng thời gian mà Hợp đồng có hiệu lực.

Thời hạn Hợp đồng do các Bên thoả thuận theo yêu cầu và nội dung công nghệ được chuyển giao, nhưng thời hạn tối đa không quá 7 năm kể từ ngày Hợp đồng có hiệu lực.

2. Nếu các Bên thoả thuận thời hạn của Hợp đồng dài hơn thời hạn nêu tại mục 1 Điều này, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có thể cho phép thời hạn Hợp đồng dài hơn 7 năm đối với các trường hợp sau đây nhưng không quá 10 năm:

a) Công nghệ thuộc loại tiên tiến của thế giới và Bên giao cam kết tiếp tục chuyển giao các cải tiến trong suốt thời hạn Hợp đồng;

b) Công nghệ được chuyển giao có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội;

c) Công nghệ được chuyển giao tạo ra sản phẩm hàng hóa thuộc thế hệ mới của thế giới.

3. Thời hạn chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp được thoả thuận theo quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp.

 

Điều 16. Nghĩa vụ thực hiện Hợp đồng

Bên nhận và Bên giao công nghệ có nghĩa vụ thực hiện thoả thuận về quyền và nghĩa vụ của mỗi Bên quy định trong Hợp đồng, nếu vi phạm các quy định đã thoả thuận thì Bên vi phạm phải chịu trách nhiệm theo quy định về vi phạm đã xác định trong Hợp đồng.

 

Điều 17. Phương thức giải quyết tranh chấp.

1. Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, các tranh chấp giữa các Bên trước hết giải quyết thông qua thương lượng và hoà giải.

2. Trường hợp các Bên không thoả thuận giải quyết tranh chấp tại cơ quan trọng tài, các tranh chấp sẽ đưa ra giải quyết tại cơ quan xét xử.

3. Các tranh chấp giữa các tổ chức và cá nhân Việt Nam được giải quyết theo pháp luật Việt Nam tại cơ quan trọng tài hoặc cơ quan xét xử của Việt Nam.

4. Trong trường hợp tranh chấp Hợp đồng mà có Bên tham gia là cá nhân, pháp nhân, tổ chức nước ngoài thì tranh chấp được giải quyết tại cơ quan trọng tài nếu các Bên đã thoả thuận trong Hợp đồng là chọn cơ quan trọng tài để giải quyết tranh chấp.

Trong trường hợp các Bên không có thoả thuận về việc giải quyết tranh chấp tại cơ quan trọng tài thì tranh chấp được giải quyết tại cơ quan xét xử.

 

Điều 18. Hợp đồng bị vô hiệu

1. Những Hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc một trong các trường hợp sau đây bị coi là vô hiệu toàn bộ:

a) Bên giao ký kết Hợp đồng không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 3 của Nghị định này;

b) Đối với Hợp đồng mà công nghệ thuộc diện không được chuyển giao như quy định tại Điều 5 của Nghị định này hoặc trái với các quy định khác của pháp luật;

c) Hợp đồng không được đăng ký, không được phê duyệt hoặc quyết định phê duyệt bị thu hồi theo quy định của Nghị định này;

d) Quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp liên quan đến đối tượng công nghệ được chuyển giao bị đình chỉ hoặc huỷ bỏ vào thời điểm Hợp đồng chuyển giao công nghệ được ký kết (theo quy định pháp luật về sở hữu công nghiệp).

2. Hợp đồng bị coi là vô hiệu từng phần khi có một trong các nội dung vi phạm quy định của pháp luật, nhưng không ảnh hưởng đến nội dung các phần còn lại của Hợp đồng.

 

Điều 19. Hậu quả pháp lý khi Hợp đồng bị vô hiệu

1. Khi Hợp đồng bị vô hiệu toàn bộ:

a) Các Bên không được thực hiện Hợp đồng nếu Hợp đồng chưa được thực hiện;

b) Trường hợp Hợp đồng đang được thực hiện thì các Bên phải chấm dứt việc thực hiện Hợp đồng;

c) Hợp đồng bị vô hiệu toàn bộ không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các Bên từ thời điểm xác lập. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường;

2. Hợp đồng bị vô hiệu từng phần:

a) Các Bên phải thoả thuận để sửa đổi Hợp đồng theo quy định của Bộ Luật dân sự và Nghị định này hoặc huỷ bỏ phần bị coi là vô hiệu của Hợp đồng;

b) Trường hợp khi thực hiện Hợp đồng bị vô hiệu từng phần mà phát sinh những hậu quả pháp lý như Hợp đồng bị vô hiệu toàn bộ thì áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này.

 

Điều 20. Bổ sung, sửa đổi hoặc huỷ bỏ từng phần Hợp đồng

Hợp đồng chuyển giao công nghệ có thể được bổ sung, sửa đổi hoặc huỷ bỏ từng phần khi được cả các Bên thoả thuận nhất trí.

Đối với Hợp đồng phải được phê duyệt theo quy định tại Điều 32 của Nghị định này, việc bổ sung, sửa đổi, thay thế hoặc huỷ bỏ từng phần của Hợp đồng chuyển giao công nghệ chỉ có hiệu lực sau khi đã được cơ quan phê duyệt Hợp đồng chấp thuận bằng một quyết định phê duyệt bổ sung.

 

Điều 21. Chấm dứt Hợp đồng

1. Hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau:

a) Hợp đồng hết thời hạn theo quy định trong Hợp đồng;

b) Hợp đồng chấm dứt trước thời hạn theo sự thoả thuận bằng văn bản giữa các Bên;

c) Xảy ra những trường hợp bất khả kháng và các Bên thoả thuận chấm dứt Hợp đồng;

d) Hợp đồng bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về quản lý chuyển giao công nghệ hủy bỏ, đình chỉ do vi phạm pháp luật;

e) Hợp đồng đã có hiệu lực có thể bị huỷ bỏ theo sự thoả thuận bằng văn bản giữa các Bên nếu không gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước và xã hội; các Bên phải chịu trách nhiệm về thiệt hại xảy ra đối với Bên thứ ba liên quan do việc hủy bỏ Hợp đồng;

Đối với Hợp đồng phải được phê duyệt thì khi huỷ bỏ các Bên có trách nhiệm thông báo cho cơ quan đã phê duyệt Hợp đồng;

g) Khi một Bên thừa nhận vi phạm Hợp đồng hoặc có kết luận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là vi phạm Hợp đồng thì Bên bị vi phạm có quyền đơn phương đình chỉ việc thực hiện Hợp đồng đó.

2. Trong trường hợp Hợp đồng bị chấm dứt theo các quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều này, các điều khoản về giải quyết tranh chấp, về khiếu nại quy định trong Hợp đồng tiếp tục có giá trị trong thời hiệu tố tụng do pháp luật quy định.

3. Trong trường hợp Hợp đồng bị chấm dứt theo các quy định tại điểm d, e, g khoản 1 Điều này, Bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại do việc vi phạm Hợp đồng gây ra, trừ trường hợp Hợp đồng có quy định khác.

 

Điều 22. Nghiệm thu đánh giá Hợp đồng

1. Bên giao và Bên nhận phải lập biên bản đánh giá kết quả đối với từng giai đoạn chuyển giao công nghệ như:

- Đánh giá nghiệm thu: máy móc, thiết bị (nếu có máy móc thiết bị do Bên giao cung cấp), (đối với máy móc thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, phải được đăng ký, cấp giấy phép sử dụng trước khi hoạt động chính thức), công nghệ đã chuyển giao trước khi sản xuất chính thức;

- Đánh giá việc thực hiện Hợp đồng của các Bên theo các nội dung công nghệ cần chuyển giao quy định trong từng giai đoạn của Hợp đồng;

- Đánh giá kết quả đạt được so với mục tiêu đề ra khi Hợp đồng kết thúc.

Các biên bản này gửi cho cơ quan đã phê duyệt Hợp đồng trong vòng 15 ngày kể từ ngày thực hiện xong việc đánh giá.

2. Trong thời hạn Hợp đồng, hàng năm, Bên nhận phải báo cáo kết quả chuyển giao công nghệ theo nội dung của Hợp đồng cho cơ quan đã phê duyệt Hợp đồng.

Các báo cáo, biên bản này cũng phải gửi cho Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

 

CHƯƠNG III
CÁC QUY ĐỊNH VỀ TÀI CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

 

Điều 23. Giá của công nghệ được chuyển giao

1. Giá máy móc, thiết bị được xác định thông qua đấu thầu mua sắm thiết bị hoặc qua giám định chất lượng và giá cả.

2. Tuỳ thuộc vào tính tiên tiến của công nghệ, nội dung công nghệ, tính độc quyền của công nghệ, chất lượng sản phẩm, tỷ lệ sản phẩm được xuất khẩu, hiệu quả kinh tế, kỹ thuật, xã hội, các Bên tham gia Hợp đồng thoả thuận giá thanh toán cho việc chuyển giao công nghệ.

3. Đối với chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển giao công nghệ trong nước, giá thanh toán cho việc chuyển giao công nghệ, bao gồm các đối tượng nêu tại Điều 4 Nghị định này, trong đó không kể giá trị máy móc, thiết bị kèm theo, phải theo một trong các giới hạn sau:

a) Từ 0 đến 5% giá bán tịnh sản phẩm trong thời hạn hiệu lực của Hợp đồng, hoặc

b) Từ 0 đến 25% lợi nhuận sau thuế, thu được từ việc tiêu thụ sản phẩm được sản xuất hoặc dịch vụ có áp dụng công nghệ được chuyển giao trong thời hạn hiệu lực của Hợp đồng, hoặc

c) Từ 0 đến 8% tổng vốn đầu tư trong trường hợp góp vốn bằng giá trị công nghệ.

Đối với dự án hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài, giá trị góp vốn bằng công nghệ không quá 20% vốn pháp định.

4. Đối với việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển giao công nghệ trong nước, giá thanh toán cho việc chuyển giao công nghệ không kể giá trị máy móc thiết bị kèm theo, có thể đến 8% giá bán tịnh hoặc đến 30% lợi nhuận sau thuế, hoặc trong trường hợp góp vốn bằng giá trị công nghệ đến 10% tổng vốn đầu tư đối với công nghệ hội đủ các yêu cầu sau:

a) Công nghệ được chuyển giao thuộc lĩnh vực công nghệ cao (theo danh mục của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường công bố trong từng thời kỳ);

b) Công nghệ được chuyển giao có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của vùng sâu, vùng xa và miền núi, hải đảo;

c) Phần lớn sản phẩm được xuất khẩu, (hoặc phí trả cho công nghệ được ở mức cao đối với sản phẩm được xuất khẩu).

Các chi phí cho việc ăn, ở, đi lại, lương cho học viên được đào tạo ở nước ngoài có thể không bao gồm trong giới hạn phần trăm nói tại khoản 3 của Điều này.

Đối với những công nghệ đặc biệt, có mức phê duyệt thanh toán cho việc chuyển giao công nghệ cao hơn quy định nêu trên, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường sẽ xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

5. Giá công nghệ chuyển giao từ Việt Nam ra nước ngoài do các Bên thoả thuận theo luật pháp của nước Bên nhận và được cơ quan quản lý Nhà nước Việt Nam có thẩm quyền phê duyệt.

Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn chi tiết về các mức thanh toán nêu tại Điều này.

 

Điều 24. Phương thức thanh toán

Thanh toán cho việc chuyển giao công nghệ do các Bên thỏa thuận theo các phương thức sau đây:

1. Đưa toàn bộ giá trị công nghệ được chuyển giao vào vốn góp trong các dự án đầu tư.

2. Trả kỳ vụ theo tỷ lệ phần trăm lợi nhuận sau thuế hoặc phần trăm giá bán tịnh.

3. Trả gọn làm một hoặc nhiều lần bằng tiền hoặc bằng hàng hóa phù hợp với tiến độ chuyển giao công nghệ và quy định của pháp luật Việt Nam về việc thanh toán bằng hàng hóa. Giá trị trả gọn được xác định căn cứ vào Điều 23 Nghị định này.

4. Kết hợp các phương thức thanh toán nêu tại các khoản 1, 2, 3 của Điều này.

 

Điều 25. Hạch toán các chi phí chuyển giao công nghệ

Đối với các Hợp đồng phải được phê duyệt theo quy định tại Điều 32 của Nghị định này, nếu Hợp đồng chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì Hợp đồng đó chưa có giá trị pháp lý và không được hạch toán các chi phí cho việc chuyển giao công nghệ vào giá thành sản phẩm.

 

Điều 26. Thuế chuyển giao công nghệ

Bên giao có nghĩa vụ nộp thuế trên khoản tiền thu được từ hoạt động chuyển giao công nghệ. Mức thuế chuyển giao công nghệ được thực hiện theo quy định của pháp luật.

 

Điều 27. Lệ phí thẩm định Hợp đồng chuyển giao công nghệ

Khi nộp hồ sơ yêu cầu phê duyệt Hợp đồng chuyển giao công nghệ, người nộp hồ sơ phải nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt Hợp đồng một khoản lệ phí theo quy định của Nhà nước.

 

CHƯƠNG IV
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

 

Điều 28. Nội dung quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ

Nội dung quản lý Nhà nước về chuyển giao công nghệ bao gồm:

1. Ban hành các văn bản pháp luật về chuyển giao công nghệ, tổ chức hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó.

2.Thẩm định phê duyệt và đăng ký các Hợp đồng chuyển giao công nghệ, gia hạn, sửa đổi hoặc đình chỉ Hợp đồng chuyển giao công nghệ.

3. Chỉ định các tổ chức có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để giám định chất lượng thiết bị, phương tiện kèm theo công nghệ được chuyển giao.

4. Xây dựng chính sách nhập khẩu máy móc, thiết bị, tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ.

5. Tuyên truyền và phổ biến kiến thức về chuyển giao công nghệ; cung cấp thông tin về công nghệ.

6. Quản lý các hoạt động tư vấn về chuyển giao công nghệ, các hoạt động công nhận, chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng và quy trình, dây chuyền công nghệ.

7. Kiểm tra, thanh tra đối với các hoạt động chuyển giao công nghệ.

8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về chuyển giao công nghệ trong phạm vi quyền hạn của mình.

9. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ.

10. Xây dựng chính sách, chiến lược và đào tạo đội ngũ cán bộ về chuyển giao công nghệ.

 

Điều 29. Thẩm quyền quản lý nhà nước và trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương về hoạt động chuyển giao công nghệ

Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước các hoạt động chuyển giao công nghệ trong phạm vi cả nước và tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chính phủ giao trách nhiệm cho từng cơ quan này giúp Chính phủ thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước quy định tại Điều 28 Nghị định này.

Việc phân công thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý Nhà nước về các hoạt động chuyển giao công nghệ cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương để:

1. Nâng cao vai trò trách nhiệm quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động và quá trình chuyển giao công nghệ để bảo đảm công nghệ chuyển giao và máy móc, thiết bị nhập khẩu của các dự án đầu tư là tiên tiến, hiện đại, đưa lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất, kinh doanh; kịp thời uốn nắn các sai sót và ngăn chặn hậu quả gây thiệt hại tài sản Nhà nước, nhân dân; bảo vệ sức khoẻ và môi trường sống cho nhân dân.

2. Bảo đảm việc quản lý tập trung, thống nhất trong cả nước đồng thời phân công trách nhiệm một cách hợp lý, phù hợp với khả năng, nghiệp vụ kỹ thuật chuyên sâu của từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và địa phương. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trực tiếp trước Chính phủ trong phạm vi được phân công quản lý.

 

Điều 30. Trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương

1. Trách nhiệm của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường:

a) Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường là cơ quan chức năng giúp Chính phủ chỉ đạo thống nhất quản lý các hoạt động chuyển giao công nghệ trong phạm vi cả nước như đã quy định tại Điều 28 của Nghị định này;

b) Phối hợp với cơ quan có liên quan để chỉ định các Tổ chức giám định theo quy định tại Nghị định số 86/CP ngày 8 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ quy định phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hóa để thực hiện khoản 3 Điều 28 Nghị định này;

c) Quản lý thống nhất về mặt nghiệp vụ và hướng dẫn thực hiện các chính sách, các quy định pháp luật về hoạt động chuyển giao công nghệ. Phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động và quá trình chuyển giao công nghệ;

d) Quản lý các hoạt động tư vấn về chuyển giao công nghệ, các hoạt động công nhận, chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng và quy trình, dây chuyền công nghệ;

e) Xây dựng chính sách, chiến lược và đào tạo đội ngũ cán bộ về chuyển giao công nghệ.

2. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

Đề xuất với Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các chủ trương, chính sách, cơ chế quản lý Nhà nước về các hoạt động chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực, địa bàn mình phụ trách, thích ứng với nền kinh tế thị trường nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ để sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế;

Quản lý việc chuyển giao công nghệ của các dự án đầu tư và/hoặc dự án đấu thầu thuộc thẩm quyền của mình phê duyệt và các dự án được cấp trên uỷ quyền phê duyệt;

Phê duyệt các Hợp đồng chuyển giao công nghệ được phân cấp theo quy định tại Điều 32 của Nghị định này;

Phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và các cơ quan có chức năng trong việc kiểm tra, kiểm soát, đánh giá việc thực hiện chuyển giao công nghệ thuộc phạm vi mình phụ trách;

b) Đối với các Hợp đồng quy định phải được phê duyệt theo quy định tại Điều 32 Nghị định này, Bộ Tài chính có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan tài chính, thuế địa phương kiểm tra việc thực chi cho chuyển giao công nghệ theo đúng Hợp đồng đã được phê duyệt, thực hiện các quy định về tài chính về chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp;

c) Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trong việc ban hành quy định về phí thẩm định Hợp đồng chuyển giao công nghệ.

 

Điều 31. Quyết định phê duyệt Hợp đồng

Các Hợp đồng chuyển giao công nghệ nói tại khoản 1 và khoản 2 Điều 32 của Nghị định này phải được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Quyết định phê duyệt Hợp đồng được lập theo mẫu thống nhất do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn.

Cơ quan ra quyết định phê duyệt có quyền thu hồi quyết định phê duyệt của mình.

 

Điều 32. Phân cấp phê duyệt Hợp đồng

1. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường xem xét thẩm định, phê duyệt những loại Hợp đồng sau:

a) Các Hợp đồng chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài;

b) Các Hợp đồng chuyển giao công nghệ trong nước, trong đó có nội dung chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp mà một Bên là tổ chức Nhà nước hoặc có vốn của Nhà nước đóng góp;

c) Các Hợp đồng chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Trong trường hợp các Bên tham gia Hợp đồng không có vốn đóng góp của Nhà nước, thì phần Hợp đồng có nội dung chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp không phải phê duyệt. Hợp đồng có tổng giá trị thanh toán-không kể giá trị thiết bị, tương đương từ 30.000USD trở xuống mà trong năm tài chính Bên nhận chỉ có một Hợp đồng chuyển giao công nghệ cũng không phải phê duyệt, nhưng các loại Hợp đồng này phải được đăng ký;

d) Các Hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc dự án đầu tư do Chính phủ hoặc Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định đầu tư.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan khác (được quyền quyết định đầu tư theo Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng do Chính phủ ban hành) xem xét thẩm định, phê duyệt những Hợp đồng chuyển giao công nghệ của các dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước thuộc thẩm quyền (đã được phân cấp theo Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng do Chính phủ ban hành) nhưng không thuộc khoản 1 Điều này.

3. Các Hợp đồng chuyển giao công nghệ sau đây không phải phê duyệt nhưng phải đăng ký tại Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường:

- Các Hợp đồng chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam không thuộc khoản 1 và 2 Điều này.

- Các Hợp đồng chuyển giao công nghệ trong nước không thuộc khoản 2 Điều này, có giá trị trên 30.000 USD.

4. Trong thời hạn 15 ngày sau khi có Quyết định phê duyệt Hợp đồng, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố sao gửi Quyết định phê duyệt Hợp đồng về Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

Các Bộ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các Hợp đồng do mình phê duyệt.

Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn thủ tục đăng ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ nói tại Điều này.

 

Điều 33. Hồ sơ xin phê duyệt Hợp đồng

Hồ sơ xin phê duyệt Hợp đồng:

1. Đơn yêu cầu phê duyệt Hợp đồng (theo mẫu do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quy định).

2. Hợp đồng chuyển giao công nghệ và các phụ lục kèm theo.

3. Bản giải trình về mục tiêu và khả năng thực hiện công nghệ, các giải pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Bản giải trình có thể do một trong các Bên lập, trong đó trình bày các luận cứ của Hợp đồng, các phân tích và tính toán về thị trường, nguyên liệu, công nghệ, kinh tế, tài chính và hiệu quả của công nghệ.

4. Những thông tin về:

- Tư cách pháp lý, người đại diện, xác nhận chữ ký của người đại diện của các Bên tham gia Hợp đồng, các quyền sở hữu và các thông tin khác về các Bên tham gia Hợp đồng như: Tên, địa chỉ công ty, người bảo lãnh, tài khoản, ngân hàng bảo lãnh, số vốn, các tài liệu chứng thực về quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ tại Việt Nam;

- Trong trường hợp Bên tham gia Hợp đồng là doanh nghiệp liên doanh hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, hồ sơ xin phê duyệt Hợp đồng phải kèm theo văn bản xác nhận Hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được Hội đồng quản trị thông qua theo nguyên tắc nhất trí.

 

Điều 34. Thủ tục và thời hạn xem xét hồ sơ yêu cầu phê duyệt Hợp đồng

1. Hồ sơ yêu cầu phê duyệt Hợp đồng được gửi đến cơ quan thẩm định phê duyệt theo quy định tại Điều 32 của Nghị định này.

2. Các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy định tại Điều 32 Nghị định này trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và phù hợp với luật pháp Việt Nam, phải có trách nhiệm thẩm định và ra quyết định phê duyệt Hợp đồng chuyển giao công nghệ.

Trong trường hợp không phê duyệt Hợp đồng thì trong thời hạn nêu tại khoản 2 Điều này, cơ quan phê duyệt phải trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu phê duyệt biết rõ lý do.

3. Trong trường hợp cơ quan phê duyệt Hợp đồng có yêu cầu các Bên cung cấp tài liệu bổ sung hoặc sửa đổi nội dung Hợp đồng cho phù hợp với pháp luật của Việt Nam, thì các Bên có nghĩa vụ đáp ứng các yêu cầu đó trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu. Quá thời hạn trên, các yêu cầu nói trên không được đáp ứng thì đơn yêu cầu xin phê duyệt không còn giá trị.

Quy định này không ảnh hưởng đến quyền tiếp tục nộp hồ sơ yêu cầu phê duyệt Hợp đồng của các Bên .

4. Thủ tục phê duyệt Hợp đồng bổ sung cũng giống như thủ tục phê duyệt Hợp đồng đã nêu trên. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và phù hợp với luật pháp Việt Nam, cơ quan phê duyệt phải thẩm định và quyết định phê duyệt Hợp đồng bổ sung. Trong trường hợp không phê duyệt Hợp đồng bổ sung thì cơ quan phê duyệt phải trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu phê duyệt biết rõ lý do.

5. Hồ sơ yêu cầu đăng ký Hợp đồng được gửi đến Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, nếu hồ sơ đầy đủ, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường cấp chứng nhận đăng ký Hợp đồng trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ.

6. Hồ sơ yêu cầu đăng ký việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp nộp tại Cục Sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp.

 

Điều 35. Quyền trưng cầu ý kiến chuyên gia

Trong quá trình phê duyệt Hợp đồng, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền trưng cầu ý kiến các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia thuộc các lĩnh vực chuyên môn liên quan. Các cơ quan, các chuyên gia được trưng cầu ý kiến có trách nhiệm góp ý kiến trung thực, khách quan và bảo đảm bí mật các thông tin liên quan.

 

Điều 36. Khiếu nại về việc phê duyệt Hợp đồng

1. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quyết định phê duyệt hoặc từ chối phê duyệt Hợp đồng chuyển giao công nghệ, các Bên tham gia Hợp đồng, hoặc Bên thứ ba có quyền khiếu nại về nội dung của quyết định phê duyệt hoặc về việc không phê duyệt Hợp đồng đến Bộ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho đối tượng nộp đơn khiếu nại.

3. Trường hợp không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì các Bên có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại hoặc yêu cầu giải quyết theo thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.

 

Điều 37. Xử lý vi phạm hành chính về chuyển giao công nghệ

Việc xử lý vi phạm hành chính về chuyển giao công nghệ được Chính phủ quy định trong Nghị định riêng.

 

CHƯƠNG V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 38. Điều khoản chuyển tiếp

1. Các Hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước khi Nghị định này có hiệu lực, tiếp tục có hiệu lực.

2. Các Hợp đồng chuyển giao công nghệ chưa được phê duyệt, nếu có nội dung chưa phù hợp với Bộ Luật dân sự và Nghị định này thì phải điều chỉnh cho phù hợp Bộ Luật dân sự và Nghị định này.

3. Hợp đồng chuyển giao công nghệ quy định tại khoản 1 Điều này phải đăng ký tại Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

 

Điều 39. Điều khoản thi hành.

Thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Nghị định này có hiệu lực sau 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày ký. Các quy định trước đây về chuyển giao công nghệ trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ.

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
No. 45/1998/ND-CP
Hanoi, July 01, 1998
 
DECREE
STIPULATING IN DETAIL THE TECHNOLOGY TRANSFER
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Civil Code of October 28, 1995;
At the proposal of the Minister of Science, Technology and Environment,
DECREES:
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- Objects and scope of application
1. This Decree stipulates in detail the technology transfer in order to guide the implementation of the provisions of Chapter III, Part VI of the Civil Code adopted on October 28, 1995 by the National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam.
2. The technology transfer provisions in the Civil Code and this Decree shall apply to:
a/ The transfer of technologies from abroad into Vietnam;
b/ The transfer of technologies in foreign-invested projects in the form of making capital contribution with the value of the technologies or purchasing technologies on the basis of contracts;
c/ The commercial transfer of domestic technologies between the contracting parties;
d/ The transfer of technologies from Vietnam abroad.
3. The parts on technology transfer in the equipment import contracts or in technology transfer contracts attached to the equipment import contracts shall have to comply with this Decree.
4. The technology transfer within the framework of the international agreements which Vietnam has signed or acceded to and which provide for differently from this Decree, shall comply with such international agreements.
Article 2.- Interpretation of terms
The terms in this Decree are construed as follows:
1. "Technology transfer" is a form of technology purchase and sale on the basis of technology transfer contracts agreed upon under the provisions of law. The sellers shall have the obligation to transfer the comprehensive knowledge on the technology or provide machinery, equipment or provide services and/or training ... together with the technological knowledge to the purchaser and the purchasers shall have the obligation to make payment to the sellers for receiving and using such technological knowledge under the conditions agreed upon and stated in the technology transfer contracts.
2. The "transferor" means the "technology transferor" mentioned in the Civil Code.
3. The "transferee" means:
a/ The "technology transferee" mentioned in the Civil Code;
b/ The "transferee of the right to use industrial property objects" mentioned in Article 816 of the Civil Code.
4. The payment price of a technology transfer is the total sum of money to be paid to the transferor throughout the effective term of the contract.
5. "Secrets" are important and confidential technical experiences, knowledge or information accumulated or discovered in the process of research, production or business, capable of creating high-quality services or products yielding high economic efficiency and creating competitive edges on the market.
6. Domestic technology transfer is the transfer of technologies within the territory of Vietnam, except for the transfer across the boundaries of export processing zones.
7. Transfer of technologies from abroad into Vietnam is the transfer of technologies from outside the national boundary or from an export processing zone of Vietnam into the territory of Vietnam.
8. Transfer of technologies from Vietnam abroad is the transfer of technologies from inside the national boundary to outside the national boundary of Vietnam or into an export processing zone.
9. The "net selling price" stipulated for the domestic technology transfer and transfer of technologies from abroad into Vietnam is the total selling price of a product or service during the process of its creation the transferred technology is applied, which is calculated according to the sale invoices minus the following amounts:
a/ The turnover tax, the special consumption tax or the value added tax;
b/ Commercial discount;
c/ Full expenses for the purchase of semi-finished products, details and components from whatever supplying sources;
d/ Expenses for packs, packaging, transportation and advertising.
Semi-finished products, parts, details, components and expenses mentioned in Items c and d of this Clause shall be determined in the contracts, depending on the technology and types of products made from the transferred technology.
10. The "date of issuance of the permit" mentioned in Article 811 of the Civil Code is the date the competent agency approves the technology transfer contract as stipulated in Article 32 of this Decree.
Article 3.- Technology transfer conditions
Individuals, legal persons or other subjects shall be entitled to transfer technologies mentioned in Article 807 of the Civil Code when they fully satisfy the following conditions:
1. The transferor is the lawful owner of the technology or is entitled to transfer the right to use the technology.
2. The technology does not violate the provisions in Article 5 of this Decree.
Article 4.- Contents of technology transfer
The technology transfer includes:
1. The transfer of industrial property objects: patents, utility solutions, industrial designs and trademarks which are being protected by Vietnamese laws and permitted to be transferred.
2. The transfer of technological secrets and know-hows in the forms of technological options, technical solutions, technological processes, preliminary design and technical design documents, formulas, technical parameters, drawings, technical diagrams, computer software (which are transferred under the technology transfer contracts), database on the transferred technologies (hereafter called technical information for short) accompanied or unaccompanied with machinery and equipment.
3. The transfer of production rationalization and technology renovation solutions.
4. The provision of various services in support of the technology transfers so as to enable the transferees to acquire the technological capability in order to create products and/or services of the quality determined in the contracts, including:
a/ Support in the selection of technologies, guidance on the installation of equipment, test operation of equipment lines before applying the transferred technology(ies);
b/ Providing consultancy on technological management and/or business management as well as guidance on the operation processes of the transferred technology(ies);
c/ Training to raise the professional and managerial skills of workers, technicians and managerial personnel in order to make them firmly grasp the transferred technology(ies).
5. Machinery, equipment and technical facilities accompanied one or several contents mentioned in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article.
Article 5.- Technologies which are not allowed to be transferred
The technologies which are not allowed to be transferred under Article 808 of the Civil Code include:
1. Technologies that fail to meet the requirements prescribed by Vietnamese laws for labor safety, labor hygiene, human health and environmental protection.
2. Technologies that may cause adverse impacts and consequences to Vietnam's culture, defense, national security, social order and safety.
3. Technologies that do not bring about any technical, economic or social efficiency.
4. Technologies in service of security and defense but not yet permitted by the competent State agencies.
Article 6.- Guaranteeing the right to use the transferred industrial property objects not to be infringed upon by a third party
If a third party infringes upon the right to use the transferred industrial property objects, it shall be handled in accordance with the industrial property legislation.
Article 7.- The right to develop the transferred technologies
1. The transferees shall be entitled to modify and/or develop the transferred technologies without having to notify the transferors thereof, except otherwise agreed upon in the technology transfer contracts by the parties
2. The transfer of modifications and/or develop-ments of the transferred technologies as agreed upon in the signed contracts or through a new or additional contract shall be made by the contracting parties on the basis of equality and mutual benefit.
Chapter II
TECHNOLOGY TRANSFER CONTRACTS
Article 8.- Form of contracts
1. All technology transfer activities must be carried out on the basis of written contracts for technology transfer (hereafter called as contracts for short) and comply with the provisions of this Decree. Contracts shall serve as the basis for the parties to fulfill their commitments and ensure the legality of the technology transfer, payment and dispute settlement.
2. Contracts may be established for the transfer of one or more than one technological content stipulated in Article 4 of this Decree.
In cases where the transferor transfers to the transferee more than one technological content, the transfer of such contents must be effected together under one contract.
In cases where the transferor transfers a technology accompanied with machinery, equipment and technical facilities, a list of such machinery, equipment and technical facilities must be enclosed with the contract.
3. For contracts for the transfer of production equipment lines or the transfer of complete equipment or equipment of an investment project which contain a content on technology transfer, a separate part of the equipment import contract must be made for such technology transfer. The technology transfer expenses must be separately calculated (not included in the equipment costs).
4. In cases where a contract has been established but the transferor and the transferee wish to have an additional technology transfer or change its contents, the parties shall have to establish an additional contract according to the provisions of this Decree.
Article 9.- Industrial property objects in technology transfer
In cases where the transferor transfers to the transferee the right to own or use industrial property objects and other contents mentioned in Article 4 of this Decree, the transfer of the right to own or use industrial property objects shall be made into a separate part of the technology transfer contract.
The part on the transfer of the right to use or own industrial property objects in the technology transfer contracts shall be subject to the industrial property legislation.
Article 10.- Contracts for the transfer of the results of new technology research and development.
1. The State encourages the transfer of the results of new technology research and development in accordance with the provisions of this Decree, on the basis of protecting confidential information as well as commercial secrets in accordance with the provisions of Vietnamese laws and international agreements which Vietnam has signed and/or acceded to.
2. The transfer of the results of new-technology research and development involving the use of the State capital shall comply with not only the provisions of this Decree but also the regulations on the use of State capital in scientific and technological activities.
3. The transferor and the transferee of the results of new technology research and development shall agree upon the right to submit applications for the protection of industrial property objects, the mode of payment and levels of remuneration for the author(s) of the results of such new technology research and development.
4. In cases where the parties have no agreement in their contracts on the right to submit applications for the protection of industrial property objects, the transferee of the results of new technology research and development shall be entitled to submit an application for the protection of the industrial property right with regard to the results of new technology research and development and shall have to pay remuneration to their author(s) when using the results of such technology research and development in accordance with the provisions of the industrial property legislation.
Article 11.- Contents of contracts
A contract shall include the following principal contents:
1. Names and addresses of the transferor and the transferee:
- Names and positions of the representatives of the parties and their account numbers.
- Summaries of the transferor's results of the research and development activities or business and production results related to the transferred technology(ies).
2. Definitions of concepts and terms used in the contract.
3. Contents of the transferred technology(ies):
a/ Name(s) of the technology(ies);
b/ Detailed description of the characteristics, contents, labor safety and hygiene degrees of the transferred technology(ies); in cases where the transferor supplies machinery and equipment together with other contents of the technology(ies), the contract must clearly state the list of such machinery and equipment with their technical specifications, code numbers, manufacturing country(ies), manufacturing year(s), quality status and prices.
c/ The specific results to be achieved after the transfer is made (in terms of the quality of the commercial products or services, economic and technical norms, productivity, and social and environmental factors).
4. The contents of the transfer of the industrial property right (if any) in accordance with the industrial property legislation.
5. Powers and responsibilities of the parties in effecting the technology transfer.
6. Time limit, tempo and place for the supply of the technology(ies), machinery and equipment.
7. The contents related to the training and technical support to ensure the effectuation of the technology transfer, including:
a/ The details of the training program, form, subject areas, number of trainees and specialists of the transferor and transferee, venue, duration;
b/ Responsibilities of the parties in organizing the training and technical support;
c/ Qualifications, quality and results achieved after the training and technical support are provided;
d/ Expenses for training and technical support.
8. Prices and payment:
a/ Prices, conditions and mode of payment (kind of currency, place, time limit...);
b/ In cases where the transferred technology contains several different contents in the contract, the payment for each transferred content and the price of payment for the transfer of the industrial property right must be clearly stated;
c/ If, in the course of performance of a contract, one or more than one content of the contract is not performed, the transferee shall be entitled to request adjustment of the payment.
9. Commitments of the parties to guaranty, warranty and warranty period:
a/ The transferor undertakes to have the lawful right to the technology transfer;
b/ The transferee undertakes to strictly follow the technical information supplied by the transferor;
c/ On the basis of the strict observance of the transferor's instructions by the transferee, the transferor shall have the obligation to ensure the realization of the technology transfer so as to achieve the following results:
- Achieving the objectives set in the contract;
- The technology(ies) creates commercial goods or services which meet the quality criteria clearly set in the contract;
- The technology(ies) satisfy the technical-economic norms, the raw material, fuel and material consumption norms clearly set in the contract;
- The technology ensures compliance with the legislation on environment, labor safety and labor hygiene.
d/ Other commitments of the parties in order to ensure that no mistakes shall be made during the technology transfer and the use of the results after the expiry of the contract's effective term;
e/ Warranty and warranty duration:
- The transferor shall have to provide warranty for the transferred technological contents, including the quality of machinery and equipment (if they are supplied by the transferor), within a period agreed upon in the contract by the parties;
- In cases where the parties do not agree otherwise the warranty duration shall coincide the effective term of the contract;
- If, during the warranty period, the transferee strictly follow the transferor's instructions but the created commercial products or services or the technology(ies) fail to meet the set criteria, the transferor shall have to apply the remedial measures with its own expenses.
10. The parties' obligation to cooperate and exchange information.
11. Conditions for amending and canceling the contract.
12. The effective term of the contract and conditions for the parties to alter the effective term of or terminate the contract.
13. The scope and extent of confidentiality with regard to the transferred technology(ies).
14. Each party's liabilities when the commitments in the contract are breached .
15. Matters related to disputes arising from the contract:
a/ Shall be dealt with in accordance with the provisions of the Civil Code;
b/ Form and procedures for dealing with disputes;
c/ The dispute-handling agencies (the trial agency or the agency to expertize the quality and price of the transferred technology(ies)).
16. Date and place of making the contract, full names and signatures of the representative of each contracting party.
17. The appendices detailing the contract's provisions: lists of products and their quality criteria, the training and technical support plans, lists of relevant documents or information. The above-mentioned appendices shall constitute an inseparable part of the contract.
Apart from the above-mentioned principal contents, the parties may agree to include in the contract other provisions which are not contrary to the State regulations and the laws of Vietnam.
Article 12.- The language used in the contracts
The technology transfer contracts and their enclosed documents must be made in the Vietnamese language. In cases where the contracting parties are foreign individuals, legal persons or organizations, the contract documents may be also made in a universal foreign language agreed upon by the parties. The contract documents in the Vietnamese language and in a foreign language shall be of equal legal effect.
Article 13.- Provisions not allowed to be included in the contracts:
The following contents shall not be allowed to be included in the contracts:
1. Forcing the transferee to buy or receive from the transferor or a third party designated by the transferor, the following objects:
a/ Raw materials, materials;
b/ Production means: machinery, equipment and/or transport means;
c/ Intermediary products;
d/ Manual labor;
e/ The right to use industrial property objects;
In cases where the technology(ies) requires special guarantees regarding raw materials, materials, accessories, production means, intermediary products, technically qualified workforce or the right to use accompanied industrial property objects, such content must be explained in detail and agreed upon by the parties.
2. Forcing the transferee to accept a number of given norms (except for cases where the technology(ies) is(are) transferred to perform product-processing contracts) regarding:
a/ The production scope, quantity of products (or groups of products);
b/ The selling prices of products;
c/ Designating product outlets for the transferee; the operating mechanism and the relationships between the transferee and these outlets.
3. Restricting the product consumption markets, the export markets, the quantities and the structures of groups of products to be exported by the transferee.
4. Stipulating that the transferee is not allowed to go on with the transferred technology(ies) research and development or to receive similar technologies from other sources.
5. Forcing the transferee to unconditionally transfer to the transferor the right to use the results of the technological modifications or renovations created by the transferee from the transferred technology(ies), the right to lodge applications for the protection of the industrial property and industrial property rights and other rights of such technological modifications or renovations.
6. Exempting the transferor's liabilities for:
- The transferor's faults in the technology transfer;
- Machinery and equipment supplied by the transferor which fail to meet the quality as defined in the contract.
7. Forbidding the transferee to continue using the transferred technology(ies) after the expiry of the contract's term (except for industrial property objects still in the duration of being protected in Vietnam).
In cases where the parties agree that the transferee shall not continue to use the transferred technology(ies) after the expiry of the contract's term, they must explain the reasonability of such agreement and their contract must be approved by the competent technology transfer management agency (for contracts that must be approved as stipulated in Clauses 1 and 2, Article 32 of this Decree).
Article 14.- The time when the contracts come into effect
1. The time when a contract come into effect shall be agreed upon by the parties. In cases where a contract must be approved by the competent agency the time it comes into effect shall be the date it is approved.
2. For contracts that must not be approved but must be registered with the Ministry of Science, Technology and Environment as stipulated in Clause 3, Article 32 of this Decree, they shall come into effect from the date they are registered with the Ministry of Science, Technology and Environment.
3. If a contract contains a part on the transfer of industrial property objects, such part shall come into effect from the date it is registered with the competent State agency as prescribed in the industrial property legislation.
Article 15.- Term of contracts
1. The term of a contract is the duration in which the contract is effective.
The term of a contract shall be agreed upon by the parties according to the requirements and contents of the transferred technology(ies) but the maximum term shall not exceed seven years from the date the contract comes into effect.
2. If the parties agree upon their contract's term being longer than the term stipulated in Item 1 of this Article, the competent State agency may permit such term to be longer than seven years but not exceed 10 years in the following cases:
a/ The technology(ies) is (are) of the world's advanced type and the transferor pledges to continue to transfer modifications throughout the contract's term;
b/ The transferred technology(ies) is (are) of great significance for the socio-economic development;
c/ The transferred technology(ies) creates commercial products of new generation(s) in the world.
3. The time limit for the transfer of the rights to own and/or use industrial property objects shall be agreed upon in accordance with the industrial property legislation.
Article 16.- Obligation to perform the contracts
The technology transferor and transferee shall be obliged to realize their agreement on each party's rights and obligations defined in the contract, if a party violates the agreed provisions, it shall be liable for its violations according to the contract's provisions on violations.
Article 17.- Mode of settling disputes
1. In the course of performance of a contract, the disputes between the parties shall be first of all settled through negotiation and conciliation.
2. In cases where the parties do not agree to settle their disputes at a arbitration body, the disputes shall be brought to the trial agency for settlement.
3. The disputes between Vietnamese organizations or individuals shall be settled in accordance with the Vietnamese laws at the arbitration bodies or trial agencies of Vietnam.
4. In cases where a dispute arising from a contract involves a party being a foreign individual, legal person or organization, it shall be settled at an arbitration body if the parties agree in their contract that an arbitration body shall be selected to settle disputes.
In cases where the parties have no agreement on the settlement of disputes at an arbitration body, the dispute shall be settled at a trial agency.
Article 18.- Invalidated contracts
1. Technology transfer contracts shall be regarded as wholly invalidated in one of the following cases:
a/ The contracting transferor fails to meet all the conditions stipulated in Article 3 of this Decree;
b/ Contracts for the transfer of the technologies which fall into the category(ies) not allowed to be transferred as stipulated in Article 5 of this Decree or the transfer of such technologies is contrary to the provisions of law;
c/ The contracts have not yet been registered, approved or the approval decisions are withdrawn under the provisions of this Decree;
d/ The right to own or use industrial property objects related to the transferred technology(ies) is suspended or canceled at the time the technology transfer contract is entered into (in accordance with the industrial property legislation).
2. A contract shall be regarded as partially invalidated when one of its contents violates the provisions of law but does not affect the contents of the other parts of the contract.
Article 19.- Legal consequences of invalidated contracts
1. When a contract is wholly invalidated:
a/ The parties must refrain from performing the contract if it has not yet performed;
b/ If the contract is being performed, the parties shall have to stop performing it;
c/ A wholly invalidated contract shall not give rise to any right or obligation of the parties from the time it is entered into. The party that causes damage due to its fault shall have to pay compensation therefor.
2. When a contract is partially invalidated:
a/ The parties shall have to agree to either amend the contract in accordance with the provisions of the Civil Code and this Decree or cancel the contract's part which is regarded as invalidated;
b/ In cases where the performance of a partially invalidated contract causes legal consequences like a wholly invalidated contract, the provisions in Clause 1 of this Article shall apply.
Article 20.- Supplementing, amending or canceling part of a contract
A technology transfer contract may be supplemented, amended or canceled in part if so consented by all the parties.
For contracts that must be approved as stipulated in Article 32 of this Decree, any supplement, amendment, replacement or cancellation of part of such a technology transfer contract shall be effective only after it is approved in an additional approval decision by the agency that has approved the contract.
Article 21.- Termination of contracts
1. A contract shall terminate in the following cases:
a/ It has expired as stipulated in the contract;
b/ It terminates ahead of time under o a written agreement between the parties;
c/ A force majeure occurs and the parties agree to terminate the contract;
d/ It is canceled or suspended by the competent State agency managing the technology transfer as it has violated the laws;
e/ An already effective contract may be canceled upon a written agreement between the parties if no damage is caused to the interests of the State and the society; the parties shall be liable for any damage caused to a concerned third party by the cancellation of the contract;
For a contract that requires the approval, the parties shall, when canceling it, have to notify the agency that has approved the contract thereof.
f/ When a party admits its breach of the contract or there is a conclusion of a competent State agency that the contract is breached, the breached party shall be entitled to unilaterally suspend the performance of such contract.
2. In cases where a contract is terminated under the provisions of Point a, b or c, Clause 1 of this Article, the contract's provisions on the settlement of disputes and complaints shall continue to be effective within the statute of limitation for legal proceeding acts as prescribed by law.
3. In cases where a contract is terminated under the provisions in Point d, e or f, Clause 1 of this Article, the breaching party shall have to pay compensation for the damage caused by its breach of the contract, except otherwise provided for in the contract.
Article 22.- Test operation before acceptance and evaluation of contracts
1. The transferor and transferee shall have to make a report on the evaluation of the results of each stage of the technology transfer such as:
- Evaluation and test operation before acceptance: machinery and equipment (if there are machinery and equipment supplied by the transferor), (for machinery, equipment and supplies subject to strict requirements for labor safety, which must be registered and licensed for use before being put into official use), technologies already transferred before official production;
- Evaluation of the contract performance by the parties according to the technological contents determined in each stage of the contract;
- Evaluation of the results achieved at the end of the contract against the set objectives.
These reports shall be sent to the agency that has approved the contract within 15 days from the date the evaluation is completed.
2. During the term of a contract, annually the transferee shall have to report the technology transfer results according to the contract's contents to the agency that has approved the contract.
These reports shall also be sent to the Ministry of Science, Technology and Environment.
Chapter III
FINANCIAL PROVISIONS RELATED TO TECHNOLOGY TRANSFER
Article 23.- Prices of transferred technologies
1. The prices of machinery and equipment shall be determined through bidding for the procurement of equipment or through the examination of their quality and prices.
2. Depending on the advancedness of technologies, technology contents, the technology monopoly, the product quality and percentages of products to be exported, and economic, technical and social efficiency, the contracting parties shall agree upon the prices of payment for the technology transfer.
3. For the transfer of technologies from abroad into Vietnam and the domestic technology transfer, the payment prices for the technology transfer, including the objects mentioned in Article 4 of this Decree, which do not include the value of accompanied machinery and equipment, shall comply with one of the following limits:
a/ From 0% to 5% of the net selling prices of the products within the effective term of the contract; or
b/ From 0% to 25% of the after-tax profit, earned from the sale of manufactured products or the provision of services involving the application of the transferred technology within the effective term of the contract, or
c/ From 0% to 8% of total investment capital in cases where capital contributions are made with the value of the technology(ies).
For projects operating under the Law on Foreign Investment in Vietnam, the value of the technology as capital contribution shall not exceed 20% of the legal capital.
4. For the transfer of technologies from abroad into Vietnam and the domestic technology transfer, the payment price for the technology transfer, excluding the value of accompanied machinery and equipment, may account for up to 8% of the net selling prices or up to 30% of the after-tax profit or up to 10% of total investment capital in cases where capital contribution is made with the value of the technology(ies)with regard to technologies that satisfy the following requirements:
a/ The transferred technology(ies) is a high technology (according to the list announced by the Ministry of Science, Technology and Environment for each period);
b/ The transferred technology(ies) is of great significance for the socio-economic development in deep-lying, remote, mountainous or island areas;
c/ Most of products are for export (or high fees are paid for the technology(ies) for exported products).
Expenses for meals, accommodation, travel and salaries for trainees trained abroad may not be accounted into the limits in percentage mentioned in Clause 3 of this Article.
For special technologies with the approved payment amounts for their transfer being higher than the limits prescribed above, the Ministry of Science, Technology and Environment shall seek for the Prime Minister's direction.
5. The prices of technologies transferred abroad from Vietnam shall be agreed upon by the parties in accordance with the laws of the country of the transferee and approved by the competent State management agency of Vietnam.
The Ministry of Science, Technology and Environment shall have to provide detailed guidance on the payment levels stipulated in this Article.
Article 24.- Modes of payment
Payment for the technology transfer shall be agreed upon by the parties according to the following modes:
1. Accounting the whole value of the transferred technology into the contributed capital of the investment projects.
2. Making periodical payments according to the percentage of the after-tax profit or the net selling prices.
3. Making lump-sum or installment payments in cash or goods, suitable to the technology transfer tempo and in accordance with Vietnam's legislation on the payment in goods. The lump-sum payment shall be determined according to Article 23 of this Decree.
4. Combining the payment modes mentioned in Clauses 1, 2 and 3 of this Article.
Article 25.- Cost-accounting of technology transfer costs
For contracts that must be approved as stipulated in Article 32 of this Decree, if they have not yet been approved by the competent State agencies they have no legal effect and the technology transfer costs shall not be allowed to be accounted into the product prices.
Article 26.- Technology transfer tax
The transferor shall be obliged to pay tax on the sum of money earned from the technology transfer activity. The technology transfer tax rates shall comply with the provisions of law.
Article 27.- Fees on the evaluation of technology transfer contracts
When submitting dossiers of application for the approval of their technology transfer contracts, the applicants shall have to pay to the State agency competent to approve such contracts a fee according to the State regulations.
Chapter IV
STATE MANAGEMENT OVER TECHNOLOGY TRANSFER
Article 28.- Contents of the State management over technology transfer
The contents of the State management over technology transfer include:
1. Promulgating legal documents on technology transfer, organizing the guidance and supervision of the materialization of such documents.
2. Evaluating, approving and registering technology transfer contracts, extending, amending or suspending such contracts.
3. Designating qualified organizations as prescribed law to expertize the quality of equipment and facilities accompanied the transferred technology(ies).
4. Formulating the policy on the import of machinery, equipment, organizing research and application of scientific and technological advances in the domain of technology transfer.
5. Propagating and popularizing knowledge about technology transfer, supplying information on technologies.
6. Managing technology transfer consultancy activities, activities of recognizing or certifying the quality standards as well as technological processes and/or lines.
7. Supervising and inspecting technology transfer activities.
8. Settling complaints, denunciations and handling violations of the technology transfer legislation within the ambit of their power.
9. Creating favorable conditions for international cooperation in the domain of technology transfer.
10. Formulating policies and strategies and training a contingent of cadres specialized in technology transfer.
Article 29.- State management competence and responsibilities of the ministries, branches and localities for technology transfer activities
The Government shall perform the uniform State management over the technology transfer activities nationwide and assign, depending on the functions, tasks and powers of the ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government and People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government, responsibilities, to each of these agencies to assist the Government in performing the State management functions stipulated in Article 28 of this Decree.
The assignment of the performance of the tasks and powers of State management over the technology transfer activities to the ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government and localities aims to:
1. Promote the technology transfer activity management roles and responsibilities of the ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government and People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government in supervising and controlling the technology transfer activities and processes so as to ensure that the transferred technologies and imported machinery and equipment of investment projects are advanced and up-to-date, which bring about economic efficiency in production and business; promptly rectify mistakes and prevent consequences damaging the property of the State and people; and protect the people's health and living environment.
2. Ensure the centralized and uniform management throughout the country and at the same time the rational assignment of responsibilities suited to the capabilities and specialized technical profession of each ministry, ministerial-level agency, agency attached to the Government or locality. The ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government and People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall take direct responsibility to the Government for their assigned management scope.
Article 30.- Responsibilities of the ministries, branches and localities
1. Responsibilities of the Ministry of Science, Technology and Environment:
a/ The Ministry of Science, Technology and Environment shall act as the functional body to assist the Government in directing the uniform management over the technology transfer activities nationwide as stipulated in Article 28 of this Decree;
b/ Coordinating with the concerned agencies in designating expertizing organizations according to Decree No. 86-CP of December 8, 1995 of the Government on the assignment of State management responsibilities for the goods quality so as to implement Clause 3, Article 28 of this Decree;
c/ Performing the uniform professional manage-ment and guiding the materialization of various policies and law provisions on technology transfer activities. Coordinating with the ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government and People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government in supervising and controlling the technology transfer activities and processes;
d/ Managing technology transfer consultancy activities, activities of recognizing or certifying quality standards as well as and technological processes and/or lines;
e/ Formulating policies and strategies and training a contingent of cadres specialized in technology transfer.
2. Responsibilities of the ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government and People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government.
a/ The ministers, the heads of the ministerial-level agencies and agencies attached to the Government and the presidents of the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to:
Propose to the Government to issue or issue according to their respective jurisdiction various State management guidelines, policies and mechanisms for state management over the technology transfer activities in the fields and territories under their charge, which are compatible to the market economy so as to encourage organizations and individuals to quickly apply scientific and technological advances in order to produce high-quality products to meet the demands of the domestic and international markets;
Manage the technology transfer in investment projects and/or tendered projects which they are competent to approve and projects which they are authorized by the higher level to approve;
Approve technology transfer contracts assigned to them in accordance with Article 32 of this Decree;
Coordinate with the Ministry of Science, Technology and Environment and functional agencies in supervising, controlling and evaluating the technology transfer under the scope of their management;
b/ For contracts that must be approved as stipulated in Article 32 of this Decree, the Ministry of Finance shall have to direct the local financial and taxation agencies to examine the actual expenditures on the technology transfers according to the approved contracts as well as the enterprises' observance of the financial regulations on technology transfers.
c/ The Ministry of Finance shall have to coordinate with the Ministry of Science, Technology and Environment in issuing regulations on the fees for the evaluation of technology transfer contracts.
Article 31.- Contract-approving decisions
Technology transfer contracts mentioned in Clause 1 and Clause 2, Article 32 of this Decree must be approved by the competent State agencies. Contract- approving decisions shall be made according to a form guided by the Ministry of Science, Technology and Environment.
The agencies that issue approving decisions shall be entitled to revoke their approving decisions.
Article 32.- Assignment of the competence to approve contracts
1. The Ministry of Science, Technology and Environment shall consider, evaluate and approve the following types of contracts:
a/ Contracts for the transfer of technologies from Vietnam to foreign country(ies);
b/ Contracts for domestic technology transfer, including the contents on the transfer of the right to own and/or use industrial property objects to which one party is a State organization or which involve capital contributed by the State.
c/ Technology transfer contracts of enterprises operating under the Law on Foreign Investment in Vietnam. In cases where the contracting parties have no State-contributed capital, the contract's part on the transfer of the right to own and/or use industrial property objects shall not be subject to approval. For contracts with total payment value, excluding the value of equipment, equivalent to 30,000 USD or less and within one fiscal year the transferee has only one technology transfer contracts, they shall also not be subject to approval but must be registered.
d/ Technology transfer contracts of investment projects which are decided by the Government or the Ministry of Planning and Investment.
2. The ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government, People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government and other agencies (which are entitled to decide investment according to the Regulation on Investment and Construction Management issued by the Government) shall consider, evaluate and approve technology transfer contracts of investment projects funded by the State capital under their respective competence (according to the assignment under the Regulation on Investment and Construction Management issued by the Government) which are other than those stipulated in Clause 1 of this Article.
3. The following technology transfer contracts shall not be subject to approval but must be registered with the Ministry of Science, Technology and Environment:
- Contracts for the transfer of foreign technologies into Vietnam which are other than those stipulated in Clauses 1 and 2 of this Article.
- Contracts for domestic technology transfer which are other than those stipulated in Clause 2 of this Article and valued at more than 30,000 USD.
4. Within 15 days after issuing the contract-approving decisions, the ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government and People's Committees of the provinces or cities directly under the Central Government shall send copies of such decisions to the Ministry of Science, Technology and Environment.
The ministries and People's Committees of the provinces or cities directly under the Central Government shall have to supervise the performance of the contracts approved by themselves.
The Ministry of Science, Technology and Environment shall have to guide the registration procedures for technology transfer contracts mentioned in this Article.
Article 33.- Dossiers of application for contract approval
A dossier of application for contract approval includes:
1. A request for the contract approval (according to the form set by the Ministry of Science, Technology and Environment).
2. The technology transfer contract and its attached appendices.
3. A written explanation of the objectives and possibilities to apply the technology(ies), labor safety and hygiene measures.
The explanation may be prepared by one of the parties, presenting the rationale of the contract, analysis and calculations about the market, raw materials, technologies, economic and financial considerations and the technological efficiency.
4. Information about:
- The legal status, representatives, the certification of the signatures of the contracting parties' representatives, the ownership rights and other information about the contracting parties such as the names and addresses of the company(ies), the guarantors, the account numbers, the guaranteeing banks, the capital amount and documents authenticating the industrial property rights being protected in Vietnam;
- In cases where the contracting parties are joint venture enterprises operating under the Law on Foreign Investment in Vietnam, the dossiers of application for contract approval must be accompanied with a paper certifying that the technology transfer contract has been adopted by the Managing Board on the consensus principle.
Article 34.- Procedures and time limit for considering dossiers of application for contract approval
1. Dossiers of application for contract approval shall be sent to the evaluating and approving agencies as stipulated by Article 32 of this Decree.
2. The agencies having approving competence as stipulated in Article 32 of this Decree shall, within 45 days from the date of receipt of the dossiers which are valid and in compliance with the provisions of Vietnamese laws, have to evaluate and issue decisions to approve the technology transfer contracts.
In cases where they disapprove a contract, they shall, within the time limit mentioned in Clause 2 of this Article, have to clearly reply in writing the applicants clearly stating the reason(s) therefor.
3. In cases where the contract-approving agencies request the parties to supply additional documents or revise the contents of their contracts to make them comply with the provisions of Vietnamese laws, the parties shall be obliged to satisfy such requests within 60 days from the date of receipt of the written requests. If, past this time limit, the above-mentioned requests are not satisfied, the applications for contract approval shall be no longer valid.
These provisions shall not affect the parties' right to continue submitting dossiers of application for contract approval.
4. The procedures for approving additional contracts shall be similar to the above-mentioned contract-approving procedures. Within 20 days from the date of receipt of the dossiers which are proper and in compliance with the Vietnamese laws, the approving agencies shall have to evaluate and decide to approve the additional contracts. In cases where they disapprove additional contracts, they shall have to reply the applicants in writing clearly stating the reason(s) therefor.
5. The dossiers of application for contract registration shall be sent to the Ministry of Science, Technology and Environment if such dossiers are complete, the Ministry of Science, Technology and Environment shall grant certificates of contract registration within seven days from the date of receipt of the complete dossiers.
6. The dossiers of application for registration of the transfer of the right to own and or use industrial property objects shall be submitted to the Industrial Property Department in accordance with the industrial property legislation.
Article 35.- The right to consult specialists
During the process of approving contracts, the ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government and People's Committees of the provinces or cities directly under the Central Government shall be entitled to consult the professional agencies and specialists in the relevant domains. The consulted agencies and specialists shall have to give honest and objective opinions and keep secret the relevant information.
Article 36.- Complaints about the contract approval
1. Within 90 days from the date the ministers, the heads of the ministerial-level agencies or agencies attached to the Government, or the presidents of the People's Committees of the provinces or cities directly under the Central Government issue decisions to approve or refuse to approve technology transfer contracts, the contracting parties or a third party shall be entitled to lodge complains about the contents of the decisions approving or disapproving their contracts to the ministers, the heads of the ministerial-level agencies or agencies attached to the Government, or the presidents of the people's Committees of the provinces or cities directly under the Central Government.
2. Within 60 days from the date of receipt of the written complaints, the ministers, the heads of the ministerial-level agencies or agencies attached to the Government, or the presidents of the People's Committees of the provinces or cities directly under the Central Government shall have to notify the complainants of the settlement results.
3. In cases where they disagree with the results of the settlement of their complaints by the ministers, the heads of the ministerial-level agencies or agencies attached to the Government, or the presidents of the People's Committees of the provinces or cities directly under the Central Government, the parties shall be entitled to make complaints in accordance with the legislation on complaints and settlement of complaints or request the settlement according to the procedures for dealing with administrative cases.
Article 37.- Handling technology transfer-related administrative violations
The handling of technology transfer-related administrative violations shall be stipulated by the Government in a separate decree.
Chapter V
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 38.- Transitional provisions
1. Technology transfer contracts already approved by the competent agencies before the effective date of this Decree shall continue to be effective.
2. Technology transfer contracts which have not yet been approved and if contain contents inconsistent with the Civil Code and this Decree must be revised so as to comply with the Civil Code and this Decree.
3. Technology transfer contracts stipulated in Clause 1 of this Article must be registered with the Ministry of Science, Technology and Environment within 60 days from the effective date of this Decree.
Article 39.- Implementation provisions
The heads of the ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government and the presidents of the People's Committees of the provinces or cities directly under the Central Government shall have to implement this Decree.
The Minister of Science, Technology and Environment, the Minister of Finance and the heads of the concerned agencies shall guide the implementation of this Decree.
This Decree takes effect 15 (fifteen) days after its signing. The previous provisions which are contrary to this Decree are hereby annulled.
 

 
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 45/1998/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất