Thông tư 19/2011/TT-BTP sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 19/2011/TT-BTP
Cơ quan ban hành: | Bộ Tư pháp |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 19/2011/TT-BTP |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Phạm Quý Tỵ |
Ngày ban hành: | 31/10/2011 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Hành chính |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 19/2011/TT-BTP ngày 31/10/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính của Bộ; trong đó, đáng chú ý là thủ tục thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý vào Thông tư số 05/2008/TT-BTP ngày 23/09/2008 hướng dẫn về nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý.
Cụ thể, trong trường hợp người được trợ giúp pháp lý yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý và có đủ căn cứ thì người được trợ giúp pháp lý phải gửi đơn (nêu rõ lý do, căn cứ đề nghị thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý) và các giấy tờ, tài liệu khác liên quan đến yêu cầu thay đổi hoặc trực tiếp đến tổ chức trợ giúp pháp lý nơi thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý để trình bày yêu cầu của mình.
Trường hợp phải thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý thì trong thời hạn không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý hợp lệ, Giám đốc Trung tâm, Trưởng Chi nhánh ra quyết định thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý và cử người đủ tiêu chuẩn để tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý có chất lượng.
Hồ sơ của người được đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật quy định tại Thông tư số 01/2010/TT-BTP ngày 09/02/2010 cũng được quy định chi tiết bao gồm: Giấy đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật; Bản sao Bằng cử nhân luật; Giấy xác nhận về thời gian công tác pháp luật của người được đề nghị.
Thời gian cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Chi nhánh Trung tâm tư vấn pháp luật được giảm xuống còn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ thay vì 07 ngày như quy định trước đây; trong trường hợp từ chối cấp đăng ký, Sơ Tư pháp phải thông báo lý do bằng văn bản cho người làm đơn.
Các sửa đổi, bổ sung này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/12/2011.
Xem chi tiết Thông tư19/2011/TT-BTP tại đây
tải Thông tư 19/2011/TT-BTP
BỘ TƯ PHÁP Số: 19/2011/TT-BTP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2011 |
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA THÔNG TƯ SỐ 05/2008/TT-BTP NGÀY 23 THÁNG 9 NĂM 2008, THÔNG TƯ SỐ 03/2008/TT-BTP NGÀY 25 THÁNG 8 NĂM 2008
VÀ THÔNG TƯ SỐ 01/2010/TT-BTP NGÀY 09 THÁNG 02 NĂM 2010 CỦA BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp, Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính của Thông tư số 05/2008/TT-BTP, Thông tư số 03/2008/TT-BTP và Thông tư số 01/2010/TT-BTP như sau:
Khi có yêu cầu trợ giúp pháp lý, người được trợ giúp pháp lý phải nộp 01 bộ hồ sơ cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý. Hồ sơ gồm có: Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý, giấy tờ chứng minh người có yêu cầu là người thuộc diện được trợ giúp pháp lý và các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc (nếu có).
Khi tiếp nhận hồ sơ vụ việc yêu cầu trợ giúp pháp lý, người tiếp nhận phải xem xét, trả lời ngay cho người có yêu cầu trợ giúp pháp lý về việc hồ sơ đủ điều kiện để thụ lý hoặc phải bổ sung thêm giấy tờ, tài liệu có liên quan.
Vụ việc yêu cầu trợ giúp pháp lý chỉ được thụ lý khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người có yêu cầu trợ giúp pháp lý (sau đây gọi tắt là người có yêu cầu) thuộc diện người được trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 10 của Luật Trợ giúp pháp lý và được quy định chi tiết tại Điều 2 của Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý (sau đây gọi tắt là Nghị định số 07/2007/NĐ-CP) hoặc nạn nhân bị mua bán theo quy định của pháp luật về phòng, chống mua bán người.
b) Nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý phù hợp với quy định tại Điều 5 của Luật Trợ giúp pháp lý;
c) Vụ việc trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi thực hiện trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 26 của Luật Trợ giúp pháp lý;
d) Vụ việc trợ giúp pháp lý không thuộc trường hợp bị từ chối theo quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật Trợ giúp pháp lý.
Người trực tiếp thụ lý vụ việc phải ghi vào Sổ theo dõi, tổng hợp vụ việc trợ giúp pháp lý và tiến hành trợ giúp pháp lý hoặc báo cáo lãnh đạo tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý phân công người thực hiện trợ giúp pháp lý (Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên trợ giúp pháp lý hoặc luật sư, tư vấn viên pháp luật). Sổ theo dõi, tổng hợp vụ việc trợ giúp pháp lý được lập theo Mẫu số 01-TP-TGPL ban hành kèm theo Thông tư số 05/2008/TT-BTP.
Trong trường hợp người có yêu cầu còn thiếu những giấy tờ chứng minh là người thuộc diện được trợ giúp pháp lý hoặc giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý, người tiếp nhận phải hướng dẫn họ cung cấp bổ sung các giấy tờ, tài liệu có liên quan để vụ việc được thụ lý. Sau khi đã nhận đủ các giấy tờ, tài liệu bổ sung hoặc có cơ sở xác minh thì làm thủ tục thụ lý. Trong các trường hợp khẩn cấp, bất khả kháng mà chưa thể cung cấp đủ giấy tờ hoặc do vụ việc trợ giúp pháp lý đã sắp hết thời hiệu hoặc có các lý do khác đòi hỏi phải làm ngay để tránh gây thiệt hại đến các quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý thì người tiếp nhận thụ lý và hướng dẫn người được trợ giúp bổ sung các giấy tờ cần thiết.
Người tiếp nhận yêu cầu trợ giúp pháp lý có trách nhiệm sao chụp 01 bản từ bản chính hoặc tiếp nhận bản sao giấy tờ chứng minh thuộc diện người được trợ giúp pháp lý để lưu giữ trong hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý để kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết. Trong trường hợp vì lý do khách quan mà không thể sao chụp từ bản chính thì phải ghi lại ký hiệu, số, ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp giấy tờ đó vào phần dưới đơn và yêu cầu người có yêu cầu sao chụp gửi sau.
Trong trường hợp từ chối thụ lý, người tiếp nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối cho người có yêu cầu biết. Nếu vụ việc thuộc một trong các trường hợp bị từ chối hoặc phải từ chối và không được tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định tại Điều 45 của Luật Trợ giúp pháp lý, người tiếp nhận đơn phải thông báo rõ lý do bằng văn bản cho người có yêu cầu biết. Thông báo về việc từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý được lập theo Mẫu số 20-TP-TGPL ban hành theo Thông tư số 05/2008/TT-BTP.
Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý phát đơn miễn phí cho người có yêu cầu (mẫu Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này) hoặc người có yêu cầu tự viết đơn có chữ ký hoặc điểm chỉ. Trong trường hợp người có yêu cầu không đến được mà có người đại diện; người giám hộ đến thay thì người đại diện, người giám hộ ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn, trừ trường hợp giữa người có yêu cầu với người đại diện, người giám hộ có mâu thuẫn về quyền, lợi ích hợp pháp.
a) Trong trường hợp người có yêu cầu chưa viết đơn thì người tiếp nhận phải hướng dẫn họ điền và ký vào đơn. Nếu họ không thể tự mình viết đơn được thì người tiếp nhận có trách nhiệm điền đầy đủ các thông tin cần thiết vào mẫu đơn, để họ tự đọc hoặc đọc lại cho họ nghe và đề nghị họ ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn.
b) Trong trường hợp người có yêu cầu nhờ người thân thích (ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên, anh chị em ruột đã thành niên) hoặc ủy quyền cho người khác đến nộp đơn thì ngoài giấy tờ chứng minh là người thuộc diện được trợ giúp pháp lý, người đến thay phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân của mình hoặc giấy ủy quyền có ký xác nhận của người có yêu cầu. Người nộp đơn thay ghi rõ họ, tên, số Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ cư trú và ký tên vào Sổ theo dõi, tổng hợp vụ việc trợ giúp pháp lý.
c) Đơn được nộp trực tiếp tại trụ sở hoặc địa điểm làm việc của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc nộp trực tiếp cho người thực hiện trợ giúp pháp lý (trong trường hợp thực hiện trợ giúp pháp lý bên ngoài trụ sở) hoặc được gửi đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý qua thư tín hoặc bằng các hình thức khác”.
“6. Thủ tục thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý
Trong trường hợp người được trợ giúp pháp lý yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý do có đủ căn cứ chứng minh người thực hiện trợ giúp pháp lý vi phạm pháp luật về trợ giúp pháp lý hoặc thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 45 của Luật Trợ giúp pháp lý hoặc phải thay đổi theo pháp luật tố tụng thì người được trợ giúp pháp lý phải gửi đơn (nêu rõ lý do, căn cứ đề nghị thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý) và các giấy tờ, tài liệu khác liên quan đến yêu cầu thay đổi (nếu có) hoặc trực tiếp đến tổ chức trợ giúp pháp lý nơi thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý để trình bày yêu cầu của mình. Tổ chức trợ giúp pháp lý này phải ghi rõ lại yêu cầu thay đổi của người được trợ giúp pháp lý để họ ký tên hoặc điểm chỉ.
Trong trường hợp phải thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý thì trong thời hạn không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý hợp lệ, Giám đốc Trung tâm, Trưởng Chi nhánh ra quyết định thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý và cử người đủ tiêu chuẩn để tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý có chất lượng. Quyết định thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý phải được gửi cho người được trợ giúp pháp lý, các cơ quan, tổ chức có liên quan biết và lưu hồ sơ vụ việc”.
“4. Chứng thực điểm chỉ
Theo quy định của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền chứng thực thực hiện việc chứng thực chữ ký của mình trong các giấy tờ, văn bản. Trong trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký thì việc chứng thực chữ ký được thay thế bằng việc chứng thực điểm chỉ.
Khi điểm chỉ người yêu cầu chứng thực sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón tay khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón tay nào, của bàn tay nào.
Không thực hiện chứng thực điểm chỉ trong giấy tờ, văn bản tiếng nước ngoài.”
“3. Hồ sơ của người được đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật gồm các giấy tờ sau đây:
a) Giấy đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật;
b) Bản sao Bằng cử nhân luật;
c) Giấy xác nhận về thời gian công tác pháp luật của người được đề nghị.”
a) Đơn đăng ký hoạt động (Mẫu TP-TVPL-02 quy định tại Thông tư số 01/2010/TT-BTP);
b) Bản sao có chứng thực Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật thành lập chi nhánh trong trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính, hoặc bản sao Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật thành lập chi nhánh và xuất trình bản chính để đối chiếu trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp;
c) Quyết định của tổ chức chủ quản về việc thành lập Chi nhánh;
d) Bản sao có chứng thực Thẻ luật sư của luật sư hoặc Thẻ tư vấn viên pháp luật của người dự kiến làm Trưởng chi nhánh trong trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính, hoặc bản sao Thẻ luật sư của luật sư hoặc Thẻ tư vấn viên pháp luật của người dự kiến làm Trưởng chi nhánh trong trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính và xuất trình bản chính để đối chiếu trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp;
Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh được làm thành 02 bản; một bản cấp cho Chi nhánh, một bản lưu tại Sở Tư pháp.”
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 12 năm 2011.
Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc các Sở Tư pháp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tư pháp để nghiên cứu giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
MẪU ĐƠN YÊU CẦU TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2011/TT-BTP ngày 31 tháng 10 năm 2011 của Bộ Tư pháp)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
………, ngày….tháng…..năm 20…..
ĐƠN YÊU CẦU TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
Kính gửi: ………………..(1)……………….
Họ và tên: ……………………………………(2 hoặc 2a)............................................
Ngày, tháng, năm sinh:…………………………………….Giới tính:...........................
Địa chỉ liên hệ: ...................................................................................................
Điện thoại: .........................................................................................................
CMND số: …………………………………….cấp ngày ……………….. tại .................
…………………………………………………. Dân tộc: ............................................
Diện người được trợ giúp pháp lý: ......................................................................
Nội dung vụ việc yêu cầu trợ giúp pháp lý:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Tài liệu gửi kèm theo đơn:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Ghi chú:
..........................................................................................................................
Tôi xin cam đoan lời trình bày trên là đúng sự thật. Đề nghị ….(1).... xem xét trợ giúp pháp lý.
|
NGƯỜI YÊU CẦU TRỢ GIÚP PHÁP LÝ |
Ghi chú:
(1): Tên tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý
(2): Tên người được trợ giúp pháp lý
(2a): Tên người đại diện, người giám hộ cho người được trợ giúp pháp lý.
MINISTRY OF JUSTICE | SOCIALISTREPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 19/2011/TT-BTP | Hanoi, October 31, 2011 |
CIRCULAR
ON AMENDMENT AND SUPPLEMENT OF A NUMBER OF PROVISIONS ON ADMINISTRATIVE PROCEDURES OF CIRCULAR NO.05/2008/TT-BTP DATED 23/9/ 2008, CIRCULAR NO.03/2008/TT-BTP DATED 25/8/2008 AND CIRCULAR NO.01/2010/TT-BTP DATED 09/02/2010 OF THE MINISTRY OF JUSTICE
Pursuant to the Decree No.93/2008/ND-CP of August 22, 2008 of the Government regulating functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Justice;
In implementing the Government’s Resolution No.52/NQ-CP dated December 10, 2010 on the simplification of administrative procedures under the management function scope of the Ministry of Justice, Ministry of Justice amends and supplements a number of provisions on administrative procedures of theCircular No.05/2008/TT-BTP, Circular No.03/2008/TT-BTP and Circular No.01/2010/TT-BTP dated 9/2/2010as follows:
Article 1. To amend and supplement some provisions of Circular No.05/2008/TT-BTP dated 23/9/2008 of the Ministry of Justice guiding on the operation of legal aid and state management on legal aid
1.Clause 1, Clause 2, Section I, Part A is amended and supplemented as follows:
"1. Inspection ofthe requests of legal aid
Upon a request of legal aid, the legal aid beneficiary must submit 01 set of dossier to the legal aid providing organization. The dossier shall include: an application for legal aid, proof to demonstrate that the requester is subject to legal aid and other papers and documents relevant to the case (if any).
Upon receiving the dossier requesting for legal aid, the recipients must consider and respond immediately to the requester of legal aid if the dossiers are eligible to assume or needed to add related papers, documents.
The case requesting for legal aid shall be processed only when meeting all the following conditions:
a) The requesters of legal aid (hereinafter referred to as the requester) who are subject to legal aid provided in Article 10 of the Law on Legal Aid and detailed in Article 2 of Decree No.07/2007/ND-CP dated 12/01/2007 of the Government detailing and guiding the implementation of a number of Articles of the Law on Legal Aid (hereinafter referred to as Decree No.07/2007/ND-CP) or victims of sale in accordance with the provisions of law on the prevention, combat of human trafficking.
b) The content of legal aid cases is in accordance with the provisions of Article 5 of the Law on Legal Aid;
c) The legal aid case is under the scope of legal aid provided in Article 26 of the Law on Legal Aid;
d) The legal aid case is not subject to the refusal as prescribed in Clause 1 of Article 45 of the Law on Legal Aid.
Persons, who directly assume the case for settlement must record it into the tracking book, summarize legal aid cases and conduct legal aid works or submit to leader of legal aid providing organization for assigning the legal aid conductor (legal assistant, legal aid freelancer or lawyers, legal advisor). Trackingbook for summarizing legal aid cases is made according to Form No.01-TP-TGPL issued together with Circular No.05/2008/TT-BTP.
In cases the requesters who are lack of documents to prove that they are subject to legal aid or papers, documents related to legal aid cases, the recipients shall guide them to provide additional related papers and documents to be assumed for settlement. After receiving all additional papers, documents or having eligible verification, the procedures of assuming case shall be made. In the case of emergency, force majeure by which the requesters could not provide sufficient documentation or the legal aid cases were about to be expired or having other reasons required to assume immediately for settlement to prevent damage to the rights and the legitimate interests of legal aids beneficiaries, the recipients shall assume the cases and guide the requesters to provide additionally necessary documentation.
The recipients of legal aid request are responsible for copying 01 set of documents from the original one or receiving the copied dossier as proof that requesters are subject to legal aid for keeping together with the legal aid case’s profile for inspection, comparison when needed. In the case of objective reasons that the recipient cannot copy from the originals, they shall record the number, date, the agency of issuance in the lower part of the application and request the requester to provide copied documents later.
In case of refusal, the recipients must reply in writing and state clearly the reasons of refusal to the requesters. If the case is of one of the cases of refusal or of discontinuation as prescribed in Article 45 of the Law on Legal Aid, the recipients shall clearly state the reason in writing to the requesters. Notification of refusal or discontinuation to make legal aid is made according to the Form No.20-TP-TGPL issued together with Circular No.05/2008/TT-BTP.
2. The application for legal aid
Legal aid providing organizations distribute free applications form to the requesters (the Form of legal aid application is provided in the Appendix attached to this Circular) or the requesters self-write the legal aid application with their signatures or fingerprints. In cases where the requesters could not be present and send their representatives or guardians instead, the representatives, guardians shall sign or fingerprint into the application, except the case that the requesters and the representatives, guardians have a conflict of rights and legitimate interests.
a) In cases the requesters have not written the application, the recipients shall guide them to complete and sign the form. If they cannot self-write the application, the recipients are responsible for filling the required information into the form, letting them read or re-reading for them to listen and requesting them to sign or fingerprint into the application.
b) In case the beneficiaries request their relatives (grandparents, parents, spouses, adult children, and adult natural siblings) or authorize others to apply the application, in addition to the eligibleproof of requester of subject to legal aid, the institutes must present their identity cards or written authorizations signed by the requesters. The institutes inscribe their names, identity cards, residence addresses and sign to the tracking book for summarizing legal aid cases.
c) The application is applied directly at the office or work location of the legal aid providing organization, or applied directly to the person who conduct the legal aid cases (in case the legal aid is settled outside the office) or sent to the legal aid providing organization through the mail or by other means."
2. To supplementclause 6 in Section II, Part A on legal aid professional guidance as follows:
"6. Procedures for changing the legal aid conductor
In cases the legal aid requesters request to change the legal aid conductors because there are sufficient evidence to prove the legal aid conductors violate the regulations of law on legal aid, or of one of the cases mentioned in Clause 2 of Article 45 of the Law on Legal Aid, or it is required to change according to the Law on proceedings, the legal aid beneficiaries shall submit an application (clearly stating the reasons, evidence on proposing change of legal aid conductor) and other papers and documents which are related to the request for changes (if any) or come directly to the legal aid providing organization that their legal aid cases are assumed to present the claims. Thislegal aid providing organization must clearly state the request for changing legal aid conductors to have their signatures or fingerprints.
In case of change of legal aid conductor, within a period of not more than 03 days from the day of receiving complete valid dossiers of request for change of legal aid conductor, The Director of Center, Head of Branch issues adecision to change the legal aid conductor and appoint qualified person to continue the legal aid cases with quality. Thedecision to change the legal aid conductor must be sent to the legal aid beneficiaries and related agencies, organizations for their record and information."
3. To annul Clause 3, Section II, Part A on professional guidance of legal aid.
Article 2. To amend and supplement Clause 4 of Circular No.03/2008/TT-BTP dated 25/8/2008 of the Ministry of Justice guiding the implementation of a number of Articles of Decree No.79/2007/ND-CP dated 18/5/2007 of the Government on the issue of copies from master registers, certification of the copies from the originals, and authentication of signatures as follows:
"4.Certificationof fingerprint
Under the provisions of Decree No.79/2007/ND-CP, the individuals may request the competent authorities to authenticate their signatures in the papers or documents. When the authentication requesters cannot sign due to their disability or do not know to sign, the signature authentication is replaced by fingerprint authentication.
When pressing their fingerprints, the authentication requesters use their right forefingers; if they are unable to do so, they shall use their left forefinger; when it is impossible to press theirfingerprintby such two fingers, they may use other fingers provided that it must clearly state the fingerprint is used a certain finger of a certain hand.
The authentication of fingerprint is not allowed to conduct for the papers and documents in foreign languages."
Article 3. To amend and supplement some provisions of Circular No.01/2010/TT-BTP dated 9/02/2010 of the Ministry of Justice detailing and guiding the implementation of a number of Articles of Decree No.77/2008/ND-CP
1. Clause 3 of Article 5 is amended and supplemented as follows:
"3. The dossier of the person who apply for granting legal consultant card includes the following papers:
a) An application for a legal consultant card;
b) Copy of Diploma of bachelor of Laws;
c/ Written certification of the applicant s period of working in the legal domain.”
2. To annul clause 5 of Article 5 of the registration for operation of legal consultancy centers.
3. Clause 2, Clause 3 Article 6 are amended and supplemented as follows:
"2. The dossier registering for operation of the branches of legal consultancy centers mentioned in Clause 5 of Article 14 of Decree No.77/2008/ND-CP includes 01 set of the following papers:
a) An application for operation registration (FormTP-TVPL-02regulated in Circular No.01/2010/TT-BTP);
b) A certified copy of operation registration certificate of the legal consultancy center establishing branch in case of submitting dossier via the postal system, or a copy of the operation registration certificate of the legal consultancy center establishing branch and the original for comparison in case of direct submission;
c) The decision of the governing organization on the establishment of branch;
d) A certified copy of the lawyer s card or legal consultant card of the expected branch Head in case of submitting dossier via the postal system, or a copy of the lawyer s card or legal consultant card of the expected branch Head and the original for comparison in case of direct submission;
3. Within 05 working days after receiving complete and valid dossiers, the Department of Justice where the branch headquarter is located, shall be responsible for granting operation registration certificate to the branch; in case of refusal, the Department must issue written reply stating clearly the reasons in writing to the applicants.
The operation registrationcertificate of branch is made in 02 copies; one granted to the branch, one kept at the Department of Justice. "
Article 4. Effect
This Circular takes effect as from December 14, 2011.
Heads of units of the Ministry, Directors of the Departments of Justice and other related agencies, organizations and individuals shall be responsible for the implementation of this Circular.
During its execution, if any problems arise, agencies, organizations, and individuals should promptly report them to the Ministry of Justice for study and settlement. /.
| ON BEHALF OF THE MINISTER |
APPENDIX
FORM OF LEGAL AID APPLICATION
(Issued together with Circular No.19/2011/TT-BTP dated 31/10/2011of the Ministry of Justice)
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------------------------
………, date….month….20…..
APPLICATION FOR LEGAL AID
To: ………………..(1)……………….
Full name: ……………………………………(2 or 2a)............................................
Date of birth:…………………………………….Sex:...........................
Contact address: ...................................................................................................
Telephone: .........................................................................................................
Identification card No: ………………………. Date of issue ……………….. at..........
…………………………………………………. Nation: ............................................
Representative of legal aid beneficiary: ...................................................................
Contents requesting for legal aid case:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Attached documents:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Note:
..........................................................................................................................
I declare the abovestatements are true. I request .... (1) .... considerof legal aid
| LEGAL AID REQUESTER |
Remark:
(1): Name of legal aid providing organization
(2): Name of legal aid beneficiary
(2a): Name of representative, guardian for the legal aid beneficiary.
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây