Quyết định 4638/QĐ-BNN-TCTL 2018 về việc công bố Thủ tục hành chính mới ban hành, được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thủy lợi
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 4638/QĐ-BNN-TCTL
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 4638/QĐ-BNN-TCTL |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Hoàng Văn Thắng |
Ngày ban hành: | 22/11/2018 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Hành chính, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 22/11/2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định 4638/QĐ-BNN-TCTL công bố thủ tục hành chính (TTHC) mới ban hành, TTHC được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thủy lợi thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Theo Quyết định này có 14 TTHC mới ban hành, trong đó có: 3 thủ tục cấp trung ương; 5 thủ tục cấp tỉnh; 4 thủ tục cấp huyện; 2 thủ tục cấp xã.
Một số thủ tục điển hình mới được ban hành như:
- Thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố công khai quy trình vận hành hồ chứa nước;
- Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp;…
8 TTHC được sửa đổi, bổ sung tại 2 cấp trung ương và cấp tỉnh, cụ thể: Cấp lại giấy phép bị mất, bị rách, hư hỏng; Cấp lại giấy phép tên chủ giấy phép đã được cấp bị thay đổi do chuyển nhượng, sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức; Cấp giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi;…
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định4638/QĐ-BNN-TCTL tại đây
tải Quyết định 4638/QĐ-BNN-TCTL
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Số: 4638/QĐ-BNN-TCTL |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LĨNH VỰC THỦY LỢI THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
----------------------------------
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi,
QUYẾT ĐỊNH:
Sửa đổi tên một số thủ tục hành chính được quy định tại Quyết định số 2525/QĐ-BNN-TCTL ngày 29/6/2018 về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thủ tục hành chính thay thế về lĩnh vực thủy lợi thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH; THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4638/QĐ-BNN-TCTL ngày 22 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH:
1. Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
STT |
Tên thủ tục hành chính |
Lĩnh vực |
Cơ quan thực hiện |
A. |
Thủ tục hành chính cấp trung ương |
1 |
Thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố công khai quy trình vận hành hồ chứa nước thuộc thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và PTNT |
Thủy lợi |
Tổng cục Thủy lợi |
2 |
Thẩm định, phê duyệt đề cương, kết quả kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi thuộc thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và PTNT |
Thủy lợi |
Tổng cục Thủy lợi |
3 |
Phê duyệt phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước thuộc thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và PTNT. |
Thủy lợi |
Tổng cục Thủy lợi |
B. |
Thủ tục hành chính cấp tỉnh |
||
1 |
Thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố công khai quy trình vận hành hồ chứa nước thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh |
Thủy lợi |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
2 |
Thẩm định, phê duyệt đề cương, kết quả kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh. |
Thủy lợi |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
3 |
Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạn du đập trong quá trình thi công thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh. |
Thủy lợi |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
4 |
Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh. |
Thủy lợi |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
5 |
Phê duyệt phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh. |
Thủy lợi |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
C |
Thủ tục hành chính cấp huyện |
|
|
1 |
Thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố công khai quy trình vận hành hồ chứa nước thuộc thẩm quyền của UBND huyện |
Thủy lợi |
Cơ quan chuyên môn cấp huyện |
2 |
Thẩm định, phê duyệt đề cương, kết quả kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi thuộc thẩm quyền của UBND huyện. |
Thủy lợi |
Cơ quan chuyên môn cấp huyện |
3 |
Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạn du đập trong quá trình thi công thuộc thẩm quyền của UBND huyện (trên địa bàn từ 02 xã trở lên). |
Thủy lợi |
Cơ quan chuyên môn cấp huyện |
4 |
Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp thuộc thẩm quyền của UBND huyện (trên địa bàn từ 02 xã trở lên). |
Thủy lợi |
Cơ quan chuyên môn cấp huyện |
D |
Thủ tục hành chính cấp xã |
|
|
1 |
Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạn du đập trong quá trình thi công thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã. |
Thủy lợi |
UBND cấp xã |
2 |
Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã. |
Thủy lợi |
UBND cấp xã |
2. Danh mục tên thủ tục hành chính được sửa đổi thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quy định tại Quyết định 2525/QĐ-BNN- TCTL ngày 29/6/2018
STT |
Số hồ sơ TTHC |
Tên thủ tục hành chính được thay thế |
Tên thủ tục hành chính thay thế |
Tên VBQPPL quy định thủ tục hành chính |
Lĩnh vực |
Cơ quan thực hiện |
A. Thủ tục hành chính cấp trung ương |
1 |
BNN 288326 |
Cấp lại giấy phép bị mất, bị rách, hư hỏng thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Nông nghiệp và PTNT. |
Cấp lại giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trong trường hợp bị mất, bị rách, hư hỏng thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Nông nghiệp và PTNT. |
Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi |
Thủy lợi |
Tổng cục Thủy lợi |
2 |
BNN 288327 |
Cấp lại giấy phép tên chủ giấy phép đã được cấp bị thay đổi do chuyển nhượng, sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Nông nghiệp và PTNT |
Cấp lại giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trong trường hợp tên chủ giấy phép đã được cấp bị thay đổi do chuyển nhượng, sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Nông nghiệp và PTNT |
Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi |
Thủy lợi |
Tổng cục Thủy lợi |
3 |
BNN- 288330 |
Cấp giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Nông nghiệp và PTNT. |
Cấp giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi, trừ xả nước thải với quy mô nhỏ và không chứa chất độc hại, chất phóng xạ thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Nông nghiệp và PTNT. |
Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi |
Thủy lợi |
Tổng cục Thủy lợi |
4 |
BNN 288336 |
Cấp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Nông nghiệp và PTNT. |
Cấp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi trừ xả nước thải với quy mô nhỏ và không chứa chất độc hại, chất phóng xạ thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Nông nghiệp và PTNT. |
Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi |
Thủy lợi |
Tổng cục Thủy lợi |
B. Thủ tục hành chính cấp tỉnh |
1 |
BNN 288337 |
Cấp lại giấy phép bị mất, bị rách, hư hỏng thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh. |
Cấp lại giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trong trường hợp bị mất, bị rách, hư hỏng thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh. |
Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi |
Thủy lợi |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
2 |
BNN 288338 |
Cấp lại giấy phép tên chủ giấy phép đã được cấp bị thay đổi do chuyển nhượng, sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh. |
Cấp lại giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trong trường hợp tên chủ giấy phép đã được cấp bị thay đổi do chuyển nhượng, sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh. |
Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi |
Thủy lợi |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
3 |
BNN- 288342 |
Cấp giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh. |
Cấp giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi, trừ xả nước thải với quy mô nhỏ và không chứa chất độc hại, chất phóng xạ thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh. |
Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi |
Thủy lợi |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
4 |
BNN- 288350 |
Cấp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh. |
Cấp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi trừ xả nước thải với quy mô nhỏ và không chứa chất độc hại, chất phóng xạ thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh. |
Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi |
Thủy lợi |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
PHẦN II.
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TRUNG ƯƠNG
LĨNH VỰC THỦY LỢI
I. Tên thủ tục hành chính: Thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố công khai quy trình vận hành hồ chứa nước thuộc thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Tổng cục Thủy lợi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận xem xét, kiểm tra; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị phê duyệt quy trình vận hành để hoàn chỉnh theo quy định.
Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận tổ chức thẩm định và trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt. Trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt, cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị phê duyệt để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
2. Cách thức thực hiện
Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Tờ trình đề nghị phê duyệt quy trình vận hành hồ chứa nước;
- Dự thảo quy trình vận hành hồ chứa nước;
- Báo cáo thuyết minh kết quả tính toán kỹ thuật;
- Bản đồ hiện trạng công trình;
- Văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan;
- Các tài liệu liên quan khác kèm theo.
b) Số lượng: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận tổ chức thẩm định và trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt. Trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt, cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị phê duyệt để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
5. Đối tượng thực hiện TTHC:
- Tổ chức;
- Cá nhân.
6. Cơ quan giải quyết TTHC: Tổng cục Thủy lợi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
7. Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định
8. Phí, lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Không
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC.
- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017;
- Khoản 1; điểm a khoản 2; khoản 6; điểm a khoản 7- Điều 12, Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
II. Tên thủ tục hành chính: Thẩm định, phê duyệt đề cương, kết quả kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi thuộc thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và PTNT
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị phê duyệt đề cương kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi đến Tổng cục Thủy lợi thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt đề cương kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết, trường hợp đủ điều kiện, trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt; trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt, cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt và thông báo lý do bằng văn bản.
2. Cách thức thực hiện
Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Tờ trình đề nghị phê duyệt;
- Dự thảo đề cương kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi;
- Các tài liệu liên quan khác kèm theo (nếu có).
b) Số lượng: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC:
- Tổ chức;
- Cá nhân.
6. Cơ quan giải quyết TTHC: Tổng cục Thủy lợi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
7. Kết quả thực hiện TTHC: Đề cương, kết quả kiểm định được phê duyệt
8. Phí, lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Không
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC.
- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017;
- Khoản 1; điểm a khoản 2; khoản 4- Điều 19, Nghị định 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
III. Tên thủ tục hành chính: Phê duyệt phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước thuộc thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bước 2: Không quy định thời hạn giải quyết
2. Cách thức thực hiện
Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Không quy định
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm: Phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước quy định những nội dung chính sau:
- Đặc điểm địa hình, thông số thiết kế, sơ đồ mặt bằng bố trí công trình và chỉ giới cắm mốc phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước;
- Tình hình quản lý, khai thác và bảo vệ đập, hồ chứa nước;
- Chế độ báo cáo, kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất;
- Quy định việc giới hạn hoặc cấm các loại phương tiện giao thông có tải trọng lớn lưu thông trong phạm vi bảo vệ công trình; quy trình về phòng cháy, chữa cháy; bảo vệ an toàn nơi lưu giữ tài liệu, kho tàng cất giữ vật liệu nổ, chất dễ cháy, chất độc hại;
- Tổ chức lực lượng và phân công trách nhiệm bảo vệ đập, hồ chứa nước; trang thiết bị hỗ trợ công tác bảo vệ;
- Tổ chức kiểm tra, kiểm soát người và phương tiện ra, vào công trình;
- Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn các hành vi xâm phạm, phá hoại công trình và vùng phụ cận của đập, hồ chứa nước;
- Bảo vệ, xử lý khi đập, hồ chứa nước xảy ra sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố;
- Nguồn lực tổ chức thực hiện phương án;
- Trách nhiệm của chủ sở hữu, chủ quản lý, tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước, chính quyền các cấp và các cơ quan, đơn vị liên quan.
b) Số lượng: Không quy định
4. Thời hạn giải quyết:
Không quy định
5. Đối tượng thực hiện TTHC:
- Tổ chức;
- Cá nhân.
6. Cơ quan giải quyết TTHC: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
7. Kết quả thực hiện TTHC: Phương án được phê duyệt
8. Phí, lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Không
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC.
- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017;
- Khoản 1; khoản 2; điểm a khoản 5- Điều 23, Nghị định số 114/2018/NĐ- CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
LĨNH VỰC THỦY LỢI
I. Tên thủ tục hành chính: Thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố công khai quy trình vận hành hồ chứa nước thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ phê duyệt quy trình vận hành hồ chứa nước đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận xem xét, kiểm tra; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị phê duyệt quy trình vận hành để hoàn chỉnh theo quy định.
Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận tổ chức thẩm định và trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt. Trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt, cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị phê duyệt để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
2. Cách thức thực hiện
Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Tờ trình đề nghị phê duyệt quy trình vận hành hồ chứa nước;
- Dự thảo quy trình vận hành hồ chứa nước;
- Báo cáo thuyết minh kết quả tính toán kỹ thuật;
- Bản đồ hiện trạng công trình;
- Văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan;
- Các tài liệu liên quan khác kèm theo.
b) Số lượng: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC:
- Tổ chức;
- Cá nhân.
6. Cơ quan giải quyết TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
7. Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định
8. Phí, lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Không
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC.
- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017;
- Khoản 1; điểm c khoản 2; điểm b khoản 4; điểm c khoản 7- Điều 12, Nghị định 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
II. Tên thủ tục hành chính: Thẩm định, phê duyệt đề cương, kết quả kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị phê duyệt đề cương kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi đến Sở Nông nghiệp và PTNT.
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt đề cương kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết, trường hợp đủ điều kiện, trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt; trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt, cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt và thông báo lý do bằng văn bản.
2. Cách thức thực hiện
Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Tờ trình đề nghị phê duyệt;
- Dự thảo đề cương kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi;
- Các tài liệu liên quan khác kèm theo (nếu có).
b) Số lượng: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC:
- Tổ chức;
- Cá nhân.
6. Cơ quan giải quyết TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
7. Kết quả thực hiện TTHC: Đề cương, kết quả kiểm định được phê duyệt
8. Phí, lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Không
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC.
- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017;
- Khoản 1; điểm b khoản 2; khoản 4 - Điều 19, Nghị định 114/2018/NĐ- CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
III. Tên thủ tục hành chính: Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh.
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt phương án để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, trường hợp đủ điều kiện, trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt; trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt, cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt và thông báo lý do bằng văn bản.
2. Cách thức thực hiện
Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Tờ trình đề nghị phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập;
- Dự thảo phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập;
- Báo cáo kết quả tính toán kỹ thuật;
- Văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan;
- Các tài liệu khác liên quan kèm theo (nếu có). b) Số lượng: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC:
- Tổ chức;
- Cá nhân.
6. Cơ quan giải quyết TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - UBND tỉnh.
7. Kết quả thực hiện TTHC: Phương án được phê duyệt
8. Phí, lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, tờ khai:Không
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC.
- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017;
- Khoản 1; khoản 3; điểm c khoản 4 và điểm c khoản 5 - Điều 7, Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
IV. Tên thủ tục hành chính: Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh.
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt phương án để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, trường hợp đủ điều kiện, trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt; trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt, cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt và thông báo lý do bằng văn bản.
2. Cách thức thực hiện
Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Tờ trình đề nghị phê duyệt;
- Dự thảo phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp;
- Báo cáo kết quả tính toán kỹ thuật;
- Văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan;
- Các tài liệu liên quan khác kèm theo (nếu có). b) Số lượng: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC:
- Tổ chức;
- Cá nhân.
6. Cơ quan giải quyết TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - UBND tỉnh.
7. Kết quả thực hiện TTHC: Phương án được phê duyệt
8. Phí, lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, tờ khai:Không
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC.
- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017;
- Khoản 1; khoản 2; điểm c khoản 4; điểm c, d khoản 5 - Điều 26, Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
V. Tên thủ tục hành chính: Phê duyệt phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh.
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến UBND tỉnh
Bước 2: Không quy định thời hạn giải quyết.
2. Cách thức thực hiện
Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Không quy định
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm: Phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước quy định những nội dung chính sau:
- Đặc điểm địa hình, thông số thiết kế, sơ đồ mặt bằng bố trí công trình và chỉ giới cắm mốc phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước;
- Tình hình quản lý, khai thác và bảo vệ đập, hồ chứa nước;
- Chế độ báo cáo, kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất;
- Quy định việc giới hạn hoặc cấm các loại phương tiện giao thông có tải trọng lớn lưu thông trong phạm vi bảo vệ công trình; quy trình về phòng cháy, chữa cháy; bảo vệ an toàn nơi lưu giữ tài liệu, kho tàng cất giữ vật liệu nổ, chất dễ cháy, chất độc hại;
- Tổ chức lực lượng và phân công trách nhiệm bảo vệ đập, hồ chứa nước; trang thiết bị hỗ trợ công tác bảo vệ;
- Tổ chức kiểm tra, kiểm soát người và phương tiện ra, vào công trình;
- Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn các hành vi xâm phạm, phá hoại công trình và vùng phụ cận của đập, hồ chứa nước;
- Bảo vệ, xử lý khi đập, hồ chứa nước xảy ra sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố;
- Nguồn lực tổ chức thực hiện phương án;
- Trách nhiệm của chủ sở hữu, chủ quản lý, tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước, chính quyền các cấp và các cơ quan, đơn vị liên quan.
b) Số lượng: Không quy định
4. Thời hạn giải quyết: Không quy định
5. Đối tượng thực hiện TTHC:
- Tổ chức;
- Cá nhân.
6. Cơ quan giải quyết TTHC: UBND tỉnh
7. Kết quả thực hiện TTHC: Phương án được phê duyệt
8. Phí, lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Không
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC.
- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017;
- Khoản 1; khoản 2; điểm c khoản 5- Điều 23, Nghị định số 114/2018/NĐ- CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
C. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN:
LĨNH VỰC THỦY LỢI
I. Tên thủ tục hành chính: Thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố công khai quy trình vận hành hồ chứa nước thuộc thẩm quyền của UBND huyện
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ phê duyệt quy trình vận hành hồ chứa nước đến Cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về thủy lợi thuộc UBND cấp huyện.
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận xem xét, kiểm tra; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị phê duyệt quy trình vận hành để hoàn chỉnh theo quy định.
Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận tổ chức thẩm định và trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt. Trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt, cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị phê duyệt để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
2. Cách thức thực hiện
Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Tờ trình đề nghị phê duyệt quy trình vận hành hồ chứa nước;
- Dự thảo quy trình vận hành hồ chứa nước;
- Báo cáo thuyết minh kết quả tính toán kỹ thuật;
- Bản đồ hiện trạng công trình;
- Văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan;
- Các tài liệu liên quan khác kèm theo.
b) Số lượng: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC:
- Tổ chức;
- Cá nhân.
6. Cơ quan giải quyết TTHC: Cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về thủy lợi thuộc UBND cấp huyện.
7. Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định
8. Phí, lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Không
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC.
- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017;
- Khoản 1; điểm đ khoản 2; điểm c khoản 4; khoản 6; điểm c khoản 7- Điều 12, Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
II. Tên thủ tục hành chính: Thẩm định, phê duyệt đề cương, kết quả kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi thuộc thẩm quyền của UBND huyện.
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị phê duyệt đề cương kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi đến Cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về thủy lợi thuộc UBND cấp huyện.
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt đề cương kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết, trường hợp đủ điều kiện, trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt; trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt, cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt và thông báo lý do bằng văn bản.
2. Cách thức thực hiện
Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Tờ trình đề nghị phê duyệt;
- Dự thảo đề cương kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi;
- Các tài liệu liên quan khác kèm theo (nếu có).
b) Số lượng: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC:
- Tổ chức;
- Cá nhân.
6. Cơ quan giải quyết TTHC: Cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về thủy lợi thuộc UBND cấp huyện.
7. Kết quả thực hiện TTHC: Đề cương, kết quả kiểm định được phê duyệt
8. Phí, lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Không
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC.
- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017;
- Khoản 1; điểm c khoản 2; khoản 4- Điều 19, Nghị định số 114/2018/NĐ- CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
III. Tên thủ tục hành chính: Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công thuộc thẩm quyền của UBND huyện (trên địa bàn từ 02 xã trở lên).
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về thủy lợi thuộc UBND huyện.
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt phương án để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, trường hợp đủ điều kiện, trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt; trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt, cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt và thông báo lý do bằng văn bản.
2. Cách thức thực hiện
Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Tờ trình đề nghị phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập;
- Dự thảo phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập;
- Báo cáo kết quả tính toán kỹ thuật;
- Văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan;
- Các tài liệu liên quan khác kèm theo (nếu có). b) Số lượng: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC:
- Tổ chức;
- Cá nhân.
6. Cơ quan giải quyết TTHC: Cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về thủy lợi thuộc UBND huyện.
7. Kết quả thực hiện TTHC: Phương án được phê duyệt
8. Phí, lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, tờ khai:Không
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC.
- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017;
- Khoản 1; khoản 3; điểm b khoản 4; điểm b khoản 5 - Điều 7, Nghị định 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
IV. Tên thủ tục hành chính: Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp thuộc thẩm quyền của UBND huyện (trên địa bàn từ 02 xã trở lên).
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về thủy lợi thuộc UBND huyện.
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt phương án để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, trường hợp đủ điều kiện, trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt; trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt, cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt và thông báo lý do bằng văn bản.
2. Cách thức thực hiện
Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Tờ trình đề nghị phê duyệt;
- Dự thảo phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp;
- Báo cáo kết quả tính toán kỹ thuật;
- Văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan;
- Các tài liệu liên quan khác kèm theo (nếu có).
b) Số lượng: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC:
- Tổ chức;
- Cá nhân.
6. Cơ quan giải quyết TTHC: Cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về thủy lợi thuộc UBND huyện.
7. Kết quả thực hiện TTHC: Phương án được phê duyệt
8. Phí, lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, tờ khai:Không
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC.
- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017;
- Khoản 1; khoản 3; điểm b khoản 4; điểm b khoản 5 - Điều 26, Nghị định 114/2018/NĐ -CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
C. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ:
LĨNH VỰC THỦY LỢI
I. Tên thủ tục hành chính: Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã.
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến UBND cấp xã.
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt phương án để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, trường hợp đủ điều kiện, trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt; trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt, cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt và thông báo lý do bằng văn bản.
2. Cách thức thực hiện
Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Tờ trình đề nghị phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập;
- Dự thảo phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập;
- Báo cáo kết quả tính toán kỹ thuật;
- Văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan;
- Các tài liệu liên quan khác kèm theo (nếu có).
b) Số lượng: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC:
- Tổ chức;
- Cá nhân.
6. Cơ quan giải quyết TTHC: UBND cấp xã
7. Kết quả thực hiện TTHC: Phương án được phê duyệt
8. Phí, lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, tờ khai:Không
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC.
- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017;
- Khoản 1; khoản 3; điểm a khoản 4; điểm a khoản 5 - Điều 7, Nghị định 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
IV. Tên thủ tục hành chính: Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã.
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến UBND cấp xã.
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt phương án để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, trường hợp đủ điều kiện, trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt; trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt, cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt và thông báo lý do bằng văn bản.
2. Cách thức thực hiện
Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Tờ trình đề nghị phê duyệt;
- Dự thảo phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp;
- Báo cáo kết quả tính toán kỹ thuật;
- Văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan;
- Các tài liệu liên quan khác kèm theo (nếu có).
b) Số lượng: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC:
- Tổ chức;
- Cá nhân.
6. Cơ quan giải quyết TTHC: UBND cấp xã.
7. Kết quả thực hiện TTHC: Phương án được phê duyệt
8. Phí, lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, tờ khai:Không
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC.
- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017;
- Khoản 1; khoản 3; điểm a khoản 4; điểm a khoản 5 - Điều 26, Nghị định 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây