Quyết định 195/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long đến năm 2012

thuộc tính Quyết định 195/QĐ-TTg

Quyết định 195/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long đến năm 2012
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:195/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:16/02/2012
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Hành chính

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-----------------
Số: 195/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 16 tháng 02 năm 2012
 
 
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
 TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020
-------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 
 
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long,
 
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:
I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN
1. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với quy hoạch các ngành, lĩnh vực.
2. Phát huy tối đa những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế; từng bước củng cố nội lực, tăng dần tỷ lệ tích lũy cho nền kinh tế, giảm thiểu thách thức tiến tới hình thành một cơ cấu kinh tế tiên tiến, mở, hài hòa cân đối và có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
3. Phát triển kinh tế gắn với phát triển y tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, giảm dần tỷ lệ hộ nghèo; tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ.
4. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng tỉnh Vĩnh Long thành vùng đô thị sinh thái, xanh, sạch, đẹp, phát triển hài hòa giữa đô thị và nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ theo hướng công nghệ và chất lượng cao; từng bước hình thành nền kinh tế tri thức dựa trên nguồn nhân lực có chất lượng; tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Liên kết với Cần Thơ, phát triển thành vùng kinh tế động lực, trung tâm kinh tế, đào tạo, văn hóa và khoa học kỹ thuật của vùng đồng bằng sông Cửu Long, góp phần cùng cả nước thực hiện thành công mục tiêu xây dựng nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Về kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 13%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và 14,5%/năm giai đoạn 2016 - 2020; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 1.900 USD vào năm 2015 và đạt trên 4.000 USD vào năm 2020.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ; đến năm 2015 cơ cấu các ngành nông - lâm - thủy sản, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ trong GDP đạt 36% - 26% - 38%; đến năm 2020 tương ứng là 23% - 32% - 45%.
- Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đến năm 2015 đạt 460 triệu USD, năm 2020 đạt trên 1.000 triệu USD; thu ngân sách bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt 20%/năm và 22% - 23%/năm giai đoạn 2016 - 2020; tỷ lệ huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GDP là 33 - 34%.
b) Về xã hội
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ổn định ở mức 1% - 1,1%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và 0,8% - 0,9%/năm giai đoạn 2016 - 2020; giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm (theo tiêu chuẩn mới) từ 1,5% - 2%; phấn đấu đến năm 2015, số xã đạt tiêu chí nông thôn mới là 22 xã và năm 2020 đạt 50% số xã trong tỉnh.
- Phấn đấu tạo việc làm mới cho khoảng 25.000 - 27.000 lao động/năm giai đoạn 2011 - 2015 và khoảng 18.000 - 20.000 lao động/năm giai đoạn 2016 - 2020; tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2015 là 55% và năm 2020 là 65 - 66%; giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp đến năm 2015 còn khoảng 52% và năm 2020 còn 28%.
- Đến năm 2015, số học sinh đến trường trong độ tuổi mẫu giáo đạt 80%, tiểu học đạt 100%, trung học cơ sở đạt trên 98%, trung học phổ thông đạt 63%; phổ cập mẫu giáo cho trẻ 5 tuổi; đến năm 2020, các tỷ lệ trên tương ứng là mẫu giáo đạt 90%, trung học cơ sở đạt 100%, trung học phổ thông đạt 85%, hoàn thành phổ cập giáo dục bậc trung học. Số trường các cấp đạt chuẩn quốc gia là 40% vào năm 2015 và 50% - 60% vào năm 2020.
- Đến năm 2015, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm xuống dưới 15% và năm 2020 dưới 8%.
c) Về môi trường
- Phấn đấu đến năm 2015, 100% người dân đô thị, 60% người dân nông thôn được sử dụng nước sạch; tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt đạt 90% ở khu vực đô thị và 60% ở khu vực nông thôn.
- Phấn đấu đến năm 2020, 90% người dân nông thôn được sử dụng nước sạch; 100% các trường học được cung cấp đủ nước sinh hoạt; 100% nước thải, chất thải rắn từ các cơ sở y tế được thu gom và xử lý; 100% các khu, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải.
d) Về quốc phòng an ninh
Bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, kiềm chế sự gia tăng, tiến tới giảm dần các loại tội phạm và tệ nạn xã hội.
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC
1. Về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
Phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, gắn với công nghiệp chế biến sâu; đảm bảo môi trường sinh thái. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản đạt trên 5%/năm giai đoạn 2011- 2015 và đạt 4% - 4,5%/năm giai đoạn 2016 - 2020.
- Nông nghiệp: Xác định cây lúa vẫn là cây chủ lực, kết hợp trồng các loại cây hoa màu như rau, bắp, khoai lang, đậu nành; nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai và nhu cầu thị trường tiêu thụ nhằm tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích; có thể kết hợp luân canh lúa - hoa màu, lúa - thủy sản; ổn định diện tích đất lúa khoảng 54.000 ha vào năm 2015 và khoảng 51.000 ha vào năm 2020; ứng dụng khoa học, công nghệ nhằm giảm giá thành sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm; tiến hành cơ giới hóa đồng bộ, chú trọng khâu chế biến sau thu hoạch. Phát triển các loại cây ăn quả có thương hiệu như bưởi Năm Roi, xoài Cát Lộc, cam Sành…
Hình thành, xây dựng các vùng chăn nuôi tập trung đạt tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn với dịch bệnh; phát triển phương thức chăn nuôi bán công nghiệp và công nghiệp, chiếm từ 55% - 60% toàn Tỉnh; tổ chức đồng bộ từ khâu chăn nuôi, chế biến đến bảo quản phân phối tiêu dùng, đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh.
Thủy sản: Phát triển theo hướng hình thành các mô hình luân canh hiệu quả cao hơn như tôm -lúa, lúa - cá ở các vùng có điều kiện; chuyển đổi cơ cấu giống nuôi cho phù hợp; phát triển mô hình trại tôm giống sinh sản nhân tạo trên sông nhằm cung cấp tôm giống cho các địa phương trong Vùng; đến năm 2020, ổn định diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản khoảng 3.400 ha.
2. Phát triển ngành công nghiệp
- Phát triển công nghiệp theo hướng tạo điều kiện cho các ngành kinh tế có lợi thế phát triển ổn định và bền vững; chú trọng phát triển tiểu thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ gắn với phát triển du lịch; đặc biệt quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước; đồng thời không gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Phấn đấu tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt 24%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 19,5%/năm.
- Tập trung phát triển các ngành công nghiệp chủ đạo sau: Công nghiệp thực phẩm và đồ uống (chế biến các loại nông sản thực phẩm, rau quả, nước giải khát các loại); cơ khí nông nghiệp (máy nông nghiệp, xe cải tiến, máy bơm các loại); công nghiệp hóa chất, công nghiệp dược đang là những ngành có thế mạnh hiện nay của Vĩnh Long; công nghiệp nhẹ thu hút nhiều lao động (dệt, may, giày dép, da, giả da; sản xuất hàng tiêu dùng).
Đối với công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống: Đầu tư công nghệ hiện đại, đồng bộ từ khâu thu hoạch, bảo quản, chế biến đến phân phối tiêu thụ nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao; đặc biệt chú ý đến khâu bảo quản sản phẩm sau thu hoạch; kêu gọi đầu tư, xây dựng các cơ sở, nhà máy chế biến trái cây, lương thực, thực phẩm.
Phát triển công nghiệp hóa chất, dược phẩm và thiết bị y tế theo hướng tạo các sản phẩm cạnh tranh đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, dần thay thế hàng nhập khẩu; khai thác, sử dụng hết công suất nhà máy sản xuất viên nang trong đó phục vụ xuất khẩu đảm bảo đạt 50%; mở rộng sản xuất phân bón…
Chú trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu để khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ mỹ nghệ theo hướng sản xuất các loại vật liệu xây dựng không nung, tận dụng các nguồn phế thải của các ngành công nghiệp khác (xỉ than, xỉ sắt v.v…), tiết kiệm đất nông nghiệp làm nguyên liệu và bãi chứa, góp phần thực hiện mục tiêu thay thế 20- 25% gạch đất sét nung vào năm 2015, 30 - 40% vào năm 2020, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công.
Công nghiệp điện: Phấn đấu tăng trưởng bình quân đạt 15,4%/năm thời kỳ 2011 - 2015 và 14,9%/năm thời kỳ 2016 - 2020.
- Tập trung phát triển nhanh, hiệu quả các khu, cụm công nghiệp đã được phê duyệt, gắn liền với xây dựng các công trình xử lý chất thải, trồng cây xanh, bảo đảm môi trường xanh, sạch, đẹp; đồng thời phát triển đồng bộ các dịch vụ, đảm bảo điều kiện sinh hoạt cho người lao động nhất là nhà ở cho công nhân.
3. Phát triển thương mại, dịch vụ
Phấn đấu tăng trưởng bình quân đạt 13,5%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và 15,0%/năm giai đoạn 2016 - 2020. Phát triển ngành dịch vụ theo hướng đa dạng hóa, ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, hình thành các ngành dịch vụ mới.
Phát triển mạng lưới phân phối hàng hóa bán lẻ, phấn đấu tỷ lệ hàng hóa bán lẻ qua hệ thống phân phối hiện đại đạt khoảng 15% vào năm 2015 và đạt 20% vào năm 2020; xây dựng hệ thống chợ theo quy hoạch, chú trọng phát triển hệ thống chợ đầu mối, chợ nông thôn; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xây dựng chợ và trung tâm thương mại; mở rộng thị trường xuất khẩu, trong 5 - 7 năm tới những mặt xuất khẩu chủ yếu là nông sản, thủy sản qua chế biến, dệt may và một số hàng thủ công mỹ nghệ. Từ 2015 đến 2020 bổ sung thêm các mặt hàng hóa chất, điện, điện tử và các mặt hàng tiêu dùng khác.
- Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, thực hiện liên kết phát triển du lịch với các địa phương trong Vùng, đặc biệt với thành phố Cần Thơ; nâng cao chất lượng dịch vụ, có phấn đấu thu hút lượng khách du lịch đạt 1,3 triệu lượt/năm vào năm 2015 và đạt 2,6 triệu lượt/năm vào năm 2020; phát triển các loại hình du lịch tham quan nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, tham quan các di tích lịch sử…
- Tập trung phát triển đồng bộ các dịch vụ tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, vận tải, dịch vụ đào tạo, tư vấn, bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin là những ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao và có tác dụng thúc đẩy các ngành sản xuất, dịch vụ khác phát triển.
4. Các lĩnh vực xã hội
a) Giáo dục - đào tạo
- Phát triển giáo dục - đào tạo phải đặt trong mối quan hệ phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của Tỉnh đồng thời gắn kết với thành phố Cần Thơ để hướng tới hình thành trung tâm giáo dục - đào tạo của Vùng; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; tăng cường đào tạo và đào tạo lại đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, phấn đấu duy trì 100% giáo viên các cấp được chuẩn hóa. Phấn đấu đến năm 2015 có 40% và năm 2020 có 50 - 60% tổng số trường các cấp học đạt chuẩn quốc gia.
- Xây dựng cơ cấu ngành nghề đào tạo phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế, đào tạo phải gắn với giải quyết việc làm sau đào tạo; đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề theo hướng nâng cao chất lượng; chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, củng cố mạng lưới các trường dạy nghề.
- Tăng quy mô đào tạo chuyên nghiệp, bình quân số sinh viên đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp năm 2015 khoảng 200 sinh viên/1 vạn dân và năm 2020 đạt 250 sinh viên/1 vạn dân.
b) Y tế
- Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về y tế và dân số kế hoạch hóa gia đình, nâng cao sức khỏe cộng đồng theo quan điểm dự phòng tích cực, giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh phòng bệnh, rèn luyện thân thể, nâng cao hiệu quả trị bệnh. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị và đội ngũ cán bộ y tế từ tuyến tỉnh đến cơ sở đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng tăng về số lượng và chất lượng.
- Phấn đấu 100% trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia; duy trì các trạm y tế xã, phường, phòng khám đa khoa có bác sĩ, hoàn thiện việc tổ chức y tế khóm ấp; phấn đấu đạt tỷ lệ 22 giường bệnh/vạn dân vào năm 2015 và 30 giường bệnh vào năm 2020; bảo đảm có trên 7 bác sĩ, 1,5 dược sĩ đại học/10.000 dân vào năm 2015 và trên 15 bác sĩ, 2 - 2,5 dược sĩ đại học/10.000 dân vào năm 2020.
c) Văn hóa, thể dục thể thao
- Bảo tồn, kế thừa và phát huy có chọn lọc các giá trị văn hóa truyền thống, hình thành nếp sống văn minh, gia đình văn hóa; phấn đấu đến năm 2015, 95% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, năm 2020, 100% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa; đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa mới ở nông thôn; tập trung xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa đồng bộ các cấp.
- Phát triển phong trào thể dục, thể thao trong các tầng lớp, cơ quan, đoàn thể của xã hội; đẩy mạnh công tác xã hội hóa, tăng thêm nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất; nâng cao công tác giáo dục thể chất trong nhà trường; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng lực lượng thể thao thành tích tham gia các giải thi đấu cấp vùng, cấp quốc gia.
d) Giảm nghèo, giải quyết việc làm và bảo đảm an sinh xã hội
- Thực hiện đồng bộ, toàn diện và hiệu quả các chương trình xóa đói, giảm nghèo; xây dựng các giải pháp, mô hình giảm nghèo bền vững, tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất; có chính sách khuyến khích xã, hộ gia đình thoát nghèo, khuyến khích các doanh nghiệp dạy nghề, tạo việc làm cho người nghèo.
- Phấn đấu bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 25 - 27 ngàn người tại chỗ hoặc xuất khẩu lao động; giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị, nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động khu vực nông nghiệp sang lao động khu vực phi nông nghiệp ở cả nông thôn và thành thị. Bảo đảm thực hiện tốt chính sách đối với người lao động góp phần nâng cao đời sống nhân dân và ổn định trật tự, an toàn xã hội.
- Đẩy mạnh công tác phòng, chống các tệ nạn xã hội, tăng cường và nâng cao hiệu quả cuộc vận động xây dựng xã/phường lành mạnh, không có tệ nạn xã hội gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới”.
đ) Môi trường
Bảo vệ và cải thiện môi trường để phát triển bền vững, tập trung vào quản lý và xử lý ô nhiễm môi trường các vùng sản xuất nông nghiệp và thủy sản tập trung, các khu du lịch, bảo vệ và phục hồi tính đa dạng sinh học; tăng cường công tác xử lý ô nhiễm nước thải, chất thải công nghiệp, nước thải đô thị, chủ động phòng chống thiên tai, ứng cứu kịp thời các sự cố môi trường, biến đổi khí hậu và hiện tượng nước biển dâng.
e) Khoa học và công nghệ
- Nghiên cứu triển khai các giải pháp khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên theo hướng bền vững; ứng dụng rộng rãi thành tựu khoa học công nghệ mới như công nghệ sinh học, công nghệ sau thu hoạch, tạo bước đột phá về giống cây, con có năng suất, giá trị cao; khai thác công nghệ mới phục vụ cơ giới hóa từng khâu, từng công đoạn trong quá trình sản xuất nông nghiệp.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ trong các làng nghề truyền thống để tạo sự chuyển biến căn bản về năng suất, chất lượng, hiệu quả ở một số ngành kinh tế quan trọng như ngành nuôi trồng thủy sản và ngành chế biến sản phẩm nông nghiệp, ngư nghiệp. Phát triển thị trường công nghệ, triển khai thực hiện chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ cao và hình thành một số ngành công nghiệp, công nghệ cao.
5. Đầu tư kết cấu hạ tầng
a) Giao thông
- Đường bộ: Nghiên cứu nâng cấp các tuyến đường tỉnh, tuyến đường cấp huyện và liên xã, đường giao thông nông thôn phù hợp với nguồn lực từng giai đoạn; phát triển đồng bộ các tuyến đường đô thị theo quy hoạch; xây dựng hệ thống bến, bãi phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho sự vận chuyển của người dân.
- Đường thủy: Tập trung khai thác triệt để thế mạnh vận tải đường thủy, cải tạo, nâng cấp các tuyến đường thủy do Trung ương quản lý; thường xuyên nạo vét các tuyến đường thủy trong tỉnh, chỉnh trang, nâng cấp bờ kè tại các bến tàu và khu vực trung tâm thành phố, thị xã, thị trấn; nghiên cứu mở rộng cảng Vĩnh Thái, nâng công suất thiết kế lên 1 triệu tấn/năm. Nghiên cứu đầu tư cảng Bình Minh, cảng Trà Ôn (trên sông Hậu), cảng Tam Bình, cảng Vũng Liêm phù hợp với nhu cầu phát triển và nguồn lực từng giai đoạn.
- Nghiên cứu mở thêm các tuyến vận tải đường sông, đường biển đi Căm-pu-chi-a và các nước trong khu vực; các tuyến vận tải hành khách đường thủy chất lượng cao thành phố Hồ Chí Minh - Vĩnh Long và Vĩnh Long - thành phố Cần Thơ, Vĩnh Long - Đồng Tháp, Vĩnh Long - Long Xuyên, Châu Đốc.
b) Thủy lợi
Nghiên cứu từng bước đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi cho vùng chuyên trồng cây ăn quả, vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, vùng trồng lúa; kiên cố hóa thủy lợi nội đồng trên những vùng khép kín thủy lợi; quy hoạch hệ thống thủy lợi kết hợp với phục vụ giao thông nông thôn trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
c) Cấp điện
Phát triển mạng lưới truyền tải, mạng lưới phân phối điện theo quy hoạch bảo đảm cấp điện an toàn, liên tục, giảm tổn thất điện năng trên lưới phân phối; nghiên cứu xây dựng nguồn dự phòng ổn định, nhất là đối với những vùng xa nguồn điện quốc gia; nghiên cứu và hỗ trợ khuyến khích cho dân dùng những nguồn năng lượng tái tạo như mặt trời, gió…
d) Cấp, thoát nước và vệ sinh môi trường
- Tập trung đầu tư nâng cấp, xây mới đồng bộ hệ thống cấp nước sinh hoạt cho các đô thị đảm bảo theo nhu cầu nước cho sinh hoạt, sản xuất của nhân dân; đảm bảo cho dân cư nông thôn được tiếp cận với nước sạch, hợp vệ sinh.
- Xây dựng đồng bộ hệ thống thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải, đặc biệt là tại khu đô thị, khu cụm công nghiệp. Phấn đấu đến năm 2020, đảm bảo các đô thị không bị úng ngập; rác thải y tế tại các bệnh viện, trạm xá đều được thu gom và xử lý; thành phố có bãi rác và nhà máy xử lý rác.
đ) Thông tin truyền thông:
Tiếp tục hiện đại hóa, mở rộng mạng lưới đi đôi với ứng dụng công nghệ hiện đại trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và Internet, đảm bảo an ninh thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; đến năm 2015 bình quân có 35 máy điện thoại/100 người dân, có 12 - 15% dân số sử dụng dịch vụ Internet; đến năm 2020 có 55 máy điện thoại/100 người dân và 50 - 60% dân số sử dụng dịch vụ Internet.
6. Quốc phòng - an ninh
- Tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị nhằm xây dựng nền quốc phòng toàn dân kết hợp với thế trận an ninh nhân dân.
- Xây dựng và triển khai thực hiện tốt các phương án phòng thủ, quản lý chặt chẽ quân dự bị động viên đảm bảo về số lượng và chất lượng; gắn kết chặt chẽ với phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn, trong công tác quy hoạch, kế hoạch và các chương trình, dự án đầu tư phát triển.
IV. PHƯƠNG HƯỚNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN
1. Phát triển đô thị - nông thôn.
- Đô thị: Phát triển hệ thống đô thị, phân bố một hệ thống đô thị trung tâm nhiều cấp, kết hợp giữa cải tạo các đô thị cũ và xây dựng các đô thị mới để tạo thế cân bằng phát triển giữa các vùng và phù hợp với đặc thù phát triển của từng vùng. Chú trọng phát triển khu vực trọng điểm theo hướng đô thị hóa để các điểm đô thị thành trung tâm phát triển công nghiệp, dịch vụ tạo động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, điều chỉnh phân bố lại dân cư.
- Định hướng đến năm 2020, có 01 thành phố Vĩnh Long, phấn đấu huyện Bình Minh đạt các tiêu chí đô thị loại III; các thị trấn Vũng Liêm, Trà Ôn đạt tiêu chí đô thị loại IV; các thị trấn Tân Quới (huyện Bình Tân), Phú Quới (huyện Long Hồ), Cái Ngang (huyện Tam Bình), Hựu Thành (huyện Trà Ôn), Ba Càng (huyện Tam Bình), Tân An Luông (huyện Vũng Liêm), Quới An (huyện Vũng Liêm) đạt tiêu chuẩn đô thị loại V. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 31% vào năm 2015 và đạt khoảng 60% vào năm 2020.
- Nông thôn: Quy hoạch các tuyến, cụm dân cư theo khả năng thâm canh các loại cây trồng, như tuyến cụm dân cư khu vực chuyên lúa, các tuyến cụm dân cư khu vực ven sông Cổ Chiên và ven sông Hậu (cây ăn quả). Phấn đấu đến năm 2015 có 22 xã đạt tiêu chí nông thôn mới, các xã còn lại đạt từ 10 đến 15 bộ tiêu chí nông thôn mới trở lên; đến năm 2020 có 50% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới, tương đương mức bình quân chung của cả nước.
2. Phát triển các vùng kinh tế
- Phát triển khu vực sông Tiền với cực tăng trưởng là thành phố Vĩnh Long có lợi thế là đầu mối giao thông, trung tâm thương mại - đào tạo lâu đời; trung tâm công nghiệp với khu công nghiệp Hòa Phú (huyện Long Hồ), tuyến công nghiệp Cổ Chiên (huyện Long Hồ, Mang Thít). Định hướng phát triển trọng tâm của khu vực này là thương mại, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nuôi thủy sản; phát triển vườn cây ăn trái chuyên canh, gắn với du lịch sinh thái các xã cù lao trên sông Cổ Chiên và phát triển giáo dục - đào tạo với các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Với vị trí là cửa ngõ kết nối tỉnh Trà Vinh và Bến Tre với cầu Cổ Chiên đang xây dựng, chú trọng phát triển mạnh thương mại, dịch vụ với đô thị trung tâm là thị trấn Vũng Liêm thành cực tăng trưởng thứ 3 của tỉnh.
- Phát triển khu vực sông Hậu với cực tăng trưởng thứ 2 của tỉnh là thị xã Bình Minh có lợi thế là đô thị kế cận thành phố Cần Thơ; vùng sản xuất rau màu chuyên canh lâu đời và cây đặc sản bưởi Năm Roi. Định hướng phát triển trọng tâm của khu vực này là thương mại, sản xuất rau màu chuyên ngành, nuôi thủy sản; phát triển vườn cây ăn trái đặc sản gắn với du lịch sinh thái và phát triển đào tạo với phân hiệu các trường đại học. Chú trọng phát triển thương mại, dịch vụ khu vực Trà Ôn, là nơi tiếp giáp với tỉnh Trà Vinh, nằm trên đường giao thông thủy, bộ kết nối khu kinh tế mở Định An, dự án Quan Chánh Bố (tỉnh Trà Vinh) với thành phố Cần Thơ.
- Khu vực trung tâm tỉnh với thế mạnh là sản xuất lúa và cây ăn trái. Định hướng phát triển trọng tâm của khu vực này là tập trung cho sản xuất lúa đặc sản xuất khẩu, cây ăn trái và nuôi cá trên ruộng lúa và nương vườn, ngoài ra phát triển các cụm công nghiệp gắn với chế biến lương thực, thủy sản, cây ăn trái; phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch…
V. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ (Phụ lục kèm theo)
VI. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Giải pháp huy động vốn đầu tư
Nhu cầu vốn đầu tư của toàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2020 khoảng 240.000 tỷ đồng, trong đó thời kỳ 2011 - 2015 khoảng 70.000 nghìn tỷ đồng, thời kỳ 2016 - 2020 là 170.000 tỷ đồng. Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách hàng năm, Tỉnh cần chủ động xây dựng kế hoạch, phân kỳ đầu tư phù hợp để đảm bảo vốn cho các công trình, dự án trọng điểm của địa phương; đồng thời, cần có các giải pháp cụ thể để huy động có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển như:
- Xây dựng và ban hành danh mục các chương trình, dự án cần kêu gọi đầu tư đến năm 2020. Trên cơ sở đó đẩy mạnh công tác quảng bá giới thiệu, xúc tiến đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế, chú trọng khai thác nguồn vốn ODA.
- Cải thiện môi trường đầu tư, môi trường sản xuất, kinh doanh, tiếp tục cải cách thủ tục đầu tư theo hướng gọn, minh bạch, công khai; tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng để sẵn sàng tiếp nhận các dự án đầu tư; ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư trên cơ sở lợi thế về phát triển kinh tế của địa phương và phù hợp với các quy định của pháp luật.
- Đẩy mạnh xã hội hóa để thu hút đầu tư nhất là trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, phát thanh, truyền hình, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường…
- Mở rộng các hình thức đầu tư BOT, BT, BTO, PPP,… tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các thị trường vốn; phát triển các hình thức liên doanh, liên kết đầu tư, góp vốn đầu tư bằng tài sản.
2. Giải pháp về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
- Phát triển nguồn nhân lực của Tỉnh theo hướng cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu về lao động trong các ngành nghề, kết hợp hài hòa giữa đào tạo với giải quyết việc làm cho người lao động; có chính sách thu hút đội ngũ chuyên gia, lao động có trình độ cao.
- Coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và bố trí sử dụng cán bộ nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý; phát hiện, bồi dưỡng tài năng trẻ là cán bộ, công chức và các nhà quản lý, nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; đa dạng hóa các hình thức đào tạo, chú trọng công tác đào tạo nghề chuyên sâu; nâng cao chất lượng đào tạo; sử dụng cán bộ, công chức phù hợp với ngành, nghề chuyên môn được đào tạo.
- Thực hiện xã hội hóa công tác giáo dục, đào tạo; khuyến khích các hoạt động xã hội về khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; có khả năng hội nhập quốc tế.
3. Giải pháp về khoa học và công nghệ
- Đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến, sáng chế cải tiến kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh, thực hiện đúng quy định quyền sở hữu công nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp dành vốn cho nghiên cứu đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật nâng cao năng suất lao động; hợp tác chặt chẽ với các viện nghiên cứu, các trường đại học để thực hiện tốt việc nghiên cứu gắn với ứng dụng vào sản xuất, đời sống.
- Đổi mới cơ chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng người lao động và có kế hoạch trẻ hóa đội ngũ cán bộ làm công tác khoa học công nghệ; thực hiện tốt chính sách đãi ngộ các nhà khoa học, chính sách khuyến khích xã hội hóa trong nghiên cứu khoa học và phát triển thị trường khoa học công nghệ.
- Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý khoa học công nghệ; tăng cường kiểm soát hoạt động chuyển giao công nghệ, giám định công nghệ, chất lượng và ô nhiễm môi trường.
4. Giải pháp về chính sách đầu tư
Xây dựng chương trình, dự án kêu gọi đầu tư: Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, lập các dự án có khả năng đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh; thực hiện các chính sách thông thoáng để thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế trong tỉnh, trong nước và ngoài nước. Thu hút đầu tư của người Vĩnh Long ở nước ngoài về quê hương.
Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư để thu hút các nguồn ODA. Tạo môi trường đầu tư hấp dẫn nguồn vốn FDI bằng các cơ chế miễn giảm thuế, giảm giá thuê đất, chuẩn bị hạ tầng khu công nghiệp. Nghiên cứu một số cơ chế đặc biệt như cho nước ngoài thuê đất để phát triển KCN, dịch vụ, cho các công ty nước ngoài mở các siêu thị, trung tâm thương mại tại thành phố Vĩnh Long, khu vực Bình Minh v.v…
5. Tăng cường hợp tác và phát triển thị trường
- Tăng cường liên kết với các tỉnh, thành phố trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và thành phố Cần Thơ nhằm khai thác tốt tiềm năng, lợi thế từng địa phương và xây dựng được vùng nguyên liệu đáp ứng cả về số lượng và chất lượng cho sản xuất, tiêu dùng, xuất khẩu; khuyến khích liên doanh, liên kết trong đầu tư, sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa.
- Phát triển thị trường hàng hóa, dịch vụ; nâng cao chất lượng sản phẩm và thương hiệu hàng hóa trên thị trường. Tăng cường xúc tiến thương mại, thực hiện đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; mở rộng thị trường nông thôn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
6. Giải pháp về bảo vệ tài nguyên và môi trường
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân và các tổ chức, doanh nghiệp về bảo vệ môi trường, coi bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của toàn xã hội.
Rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh các quy định bảo đảm khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên vào phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
Đầu tư các công trình xử lý chất thải ở các khu, cụm công nghiệp, bệnh viện, khu đô thị,.. đảm bảo chất thải được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường. Xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới và ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sản xuất sạch để giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Thường xuyên kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
VII. TỔ CHỨC VÀ GIÁM SÁT THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Công bố, phổ biến Quy hoạch.
- Tổ chức công bố, phổ biến Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 cho cấp ủy Đảng và chính quyền, các ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp và nhân dân trong Tỉnh ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành. Căn cứ nội dung của Quy hoạch, tiến hành xây dựng chương trình hành động cụ thể để có kế hoạch thực hiện đạt kết quả.
- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, tổ chức giới thiệu, quảng bá về tiềm năng, lợi thế của địa phương với các nhà đầu tư; giới thiệu các chương trình, dự án cần được ưu tiên đầu tư, trong đó chú trọng kêu gọi đầu tư các dự án trọng điểm tạo ra những sản phẩm chủ lực.
2. Xây dựng chương trình hành động
- Tỉnh cần cụ thể hóa nội dung của Quy hoạch bằng các kế hoạch 5 năm, hàng năm để thực hiện và có đánh giá kết quả đạt được. Trên cơ sở đó tiến hành rà soát lại Quy hoạch và trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung kịp thời đảm bảo phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong từng thời kỳ.
- Các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong Tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy hoạch.
Điều 2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 là cơ sở cho việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch ngành (quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác có liên quan), các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long căn cứ nội dung Quy hoạch được phê duyệt chỉ đạo việc lập, duyệt và triển khai thực hiện theo quy định các nội dung sau:
1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện; quy hoạch xây dựng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trong Tỉnh phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh.
2. Lập các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn gắn với các dự án cụ thể để có kế hoạch bố trí vốn đầu tư phù hợp.
3. Nghiên cứu xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành (nếu vượt quá thẩm quyền) một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.
Điều 4. Các Bộ, ngành liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
1. Hướng dẫn và giúp Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long trong quá trình thực hiện Quy hoạch.
2. Phối hợp với tỉnh Vĩnh Long trong quá trình rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch ngành, lĩnh vực để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của Quy hoạch; xem xét, hỗ trợ Tỉnh trong việc huy động các nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài để thực hiện Quy hoạch.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 

 

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, ĐP (5b).
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng
 
 
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ
THỜI KỲ 2011 - 2020 CỦA TỈNH VĨNH LONG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 195/QĐ-TTg ngày 16 tháng 02 năm 2012
của Thủ tướng Chính phủ)
 

 

TT
TÊN DỰ ÁN
I
TRUNG ƯƠNG NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1
Lĩnh vực giao thông
Nâng cấp quốc lộ 53, quốc lộ 54, quốc lộ 57
Đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ
2
Lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường
Bảo tàng nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long
Nâng cấp trường Đại học Xây dựng Miền Tây
Các dự án phòng, chống biến đổi khí hậu và nước biển dâng
II
TỈNH LÀM CHỦ ĐẦU TƯ
1
Lĩnh vực giao thông
Cải tạo, nâng cấp các đường tỉnh 902, 903, 904, 905, 907, 908, 909, 910
Đường vành đai 4 xã cù lao huyện Long Hồ
Đường từ Quốc lộ 53 - Khu công nghiệp Hòa Phú
Giao thông nông thôn vùng sâu, vùng xa theo Nghị quyết Trung ương 7
Cầu Quới An trên Đường tỉnh 902
Nâng cấp, phát triển hệ thống đường giao thông đô thị
2
Lĩnh vực thủy lợi
Kè sông Cổ Chiên
Kè chống sạt lở bờ sông thị xã Bình Minh và thị trấn các huyện
Đê bao dọc sông Mang Thít và các sông lớn
Hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản
Trại giống thủy sản
3
Lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục - đào tạo, y tế
Trung tâm Văn hóa Hội nghị tỉnh
Khu tưởng niệm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt
Khu tưởng niệm cố Giáo sư - Viện sĩ Trần Đại Nghĩa
Khu Liên hợp thể dục thể thao
Trung tâm văn hóa thành phố Vĩnh Long
Khu hành chính tỉnh, Khu hành chính huyện Bình Tân (huyện mới chia tách)
Xây dựng, cải tạo, nâng cấp trụ sở xã, phường, thị trấn
Trụ sở Bộ chỉ huy quân sự tỉnh
Nâng cấp trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long
Trường Đại học Vĩnh Long
Trường Cao đẳng y tế
Trường Văn hóa nghệ thuật
Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long
Bệnh viện chuyên khoa Sản nhi
4
Lĩnh vực môi trường đô thị
Nâng cấp hệ thống cấp nước thành phố Vĩnh Long
Nâng cấp hệ thống cấp nước thị xã Bình Minh
Xây dựng mới, nâng cấp hệ thống cấp nước thị trấn các huyện; hệ thống cấp nước tập trung các xã
Xây dựng Nhà máy xử lý rác Hòa Phú
Xây dựng Hệ thống xử lý nước thải thành phố Vĩnh Long
Xây dựng Hệ thống xử lý nước thải thị xã Bình Minh
III
KÊU GỌI CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ ĐẦU TƯ
1
Lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Hạ tầng các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp
Hệ thống lưới điện phục vụ các khu cụm tuyến công nghiệp
Dự án đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp
Nhà máy chế biến rau, củ, quả xuất khẩu
Nhà máy sản xuất hóa chất phục vụ nông nghiệp
Nhà máy sản xuất máy và phụ tùng nông nghiệp
2
Lĩnh vực thương mại - dịch vụ và du lịch
Trung tâm thương mại Long Châu - thành phố Vĩnh Long
Trung tâm giao dịch hàng nông sản - thị xã Bình Minh
Chợ đầu mối nông sản
Trung tâm triển lãm - hội chợ
Khu du lịch sinh thái An Bình - huyện Long Hồ
Khu du lịch sinh thái Cồn Dong - thành phố Vĩnh Long
Làng nghề du lịch sinh thái Cù Lao Mây - huyện Trà Ôn
3
Lĩnh vực đô thị, nhà ở
Khu đô thị xanh Mỹ Hòa - thị xã Bình Minh
Khu đô thị sinh thái Cồn Chim - thành phố Vĩnh Long
Khu đô thị mới Tân Quới - huyện Bình Tân
Khu dân cư đô thị phường 2 - thành phố Vĩnh Long
Khu nhà ở trung tâm thị trấn Trà Ôn - huyện Trà Ôn
Khu dân cư đô thị mới Bình Minh - thị xã Bình Minh
Các dự án ký túc xá sinh viên
Nhà ở xã hội, nhà ở công nhân khu công nghiệp
Khu dân cư vùng ngập lũ
4
Lĩnh vực văn hóa - xã hội, môi trường
Trung tâm đào tạo kỹ thuật viên, lập trình viên quốc tế
Trường phổ thông quốc tế chất lượng cao
Các cơ sở đào tạo đại học và trường dạy nghề
Bệnh viện phụ sản chất lượng cao
Xây dựng công viên nghĩa trang nhân dân - thành phố Vĩnh Long
Xây dựng công viên nghĩa trang nhân dân - thị xã Bình Minh
Khu công nghệ cao - xã Tân Ngãi, thành phố Vĩnh Long
 
Ghi chú: Về vị trí, quy mô, diện tích đất sử dụng và tổng mức đầu tư của các công trình, dự án nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong từng giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động vốn đầu tư của từng thời kỳ./.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence– Freedom – Happiness
---------------

No. 195/QD-TTg

Hanoi, February 16, 2012

 

DECISION

APPROVING THE MASTER PLAN ON SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OF VINH LONG PROVINCE THROUGH 2020

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the Government s Decree No. 92/2006/ND-CP of September 7. 2006. on formulation, approval and management of socio-economic development master plans, and Decree No. 04/2008/ND-CP of January 11, 2008, amending and supplementing a number of articles of Decree No. 92/2006/ND-CP;

At the proposal of the People s Committee of Vinh Long province,

DECIDES:

Article 1.To approve the master plan on socio-economic development of Vinh Long province through 2020 (below referred to as the master plan) with the following principal contents:

I. DEVELOPMENT VIEWPOINTS

1. The master plan must comply with the national strategy on socio-economic development and the master plan on socio­economic development in the Mekong River delta and ensure synchrony and consistency with sectoral master plans.

2. To bring into the fullest play the province s potential and advantages; to intensify international economic integration; to step by step consolidate internal strengths, gradually increase the rate of savings for the economy, minimize challenges and proceed to forming an advanced, open, harmonized and balanced economic structure competitive in domestic and overseas markets.

3. To link economic development with health, education and training development: to ensure social progress and justice, protect the environment, improve people s living quality and gradually reduce the poverty rate; to train quality human resources to meet market requirements, associating human resource development with science and technology development and application.

4. To closely combine socio-economic development with building a strong political system, consolidating national defense and security and maintaining social order and safety.

II. DEVELOPMENT OBJECTIVES

1. General objectives

To build Vinh Long province into an eco-fricndly. green, clean and beautiful urban area with harmonious urban and rural development, and improve people s material and spiritual lives; to strongly develop hi-tech industries and quality services; to incrementally form a knowledge-based economy with quality human resources; to strengthen national defense and security and maintain political stability and social order and safely.

To link with Can Tho to form a dynamic economic region, an economic, training, cultural and scientific-technical center of the Mekong River delta, contributing to successfully achieving the objective of building Vietnam into a basically industrial country by 2020.

2. Specific objectives

a/ Economically

- The average economic growth rate will reach 13%/year during 2011-2015 and 14.5% during 2016-2020; per-capita income will reach over USD 1,900 by 2015 and over USD 4,000 by 2020.

- To restructure the economy toward gradually increasing the proportions of industries and services; the proportions of agriculture-fores try-fisheries, industry-construction and service sectors will be 36%-26%-38% by 2015 and 23%-32%-45% by 2020, respectively.

- To increase export turnover to USD 460 million by 2015 and over USD I billion by 2020; the average budget collection will reach 20%/year during 2011-2015, and 22-23%/ycar during 2016-2020; the percentage of the entire society s development investment capital to GDP will be 33-34%.

b/ Socially

- The natural population growth rate will be stabilized at 1-1.1% during 2011-2015 and0.8-0.9% during 2016-2020; to reduce the rate of poor households (by the new poverty line) by 1.5-2% annually; to strive for the target that by 2015. 22 communes will satisfy new countryside criteria and by 2020, 50% of total communes in the province will satisfy these criteria.

- To create 25,000-27,000 and 18,000-20,000 new jobs annually during 2011-2015 and 2016-2020, respectively; the rate of trained labor will be 55% by 2015 and 65-66% by 2020; to reduce the rate of agricultural labor to around 52% by 2015 and 28% by 2020.

- By 2015, the rates of children attending pre-schools, primary schools, lower secondary schools and upper secondary schools will reach 80%, 100%. over 98% and 63%, respectively; all 5-year children will go to preschools. By 2020, the rates of children going to preschools, lower secondary schools and upper secondary-schools will reach 90%, 100% and 85%, respectively; and secondary education will be universalized. The rate of national-standard schools at ail levels will be 40% by 2015 and 50-60% by 2020.

- The malnutrition rate among under-5 children will drop to below 15% by 2015 and below 8% by 2020.

c / Environmentally

- By 2015,100% of urban residents and 60% of rural residents will have access to clean water; the rate of collected household solid waste will reach 90% in urban areas and 60% in rural areas.

- By 2020, 90% of rural residents will have access to clean water; all schools will be supplied with sufficient daily-life water; all wastewater and solid waste from health establishments will be collected and treated; all industrial parks and complexes will have wastewater treatment systems.

d/ National defense and security

To maintain national defense and security and political stability; to control the rise of, and gradually reduce, crimes and social evils.

III. SECTOR DEVELOPMENT ORIENTATIONS

1. Agriculture, forestry and fisheries

To comprehensively develop agriculture, forestry and fisheries toward producing high-quality commodities in association with deep processing industry and protecting the eco-environment. The average growth rate of the sector will be over 5%/year during 2011-2015 and 4-4.5% during 2016-2020.

- Agriculture: To regard rice as a key food crop and grow other subsidiary crops such as vegetables, cabbage, sweet potato and soybean; to study and restructure crops according to soil conditions and sale market requirements with a view to increasing production value per unit of area; to alternately grow rice and subsidiary crops or grow rice and raise aquatic resources; to keep the rice land stable at around 54,000 ha by 2015 and around 51,000 ha by 2020; to apply science and technology to reducing production costs, raising productivity and product quality; to carry out synchronous mechanization, attaching importance to post-harvest processing. To develop branded fruit trees such as Nam Roi grapefruit. Cat Loc mango, Sanh orange, etc.

To form and build consolidated animal rearing zones meeting hygiene standards and free of epidemics; to develop semi-industrial and industrial rearing to account for 55-60% of forms of rearing in the whole province; to synchronously organize all the stages from rearing, processing, preservation to distribution, ensuring quality, safety and hygiene.

Fisheries: To develop fisheries through developing highly effective forms of alternate aquaculture and cultivation such as shrimp-rice and rice-fish in areas where conditions permit; to restructure aquatic breeds as appropriate; to develop artificial breeding shrimp farms on rivers to supply breeding shrimps for localities in the region; by 2020, to keep a stable water surface area for aquaculture at around 3,400 ha.

2. Industrial development

- To facilitate stable and sustainable development of advantaged industries: to attach importance lo developing collage industries and production of fine-art articles and handicrafts in association with tourism development; to pay special attention to applying advanced technologies for making high-quality products which are competitive on domestic and overseas markets and do not affect the eco-environment. To strive for an average growth rate of 24%/ year during 2011-2015 and 19.5%/year during 2016-2020.

- To focus on developing the following key industries: foodstuff and beverage industry (processing of agricultural products, vegetables, fruits and soft drinks); agricultural mechanical engineering (agricultural machines, rudimentary trucks and pumps); chemical and pharmacy industries which are the province s advantages; and labor-intensive light industries (textile, garment, footwear, leather, leatherette; consumer goods production).

Foodstuff and beverage processing industry: To invest in modern and complete technologies for all stages from harvest, preservation, processing lo distribution and sale in order to create quality products; to pay special attention to post-harvest preservation of products; to call for investment in building fruit, food and foodstuff processing establishments and plants.

To develop chemical, pharmacy and medical equipment industries through creating competitive products for domestic consumption and export, gradually substituting imports; lo operate the capsule factory al full capacity to ensure 50% of products for export production; to expand fertilizer production, etc.

To attach importance to in-depth investment, technology renewal and effective use of materials for exploitation and production of construction materials and fine-art ceramics and porcelain toward producing non-baked construction materials, making use of scraps of other industries (coal and iron slag, etc.). economically using agricultural land as raw material and storing yards, aiming to substitute 20-25% of baked clay bricks by 2015 and 30-40% by 2020, and eventually abolish all baked clay brick-making establishments using manual kilns.

Electricity industry: To strive for an average growth rate of 15.4%/year during 2011-2015 and 14.9%/year during 2016-2020.

- To rapidly and effectively develop approved industrial parks and complexes in combination with building waste treatment facilities, growing trees to ensure a green, clean and beautiful environment; to develop complete services to ensure daily-life conditions for laborers, especially houses for workers.

3. Trade and service development

To strive for an average growth rate of 13.5%/year during 2011-2015 and 15%/year during 2016-2020. To develop diversified services and prioritize development of value-added services and provision of new services.

To develop retail networks with a target that the rate of commodities retailed through modem distribution systems will reach around 15% by 2015 and 20% by 2020: to build marketplaces according to planning, attaching importance to major and rural marketplaces: to encourage all economic sectors to build marketplaces and trade centers; to expand export markets so that in the coming 5-7 years, exports will mainly include processed farm and aquatic products, textiles and garments, and handicraft and fine-art articles. During 2015-2020, to add chemical, electric and electronic products and other consumer goods.

- To diversify tourist products and develop tourism in linkage with other localities in the region, especially with Can Tho city; to raise tourist service quality to attract 1.3 million tourist arrivals/year by 2015 and 2.6 million tourist arrivals/year by 2020; to develop sight­seeing and resort tourism, eco-tourism and tours to historical relics, etc.

- To comprehensively develop finance, insurance, banking, transportation, training, consultancy, post and telecommunications and information technology services which have high added value and can promote development of other production and service sectors.

4. Social fields

a/ Education-training

- To develop education-training in close association with the province s overall socio-economic development and in linkage with Can Tho city for forming an education-training center in the region; to improve comprehensive education quality; to enhance training and retraining of teachers and educational administrators so that 100% of teachers at all levels will satisfy prescribed standards. To strive for 40% and 50-60% of schools at all levels satisfying national standards by 2015 and 2020, respectively.

- To structure training disciplines meeting the economy s requirements; training must be linked with post-training employment; to diversify forms of training of higher quality; to attach importance to job training for rural labor and consolidate the network of job-training schools.

- To scale up the professional training; by 2015 and 2020, there will be an average of 200 and 250 university, college and professional secondary school students per 10,000 people, respectively.

b/ Health care

- To implement the national target program on health care and population, family planning; to improve community health through active prevention, nutrition education, disease prevention hygiene, physical training, and increase disease treatment effectiveness. To increase investment in medical physical foundations and equipment and increase health workers from provincial to grassroots level to meet increasing demands in quantity and quality for medical examination and treatment.

- To strive for the target that all commune health stations will satisfy national standards; to maintain commune or ward health stations and general clinics having medical doctors and improve the organization of village health stations; to strive for the target that there will be 22 and 30 patient beds for every 10.000 people by 2015 and 2020, respectively; to ensure that there will be more than 7 medical doctors and 1.5 university pharmacists for every 10,000 people by 2015 and more than 15 medical doctors and 2-2.5 university pharmacists for every 10.000 people by 2020. c/ Culture, physical training and sports

- To conserve, inherit and selectively promote values of traditional culture, form a civilized lifestyle and build cultured families; 95% and 100% of households will satisfy cultured family standards by 2015 and 2020, respectively; to step up the building of a new cultured life in rural areas; to focus on building a complete system of cultural institutions at all levels.

- To develop physical training and sports movements among different strata of people, agencies and mass organizations in the society; to step up raising funds and resources for investment in physical foundations; to increase physical education at schools; to attach importance to training and retraining high-achievement athletes to take part in regional-and national-level sports competitions.

d/ Poverty reduction, job creation and social security assurance

- To completely, comprehensively and effectively implement hunger eradication and poverty reduction programs; to develop sustainable poverty reduction solutions and models for enabling the poor to develop production; to adopt policies to encourage communes and households to get rid of poverty and businesses to train and create jobs for the poor.

- To create around 25,000-27,000 jobs a year for local people and guest workers; to reduce the urban unemployment rate and increase the rate of rural working time, and shift labor from agricultural lo non-agricultural sector in both rural and urban areas. To properly implement policies for laborers, contributing to improving people s living standards and maintaining social order and safety.

- To step up the prevention and control of social evils, raise the effectiveness of the campaign "Building healthy and social evil-free communes/wards" in association with the campaign "All the people unite to build a new cultured life."

e/ Environmentally

To protect and improve the environment for sustainable development, focusing on environmental pollution management and treatment in consolidated agricultural and fishery production areas, tourist zones, biodiversity protection and recovery; to increase treatment of wastewater, industrial waste and urban wastewater pollution: to take the initiative in preventing and combating natural disasters and promptly respond to environmental incidents, climate change and sea level rise.

f/ Science and technology

- To study and apply solutions for exploiting and using natural resources in a sustainable manner; to widely apply new scientific and technological achievements such as biotechnology and post-harvest technology. creating a breakthrough in plant varieties and animal breeds of high productivity and value; to apply new technologies to mechanizing each stage of the process of agricultural production.

- To assist businesses in renewing and applying technologies in traditional craft villages to create fundamental changes in productivity, quality and efficiency in some important economic sectors like aquaculture and processing of agricultural and fishery products. To develop the technology market and implement the strategy for hi-tech application and development and form a number of hi-tech industries.

5. Infrastructure investment a/ Transport

- Roads: To upgrade provincial, district and inter-communal roads as well as rural roads depending on resources in each period; to comprehensively develop urban roads under planning; to build an appropriate system of stations and parks, facilitating people s travel and transportation.

- Waterways: To exploit to the utmost the strengths of waterway transportation, renovate and upgrade centrally managed waterways; to regularly dredge waterways in the province, renovate and upgrade embankments at wharves and in central areas of the city, towns and townships; to study expansion of Vinh Thai port to increase its design capacity to 1 million tons/ year. To study investment in Binh Minh port, Tra On port (on Hau river), Tam Binh port and Vung Liem port to meet development needs and suit available resources in each period.

- To study and open new river and sea routes to Cambodia and other regional countries; high-quality passenger transportation waterway routes from Ho Chi Minh City to Vinh Long, Vinh Long lo Can Tho city, Vinh Long to Dong Thap. and Vinh Long to Long Xuyen and Chau Doc.

b/ Irrigation

To step by step study and build irrigation systems for fruit tree areas, consolidated aquaculture areas and rice cultivation areas; to build permanent intra-field irrigation systems in closed irrigation areas; to plan irrigation systems concurrently for rural transport in response to climate change and sea level rise.

c/ Electricity supply

To develop electricity transmission and distribution grids under planning to ensure safe and uninterrupted electricity supply and reduction of electricity loss in the distribution network; to create stable standby electricity sources, especially in areas far from the national power source; to study incentives for people to use renewable energy sources like solar power, wind power, etc.

d/ Water supply and drainage and environmental sanitation

- To upgrade and build daily-life water supply systems for urban centers to supply water for people s daily-life and production activities; to ensure that rural residents have access to clean and hygienic water.

- To build complete systems for rainwater drainage, wastewater collection and treatment, especially in urban areas and industrial parks and complexes. By 2020, to ensure that urban areas will no longer be inundated: all hospital waste will be collected and treated; and the city will have dump sites and garbage treatment facilities.

e/ Information and communications

To further modernize and expand networks in parallel with applying modern technologies in the field of post, telecommunications and Internet, ensuring information security to meet socio-economic development requirements; by 2015, there will be 35 telephone sets per 100 people on average and 12-15% of the population will use Internet services; by 2020, this figures will be 55 telephone sets and 50-60%.

6. National defense and security

- To further consolidate national defense and security; to promote the combined strength of the entire political system with a view to building all-people defense in combination with people s security posture.

- To formulate and properly implement defense plans and closely manage reserve mobilization forces in both quantity and quality; to closely associate these plans with socio-economic development in each locality, and in the formulation of development investment plans programs and projects.

IV. ORIENTATIONS FOR ORGANIZING DEVELOPMENT SPACE

1. Urban-rural development

- Urban development: To develop the urban system, distribute a multi-level central urban system, combine renovation of old urban centers with building of new urban centers for balanced development of different areas and suitability to the development characteristics of each area. To attach importance to developing key areas toward urbanization so that urban quarters will become industrial and service development centers to drive socio-economic development and re-distribute population.

- By 2020, Vinh Long city and Binh Minn district will satisfy grade-Ill urban center criteria; Vung Liem and Tra On townships will satisfy grade-IV urban center criteria; Tan Quoi township (Binh Tan district), Phu Quoi township (Long Ho district), Cai Ngang and Ba Gang townships (Tarn Binh district), Huu Thanh township (Tra On district). Tan An Luong and Quoi An townships (Vung Liem district) will satisfy grade-V urban center criteria. The urbanization rate will reach 31% by 2015 and around 60% by 2020.

- Rural development: To plan population lines and clusters according to intensive cultivation capacity of crops and plants, such as population lines and clusters in specialized rice areas, population lines and clusters in Co Chien and Hau riverside areas (specialized in fruit trees). By 2015,22 communes will satisfy new countryside criteria and other communes will satisfy 10-15 or more criteria in the set of new countryside criteria; by 2020, 50% of communes will satisfy new countryside criteria, equivalent to the country s average.

2. Development of economic areas

- To develop Tien river area with Vinh Long city as a growth pole which is a long-time transport, trade and training hub; and an industrial center with Hoa Phu industrial park (Long Ho district), Co Chien industrial line (Long Ho and Mang Thit districts). In this area, to develop trade, industries-cottage industries and aquaculture; to develop specialized fruit gardens in association with eco-tourism in islet communes on Co Chien river and develop education and training with universities, colleges, professional secondary schools and job-training schools. As a gateway linked with Tra Vinh and Ben Tre provinces via Co Chien bridge under construction, to strongly develop trade and services in Vung Liem township as a central urban center and the province s third growth pole.

- To develop Hau river area with Binh Minh town as the province s second growth pole which has the advantage of proximity to Can Tho city; a long-time specialized vegetable and subsidiary crop production zone with the specialty of Nam Roi grapefruit. In this area, the key orientation is to develop trade, specialized vegetables and subsidiary crops and aquaculture; to develop specialty fruit gardens in association with eco-tourism and develop training with university branches. To attach importance to developing trade and services in Tra On area, which is adjacent to Tra Vinh province and along waterways and roads linking Dinh An open economic zone and Quan Chanh Bo project (Tra Vinh province) with Can Tho city.

- The province s central area has a strength of rice production and fruit trees. In this area, the key orientation is to focus on producing specialty rice for export, growing fruit trees and rearing fish in rice fields and upland fields; in addition, to develop industrial complexes in association with food processing, aquaculture and fruit trees; to develop trade, services and tourism, etc.

V. LIST OF PROJECTS PRIORITIZED FOR INVESTMENT STUDY (See attached Appendix)

VI. MAJOR SOLUTIONS

1. Raising investment capital

During 2011-2020, the province will need total investment capital of around VND 240 trillion, including around VND 70 trillion during 2011-2015 and VND 170 trillion during 2016-2020. Based on its annual budget capacity, the province should take the initiative in drawing up plans and appropriately phasing investment to assure capital for the province s key works and projects, and at the same time take specific solutions for effectively mobilizing domestic and foreign resources for development investment through:

- Making and issuing a list of investment-calling programs and projects by 2020. On that basis, to step up investment publicity, introduction and promotion to attract investment capital from all economic sectors, attaching importance to ODA.

- Improving the investment environment and production and business environment, further improving investment procedures to be simplified, transparent and public; improving infrastructure for investment projects; issuing investment support mechanisms and policies on the basis of the province s economic development advantages and in accordance with law.

- Raising public funds for investment, especially in education, training, health care, culture, sports, broadcasting, television, science and technology, and environmental protection, etc.

- Increasing forms of investment like BOT, BT, BTO, PPP, etc.. for facilitating development of capital markets; developing forms of investment joint venture and cooperation and contribution of assets as investment capital.

2. Human resource training and development solutions

- To develop the province s human resources to basically meet the labor needs of different sectors and trades, harmoniously combine job training and creation; to adopt policies to attract highly qualified experts and laborers.

- To attach importance to training, retraining, planning and employment of personnel, especially managers; to discover and foster young talented cadres, civil servants, managers, scientific and technical researchers; to diversify forms of training, paying attention to intensive job-training; to raise the quality of training; to employ cadres and civil servants based on their trained qualifications.

- To socialize education and training; to encourage social activities related to study and talent promotion and build of a learning society capable of international integration.

3. Science and technology solutions

- To step up the movement of promoting initiatives, inventions and technical innovations in production and business and strictly observe regulations on industrial property rights; to encourage businesses to earmark capital for technology renewal and technical innovation to raise productivity: to closely cooperate with research institutes and universities in conducting research in combination with application to production and life.

- To renew mechanisms and policies for training, retraining and employing laborers and plan to employ young scientists and technologists: to properly implement policies on preferential treatment of scientists and the policy to promote socialization of scientific research and development of the science and technology market.

- To invest in physical foundations for scientific and technological management; to increase control of technology transfer, technology and quality inspection, and environmental pollution.

4. Investment policies

To formulate investment-calling programs and projects: In pursuance to the socio­economic development master plan, to formulate effective production and business projects; to adopt open policies for attracting investment from all economic sectors in the province and the country and from overseas. To attract investment from overseas Vinh Long people.

To intensify investment promotion for attracting ODA. To create an investment environment attractive to FDI with lax reduction and exemption and land rent reduction policies and adequate industrial-park infrastructure. To study such special mechanisms as leasing land to foreign parties for developing industrial parks and services, allowing foreign companies lo open department stores and trade centers in Vinh Long city, Binh Minh area, etc.

5. Enhancing cooperation and market development

- To increase alignment with provinces and cities in the Mekong River delta, the southern key economic region and Can Tho city with a view to effectively tapping the potential and advantages of each locality and building raw-material zones to supply sufficient and quality raw materials for production, consumption and export; to encourage joint venture and cooperation in investment, production, processing and sale of products and goods.

- To develop the commodity and service market; to raise quality and trademarks of commodities on the market. To increase trade promotion and export markets; to expand rural markets for product consumption.

6. Resource and environmental protection solutions

To increase public information and education for raising awareness of the people, organizations and businesses about environmental protection as a common responsibility of the entire society.

To review, supplement and complete regulations to ensure rational, economical and effective exploitation and use of natural resources for socio-economic development and environmental protection.

To invest in waste treatment facilities in industrial parks and complexes, hospitals and urban areas, etc., ensuring that waste is treated up to standards before being discharged into the environment. To develop mechanisms for assisting businesses in renewing technologies and applying advanced technologies and clean production technologies to mitigate pollution and protect the environment. To regularly examine, supervise and seriously handle violations of the environmental protection law.

VII. ORGANIZATION AND SUPERVISION OF THE MASTER PLAN IMPLEMENTATION

1. Announcement and publicization of the master plan

- To announce and publicize the master plan to Party committees and administrations at all levels, branches, mass organizations, businesses and people in the province right after it is signed by the Prime Minister. Based on the master plan, to formulate specific action programs for effective implementation.

- To step up investment promotion activities, introduce and advertise the province s potential and advantages to investors; to introduce prioritized investment programs and projects, attaching importance to calling investment in key projects to create key products.

2. Formulation of action plans

- To concretize the master plan through five-year and annual plans for implementation and assessment of their results. On that basis, to review the master plan and submit review results to competent authorities for timely adjustment and supplementation according to the province s socio-economic development tasks in each period.

- All levels, sectors, socio-political organizations and people in the province shall examine and supervise the master plan implementation.

Article 2.The master plan serves as a basis for formulation, approval and implementation of sectoral master plans (construction master plan, land use master plan and plans and other relevant master plans) and investment projects in Vinh Long province.

Article 3.Based on the approved master plan, the People s Committee of Vinh Long province shall:

1. Direct the formulation, approval and implementation of district-level socio-economic development master plans; construction master plan; land use master plan and plans; and master plans on development of sectors in the province according to its socio-economic development tasks and in association with security and defense maintenance.

2. Formulate long-, medium- and short-term plans associated with specific projects for planning appropriate investment capital allocation.

3. Elaborate, issue or submit to competent authorities for promulgation (if falling beyond its competence) a number of mechanisms and policies to meet the province s socio-economic development requirements.

Article 4.Within the ambit of their functions, tasks and powers, related ministries and sectors shall:

1. Guide and assist the People s Committee of Vinh Long province in implementing the master plan.

2. Coordinate with Vinh Long province in reviewing, adjusting and supplementing sectoral master plans to ensure the synchrony and consistency of the master plan; consider and assist the province in raising domestic and foreign investment capital sources for the master plan implementation.

Article 5.This Decision takes effect on the date of its signing.

Article 6.The chairperson of the People s Committee of Vinh Long province, ministers, heads of ministerial-level agencies and heads of government-attached agencies shall implement this Decision.-

 

 

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

APPENDIX

LIST OF PROJECTS PRIORITIZED FOR INVESTMENT STUDY IN VINH LONG PROVINCE DURING 2011-2020
(To the Prime Minister s Decision No. 195/QD-TTg of February 16, 2012)

No.

NAME OF PROJECT

I

PROJECTS TO BE INVESTED BY THE CENTRAL GOVERNMENT IN THE PROVINCE

1

Transport

 

Upgrading national highways 53, 54 and 57 Trung Luong-My Thuan-Can Tho expressway

2

Cultural, social and environmental fields

 

Agricultural museum of the Mekong River delta region

Upgrading the Western Construction University

Climate change and sea level rise prevention and control projects

II

II PROJECTS TO BE INVESTED BY THE PROVINCE

1

Transport

 

Renovating and upgrading provincial roads 02, 903, 904. 905. 907, 908, 909. 910

Belt road in 4 islet communes of Long Ho district

Road from national highway 53 to Hoa Phu industrial park

Rural transport in deep-lying and remote areas under the Resolution of the 7 plenum of the Party Central Committee

Quoi An bridge on provincial road 902

 Upgrading and developing the urban road system

2

Irrigation

 

Co Chien river embankment

River embankment in Binh Minh town and district townships Dikes along Mang Thit river and large rivers Irrigation system to serve aquacultureAquatic breed farms

3

Socio-cultural, education-training and health fields

 

Provincial culture and conference center

Late Prime Minister Vo Van Kiet memorial site

Late Professor-Academic Tran Dai Nghia memorial site

Physical training and sports complex

Vinh Long city cultural center

Provincial administrative area and (newly separated) Binh Tan district administrative area

Building, renovating and upgrading head offices of communes, wards and townships

Headquarters of the province s military command

Upgrading Vinh Long Technical Teachers University

Vinh Long University

Health College

Culture and Arts School

Vinh Long province general hospital

Obstetrics and pediatrics hospital

4

Urban environment

 

Upgrading Vinh Long city s water supply system

Upgrading Binh Minh town s water supply system

Building and upgrading water supply systems in district townships and centralized water supply systems in communes

Building Hoa Phu garbage treatment factory

Building Vinh Long city s wastewater treatment system

Building Binh Minh town s wastewater treatment system

III

PROJECTS CALLING FOR INVESTMENT FROM DIFFERENT ECONOMIC SECTORS

 

1

Industry and cottage-industry

 

Infrastructure of industrial parks and complexes Power grids for industrial parks and complexes Investment projects in industrial parks and complexes Factory processing vegetables, tubers and fruits for export Factory producing chemicals for agriculture Factory producing agricultural machines and accessories

2

Trade-services and tourism

 

Long Chau trade center - Vinh Long city

Farm product trading center - Binh Minh town

Major marketplace of farm produce

Exhibition and fair center

An Binh eco-tourist zone - Long Ho district

Con Dong eco-tourist zone - Vinh Long city

Cu Lao May eco-tourist craft village - Tra On district

3

Urban centers and housing

 

My Hoa green urban center - Binh Minh town

Con Chim eco-urban center - Vinh Long city

Tan Quoi new urban center - Binh Tan district

Ward 2 urban residential center - Vinh Long city

Central house area in Tra On township - Tra On district

Binh Minh new urban residential center - Binh Minh town

Student dormitories

Social houses and industrial-park worker houses

Residential centers in inundated areas

 

4

Socio-cultural and environmental field

Center for training international technicians and programmers

High-quality international general education school

Tertiary training establishments and job-training schools

High-quality obstetrics hospital

Building people s cemetery park - Vinh Long city

Building people s cemetery park - Binh Minh town

Hi-tech park in Tan Ngai commune. Vinh Long city

 

Notes:The locations, sizes, land areas and total investment amounts for the above works and projects shall be calculated, selected and specified in each stage of formulation and approval of investment projects, depending on demand for and capacity of balancing and raising investment capital in each period.-

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 195/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất