Nghị quyết 40/2004/QH11 của Quốc hội về chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2005
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Nghị quyết 40/2004/QH11
Cơ quan ban hành: | Quốc hội |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 40/2004/QH11 |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 03/12/2004 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Hành chính |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Nghị quyết 40/2004/QH11
QUỐC HỘI Số: 40/2004/QH11 |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2004 |
NGHỊ QUYẾT
Về chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2005
______________
QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ vào Điều 84 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Căn cứ vào Luật hoạt động giám sát của Quốc hội;
Trên cơ sở xem xét đề nghị của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tờ trình của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội;
QUYẾT NGHỊ
Điều 1: Cùng với việc xem xét báo cáo của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, chất vấn và trả lời chất vấn, Quốc hội tiến hành giám sát các nội dung sau đây tại các kỳ họp:
1. Việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất (tại kỳ họp thứ 7);
2. Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao (tại kỳ họp thứ 8).
Điều 2: Giao Uỷ ban thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát các nội dung sau đây và báo cáo kết quả với Quốc hội:
1. Việc thực hiện chính sách khám chữa bệnh cho nhân dân (báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 7);
2. Kết quả thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn từ năm 2001 đến nay (báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 8).
Điều 3: Giao Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội tiến hành giám sát các nội dung sau đây và báo cáo kết quả với Quốc hội:
1) Việc thực hiện Luật ngân sách nhà nước năm 2002 từ khi Luật có hiệu lực đến trước khi lập dự toán ngân sách nhà nước năm 2006;
2) Kết quả thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135);
3) Việc thực hiện chính sách lao động, dạy nghề, giải quyết việc làm và đưa người đi làm việc ở nước ngoài;
4) Việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
5) Vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta hiện nay;
6) Việc quản lý thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội tại một số cửa khẩu, biên giới quốc gia và một số địa bàn chiến lược trọng điểm;
7) Tình hình thực hiện chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài sống và làm việc tại Việt Nam;
8) Việc thực hiện Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra.
Điều 4: Trên cơ sở Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội và căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội chủ động xây dựng và triển khai thực hiện chương trình giám sát của mình.
Điều 5: Căn cứ vào các nội dung nêu tại Điều 1, Điều 2, Điều 3 của Nghị quyết này và điều kiện, tình hình thực tế, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội chủ động lựa chọn nội dung để xây dựng chương trình, tiến hành giám sát tại địa phương và báo cáo kết quả giám sát theo quy định.
Điều 6: Giao Uỷ ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo việc thực hiện Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội; chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội; hướng dẫn các Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội trong việc thực hiện hoạt động giám sát; chỉ đạo công tác bảo đảm thực hiện chương trình giám sát của Quốc hội; chỉ đạo các cơ quan tiến hành giám sát thực hiện việc theo dõi, tổng hợp kết quả giải quyết các kiến nghị.
Điều 7: Các cơ quan, tổ chức hữu quan tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội tiến hành giám sát; chủ động chuẩn bị báo cáo và cung cấp tài liệu cần thiết theo yêu cầu của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và của đại biểu Quốc hội; nghiêm túc giải quyết các kiến nghị và báo cáo kết quả với các cơ quan tiến hành giám sát.
Điều 8: Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo tổng hợp hoạt động giám sát của các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội 6 tháng và cả năm; tổng hợp và báo cáo kết quả việc thực hiện Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2005 tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội.
Nghị quyết này được Quốc hội nuớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 3 tháng 12 năm 2004.
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây