Nghị quyết 221/2003/NQ-UBTVQH11 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về trang phục đối với cán bộ, công chức ngành toà án và Hội thẩm, giấy chứng minh Thẩm phán và giấy chứng minh Hội thẩm
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Nghị quyết 221/2003/NQ-UBTVQH11
Cơ quan ban hành: | Ủy ban Thường vụ Quốc hội |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 221/2003/NQ-UBTVQH11 |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 09/01/2003 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Hành chính, Tư pháp-Hộ tịch |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Nghị quyết 221/2003/NQ-UBTVQH11
NGHỊ QUYẾT
CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SỐ 221/2003/ NQ-UBTVQH11 NGÀY 09 THÁNG 01 NĂM 2003 VỀ TRANG PHỤC ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NGÀNH TOÀ ÁN VÀ HỘI THẨM; GIẤY CHỨNG MINH THẨM PHÁN VÀ GIẤY CHỨNG MINH HỘI THẨM
ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Căn cứ vào Luật tổ chức Toà án nhân dân;
Căn cứ vào Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân;
Xét đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao;
QUYẾT NGHỊ:
Cán bộ, công chức Toà án nhân dân các cấp được cấp trang phục để sử dụng theo niên hạn, gồm có:
Thẩm phán, Thư ký Toà án, chuyên viên còn được cấp cặp đựng tài liệu: ba năm một chiếc.
Hội thẩm Toà án nhân dân địa phương được cấp trang phục để sử dụng theo niên hạn, gồm có:
Trang phục xét xử của Thẩm phán Toà án quân sự các cấp theo quy định về lễ phục đối với sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
Giấy chứng minh Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thẩm phán Toà án nhân dân địa phương, Thẩm phán Toà án quân sự quân khu và tương đương, Thẩm phán Toà án quân sự khu vực; Giấy chứng minh Hội thẩm nhân dân Toà án nhân dân địa phương, Hội thẩm quân nhân Toà án quân sự quân khu và tương đương, Hội thẩm quân nhân Toà án quân sự khu vực do Chánh án Toà án nhân dân tối cao cấp.
Giấy chứng minh Thẩm phán có chiều dài 95 mm, chiều rộng 62 mm, gồm hai trang được trình bày như sau: Trang một: nền đỏ, trên cùng là dòng chữ màu vàng “Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, ở giữa là Quốc huy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và phía dưới Quốc huy là dòng chữ màu vàng “Giấy chứng minh Thẩm phán”, theo mẫu số 1.
MẪU SỐ 4
Trong giờ làm việc và khi thực hiện nhiệm vụ, Thẩm phán, cán bộ, công chức ngành Toà án và Hội thẩm phải mang trang phục được cấp theo quy định; Thẩm phán phải mang Giấy chứng minh Thẩm phán, Hội thẩm phải mang Giấy chứng minh Hội thẩm.
Khi hết nhiệm kỳ, Thẩm phán, Hội thẩm phải nộp lại Giấy chứng minh Thẩm phán, Giấy chứng minh Hội thẩm; nếu được bổ nhiệm, được bầu hoặc được cử lại làm Thẩm phán, Hội thẩm thì được cấp Giấy chứng minh Thẩm phán, Giấy chứng minh Hội thẩm mới.
Thẩm phán, Hội thẩm không được sử dụng Giấy chứng minh Thẩm phán, Giấy chứng minh Hội thẩm vào mục đích tư lợi hoặc vào việc riêng; không được dùng Giấy chứng minh Thẩm phán, Giấy chứng minh Hội thẩm thay giấy giới thiệu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc các loại giấy tờ tuỳ thân khác; khi mất Giấy chứng minh Thẩm phán, Giấy chứng minh Hội thẩm thì phải báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất và Chánh án Toà án nơi mình công tác.
Khi Thẩm phán được miễn nhiệm, bị cách chức thì Chánh án Toà án nhân dân tối cao thu hồi Giấy chứng minh Thẩm phán của người đó.
Khi Hội thẩm nhân dân, Hội thẩm quân nhân được miễn nhiệm, bị bãi nhiệm thì Chánh án Toà án nhân dân tối cao thu hồi Giấy chứng minh Hội thẩm nhân dân hoặc Giấy chứng minh Hội thẩm quân nhân của người được miễn nhiệm hoặc bị bãi nhiệm.
Khi Thẩm phán được điều động công tác từ Toà án nhân dân địa phương này đến Toà án nhân dân địa phương khác cùng cấp hoặc từ Toà án quân sự này đến Toà án quân sự khác cùng cấp thì được đổi Giấy chứng minh Thẩm phán.
Thẩm phán, Hội thẩm vi phạm các quy định về chế độ sử dụng trang phục, Giấy chứng minh Thẩm phán, Giấy chứng minh Hội thẩm thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Người không phải là Thẩm phán, Hội thẩm mà sử dụng Giấy chứng minh Thẩm phán, Giấy chứng minh Hội thẩm để làm những việc trái pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 218-NQ/UBTVQH9 ngày 25 tháng 8 năm 1994 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về trang phục đối với các Toà án, Giấy chứng minh Thẩm phán và Hội thẩm và Nghị quyết số 272/2001/NQ-UBTVQH10 ngày 26 tháng 9 năm 2001 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về trang phục đối với Hội thẩm Toà án nhân dân.
Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây