Nghị định 13/2015/NĐ-CP sửa hướng dẫn Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam

thuộc tính Nghị định 13/2015/NĐ-CP

Nghị định 13/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Điều 9 Nghị định 86/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:13/2015/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:12/02/2015
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Hành chính, An ninh quốc gia

TÓM TẮT VĂN BẢN

Thay đổi ký hiệu tàu, xuồng Cảnh sát biển Việt Nam

Ngày 12/02/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 13/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 9 Nghị định số 86/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, quyết định thay đổi ký hiệu của các loại tàu, xuồng tuần tra Cảnh sát biển Việt Nam.
Cụ thể, từ ngày 31/03/2015, ký hiệu của tàu, xuồng tuần tra Cảnh sát biển Việt Nam sẽ được thể hiện bằng 03 vạch liền kề nhau ở trên hai mạn khô thân tàu, xuồng thay vì 02 vạch như trước đây. Trong đó, vạch số một màu da cam đặt ở điểm cuối của mũi tàu, xuồng giáp với điểm đầu của thân tàu, xuồng chếch 300 - 400, tâm của vạch số một gắn phù hiệu Cảnh sát biển Việt Nam; tiếp đến là vạch số hai màu trắng, vạch số ba màu xanh dương; chiều dài của các vạch bằng chiều cao mạn khô của thân tàu, xuồng.
Một nội dung đáng chú ý khác là quy định sửa đổi về màu sắc của tàu, xuồng Cảnh sát biển Việt Nam. Theo đó, tàu tìm kiếm cứu nạn được sơn màu da cam trên thân tàu, màu xanh lá cây trên mặt boong; phía trước vạch ký hiệu là số phiên hiệu của tàu sơn màu trắng, phía sau vạch ký hiệu là dòng chữ “VIETNAM COAST GUARD” kiểu chữ in hoa, màu trắng; trên ống khói sơn hình cờ đỏ, sao vàng. Tương tự với tàu tuần tra, tàu bảo vệ môi trường và các loại tàu bảo đảm, hậu cần; riêng số ký hiệu phía trước và sau tàu, được sơn màu xanh dương thay vì màu trắng như tàu tìm kiếm cứu nạn.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/03/2015.

Xem chi tiết Nghị định13/2015/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

Số: 13/2015/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 12 tháng 02 năm 2015

NGHỊ ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỀU 9 NGHỊ ĐỊNH SỐ 86/2009/NĐ-CP NGÀY 19 THÁNG 10 NĂM 2009 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam ngày 26 tháng 01 năm 2008;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Điều 9 Nghị định số 86/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 Nghị định số 86/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam
1. Khoản 2 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Ký hiệu
Ký hiệu của các loại tàu, xuồng tuần tra Cảnh sát biển Việt Nam được thể hiện như sau:
Ba vạch liền kề nhau ở trên hai mạn khô thân tàu, xuồng. Vạch số 1 màu da cam đặt ở điểm cuối của mũi tàu, xuồng giáp với điểm đầu của thân tàu, xuồng chếch 30° - 40°, tâm của vạch số 1 gắn phù hiệu Cảnh sát biển Việt Nam. Tiếp đến vạch số 2 màu trắng, vạch số 3 màu xanh dương. Chiều rộng của vạch số 1 tùy theo kích thước tàu, xuồng của từng chủng loại tàu, xuồng; chiều rộng của vạch số 2 và số 3 bằng 1/4 vạch số 1. Chiều dài của các vạch bằng chiều cao mạn khô của thân tàu, xuồng.”
2. Khoản 3 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Màu sắc của tàu, xuồng Cảnh sát biển Việt Nam
a) Tàu tìm kiếm cứu nạn
Thân tàu sơn màu da cam, mặt boong sơn màu xanh lá cây. Phía trước vạch ký hiệu là số phiên hiệu của tàu sơn màu trắng, phía sau vạch ký hiệu là dòng chữ VIETNAM COAST GUARD kiểu chữ in hoa, màu trắng.
Cabin sơn màu trắng, đường viền phía trên cabin sơn màu da cam, trên hai mạn cabin là dòng chữ CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM kiểu chữ in hoa, màu xanh dương.
Trên ống khói sơn hình cờ đỏ, sao vàng.
b) Tàu tuần tra, tàu bảo vệ môi trường và các loại tàu bảo đảm, hậu cần
Thân tàu sơn màu trắng, mặt boong sơn màu xanh lá cây. Phía trước vạch ký hiệu là số phiên hiệu của tàu, sơn màu xanh dương. Phía sau vạch ký hiệu là dòng chữ VIETNAM COAST GUARD kiểu chữ in hoa, màu xanh dương.
Cabin sơn màu trắng, trên hai mạn cabin là dòng chữ CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM kiểu chữ in hoa, màu xanh dương.
Trên ống khói sơn hình cờ đỏ, sao vàng.
Ụ pháo sơn màu ghi.
c) Xuồng tuần tra
Thân xuồng sơn màu trắng. Phía trước vạch ký hiệu là số phiên hiệu của xuồng, sơn màu xanh dương. Phía sau vạch ký hiệu, hàng trên là dòng chữ CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM, hàng dưới là dòng chữ VIETNAM COAST GUARD kiểu chữ in hoa, màu xanh dương.
Cabin sơn màu trắng.”
3. Bổ sung Khoản 3a vào sau Khoản 3 Điều 9 như sau:
“3a. Tư lệnh Cảnh sát biển quy định cụ thể kích thước vạch số 1, phù hiệu Cảnh sát biển Việt Nam, dòng chữ CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM, VIETNAM COAST GUARD, hình cờ đỏ, sao vàng trên ống khói phù hợp với từng chủng loại tàu, xuồng tuần tra Cảnh sát biển Việt Nam.”
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31 tháng 3 năm 2015.
Điều 3. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Tư lệnh Cảnh sát biển chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, NC (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất