Nghị định 08/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về chế độ công chức dự bị
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Nghị định 08/2007/NĐ-CP
Cơ quan ban hành: | Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 08/2007/NĐ-CP |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Nghị định |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 15/01/2007 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Hành chính |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Nghị định08/2007/NĐ-CP tại đây
tải Nghị định 08/2007/NĐ-CP
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 08/2007/NĐ-CP NGÀY 15 THÁNG 01 NĂM 2007
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 115/2003/NĐ-CP
NGÀY 10 THÁNG 10 NĂM 2003 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHẾ ĐỘ
CÔNG CHỨC DỰ BỊ
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 28 tháng 4 năm 2000 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH :
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ công chức dự bị (sau đây gọi chung là Nghị định số 115/2003/NĐ-CP), như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1 và 2 Điều 6:
"Điều 6. Ưu tiên trong thi tuyển công chức dự bị
1. Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh được cộng 30 điểm vào tổng kết quả thi tuyển.
2. Con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa (từ ngày 19 tháng 8 năm 1945 trở về trước), con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động, người có học vị tiến sĩ về chuyên ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu tuyển dụng được cộng 20 điểm vào tổng kết quả thi tuyển.
.......".
2. Sửa đổi, bổ sung các khoản 3 và 5 Điều 7:
"Điều 7. Ưu tiên trong xét tuyển công chức dự bị
.......;
3. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
........;
5. Con thương binh, con bệnh binh, con của người hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa (từ ngày 19 tháng 8 năm 1945 trở về trước), con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động;
........".
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 8:
"Điều 8. Kế hoạch tuyển dụng công chức dự bị
…..;
3. Việc tuyển dụng công chức dự bị được thực hiện đối với các ngạch thuộc công chức loại A hoặc loại B tuỳ thuộc vào nhu cầu của từng cơ quan và phải được thể hiện trong kế hoạch tuyển dụng của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức dự bị. Khi triển khai thực hiện kế hoạch tuyển dụng, công chức dự bị có thể được tuyển theo từng ngạch công chức do cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức quyết định;
......".
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 11:
"Điều 11. Hội đồng tuyển dụng công chức dự bị
1. Hội đồng tuyển dụng công chức dự bị do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức ra quyết định thành lập.
2. Hội đồng tuyển dụng có 05 hoặc 07 thành viên, gồm: Chủ tịch Hội đồng và các ủy viên Hội đồng (trong đó có một ủy viên kiêm thư ký Hội đồng).
3. Hội đồng tuyển dụng được thành lập các bộ phận giúp việc, gồm: Ban coi thi, Ban chấm thi, Ban phách".
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 12:
"Điều 12. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng tuyển dụng công chức dự bị
Hội đồng tuyển dụng làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số, có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Xây dựng kế hoạch tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển;
2. Thông báo công khai: kế hoạch tổ chức tuyển dụng; tiêu chuẩn và điều kiện dự tuyển; các môn thi, hình thức và nội dung thi; nội quy kỳ thi; thời gian, địa điểm thi và thu phí dự tuyển theo quy định;
3. Tiếp nhận và xét hồ sơ dự tuyển; tổ chức sơ tuyển (nếu có); thông báo công khai danh sách những người đủ điều kiện và tiêu chuẩn dự tuyển; gửi giấy báo tới người đăng ký dự tuyển đến tham dự kỳ thi;
4. Thành lập Ban coi thi, Ban chấm thi, Ban phách;
5. Tổ chức thu phí dự tuyển và chi tiêu theo quy định;
6. Tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển theo đúng quy chế;
7. Chỉ đạo và tổ chức chấm thi theo đúng quy chế;
8. Báo cáo kết quả tuyển dụng lên người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức để xem xét và ra quyết định công nhận kết quả; công bố kết quả tuyển dụng;
9. Giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dự tuyển".
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 16:
"Điều 16. Về thời gian thực hiện chế độ công chức dự bị:
1. Thời gian thực hiện chế độ công chức dự bị được quy định cụ thể như sau:
a) Công chức dự bị được tuyển để bổ sung cho công chức loại A: 12 tháng;
b) Công chức dự bị được tuyển để bổ sung cho công chức loại B: 06 tháng.
2. Trong thời gian thực hiện chế độ công chức dự bị, cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức có trách nhiệm tổ chức cho công chức dự bị thực hiện nhiệm vụ tại các cơ quan hành chính các cấp và hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước theo quy định".
7. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 18:
"Điều 18. Chế độ, chính sách đối với công chức dự bị và người hướng dẫn công chức dự bị
…..
3. Khi được tuyển dụng chính thức, công chức dự bị được bổ nhiệm vào ngạch đăng ký tuyển dụng và được hưởng 100% tiền lương của bậc hiện hưởng. Thời điểm này bắt đầu được tính để xét nâng lương cho công chức theo quy định của pháp luật.
……".
8. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 19:
"Điều 19. Đánh giá, bổ nhiệm công chức dự bị vào ngạch công chức
1. Khi hoàn thành chế độ công chức dự bị theo quy định, công chức dự bị phải làm bản báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ gửi người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức dự bị.
…….".
Điều 2. Hiệu lực và hướng dẫn thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành Nghị định này.
3. Cơ quan có thẩm quyền của tổ chức chính trị hướng dẫn việc áp dụng Nghị định này đối với các cơ quan thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
Điều 3. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây