Quyết định 56/2005/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải về tổ chức và hoạt động của Trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 56/2005/QĐ-BGTVT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giao thông Vận tải |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 56/2005/QĐ-BGTVT |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Đào Đình Bình |
Ngày ban hành: | 28/10/2005 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Hàng hải |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 56/2005/QĐ-BGTVT
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 56/2005/QĐ-BGTVT NGÀY 28 THÁNG 10 NĂM 2005 VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM PHỐI HỢP TÌM KIẾM, CỨU NẠN HÀNG HẢI VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Bộ luật hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Quyết định số 63/2000/QĐ-TTg ngày 07 tháng 6 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi tên và bổ sung nhiệm vụ của Uỷ ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ và Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.
QUYẾT ĐỊNH:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quyết định này quy định về tổ chức và hoạt động của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam.
2. Quyết định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân, tàu thuyền trong nước và nước ngoài liên quan đến hoạt động hàng hải trong vùng biển Việt Nam .
Điều 2. Vị trí và chức năng của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam.
1. Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam (sau đây gọi là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp hoạt động nhân đạo trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam, thực hiện chức năng phối hợp tìm kiếm, cứu nạn đối với người và phương tiện trên biển.
2. Trung tâm có tư cách pháp nhân, được sử dụng dấu riêng, được mở tài khoản Kho bạc nhà nước, có trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội, có tên giao dịch viết bằng tiếng Anh: "VIETNAM MARITIME SEARCH AND RESCUE CO-ORDINATION CENTRE"; viết tắt là: VIETNAM MRCC.
Điều 3. Nguyên tắc hoạt động của Trung tâm.
Trung tâm chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ huy, điều hành các lực lượng, đơn vị thuộc ngành Hàng hải Việt Nam phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải, đồng thời tham gia, phối hợp với các lực lượng liên quan trong và ngoài ngành để tiến hành tìm kiếm, cứu nạn trên biển dưới sự điều hành của Uỷ ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn.
Chương II
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA TRUNG TÂM
Điều 4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm
1. Xây dựng kế hoạch năm năm và hàng năm về phát triển công tác tìm kiếm, cứu nạn hàng hải trình Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và báo cáo Uỷ ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn;
2. Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn:
a) Xây dựng phương án phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải trình Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi đã được phê duyệt;
b) Trực tiếp chỉ huy, điều hành các lực lượng tìm kiếm, cứu nạn của Trung tâm tham gia tìm kiếm, cứu nạn đối với người bị nạn hoặc có nguy cơ bị nạn trong vùng biển thuộc trách nhiệm tìm kiếm, cứu nạn của Việt Nam;
c) Tham gia, phối hợp với các lực lượng tìm kiếm, cứu nạn khác để tiến hành tìm kiếm, cứu nạn trên biển dưới sự điều hành của Uỷ ban Quốc gia tìm kiếm, cứu nạn;
d) Tham gia, phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải đối với các quốc gia và các tổ chức quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
đ) Được quyền huy động và chỉ huy người, phương tiện, thiết bị của các tổ chức, cá nhân để tham gia tìm kiếm, cứu nạn trên biển;
e) Tổ chức trực 24/24 giờ hàng ngày để tiếp nhận thông tin, xử lý và ứng cứu kịp thời các tình huống bị nạn xảy ra trong vùng biển thuộc trách nhiệm tìm kiếm, cứu nạn của Việt Nam;
g) Tổ chức, thực hiện thống kê theo dõi về người, phương tiện, trang thiết bị của các lực lượng có liên quan để phục vụ tìm kiếm, cứu nạn trên biển;
h) Tổ chức diễn tập phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển cho các lực lượng tìm kiếm, cứu nạn của Trung tâm và các lực lượng tìm kiếm, cứu nạn khác theo kế hoạch phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải đã được phê duyệt.
3. Tổ chức quản lý đội tàu chuyên trách tìm kiếm, cứu nạn của Trung tâm bảo đảm yêu cầu về kỹ thuật và luôn trong tư thế sẵn sàng tìm kiếm, cứu nạn khi có người bị nạn trên biển, cũng như khi thực hiện diễn tập và phối hợp diễn tập.
4. Quản lý cán bộ, viên chức:
a) Xây dựng chế độ, chính sách, tiêu chuẩn chức danh viên chức và thuyền viên hoạt động phối hợp tìm kiếm, cứu nạn để Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền;
b) Thực hiện việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng viên chức theo quy định;
c) Tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ cho các lực lượng tìm kiếm, cứu nạn của Trung tâm và các lực lượng tìm kiếm, cứu nạn khác có nhu cầu.
5. Tham gia hợp tác Quốc tế về tìm kiếm, cứu nạn trên biển theo quy định của pháp luật.
6. Tổ chức quản lý tài sản, kinh phí được giao và thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định.
7. Quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định khen thưởng kịp thời các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tham gia, phối hợp tìm kiếm, cứu nạn.
Điều 5. Nguyên tắc điều hành và phối hợp hoạt động tìm kiếm, cứu nạn.
1. Nguyên tắc điều hành:
a) Tổng giám đốc Trung tâm điều hành hoạt động Trung tâm theo chế độ Thủ trưởng;
b) Khi thực hiện tìm kiếm, cứu nạn thì điều hành theo mệnh lệnh, Tổng giám đốc Trung tâm hoặc người được Tổng giám đốc Trung tâm giao nhiệm vụ trực tiếp chỉ huy tìm kiếm, cứu nạn là người được ban hành mệnh lệnh.
2. Phối hợp hoạt động:
a) Khi nhận được tín hiệu cấp cứu theo quy định từ tàu biển, tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thuỷ nội địa và thuỷ phi cơ đang gặp nguy hiểm cần sự cứu giúp, Trung tâm phải chỉ đạo các Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực điều động người, phương tiện đi cứu giúp kịp thời;
b) Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực phải triển khai kịp thời các phương tiện tìm kiếm, cứu nạn. Người phụ trách phương tiện tìm kiếm, cứu nạn phải triệt để chấp hành mệnh lệnh của Tổng Giám đốc Trung tâm hoặc của người trực tiếp chỉ huy tìm kiếm, cứu nạn;
c) Trong trường hợp khẩn cấp, khi nhận được tín hiệu cấp cứu theo quy định, Giám đốc Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực được quyền điều động phương tiện đi cứu nạn mà không cần phải xin ý kiến Tổng Giám đốc Trung tâm; đồng thời phải báo cáo ngay cho Tổng giám đốc Trung tâm biết và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Trung tâm về quyết định điều động phương tiện của mình;
d) Trong trường hợp đặc biệt, việc tìm kiếm, cứu nạn trên biển vượt quá khả năng của Trung tâm, Tổng giám đốc Trung tâm phải báo cáo khẩn cấp cho Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam và Uỷ ban Quốc gia tìm kiếm, cứu nạn để xin ý kiến chỉ đạo và hỗ trợ.
Điều 6. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm
1. Cơ quan giúp việc Tổng Giám đốc là các phòng nghiệp vụ, do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quy định, theo đề nghị của Tổng Giám đốc Trung tâm.
2. Các Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực, là đơn vị hạch toán phụ thuộc Trung tâm, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước, bao gồm các Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực sau đây:
a) Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực I (gọi tắt là Trung tâm Cứu nạn hàng hải I), có trụ sở đặt tại thành phố Hải Phòng, vùng trách nhiệm tìm kiếm cứu nạn hàng hải từ ranh giới phía Nam vùng biển tỉnh Hà Tĩnh đến hết vùng biển tỉnh Quảng Ninh;
b) Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực II (gọi tắt là Trung tâm Cứu nạn hàng hải II), có trụ sở đặt tại thành phố Đà Nẵng, vùng trách nhiệm tìm kiếm, cứu nạn hàng hải từ ranh giới phía Nam vùng biển tỉnh Hà Tĩnh đến ranh giới phía Nam vùng biển tỉnh Ninh Thuận;
c) Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực III (gọi tắt là Trung tâm Cứu nạn hàng hải III), có trụ sở đặt tại thành phố Vũng Tàu, vùng trách nhiệm tìm kiếm cứu nạn hàng hải từ ranh giới phía Nam vùng biển tỉnh Ninh Thuận đến hết vùng biển tỉnh Kiên Giang.
3. Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quy định cụ thể quy chế làm việc của Trung tâm và tổ chức, hoạt động của các Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực theo đề nghị của Tổng Giám đốc Trung tâm.
Điều 7. Cán bộ và biên chế của Trung tâm
1. Trung tâm do Tổng Giám đốc lãnh đạo, có một số Phó Tổng Giám đốc giúp việc.
Tổng Giám đốc do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam. Phó Tổng Giám đốc, kế toán trưởng do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Tổng Giám đốc Trung tâm.
2. Biên chế của Trung tâm thuộc biên chế sự nghiệp khác do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải giao theo đề nghị của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.
3. Cán bộ, viên chức của Trung tâm được tuyển dụng, sử dụng và quản lý theo quy định của Pháp lệnh Cán bộ, công chức.
4. Cán bộ, viên chức của Trung tâm khi thực thi công vụ phải sử dụng trang phục được cấp theo quy định của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.
Điều 8. Kinh phí hoạt động của Trung tâm
Kinh phí hoạt động của Trung tâm và các Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực do Ngân sách Nhà nước cấp và từ các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Mối quan hệ công tác của Trung tâm
1. Quan hệ hợp tác và phối hợp với các tổ chức có tham gia phối hợp tìm kiếm, cứu nạn, các tổ chức tìm kiếm, cứu nạn chuyên ngành khác của Việt Nam và của các quốc gia lân cận.
2. Quan hệ với các cơ quan, tổ chức Trung ương, địa phương có liên quan để thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
3. Được quan hệ và thực hiện chế độ báo cáo Uỷ ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn theo quy định.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 10. Hiệu lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 và thay thế Quyết định số 2628/QĐ-TCCB-LĐ ngày 02 tháng 10 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về thành lập Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải.
Điều 11. Trách nhiệm thi hành.
1. Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định này.
2. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng các Vụ, Chánh Thanh tra, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Tổng Giám đốc Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Bộ trưởng
Đào Đình Bình
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây